Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của nguyễn tuân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.72 KB, 26 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Quan niệm về đề tài
Nguyễn Tuân là một nhà văn đa tài, ông thành công ở nhiều thể loại: tiểu
thuyết, truyện ngắn, phóng sự, phê bình văn học và đặc biệt thành công ở thể tuỳ
bút. Ở đề tài này, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về phóng sự của Nguyễn Tuân
để thấy được vị trí, giá trị và những sáng tạo độc đáo của Nguyễn Tuân ở mảng
sáng tác này.
Qua đề tài này, chúng tôi muốn khẳng định phóng sự không tách rời mà
thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân; khẳng định hai phóng sự
của ông là những thiên phóng sự thực thụ xét trên phương diện nội dung cũng như
hình thức nghệ thuật. Do chưa có công trình nghiên cứu mang tính chất chuyên
luận nào về phóng sự Nguyễn Tuân nên chúng tôi gặp không ít khó khăn khi thực
hiện đề tài này. Tác giả luận văn cũng không hy vọng trong khuôn khổ luận văn
này có thể nói được thấu triệt những giá trị cũngnhư phát hiện được hết những
sáng tạo độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân. Rất mong thầy cô và các bạn đồng
nghiệp cùng quan tâm để việc nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân ngày càng hoàn
thiện hơn, trả lại đúng vị trí xứng đáng cho phóng sự của tác giả này.
2.Lý do chọn đề tài
2.1. Vài nét về tiểu sử Nguyễn Tuân
Nhà văn Nguyễn Tuân sinh ngày 10 tháng 7 năm 1910 tại phố Hàng Bạc- Hà
Nội. Quê ông ở làng Mọc, xã Nhân Mục nay thuộc phường Nhân Chính, quận
Thanh Xuân, Hà Nội. Thân sinh ông là cụ Nguyễn An Lan, thường gọi là cụ Tú
Lan- một nhà nho tài hoa bất đắc chí và có ảnh hưởng lớn đến cá tính Nguyễn
Tuân.
Nguyễn Tuân học hết bậc thành chung (tương đương phổ thông cơ sở) thì
bị đuổi học vì tham gia bãi khoá phản đối một số giáo viên người Pháp nói xấu
người Việt Nam, lúc đó là vào năm

1929. Sau đó ông cùng mấy người bạn quá cảnh sang Thái Lan thì bị bắt
đưa về Hà Nội rồi bị tù giam ở Thanh Hoá (năm 1930). Năm 1941 ông lại bị bắt
và quản thúc ở trại tập trung Vụ Bản- Nho Quan- Ninh Bình vì có quan hệ với


một số phần tử chính trị chống đối chính quyền thực dân Pháp.
Ông bắt đầu viết báo, viết văn từ những năm 1930, 1931 nhưng mãi đến
khoảng 1938, 1939 mới thành danh với tập tuỳ bút Một chuyến đivà tập truyện
ngắn Vang bóng một thời. Sáng tác của Nguyễn Tuân trước Cách mạng tháng Tám
chủ yếu xoay quanh ba đề tài chính: giang hồ xê dịch (còn gọi là chủ nghĩa
xêdịch)- đi không mục đích, đi để thay đổi thực đơn cho giác quan; vang bóng một
thời- dựng lại những vẻ đẹp thời phong kiến xưa mà giờ chỉ còn vang bóng; đời
sống trụy lạc- rượu, thuốc phiện, ả đào.
Sau Cách mạng tháng Tám, vốn có tinh thần yêu nước thiết tha, Nguyễn
Tuân hăng hái tuyên bố “lột xỏc” và tham gia tích cực vào hai cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cũng như công cuộc kiến thiết đất nước. Ông
đi nhiều, viết nhiều, ca ngợi vẻ đẹp đất nước con người Việt Nam trong xây dựng
và chiến đấu.
Nguyễn Tuân là nhà văn có phong cách độc đáo, có nhiều đóng góp cho nền
văn học nước nhà. Nhà văn Nguyễn Minh Châu coi ông là một cái định nghĩa rất
chuẩn về người nghệ sĩ. Ông cũng là tấm gương lao động nghệ thuật nghiêm túc và
đầy khổ hạnh. Ông sáng tác không ngừng nghỉ cho đến khi qua đời- ngày 28 tháng
7 năm 1987.
Ông xứng đáng được coi là một cây bút lớn, một nhà văn hoá lớn và được
Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học đợt I(năm 1996).
2.2. Lý do chọn đề tài
Trong số nhà văn Việt Nam hiện đại, Nguyễn Tuân là một hiện tượng văn
học phức tạp. Sự nghiệp sáng tác của ông đa dạng về thể

loại (tiểu thuyết, truyện ngắn, tuỳ bút, bút kí, phóng sự…) vàkhông thuần
nhất về quan điểm nghệ thuật. Giới nghiên cứu văn học, cho đến nay, chưa chú ý
đến phóng sự của Nguyễn Tuân mà chỉ chủ yếu tập trung vào nghiên cứu những
tuỳ bút, truyện ngắn, tiểu thuyết của tác giả này. Như thế không có nghĩa là phóng
sựcủa ông kém cỏi về chất lượng nội dung hay nghệ thuật. Mảng phóng sự vẫn
nằm trong sự thống nhất với phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân. Nếu có

chăng chỉ là số lượng phóng sự của ông quá ít ỏi, vả lại đặt phóng sự bên các tác
phẩm nổi tiếng khác của ông như tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết thì nú bị
chìm đi. Nếu đặt phóng sự Nguyễn Tuân bên cạnh các phóng sự của Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trọng Lang…và xem xét đánh giá một cách công
bằng, khách quan chúng ta sẽ thấy phóng sự của Nguyễn Tuân không thua kém về
nội dung xã hội cũng như chất lượng nghệ thuật, nếu như không muốn nói là ông
có những đóng góp không thể phủ nhận cho thể loại phóng sự Việt Nam giai đoạn
1930- 1945.Đó chính là vấn đề mà chúng tôi, qua đề tài này, muốn làm rõ để
chúngta có cái nhìn đầy đủ và công bằng hơn về sự nghiệp của Nguyễn Tuân.
Với những lý do trên, chúng tôi cho rằng nghiên cứu về phóng sự của
Nguyễn Tuân có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ:
* Ý nghĩa khoa học:
Nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần soi sáng, bổ sung thêm một bộ
phận không thể bỏ qua trong sự nghiệp sáng tác Nguyễn Tuân, đồng thời giúp hiểu
rõ thêm quan điểm và phong cách nghệ thuật của ông. Đây là một nhà văn thống
nhất về phong cách nhưng quan điểm nghệ thuật thì rất phức tạp. Vả lại, việc
nghiên cứu này còn góp phần nhất định vào việc nghiên cứu, đánh giá thành tựu
phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 nói riêng và lịch sử phát triển thể loại
phóng sự nói chung ở Việt Nam. Sở dĩ nói như vậy là vì, trong chừng mực nào đó,
Nguyễn Tuân đã mở rộng phạm vi phản ánh cho phóng

sự, đem đến những khả năng và phương thức phản ánh mới mẻ, độc đáo cho
thể loại này. Phóng sự của Nguyễn Tuân cho chúng ta thấy phóng sự không chỉ bó
hẹp ở việc phản ánh những hiện thực nhỡn tiền mà còn phản ánh một cách hấp dẫn
những bi kịch trong thế giới tinh thần con người; thể loại này vốn đòi hỏi tôn trọng
hiện thực khách quan song dưới ngòi bút Nguyễn Tuân cái Tôi chủ quan của người
nghệ sĩ vẫn không hề bị yếu tố khách quan lấn lướt…
* Ý nghĩa thực tiễn:
Từ góc độ thực tiễn,nghiên cứu phóng sự của Nguyễn Tuân giúp cho việc
nghiên cứu và giảng dạy Nguyễn Tuân ngày càng toàn diện hơn. Chúng ta thấy

được sự phong phú về mặt thể loại cũng như đa dạng về phong cách nghệ thuật
cùng những khía cạnh tư tưởng của một người nghệ sĩ tài hoa và đầy cá tính
Nguyễn Tuân. Đồng thời qua nghiên cứu phóng sự của ông, chúng ta sẽ thấy được
nội dung xã hội độc đáo cùng phong cách riêng của những phóng sự này. Về đại
thể, có thể nói đây là những phóng sự về bi kịch tinh thần của xã hội giai đoạn
trước Cách mạng tháng Tám 1945 mang đậm chất chủ quan cá nhân của cái Tôi tác
giả. Chúng ta có thể thấy phần nào hiện thực xã hội thực dân phong kiến cùng
nhỡn quan tinh thần, nhỡn quan xã hội của nhà văn này.
3. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Tuân là một tác gia văn học lớn, sự nghiệp văn chương của ông
được rất nhiều các nhà nghiên cứu văn học quan tâm nghiên cứu. Trước tiên phải
kể đến Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh, người đã dày công nghiên cứu về Nguyễn
Tuân một cách khá toàn diện và sâu sắc. Ông cung cấp cho độc giả một cái nhìn
bao quát về Nguyễn Tuân từ thân thế, sự nghiệp đến quan điểm nghệ thuật, phong
cách ngôn từ và thể loại… Tiếp đến là các giáo sư Phan Cự Đệ, Phong Lê, Trương
Chớnh… mỗi người đều có những hướng nghiên cứu riêng và có giá trị khoa học
cũng như giá trị thực tiễn sâu sắc. Tuy nhiên, cho đến nay,

vẫn chưa có công trình nghiên cứu chuyên sâu nào về phóng sự Nguyễn
Tuân. Có chăng chỉ là những nhận xét khái quát, những đánh giá về mặt nào
đótrong các công trình nghiên cứu của một vài học giả, chưa đủ để làm nổi bật các
đặc điểm phóng sự của Nguyễn Tuân cũng như chưa làm nổi bật được những đóng
góp của ông ở lĩnh vực này. Qua khảo sát, chúng tôi thấy phóng sự Nguyễn Tuân
được nhắc đến trong một số công trình nghiên cứu của các tác giả Nguyễn Đăng
Mạnh, Vũ Ngọc Phan, Hà Văn Đức…xin dẫn ra đây một số nhận xét về phóng sự
Nguyễn Tuân của các học giả này:
Vũ Ngọc Phan: “Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc (Mai Lĩnh- Hà Nội,
1941) chỉ là một thiên phóng sự về thuốc phiện, chia làm hai quyển, mà đáng lý
phải mang chung một nhan đề: Ngọn đèn dầu lạc.
Đây là tâm trạng, là tình cảnh những người dưới quyền lực Nàng Tiên Nâu.

Nào họp nhau để nói xấu người vắng mặt (Ngọn đèn dầu lạc, tr.29), nào tính ích kỷ
phô bày một cách thản nhiên giữa một chỗ cực kỳ bẩn thỉu (Ngọn đèn dầu
lạc,tr.51), nào sự dối trá, xa lánh đối với cả những người rất thân (Tàn đèn dầu
lạc,tr.12), nào những cái vui buồn không chừng, phút đến rồi phút đi (Tàn đèn dầu
lạc, tr. 45 và 46), rồi là những cách bòn rút của kẻ đã nương nhờ cửa Phật mà vẫn
không dứt tình được với ả phù dung. Đó là tất cả những tâm trạng và cảnh huống
gây nên bởi ả phiền.
Nguyễn Tuân viết thiên phóng sự này khá tài tình, nhưng cái giọng khinh
bạc vẫn là cái giọng bao hàm cả mọi việc; người đọc thấy rõ ở đó sự linh hoạt,
khác hẳn những thiên tuỳ bút lê thê của ụng”.
(Vũ Ngọc Phan - Nhà văn hiện đại, tập I, Nxb Khoa học Xã hội,Hà nội,
1989)
Tác giả Hà Văn Đức cho rằng: “Hai thiên phóng sự Ngọn đèn dầu lạc vàTàn
đèn dầu lạc viết về tình cảnh và tâm trạng của những người nghiện thuốc phiện.
Tác giả đã lý giải những hành vi tâm địa

thấp hèn như nói xấu nhau, dối trá lừa lọc nhau, ích kỷ đến độ trắng trợn của
những kẻ nghiện hút. Nguyễn Tuân miêu tả những cảnh huống và tâm trạng ấy một
cách sinh động, với giọng văn tài hoa và khinh bạc vốn có của mình. ”
(Trích từ chương XXII- Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb Giáo dục, 1997)
Phóng sự cũng nằm trong mảng đề tài về đời sống trụy lạc của Nguyễn
Tuân, xin dẫn ra đây nhận xét của Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh về đề tài trụy lạc
trong sáng tác Nguyễn Tuân, để trên cơ sở ấy chúng ta có thêm căn cứ để đánh giá
phóng sự của ông: “Viết về đề tài truỵ lạc, thực ra không chỉ có Nguyễn Tuân.
Nhưng Nguyễn Tuân viết không giống một cây bút nào khác. Dĩ nhiên ông không
viết như những nhà văn hiện thực phê phán mô tả trụy lạc như là một tệ nạn xã hội.
Nhưng ông cũng không viết như những cây bút tự nhiên chủ nghĩa, mượn cớ tả
thực để gợi trí tò mò tục tĩu. Đồng thời cũng không thi vị hoá thuốc phiện, gái
điếm như nhiều cây bút lãng mạn khác.[…] Điều Nguyễn Tuân muốn nói (LTT)
không phải là bản thân sự trụy lạc mà là tâm trạng khủng hoảng cực độ của một

thanh niên trí thức bất mãn với xã hội, muốn thoát ra khỏi gọng kìm của nú nhưng
tự biết không sao thoát được, do không có lý tưởng cũng có, nhưng trước hết là do
yếu hèn, bất lực. Anh ta lao vào hành lạc để tiêu sầu, lấy cái ồn ào của truy hoan để
khuấy động một cách giả tạo những ngày tháng trống rỗng của mình. ”
(Nguyễn Đăng Mạnh- Những bài giảng về tác gia văn học Việt Nam hiện
đại- Nxb Đại học Sư phạm, 2005)
Nhìn chung đó là những nhận xét đánh giá khái quát xác đáng về mặt này,
mặt kia, song chưa đủ để làm nổi bật hết các khía cạnh giá trị của phóng sự
Nguyễn Tuân. Thực trạng này không phải là do chất lượng phóng sự của Nguyễn
Tuân kém cỏi mà có lẽ là vìphóng sự bị chìm đi bên các tác phẩm nổi tiếng khác
của ông. Đồng thời, một phần

là do quan điểm nhỡn nhận văn học thời kỳ trước đây nặng về chủ nghĩa đề
tài nên chúng ta chưa thực sự quan tâm đúng mức tới mảng sáng tác này của ông.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là hai tập phóng sự duy nhất trong sự
nghiệpsáng tác của Nguyễn Tuân được sáng tác trong giai đoạn trước Cách mạng
tháng Tám 1945, đó là:
+ Ngọn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1939. Tập phóng sự này gồm 10
chương, 94 trang sách (khổ 14, 3 x 20, 3 cm).
+Tàn đèn dầu lạc, Nxb Mai Lĩnh, 1941. Tập phóng sự này gồm 8 chương,
100 trang sách (khổ 14, 3 x 20, 3 cm).
(Văn bản hai tập phóng sự mà chúng tôi sử dụng do nhà văn Vương Trí
Nhàn cung cấp. Sách xuất bản khi Mặt trận Dân chủ Đông Dương đã chấm dứt.
Chế độ kiểm duyệt sách báo của thực dân rất khắt khe. Nhiều câu văn, đoạn văn
không liền mạch là do kiểm duyệt cắt bỏ, có khi cắt bỏ cả một trang, thậm chí cả
chương sách).
5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi kết hợp vận dụng nhiều phương pháp
nghiên cứu: phương pháp phân tích tác phẩm, phương pháp phân loại- thống kê,

phương pháp tiếp cận hệ thống… Nhưng phương pháp chủ yếu của luận văn này là
so sánh văn học. So sánh phóng sự của Nguyễn Tuân với một số phóng sự của các
tác giả khác cùng thời (Ngô Tất Tố, Tam Lang, Trọng Lang, Vũ Trọng Phụng…)
nhằm khẳng định giá trị không thua kém cùng những sáng tạo độc đáo của phóng
sự Nguyễn Tuân.
6. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của luận văn gồm ba chương:

- Chương 1: Phóng sự thống nhất trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Tuân.
* Nguyễn Tuân bắt đầu nghề viết với tư cách một nhà
báo.
* Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực.
* Phóng sựkhông nằm ngoài đề tài đời sống truỵ lạc của Nguyễn Tuân.
- Chương 2: Ngọn đèn dầu lạc và Tàn đèn dầu lạc- những thiên phóng sự thực
thụ.
* Phóng sự của Nguyễn Tuân phản ánh một tệ nạn xã hội nhức nhối- nạn
thuốc phiện.
* Tư liệu phóng sự của Nguyễn Tuân phong phú, xác
thực.
* Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn
Tuân.
- Chương 3 : Nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân.
* Phóng sự Nguyễn Tuân thể hiện sự uyên bác hơn đời.
* Phát hiện mới về nhân vật “ vang bóng một thời”.
* Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân.


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
PHểNG SỰ THỐNG NHẤTTRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA

NGUYỄN TUÂN

Phóng sự của Nguyễn Tuân tuy số lượng ít ỏi nhưng nú không hề tách rời
hay lạc lõng, mà thống nhất trong sự nghiệp sáng tác cũng như phongcách nghệ
thuật của ông. Hoạt động nghệ thuật của Nguyễn

Tuân rất phong phú và đa dạng. Ông không chỉ là nhà văn nổi tiếng với những
thiên tuỳ bút, bút ký, truyện ngắn, tiểu thuyết đặc sắc mà còn là diễn viên kịch,
diễn viên điện ảnh và đặc biệt, ông còn là một nhà báo với những thiên phóng sự
độc đáo không thua kém gì phóng sự của các nhà phóng sự nổi tiếng cùng thời
như Ngô Tất Tố, Vũ TrọngPhụng, Trọng Lang, Tam Lang…Cú thể nói hai
phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941) của Nguyễn Tuân
là những đóng góp không thể phủ nhận hay lãng quên của Nguyễn Tuân chothể
loại phóng sựở Việt Nam giai đoạn 1930- 1945. Sở dĩ nói phóng sự thống nhất
trong sự nghiệp của Nguyễn Tuân bởi vì Nguyễn Tuân bắt đầu bước vào nghề
viết với tư cách một nhà báo mà “phúng sự là đứa con đầu của nghề bỏo” (Vũ
Ngọc Phan). Thứ đến là đề tài mà phóng sự của ông đề cập không nằm ngoài đề
tài trụy lạc- một trong ba đề tài lớn của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng
Tám 1945. Đồng thời phóng sự cũng không nằm ngoài cảm hứng hiện thực
(Nguyễn Tuân đã từng viết theo cảm hứng hiện thực, điều này sẽ được nói rõ ở
phần sau) cũng như phong cách nghệ thuật của ông. Những điều này càng khẳng
định việc nghiên cứu phóng sự của tác giả này là cần thiết, qua đó, có cái nhìn
đầy đủ hơn về sự nghiệp sáng tác, tư tưởng nghệ thuật và phong cách nghệ thuật
của Nguyễn Tuân.

1. Nguyễn Tuân bắt đầu sự nghiệp viết văn với tư cách một nhà báo
Nguyễn Tuân bắt đầu vào nghề viết từ khoảng đầu những năm ba mươi
của thế kỷ XX, sau khi ra tù, với tư cách một nhà báo. Ông vừa soạn những bản tin
ngắn cho tờ Trung Bắc tân văn vừa gửi đăng một số bài thơ, truyện ngắn, phóng sự
trên các báo Đông Tây, An Nam tạp chí, Tiểu thuyết thứ bảy …với các bút danh :

Ngột Lôi Quật, Thanh Hà, Nhất Lang, Ân Ngũ Tuyên, Tuân, Nguyễn Tuân, Tuấn
Thừa Sắc v. v…ễng bắt đầu sống với ngòi bút từ năm 1937 và được độc giả chú

ýkhi tập du ký Một chuyến đi được đăng báo năm 1938( xuất bản thành sách năm
1941).Hai phóng sự Ngọn đèn dầu lạc (1939) và Tàn đèn dầu lạc (1941)là những
sáng tác có giá trị của Nguyễn Tuân ở quãng đời làm báo của mình. Về sau, vì
nhiều lí do, ông không viết phóng sự nữa, chuyển hẳn sang sáng tác văn học và đặc
biệt thành công ở thể tuỳ bút- một thể loại rất gần gũi với phóng sự.
Vậy tại sao hai phóng sự chỉ xuất hiện đột xuấttrong hành trình sáng tác của
ông, sau đó, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa? Hãy bắt đầu từ việc so sánh tỉ
lệ phóng sự trong hành trình sáng tác và danh mục tác phẩm của ông để tìm lời giải
đáp.
* Giai đoạn sáng tác trước Cách mạng tháng Tám 1945:
- Một vụ bắt rượu lậu (truyện ngắn), Đông Dương tạp chí, số 29, ngày 27- 11-
1937.
- Một chuyến đi (du ký), đăng báo năm 1938, Tân Dân, Hà Nội xuất bản thành
sách năm 1941.
- Vang bóng một thời ( tập truyện ngắn), đăng báo năm 1939, Tân Dân, Hà Nội
xuất bản thành sách năm 1940.
- Ngọn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1939.
- Thiếu quê hương (tiểu thuyết), đăng báo năm 1940, Anh Hoa, Hà Nội, xuất
bản năm 1943.
- Xác ngọc lam (truyện ngắn), Tạp chí Thanh Nghị, 1943.
- Tàn đèn dầu lạc (phóng sự), Mai Lĩnh, Hà Nội, 1941.
- Chiếc lư đồng mắt cua (tuỳ bút), Hàn Thuyên, Hà Nội, 1941.
- Tuỳ bút I, Cộng sự, Hà Nội, 1941.
- Tuỳ bút II, Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.
- Tóc chị Hoài (tuỳ bút), Lượm lúa vàng, Hà Nội, 1943.
- Những đứa con hoang, Giai phẩm, Nxb Đời nay, Hà Nội, 1943.


- Vô đề (sau đổi là Lột xác- truyện), Tạp chí Văn mới, 1945.
- Nguyễn (tập truyện), Thời đại, Hà Nội, 1945.
* Giai đoạn sáng tác sau Cách mạng tháng Tám 1945:
- Chùa Đàn (truyện), Quốc văn, Hà Nội, 1945.
- Đường vui (tuỳ bút), Hội văn nghệ Việt Nam, 1949.
- Tình chiến dịch ( 1950).
- Thắng càn (truyện), Văn nghệ, 1953.
- Chú Giao làng Seo (sách Kim Đồng), 1953.
- Bút ký đi thăm Trung Hoa , Văn nghệ, Hà Nội, 1955.
- Tuỳ bút kháng chiến và hoà bình, Văn nghệ ( tập I, 1955; tập II, 1956).
- Truyện một cái thuyền đất(sách Kim Đồng), 1958.
- Sông Đà (tập tuỳ bút), Nxb Văn học, Hà Nội, 1960.
- Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi (bút kí), Hội văn nghệ, Hà Nội,
1972.
- Ký, Nxb Văn học, Hà Nội, 1976.
- Tuyển tập Nguyễn Tuân (2 tập), Nxb Văn học, Hà Nội,
1981.
- Chuyện nghề, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986.
- Cảnh sắc và hương vị đất nước (tuỳ bút), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội, 1986.
- Nguyễn Tuân toàn tập (2000).
(Thư mục tác phẩm này được chúng tôi tham khảo trong cuốn: Tôn Thảo
Miên (tuyển chọn và giới thiệu)- Nguyễn Tuân- về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo
dục, 2003, tr.31,32; Cuốn: Nguyễn Đăng Mạnh- Những bài giảng về tác gia văn
học Việt Nam hiện đại,Nxb Đại học Sư phạm, 2005, tr.251)

Nếu nhìn vào hành trình sáng tác và danh mục tác phẩmcủa Nguyễn Tuân,
chúng ta thấy cả hai phóng sự của ông đều thuộc giai đoạn sáng tác trước Cách
mạng tháng Tám 1945 và chiếm tỉ lệ rất ít ỏi. Chúng ta đều biết phóng sự không xa
lạ với nghề báo. Có thể nói, bằng báo chí, phóng sự tìm được con đường nhanh
nhất để đến với công chúng và tạo được dư luận rộng rãi, kịp thời mà không phải

loại hình nào cũng có được. Báo chí đáp ứng được một trong những yêu cầu có
tính đặc trưng của phóng sự- một thể loại phản ánh cuộc sống với yêu cầu hàng
đầu là tính thời sự trực tiếp và đáp ứng một vấn đề cấp bách nào đó mà xã hội đang
quan tâm. Sở dĩ sau hai phóng sự này, Nguyễn Tuân không viết phóng sự nữa có lẽ
là vì ông nhận thấy “những sản phẩm về tinh thần mà căn cứ hẳn vào thời sự, nếu
không thành đoảng vị thì là nhạt thếch, một khi nú không còn ở địa hạt thời sự nữa.
Có ai nhắc tới một bài báo rất hay của hôm qua, hôm kia hoặc là nămvừa rồi
đâu.Ấy, xưa nay những cái gì nảy mầm bén rễ trên thời thượng của một thời khắc
đều có những số mệnh yểu như thế. ” (chương I - TĐDL). Ông chiêm nghiệm về
số phận của một bài báo: “Nội tác phẩm trong nghề cầm bút, bạc nhất có nhẽ là
những bài báo. Có hay tám vạn nghìn tư, qua tới ngày hôm sau chứ đừng nói chi
đến năm sau là đã trở nên vô vị rồi. Ai nhắc tới làm gì. ” (chương I - TĐDL). Mà
như chúng ta đã biết hầu hết các phóng sự lúc bấy giờ đều đến với độc giả thông
qua các trang báo. Có lẽ vì thế mà Nguyễn Tuân quay ra nghề viết văn. Bởi ông
quan niệm: “Tụi muốn quay ra nghề viết văn. Thời gian có bao giờ làm già và chết
được một cuốn tiểu thuyết hoặc một vở kịch đâu, nếu truyện và kịch có một giá trị
văn chương. ” (chương I - TĐDL). Thực ra đấy cũng là khát vọng của những người
nghệ sĩ chân chính, muốn khẳng định mình bằng những tác phẩm nghệ thuật có giá
trị để đời, vượt thời gian. Đây cũng là một khía cạnh tư tưởng đáng trân trọng của
Nguyễn Tuân, cho thấy cái cốt cách nghệ sĩ chân chính của ông, nhất là trong hoàn
cảnh xã hội lúc bấy giờ.Mặt khác, một trong những nguyên tắc phản ánh của phóng
sự là phải tôn

nghĩa cá nhân ích kỷ của chính mình: “Vỡ nàng, tôi đã hy sinh bao nhiêu thứ
tình thiêng liêng. Tình vợ, tình bạn, tình của một công dân trai tráng đối với đỏt
nước giữa những giờ trọng đại. Thế mà nàng cũng chưa vừa lòng. Nàng còn muốn
tôi tự diệt tôi đi nữa. Nàng là cái hiện thân của một con hồ ly trong truyện Liêu
Trai yêu người thư sinh, rút hết tinh khí của thư sinh chán rồi rút cục là biến mất và
để lại cho trần gian một cái xác co quắp, hình thù cổ quái. Nàng quả là một người
nhân tình nghiệt chướng và nghiệt chướng. Cái giống thuốc phiện vốn là độc. Nú

là một cái địa ngục trên hòn đảo không có tên ở giữa biển đại dương mà chúng ta
là những tự trọng án bị vĩnh viễn đầy ra đấy. Nếu ở cái xã hội đầy tội lỗi của chúng
mình, có những tên tử tù còn muốn vượt ngục, còn muốn chọc thủng cái lưới canh
phòng chặt chẽ, thì tôi, một dân nghiện chân chính, tôi, đêm nay cũng có cái tư
tưởng muốn thoát ly thuốc phiện. Bởi vì tôi đã biết chán tôi cũng như có những lúc
tôi đã đem cái sự nghiện hút của mình ra mà ngạo nghễ với thiên hạ. ” (chương II-
NĐDL). Đây là một trong những trang phóng sự độc đáo, rất Nguyễn Tuân, không
thể lẫn với các nhà văn khác. Đây là lời tự bạch, sám hối của một cái Tôi chưa
hoàn toàn thiêu diệt mình trong khói thuốc phiện, vừa như xưng tội trước toà án
lương tâm, đạo - NĐDL). Cái Tôi của Nguyễn Tuân trong cái tối xẫm của những
ngày tháng nghiện ngập vẫn biết trọng liêm sỉ, trọng danh dự con người- ông gọi là
cái “nhất điểm linh đài”. Ông cho rằng nếu mất danh dự, mất tín nhiệm là mất tất
cả, là thanh toán đời mình rồi: “Cỏc ngài đừng nên bĩu môi. Tôi mà cũng biết xấu
hổ à? Một người đã vô sở bất chí đến như tôi mà cũng dỏm nói đến lòng liêm sỉ ư?
Không, tôi thành thực lắm mà, ít ra là ở phút này. Không, dù sao tôi cũng còn chút
ít cái gì của thằng người. Cái nhất điểm linh đàitrong người tôi chưa chịu lụi tắt
hẳn […] . Lần này người bạn mày tao chí tớcủa tôi lại gọi tôi là ông. Thôi thế là
hết, là mất. Tôi dơm dớm nước mắt. Đến như người bạn bền nhất của tôi mà cũng
không cho tôi một mảy may tín nhiệm nữa, thì là phá sản rồi, thì là tôi thanh toán
đời tôi rồi” (chương II

quanh bên bàn đèn trông giống những “cỏi xác chết đợi nhập quan”, như
“một bức hoạ bằng thứ thơ đầy tử khớ” (chương V- NĐDL). Nguyễn Tuân đã miêu
tả chân thực đến sởn tóc gáy những cơn thuốc phiện vật con nghiện: người mỏi,
buồn chân buồn tay muốn đập phá, nặng hơn thì thấy nú như có ròi đục trong tuỷ
xương, bụng thấy no tuy miệng đói, lúc nào cũng chỉ muốn nằm thôi, “… hai vai
mỏi luôn. Khớp xương như róo hết cả ra. Mí mắt rất nặng. Mồm bã ra. Thấy nước
sợ như người bị chú dại cắn […]. Cáu một cách vô lý với mọi người. ”( chương
XI-NĐDL). Nói chung, nói đến dân nghiện thuốc phiện, qua phóng sự Nguyễn
Tuân, người ta hình dung ra hình hài tiều tụy, dở người dở ngợm, nhếch nhác bẩn

thỉu: mắt trắng dã, môi thâm sì, đầu bù răng bựa, quần áo xô xệch. Nhấn mạnh tác
hại của thuốc phiện, ông còn dẫn lời của ông Trương Quốc Dụng- vị quan to triều
vua Tự Đức- trong cuốn Thoát thực kí văn: “Nha phiến do ở Tầu, Tây đưa lại, hình
trạng giống như cứt gà, có thể làm nát ruột gan, có thể làm mất thần trí người ta.
Người nào nghiện nú cũng phải khuynh gia bại sản, hại tính hại đời. Cái độc của
loài cây cỏ, không có thứ gì khốc liệt bằng nú. ”(chương V- TĐDL).
Thật vậy, với thuốc phiện, một khi đã nghiện, thì con nghiện không còn tâm
trí đâu để nghĩ đến thời gian, đến Tạo Vật, Tự Nhiên, với họ, thế giới thu hẹp lại
quanh cái bàn đèn thuốc phiện. Nói cách khác, thuốc phiện đã nô dịch hoàn toàn
tâm trí của con nghiện: “núi đến giết thời giờ còn ai bền và kéo dài bằng dân ken
cờ”. Tác giả gọi đó là đức tính “kềnh càng” và là “đức tính số một của dân
nghiện”(chương I -NĐDL). Thuốc phiện không chỉ làm con nghiện vô cảm với
thời gian mà còn hơn thế, con nghiện sẵn sàng chà đạp lên tất cả những đạo lý tình
cảm thiêng liêng của con người. Hãy nghe một con nghiện sau gần mười năm làm
bạn với ả phiền đã tự sám hối: “Tụi làm bạn với nàng, đến bây giờ đã mười năm
thiếu mấy tháng. Bao nhiêu là kỉ niệm. Ngày vui, tôi gọi đến nàng. Đêm buồn, tôi
cũng gọi đến nàng. Xa nàng, tôi thấy nhớ. Rồi đau, rồi ốm. Thiếu nàng, đôi phen
tôi đã

cảng Toulon có chín tiệm hút và hít (hít thuốc phiện trắng) và ở cảng
Marseille, không kém gì, cũng có được tám tiệm” (chương VII- TĐDL, tr.72).
Có khi là những số liệu dẫn ra kèm những lời bình luận khi trực tiếp, khi
gián tiếp, hài hước, sắc sảo, thông minh mà thâm thuý:
“Trong tiệm hút chú Tắc, có đến chín mười người đang nhao nhao lên vì giá
thuốc lên và cùng đọc một lúc mấy tờ nhật báo buổi sáng cùng phát hành ngày 1er
Aviril 1910.
Theo nghị địng quan Toàn quyền đã ký ngày 29-3-10, thì giá thuốc phiện
của các cờ bài lớn bán cho người dùng đều tăng lên 22 phần trăm giá cũ”
Trời ôi! “Thế này thì ra a phiến bán theo giá kim cương”, một ông tham theo
điệu tuồng và thở dài mạnh quá, làm tắt phụt ngọn đèn khói dầu lạc bay khét mù và

béo ngậy. ” (chương VIII- TĐDL).
Những thủ pháp đó làm tăng tính chân thực khách quan cũng như sức thuyết
phục của các tư liệu, đồng thời, làm cho những trang phóng sự vốn là văn báo chí
trở nên đậm chất văn chương nghệ thuật. Cũng cần phải nói thêm rằng việc tác giả
đưa ra các số liệu về các vụ bắt bớ của Nhà nước Pháp đối với tệ nạn này ở Pháp
cho thấy chính quyền quốc gia này thấy rõ tác hại của việc sử dụng thuốc phiện và
nghiêm khắc ngăn chặn tệ nạn này. Trong khi đó ở thuộc điạ An Nam, chính quyền
thực dân Pháp lại cho phép kinh doanh hàng trăm tiệm hút mà chỉ tính riêng ở Hà
Nội đã có tới “370, gần bốn trăm cái tiệm”. Ý nghĩa tố cáo chính sách thâm độc
của chính quyền thực dân Pháp trong việc mị dân, huỷ hoại giống nòi người An
Nam cũng từ đó mà toát lên.
3. Nghệ thuật tiếp cận hiện thực trong phóng sự Nguyễn Tuân
Nghệ thuật tiếp cận hiện thực là cách nhìn mới mẻ, độc đáo về một sự vật,
sự việc, hiện tượng, con người… làm cho vấn đề nổi bật và

“Việc điều tra của Marise Querlin trong tập phóng sự “Les Drouguộs” còn
nói rất rõ về những cách chở lậu thuốc phiện. Thường người ta hay lợi dụng những
số thuốc khai ở đơn hàng y dược mà dùng làm thuốc hút. Dưới sự bảo đảm và nhân
danh y giới, người ta đã có luôn luôn thuốc mà hút, mặc dầu chính phủ hết sức bài
trừ. Ai cũng rõ rằng a phiến có công dụng rất lớn trong sự chữa chạy nhiều bệnh
đặc biệt. Sở y tế và các bác sĩ, dược sĩ có quyền mua. Nhưng độ 1 tấn thuốc dùng
vào chữa bệnh thì có đến 40 tấn a phiến và 20 tấn hồng phiến bị đánh tháo đem ra
ngoài cho người tư gia hút cho đỡ nghiện, cho thoả sở thích riêng. Đánh tháo làm
sao được? Đánh tháo thế nào? Đấy là cái bí quyết của các đảng buôn thuốc phiện
quốc tế.[ ] Bên Pháp ngày nay, có những bác sĩ dựng những bệnh viện riêng
chuyên chữa những dân ghiền trong thời kỳcai thuốc, lấy những danh từ tốt đẹp
như “chuyờn trị về các chứng thần kinh hệ” hoặc “cỏc chứng về ẩm thực bồi
dưỡng” v. v… Tác giả có nhắc đến ít trường hợp cai thuốc của mấy con bệnh
nguyên ở thuộc địa Đông Dương về nằm điều trị ở bệnh viện ngay tại Ba lê.
Nhưng những bệnh viện này đã gây ra nhiều chuện lố bịch. Như là nhiều kẻ

ghiền, khi không tìm được thuốc phiện ở thị trường lậu nữa, thì xô nhau vào điều
dưỡng ở đây. Chẳng gì cũng còn có thuốc- tuy ít mà hút đỡ đỡ trong ít ngày. ”
(chương VII- TĐDL, tr.72).
Nhờ đó, đọc phóng sự Nguyễn Tuân, chúng ta được tiếp cận một nguồn tư
liệu vô cùng phong phú không chỉ vềthuốc phiện mà cả vô số những tư liệu văn
chương trong nước và thế giới. Nguồn tư liệu phong phú ấy cho thấy,viết hai tập
phóng sự này tác giả đã phải dụng công nghiên cứu tỉ mỉ nghiêm túc như thế nào.
Chính điều này tạo nên nét riêng của phóng sự Nguyễn Tuân, đó là chất văn uyên
bác, tài hoa, không thể lẫn với phóng sự của các tác giả khác.
1.2. Tri thức về nghề hút thuốc phiện

bệnh nhân của mình được. Những hiểu biết đó một phần là kết quả của sự
chiêm nghiệm từ những năm tháng tự thiêu diệt mình trong khói thuốc phiện của
chính tác giả, một phần là bởi ý thức tìm hiểu, nghiên cứu, quan sát, đúc rút
nghiêm túc của ông.
Nguyễn Tuân còn thông qua những tay quản lý tiệm hút để moi kinh
nghiệm của nghề kinh doanh tiệm hút. Đây là lời một tay chủ tiệm nói về nghề mở
tiệm: “Ty lớn một ngày được lĩnh tới 700gr, ty nhỏ 500gr… À, mở tiệm, việc cần
nhất lúc đầu là gây sái. Gây sái, có như gây mẻ… Hai lạng rưỡi thuốc thì được một
lạng sái- một lạng tây ăn hai lạng rưỡi ta; một đằng 100gr, một đằng 40gr. Ông
tưởng một lạng thuốc đã nhiều lắm à. Bốn mươi nhăm cối ba hào chứ có bao nhiêu.
” (chương VI- TĐDL).
Còn đây là kinh nghiệm phân biệt sái nhất, sái nhì cũng được một ông chủ
tiệm tên là Ký Lượng trong lúc vui mồm nói ra:
“Cứ trông cái hoa sái thì biết ngay tốt hay xấu. Hễ hoa sái đỏ cánh gián, béo
và nở, chắc, to thì là sái nhất. Sái nhỡ thì hoa nú héo, ít, lép và xuống mầu. Thuốc
ty thì bao giờ hoa sái cũng chắc và óng hơn là hoa sái thuốc ngang.
- Gặp phải nồm, sái chảy ra hết thì phân biệt thế nào?
- Biết chứ lại. Sái tốt nú chẩy đẹp như mật mía láng trong lòng cúng sành.
Vả chăng đó là việc của con mắt người có làm đến nghề thì mới tỏ. ”

(chương VII-
TĐDL)
Cả đến cái nghệ thuật nấu thuốc phiện thế nào cho nở, cho hồng cũng
được Nguyễn Tuân phát hiện nhân chuyến đi Yên Tử, qua câu chuyện củaĐàm
Tuỳ ni cô ở chùa Vân Tiên: “Ngày xưa, Sư tổ ở đây hay nấu thuốc phiện lắm.
Chính tay tôi ngồi nấu rựa, có những cục to bằng cái ấm dỏ, đắt đến trăm bạc chứ
chẳng ít. Mỗi lần canh nấu cứ hàng chục chậu thau một. Lắm lúc tôi ăn cắp của Sư
tổ những cục to

phong cách của nhà văn, vừa tham gia trực tiếp vào việc xây dựng và kiến trúc nội
dung tác phẩm. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ là một phương thức tạo nên nét độc
đáo và sức hấp dẫn cho tácphẩm. Chính vì thế, Nguyễn Tuân rất có ý thức lựa chọn
và sử dụng ngôn ngữ sao cho thật ấn tượng. Trước tiên là cách đặt nhan đề cho các
chương phóng sự của ông rất độc đáo, hấp dẫn, cuốn hút sự chú ý của độc giả: Bú
ống tre, Tiếng kèn a phiến, Tài tử với nhà nghề, chính “hắn” đấy…(Ngọn đèn dầu
lạc); Đánh sái bằng nước mắt, Mở một ngôi hàng… cơm đen, Hoa sái, Một ông
Ấm cuối mùa, Khói thuốc phiện trên dóy núi Yên Tử… (Tàn đèn dầu lạc). Những
cái tên ấy khiến cho độc giả khi đã thấy là phải đọc, đã đọc là phải đọc một hơi bởi
mỗi trang phóng sự lại đem đến cho họ những câu chuyện, những tri thức mới lạ và
độc đáo. Và cứ thế, chúng ta bị cuốn vào những trang văn vừa tài hoa, vừa uyên
bác, vừa độc đáo ấy của Nguyễn Tuân.
Cùng một đối tượng, sự vật, hiện tượng, Nguyễn Tuân nghĩ ra nhiều tên
gọi, nhiều cách định nghĩa khác nhau rồi đổ tràn vốn từ ngữ giàu có của mình trên
trang văn. Trong chừng mực nào đó, ông đã làm giàu thêm cho cái kho tàng Việt
ngữ. Chỉ một cái tên thuốc phiện, khi thì ông gọi là a phiến, khi lại là ả phiền, ả
phù dung, Nàng Tiên Nâu, lúc thì gọi là cơm đen. Cùng là việc hút thuốc phiện
nhưng ông gọi nú bằng nhiều cái tên khác nhau: hấp yên, thụ a phiến, trô, ăn khói,
bú ống tre… Cái người nghiện thuốc phiện được ông gọi bằng hàng loạt danh
từ:dân bẹp, dân ken cờ, dân trô, người nhạc công thổi khói, tác phẩm chấp cả sự
phê bỡnh… Lắm chữ nên hay khoe chữ, khoe tài. Chính đặc điểm này góp phần tạo

nên cái nét độc đáo của phóng sự Nguyễn Tuân.
Hầu hết các tác giả phóng sự đều chú ýđến việc sử dụng đan xen nhiều
dạng thức ngôn ngữ: ngụn ngữ đời thường, ngôn ngữ nghề nghiệp, ngôn ngữ báo
chí ngắn gọn, đanh thép, giàu thông tin và ngôn ngữ văn chương giàu hình ảnh.
Trong phóng sự của mình, Nguyễn

Phóng sự thường phơi bày những vấn đề mặt trái, tiêu cực của xã hội nên
thủ pháp châm biếm luôn được các nhà phóng sự sử dụng. Châm biếm là một trong
những thủ pháp nghệ thuật dùng lời lẽ sắc sảo, cay độc, thâm thuý để vạch trần
thực chất xấu xa của những đối tượng và hiện tượng trong xã hội. Đây là thủ pháp
truyền thống trong văn học được các tác giả phóng sự sử dụng khá đắc địa trong
các tác phẩm của mình.
Vũ Trọng Phụng thường châm biếm thông qua các mâu thuẫn có chứa yếu tố
bi hài. Nghệ thuật châm biếm của Nguyễn Tuân mang một phong cách riêng, hóm
hỉnh, nhẹ nhàng mà thâm thuý. Hãy xem ông đem cái sự nghiện của mình ra mà
phóng to lên để ngạo nghễ với thiên hạ bằng một câu chuyện sau đây : “…hắn
muốn tỏ cho đời thấy cái hay ho của nha phiến, hắn đã bày ra mặt đất một chén
thuốc phiện và một bát phân người. Bên cạnh bát phân phơi đến ba nắng đã thối
hoăng có ruồi bâu, là một chén thuốc lấy ở chai thuốc chôn dưới đất lâu ngày đã có
mùi chua và lên men mốc. Bên cạnh một vật ti tiện, có cả một vật rất quý giá. Hắn
tóm gáy con chó vện, dí mừm chó xuống bát phân và chén thuốc, thử xem con cẩu
chọn thứ thực phẩm nào. Như mọi người chờ đợi một cái gì xảy ra mà mớnh đã
đoán trước được, hắn vỗ tay ầm lên khi con chó vện dùng bát phân và chê bỏ chén
thuốc ngon lành [ ] Mới hay chỉ có giống chó mới chê thuốc phiện thôi, các ngài
ạ.” (chương II : Xuống một tờ ly hôn– NĐDL, tr. 11). Rõ ràng sau cái câu chuyện
vui ấy ẩn chứa ý vị chua chát của một người nghiện “đó biết chán tụi”, ý thức được
việc làm bạn với thuốc phiện gần mười năm là quãng đời “đã vứt cả cái phẩm giá
làm người thanh niờn” của mình. Sau khi đã “vươn cổ ra để làm thầy cãi cho thuốc
phiện”, ông để cho nhân vật của mình buông một lời nhận xét: “Ba cái thằng
nghiện động nói chuyện là toàn chuyện đểu giả”. Ông gọi con nghiện là “một tác

phẩm chấp cả sự phê bỡnh”; “người nhạc công thổi khói trong cõy kèn hỳt”
(chương VIII- TĐDL). Khi mỉa mai đám sư thầy, bà hộ ở chùa Giải Oan núp bóng
nhà Phật làm chuyện

sằng bậy, ông có liên hệ: “Tụi ngắm kỹ nhà sư, đôi cặp mắt chứa đầy những
dục vọng hạ cấp. Tôi có tìm đến mối tương quan giữa nhà sư khả quái và bà hộ
chùa này trông cũng khả nghi. Tôi lại nhớ ra rằng hồi chiều, một đàn gà sống
không thiến, cái mào còn đỏ thắm, chạy sục cả vào trai phũng” (chương VIII-
TĐDL, tr.89)- mỉa mai một cách hài hước, hóm hỉnh, nhẹ nhàng mà thâm
thuý.Cách mỉa mai, tự trào trong phóng sự Nguyễn Tuân có khi lại rất uyên bác,
sang trọng, phảng phất cái chất Đường thi. Nói về cái tiếng xấu để đời của của con
nghiện, ông buông hai câu thơ chữ Hán thế này:
“Tự cổ thánh hiền giai tịch mịch,
Duy hữu hấp giả lưu kỳ danh. ”
(chương I - NĐDL,tr.8)
Tạm dịch nghĩa là: Từ xưa, các bậc thánh hiền đều im hơi lặng tiếng; Duy
chỉ có những kẻ nghiện hút là để lại kỳ danh. Ông đem kẻthấp hèn đặt
cạnhngườithanh cao để mà tự mỉa mai trào lộng cái tai tiếng để đời của các con
nghiện, đúng là cái chất kiêu bạc, ngông nghênh của Nguyễn Tuân không thể lẫn
vào đâu được.
2. Những phát hiện mới về nhân vật “vang bóng một thời”
Nhân vật “vang bóng một thời” ở đây được dùng để chỉ loại nhân vậtquen
thuộc trong văn Nguyễn Tuân, thường thấy nhiều nhất trong tập truyện ngắnVang
bóng một thời của ông. Họ là những trí thức Nho học, những nhà nho lãng tửgiang
hồ không bao giờ dừng chân ở một nơi nào nhất định, những trang anh hùng nghĩa
liệt xả thân vỡ nghĩa lớn. Đó là những ông Phủ, ông Nghố, ông Thượng, ông Ấm,
ông Cử… Họ đều là những con người có phẩm chất thanh tao đáng quý, không
hám danh lợi, thích nhàn tản và biết hưởng thụ một cách trịnh trọng và tao nhã
những thú vui trong cuộc đời.Ví như ông Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người
tử tù- một con người đầy nghĩa khí, lại có tấm lòng trọng nghĩa, trọng tài. Đó là cụ

Sáu, ông Đốc học, sư cụ chùa Đồi Mai, người ăn mày cổ quái biết thưởng thức một
chén trà

với tất cả sự cầu kì, trịnh trọng (Những chiếc ấm đất, Chén trà trong sương sớm).
Nguyễn Tuân thán phục cái thú chơi cờ mồm của cụ Hồ Viễn và cậu Chiêu (Ngôi
mả cũ), rồi những thú chơi tao nhã như đánh bạc bằng thơ- thả thơ (Thả thơ, Đánh
thơ)…Tất cả đều là thú vui của cha ông ngày trước không ngoài cầm, kỳ, thi, tửu.
Viết về những thú chơi tao nhã, sang trọng, cầu kì ấy, Nguyễn Tuân Không đơn
thuần chỉ là muốn lưu giữ lại những nét đẹp văn húa một thời đã qua của dân tộc
mà dường như ông còn muốn thông qua những chuyện ấy mà tố cáo cái lối ăn
chơi, trác táng, thô thiển tục tằn của bọn người hãnh tiến giàu có đương thời.
Trong phóng sự Nguyễn Tuân, chúng ta cũng thấy sự hiện diện của loại
nhân vật này. Đó là nhân vật ông Ấm X (chương V- TĐDL). Đó là một “ụng bạn
nhà nho” không tên, không tuổi nào đó được nhắc đến trong chương VII- TĐDL.
Chỉ có điều là những con người này không còn là những ngườiđi tìm cái đẹp trong
những thú chơi tao nhã như các nhân vật trong Vang bóng một thời nữa mà họ là
những con nghiện thuốc phiện. Cái hình mẫu lý tưởng mà bấy lâu nay Nguyễn
Tuân trân trọng giờ đây cũng không tránh khỏi sự xâm thực của nạn thuốc phiện,
của lối sống trụy lạc trong xã hội nhố nhăng mưa Âu gió Mỹ. Ông Ấm X vẫn còn
giữ được cái chất phong lưu qua cái lối ăn hút cầu kỳ, sang trọng của mình. Nhưng
thuốc phiện đã làm ông trở nên ích kỷ, vô trách nhiệm với chính vợ mình. Ông tự
cho mình cái quyền “thả cửa hút thuốc thừa thãi và ăn uống vô chừng mực” để trả
thù cái người vợ làm nghề cô đỡ làm mất thanh danh ông- con một nhà quan lớp
trước. Thuốc phiện cùng với cuộc sống trụy lạcđã biến ông Ấm X vốn là người đọc
sách thánh hiền, hiểu đạo hiểu đời trở thành người cơ hội, thực dụng với chính
người thân của mình. Hãy xem ông nói về cái sự chung chạ giữa mình với vợ:
“Nếu vợ tôi còn cần đến cái giá của tôi để phủ lên cái giá của một nữ khán hộ sinh
như một nước sơn danh giáo, thì tôi vẫn còn có quyền thắp đèn của vợ tôi, hút
thuốc của vợ tôi. Sự chung chạ của tôi là thế” (chương V- TĐDL, tr.46). Tháp ngà
nghệ


thuật mà Nguyễn Tuân đã từng nâng niu, ca ngợi nay đang bị cái quan niệm sống
kiểu con buôn tiền trao cháo mỳccủa xã hội mưa Âu gió Mỹ làm lung lay. Tác giả
đã xót xa mà than rằng: “Trời ôi, nào tôi có biết. Tôi không ngờ một ông Ấm X
đọc toàn sách cũ mà lúc phải xử cảnh nghịch lại có những ý tưởng thực hành bạo
và thật như lối người Âu Mỹ trong quan niệm về đời vật chất. Và ra cái ông Ấm X
này hút thuốc phiện bằng những tiếng khóc của đám trẻ controng cái nhà đỡ đẻ này
ở phố K. T […] Và ra người ta lấy nhau lắm lúc cũng chỉ là một cuộc đi buôn
chung mà hai bên đều có lợi” (chương V- TĐDL, tr.46).Nguyễn Tuân xót xa cho
những truyền thống đạo lý tốt đẹp đầy tình nghĩa của dân tộc đang từng bước bị cái
xã hội hiện đại làm rạn nứt. Ai đó nghi ngờ vấn đề dân tộc tính trong sáng
táccủa Nguyễn Tuân trước cách mạng, còn tôi, tôi vẫn thấy nú biểu hiện một cách
kín đáo trong nhiều trang văn của ông, kể cả trong những trang phóng sự về đề tài
trụy lạc- được coi là những sáng tác thuộc giai đoạn bế tắc của Nguyễn Tuân. Nét
đẹp văn húa xét cho cùng cũng là một phần của tinh hoa dân tộc. Nguyễn Tuân bảo
tồn những nét đẹp văn húa của dân tộc trước sự xâm thực của văn húa ngoại lai thì
còn gì phải nghi ngờ đó là dân tộc tính hay không nữa.
3. Cảm giác dữ dội, thú vị trong phóng sự Nguyễn Tuân
Với Nguyễn Tuân, đi là để “thay đổi thực đơn cho giác quan”. Ông không
chịu được sự bàng bạc, bằng phẳng, yên ổn. Ông không thích cái gì mực thước,
khuôn phép. Ông gọi thế là “cụng chức” trong đời sống, trong văn chương.
Nguyễn Tuân luận về hai chữ “tung” và “hoành” trong nghệ thuật như thế này:
Hoành là mực thước, thiếu cảm hứng mãnh liệt. Tung là tạo ra tiếng vang dội ầm
lên một thời, là hành binh bằng một cuộc đại tấn công, là những tìm tòi maọ hiểm,
là cảm xúc mạnh, là hơi thở nồng (Đôi tri kỷ gượng). Với ông phải là những cái
mới lạ, bất ngờ, mãnh liệt: “Tụi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho
tôi cái say của rượu tối tân hụn” (Một lá thư khônggửi

-Tựy bút I).Con người này yêu ghét rõ ràng, đã yêu thì yêu say đắm, đã ghét thì
ghét tới độ căm thù, đã thích cái gì thì phải tìm hiểu tới ngọn ngành, gốc rễ. Giáo

sư Nguyễn Đăng Mạnh gọi Nguyễn Tuân “là ca sĩ của những vẻ đẹp tinh khôi
tuyệt đỉnh của tạo húa” (Nguyễn Đăng Mạnh- Những bài giảng về tác gia văn học
Việt Nam hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, 2005, tr.292). Quả đúng như vậy đọc
Nguyễn Tuân chúng ta sẽ thấy ông là nhà văn của những cảm giác mạnh và những
điều thú vị.
Thực ra đó là nét phong cách con người và cũng là nét phong cách văn
chương đậm nét của Nguyễn Tuân kể cả trước và sau Cách mạng. Nét phong cách
nghệ thuật ấy không chỉ bộc lộ trong những tựy bút, truyện ngắn hay tiểu thuyết
của ông mà ngay ở thể loại phóng sự, vốn là là một thể loại đòi hỏi tính khách quan
cao, cũng mang đậm đặc điểm này. Cái cách khơi chuyện của Nguyễn Tuân ngay
lập tức cuốn hút người đọc vào câu chuyện. Mở đầu hai thiên phóng sự về thuốc
phiện, ông lôi cái chết của ông tị tổ của làng chơi thuốc phiện ra để mà gợi chuyện.
Hầu hết các chương phóng sự của Nguyễn Tuân đều bắt đầu bằng việc nêu ra một
sự kiện, một con người rồi sau đó mới dẫn dắt người đọc đi từ bất ngờ này đến bất
ngờ khác về sự kiệnấy, con ngườiấy. Chẳng hạn mở đầu đầu chương V – Tàn đèn
dầu lạc, ông bắt đầu gới thiệu nhân vật chính đầy ấn tượng: “Tụi phải nói ngay
rằng ông Ấm X là một người nghiện thuốc phiện phong lưu nhất trong cái số bạn
nghiền tôi được biết từ trước tới giờ…” (tr.39). Sau đó, tác giả mới dẫn dắt người
đọc tới những lối sống, cách ăn, cách chơi lạ đời, hiếm thấy của nhân vật.Mở đầu
chương II – Ngọn đèn dầu lạc cũng vậy. Chương phóng sự này có nhan đề
là Xuống một tờ ly hôn như là một lời tự bạch, sám hối chân thành tha thiết của
chớnh tác giả sau gần mười năm phóng túng hình hài trong khói thuốc phiện.
Không dấu diếm, vòng vo, biện hộ, cái nhân vật Tôi ấy tự xưng danh và hiện
diện luôn ngay từ đầu chương sách: “Đõy là lời thú tội của một dân nghiện,

dân nghiện đó là tôi là ông, là hắn, là tất cả mọi người đã từng lấy cái tiệm hút hạ
cấp làm nhà của mỡnh…” (tr.9)
Đọc phóng sự Nguyễn Tuân, người đọc không chỉ hình dung được các
con nghiện nhờ nghệ thuật miêu tả sống động của tác giả mà còn ấn tượng mạnh
về loại người này nhờ cái lối ngoa ngôn, cường điệu của ông.Tác giả không chỉ

làm hiện lên trang văn những chân dung con nghiện đầu bù, răng bựa mà cònkhơi
dậy ở người đọc tất cả cảm giác của họ. Đọc văn ông, chúng ta không
chỉđược mục kích sở thị đối tượng miêu tả mà còn được sờ
mó, được nghe, đượcngửi mùi nhân vậtcủa ông. Có những con nghiện nghiện tới
mức “búng ra sái được”, cái mặt “bấm vào cứ vọt cả thuốc sái thuốc nước ra”.
Tôi chắc khi đọc đoạn Nguyễn Tuân miêu tả nhân vật Ba Quynh chắc chúng ta
phải lợm giọng, buồn nôn khi đối diện với một thằng nghiện mà trông giống cái
thây ma hơn là thằng người: “Nước da bợt ra như sắc mặt một thằng chết đường
bị sương móc làm nhợt bệch ra từ hôm trước, mắt trắng dã, môi thâm sì. Cái thứ
môi dầy cặp nướng chả được, mỗi lúc cười huếch ra, lại để lộ ra ít cái răng đen
hạt huyền múi na; cái bựa răng ấy mà làm chất gắn chân muỗi Sài gòn tàn diêm,
thì có đốt chết cả một toán lính cũng còn thừa vô khối[…]. Lại còn những cái
móng tay thì là sự kiệt tác của bẩn thỉu. Trông mười đầu móng để tang, cố cậy ra
mà lại viên thành một cục lớn thì có nhẽ được đến mấy đồng cân cáu ghét ba thứ
rượu, sái, dầu hũa lại. ” (chương IV- TĐDL, tr.24). Còn đõy là hình ảnh con
nghiện Lưu Thần “lỳc nào người cũng chảy ra như thỏi keo gặp tiết
nồm”, điệu ăn nói không lẫn vào aiđược “… gặp chúng bạn cũ, anh vẫn còn thở
hổn hển, nắm tay mọi người, nói như một tên tự rên và lướt mướt như một con đĩ
khúc” (chương II- TĐDL, tr.12).
Nguyễn Tuân mô tả một tiệm hút hồng phiến ở Hương Cảng- Hồng
Kụng mà tiếng rít thuốc làm người ta liên tưởng đến “bài nhạc côn trùng trong
ánh cỏ mùa thu”, tiếng gõ tẩu lúc dịt thuốc vào nhĩ

tẩu liên tiếp nhau chan chát “như là tiếng roi chầu quất vào tang trống hát cô
đào”, cái không khí ngột ngạt của khói thuốc trong tiệm đến mức muỗi cũng phải
bay hết, tưởng có thể làm cho áo sơ mi trắng cổ cồn “ngả ra màu vàng óng của
đoạn tre được gác bếp”. Còn đây là cảnh đám hút trong nhà Phựng Văn Trô nhân
bữa cúng 50 ngày ông vua tiệm: “cả một tiệm hút đang hút vang cả nhà lên như
đám nhạc công nổi bài kèn thờ trong những lúc tang gia tiến cơm hay quan khách
dâng đồ điếu”. Nguyễn Tuân với vốn ngôn từ giàu có cùng năng lực diễnđạt

phong phú, sắc sảo luôn đem đến cho độc giả những liên tưởng bất ngờ thú
vị. Mô tả đám sư sãi núp bóng Bồ Đề làm chuyện bậy bạ, ông miêu tả sư bác
chùa Hà Trang “cười tình như một ông chủ hiệu tạp hoỏ”; bà hộ chùa “trụng tựa
như mụ Bạc bà”, còn anh hát cung văntrong giá đồng thì “cũng tựa như thằng Bạc
Hạnh” (chương VIII- TĐDL).
Ngẫm cho cùng thì con người luôn đi tìm cảm giác mới lạ, mãnh liệt, luôn
đem đến cho độc giả những bất ngờ thú vị thông qua những trang văn độc đáo đầy
cá tính ấy phải là một con người thông minh, sắc sảo, biết sống hết mình, tận tâm,
tận lực, một con người có ý thức sâu sắc về sự hiện diện của cái bản thể mình trong
vũ trụ này. Thử hỏi mấy ai dỏm thành thực tới mức lộn trái mình ra với tất cả
những hay dở của tồn tại con người như Nguyễn Tuân. Đó là bản lĩnh, nhân cách
đáng trọng ở nhà văn này.










PHẦN KẾT LUẬN

Nói tóm lại, nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân là cần thiết. Nói cách khác,
sẽ là khiếm khuyết nếu chúng ta bỏ qua các phóng sự của Nguyễn Tuân khi nghiên
cứu nhà văn này.Sở dĩ nói như vậy là vì qua nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân,
chúng tôi nhận thấy phóng sự là một bộ phận thống nhất, không thể tách rời trong
sự nghiệp sáng tác của ông. Đồng thời những sáng tác này cũng cho thấy chúng
không nằm ngoài quan điểm nghệ thuật, phong cách sáng tác của Nguyễn

Tuân.Cũng không thể không thừa nhận những đóng góp của tác giả này cho thể
loại phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930- 1945.
Việc nghiên cứu phóng sự Nguyễn Tuân góp phần khẳng định giá trị đích
thực của những thiên phóng sự thực thụ của nhà văn này mặc dù chúng chỉ chiếm số
lượng ít ỏi trong sự nghiệp sáng tác của ông. Về mặt nội dung, phóng sự Nguyễn
Tuânđã phản ánh một hiện tượng xã hội không thể làm ngơ trong xã hội
Việt Namthời Pháp thuộc. Đó là tình trạng bế tắc, không lối thoát của con người
trong cái xã hội ngột ngạt, tù đọng, vô nghĩa lý. Nú là nguyên nhân đẫn đến tình
trạng của số đông tầng lớp văn nghệ sĩ trí thức lao vào cuộc sống trụy lạc hy vọng
tìm lối thoát trong khói thuốc phiện. Sau những hiện thực ấy là thực trạng báo động
về sự sa đọa, suy thoái đạo đức trước sự xâm nhập của lối sống Âu húa lúc bấy giờ.
Mặc dù không trực tiếp nhưng không ai có thể phủ nhận được ý nghĩa tố cáo những
thủ đoạn thâm độc của chính quyền thực dân Pháp đằng sau những cái gọi làPhong
trào văn minh Âu húa, Phong trào vui vẻ trẻ trung…Thực chất của cái luận điệu
“khai húa văn minh” của thực dân Pháp là mị dân, hủy hoại nòi giống ta, ru ngủ tinh
thần đấu tranh của người dân mất nước. Cùng với những phóng sự của Ngô Tất Tố,
Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, Tam Lang,

Nguyễn Đình Lạp, Thạch Lam… phóng sự Nguyễn Tuân góp một phần
không nhỏ vào việc phanh phui, vạch trần cái hiện thực thối nát của xã hội Việt Nam
thời thực dân phong kiến. Đóng góp lớn nhất về mặt nội dung của phóng sự Nguyễn
Tuân là không đi vào những hiện thực nhỡn tiền như các tác giả phóng sự cùng thời
mà phơi bày cái thảm trạng tinh thần với những bi kịch không lối thoát của con
người, nhất là tầng lớp trí thức.
Phóng sự Nguyễn Tuân có nhiều sáng tạo độc đáo góp phần làm nên sự
phong phú, đa dạng cho thể loại phóng sự ở Việt Nam. Độc đáo về mặt chủ
đề.Nguyễn Tuân chủ yếu đi vào chủ đề bi kịch tinh thần xã hội chứ không trực tiếp
phơi bày những hiện tượng bên ngoài của xã hội như nhiều nhà phóng sự khác lúc
bấy giờ. Viết về nạn thuốc phiện nhưng ông không đi sâu vào việc phê phán
trực những con nghiện mà truy tìm căn nguyên đã nào đó xô đẩy họ đến với thuốc

phiện. Nguyễn Tuân không chủ đích dựng lại bức tranh hiện thực về những thế
giới tiệm hút, chân dung những con nghiện mà ông tìm hiểu về tác hại của ma tỳy
đối với thể xác cũng như tinh thần của con người, sức hủy hoại ghê gớm của nú đối
với cả những truyền thống đạo lý thiêng liêng của con người và của xã hội.Thuốc
phiện không chỉ làm cho các con nghiện thân tàn ma dại mà còn hủy hoại hết sinh
thú cuộc đời của họ. Nguy hại nhất là thuốc phiện ăn mòn nhân cách của con người
ta: “Ra người tu hành cũng như kẻ trần tục, bởi vì đã là nghiện thì người ta đều có
quyền bẩn thỉu cả đến khi đói khách. ” (chương VIII - TĐDL, tr.87,88). Khi đã
nghiện, người ta sẵn sàng ngồi xổm lên cả dư luận, “chấp cả sự phê bỡnh”. Trong
hai tập phóng sự của mình, Nguyễn Tuân cho người đọc thấy đủ mọi thói hư tật
xấu của đám dân nghiện như nói xấu nhau, ích kỷ, ăn chằng, hút chạc, không chỉ
vô trách nhiệm với bản thân mình mà cả với những người thõn…
Ở phóng sự của Nguyễn Tuân, chúng ta còn nhận thấy nghệ thuật tiếp cận
hiện thực của ông rất độc đáo. Phần đa các nhà phóng sự đều

tiếp cận hiện thực từ góc nhìn khách quan, Nguyễn Tuân tiếp cận hiện thực
mang đậm yếu tố chủ quan. Hầu hết các nhân vật trong phóng sự Nguyễn Tuân
dường như là sự phân thân của chính nhà văn. Hai tập phóng sự của ông ghi lại
quãng đời của chính tác giả gần mười năm phóng túng hình hài, tự thiêu diệt mình
trong khói thuốc phiện. Chính vì thế nên những cảnh huống, tâm trạng của các con
nghiện trong phóng sự của ông hết sức chân thực, hết sức đời với đủ cả những hay
dở của tồn tại con người. Ông phản ánh nạn thuốc phiện từ góc độ bi kịch tinh
thầncủa các con nghiện, cắt nghĩa cái hành vi của các con nghiện nhiều hơn là mô tả
hành vi của họ. Để làm được việc đó phải là người đã từng nếm trải, đã từng là nạn
nhân của chính thuốc phiện như Nguyễn Tuân. Vốn là môn đồ của chủ nghĩa duy
mỹ, suốt đời đi tìm Cái Đẹp, nên ngay cả khi viết về nạn thuốc phiện, Nguyễn Tuân
vẫn có cách tiếp cận đậm mầu sắc văn húa thẩm mỹ. Cùng với cái chất ngông kiêu
bạc vốn có nên có khi Nguyễn Tuân cường điệu chuyện hút thuốc phiện thành thú
chơi khói với tất cả những nghi thức cầu kỳ của nú. Không phải là để cổ sỳy cho
việc hút thuốc phiện mà là để chơi ngông, để “khiờu khích dư luận”, thế mới là chất

Nguyễn Tuân, không lẫn vào ai được. Nú phản ánh nhân sinh quan, thế giới quan
độc đáo của nhà văn này.
Nguyễn Tuân góp vào làng phóng sự Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 bằng
một giọng điệu riêng. Đọc phóng sự Nguyễn Tuân người đọc thấy nú như lời tự
bạch, tự sám hối của một người đã chót nhúng sâu vào thuốc phiện. Chính vì vậy
người đọc thấy phóng sự của Nguyễn Tuân mang đặc điểm của bút ký. Chừng mực
nào đấy có thể nói ông đã sáng tạo ra một thể loại bút ký – phóng sự. Cái lối dẫn
truyện linh hoạt của Nguyễn Tuân, nhiều khi như lan man, chuyện này sang chuyện
khác làm cho phóng sự của ông có sự gần gũi với thể loại tựy bút. Vì thế cũng có thể
nói ông đã tạo ra một thể loại tựy bút phóng sự.

×