Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

THANH TOÁN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG MUA BÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.84 KB, 22 trang )

THANH TOÁN
I. CÁC PHƯƠNG TIỆN THANH TOÁN THƯỜNG SỬ DỤNG TRONG
MUA BÁN HÀNG HOÁ XUẤT NHẬP KHẨU
Các phương tiện thanh toán thường sử dụng trong mua bán hàng hoá xuất
nhập khẩu hiện nay là:
(1) Hối phiếu ( Bill of lading)
(2) Thẻ tín dụng ( Credit card)
(3) Séc ( Cheque)
(4) Lệnh phiếu( Promissory Note)
1. Hối phiếu
Hối phiếu là một tờ mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện do một người ký phát
cho ngừơi khác, yêu cầu người này khi nhìn thấy hối phiều, hoặc đến một
ngày cụ thể nhất định, hoặc đến một ngày có thể xác định trong tương lai
phải trả một số tiền nhất định cho một người nào đó hoặc theo lệnh của
người này trả cho người khác hoặc trả cho người cầm phiếu.
Nguồn luật điều chỉnh việc ký phát và sử dụng hối phiếu
 .Luật quốc tế
- Luật thống nhất về hối phiếu (ULB- Uniform law for bill of
Exchange) ban hành năm 1930 (thường gọi: ULB 1930). Luật này
được áp dụng ở các nước Châu Âu lớn.
- Văn kiện về hối phiếu và lệnh phiếu quốc tế : do Uỷ ban luật quốc tế
của Liên Hợp quốc ban hành. Số hiệu văn kiện: A/CN9/211. tất cả các
nước thuộc liên
- Hợp quốc đều có thể áp dụng văn kiện này.
 Luât quốc gia mang tính quốc tế
- Đạo luật về hối phiếu của Anh năm 1882 ( Bill of Exchange Acts) viết
tắt là BEA.
- Bộ luật thương mại Mỹ ( Uniform commercial code – UCC). Luật này
đựơc áp dụng ở Mỹ và các nước theo luật Mỹ.
1
- Ở Việt Nam: Pháp lệnh thương phiếu 1999.


Những vấn đề pháp lý liên quan đến việc tạo lập hối phiếu
Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu gồm:
- Người ký phát hối phiếu ( Drawer).
- Người bị ký phát hối phiếu ( Drawee): Còn gọi là người trả tiền.
- Trong ngoại thương, người bị ký phát hối phiếu thường là người nhập
khẩu hoặc ngân hàng của người nhập khẩu.
- Các chủ thể khác:
+ Người hưởng lợi hối phiếu.
+ Người ký hậu.
+ Người được ký hậu.
+ Người cầm phiếu: Là người hưởng lưọi cuối cùng của hối phiếu mang
hối phiếu xuất trình đòi tiền con nợ.
 Điều kiện chủ thể.
- Theo ULB 1930: Các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu phải
có năng lực hành vi và năng lực pháp lý.
- Theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam 1999: Các chủ thể trong
quan hệ lưu thông hối phiếu phải là pháp nhân.
Lưu ý: Nếu người ký phát hối phiếu không đủ điều kiện chủ thể thì
người bị ký phát có thể từ chối thanh toán.
Nếu các chủ thể trong quan hệ lưu thông hối phiếu không đủ điều kiện
chủ thể thì hối phiếu sẽ không có giá trị thanh toán.
Việc tạo lập hối phiếu
 Về hình thức:
- Hối phiếu phải đươc lập bằng văn bản.
- Mẫu hối phiếu ở Việt Nam hiện nay là mẫu hối phiếu của Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam. Doanh nghiệp phải lập hối phiếu theo mẫu này.
2
Ở các nước khác, hình thức mẫu hối phiếu thương mại do doanh
nghiệp tự phat hanhg. Hình thức mẫu hối phiếu không quyết định giá
trị pháp lý của hối phiếu.

- Ngôn ngữ của hối phiếu: Luật quốc tế không quy định rõ ngôn ngữ
của hối phiếu bắt buộc là ngôn ngữ nào, chỉ quy định một thứ tiếng
nhất định và thống nhất. Một hối phiếu sẽ không có giá trị pháp lý nếu
như nó được lập bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, hay trên hối phiếu
viết bằng bút chì, bằng thứ mực dễ phai ( ví dụ: mực đỏ). Nhưng theo
Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, ngôn ngữ trên hối phiếu là Tiếng
Việt. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, ngôn ngữ hối phiếu là
tiếng Anh và tiếng Việt.
- Hối phiếu không được sửa chữa rồi đóng dấu “ correct” như một vài
chứng từ khác ( chẳng hạn vận đơn). nếu hối phiếu đã phát hành sai
thì phải đựơc phát hành lại.
- Hối phiếu có thể lập thành một hay nhiều bản, mỗi bản đều đánh số
thứ tự, các bản đều có giá trị như nhau( nghĩa là : hối phiếu chỉ có bản
chính, không có bản phụ). Vì vậy, không được gửi hơn một bản
hốiphiếu trong cùng một bộ chứng từ. Khi thanh toán, người ta thường
gửi hối phiếu cho người trả tiền làm hai lần kế tiếp nhau đề phòng sự
thất lạc, bản nào đến trước thì sẽ được thanh toán, bản nào đến sau sẽ
trở thành vô giá trị. Vì vậy trên hối phiếu thường ghi câu: “ Sau khi
nhìn thấy bản thứ nhất của hối phiếu này ( bản thứ hai cùng ngày
tháng và nội dung không trả tiền)...:” ở bản số một của hối phiếu. Bản
số hai của hối phiếu lại ghi “ sau khi nhìn thấy bản thứ hai của hối
phiếu này( bản thứ nhất cùng ngày tháng và nội dung không trả
tiền)...:”.
 Về nội dung
Sau đây là một mẫu hối phiếu hướng dẫn chi tiết các nội dung ghi trên
hối phiếu
3
NO1-02-112(1) BILL OF EXCHANGE(2)
FOR USD 18.880.000(3) (4) HANOI SEP.14.2002(5)
At 90 days after (6)... sight of this First bill of exchange ( second of the same tenor

and date being unpaid) pay to the order of Bank for Foreign Trade of Vietnam,
Hanoi branch (7)... the sum of US dollar eighteen thousand eight hundred and
eighty only....(8)
Value received and charge the same to account of Sanyo Co., Ltd, Tokyo Japan...
(9a) L/C No. 02503021 LC 02 dated June 10th 2002 (9b).
To: Sumitomo bank
.....Japan(10)
Generalexim Company
....Hanoi Vietnam (11)
Giải thích các điểm ghi trong hối phiếu :
(1)Số hối phiếu : Đây là số do người xuất khẩu tự lập ra để tự theo dõi, là
mục không bắt buộc.
(2)Tiêu đề của hối phiếu: tiêu đề của hối phiếu là bắt buộc đối với các hối
phiếu ký phát theo ULB 1930 và Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam, nhưng
là không bắt buộc theo pháp luật Anh Mỹ.
(3)Số tiền của hối phiếu: Có thể ghi bằng số và/ hoặc ghi bằng chữ.
(4)Địa điểm lập hối phiếu: Địa điểm này có ý nghĩa để chọn luật điều chỉnh
về hình thức của hối phiếu. Địa điểm tạo lập hối phiếu không nhất thiết phải
là nơi hối phiếu được viết ra, nó có thể là nơi có trụ sở kinh doanh của
người ký phát.
(5)Ngày tháng ký phát: Tất cả các nguồn luật này đều quy định ngày tháng
ký phát bắt buộc phải ghi trên hối phiếu. Nếu thiếu mục này, hối phiếu
không có giá trị pháp lý. Ngày tháng ký phát hối phiếu vừa là mốc để xác
4
định năng lực pháp lý, năng lực hành vi và tư cách pháp nhân của các chủ
thể tham gia vào lưu thông hối phiếu, vừa là để xác định thời hạn hối phiếu
phải được xuất trình theo luật để đòi tiền.
- Theo ULB 1930: Thời hạn hối phiếu phải được xuất trình là 1 năm.
- Theo pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Thời hạn hối phiếu phải
được xuất trình là 90 ngày.

-
(6)Thời hạn trả tiền của hối phiếu:
- Trả tiền ngay ghi “at....sight”. giữa “at” và “sight” không ghi gì hoặc
thường được gạch chéo ( “at....sight” hoặc “at...\...sight”).
- Bán chịu ghi “at ...days after sight”. Điền số ngày vào giữa “at” và
“sight”.
(7) Tên người hưởng lợi đầu tiên của hối phiếu:
- Nếu sau “pay to” là “the order of”: Hối phiếu là loại hối phiếu theo
lệnh.
- Nếu sau “pay to” là tên của người hưởng lợi ( không có “the order
of”): Hối phiếu là hối phiếu đích danh.
- Nếu sau “pay to” không ghi gì: Hối phiếu là hối phiếu vô danh ( trên
thực tế không có loại hối phiếu này).
(8)Số tiền của hối phiếu:
Mẫu hối phiếu thường ghi: “ the sum of...” và ghi tiền vào chỗ trống sau “
the sum of...” Số tiền của hối phiếu còn được ghi ở mục (3).
Theo luật ULB 1930: số tiền của hối phiếu phải ghi là một số tiền nhất định
được ghi đơn giản và rõ ràng bằng số và / hoặc bằng chữ. Không được ghi
mức lãi suất vào bên cạnh số tiền mức lãi suất cụ thể đối với trường hợp hối
phiếu là hối phiếu trả tiền sau.
Theo pháp lệnh thương phiếu của Việt Nam: Số tiền ở mục (8) phải ghi đồng
thời bằng chữ và bằng số.
5
Lưu ý: Trường hợp nếu số tiền ghi bằng chữ khác với số tiền ghi bằng số
thì:
- Theo Luật Mỹ:
+ Điều khoản đánh máy sẽ bị loại bỏ điều khoản in sẵn.
+ Điều khoản viết tay sẽ loại bỏ điều khoản đánh máy và in sẵn.
+ Điều khoản bằng chữ sẽ loại bỏ điều khoản bằng số.
- Theo ULB 1930:

+ Điều khoản bằng chữ có giá trị thanh toán.
- Theo Pháp lệnh thương phiếu Việt Nam: Số tiền nhỏ hơn sẽ được
thanh toán
Trường hợp có sự khác nhau giữa số tiền ghi ở mục (3) và số tiền ghi ở mục
(8) thì theo ULB 1930 số tiền nhỏ hơn sẽ có giá trị.
(9a) “ Mọi chi phí và giá trị nhận được đồng thời tính vào tài khoản của
người mua”: thường thì sau “ to account of” được để trống sau đó sẽ điền tên
người mua.
(9b)Số hiệu và ngày mở L/C.
Lưu ý: Các mục (9a) và (9b) chỉ có trong hối phiếu sử dụng trong thanh toán
bằng L/C.
(10) Tên và địa chỉ, chữ ký của người ký phát.
(11) Vị trí để ghi tên, địa chỉ và chữ ký của người được ký phát hối phiếu.
Có thể thấy các nguồn luật điều chỉnh trên quy định khá khác nhau về nội
dung và hình thức của hối phiếu, cách sử dụng hối phiếu. Do đó, doanh
nghiệp cần xem xét tờ hối phiếu mình đang có trong tay là hốip hiếu do luật
nào điều chỉnh, tránh trường hợp hiểu nhầm đáng tiếc.
2. Thẻ tín dụng ( Credit Card)
Thẻ tín dụng là một phương tiện thanh toán hiện đại do Ngân hàng phát
hành cho phép chủ sở hữu thẻ sử dụng nó để thanh toán tiền hàng hoá và
6
dịch vụ với một hạn mức chi tiêu nhất định hoặc để rút tiền mặt khi cần
thiết.
Quy trình thanh toán:
- Bước 1: Ngân hàng phát hành thẻ cho chủ sở hữu thẻ sử dung. Điều
kiện để được phát hành thẻ là Ngân hàng đó phải là thành viên chính
thức của các tổ chức thẻ quốc tế lớn.
- Bước 2: Chủ thẻ sử dụng thẻ để đi mua hàng hoá và dịch vụ tại các cơ
sở bán hàng mà việc thanh toán bằng thẻ được chấp nhận.
- Bước 3: Cơ sở chấp nhận thẻ gửi một hoá đơn thanh toán cho Ngân

hàng đại lý thanh toán.
- Bước 4: Ngân hàng đại lý thanh toán kiểm tra các thông tin rồi ghi
cho cơ quan chấp nhận thẻ.
- Bước 5: Ngân hàng đại lý thanh toán báo nợ về Ngân hàng phát hành.
- Bước 6: Quyết toán thẻ giữa chủ thẻ và Ngân hàng phát hành thẻ theo
định kỳ.
3. Séc (cheque)
Séc là một tờ mệnh lệnh vô điều kiện của người chủ tài khoản ra lệnh cho
Ngân hàng trích từ tài khoản của mình để trả cho người có tên trong séc,
hoặc trả theo lệnh của người đó hoặc trả cho người cầm séc một số tiền nhất
định, bằng tiền mặt hay chuyển khoản. séc có đặc điểm là có giá trị thanh
toán như tiền tê nhưng không phải là tiện tệ. Séc có thời hạn thanh toán, nếu
séc xuất trình chậm quá quy định sẽ bị từ chối thanh toán.
4. Lệnh phiếu ( Promissory Note)
Lệnh phiếu là một tờ giấy hứa cam kết trả tiền vô điều kiện do người lập nên
phiếu phát ra hứa sẽ trả tiền nhất định cho người hưởng lợi hoặc theo lệnh
của người này trả cho người khác quy định trong kỳ phiếu đó.
Lệnh phiếu có đặc điểm cơ bản:
- Kỳ hạn của kỳ phiếu được quy định rõ.
7
- Một kỳ phiếu có thể do một hay nhiều người ký phát để cam kết thanh
toán cho một hay nhiều người hưởng lợi.
II . CÁC ĐIỀU KIỆN THANH TOÁN QUỐC TẾ QUY ĐỊNH TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN NGOẠI THƯƠNG.
Trong hợp đồng mua bán ngoại thương, điều kiện thanh toán thường gồm 4
điều kiện sau:
(1) Điều kiện về tiền tệ
(2) Điều kiện về địa điểm thanh toán
(3) Điều kiện về thời gian
(4) Điều kiện về phương thức thanh toán

1. Điều kiện về tiền tệ
Trong điều kiện này người ta thường quy định rõ:
- Đồng tiền tính giá
- Đồng tiền thanh toán
- Điều kiện về đảm bảo hối đoái
1.1. Về đồng tiền tính giá và đồng tiền thanh toán
( Xin xem phần hợp đồng mua bán ngoại thương)
1.2. Về điều kiện đảm bảo hối đoái
 Điều kiện đảm bảo ngoại hối
Là lựa chọn một loại đồng tiền tương đối ổn định và xác định mối quan hệ tỷ
giá với đồng tiền thanh toán để đảm bảo giá trị của tiền tệ thanh toán.
Có hai cách quy định như sau:
- Cách 1: trong trường hợp quy định đồng tiền tính toán và đồng tiền
thanh toán là một loại tiền, đồng thời phải xác định tỷ giá giữa đồng
tiền đó với một đồng tiền khác ( thường là đồng tiền tương đối ổn
định). Đến khi trả tiền, nếu tỷ giá đó thay đổi thì giá trị cả hàng hoá
và tổng giá trị hợp đồng phải được điều chỉnh một cách tương ứng.
8

×