PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Xuất phát từ yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo là một mục tiêu quan trọng
của sự nghiệp đổi mới giáo dục hiện nay ở nước ta, trong đó đổi mới phương
pháp dạy học được coi là mét trong những nhiệm vụ chiến lược. Dựa trên
quan điểm trên,trong mấy thập kỷ gần đây, các nhà tâm lí học và các nhà giáo
dục học có xu hướng đưa ra những phương pháp khoa học mang tính khái
quát cao, có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính tích cực, chủ động và sáng
tạo của học sinh để vận dụng trong dạy và học nhiều môn ở nhà trường.
Lý thuyết Graph là mét trong những phương pháp khoa học có tính
khái quát cao như thế. Đây là một hướng nghiên cứu quan trọng trong lí luận
dạy nói chung và trong dạy học sinh học nói riêng và đây cũng là một gợi ý
để thúc đẩy chúng tôi nghiên cứu, tìm hiểu lí thuyết và ứng dụng lí thuyết này
vào dạy học sinh học ở trường THPT. Tuy lÝ thuyết này không phải là vạn
năng nhưng chúng ta hy vọng rằng nó sẽ được sử dụng phù hợp với các
phương pháp dạy học tích cực khác để đa dạng hoá hoạt động nhận thức và
gây hứng thú học tập cho học sinh. Đổi mới phương pháp dạy học trong nhà
trường luôn là một đòi hỏi cấp bách của thực tiễn giáo dục, việc sử dụng
graph vào dạy học sinh học sẽ tạo điều kiện rộng rãi để mỗi giáo viên có cơ
sở tìm tòi phương pháp dạy học mới góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
2. Xuất phát từ thực trạng dạy và học hiện nay
Giờ học sinh học từ trước đến nay vẫn là giảng dạy theo phương pháp
truyền thống, học sinh chủ yếu là thụ động trong việc tìm tòi kiến thức có sẵn
nên học sinh thiếu tính tích cực, chưa hứng thú học tập môn này. Đặc
biệt,sinh học là môn khoa học gắn bó thiết thực với thực tế nhưng học sinh
chưa biết áp dụng kiến thức sinh học vào thực tiễn. Do đó, việc nghiên cứu
tìm cách đưa các phương pháp dạy học nói chung và phương pháp Graph nói
riêng vào dạy học sinh học nhằm phát huy tính tích cực và năng lực học tập
của học sinh, tạo cho các em có cơ hội để tìm tòi độc lập nhận thức và hệ
thống hoá kiến thức là hết sức cần thiết .
3. Xuất phát từ tầm quan trọng của kiến thức sinh thái học trong chương
trình sinh học phổ thông.
Sinh thái học với sắc thái môi trường mang tính toàn cầu đang được
nhân loại hết sức quan tâm với hiện trạng môi trường và nguồn tài nguyên
đang suy giảm nghiêm trọng, nên việc rèn luyện nâng cao ý thức bảo vệ môi
trường của mọi người nói chung và học sinh nói riêng là mối quan tâm
lớntrong cộng đồng. Hơn nữa, sinh thái học mang tính tầng bậc rõ ràng mà
graph lại có điểm mạnh trong việc thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố tầng
bậc Êy. Vì vậy sử dụng
graph vào dạy học sinh thái học sẽ có nhiều lợi thế. Là một giáo viên
dạy môn sinh học ở THPT, tôi rất quan tâm đến vấn đề này, do đó tôi chọn đề
tài: “SỬ DÔNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH TRONG DẠY HỌC PHẦN
SINH THÁI HỌCTHPT”.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Nghiên cứu cơ sở lí thuyết, xây dựng các graph và vận dông vào quá
trình dạy bài lên lớp và bài ôn tập phần sinh thái sinh học lớp 12, nhằm tích
cực hóa hoạt động học tập của học sinh, qua đó góp phần nâng cao chất
lượng hiệu quả của việc dạy và học phần sinh thái học.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1. Khách thể nghiên cứu
Học sinh lớp 12 THPT và giáo viên sinh học ở mét sè trường THPT tỉnh
Ninh Bình.
2. Đối tượng nghiên cứu
Lí thuyết Graph, Graph nội dung, vận dụng Graph nội dung vào
dạyphần sinh thái học trong chương trình sinh học 12.
IV.NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
1. Hệ thống hoá cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Graph trong
dạy học sinh học.
2. Phân tích nội dung, xác định mục tiêu dạy học phần sinh thái họctrong
chương trình sinh học 12.
3. Xây dựng hệ thống Graph trong phần sinh thái học 12.
4. Nghiên cứu, đề xuất sử dông Graph thiết kế giáo án phần sinh thái
học12 cho việc dạy bài mới và bài ôn tập chương.
5. Thực nghiệm sư phạm của việc sử dụng phương pháp Graph trong dạy
bài mới, bài ôn tập để đánh giá tính khả thi của giả thiết.
V. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Sử dụng Graph trong dạy học bài mới và bài ôn tập chương phần sinh
thái học trong sinh học 12, qua các khâu của quá tình dạy học ở mét sè
trường THPT tỉnh Ninh Bình.
VI. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Nếu sử dụng Graph hợp lí vào các khâu của quá trình dạy học thì hiệu
quả thu nhận tri thứcphần sinh thái học sẽ tăng lên.
VII. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết - Nghiên cứu lí thuyết graph, các
giáo trình lí luận dạy học, sách giáo khoa và các tài liệu có liên quan.
1. Phương pháp điều tra
- Dù giờ, trao đổi trực tiếp với giáo viên, tham khảo ý kiÕn, các giáo án của
giáo viên.
2. Phương pháp thực nghiệm:
- Đánh giá mức độ xây dựng graph.
- Kiểm tra, đánh giá hiệu quả của việc vận dụng phương pháp graph vào dạy
học.
VIII.ĐÓNG GÓP VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
1. Đề xuất cơ sở lí luận và ứng dụng phương pháp Graph trong dạy học
phần sinh thái học.
2. Xây dựng hệ thống Graph phần sinh thái học trong sinh học 12.
3. Sử dụng Graph vào mét sè bài lên lớp và bài ôn tập sinh thái học
trong sinh học 12 để nâng cao chất lượng trí dục của học sinh.
4. Xây dựng mét sè giáo án dạy phần sinh thái học để thực nghiệm sư
phạm và có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên THPT.
5. Đánh giá hiệu quảcủa việc sử dụng phương pháp Graph qua
thựcnghiệm sư phạm.
IX. LỊCH SỬ CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thế giới
Lí thuyết Graph - còn được gọi là lí thuyết sơ đồ được ra đời từ hơn
250 năm trước, khi mới ra đời lí thuyết này chủ yếu nghiên cứu giải quyết
những bài toán có tính chất giải trí và tiêu khiển. Vào thời điểm đó, lí thuyết
graph chỉ là mét bộ phận nhỏ của toán học, nó chưa thu hút được sù chú ý của
các nhà khoa học nên thành tựu về graph chưa nhiều. Mãi cho đến những
năm 30 của thế kỷ XX, khi toán học ứng dụng và lí thuyết đồ thị phát triển
mạnh, thì lí thuyết graph mới được thực sự xem là một ngành toán học riêng
biệt [2].
Năm 1965 - 1966, nhằm mục đích giúp học sinh có được một phương
pháp tư duy và tự học mang tính khái quát nhất, đạt hiệu quả cao nhất, nhà sư
phạm người Nga L. N.Lanđa đã tiến hành thực nghiệm chuyển hoá phương
pháp algôrit của toán học thành phương pháp dạy học chung cho nhiều bộ
môn khoa họctrong nhà trường.Có thể nói, L. N. Lanđa đã trở thành mét
trong những người mở ra mét hướng đi mới trong việc dạy học, đó làtìm cách
chuyển hoá những phương pháp nghiên cứu khoa học mang tính chính xác,
khái quát cao thành những phương pháp dạy học có hiệu quả trong nhà
trường phổ thông.
Tõ thời điểm đó, nhiều nhà khoa học Nga , Đức, Pháp, Thuỵ Sĩ lần
lượt cho ra đời những công trình nghiên cứu về lí thuyết graph và ứng dụng
của nã trong mọi mặt của đời sống xã hội hiện đại Chính những công trình
này và tên
tuổi của các nhà khoa học có uy tín đó đã tạo nên một diện mạo mới
cho lí thuyết graph, đặc biệt là việc đưa lí thuyết này vào ứng dụng trong đời
sống xã hội.
Sau L. N. Lan đa, A. M. Xôkhov được nhìn nhận như mét trong những
người đầu tiên vận dông lí thuyết graph, đặc biệt là những nguyên lí về xây
dựng mét graph định hướng cho việc dạy học
Tiếp tục kết quả nghiên cứu của A. M. Xokhov và mở rộng hơn, năm
1967, V. X. Poloxin đã dùng graph để diễn tả trực quan tiến trình một giờ dạy
học thông qua việc phân tích tiến trình giảng dạy một bài hoá học ở nhà
trường phổ thông.
Và cho tới thời điểm này, ở nhiều nước khác nhau trên thế giới, các
công trình nghiên cứu về graph cũng như tìm hiểu và ứng dụng graph trong
dạy học ở tất cả các bộ môn- cả khoa học tự nhiên và khoa học xã hội xuất
hiện ngày càng nhiều với số lượng ngày càng lớn với chất lượng ngày càng
sâu sắc.
1. Trong nước:
Ở Việt Nam, giáo sư Nguyễn Ngọc Quang là nhà sư phạm đầu tiên
nghiên cứu việc vận dụng lí thuyết graph vào dạy học nói chung và dạy
hoáhọc nói riêng. Theo ông, sở dĩ có thể chuyển graph của lí thuyết toán
thành graph trong dạy học là vì graph có ưu thế đặc biệt trong việc mô hình
hoá cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, lại vừa có tính trực
quan, cụ thể .
Năm 1984, trên cơ sở tiếp thu những thành tựu nghiên cứu khoa học
của GS Nguyễn Ngọc Quang, nhà giáo Phạm Tư đã có “Dùng graph nội
dung của bài lên lớp để dạy học chương “Nitơ - Phốt pho” ở lớp 11 trường
THPH”[53]. Đây là công trình đầu tiên tìm hiểu một cách sâu sắc việc sử
dụng graph để dạy học. Trong đó, tác giả đã trình bày khá đầy đủ những cơ
sở lí luận của việc chuyển hoá từ phương pháp nghiên cứu khoa học thông
qua việc xử lí sư phạm để trở thành phương pháp dạy học.
Sau đó, vào năm 2003, TS Phạm Tư đã cho công bố liên tiếp hai bài
báo: “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng giờ
giảng” và “Dạy học bằng phương pháp graph góp phần nâng cao chất lượng
học tập, tự học” nhằm mục đích khẳng định hiệu quả của graph trong việc
nâng cao chất lượng dạy học và đổi mới phương pháp dạy họcNhư vậy, tác
giả Phạm Tư đã góp thêm một tiếng nói khẳng định tính hiệu quả của việc sử
dụng graph trong dạy học và công trình là một bằng chứng xác nhận tính khả
thi của việc chuyển hoá phương phápnghiên cứu khoa học thành phương
pháp dạy học trong nhà trường.
Gần đây những công trình nghiên cứu về lí thuyết graph và ứng dụng
của nó đã được nhiều tác giả quan tâm. Năm 2000, Phạm Thị My với “Ứng
dông lí thuyết graph xây dựng và sử dụng sơ đồ để tổ chức hoạt động
nhậnthức của học sinh trong dạy học sinh học ở THPT” (luận văn thạc sỹ).
Năm 2002, Phạm Minh Tâm đã nghiên cứu “Sử dụng graph vào dạy
học địa lí lớp 12 THPT”.Trong đó, tác giả đã xác lập một hệ thống các graph
dạy học địa lí 12 và bước đầu đề xuất mét sè cách thức cơ bản để áp dụng hệ
thống này vào thực tiễn dạy học nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy học.
Năm 2003, Vò Thị Thu Hoài với “Sử dụng phương pháp graph kết hợp
với mét sè biện pháp nâng cao chất lượng giờ ôn tập tổng kết Hoá học lớp 10
THPT” (luận văn thạc sỹ). Trong đó, tác giả đã chú ý đến việc thiết kế các
graph nội dung và graph phương pháp các bài ôn tập - tổng kết và đề ra mét
sè biện pháp thực hiện nâng cao chất lượng bài ôn tập tổng kết.
Năm 2004, Nguyễn Thị Ban nghiên cứu “ Sử dụng Graph trong dạy
học Tiếng Việt cho học sinh THCS”.
Năm 2005, Nguyễn Phúc Chỉnh đã nghiên cứu “Nâng cao hiệu quả dạy
học giải phẫu sinh lí người ở THCS bằng áp dụng phương pháp Graph”, tác
giả đã thiết kế được các graph nội dung và graph hoạt động, từ đó thiết kế hệ
thống graph nội dung dạy học giải phẫu sinh lí người. Ông cũng đã đưa ra
được mét sè hình thức sử dụng graph trong dạy học giải phẫu sinh lí
ngườinâng cao chất lượng dạy môn học.
Nếu như ban đầu lí thuyết graph chủ yếu được ứng dụng trong giảng
dạy môn Hoá học thì nay việc áp dụng lí thuyết này đã mở rộng ra nhiều môn
khoa học khác nhau được dạy trong nhà trường, các tác giả đã dùng lí thuyết
toán học này trong nhiều bộ môn khác nhau. Nh vậy, chúng ta thấy việc vận
dụng lí thuyết graph vào quá trình dạy học ở Việt Namtõ lâu đã được các nhà
giáo dục học quan tâm nghiên cứu và đưa nó vào thực tế giảng dạy. Tuy
nhiên đến nay việc sử dụng graph để dạy học vẫn chưa được ứng dụng ở diện
rộng và chưa thực sự trở thành phương pháp dạy học phổ biến, đặc biệt là
trong môn sinh học. Ở môn Sinh học nghiên cứu về graph có thể nói mới chỉ
có thầy Nguyễn Phúc Chỉnh là người đầu tiên nghiên cứu và vận
dụng phương pháp graph để soạn giảng từng phần kiến thức bài giảng sinh
họccụ thể và đây là những gợi mở góp phần cho chúng tôi định hướng bắt
đầu cũng như hiểu biết khái quát về graph và sử dụng nã để dạy học trong
nhà trường.
Như vậy, trên cái nền chung Êy, chúng tôi nghiên cứu và đề xuất thêm
vấn đề mới, triển khai những vấn đề đặt ra trong nội dung luận văn. Với đề
tài đã lựa chọn này, chúng tôi mong muốn được góp phần vào việc cải tiến
phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học sinh học nói riêng
một cách có hiệu quả.
X. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN:
Luận văn gồm 95 trang, ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn còn
có 3 chương:
Chương I: Khái quát về lí thuyết graph và việc vận dụng phương pháp Graph
vào quá trình dạy học ở trường THPT.
Chương II: Xây dựng và sử dông Graph vào dạy học phần sinh thái học 12.
Chương III: Thực nghiệm sư phạm.
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUÁT VỀ LÍ THUYẾT GRAPH VÀ VIỆC VẬN
DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAPH VÀO QUÁ TRÌNH DẠY HỌC Ở
TRƯỜNG THPT HIỆN NAY.
I. Khái quát về lí thuyết Graph:
Khi mới xuất hiện, Graph là một thuật ngữ toán học được hiểu là một
tập hợp hữu hạn các điểm (các đỉnh) cùng với tập hợp các đoạn đường cong
hay thẳng (các cạnh) nhưng đến thời điểm hiện nay, Graph đã được sử dụng
rộng rãi và trở thành tên gọi chung, khá quen thuộc của nhiều ngành khoa
học. Ở nước ta, trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học, các nhà khoa
học thường sử dụng tên gọi GRAPHtheo cách phiên âm và viết là Graph
thay cho cách dịch định nghĩa, chuyển nghĩa như đã dùng trước đây. Chữ
Graph được dịch nghĩa là sơ đồ hay mạng, mạch.Cách gọi sơ đồ graph (gọi
tắt là graph) là cách gọi có phần xa lạ đối với giáo viên vì đây là cách phiên
âm tiếng nước ngoài, chưa được quen với việc dạy học trong nhà trường. Tuy
nhiên, cách dùng tên gọi graph lại thuận lợi hơn trong công việc nghiên
cứu và nó giúp các nhà khoa học có được một cách hiểu chung và thống nhất
cho cùng mét tên gọi, việc nghiên cứu sẽ trở nên hiệu quả hơn. Chính vì vậy,
trong luận văn, chúng tôi còng xin được dùng tõ graph mà các nhà nghiên
cứu thường sử dụng mà không dịch nghĩa chuyển sang tiếng Việt. Còn trong
giảng dạy ở nhà trường phổ thông, giáo viên vẫn có thể dùng tên gọi sơ đồ
mạng thay cho tên gọi graph được dùng trong nghiên cứu khoa học.
I-1.Khái niệm “graph”:
Theo cách hiểu của lí thuyết toán, graph là một tập hợp số lượng hữu
hạn các đỉnh và cung có đầu mút tại các đỉnh đó, mỗi cạnh nối 2 đỉnh khác
nhau được nối bằng nhiều nhất là một cạnh.
I-2.Đặc điểm của graph:
I-2.1. Tính khái quát và tính hệ thống:
Graph là sơ đồ thể hiện toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay
mét chương, mét phần. Khi nhìn vào graph ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung
kiến thức chọn lọc nhất, cơ bản và quan trọng nhất của bài lên lớp thể hiện
được rõ ràng trọng tâm của từng phần và của cả bài. Sơ đồ graph chủ yếu là
sơ đồ hình cây, đó là một cây kiến thức được sắp xếp theo thứ tự, từng
bậc,nêu lên trình tự kiến thức của bài học từ đầu đến kết thúc. Sơ đồ đó thể
hiện những kiến thức trọng tâm mà
Còn phương pháp học là phương pháp nhận thức, là “phương pháp
chiếm lĩnh các khái niệm khoa học phản ánh đối tượng của nhận thức, biến
các hiểu biết của nhân loại thành học vấn của bản thân
II-1.3. Phương pháp graph dạy học:
Xét từ góc độ phương pháp dạy học, graph trong nghiên cứu toán học
có thể chuyển hoá thành phương pháp dạy học thông qua việc xử lí sư phạm.
Việc tìm tòi phương pháp khoa học thường bắt đầu từ việc nghiên cứu
phương pháp tìm tòi khoa học của các nhà nghiên cứu
Cùng với các phương pháp dạy học khác, phương pháp graph chịu sù chi
phối của mục đích và nội dung dạy học. Về phía người dạy, có thể hiểu
phương pháp graph là hệ thống những cách thức, biện pháp giáo viên sử dụng
để kết quả nội dung bài học thành mét graph dạy học nhằm đạt được mục
đích dạy học. Về phía người học, graph còn là con đường dẫn học sinh chiếm
lĩnh một cách hiệu quả nội dung bài học, trên cơ sở đó đạt được mục đích học
tập, hình thành được phương pháp nhận thức khoa học cho bản thân
II-2. Các bước lập graph nội dung:
Trước hết, giáo viên cần nghiên cứu nội dung chương trình giảng
dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có khả năng lập graph nội
dung. Mỗi loại kiến thức sẽ có một loại graph tương ứng. Sự lựa chọn đó là
cần thiết vì không phải bài học nào cũng có thể lập được graph nội dung và
graph nội dung các kiến thức khác nhau mang tính đặc thù. Sau đó, thiết kế
graph nội dung theo các bước sau:
Không hợp
lí
Hợ
p lí
Bước 1: Xác định các đỉnh của graph :
Bước 2: Thiết lập các cung:
Bước 3: bố trí các đỉnh và các cung lên một mặt phẳng:
II-3. Các bước sử dụng graph trong dạy và học sinh học:
II-3.1. Đối với giáo viên :
II-3.1.1. Lập graph nội dung cho bài lên lớp
I - 4.4. Graph giải thích:
II.Quy trình sử dông graph vào dạy học sinh thái học:
Ban đầu làm quen với phương pháp graph, học sinh sẽ không tránh
khỏi bỡ ngỡ, giáo viên có thể chỉ cho các em cách làm quen với phương pháp
này theo quá trình từ dễ đến khó.
Giai đoạn 1: Học sinh ghi nhớ và tái hiện graph mà giáo viên lập trên
lớp, luyện tập cho các em như mẫu của giáo viên, kết hợp làm mét sè dạng
bài tập.
Giai đoạn 2: Học sinh tự lập graph cho những bài giáo viên giảng theo
cách thông thường.
Giai đoạn 3: Học sinh tù nghiên cứu nội dung bài học và tự lập graph
nội dung phù hợp với bài học đó.
Giáo viên có thể lưu ý học sinh mét sè vấn đề như sau:
+. Graph nội dung của bài lên lớp là hình thức cấu trúc hoá một cách trực
quan khái quát và súc tích nội dung của tài liệu giáo khoa đưa ra trong bài lên
lớp. Graph gồm các đỉnh và các cung, đỉnh là những chốt kiến thức và được
liên kết với các kiến thức khác bằng các cung.
+. Lập graph nội dung phải thể hiện được tính khái quát, nội dung kiến thức
được chọn là cơ bản nhất, chủ yếu nhất và quan trọng nhất của bài.
+. Graph phải chứa đựng mối quan hệ tiềm tàng giữa chóng.
+. Nhìn vào graph ta thấy được tổng thể của logic phát triển của toàn bộ bài
(đặc biệt là graph ôn tập).
+. Tính trực quan của graph thể hiện ở việc bố trí các hình khối sao cho đẹp,
rõ, có thể dùng các hình, hình học thích hợp cho từng vùng kiến thức.
+. Phải sắp xếp các hình và các đường liên hệ giữa các đỉnh không được rối
mắt.
+. Tính hệ thống của graph thể hiện ở trình tự kiến thức các bài, các chương,
nêu lên logic phát triển của tài liệu giáo khoa.
+. Nội dung của graph phải nêu lên được những dấu hiệu bản chất nhất của
các kiến thức, không mang tính rườm rà.
II-1. Sử dông graph để dạy kiến thức mới:
Sinh thái học là môn học nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa
sinh vật với sinh vật và giữa sinh vật với môi trường. Các nội dung đó được
hình thành cho học sinh dưới dạng các khái niệm, quá trình, quy luật sinh
thái. . . Tuy nhiên kiến thức sinh thái học ở THPT không phải là hoàn toàn
mới mà đã được cung cấp rải rác ở lớp dưới. Bên cạnh đó, Ýt nhiều các em
còng đã được biết đến tri thức này qua các phương tiện thông tin đại chúng,
qua hoạt động thực tiễn tìm hiểu ở gia đình địa phương. Do đó, trong dạy học
bộ môn nếu giáo viên biết
hướng học sinh phát huy tối đa kiến thức đã có bằng phương pháp dạy
học hợp lí thì sẽ nâng cao hiệu quả dạy học môn học.
Các bước tiến hành tổ chức học bài mới bằng graph:
Bước 1: Giáo viên chia nhóm học sinh,nêu mục đích của vấn đề xây dựng
graph và các câu hỏi tự lực để học sinh tù nghiên cứu các phần kiến thức
từ sách giáo khoa.
Bước 2: Yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa, hoàn thành các câu hỏi tự
lực, xác định nội dung kiến thức để xây dựng graph, xác định các đỉnh,
cung, cạnh graph và xác lập graph.
Bước 3: Tiến hành tổ chức thảo luận và thống nhất nhóm về graph được
xây dựng.
Bước 4: Thảo luận chung và thống nhất giữa các nhóm về graph được xây
dựng.
Bước 5: Giáo viên kết luận và chốt lại toàn bộ vấn đề của graph bài học.
Ví dụ: Dạy bài: “Môi trường sống và các nhân tố sinh thái”:
Bước 1: Giáo viênchia nhóm học sinh, nêu mục đích của vấn đề xây dựng
vàyêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa để hoàn thành các câu hỏi tự lực sau:
1. Thế nào là môi trường, người ta chia môi trường sinh vật thành những loại
nào? Cơ sở của sự phân chia đó?
2. Thế nào là giới hạn sinh thái? Nói giới hạn về nhiệt độ của cá rô phi là 5,
6
o
- 42
o
C có ý nghĩa như thế nào?
3. Sù thích nghi của sinh vật với môi trường sống thể hiện như thế nào?
Và xây dùng graph thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần kiến thức trong
bài.
Bước 2: Từng cá nhân học sinh đọc sách giáo khoa, hoàn thành câu hỏi tự
lực, xác định nội dung kiến thức để xây dựng graph, từ đó lập sơ đồ nội dung
cơ bản của bài và vẽ graph thể hiện mối liên hệ giữa các thành phần kiến
thức.
Bước 3: Học sinh thảo luận theo nhóm để thống nhất graph.
Bước 4: Các nhóm thảo luận và thống nhất chung về graph đang được xây
dựng.
Bước 5:Giáo viên kết luận và chốt lại graph đúng.
Sau khi hoàn thiện graph, giáo viên có thể cho học sinh đọc lại graph.
II-2. Quy trình sử dông graph trong bài ôn tập:
II-2. 1. Nhiệm vụ của việc ôn tập sinh thái học:
+. Bài ôn tập phải đưa ra được bản danh mục những kiến thức cơ bản nhất mà
học sinh đã học trước đó.
+. Nêu lại một cách tóm tắt nội dung kiến thức theo danh mục đã được đưa
ra.
+. Phải hệ thống hoá được toàn bộ nội dung kiến thức đã học.
+. Lập graph mới: Học sinh phải tự lập graph dưới sự định hướng dẫn dắt của
các câu hỏi hoặc những gợi ý bằng ngôn ngữ thông thường trong đề bài.
Bước 3: Tiến hành lập graph:
Việc lập graph để kiểm tra được tiến hành theo trình tự xác định các
đỉnh rồi đến các cung.
Bước 4: Kiểm tra graph đã lập:
III. Các giáo án được xây dựng để thực nghiệm bằng sử dụng graph:
chúng tôi đã biên soạn được 4 giáo án để dạy kiến thức mới và 1 giáo án để
dạy bài ôn tập kiến thức theo hướng nghiên cứu, bên cạnh đó chúng tôi vẫn
giảng dạy các phần khác bằng giáo án thông thường tương ứng (xem phần
phụ lục 1)
Sau các bài dạy, chúng tôi tiến hành kiểm tra việc nắm bắt kiến thức và khả
năng lập graph của học sinh
Chương III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
I. Mục đích thực nghiệm
Kiểm nghiệm hiệu quả của việc sử dụng phương pháp Graph vào dạy
học sinh thái học trong sinh học 12 THPT.
Xác định tính khả thi của phương pháp graph trong dạy học sinh thái
học.
II. Phương pháp thực nghiệm
II-1. Thời gian thực nghiệm:
Do đặc thù phần sinh thái học được học vào cuối học kỳ II của năm học
(theo phân phối chương trình nên chúng tôi quyết định dạy thực nghiệm trong
học kỳ II năm học 2008 - 2009.
II-2. Đối tượng thực nghiệm:
Do điều kiện khách quan chúng tôi chỉ tiến hành thực nghiệm trên đối
tượng là học sinh lớp 12 THPT tại trường Yên Mô A và Yên Mô B, huyện
Yên Mô, tỉnh Ninh Bình.
cụ thể: Tại trường THPT Yên Mô A, chúng tôi dạy 2 lớp thực nghiệm (12A
1
,
12A
6
) và 2 lớp đối chứng (12A
2
, 12A
7
).
Tại trường THPT Yên Mô B, chúng tôi dạy 2 lớp thực nghiệm
(12A
1
, 12A
4
) và 2 lớp đối chứng (12A
2
, 12A
10
).
Tổng số lớp dạy là 8 lớp (4 lớp thực nghiệm và 4 lớp đối chứng). Học
sinh ở các lớp thực nghiệm và đối chứng là có trình độ tương đương nhau.
Điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học ở các trường trên cùng nằm
trong tình trạng chung ở các nhà trường hiện nay.
II-3. bố trí thực nghiệm:
Thực nghiệm được bố trí theo kiểu song song:
Bảng 3: Phân loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra trong thực nghiệm.
Lần
KT
Đối
tượn
g
Sè bài
(n)
Yếu, kém
(%) (xi
4)
Trung bình
(%) 5 xi 6
Khá
(%) 7
xi 8
Giái
(%) 9
xi 10
1
TN 197 15 47 36 2
ĐC 200 22 62 14 2
2
TN 196 6 25 57 12
ĐC 198 18 28 46 8
3
TN 197 9 47 39 5
ĐC 199 14 64 20 2
4
TN 195 4 27 53 16
ĐC 199 14 28 48 10
Tổn
g
hợp
TN 785 8 36 47 9
ĐC 796 17 46 32 5
Qua bảng 3 cho thấy, tỷ lệ điểm khá, giỏi của nhóm thực nghiệm cao
hơn nhóm đối chứng, tỉ lệ điểm yếu, kém và trung bình của nhóm thực
nghiệm nhỏ hơn nhóm đối chứng, điều này một lần nữa khẳng định ở nhóm
thực nghiệm kết quả đạt được trong thực nghiệm cao hơn đối chứng.
Mức độ tăng dần các điểm khá, giỏi có thể thấy rõ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2: So sánh mức điểm khá giỏi giữa lớp thực nghiệm và đối chứng
IV-2. Sau thực nghiệm:
Bảng 4: Tổng hợp điểm các bài kiểm tra của 2 nhóm lớp TN và ĐC:
Lần
KT
sè
Đối
tượn
g
Sè
bài
Sè bài kiểm tra đạt điểm x
i
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
5
TN 195 0 0 5 15 35 36 40 44 17 3
ĐC 197 0 8 13 30 42 50 34 15 4 1
Bảng 5: So sánh kết quả kiểm tra sau thực nghiệm giữa 2 nhóm TN và ĐC:
Lần
KT sè
Đối
tượng
Sè bài
m
S Cv% d
TN- ĐC
Td
5
TN 195
6, 57
0,110
1,533 23, 3
1, 09 7, 92
ĐC 197
5,48 0,1
12
1, 576 28, 8
Bảng 6: Phân loại trình độ học sinh qua kiểm tra sau thực nghiệm:
Lần
KT
Đối
tượng
Sè bài
(n)
Yếu,
kém
Trung
bình
Khá Giái
5
TN 195 13% 31% 46% 10%
ĐC 197 31% 46% 21% 2%
Biểu
đồ 3: So sánh kết quả sau thực nghiệm của hai nhóm lớp thực nghiệm và đối
chứng
Với kết quả thực nghiệm thu được và những phân tích, đánh giá về
định tính, định lượng nên có thể khẳng định tính khả thi của phương pháp
graph trong đề tài này. Chúng tôi đánh giá nghiên cứu này không chỉ thành
công ở việc nghiên cứu đầy đủ lí thuyết graph mà còn thể hiện ở chỗ phương
pháp graph đã được sử dụng để tổ chức hoạt động dạy và học sinh học theo
hướng tích cực, chủ động, phát huy năng lực tư duy của người học, đáp ứng
yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
1.1.Luận văn nêu được từ thực trạng dạy học hiện nay nên cần phải đổi mới
phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng hiệu quả giờ học môn sinh học.
1.2. Mét trong những con đường có hiệu quả để đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là phương pháp
graph.
1.3. Việc thiết kế các bài học sinh thái học 12 THPT sử dụng phương pháp
graph theo quy trình đề xuất trên cơ sở khoa học và thực tiễn là có tính khả
thi.
1.4. Luận văn đã thực hiện với những bước cụ thể của phương pháp graph
1. 5. Luận văn đã soạn thảo được 5 giáo án sinh thái học bằng phương pháp
graph cho 2 trường ở địa bàn nghiên cứu nhằm kiểm tra mức độ tin cậy của
các nghiên cứu lí thuyết. Kết quả thực nghiệm sư phạm đã chứng tỏ hiệu quả
của việc dạy học bằng graph trong dạy học sinh học so với các phương pháp
truyền thống khác.
1. 6. Trong điều kiện dạy và học hiện nay, thì việc áp dụng các phương pháp,
biện pháp phát triển năng lực tư duy theo quy trình của đề tài đề xuất phù hợp
và mang tính thực tiễn cao.
Trong nghiên cứu còn mét sè tồn tại sau:
- Dạy học bằng graph đòi hỏi cao dối với giáo viên THPT, yêu cầu giáo viên
thay đổi thói quen giảng dạy trong nhiều năm là một việc không dễ dàng.
- Phổ biến hiện nay học sinh vẫn có thói quen học thuộc lòng nội dung sách
giáo khoa hoặc ghi chép theo giáo viên, hứng thú học còn thấp là trở ngại khó
khăn khi áp dụng phương pháp graph vào dạy học.
2. Kiến nghị:
2.1. Các trường đại học sư phạm cần có chương trình bồi dưỡng mở rộng cả
về lí luận và thực tiễn về việc xây dựng và sử dụng graph trong dạy học cho
giáo viên các trường học từ mầm non đến trung học phổ thông.
2.2. Do khả năng và điều kiện nghiên cứu đề tài có hạn, kết quả nghiên cứu
mới ở mức vận dụng phương pháp graph trong nội dung dạy học sinh thái
học, chúng
tôi mong rằng đề tài này sẽ được tiếp tục nghiên cứu làm rõ hơn việc triển
khai phương pháp graph ở nội dụng các phần sinh học khác để khẳng định
giá trị của graph trong dạy học.
thái học THPT