Tải bản đầy đủ (.pdf) (114 trang)

Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước tại địa bàn Huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang Lê Quang Hưng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 114 trang )

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––





LÊ QUANG HƢNG





HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG






LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ













THÁI NGUYÊN - 2014
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
––––––––––––––––––––––––––––





LÊ QUANG HƢNG





HOÀN THIỆN QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG
CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC TẠI ĐỊA BÀN
HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH TUYÊN QUANG
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60.34.04.10





LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. PHẠM BẢO DƢƠNG







THÁI NGUYÊN - 2014

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

i
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là hoàn toàn trung
thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác; các
trích dẫn đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc. Tác giải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác
thực và nguyên bản của luận văn.




TÁC GIẢ



Lê Quang Hƣng


















Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

ii
LỜI CẢM ƠN


Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành tới PGS.TS Phạm Bảo
Dƣơng ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn tôi và các Thầy giáo, Cô giáo Khoa sau đại học -
trƣờng Đại học Kinh tế và QTKD - Đại học Thái nguyên, các đồng nghiệp đang
công tác tại Phòng Tài chính – Kế hoạch đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn thạc sỹ
của mình.
Luận văn đƣợc hoàn thành với sự làm việc khoa học và nghiêm túc của bản
thân. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu hẹp, điều kiện nghiên cứu có hạn nên không
thể tránh khỏi những thiếu sót; mặt khác, đề tài nghiên cứu hết sức phức tạp trong
thực tiễn cần phải bàn luận nhiều. Vì vậy, tác giả mong muốn nhận đƣợc
sự đóng góp quý báu của các nhà khoa học, các thầy giáo, cô giáo, đồng nghiệp và
các bạn.



TÁC GIẢ


Lê Quang Hƣng











Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT vi
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ viii
MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài 1
2. Mục tiêu nghiên cứu 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài 3
5. Những đóng góp mới của luận văn 3
6. Kết cấu của Luận văn 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU
TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC 5
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1.1. Một số khái niệm 5
1.1.2. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 8
1.1.3. Nội dung nghiên cứu để hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB tƣ NSNN 13
1.1.4. Các yếu tố ảnh hƣớng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 14
1.2. Cơ sở thực tiễn 17
1.2.1. Bài học kinh nghiệm trong nƣớc và quốc tế về quản lý vốn đầu tƣ từ NSNN 17
1.2.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 20
Chƣơng 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 22
2.1. Câu hỏi nghiên cứu 22
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 22

2.2.1. Cách tiếp cận 22
2.2.2. Chọn điểm nghiên cứu 22
2.2.3. Phƣơng pháp thu thập số liệu 22

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

iv
2.2.4. Phƣơng pháp tổng hợp và phân tích tài liệu 24
2.2.5. Phƣơng pháp chuyên gia 25
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu 25
2.3.1. Chỉ tiêu huy động vốn 25
2.3.2. Chỉ tiêu đánh giá năng lực quản lý vốn 25
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá sự phân cấp trong quản lý vốn 25
2.3.4. Chỉ tiêu phản ánh việc ứng dụng công nghệ trong quản lý vốn 25
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26
3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang 26
3.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên
Quang từ năm 2011 đến 2013 27
3.2.1. Khái quát thực trạng đầu tƣ XDCB trên địa bàn huyện Chiêm Hoá 27
3.2.2. Thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 40
3.2.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 68
3.3. Những thành quả đạt đƣợc, hạn chế, nguyên nhân trong việc quản lý vốn
đầu tƣ XDCB từ NSNN 75
3.3.1. Những kết quả đạt đƣợc 75
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân 76
Chƣơng 4: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN
QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XDCB CỦA HUYỆN CHIÊM HÓA, TỈNH
TUYÊN QUANG ĐẾN NĂM 2020 80
4.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ở huyện
Chiêm Hoá 80

4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB đến năm 2020 81
4.2.1. Hoàn thiện công tác lập hồ sơ dự toán đầu tƣ XDCB và phân bổ vốn kế hoạch 81
4.2.2. Nâng cao chất lƣợng lập, thẩm định và phê duyệt hồ sơ báo cáo KTKT,
hồ sơ TKBVTC - dự toán công trình 82
4.2.3. Chấn chỉnh và hoàn thiện công tác đấu thầu và công tác quyết toán vốn
đầu tƣ 82
4.2.4. Đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn đầu tƣ 84

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

v
4.2.5. Nâng cao trình độ, năng lực của bộ máy quản lý vốn đầu tƣ 86
4.2.6. Hoàn thiện cơ chế quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 88
4.2.7. Hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN 91
, kiểm tra 91
4.2.9. Hoàn thiện và nâng cao nghiệp vụ quản lý vốn trên hệ thống Tabmis 91
4.3. Một số kiến nghị 92
KẾT

LUẬN
93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94
PHỤ LỤC 96



Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Chữ viết tắt
KT-XH
XDCB
TSCĐ
TSLĐ
NSNN
NSTW
NSĐP
TPCP
MTQG
UBND
HĐND
GPMB
BQL
QLDA
TKBVTC
TKKT
KTKT
TABMIS
Chữ viết đầy đủ
: Kinh tế-xã hội
: Xây dựng cơ bản
: Tài sản cố định
: Tài sản lƣu động
: Ngân sách Nhà nƣớc
: Ngân sách Trung ƣơng
: Ngân sách địa phƣơng
: Trái phiếu Chính phủ
: Mục tiêu quốc gia

: Ủy ban nhân dân
: Hội đồng nhân dân
: Giải phóng mặt bằng
: Ban quản lý
: Quản lý dự án
: Thiết kế bản vẽ thi công
: Thiết kế kỹ thuật
: Kinh tế kỹ thuật
: Hệ thống thông tin QLNS và Kho bạc









Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

vii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Phân phối tần số ngƣời trả lời 24
Bảng 3.1. Vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2013 28
Bẳng 3.2. Cơ cấu thành phần của vốn đầu tƣ XDCB 30
Bảng 3.3. Danh mục những công trình đã thi công hoàn thành đảm bảo chất
lƣợng và đúng tiến độ quy định 31
Bảng 3.4. Danh mục công trình đã thi công kéo dài chậm tiến độ và kém chất lƣợng 32
Bảng 3.5. Kết quả đầu tƣ XDCB giai đoạn 2011-2013 34
Bảng 3.6. Kết quả giải ngân vốn XDCB từ NSNN giai đoạn 2011-2013 36

Bảng 3.7. Cơ cấu giá trị tăng thêm giai đoạn 2011 - 2013 38
Bảng 3.8. Lực lƣợng lao động phân bố theo ngành kinh tế giai đoạn 2011-2013 39
Bảng 3.9. Kết quả thực hiện công tác quy hoạch giai đoạn 2011-2013 41
Bảng 3.10. Ý kiến về công tác lập và quản lý quy hoạch giai đoạn 2011-2013 42
Bảng 3.11. Ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tƣ từ NSNN 46
Bảng 3.12. Kết quả phê duyệt đầu tƣ theo phân cấp giai đoạn 2011 - 2013 48
Bảng 3.13. Ý kiến về chất lƣợng lập hồ sơ TKBVTC – DT công trình 50
Bảng 3.14. Kết quả thẩm định thiết kế BVTC - tổng dự toán công trình năm
2011-2013 51
Bảng 3.15. Ý kiến về năng lực của cán bộ thẩm định hồ sơ TKBVTC – DT 52
Bảng 3.16. Kết quả thực hiện công tác đấu thầu của huyện Chiêm Hoá Hoá giai
đoạn 2011-2013 54
Bảng 3.17. Tỷ lệ áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu giai đoạn 2011-2013 56
Bảng 3.18. Tạm ứng, thanh toán vốn đầu tƣ XDCB giai đoạn 2011-2013 57
Bảng 3.19. Ý kiến về sự hiểu biết của khách hành về quy trình thanh toán vốn
đầu tƣ 58
Bảng 3.20. Ý kiến về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tƣ 59
Bảng 3.21. Kết quả quyết toán công trình hoàn thành giai đoạn 2011-2013 60
Bảng 3.22. Ý kiến về trình tự, thủ tục quyết toán công trình hoàn thành 61
Bảng 3.23. Ý kiến về chất lƣợng công trình hoàn thành 64
Bảng 3.24. Ý kiến về năng lực của cán bộ quản lý, cấp phát vốn đầu tƣ 69
Bảng 3.25. Ý kiến về năng lực của chủ đầu tƣ 70

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

viii
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Kết quả đầu tƣ XDCB giai đoạn 2011 - 2013 34
Biểu đồ 3.2. Kết quả giải ngân vốn XDCB từ NSNN giai đoạn 2011 - 2013 36

Biểu đồ 3.3. Cơ cấu giá trị tăng thêm giai đoạn 2011 - 2013 39
Biểu đồ 3.4. Lực lƣợng lao động phân bố theo ngành kinh tế giai đoạn 2011 - 2013 40
Biểu đồ 3.5. Ý kiến về công tác lập và quản lý quy hoạch giai đoạn 2011 - 2013 43
Biểu đồ 3.6. Ý kiến về công tác phân bổ vốn đầu tƣ từ NSNN 47
Biểu đồ 3.7. Ý kiến về chất lƣợng lập hồ sơ BC KTKT, TKKT - DT 51
Biểu đồ 3.8. Ý kiến về năng lực của cán bộ thẩm định hồ sơ TKBVTC - DT 53
Biểu đồ 3.9. Sự hiểu biết của khách hàng về quy trình thanh toán vốn đầu tƣ 58
Biểu đồ 3.10. Sự hiểu biết của khách hàng về hồ sơ, thủ tục thanh toán vốn đầu tƣ 59
Biểu đồ 3.11. Sự hiểu biết về trình tự, thủ tục quyết toán công trình hoàn thành 62
Biểu đồ 3.12. Ý kiến về chất lƣợng công trình hoàn thành 64
Biểu đồ 3.13. Ý kiến về công tác bảo trì, bảo dƣỡng công trình 67
Biểu đồ 3.14. Ý kiến về năng lực của cán bộ quản lý, cấp phát vốn đầu tƣ 69
Biểu đồ 3.15. Ý kiến đánh giá vể năng lực các CĐT 71
Sơ đồ 1.1. Quản lý vận hành vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB 8
Sơ đồ 1.2. Tổn thất vốn XDCB từ NSNN 11
Sơ đồ 1.3
16
Sơ đồ 3.1. Quy trình quản lý vốn trên Hệ thống TABMIS 73








Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

1
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Đầu tƣ XDCB đƣợc đánh giá là một trong những lĩnh vực quan trọng, giữ vai
trò chủ yếu trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng - kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nƣớc; bất cứ một ngành, một lĩnh vực nào, để đi vào hoạt động đều
phải thực hiện đầu tƣ cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật,… vì vậy đầu tƣ XDCB luôn
là vấn đề quan trọng và đƣợc chú ý quan tâm.
Cũng nhƣ nhiều địa phƣơng khác trong cả nƣớc, hàng năm trên đia bàn huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang luôn dành một tỷ lệ lớn từ nguồn NSNN để chi cho
đầu tƣ XDCB. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc trong quá trình triển
khai thực hiện vẫn còn nhiều bất cập nhƣ đầu tƣ dàn trải, không theo quy hoạch,
công trình đƣa vào sử dụng chất lƣợng kém, dẫn đến không hiệu quả, lãng phí, thất
thoát vốn gây bức xúc trong nhân dân và dƣ luận, làm ảnh hƣởng không nhỏ đến uy
tín trong công tác điều hành, quản lý đầu tƣ XDCB và đây chính là thách thức lớn
đặt ra đối với công tác quản lý đầu tƣ XDCB hiện nay ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh
Tuyên Quang.
Tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân cơ bản là
do những hạn chế ở các khâu quản lý trong quá trình triển khai thực hiện: Từ khi
duyệt chủ trƣơng đầu tƣ, lập quy hoạch, kế hoạch vốn, phân bổ vốn, quản lý sử
dụng vốn trong quá trình triển khai thực hiện dự án cho đến khâu thanh, quyết
toán vốn đầu tƣ.
Trong tình hình hiện nay, cùng với cả nƣớc huyện Chiêm Hóa đang tiếp tục
đẩy mạnh thực hiện chính sách tài khóa thắt chặt, cắt giảm đầu tƣ công, thực hành
tiết kiệm và chống thất thoát, lãng phí theo đúng tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2011 và Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2011
về tăng cƣờng quản lý đầu tƣ từ vốn NSNN và vốn trái phiếu Chính phủ thì việc
hoàn thiện quản lý chi tiêu công nói chung và quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN
đang đặt ra rất bức xúc. Việc tìm kiếm những giải pháp phù hợp để khắc phục
những hạn chế, yếu kém, nâng cao hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB trên địa bàn
huyện đang là vấn đề bức xúc đặt ra.


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

2
Cho đến nay đã có một số công trình nghiên cứu khoa học về các đề tài liên
quan đến quản lý đầu tƣ từ nguồn vốn NSNN ở trong và ngoài nƣớc nhƣ: Tăng
cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN ở tỉnh Nghệ An (Lê Xuân Kinh, 1999);
Hoàn thiện công tác quản lý đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN ở Tổng Công ty
Bƣu chính Viễn thông Việt Nam (Nguyễn Văn Hùng, 2006); Hoàn thiện quản lý
vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nƣớc ở tỉnh Xê Kông, nƣớc
Công hòa dân chủ nhân dân Lào (Phom Ma Sen Boun Ma, 2011). Tuy nhiên các
công trình khoa học này về thời gian nghiên cứu đã lâu mới chỉ nghiên cứu về tình
hình cụ thể của địa phƣơng đó với điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, số liệu thu
thập chỉ dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu thứ cấp nên chƣa sát với thực tế. Do đó
tôi quyết định chọn đề tài: "Hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại địa
bàn huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang", với mong muốn sẽ góp phần làm
phong phú thêm tình hình nghiên cứu khoa học ở lĩnh vực này và sẽ có ý nghĩa thực
tế hơn, góp một phần nhỏ bé hỗ trợ cho việc nâng cao quản lý và sử dụng hiệu quả
vốn đầu tƣ, đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế - xã hội của huyện.
2. Mục tiêu nghiên cứu
* Mục tiêu tổng quát: Thông qua việc nghiên cứu công tác quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN để đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
* Mục tiêu cụ thể:
- Góp phần, hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác quản lý vốn đầu tƣ
XDCB và các quy định của Nhà nƣớc về quản lý vốn đầu tƣ XDCB.
- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý vốn đầu tƣ XDCB của huyện Chiêm
Hóa, tỉnh Tuyên Quang trong giai đoạn 2011-2013; xác định các yếu tố ảnh hƣởng
tới hiệu quả quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến đầu
tƣ, quản lý đầu tƣ và quản lý vốn đầu tƣ XDCB, các giải pháp để hoàn thiện công
tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

3
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến công tác đầu tƣ và quản
lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN tại huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.
- Về thời gian: Nghiên cứu này sử dụng các nguồn số liệu đã đƣợc công bố và
điều tra trong giai đoạn từ 2011-2013 và đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác
quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN đến năm 2020.
- Về nội dung: Nghiên cứu tình hình quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ
NSNN của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2013. Vốn đầu tƣ
XDCB đƣợc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ nguồn vốn NSNN (Không bao gồm vốn
ODA) do trong những năm qua, nguồn vốn đầu tƣ chính trên địa bàn huyện cho
XDCB chủ yếu từ NSNN nhƣ: Vốn XDCB tập trung, vốn TPCP, vốn chƣơng trình
MTQG do huyện trực tiếp quản lý, còn nguồn vốn ODA đƣợc đầu tƣ rất ít trên địa
bàn nhƣng do tỉnh và các Sở, ban ngành của tỉnh quản lý.
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Đối với thực tiễn: Sẽ đƣợc ứng dụng vào trong công tác chuyên môn của tác
giả để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ từ NSNN tại
huyện Chiêm Hóa trong những năm tới.
- Đối với khoa học: Nghiên cứu có hệ thống và làm rõ thêm những vấn đề lý
luận về quản lý và sử dụng vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.
5. Những đóng góp mới của luận văn
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý thuyết về đầu tƣ nói chung, đầu tƣ XDCB nói

riêng và vai trò của nó đối với tăng trƣởng và phát triển kinh tế.
- Trình bày và phân tích thực trạng trong công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB
tƣ NSNN ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang; nêu những kết quả đạt đƣợc,
những hạn chế và nguyên nhân của tình hình.
- Đề xuất phƣơng hƣớng và một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý
vốn đầu tƣ XDCB của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020 phù hợp
với điều kiện đặc thù của địa phƣơng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

4
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm có 4 chƣơng:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN.
- Chương 2: Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả nghiên cứu
- Chương 4: Phƣơng hƣớng và giải pháp để hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN của huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020.













Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN
TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC
1.1. Cơ sở lý luận của đề tài
1.1.1. Một số khái niệm
a. Ngân sách nhà nước (NSNN): Luật NSNN của Việt Nam đã đƣợc Quốc hội
Việt Nam thông qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: NSNN là toàn bộ các khoản thu,
chi của Nhà nƣớc trong dự toán đã đƣợc cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quyết
định và đƣợc thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức năng và
nhiệm vụ của nhà nƣớc.
NSNN bao gồm ngân sách trung ƣơng và ngân sách địa phƣơng. Ngân sách
trung ƣơng là ngân sách của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và
các cơ quan khác ở trung ƣơng. Ngân sách địa phƣơng bao gồm ngân sách của đơn
vị hành chính các cấp có Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân.
b. Vốn đầu tư: Là khoản tiền tích luỹ của xã hội, của các đơn vị sản xuất kinh
doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm của dân và vốn huy động từ các nguồn khác nhau
nhƣ liên doanh, liên kết hoặc tài trợ của nƣớc ngoài nhằm để: tái sản xuất, các tài
sản cố định để duy trì hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, để đổi mới
và bổ sung các cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế, cho các ngành hoặc các cơ
sở kinh doanh dịch vụ, cũng nhƣ thực hiện các chi phí cần thiết tạo điều kiện cho sự
bắt đầu hoạt động của các cơ sở vật chất kỹ thuật mới đƣợc bổ sung hoặc mới đƣợc
đổi mới.
c. Vốn đầu tư XDCB: Vốn đầu tƣ XDCB là toàn bộ những chi phí để đạt đƣợc
mục đích đầu tƣ bao gồm chi phí cho việc khảo sát thiết kế và xây dựng , mua sắm ,
lắp đặt máy móc thiết bị và các chi phí khác đƣợc ghi trong tổng dự toán.

Vốn đầu tƣ XDCB đƣợc chia thành 03 loại sau:
- Theo cấp ngân sách, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN gồm nguồn vốn đầu tƣ từ
ngân sách địa phƣơng (NSĐP) và nguồn vốn đầu tƣ từ ngân sách Trung ƣơng
(NSTW) (Nguyễn Quang Thái, 2008), (Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

6
10/02/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình; Nghị định số
83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ; Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11,
Luật sửa đổi bổ sung số 38/2009/QH12).
Nguồn đầu tƣ từ NSTW thuộc NSNN do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực
thuộc Chính phủ, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề
nghiệp, các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nƣớc (gọi chung là bộ) quản lý thực hiện.
Và nguồn vốn này chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng số vốn đầu tƣ từ NSNN.
Vốn đầu tƣ từ NSĐP thuộc NSNN do các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ƣơng (gọi chung là ngân sách cấp tỉnh) và các huyện, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc
tỉnh (ngân sách cấp huyện) và các phƣờng, xã quản lý (ngân sách cấp xã). Nguồn vốn
này chiếm gần một nửa tổng vốn đầu tƣ từ NSNN hàng năm của cả nƣớc.
- Theo tính chất kết hợp nguồn vốn, vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN gồm nguồn
ngân sách tập trung và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tƣ (Nguyễn Quang Thái,
2008), (Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/02/2009 về quản lý dự án đầu tƣ xây
dựng công trình; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ;
Luật Đầu tƣ số 59/2005/QH11, Luật sửa đổi bổ sung số 38/2009/QH12).
Vốn đầu tƣ từ nguồn ngân sách tập trung là vốn đầu tƣ cho các dự án bằng
nguồn vốn đầu tƣ phát triển thuộc NSNN do các cơ quan Trung ƣơng và địa phƣơng
chịu trách nghiệm quản lý.
d. Đầu tư XDCB: Đầu tƣ XDCB là một bộ phận của hoạt động đầu tƣ nói
chung, đó là việc bỏ vốn để tiến hành các hoạt động XDCB nhằm tái sản xuất giản
đơn và tái sản xuất mở rộng các TSCĐ nhằm phát triển những cơ sở hạ tầng kỹ

thuật cho nền kinh tế quốc dân.
e. Chi phí và kết quả đầu tư
e1. Chi phí đầu tư
Một cách chung nhất, mọi nguồn lực (tiền vốn, đất đai, tài nguyên, tài sản,
lao động, trí tuệ…) đƣợc sử dụng cho hoạt động đầu tƣ (bao gồm việc tạo ra tài sản
cố định (TSCĐ), phƣơng tiện và các điều kiện để đảm bảo hoạt động bình thƣờng).
Theo tính chất của các loại chi phí có thể chia ra 2 loại chính (Nguyễn Ngọc
Mai, 1998):

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

7
- Chi phí đầu tƣ cố định: Đất đai, nhà xƣởng, máy móc, thiết bị, các cơ sở
phụ trợ, tiện ích khác và các chi phí trƣớc vận hành.
Phần chi phí trƣớc vận hành tuy không trực tiếp tạo ra tài sản, phƣơng tiện
phục vụ cho hoạt động đầu tƣ nhƣng là các chi phí gián tiếp hoặc liên quan đến việc
tạo ra và vận hành khai thác các tài sản đó để đạt đƣợc mục tiêu đầu tƣ. Các chi phí
này thƣờng gồm các khoản sau:
+ Chi phí cho công tác chuẩn bị dự án: Thăm dò, khảo sát để lập, trình
duyệt dự án
+ Chi phí tƣ vấn khảo sát, thiết kế; chi phí tƣ vấn giám sát kỹ thuật
+ Chi phí QLDA.
+ Chi phí thẩm định dự án; chi phí kiểm toán, thẩm tra quyết toán.
- Vốn lƣu động ban đầu: Là các chi phí để tạo ra tài sản lƣu động (TSLĐ)
ban đầu, các điều kiện để dự án có thể đi vào hoạt động bình thƣờng theo các điều
kiện kinh tế kỹ thuật dự tính.
e2. Kết quả đầu tư.
Kết quả đầu tƣ là những biểu hiện của mục tiêu đầu tƣ dƣới dạng các lợi ích
cụ thể. Kết quả đầu tƣ có thể biểu hiện ở các dạng sau:
- Kết quả tài chính: Là các lợi ích về tài chính thu nhận đƣợc từ dự án biểu

hiện bằng giá trị theo giá thị trƣờng.
- Kết quả kinh tế: Là các lợi ích về kinh tế biểu hiện bằng giá trị tính theo giá
cố định hoặc giá so sánh.
- Kết quả xã hội: Kết quả biểu hiện dƣới dạng các lợi ích xã hội (trình độ dân
trí, khả năng phòng chống bệnh tật, đảm bảo môi trƣờng sống …). Kết quả xã hội
biểu hiện khá phong phú và thƣờng không thể đo lƣờng một cách rõ ràng (Nguyễn
Ngọc Mai, 1998).
f. Quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN là chức năng và hoạt động của hệ thống
tổ chức nhằm quản lý vốn đầu tƣ XDCB từ NSNN một cách có hiệu quả đảm bảo
việc xây dựng và phát triển cơ sở vật chất - kỹ thuật, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội
cho nền kinh tế phát triển từ khâu huy động vốn, lập kế hoạch phân bổ, vận hành và
thanh quyết toán vốn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

8
Phê duyệt
Tham mƣu
Thực hiện
Thực hiện
Quyêt toán
dự án hoàn thành
Chuyển
vốn qua hệ
thống
Quyêt toán
vốn
Chuyển
vốn

Thủ tục
TƢ, TT
vốn
Giao đầu năm
+ bổ sung
Giao đầu năm
+ bổ sung
Tạm ứng,
TT vốn















Sơ đồ 1.1. Quản lý vận hành vốn NSNN cho đầu tư XDCB

1.1.2. Vai trò và sự cần thiết phải hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
1.1.2.1. Vai trò của đầu tư XDCB từ NSNN
- Làm tăng tổng cầu trong giai đoạn ngắn hạn của nền kinh tế để kích thích
tăng trưởng và phát triển kinh tế.

Đầu tƣ XDCB từ NSNN làm tăng tổng cầu của nền kinh tế trong ngắn hạn,
qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng cho sản xuất và đời sống để kích thích tăng
trƣởng kinh tế. Mặt khác, do mục đích VĐT phát triển của NSNN là đầu tƣ cho duy
trì, phát triển hệ thống hàng hóa công cộng và phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế
mũi nhọn có quy mô lớn. Từ đó, khi đầu tƣ hoàn thành sẽ làm tăng tổng cung trong
dài hạn và tạo tiền đề cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng cho phát triển kinh tế;
- Đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động
Đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN là tiềm lực của kinh tế nhà nƣớc, với vai trò chủ
đạo, nó đã định hƣớng đầu tƣ của nền kinh tế vào các mục tiêu chiến lƣợc đã định
của Nhà nƣớc, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, sử dụng, bố trí lại hợp lý có

VỐN NSNN
(NS cấp trên, thu tại địa bàn)
UỶ BAN NHÂN
DÂN HUYỆN
PHÒNG TÀI CHÍNH
- KẾ HOẠCH
KẾ HOẠCH PHÂN
BỔ VỐN
KHO BẠC
NHÀ NƢỚC
CHỦ ĐẦU TƢ
NHÀ THẦU
(KSTK, XL, GS)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

9
hiệu quả các nguồn lực, tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho ngƣời lao động, giảm tỷ
lệ thất nghiệp trong nền kinh tế;

- Phát triển LLSX và củng cố QHSX.
Đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN tạo lập cơ sở vật chất kỹ thuật cho tăng trƣởng
và phát triển nền kinh tế, làm chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế, giải phóng và
phân bổ hợp lý các nguồn lực sản xuất. Trên cơ sở đó, làm cho lƣợng sản xuất
không ngừng phát triển về cả mặt lƣợng và chất. Đồng thời, lực lƣợng sản xuất
phát triển đã tạo tiền đề vững chắc củng cố cho quan hệ sản xuất;
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH, đẩy mạnh công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Với chức năng tạo lập, duy trì, phát triển hệ thống hạ tầng KT-XH và phát triển
kinh tế mũi nhọn, Đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN đã làm phát triển nhanh hệ thống
hàng hóa công cộng, tạo cơ sở vững chắc cho phát triển LLSX…Từ đó cơ sở vật chất
của CNXH sẽ không ngừng đƣợc tăng cƣờng, làm nên tiền đề vững chắc cho sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc.
- Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, áp dụng nhanh các thành tựu tiến bộ
khoa học để phát triển đất nước.
Thông qua đầu tƣ phát triển các ngành, lĩnh vực kinh tế mũi nhọn có lợi thế
so sánh quốc gia, Đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN đã tạo điều kiện cho nền kinh tế
tham gia phân công lao động quốc tế và áp dụng nhanh các thành tựu tiến bộ khoa
học kỹ thuật của nhân loại thông qua nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ tiên
tiến. Quá trình tham gia phân công lao động quốc tế và áp dụng nhanh tiến bộ
khoa học kỹ thuật làm cho nền kinh tế chủ động trong hợp tác và hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng;
- Phát triển nền kinh tế một cách bền vững.
Đầu tƣ XDCB từ vốn NSNN một mặt đầu tƣ cho phát triển kinh tế, một mặt
đầu tƣ cho sự nghiệp xóa đói nghèo, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, giải quyết các vấn
đề xã hội. Dƣới giác độ đó, ngoài tác động làm tăng trƣởng kinh tế, an ninh xã hội
đƣợc duy trì và kiềm chế đƣợc phần nào mặt trái của kinh tế thị trƣờng làm cho nền
kinh tế phát triển một cách bền vững.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


10
1.1.2.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
Một là
cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn cấp huyện hiện nay
.
Tỷ lệ lãng phí và thất thoát vốn nhà nƣớc chi cho XDCB là bao nhiêu là một
câu hỏi quan trọng. Nhƣng quan trọng hơn là hiểu rõ lãng phí, thất thoát từ những
khâu nào, các nguyên nhân để có cách giải quyết cơ bản.
Trong Sơ đồ dưới đây thể hiện mối quan hệ và nguyên nhân của dàn trải, kéo
dài, kém hiệu quả, thất thoát, lãng phí và tổn thất vốn nhà nƣớc đầu tƣ cho XDCB.
Bên dƣới mỗi hiện tƣợng là các nguyên nhân trực tiếp. Nhƣ vậy, đối với mỗi hiện
tƣợng có rất nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp.
Điều cần nhấn mạnh là có những thất thoát trƣớc mắt và còn có hậu quả về sau
mà chúng gây nên. Những thất thoát trong xây dựng công trình làm giảm sút chất
lƣợng của công trình, ảnh hƣởng đến tuổi thọ của công trình so với thiết kế. Đây
cũng là một thất thoát vốn nhà nƣớc phải tính đến, bởi lẽ công trình chỉ phục vụ
đƣợc trong một số năm ít hơn số năm trong dự án đƣợc duyệt.
Thất thoát lại có phần thấy đƣợc và có phần không thấy đƣợc. Khi thời gian
thực hiện một dự án công trình, vì nhiều lý do, bị kéo dài, hiệu quả của dự án công
trình đó sẽ bị sụt giảm bởi lẽ khi đƣa công trình vào sử dụng, những điều kiện kinh
tế-xã hội đã rất khác so với lúc xây dựng dự án. Tính năng kỹ thuật của các trang
thiết bị trong dự án công trình bị lỗi thời trong khi giá thiết bị so với tính năng kỹ
thuật trở nên quá đắt. Mặt khác, trong tình hình hiện nay, dự án công trình càng
đƣợc kéo dài thì giá đất nhất là ở các đô thị càng tăng, kéo theo tiền giải phóng mặt
bằng và tái định cƣ trong các dự án công trình đó và tổng dự toán cũng càng tăng
(Xem Sơ đồ 2. Tổn thất vốn XDCB từ NSNN).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên


11
1. Quản lý vĩ mô vốn và NSNN
2. Chất lƣợng quy hoạch
3. Cơ chế xin /cho + quy hoạch kém, quy hoạch sai
mục tiêu
4. Cập rập, hoàn thành vào giờ chót
5. Xuống cấp do thiếu dự trù vốn để bảo trì
1. Khi đƣa công trình vào sử dụng, điều kiện kinh
tế - xã hội khác với dự án đƣợc duyệt.
2. Tính năng kỹ thuật các thiết bị lỗi thời.
1. Giá đất và GPMB tăng
2. Thất thoát vật tƣ
3. Giá thiết bị so với tính năng kỹ thuật trở nên lạc hậu
1. Quy trình, thủ tục nặng nề
nhƣng nhiều khe hở.
2. Không đủ vốn thực hiện
3. Giải ngân chậm
4. Tổng dự toán công trình tăng





















1. Quy hoạch, kế hoạch không tính đến
hiệu quả, tƣ duy bao cấp nặng.
2. Cơ chế xin / cho công trình ngoài quy
hoạch, kế hoạch.
3. Bất cập giữa khả năng ngân sách hà
nƣớc và số lƣợng công trình.
4. Giao cho các địa phƣơng chỉ tiêu tốc
độ phát triển dẫn đến phát triển theo
chiều rộng.

1. Quy trình quy hoạch-kế hoạch-dự án khép
kín
2. Chất lƣợng khảo sát, thiết kế
3. Tƣ vấn, thiết kế (khi có tiêu cực)
4. Thẩm định, trình phê duyệt
5. Cơ chế đấu thầu bị lợi dụng
6. Thi công (mua vật tƣ/giá/chủng loại/tiêu cực)
7. Giám sát thi công hình thức/thông đồng
8. Nghiệm thu hình thức/tiêu cực
9. Giải ngân chậm, có tiêu cực
10. Thanh quyết toán chậm, tiêu cực
11. Năng lực Chủ đầu tƣ và Ban quản lý dự án


Sơ đồ 1.2. Tổn thất vốn XDCB từ NSNN


TỔN THẤT VỐN XDCB
TỪ NSNN
E. Lãng phí vốn Nhà
nƣớc trong xây dựng
C. Kém hiệu quả
B. Kéo dài
Chất lƣợng và tuổi
thọ công trình giảm
D. Thất thoát vốn
xây dựng công trình
A. Dàn trải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

12
Chất lƣợng của công tác quản lý nguồn vốn nhà nƣớc dành cho đầu tƣ phát
triển, đặc biệt khi nguồn vốn này hạn hẹp so với yêu cầu; chất lƣợng của công tác
quy hoạch ngành, địa phƣơng, vùng kinh tế và tổng thể, và sự gắn kết giữa các quy
hoạch này với nhau có ý nghĩa quyết định đối với mức độ lãng phí và hiệu quả của
việc sử dụng vốn nhà nƣớc trong XDCB.
Đối với lĩnh vực đã có định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nƣớc có
thẩm quyền ban hành thì lãng phí là việc quản lý, sử dụng NSNN, tiền, tài sản nhà
nƣớc, lao động, thời gian lao động trong khu vực nhà nƣớc và tài nguyên thiên nhiên
vƣợt định mức tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
Trong đầu tƣ XDCB, mọi việc làm tăng chi phí đầu tƣ so với mức cần thiết dẫn đến
làm giảm hiệu quả vốn đầu tƣ đƣợc coi là sự lãng phí.

Lãng phí diễn ra ở một số dạng sau đây: Dự án đƣợc đầu tƣ chƣa thật sự cần
thiết phải đầu tƣ; Dự án đƣợc đầu tƣ với quy mô, công suất không phù hợp so với
nhu cầu; Dự án đƣợc đầu tƣ với yêu cầu kỹ thuật và mỹ thuật không phù hợp so với
nhu cầu; Dự án đƣợc đầu tƣ ở địa điểm và thời điểm không hợp lý; Thiết bị và công
trình của dự án có chất lƣợng thấp làm giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị
kéo dài; Một số chi phí chung, chi phí khác, chi phí thiết bị, lao động và vật tƣ cao
hơn thực tế; Một số khoản chi phí trong dự án đƣợc chi chƣa tiết kiệm.
Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tƣ XDCB. Trong sự lãng phí
có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất thoát và thất thoát dẫn
đến lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết hoặc làm giảm chất lƣợng
công trình dẫn đến giảm hiệu quả vốn đầu tƣ.
Trong quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB cần phải nhận biết những hiện
tƣợng thất thoát, lãng phí để góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ từ
nguồn vốn NSNN.
Hai là, từ mục tiêu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng nền tài chính
công hiện đại, hiệu quả đòi hỏi phải có sự thay đổi về cơ chế quản lý vốn NSNN
cho đầu tƣ XDCB.
Hiện nay môi trƣờng pháp lý về đầu tƣ và xây dựng ở nƣớc ta còn chƣa đầy
đủ, có nhiều văn bản chông chéo nhau, thậm chí nội dung mâu thuẫn nhau, các thủ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

13
tục hành chính còn rƣờm rà ảnh hƣởng đến công tác đầu tƣ và xây dựng…Trong
điều kiện môi trƣờng pháp lý nhƣ vậy, việc thực hiện tốt các dự án đầu tƣ XDCB,
vốn đầu tƣ mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao cho ngành và xã hội càng trở lên
khó khăn gấp bội, đòi hỏi phải đổi mới và hoàn thiện cơ chế quản lý ngân sách nói
chung và cơ chế quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB nói riêng là một tất yếu.
Mặt khác, d
.

Ba là
.
1.1.3. Nội dung nghiên cứu để hoàn thiện quản lý vốn đầu tư XDCB tư NSNN
Là quá trình nghiên cứu từ giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, giai đoạn thực hiện đầu
tƣ và giai đoạn sau đầu tƣ.
a. Nghiên cứu giai đoạn chuẩn bị đầu tư: Việc phân cấp quản lý đầu tƣ,.công
tác lập và quản lý quy hoạch; công tác lập kế hoạch và phân bổ vốn đầu tƣ.
b. Nghiên cứu giai đoạn thực hiện đầu tư: Công tác lập hồ sơ TKBVTC - dự
toán công trình; công tác thẩm định hồ sơ TKBVTC - dự toán công trình; công tác
đấu thầu lựa chọn nhà thầu; công tác giám sát, đánh giá đầu tƣ và quản lý chất
lƣợng công trình; công tác thanh, quyết toán vốn.
c. Nghiên cứu giai đoạn sau đầu tư: Thực trạng công tác quản lý bảo trì, bảo
dƣỡng công trình sau khi đƣa vào khai thác, sử dụng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

14
1.1.4. Các yếu tố ảnh hướng đến quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN
a. Năng lực quản lý
- Năng lực lãnh đạo quản lý (Người phê duyệt kế hoạch dầu tư và xây dựng): Là
ngƣời đứng đầu UBND (Chủ tịch) hoặc ngƣời đƣợc ủy quyền (Phó chủ tịch) ký quyết
định phê duyệt đầu tƣ, phê duyệt quy hoạch và kế hoạch vốn cho các dự án từ NSNN;
Việc ký quyết định đầu tƣ vội vàng, chất lƣợng công tác quy hoạch thấp thì có
thể dẫn tới quyết định đầu tƣ thiếu chính xác và ngƣợc lại.
Việc đầu tƣ giàn trải, số lƣợng công trình nhiều, vốn kế hoạch bố trí ít có thể
dẫn tới tình trạng công trình thi công kéo dài để chờ vốn hoặc nhà thầu bỏ thi công
khi không có vốn dẫn tới việc phải lựa chọn nhà thầu thay thế, gây lãng phí về thời
gian và hiệu quả đầu tƣ thấp.
- Năng lực cơ quan quản lý vốn:
+ Phòng Tài chính – Kế hoạch: Là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện về

công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch đầu tƣ và xây dựng; quản lý và phân bổ vốn
đầu tƣ từ NSNN; quyết toán vốn đầu tƣ và công trình hoàn thành. Nếu tham mƣu đầu
tƣ sai và không phù hợp với thực tế sẽ dẫn tới việc đầu tƣ không hiệu quả gây thất
thoát, lãng phí vốn đầu tƣ; nếu quyết toán sai chế độ chính sách sẽ làm thiệt hại cho
nhà nƣớc.
+ Kho bạc nhà nước: Là cơ quan tham mƣu cho UBND huyện trong việc
thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán vốn đầu tƣ, trong đó có vốn đầu tƣ
XDCB từ NSNN.
Việc thanh toán khống khối lƣợng sẽ xảy ra nếu có sự thông đồng giữa chủ
đầu tƣ, nhà thầu xây lắp và đơn vị tƣ vấn giám sát. Do đó việc kiểm soát thanh toán
và tạm ứng vốn nếu không chặt chẽ sẽ dẫn tới việc vốn đầu tƣ bị sử dụng không
đúng mục đích, không hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí.
- Năng lực của chủ đầu tư (Người thực hiện):
Xét về cấp quản lý thì chủ đầu tƣ (Ngƣời thực hiện) là cơ quan quản lý sử
dụng vốn đầu tƣ XDCB cấp dƣới, là ngƣời đƣợc giao quản lý và sử dụng vốn để
thực hiện đầu tƣ xây dựng công trình. là ngƣời phải chịu trách nhiệm toàn diện
trƣớc ngƣời quyết định đầu tƣ và pháp luật về các mặt chất lƣợng, tiến độ, chi phí
vốn đầu tƣ và các quy định khác của pháp luật.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên

15
b. Cơ chế quản lý và hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật
.
Cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng là các quy định của Nhà nƣớc thông qua
các cơ quan có thẩm quyền về các nội dung quản lý làm chế tài để quản lý hoạt
động đầu tƣ và xây dựng. Nếu cơ chế quản lý đầu tƣ và xây dựng mang tính đồng
bộ cao sẽ là nhân tố quan trọng thúc đẩy nhanh hoạt động đầu tƣ xây dựng, tiết
kiệm trong việc quản lý vốn đầu tƣ cho XDCB, ngƣợc lại nếu chủ trƣơng đầu tƣ
thƣờng xuyên bị thay đổi sẽ gây ra những lãng phí to lớn đối với nguồn vốn đầu tƣ

cho XDCB.
- Đặc điểm của cơ chế quản lý:
Vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB
vốn NSNN cho đầu tƣ
XDCB
nhiệm vụ quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn cấp huyện.
Cơ chế quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB đƣợc đặt trong mối quan hệ với
cơ chế quản lý dự án đầu tƣ trên địa bàn cấp huyện. Quản lý vốn NSNN bao gồm
các khâu từ quản lý nguồn vốn, phân bổ vốn, quản lý sử dụng, cho đến quyết toán
vốn. Trong các khâu đó, quản lý sử dụng vốn từ khâu chuẩn bị đầu tƣ, thực hiện dự
án và hoàn thành dự án đƣa vào sử dụng là hết sức quan trọng và có tính quyết định
tới hiệu quả sử dụng đồng vốn NSNN.
Nghiên cứu đặc điểm khách quan của vốn đầu tƣ XDCB để có những quan
điểm đúng đắn khách quan khi xây dựng và hoàn thiện cơ chế quản lý vốn ngân
sách cho đầu tƣ XDCB.
quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ
XDCB; vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB; việc tổ chức thực hiện
quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB của bộ máy các cơ quan nhà nƣớc và công tác
kiểm tra giám sát việc quản lý vốn NSNN cho đầu tƣ XDCB trên địa bàn cấp huyện.

×