Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

dạy học thơ tố hữu ở nhà trường ptth theo hướng tích hợp.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.77 KB, 20 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tích hợp là vấn đề thời sự khoa học của giỏo dục thời đại
Chúng ta đang sống ở thế kỷ XXI, thế kỷ của công nghệ thông tin. Công nghệ
thông tin phát triển mạnh mẽ, đã và đang len lỏi vào cuộc sống của từng con người,
từng ban ngành, cơ quan, công sở, …Ngành Giáo dục cũng không thể nằm ngoài xu
thế phát triển chung đó. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục, các
nhà nghiên cứu ra sức tìm tòi, xây dựng những mô hình mới, những quan điểm,
phương pháp giảng dạy mới cho phù hợp với giáo dục hiện đại, nhằm đem lại những
kết quả khả quan hơn.
Hoà chung với không khí thời đại, trong những thập kỷ gần đây, chúng ta đã
làm quen với những tư tưởng như: liên môn, xuyên môn, tích hợp, …Và hiện nay,
quan điểm tích hợp đã chiếm một vị trí chủ đạo trong hệ thống giáo dục của các
nước tiên tiến trên thế giới. Các nước như: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Úc, … đã biên
soạn chương trình và chỉ đạo phương pháp giảng dạy theo hướng tích hợp. Việc
làm này của họ đã được kiểm nghiệm và đem lại sự thành công nhất định. Như
vậy, quan điểm tích hợp không đơn thuần chỉ là một đề xuất, một ý tưởng tức thời
mà nú đã trở thành một vấn đề thời sự mang tính khoa học, đã được nhiều nước
trên thế giới vận dụng và thu được những thành tựu đáng kể.
Để hoà nhập vào xu thế phát triển chung của thế giới, giáo dục nước ta đang
từng bước đổi mới chương trình SGK, phương pháp dạy- học theo quan điểm tích
hợp.
1.2. Tích hợp được vận dụng vào nền giáo dục nước ta, đang là vấn đề mới mẻ,
còn nhiều lúng túng về lí luận cũng như cỏch thức thực hiện
Những năm gần đây, nền giáo dục nước ta đã có nhiều cải cách, chỉnh lý.
Mặc dù cải cách đó đã thể hiện sự tiến bộ nhưng vẫn còn tồn tại những bất cập
như: chương trình SGK chỉnh lý vẫn còn mang tính chất chắp vá, vụn vặt; việc thi
cử, kiểm tra, đánh giá vẫn còn những hạn chế;

thêm vào đó là sự quá tải khiến học sinh phải học rất vất vả mà hiệu quả
giáo dục vẫn chưa cao. Nhận thấy điều đó, ngành giáo dục của chúng ta đã quyết


tâm đổi mới phương pháp, đổi mới chương trình SGK các cấp học theo hướng tích
hợp như một số nước tiên tiến trên thế giới đã thực hiện.
Trong những năm đầu thực hiện thay đổi chương trình SGK, thay đổi phương
pháp giảng dạy theo hướng tích hợp, chúng ta không khỏi bỡ ngỡ, lúng túng trước
vấn đề mới mẻ này. GV và HS đang từng bước làm quen với chương trình mới,
cách dạy- học mới. Chính vì vậy mà trong quá trình thực hiện chương trình, cả GV
lẫn HS không tránh khỏi những khó khăn. Chương trình SGK mới, cách dạy học
mới theo hướng tích hợp, yêu cầu đối với GV và HS ở một mức độ cao hơn hẳn so
với chương trình và cách dạy- học cũ. Để thực hiện được chương trình tích hợp,
bắt buộc GV và HS phải đầu tư thời gian nhiều hơn cho việc soạn bài, tham khảo
tài liệu, suy nghĩ để tìm ra hướng tiếp cận phù hợp, tìm ra cách hiểu, cách lí giải
vấn đề sát thực, có cơ sở lí luận. Làm sao để trong một tiết học, giờ học, bài học,
GV phải tổ chức, hướng dẫn, định hướng để thúc đẩy được sự hoạt động bên trong
của HS. HS phải tự tìm tòi, khám phá, tự chiếm lĩnh tri thức mà bài học chứa đựng.
Đồng thời từ kiến thức của bài học, môn học đó, HS biết liên hệ, mở rộng sang
những kiến thức của bài học, môn học khác có liên quan. Thực hiện tốt được
những yêu cầu đó không phải là điều dễ dàng đối với cả GV và HS.
Một thực trạng dễ nhận thấy nữa là: phần lớn GV chưa hiểu kĩ, hiểu sâu về
tích hợp nên nhiều khi vận dụng vào bài dạy cụ thể còn nhiều vướng mắc, lúng
túng. Nhiều khi, GV hiểu về tích hợp một cách lệch lạc nên trong giờ dạy TPVH
lấn sân sang kiến thức Tiếng Việt một cách quá đà làm cho giờ dạy học TPVH trở
thành giờ phân tích từ ngữ, ngữ pháp một cách khô cứng. Ngược lại cũng có GV
khi dạy Tiếng Việt lại lấy quá nhiều ngữ liệu từ Văn mà không có sự chọn lọc để
lựa ra những ngữ liệu thật tiêu biểu ;

hơn nữa, GV lại sa vào phân tích chất văn chương làm cho HS có cảm giác
đó là một giờ phân tích, cảm thụ Văn hơn là một giờ dạy- học Tiếng Việt.
1.3. Cách dạy học tách rời các phân môn thuộc môn Ngữ văn bộc lộ nhiều hạn
chế trong việc nừng cao hiệu quả giờ học văn
Sở dĩ nền GD của nước ta chưa phát triển được như một số nước trong khu

vực và trên thế giới bởi nhiều lí do, nhưng lí do nổi cộm nhất là việc dạy học tách
biệt các phân môn, các môn học trong một thời gian dài.
Xu hướng dạy học tách biệt các phân môn thuộc môn Ngữ văn đã làm cho
quá trình đào tạo của chúng ta bộc lộ những hạn chế như: tình trạng trùng lặp, dư
thừa kiến thức gây lãng phí thời gian đào tạo; HS học một cách thụ động, không
phát huy được vai trò chủ thể sáng tạo, HS không có khả năng tư duy tổng hợp.
Nhà nghiên cứu Pháp Edgar. Morin cảnh báo rằng: xu hướng dạy học tách biệt,
chia ô các bộ môn, phân môn “làm mất khả năng nắm được những gì kết dệt vào
nhau, phá vỡ thế giới thành những mảnh tách rời nhau. Nú teo đi sự lĩnh hội và sự
suy nghĩ cùng cách nhìn về lõu về dài” [30,70] . Chính vì vậy mà GD hiện đại cần
từ bỏ tư duy tách biệt để xác lập tư duy nối liền, thay thế quan hệ nhân quả tuyến
tính bằng quan hệ nhiều vòng, nhiều quy chiếu; thay thế lụgớc cứng nhắc bằng
lụgic biện chứng; thay thế sự hũa nhập bộ phận và cái toàn thể bằng sự hũa nhập
cái toàn thể bên trong”[30, 70].
Qua khảo sát thực trạng dạy học thơ Tố Hữu ở trường phổ thông theo xu
hướng tách rời các phân môn và đã thu dược những kết quả trùng hợp với những
nhận định trên. HS và GV thiếu ý thức liên hệ, gắn kết khâu dạy - học tác phẩm với
các bộ phận khác của chương trình, GV và HS thường xuyên lặp lại kiến thức một
cách không cần thiết, dẫn đến việc lãng phí thời gian dành cho các công việc khác.
Và một thực trạng phổ biến nhất không khỏi lo ngại là HS tiếp cận với thơ Tố Hữu
một cách phiến diện, chỉ bó hẹp trong phạm vi văn bản chứ chưa có cái nhìn tổng
thể, mở rộng.

1.4. Tỏc phẩm văn chương nói chung và thơ Tố Hữu nói riêng tiềm ẩn nhiều
yếu tố và dữ kiện để thực hiện tích hợp
Văn chương bắt nguồn từ cuộc sống, văn chương luôn luôn phản ánh cuộc
sống mà cuộc sống vốn đa chiều nhiều vẻ. Một TPVH mang trong mình nú rất
nhiều vấn đề của cuộc sống, của xã hội. Vì vậy nú có thể đụng chạm đến nhiều
khía cạnh như: Lịch sử, địa lý, văn húa, đạo đức, tâm lí, giáo dục, ngôn ngữ, …
Chớnh vì thế khi dạy- học TPVH không chỉ đơn thuần mình kiến thức văn chương

mà người GV cần phải khéo léo khơi gợi, liên hệ kiến thức văn học với các khía
cạnh liên quan đó để HS có sự gắn kết TPVH với các bộ phận khác và có một cách
nhìn nhận tổng thể, có tư duy lụgớc biện chứng.
Trong chương trình phổ thông, Tố Hữu là một tác gia có vị trí quan trọng và
là lá cờ đầu của nền thơ ca hiện đại Việt Nam. Ở ông hội tụ được nhiều yếu tố, có
sự giao thoa với các dòng văn học khác, tạo nhiều dữ kiện cho việc dạy học theo
hướng tích hợp.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài “Dạy học
thơ Tố Hữu ở nhà trường PTTH theo hướng Tích hợp. ” với mong muốn góp
phần vào việc chỉ ra con đường, cách thức dạy học tích hợp đối với một TPVH cụ
thể; dạy học tác gia Tố Hữu với tác phẩm thơ trữ tình của ông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về vấn đề Tích hợp
2. 1. 1. Nghiờn cứu về dạy học theo hướng tích hợp đã có một số công trình được
công bố. Trong đó nổi bật nhất là cuốn sách “Khoa Sư phạm tích hợp hay làm thế nào
để phát triển các năng lực ở nhà trường” của tác giả Xavier Roegiers – Phó Giám đốc
văn phòng Công nghệ Giáo dục và Đào tạo (BIEF) (NXBGD, 1996 do Đào Trọng
Quang và Nguyễn Ngọc Nhị dịch) . Cuốn sách đã mang lại giá trị lý luận cao, giúp
chúng ta hiểu được nội dung và bản chất của Tích hợp và cho thấy những ảnh hưởng
của khoa Sư phạm Tích hợp đối với chương trình SGK cũng như kiến thức mà HS
lĩnh hội được.

Hiện nay, cuốn sách trên đã trở thành nguồn tài liệu quý giá đối với việc đổi
mới Giáo dục, đặc biệt là việc đổi mới dạy học môn Văn trong nhà trường của
chúng ta theo hướng tích hợp.
2.1.2. SGK Ngữ văn theo hướng tích hợp đã được xây dựng xuyên suốt từ cấp Tiểu
học, THCS và hiện nay đang tiếp tục triển khai ở THPT. Chương trình SGK đổi mới
hợp nhất ba phân môn còn tồn tại độc lập: Văn học, tiếng Việt, Tập làm văn thành một
quyển sách có tên gọi là Ngữ văn.Ngay trong lời nói đầu sách “Ngữ văn 6”, tổng chủ
biên SGK THCS Nguyễn Khắc Phi đã khẳng định: “Bờn cạnh những hướng cải tiến

chung của chương trình như: giảm tải tăng thực hành, gắn đời sống, cải tiến nổi bật
của chương trình và SGK môn Ngữ văn là hướng tích hợp”. Điều này thể hiện rõ ở sự
thay đổi cấu trúc bài học trong SGK “Mục kết quả cần đạt đặt ở đầu nêu mục tiêu mà
HS cần đạt tới, ở mỗi bài gồm đủ cả ba phần ứng với ba phân mụn…Cỏc văn bản
được bố trí theo hệ thống thể loại và phần nào theo tiến trình văn học sử … Ngoài số
lượng lớn văn bản được hướng dẫn tìm hiểu tại lớp, còn một số văn bản tự học có
hướng dẫn mang tính chất bắt buộc nhằm hình thành phát triển thói quen và khả
năng tự học, tìm tòi nghiên cứu”.
Ở sách Ngữ văn 10- chương trình phân ban thí điểm KHTN, tập1do GS Phan
Trọng Luận tổng chủ biên, trong phần “ Một số vấn đề chung về chương trình môn
học và SGK Ngữ văn” đã nêu rõ mục tiêu và cấu trúc của SGK về việc kế thừa và
phát triển, vận dụng hướng tích hợp ở mức cao hơn, linh hoạt hơn, phù hợp với trình
độ tư duy của HS bậc THPT. Sách nêu rõ “ Trên cơ sở đã đạt được của chương trình
Ngữ văn THCS, bồi dưỡng và nâng cao thêm một bước năng lực Ngữ văn cho HS
bao gồm năng lực đọc hiểu các văn bản thông dụng, năng lực viết một số văn bản
thông dụng và giao tiếp bằng lời nói trước công chỳng”. Bên cạnh đó SGK còn thể
hiện tính chất tổng hợp và tính chất công cụ của môn học: “ Ngữ văn không chỉ là
môn học tích hợp Ngữ với Văn- hai nội dung khoa học cơ bản, vừa cung cấp tri thức
khoa học vừa giáo dục tư tưởng mà còn là môn học công cụ, có mục tiêu thực tiễn là
đào tạo năng lực nghe, nói, đọc, viết cho HS”.

Đặc biệt GS nhấn mạnh đến nguyên tắc tích hợp và chỉ rõ hướng tích hợp
theo chiều sâu, chú trọng tích hợp dọc, tích hợp ngang như ở bậc THCS và ở THPT
còn nâng cao hơn là: “tớch hợp văn bản với lịch sử, lịch sử văn học, lí luận văn
học, văn húa. ”
2.1.3. Quan tâm đến vấn đề tích hợp, TS. Đỗ Ngọc Thống, người tham gia biên
soạn chương trình SGK Ngữ văn THCS cũng có nhiều đóng góp quí giá. Trong
cuốn “Đổi mới việc dạy và học môn Ngữ văn ở THCS”- NXB.GD, 2002, tác giả
đã có một hệ thống bài viết về quan điểm tích hợp và việc dạy học văn theo hướng
tích hợp. Tác giả giúp chúng ta hiểu rõ: “Việc lấy tên chung của một cuốn sách là

Ngữ văn không chỉ đơn thuần là dồn ba phân môn lại thành một cuốn sách theo
kiểu gộp lại (Combinaison) mà chúng được xây dựng theo tinh thần tích hợp
(Integration)”.
Ở bài viết “Dạy học môn Ngữ văn THCS theo nguyên tắc tích hợp”, tác giả chỉ
ra biểu hiện của tích hợp là: “Trong cuốn sách cả ba phân môn Văn, Tiếng Việt, Tập
làm văn cùng dựa trên một văn bản chung để khai thác, hình thanh, rèn luyện các kiến
thức và kĩ năng của mỗi phân mụn”. Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra ưu điểm của nguyên
tắc dạy học tích hợp, tích hợp thể hiện trong việc xây dựng cấu trúc SGK, trong quá
trình tổ chức giờ dạy học, thay đổi cách soạn giáo án, cách đánh giá chất lượng học
tập của HS.
2.1.4. TS. Nguyễn Văn Đường- CĐSP Hà Nội- trong báo cáo khoa học “Tớch hợp
trong dạy học Ngữ văn bậc THCS” cũng đã đề cập đến một số cơ sở lí luận và thực
tiễn, bản chất của tích hợp và dề ra những phương hướng thực hiện tích hợp trong
bài học Ngữ văn, song mới chỉ dừng lại ở phạm vi ứng dụng cho THCS.
Ngoài ra còn có các sách tham khảo, các bài báo, luận văn, v.v… viết về vấn
đề tích hợp.
Các tài liệu trên đã đặt cơ sở lí luận cho việc dạy học theo hướng tích hợp,
song đối tượng chủ yếu vẫn là THCS. Đối với cấp THPT, các tài liệu bàn về vấn đề
dạy học theo hướng tích hợp còn rất ít.

2.2. Về thơ Tố Hữu và dạy học thơ Tố Hữu
Tố Hữu là một nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam. Ông đã để lại cho đời
một sự nghiệp văn chương cú giá trị cao. Đời thơ của ông được tập hợp trong 7 tập
thơ, ra đời cùng với chiều dài lịch sử của dân tộc: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra
trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn, Ta với ta. Từ “Từ ấy” đến “Ta với ta” là cả một
cuộc hành trình dài của đời thơ Tố Hữu.
Mỗi tập thơ Tố Hữu ra đời là một hiện tượng văn học lớn và đã thu hút giới
phê bình nghiên cứu một cách đông đảo. Có đến hàng chục công trình nghiên cứu
văn học về thơ ông. Đáng chú ý hơn cả là những công trình của các nhà thơ nổi
tiếng như: Xuân Diệu, Tế Hanh, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư,…; của các nhà

nghiên cứu phê bình văn học có tên tuổi như: Hoài Thanh, Đặng Thai Mai, Hà
Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Trần Đình Sử, vv… và một số bài viết của chính
tác giả về đời mình và thơ mình. Các công trình nghiên cứu, các bài viết tập trung
vào một số vấn đề sau trong đời và thơ Tố Hữu:
- Con đường thơ của Tố Hữu: gồm các bài viết về các tập thơ của ông,
khuynh hướng vận động của thơ Tố Hữu.
- Phong cách nghệ thuật: là các công trình nghiên cứu các bài viết tập trung
khai thác, khám phá những giá trị đặc sắc trong thơ Tố Hữu cả về nội dung lẫn
hình thức nghệ thuật.
- Luận đề về Tố Hữu: Tác phẩm tiếp nhận và thưởng thức là những bài viết
đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, thẩm bình một số bài thơ tiêu biểu của Tố Hữu qua
các chặng đường thơ của ông.
- Hồi ức và kỷ niệm: Gồm những kỷ niệm về một đời người và đời thơ của
Tố Hữu được tập trung trong “Hồi ký”của ông, các kỷ niệm đẹp về Tố Hữu trong
kí ức của bạn bè, đồng nghiệp, người thân.
Nhìn lại những chặng đường đã qua, những mốc lớn trong đời thơ Tố Hữu
ta dễ dàng nhận ra: giới phê bình, nghiên cứu dành nhiều trang viết về các chặng
đường thơ Tố Hữu trước 1975 và đều thống nhất khẳng định Tố Hữu là đỉnh cao
thơ trữ tình chính trị Việt Nam thế kỷ XX.

Về dạy học thơ Tố Hữu trong chương trình phổ thông cũng có khá nhiều đề
tài, luận văn, luận án thuộc các chuyên ngành nghiên cứu.
Về dạy học thơ Tố Hữu nói chung và thơ Tố Hữu ở THPT nói riêng theo
hướng tích hợp lại là một đề tài hoàn toàn mới mẻ, từ trước tới nay chưa có ai
nghiên cứu.
Dẫu chưa có một công trình nào bàn về vấn đề dạy học thơ Tố Hữu theo
hướng tích hợp nhưng các công trình nghiên cứu về dạy học nói chung và nhất là
dạy học môn Ngữ văn theo hướng tích hợp, cùng với những công trình nghiên cứu
về thơ Tố Hữu là những tài liệu tham khảo quí giá đối với chúng tôi trong quá trình
thực hiện đề tài này.

3. Phương phỏp nghiờn cứu
Để vận dụng quan điểm tích hợp vào việc dạy học thơ Tố Hữu ở trường
THPT nói chung và dạy học một bài thơ cụ thể của tác giả ở lớp 11- bài “Từ ấy”,
chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương phỏp khảo sỏt.
- Phương phỏp hệ thống.
- Phương phỏp so sỏnh.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát húa.
4. Mục đích nghiên cứu
- Đánh giá được tình hình giảng dạy tác phẩm văn học nói chung và thơ Tố
Hữu nói riêng theo phương thức cũ.
- Xác định cơ sở lí luận của vấn đề tích hợp trong dạy học Ngữ văn.
- Xây dựng một số nguyên tắc dạy học tác phẩm trữ tình, thơ Tố Hữu ở
THPT theo hướng tích hợp.
- Đề xuất một số biện pháp thực hiện tích hợp trong dạy học tác phẩm trữ
tình, đặc biệt là tác phẩm trữ tình của Tố Hữu.
5. Phạm vi nghiờn cứu
- Một số bài thơ của Tố Hữu trong chương trình THPT.
- Giỏo ỏn của GV, SGK, SGV, Sỏch bài soạn, sỏch bài tập văn học hiện
hành và Ngữ văn mới THPT.

- Những vấn đề lí luận của quan điểm tích hợp.
- Vận dụng quan điểm tích hợp để xây dựng một mô hình thiết kế cho giờ
dạy học tác phẩm thơ trữ tình của Tố Hữu ở nhà trường THPT.
6. Ý nghĩa của đề tài
Về lí luận: trên cơ sở nghiên cứu về lí luận dạy học theo hướng tích hợp, nghiên
cứu về những đặc trưng có tính chất đặc thù của tác phẩm thơ trữ tình, luận văn
sẽ cụ thể húa tư tưởng dạy học tích hợp vào một tác gia lớn - Tố Hữu.
Về thực tiễn: luận văn xây dựng được một hệ thống các nguyên tắc, biện
pháp dạy học tác phẩm văn chương nói chung và dạy học thơ Tố Hữu nói riêng

theo hướng tích hợp, với mong muốn sẽ góp phần giúp giáo viên có một hướng đi
cụ thể trong việc dạy học tác phẩm văn chương, dạy thơ trữ tình của Tố Hữu bớt đi
phần khó khăn ban đầu khi giáo viên làm quen với việc dạy học theo hướng đi này.
Đồng thời phát huy tính tích cực, chủ động và tiềm năng sáng tạo của HS, phù hợp
với việc đổi mới phương pháp dạy học văn và khắc phục được những hạn chế đang
tồn tại trong giờ dạy học văn như hiện nay, nhằm nâng cao hiệu quả của giờ dạy
học văn.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, nội dung chính của Luận văn được
trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Khảo sát thực trạng dạy học tác phẩm trữ tình của Tố Hữu ở nhà
trường THPT hiện nay.
Chương 2: Cơ sở lí luận của việc dạy học theo hướng tích hợp. Những
nguyên tắc và biện pháp dạy học tác phẩm trữ tình của Tố Hữu ở THPT theo
hướng tích hợp.
Chương 3: Thiết kế giỏo ỏn thể nghiệm dạy học tỏc phẩm Từ ấy của Tố
Hữu cho HS THPT (Lớp 11- Bộ 2- Chương trình phân ban thí điểm).

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
KHẢO SÁT THỰC TRẠNG DẠY HỌC TÁC PHẨM TRỮ TÌNH
CỦA TỐ HỮU Ở NHÀ TRƯỜNG THPT HIỆN NAY

1. Mục đích khảo sát
Thông qua việc khảo sát để hiểu rõ thực tế cảm thụ, tiếp nhận thơ Tố Hữu
nói chung và bài Từ ấy nói riêng của HS THPT hiện nay. Đồng thời cũng qua việc
kiểm tra kết quả thực tiễn để so sánh, đánh giá hiệu quả của hai cách dạy học: dạy
học thơ Tố Hữu theo hướng tách biệt các phân môn và cách dạy học thơ Tố Hữu,
bài Từ ấy theo hướng tích hợp nhằm khẳng định một cách thuyết phục nhất hướng
dạy học tích hợp hiện nay đang triển khai thí điểm ở một số trường THPT.

2. Tư liệu và phương phỏp khảo sỏt
- Khảo sỏt SGK, SGV, sỏch bài soạn Văn học THPT hiện hành và SGK,
SGV, sỏch bài tập Ngữ văn THPT mới .
- Tìm hiểu các bài soạn của GV THPT về thơ Tố Hữu .
- Trao đổi với giáo viên để tìm hiểu thêm về tình hình dạy- học thơ Tố Hữu
ở trường THPT theo hướng dạy học tách biệt và dạy học tích hợp.
- Tìm hiểu một số bài làm của HS về thơ Tố Hữu.
- Tổng hợp các tài liệu lí luận có liên quan.
3. Quá trình khảo sỏt và kết quả khảo sỏt
3.1. Tỏc phẩm của Tố Hữu trong chương trình SGK
3.1.1. SGK Văn học hiện hành
Chỉ dạy học thơ Tố Hữu ở lớp 12, gồm có 3 bài học chính thức: Bài văn học
sử về tác gia Tố Hữu, bài Việt Bắc (trích), bài Kính gửi cụ NguyễnDu. Và 2 bài đọc
thờm: Mẹ Tơm, Quờ mẹ.
Nhận xột: Sau phần văn bản là phần Chú thích giải thích những từ khó và
phần Hướng dẫn học bài nêu những câu hỏi mang tính chất khái

quát những vấn đề chính trong văn bản. Mỗi bài có 5 câu hỏi hướng dẫn, các
câu hỏi chủ yếu xoay quanh, bó hẹp trong phạm vi văn bản văn học . Rất ít khi có
câu hỏi hướng dẫn HS mở rộng liên hệ, liên kết với các phân môn, bộ môn khác.
Và có chăng cũng chỉ mới dừng lại ở kiến thức văn học. Trong hướng dẫn học bài
của ba bài trên có vài câu hỏi thể hiện sự liên hệ, mở rộng . Chẳng hạn, trong
hướng dẫn học bài của bài “Kớnh gửi cụ Nguyễn Du”(trang 161) có câu hỏi số 4
như sau: “Phõn tích và bình luận những câu thơ sau: Tiếng thơ ai động đất trời/
Nghe như non nước vọng lời ngàn thu/ Nghìn năm sau nhớ Nguyễn Du/ Tiếng
thương như tiếng mẹ ru những ngày. Anh(chị) có biết, trước bài thơ này đã có
những lời đánh giá và ca ngợi nào rất đích đáng về Nguyễn Du? Sự đánh giá của
Tố Hữu trong những câu thơ trên có gì sâu sắc và mới mẻ. ” Hoặc câu hỏi số 2
(trang 161): “Trong đoạn thơ từ câu 2 đến câu 8, tác giả bày tỏ sự thông cảm với
cảnh ngộ và số phận của Thuý Kiều hay của Nguyễn Du? Liên hệ với Truyện Kiều,

cuộc đời Nguyễn Du và thời đại để tìm hiểu và giải thích những câu thơ ấy”.
Tuy cũng đã có những câu hỏi hướng dẫn học bài có sự liên hệ với thời đại,
với hoàn cảnh lịch sử, với bài thơ, bài văn khác cùng nói về một vấn đề nhưng rất
hạn hữu chứ không mang tính thường xuyên. Còn việc kết hợp dạy học giữa ba
phân môn Văn- Tiếng Việt- Làm văn chưa được chú ý đến. Chính vì vậy mà giữa
ba phân môn ít có sự liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau.
3.1.2. Sỏch giỏo khoa mới Ngữ văn
Gồm hai bộ sỏch. Thơ Tố Hữu được học ở lớp 11 và lớp 12.
Bộ 1: Do GS. Trần Đình Sử tổng chủ biên:
- Lớp 11 (tập 2)- Ban KHXH&NV, bài Nhớ đồng- 1 tiết.
- Lớp 12 (tập 1)- Ban KHTN, bài Việt Bắc (trích)- 2 tiết; và một bài đọc
thêm bắt buộc Bỏc ơi.
Bộ 2: Do GS. Phan Trọng Luận tổng chủ biờn:
- Lớp 11 (tập2)- Ban KHXH&NV, bài Từ ấy- 1 tiết.

- Lớp 12: Việt Bắc (trích)- 2 tiết, Bỏc ơi (đọc thờm).
Là một tỏc giả lớn, tiờu biểu cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam, Tố Hữu có
rất nhiều bài thơ hay, rất xứng đáng được dạy được học trong nhà trường phổ
thông. Các nhà biên soạn chương trình SGK đã có sự lựa chọn kĩ càng, hợp lí trong
việc đưa những bài nào vào chương trình và phân bố dạy ở những lớp nào cho phù
hợp. Chẳng hạn việc chọn bài “Từ ấy” thể hiện sự chọn lựa tinh tế, sáng suốt. Từ
ấy là một bài thơ hay trong tập thơ đầu tay của Tố Hữu. Bài thơ là lời tâm nguyện
của một người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng Cách mạng; thể hiện niềm
vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng. Lúc đó,
chàng thanh niên Tố Hữu cũng chỉ mới 18 tuổi, khoảng tầm tuổi của các em học
sinh THPT bây giờ. Trước kia, bài thơ này được học ở lớp 8- SGK cải cách PTCS.
Với HS ở lớp 8, đang ở lứa tuổi thiếu niên, việc hiểu vấn đề lí tưởng, việc lựa chọn
con đường đi đúng đắn được đặt ra trong bài thơ một cách cặn kẽ, thấu đáo là điều
còn hạn chế. Hiện nay, chọn bài này để giảng dạy ở lớp 11 là rất phù hợp bởi bài
thơ có ý nghĩa giáo dục lớn, giáo dục cho các em thanh niên ở lứa tuổi này bài học

đúng đắn về lí tưởng, về lẽ sống là điều hết sức cần thiết, nhất là trong xã hội hiện
tại có nhiều cám dỗ, nhiều cạm bẫy. Đã có không ít em ở lứa tuổi này đi lệch
hướng, sai đường, hoặc cảm thấy bế tắc, chán nản. Không những thế, bài thơ Từ
ấy còn là bài thơ đẹp về những hình ảnh tươi sáng, rực rỡ, các biện pháp tu từ và
ngôn ngữ giàu nhạc điệu.
Ở SGK Ngữ văn mới bộ 2, có sự hướng dẫn HS học tập rất cụ thể, kĩ càng.
Sau mỗi tên bài là các mục: Kết quả cần đạt (Ghi những điều cơ bản HS cần phải
nắm được khi học tỏc phẩm), mục Tiểu dẫn (Giới thiệu về tỏc giả và hoàn cảnh ra
đời của tỏc phẩm), mục Văn bản (Ghi văn bản mà HS sẽ được học),
mục Chúthích(Giải thích những từ khó trong văn bản), mục Đọc- Hiểu (Đưa ra
những câu hỏi hướng dẫn, định hướng HS tìm hiểu văn bản), mục Ghi nhớ (Ghi
những ý chính về nội dung, nghệ thuật mà văn bản

chứa đựng), cuối cùng là mục Luyện tập (Giao các bài tập, các câu hỏi để
HS thực hành sau khi học xong văn bản, tác phẩm . Ở mục này các tác giả chương
trình luôn chú ý đến việc rèn luyện kĩ năng viết văn cho HS gắn với những kiểu
làm văn tương ứng trong chương trình hoặc những kiểu làm văn mà HS đã được
học ở các lớp dưới . Ví dụ: “Trong ba khổ thơ của bài “Từ ấy”, chọn một khổ mà
anh (chị) cho là hay nhất. Viết một đoạn văn thể hiện cảm nghĩ của mình về khổ
thơ ấy)
Cỏch đưa ra và sắp xếp cỏc mục trong một văn bản; rồi những cừu hỏi
phần Đọc- Hiểu, phần Luyện tập đã thể hiện rõ tinh thần tích hợp. Học văn bản
Văn học, HS có thể kết hợp được với phần Tiếng Việt và phần Làm văn một cách
nhuần nhuyễn; học văn bản Văn học, HS tìm hiểu được cả về mặt lí luận văn học,
văn học sử, hoặc có thể liên hệ, kết hợp với các môn học khác như Lịch sử, Địa
lí, Giáo dục công dân , … Cách học như vậy giúp HS hiểu văn bản một cách sâu
sắc, cặn kẽ hơn và HS sẽ có cái nhìn liên môn, xuyên môn chứ không bó hẹp,
khép kín trong phạm vi văn bản văn học như cách dạy học theo hướng cũ .
Hướng dẫn học tập như SGK mới Ngữ văn cũng sẽ giúp HS có ý thức tự học, tự
tìm hiểu và HS được đặt đúng vị trí của mình , HS là chủ thể tiếp nhận, chủ thể

nhận thức, HS chủ động trong quá trình học tập và phát huy được sự sáng tạo của
mình. Và có như vậy, HS mới có cơ hội để giải bày, để thể hiện những suy nghĩ,
xúc cảm, cảm nhận của cá nhân về TPVC.
3.2. Khảo sỏt Bài soạn của giỏo viờn về thơ Tố Hữu được học trong chương
trình THPT
3.2.1. Cỏc bài soạn theo SGK hiện hành
(Xem phụ lục số 1)
Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều giáo án và nhận thấy rằng: Phần lớn
các giáo án soạn còn sơ sài, vẫn còn tồn tại nhiều câu hỏi tái hiện; số lượng câu hỏi
nêu vấn đề, câu hỏi liên hệ, mở rộng rất ít được sử dụng, thậm chí ở một số giáo án
không có loại câu hỏi này. Nhìn chung hệ thống

câu hỏi chưa được quan tâm chú ý đúng mức nên chất lượng bài soạn và tiết dạy
học chưa cao. Giáo án của GV đôi khi giống như một bản đề cương để thầy thuyết
giảng, truyền thụ những cái hay, cái đẹp của tác phẩm mà thầy tâm đắc chứ chưa
thể hiện rõ được công việc làm của HS. Giáo án, bài dạy chưa có được sự kết hợp
giữa các phân môn, bộ môn như yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
kết hợp của SGK hiện hành. Vì vậy vẫn chưa hoàn toàn khắc phục được tình trạng
thầy diễn giảng, thầy cảm thụ hộ còn HS nghe và ghi chép theo. HS chưa thực sự
có được những hoạt động bên trong một cách tích cực và sự tự ý thức, tìm tòi,
chiếm lĩnh các đơn vị kiến thức ở các em còn hạn chế, sự sáng tạo ở HS hầu như
rất hiếm. Những kiến thức các em lĩnh hội được phần lớn cũng chỉ bó hẹp trong
phạm vi của bài học, tiết học mà thiếu đi sự so sỏnh, liờn hệ, mở rộng sang những
vấn đề, những khía cạnh có liên quan.
Có một số giáo án soạn rất dài và kĩ lưỡng, nhưng chủ yếu vẫn là phụ
thuộc và trung thành một cách tuyệt đối vào SGV, sách bài soạn, chứ chưa có ý
tưởng riêng của bản thân. Cũng có những giáo án thể hiện sự chuẩn bị công phu,
những ý tưởng sáng tạo của GV và có những câu hỏi liên hệ, gắn kết với các vấn
đề có liên quan đến đơn vị kiến thức bài học, nhưng số lượng giáo án này chiếm rất
ít.

Để minh chứng cho những điều nói trên, chúng tôi đưa ra hai giáo án
của các GV Trường THPT Quảng Xương I và Trường THPT Quảng Xương II Tỉnh
Thanh Hoá.
3.2.2. Các bài soạn SGK mới Ngữ văn theo hướng tích hợp.
(Xem phụ lục số 2 )
Qua việc khảo sỏt giỏo ỏn của một số GV cỏc trường
THPT trờn địa bànHà Nộiđược triển khai dạy thí điểm SGK mới Ngữ văn theo
hướng tích hợp, chúng tôi nhận thấy phần lớn các GV vẫn đang dạy theo cách cũ
lâu nay: vẫn là dạy tác phẩm chỉ bó hẹp trong văn bản văn học; ít hướng dẫn cho
HS thói quen, kĩ năng liên hệ, mở rộng sang những vấn đề có liên

quan. Có những tiết dạy GV vẫn còn thuyết giảng nhiều, dẫn đến tình trạng
HS ít được làm việc, ít có cơ hội được bày tỏ chính kiến của bản thân; những kiến
thức ngoài văn bản, những cách hiểu riêng của cá nhân các em ít được GV quan
tâm tới.
Chúng tôi có phỏng vấn một số GV và nhận được những câu trả lời đại loại
tương tự như nhau rằng : “Tớch hợp là một vấn đề mới, cách dạy học theo hướng
tích hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn nhưng cũng khó hơn, chúng tôi nghĩ cần phải
có thời gian để GV và HS thích nghi dần dần” hoặc: “Tụi nghĩ, đây mới chỉ là
SGK thí điểm, chưa phải là chương trình để triển khai dạy chính thức trong toàn
quốc, sẽ còn đang có sự thay đổi, chỉnh sửa, nên ngại đầu tư thời gian và công sức
vào việc soạn giáo án kĩ lưỡng, công phu” v v Chính vì những lý do như vậy mà
họ chưa có sự đầu tư cần thiết cho việc soạn bài cũng như việc tìm tòi, tham khảo
các tài liệu về dạy học tích hợp.
Một số ít GV đã bước đầu ý thức được việc dạy học, soạn bài theo tinh thần
tích hợp nhưng mới chỉ dừng lại ở chỗ chủ yếu soạn theo những gì sách GV đã gợi ý
chứ chưa có sự tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo của bản thân và nhiều khi sự tích hợp
mà họ thể hiện trong giáo án của mình có chỗ cũng chưa được rõ ràng, sâu sắc, đang
còn gượng ép hoặc chung chung và hời hợt. Hơn nữa, hệ thống câu hỏi để dẫn dắt,
khơi gợi, định hướng cho HS chưa được quan tâm nhiều. Tuy vậy, nhưng chúng tôi

thiết nghĩ đó đã là một bước khởi đầu đáng ghi nhận dù rằng nú mới chỉ dừng lại ở
một mức độ rất khiêm tốn. Bởi dạy và học theo hướng tích hợp còn rất lạ lẫm, rất
mới mẻ đối với GV và HS phổ thông. Chúng ta cũng cần phải cho họ thêm thời gian
và cần kiên trì chờ đợi sự làm quen, sự thích nghi dần dần của họ.
Nhìn chung, chúng tôi đã khảo sát rất nhiều giáo án của các GV. nhưng
trong khuôn khổ đề tài một luận văn, chúng tôi không thể đưa vào tất cả các giáo
án đó. Chúng tôi tiến hành tổng hợp, phân loại các giáo án

lặp lại những kiến thức là điều không thể tránh khỏi. Bởi có khi biết là việc
nhắc đi nhắc lại một đơn vị kiến thức nào đấy là không cần thiết, mất thời gian nhưng
giáo viên cũng không giám tự tiện cắt bỏ chương trình.
4.3. Dạy học tách biệt các phân môn dẫn đến tình trạng GV và HS tiếp cận tác
phẩm của Tố Hữu một cách phiến diện, thiếu cái nhìn tổng thể
Bản thân TPVH là một chỉnh thể nghệ thuật, chất liệu làm nên TPVH là
ngôn từ. Và trong bất cứ một TPVH nào tác giả cũng chú trọng đến việc diễn đạt,
sắp sếp các chi tiết, diễn biến theo một trình tự nhất định với mục đích tác phẩm sẽ
thể hiện được ý đồ sáng tác nghệ thuật của mình. Trong một tác phẩm văn học hàm
chứa kiến thức của nhiều phân môn: Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn, kiến thức ngoài
tác phẩm có liên quan, kiến thức của các bộ môn khác như lịch sử, địa lý, kiến thức
về văn hoá- xã hội. Chính vì vậy mà khi dạy học TPVH nếu ta quá thiên lệch về
một hướng tiếp cận nào đó hoặc chỉ bó hẹp nú trong khuôn khổ của kiến thức văn
học là một việc làm phiến diện.
Bên cạnh những hạn chế trên, hướng dạy học tách rời các phân môn thuộc
môn Ngữ văn cũng có những ưu điểm nhất định mà chúng ta không thể không thừa
nhận.
SGK môn Văn- Tiếng Việt chương trình THPT sau nhiều lần cải cách, chỉnh
lí đã mang lại nhiều sự thay đổi. Và hướng dạy học sách chỉnh lí đó là dạy cả ba
phân môn theo hướng kết hợp, các kiến thức của từng phân môn liên hệ chặt chẽ
hơn nhưng khi dạy vẫn dạy độc lập các phân môn. Cách dạy này mang lại nhiều
thuận lợi cho GV khi lên lớp, GV có thể yên tâm dạy từng phân môn riêng biệt và

dễ dàng hơn trong việc cung cấp cho HS đầy đủ, hệ thống tri thức theo yêu cầu của
từng phân môn đặt ra. Nói về vấn đề này, TS. Đỗ Ngọc Thống đã khách quan đưa
ra nhận định: “Dạy học theo hướng kết hợp có ưu điểm là đảm bảo được tính độc
lập của phân môn, đáp ứng và giải quyết được nhiều vấn đề do phân môn khoa học
tương ứng đặt ra. Ví dụ, với tư cách một phân mụn độc lập, Tiếng Việt sẽ

tạo ở phổ thông hiện nay. Đó là những ưu điểm mang tính chất khách quan
trong quá trình thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo theo hướng tích hợp. Bên cạnh
đó, việc dạy học theo hướng tích hợp còn thể hiện những ưu điểm mang tính chất
chủ quan, nú có khả năng tác động mạnh mẽ đến quá trình hoàn thiện các năng lực,
kĩ năng và nhân cách cho HS.
1.2.1.2. Vai trò của dạy học tích hợp trong việc rèn luyện tư duy sáng tạo cho HS .
Tính sáng tạo là phẩm chất đặc biệt của con người. Nú xuất phát từ nhu cầu
được đổi mới, được phát triển của con người. Mỗi một khi con người và xã hội tồn
tại thì cũng có nghĩa là còn sự đổi mới. Đổi mới như là thuộc tính bản chất của con
người. Nú như một quá trình bất tận, không bao giờ kết thúc và trở thành nhu cầu,
động lực của sự sáng tạo. Tính sáng tạo không dành riêng cho một số ít người mà
là của mọi người. Tuy rằng ở mỗi người, nú thể hiện ở một mức độ khác nhau và từ
những động cơ khác nhau. Song tính sáng tạo không phải ngẫu nhiên mà có, nú chỉ
có ý nghĩa thực sự khi nú là sản phẩm của quá trình tư duy sáng tạo. Sự sáng tạo
chỉ có được khi bản thân con người có sự đầu tư thích đáng về trí tuệ, công sức,
tâm hồn, Muốn có một ý tưởng sáng tạo, con người phải trải qua một quá trình tư
duy và muốn ý tưởng đó trở thành hiện thực chỉ tư duy không thôi chưa đủ mà phải
có tư duy sáng tạo. Vì vậy, tính sáng tạo là một thuộc tính tất yếu, một phẩm chất
đặc biệt của con người. Tác giả Carl Roger cho rằng: “cỏi chính yếu của sự sáng
tạo là sự mới mẻ của nú, và bởi thế chúng ta không có tiêu chuẩn qua đó có thể xét
đoán nú”. Theo định nghĩa trong từ điển Tiếng Việt thì: “sỏng tạo là tìm ra cái mới,
cách giải quyết mới, không bị gò bó, phụ thuộc vào cái đó cú”. Còn M. E. Wilson
lại quan niệm: “Sỏng tạo là quá trình mà kết quả là tạo ra những kết hợp mới cần
thiết từ các ý tưởng, dạng năng lượng, các đơn vị thông tin, các khách thể hay tập

hợp của hai, ba các yếu tố nêu ra. Kết hợp này gồm hoặc được tạo ra từ những cái
gì là điều không quan trọng. Trong định nghĩa của chúng tôi, từ

vực nào họ cũng vững vàng; cũng có những đóng góp, cống hiến nhất định cho
đất nước, cho xã hội.
Những thành tựu của lý thuyết tiếp nhận còn giúp chúng ta giải thích
nguyên lý của quá trình cảm thụ TPVC. Một văn bản để trở thành một TPVH có
ý nghĩa và có tuổi thọ trường tồn theo thời gian nhất định
mình, điều quan trọng ở đây là ý nghĩa, nội dung của lời nói. Lời nói khi
thành lời thơ phải khác. Ở đây âm thanh, vần luật, nhịp điệu có tầm quan
Hãy đọc kĩ và phân tích bất kì một bài thơ nào của Tố Hữu, chúng ta cũng
nhận thấy rõ rằng thơ ông hội tụ rất nhiều mối quan hệ kiến thức như quan hệ với
tiếng Việt, Làm văn, Lí luận văn học, Lịch sử, Địa lí, Âm nhạc,
- Nước đi ra biển lại mưa về nguồn. (Tản Đà)
Mừy đi mừy vẫn nhớ hồi về non. (Tố Hữu)
2. Nghệ thuật:
- HS thấy được bút pháp lãng mạn, nét đặc sắc nổi bật trong nghệ thuật thơ
Tố Hữu ở chặng ban đầu.
HS trả lời đảm bảo được các ý: Các hình ảnh ẩn dụ được kết hợp với các
động từ bừng, chói diễn đạt cỏi mạnh, cỏi cao độ. Bừng chỉ ỏnh sỏng
Khoa học hiện đại vừa phân hóa cao vừa tích hợp chặt chẽ. Phân hóa cao để
nghiên cứu chuyên sâu, tích hợp chặt chẽ để giải quyết các nhiệm vụ thực tiễn.
Đáp ứng yêu cầu đó, đề tài của chúng tôi là sự cụ thể húa và thể hiện tập trung của
tư tưởng tích hợp và xuyên môn của khoa học phương phỏp trong dạy học văn ở
trường THPT. Tức là đi vào giải quyết mối liên
- Dạy học theo hướng tích hợp, giúp HS biết cách chọn lọc và vận dụng tri
thức kĩ năng của ba phân môn vào tình huống có nghĩa: Xác định được mức độ
quan trọng của các đơn vị kiến thức (kiến thức cơ bản, kiến thức nâng cao, kiến
thức quan trọng, kiến thức ít quan trọng hơn). Xác định các năng lực cơ bản cần
hình thành và rèn luyện cho HS (nhận biết, giải

nghiên cứu SGK, SGV, Sách bài tập và các tài liệu tham khảo có liên quan
đến vấn đề tích hợp, liên quan đến bài học. Học TPVH theo hướng tích
- Tổ chức được nhiều đợt tập huấn, học chuyên đề về SGK mới và dạy học
văn, Ngữ văn theo hướng tích hợp cho các GV phổ thông, nhất là GV THPT.
7. Nguyễn Văn Đường- Cần nhận thức đúng một số vấn đề trong dạy học ở THCS
hiện nay- Tạp chí NCGD số 4/2002.
25. Hoàng Ngọc Hiến- Văn học và học văn- NXB Văn học- 1999.
43. Hoàng Thị Tố Nga- Rốn luyện tư duy sỏng tạo cho học sinh trong giờ học
TPVC ở THCS- Luận văn Th. S 2003.
44. Nguyễn Kim Phong và Lờ Lưu Oanh tuyển chọn, biờn soạn- Tố Hữu- Nhà văn
và tỏc phẩm trong Nhà trường- NXBGD 2001.
59. Nhiều tỏc giả- Nguyên lí lí luận văn học- NXB viện Văn học- 1962.
60. Chế Lan Viờn – Thơ Tố Hữu, suy nghĩ và bình luận – NXB Văn học, HN 1970.
I. Cảm nhận chung về bài thơ.
GV: cho HS đọc và nêu cảm nhận về giọng điệu, không khí, kết cấu, cấu tứ?
- Đại từ ta là ngôi 1, trong bài có khi chỉ chung.
GV: Bao trùm tâm trạng kẻ đi người ở là gì?
- Việt Bắc là khúc hát ân tình chung của những người cách
mạng, những người Việt Nam kháng chiến, của cả dân tộc
qua tiếng lòng tác giả.
thơ được sỏng tỏc trong hoàn cảnh nào?

Tố Hữu đi vào cỏc tỉnh miền Trung, nhừn
dịp 200 năm ngày sinh Nguyễn Du .
- In trong tập Ra trận (1972).
• 4 khổ thơ tiếp: Tưởng nhớ, cảm thông và sự đánh giá
Nội dung 4 khổ thơ
tiếp là gì?
đầy trân trọng và biết ơn đối với Nguyễn Du.




Bài thơ hoài niệm về người xưa nhưng hoàn toàn
không phải là thơ hoài cổ mà vẫn là thơ thời sự. Nhà
thơ đứng từ hiện tại mà cảm nhận

×