Tải bản đầy đủ (.doc) (228 trang)

Phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.67 MB, 228 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
ĐẶNG THỊ THÚY HỒNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ CÔNG THƯƠNG
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI
ĐẶNG THỊ THÚY HỒNG
PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Chuyên ngành : Thương mại
Mã số : 62.34.10.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học:
1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN LỊCH
2. TS. HOÀNG XUÂN HÒA
HÀ NỘI, 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan luận án là một công trình nghiên cứu khoa học độc lập. Các kết quả
nghiên cứu trong luận án do Tôi tự điều tra, tìm hiểu và phân tích một cách trung thực,
phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Nghiên cứu sinh
Đặng Thị Thúy Hồng
i
MỤC LỤC
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 1
BỘ CÔNG THƯƠNG 1
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI 1
ĐẶNG THỊ THÚY HỒNG 1


HÀ NỘI, 2015 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2
BỘ CÔNG THƯƠNG 2
VIỆN NGHIÊN CỨU THƯƠNG MẠI 2
ĐẶNG THỊ THÚY HỒNG 2
HÀ NỘI, 2015 2
LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH v
PHẦN MỞ ĐẦU 1
PHẦN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 7
Năm 2010, TS. Trịnh Thị Thu Hương cùng với tập thể tác giả đã thực hiện đề tài cấp Bộ
“Phát triển hệ thống logistics trên hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC)” [19]. Đề tài đã
bước đầu nghiên cứu hệ thống logistics với bốn nhân tố trong mối quan hệ với thúc đẩy
phát triển kinh tế các nước nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Đề tài đã làm rõ
được những khác biệt, đặc thù trong phát triển logistics ở một tuyến hành lang kinh tế so
với các khu vực khác. Đồng thời, bên cạnh tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ
thống logistics của các nước có tuyến hành lang kinh tế chạy qua như Việt Nam, Thái Lan,
Myanmar, Lào thì đề tài còn đề cập một số vấn đề lý luận về logistics như khái niệm, đặc
điểm, vai trò và tác dụng của logistics cũng như đã bước đầu đưa ra khái niệm về hệ thống
logistics. Tuy nhiên, các nhân tố cấu thành hệ thống logistics theo quan điểm của các tác
giả bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp luật, doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ
logistics mà chưa đề cập đến nhân tố nguồn nhân lực và trong phạm vi nghiên cứu của đề
tài, các giải pháp được đề xuất được giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực vận tải 9
PHẦN NỘI DUNG, KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 16
83. />experiencing-major-truck-congestion-under-new-rules_20141002.html 160
ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Thứ hạng các cảng container hàng đầu thế giới năm 2011 và 2012 Error:
Reference source not found

Bảng 1.2: Top 5 quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực dịch vụ logistics năm 2014 Error:
Reference source not found
Bảng 1.3: Đánh giá dịch vụ logistics Singapore năm 2014Error: Reference source not
found
Bảng 2.1: Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn TP.
Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.2: Tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội theo giá hiện hành phân theo khu
vực kinh tế giai đoạn 2008 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.3: Tốc độ tăng GDP bình quân mỗi năm cả nước trong giai đoạn 2001 - 2010Error:
Reference source not found
Bảng 2.4: GDP bình quân đầu người của Hà Nội và cả nước giai đoạn 2008 - 2013
Error: Reference source not found
Bảng 2.5: Một số chỉ tiêu chủ yếu tính bình quân đầu người TP. Hà Nội giai đoạn
2008 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.6: Phân cấp ra quyết định hệ thống chính sách pháp luật ở Việt Nam Error:
Reference source not found
Bảng 2.7: Ước tính chi phí do ùn tắc giao thông trong vận tải đường bộ của cả nước
và địa bàn TP. Hà Nội năm 2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.8: Ước tính tổng chi phí do ùn tắc (mọi loại xe) cả nước và địa bàn TP. Hà
Nội năm 2010 Error: Reference source not found
Bảng 2.9: Các tuyến đường sắt có Hà Nội làm đầu nút Error: Reference source not
found
Bảng 2.10: Danh mục các tuyến đường sắt đô thị đã được phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 2.11: Danh sách các hãng hàng không hàng hóa có kết nối với Sân bay quốc tế
Nội Bài Error: Reference source not found
Bảng 2.12: Đánh giá của nhà quản lý về thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin
trong hoạt động kinh doanh trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay Error:
iii
Reference source not found

Bảng 2.13: Số cơ sở hoạt động trong ngành GTVT trên địa bàn TP. Hà Nội
giai đoạn 2010 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.14: Đánh giá năng lực các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistic của Hà Nội
trong giai đoạn hiện nay Error: Reference source not found
Bảng 2.15: Khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn
2008 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.16: Cơ cấu khối lượng hàng hóa vận chuyển trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn
2010 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.17: Tổng mức bán lẻ hàng hóa TP. Hà Nội thời kỳ 2008 – 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 2.18: Số cơ sở kinh doanh thương nghiệp và dịch vụ cá thể phân theo ngành
nghề trên địa bàn TP. Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 2.19: Doanh thu thương nghiệp, dịch vụ trên địa bàn TP. Hà Nội phân theo loại
hình kinh tế và phân theo ngành kinh tế Error: Reference source not found
Bảng 2.20: Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu trên địa bàn TP. Hà Nội phân theo thành
phần kinh tế và phân theo nhóm hàng giai đoạn 2008 - 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 2.21: Kim ngạch hàng hóa nhập khẩu trên địa bàn TP. Hà Nội phân theo thành
phần kinh tế và phân theo nhóm hàng giai đoạn 2008 - 2013 Error:
Reference source not found
Bảng 2.22: Khối lượng hàng hóa luân chuyển trên địa bàn TP. Hà Nội, giai đoạn
2010 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.23: Đánh giá của nhà quản lý về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan trên địa
bàn TP. Hà Nội hiện nay Error: Reference source not found
Bảng 2.24: Đánh giá dịch vụ logistics Việt Nam năm 2014 Error: Reference source not
found
Bảng 2.25: Doanh thu vận tải, kho bãi và dịch vụ hỗ trợ vận tải phân theo loại hình
kinh tế của TP. Hà Nội, 2008 - 2012 Error: Reference source not found
Bảng 2.26: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ngành vận tải, kho bãi theo giá hiện hành
trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2010 - 2013 Error: Reference source not

found
iv
Bảng 2.27: Giá trị sản xuất một số ngành kinh tế theo giá hiện hành trên địa bàn TP.
Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 2.28: Lao động các doanh nghiệp trong ngành GTVT trên địa bàn TP. Hà Nội
giai đoạn 2008 - 2013 Error: Reference source not found
Bảng 2.29: Chất lượng nguồn nhân lực trong ngành logistics trên địa bàn TP. Hà Nội
Error: Reference source not found
Bảng 2.30: Đánh giá của doanh nghiệp logistics về chất lượng cơ sở hạ tầng logistics
trên địa bàn TP. Hà Nội Error: Reference source not found
Bảng 3.1: Dự báo dân số Thành phố Hà Nội 2015 - 2020.Error: Reference source not
found
Bảng 3.2: Mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Error:
Reference source not found
Bảng 3.3: Mục tiêu về các chỉ số tăng trưởng đến năm 2020, tầm nhìn 2030 Error:
Reference source not found
DANH MỤC BIỂU ĐỒ - HÌNH
BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1.1. Đánh giá của các nhà quản lý về mức độ đóng góp của logistics thành phố
đối với các doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hà Nội. .Error: Reference source
not found
Biểu đồ 1.2: Đánh giá của các nhà quản lý về mức độ đóng góp của logistics thành phố
đối với kinh tế TP. Hà Nội Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.3: Đánh giá của các nhà quản lý về tác động của logistics thành phố về xã hội
đối với TP. Hà Nội Error: Reference source not found
Biểu đồ 1.4: Cơ cấu doanh thu thương nghiệp và dịch vụ trên địa bàn TP Hà Nội giai
đoạn 2010 - 2013 Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.1: Cơ cấu tổng sản phẩm trên địa bàn TP. Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013Error:
Reference source not found
v

Biểu đồ 2.2: Đánh giá của nhà quản lý về những hạn chế của hệ thống pháp luật
logistics trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.3: Đánh giá của doanh nghiệp về sự phù hợp của các chính sách phát triển hệ
thống logistic trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay Error: Reference
source not found
Biểu đồ 2.4: Ý kiến đánh giá của các nhà quản lý về thực trạng chất lượng cơ sở hạ tầng
logistics của Hà Nội hiện nay Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.5. Đánh giá của các nhà quản lý về thực trạng các doanh nghiệp cung ứng
dịch vụ logistics trên địa bàn Hà Nội hiện nay Error: Reference source not
found
Biểu đồ 2.6: Đánh giá của nhà quản lý về thực trạng thực hiện thủ tục hải quan trên địa
bàn TP. Hà Nội hiện nay (1 điểm - không ảnh hưởng, 5 điểm - rất ảnh
hưởng) Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.7: Đánh giá của các doanh nghiệp logistics về các doanh nghiệp sử dụng dịch
vụ Logistic ở Hà Nội hiện nay Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.8: Nguyên nhân chính doanh nghiệp không có nhu cầu thuê ngoài dịch vụ
logistics Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.9: Hình thức đào tạo người lao động về logistics ở doanh nghiệp Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.10: Đánh giá của các nhà quản lý về hạn chế nguồn nhân lực logistics Hà Nội
Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.11: Đánh giá của doanh nghiệp logistics về thực trạng hệ thống logistics thành
phố trên địa bàn Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Error: Reference source
not found
Biểu đồ 2.12: Kinh phí đào tạo nguồn nhân lực logistics của các doanh nghiệp Error:
Reference source not found
Biểu đồ 2.13: Đánh giá về các chỉ số của hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà
Nội hiện nay Error: Reference source not found
Biểu đồ 2.14: Đánh giá về mức độ liên kết của doanh nghiệp trong hệ thống logistics

thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay Error: Reference source not
found
vi
Biểu đồ 3.1: Đánh giá của các nhà quản lý về mức độ quan trọng của những giải pháp
nhằm xây dựng và phát triển hệ thống logistics thành phố bền vững. .Error:
Reference source not found
Biểu đồ 3.2: Các giải pháp cần tập trung để phát triển thị trường và hoàn thiện hệ thống
logistic trên địa bàn Hà Nội theo ý kiến của doanh nghiệp.Error: Reference
source not found
Biểu đồ 3.3: Ý kiến của doanh nghiệp logistics về mức độ cần thiết của các giải pháp
phát triển bền vững hệ thống logistic TP. Hà Nội Error: Reference source
not found
HÌNH
Hình 1.1. Hệ thống logistics thành phố Error: Reference source not found
Hình 1.2: Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống logistics thành phố Error:
Reference source not found
Hình 1.3: Mạng lưới kết nối của các cảng container Tokyo - Nhật Bản Error:
Reference source not found
Hình 2.1: Bản đồ Thành phố Hà Nội mở rộng Error: Reference source not found
Hình 2.2: Tuyến đường giao thông Vành đai IV và V trên địa bàn Hà Nội Error:
Reference source not found
Hình 2.3: “Hai hành lang kinh tế” Việt Nam - Trung Quốc Error: Reference source
not found
Hình 2.4: Bản đồ Quy hoạch kết nối hệ thống đường sắt quốc gia - Vùng đô thị Hà Nội Error:
Reference source not found
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
BGT&ĐT : Bộ Giáo dục và Đào tạo
CP : Chính phủ

CNTT : Công nghệ thông tin
CHLB : Cộng hòa liên bang
DN : Doanh nghiệp
ĐTĐL : Đề tài độc lập
ĐH KTQD : Đại học Kinh tế quốc dân
GTVT : Giao thông vận tải
HĐND : Hội đồng nhân dân
KHCN : Khoa học công nghệ
NCKH : Nghiên cứu khoa học
NXB : Nhà xuất bản
QĐ : Quyết định
QH : Quốc hội
NCKT & PT : Nghiên cứu kinh tế và Phát triển
PGS : Phó Giáo sư
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
XNK : Xuất nhập khẩu
TS : Tiến sĩ
TTg : Thủ tướng
TP : Thành phố
TTHC : Thủ tục hành chính
TTHQĐT : Thủ tục hải quan điện tử
UBND : Ủy ban nhân dân
CHỮ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
1PL : The First Party Logistics Logistics bên thứ nhất
2PL : The Second Party Logistics Logistics bên thứ hai
viii
3PL : The Third Party Logistics Logistics bên thứ ba
4PL : Fourth Party Logistics Logistics bên thứ tư
ASEAN : Association of South East
Asia Nations

Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á
CFS : Container Freight Station Trạm thu gom hàng lẻ
EDI : Electronic Data Interchange Hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử
ESCAP : Economic and Social Committee
in Asia and the Pacific
Ủy ban Kinh tế và xã hội ở Châu Á và
Thái Bình Dương của Liên hiệp quốc
EU : European Untion Liên minh Châu Âu
FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FIA : Foreign Investment Agency Cục Đầu tư nước ngoài
FIATA : Intetnational Federation of
Freight Forwarders Association
Liên đoàn quốc tế các hiệp hội
giao nhận
FTZ : Free Trade Zone Khu vực thương mại tự do
GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GSO : General Statistics Office Tổng cục thống kê
ICAO : International Civil Aviation
Organization
Tổ chức hàng không dân dụng
quốc tế
ICD : Inland Clearance Depot/
Inland Container Deport
Cảng thông quan nội địa (cảng cạn)
ICT : Information and
Communications Technology
Công nghệ thông tin viễn thông
IMF : International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
ITS : Intelligent Transport Systems Hệ thống giao thông thông minh

LPI : Logistics Performance Index
Chỉ số hoạt động logistics
LSP : Logistics Service Provider Các nhà cung cấp dịch vụ logistics
PPP : Public - Private Partnership Hợp tác Nhà nước - Tư nhân
R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển
SCM : Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung ứng
TEU : Twenty - foot Equivalent Unit Đơn vị áp dụng trong vận tải container
1 TEU = 20 ft (dài) × 8 ft (rộng) × 8,5 ft
(cao)
USD : United States Dollar Đô La Mỹ
VIFFAS : Viet nam Freight Forwarders
Association
Hiệp hội giao nhận kho vận
Việt Nam
VLA : Viet Nam Logistics Business Hiệp hội doanh nghiệp logistics
ix
Association Việt Nam
VSA : Viet Nam Shipowners’
Association
Hiệp hội chủ tàu Việt Nam
WB : World Bank Ngân hàng thế giới
WMS : Warehouse Management
Systems
Hệ thống quản lý kho bãi
WTO : World Trade Organazation Tổ chức thương mại thế giới
x
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang bước vào giai đoạn quan trọng của quá trình đô thị hoá tương ứng với quá
trình phát triển kinh tế hiện tại, Chính phủ Việt Nam đã rất chú trọng vào việc phát triển hệ thống

đô thị tại các thành phố lớn trên cả nước, đặc biệt là Thành phố Hà Nội - nơi tiêu biểu cho cả
nước, nơi hội tụ, kết tinh những giá trị và truyền thống tốt đẹp nhất của dân tộc. Theo báo cáo
“Đánh giá đô thị hóa ở Việt Nam” của Ngân hàng Thế giới (WB), mặc dù tốc độ đô thị hóa trên
phạm vi toàn quốc ở Việt Nam chỉ đạt 3,4%/năm, chậm hơn so với các nước khác trong khu vực
và trên thế giới thì TP. Hà Nội vẫn có tốc độ đô thị hóa nhanh hơn rất nhiều so với các thành phố
khác trong cả nước và thậm chí nó đã đạt được tương đương với tỷ lệ đô thị hóa ở các thành phố
của các nước phát triển trong khu vực Châu Á. Năm 2010, tỷ lệ đô thị hóa đạt ở Hà Nội khoảng 30
- 32% và ước tính đến năm 2020, nhảy vọt thành 55 - 65% [32]. Cũng như đô thị hóa trên thế
giới, quá trình đô thị hóa của Hà Nội đã đem đến nhiều kết quả tích cực như: tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao, đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, giải quyết công
ăn việc làm, giảm bớt lao động dư thừa, tăng thu nhập và nâng cao mức sống của cư dân đô thị…
Tuy nhiên, ngoài những lợi ích do đô thị hóa mang lại, TP. Hà Nội cũng đã và đang chịu ảnh
hưởng rõ rệt từ những tác động tiêu cực của quá trình này như tạo ra sự chênh lệch về văn hóa và
kinh tế giữa các tầng lớp cư dân đô thị; kết cấu hạ tầng giao thông và môi trường sống luôn bị
phá vỡ, không theo kịp yêu cầu thực tiễn dẫn đến tắc nghẽn giao thông thường xuyên, tai nạn
giao thông tăng cao, ô nhiễm môi trường và chất lượng cuộc sống còn hạn chế… Vấn đề đặt ra
cho chính quyền TP. Hà Nội là cân đối hài hòa giữa lợi ích và những ảnh hưởng tiêu cực do đô
thị hóa mang lại, đảm bảo đem lại cho đô thị một môi trường kinh doanh hoàn thiện đồng thời
giảm các tác động tới môi trường và nâng cao chất lượng cuộc sống dân sinh.
Không những thế, ngoài vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hóa của cả nước, TP. Hà
Nội còn là một trong những cửa ngõ giao thương kinh tế quan trọng giữa Việt Nam, Trung Quốc
và các nước khác. Kể từ tháng 5/2005, Chính phủ hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã cùng
nhau đưa ra ý tưởng hình thành và phát triển “Hai hành lang kinh tế” Côn Minh - Lào Cai - Hà
Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Với
việc phát triển hai hành lang kinh tế sẽ khiến Vân Nam và Quảng Tây không chỉ là cửa ngõ
thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam mà còn là cửa ngõ thương mại giữa Trung Quốc và
ASEAN thông qua Việt Nam. Bởi vậy, “Hai hành lang kinh tế” sẽ là nơi diễn ra sự trao đổi kinh
tế thông qua đường bộ, đường sắt và đường thủy giữa miền Tây và Nam Trung Quốc rộng lớn
với các quốc gia ASEAN. Đồng thời cũng tạo điều kiện về nguồn hàng và giao thông thuận lợi
cho hệ thống cảng biển phía Bắc của Việt Nam lớn mạnh theo [33].

1
Tất cả những tác động, thay đổi này đòi hỏi hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội tất
yếu phải được xây dựng và phát triển hiện đại, đồng bộ trên tất cả các yếu tố của hệ thống về cơ
sở hạ tầng, cơ chế pháp luật, doanh nghiệp logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và
nguồn nhân lực logistics nhằm nâng cao hiệu quả và năng lực cạnh tranh cũng như nâng cao vị
thế, hình ảnh của TP. Hà Nội lên tầm khu vực và quốc tế. Vì vậy, phát triển hệ thống logistics trên
địa bàn thành phố là hướng đi đúng đắn, đảm bảo sự phát triển ổn định và lâu dài cho TP. Hà Nội,
bởi logistics thành phố là lĩnh vực không thể thiếu trong sản xuất, lưu thông và phân phối hàng
hoá tại các thành phố. Giải bài toán logistics cấp độ thành phố chính là giải bài toán tối ưu hóa,
bài toán năng suất, chất lượng và hiệu quả trong phát triển kinh tế của TP. Hà Nội. Trong hai thập
niên vừa qua, hệ thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội đã có những bước phát triển vượt
bậc từ cơ sở hạ tầng (bến cảng, giao thông thủy, bộ, hàng không, hệ thống kho bãi ) đến kiến
trúc thượng tầng (hệ thống chính sách về logistics ) đã tạo ra những thuận lợi cho phát triển
trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ logistics cũng đã lớn
mạnh cả về lượng và chất. Tuy nhiên, sự phát triển của hệ thống logistics thành phố trên địa bàn
Hà Nội còn đang ở giai đoạn đầu của sự phát triển và chưa được quan tâm đúng mức với những
rào cản như hệ thống pháp lý chưa đồng bộ, vừa thiếu lại vừa yếu, cơ sở hạ tầng yếu kém, hệ
thống kho bãi manh mún, không đủ tiêu chuẩn, các doanh nghiệp logistics nhỏ lẻ, không đáp ứng
được nhu cầu về cả số lượng, chất lượng…
Nhằm thực hiện mục tiêu “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2030, tầm nhìn
2050”, hệ thống logistics trên địa bàn Hà Nội cần phải được xây dựng và phát triển xứng tầm,
hiện đại và đồng bộ trên các yếu tố như: cơ chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp logistics,
doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics. Một nghiên cứu cơ bản,
đồng bộ về hệ thống logistics thành phố từ đó đưa ra những giải pháp tổng thể về mặt vĩ mô và cả
vi mô nhằm phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội là rất cần thiết. Đề tài: “Phát
triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội” được lựa chọn nghiên cứu là phù hợp
với yêu cầu phát triển của TP. Hà Nội trong hội nhập quốc tế, nhất là trong bối cảnh thị trường
logistics Việt Nam vừa mở cửa hoàn toàn vào giữa tháng 1.2014 và dự kiến đi vào hoạt động
chính thức vào năm 2015.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục tiêu nghiên cứu: Làm rõ cơ sở khoa học (cả lý luận và thực tiễn) cho việc đề xuất các
giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội trong mối quan hệ với thúc đẩy phát
triển kinh tế ổn định và lâu dài đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Luận giải và hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về logsitics thành phố và phát triển
hệ thống logistics thành phố.
2
- Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển của hệ thống logistics thành phố trên
địa bàn TP. Hà Nội.
- Nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố ở một số nước và rút bài
học cho Thành phố Hà Nội.
- Phân tích thực trạng, đánh giá thành công, hạn chế và nguyên nhân trong phát triển hệ
thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội trong thời gian qua trong mối quan hệ với thúc đẩy
phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của thành phố.
- Đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa
bàn TP. Hà Nội trong thời gian tới theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của
TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn
thành phố Hà Nội với các nhân tố cơ chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, doanh nghiệp logistics, doanh
nghiệp sử dụng dịch vụ logistics và nguồn nhân lực logistics trong mối quan hệ với phát triển
kinh tế ổn định và lâu dài của TP. Hà Nội.
* Phạm vi nghiên cứu
- Về cách tiếp cận: Luận án chủ yếu được nghiên cứu trên giác độ trung mô. Các vấn đề vĩ
mô được đề cập trong luận án chủ yếu nhằm làm rõ thêm giác độ trung mô.
- Về không gian: Nghiên cứu hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội và kinh
nghiệm phát triển hệ thống logistics thành phố của một số thành phố lớn trên thế giới có nhiều
điểm tương đồng để các bài học rút ra có giá trị ứng dụng thực tiễn cho Thành phố Hà Nội.
- Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn TP. Hà Nội

tập trung vào giai đoạn từ năm 2008 (Hà Nội mở rộng) đến nay và đề xuất các giải pháp nhằm
phát triển hệ thống logistics thành phố trên địa bàn TP. Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu, luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, các phương pháp tổng hợp, quy nạp, diễn dịch, so sánh… để phân tích, làm
sáng tỏ các nội dung liên quan đến cơ sở lý luận và thực trạng phát triển của hệ thống logistics
thành phố trên địa bàn Hà Nội. Các phương pháp thống kê, điều tra chọn mẫu được sử dụng để
thu thập, điều tra và xử lý số liệu phục vụ cho phân tích thực trạng phát triển của hệ thống
logistics trên địa bàn TP. Hà Nội.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng cả các phương pháp định tính và phương pháp định lượng,
3
kết hợp cả hai hình thức nghiên cứu tại bàn (thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp) và tại hiện
trường (thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp) để giải quyết tốt các mục tiêu nghiên cứu đã đặt ra.
* Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
Các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau, chủ yếu bao gồm:
- Các ấn phẩm, sách, các tư liệu quốc tế và các bài báo, tạp chí về logistics, logistics thành
phố và hệ thống logistics thành phố: Tạp chí Kinh tế và phát triển, Tạp chí thương mại, Tạp chí
Vietnam Supply Chain Insight, Tạp chí Vietnam Logistics Review…
- Các cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ Công thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ
Giao thông vận tải, Tổng cục Thống kê, Sở Công thương Hà Nội, Sở GTVT…
- Thư viện Viện Nghiên cứu thương mại, Thư viện Trường Đại học Kinh tế Quốc dân…
- Kết quả điều tra của Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc
dân Hà Nội trong khuôn khổ đề tài độc lập cấp Nhà nước "Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế" (Mã số ĐTĐL 2010T/33); Nhiệm vụ hợp tác quốc tế
song phương về KHCN với đề tài "Xây dựng và phát triển hệ thống logistics theo hướng bền vững
- Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam" (QĐ số 890/QĐ-BGD&ĐT ngày 2/3/2012).
Các số liệu, dữ liệu, thông tin thu thập được kiểm tra, đối chiếu và so sánh để đảm bảo có
được sự nhất quán, phản ánh được nội dung phân tích với độ tin cậy cao và nguồn trích dẫn rõ
ràng.
* Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp

Các dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra của tác giả về các nội dung liên quan
đến đề tài luận án. Việc thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp được tiến hành như sau:
Xác định đối tượng điều tra: Trong khuôn khổ luận án, liên quan đến giác độ tiếp cận hệ
thống logistics thành phố, đối tượng điều tra được xác định bao gồm 2 nhóm đối tượng (i) các
doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics; (ii) các cán bộ quản lý trong lĩnh vực logistics. Danh
sách các nhóm đối tượng được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau và việc tiếp cận các đối tượng
điều tra chủ yếu dựa trên mối quan hệ công tác của tác giả và sự giúp đỡ của tập thể hướng dẫn
khoa học, các đồng nghiệp, bạn bè trong quá trình thực hiện luận án.
Thiết kế phiếu điều tra: Có 2 loại phiếu điều tra cho 2 nhóm đối tượng được xác định ở
trên. Các loại phiếu điều tra được thiết kế một cách khoa học để thu thập được các thông tin từ
khái quát đến chi tiết, từ thông tin chung đến quan điểm cá nhân của người trả lời…
Thu thập dữ liệu điều tra: Dữ liệu điều tra được thu thập bằng 2 hình thức: tác giả gọi điện/
gặp gỡ để phỏng vấn trực tiếp và gửi phiếu điều tra qua đường thư điện tử, trong đó phiếu điều
tra được gửi trực tiếp đến các đối tượng là chủ yếu. Thời gian tiến hành thu thập dữ liệu điều tra
từ tháng 10/2013 đến tháng 02/2014.
4
Đặc điểm của mẫu điều tra: Đối tượng điều tra bao gồm các doanh nghiệp có đặc điểm khác
nhau về lĩnh vực kinh doanh, loại hình doanh nghiệp, quy mô, kinh nghiệm hoạt động về logistics
trên địa bàn Hà Nội. Trong tổng số 150 phiếu điều tra được chuyển đến đối tượng điều tra, trong đó
60 phiếu doanh nghiệp logistics, 90 phiếu các nhà quản lý trong lĩnh vực logistics, có 120 phiếu
được hoàn trả. Tỷ lệ hoàn trả phiếu điều tra (80,0%) là không cao như mong muốn. Trong luận án,
tác giả sử dụng kết quả điều tra này để phân tích, đặc biệt là để làm tham chiếu với hai kết quả điều
tra mà tác giả có tham gia, tiếp cận và được phép sử dụng khi viết luận án: Kết quả điều tra của
Viện Nghiên cứu kinh tế và phát triển, đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội trong khuôn khổ Đề tài
NCKH độc lập cấp Nhà nước "Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập kinh
tế quốc tế" (2011) và Nhiệm vụ hợp tác quốc tế song phương "Xây dựng và phát triển hệ thống
logistics theo hướng bền vững - Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam" (2012 - 2013).
Xử lý dữ liệu điều tra: Sau khi đã thu thập tất cả các phiếu điều tra của cả 2 nhóm đối
tượng, các phiếu điều tra được rà soát để lựa chọn các phiếu đạt yêu cầu (các phiếu điền đầy đủ
dữ liệu). Dữ liệu của các phiếu điều tra đạt yêu cầu được mã hóa và nhập vào máy tính. Tác giả

luận án sử dụng phần mềm Survey Analytics Tool - GSAT để phân tích dữ liệu điều tra.
5. Đóng góp mới của Luận án
Thứ nhất, luận án sử dụng cách tiếp cận mới về phát triển hệ thống logistics thành phố
trong mối quan hệ với thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài của thành phố.
Thứ hai, luận án nghiên cứu kinh nghiệm phát triển hệ thống logistics ở một số thành phố
lớn trong khu vực và trên thế giới để rút ra những bài học hữu ích nhằm phát triển hệ thống
logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội hiện nay.
Thứ ba, luận án phân tích và đánh giá đầy đủ, toàn diện thực trạng phát triển hệ thống
logistics trên địa bàn TP. Hà Nội hiện nay theo tất cả các yếu tố dựa trên những dữ liệu mới nhất
đã được công bố và kết quả khảo sát của tác giả.
Thứ tư, luận án đưa ra phương hướng và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát triển hệ
thống logistics thành phố trên địa bàn Hà Nội hiện nay theo hướng thúc đẩy phát triển kinh tế ổn
5
định và lâu dài đến năm 2030 và tầm nhìn 2050.
6. Kết cấu nội dung Luận án
Ngoài Phần mở đầu, Phần tổng quan và kết luận, đề tài gồm 3 chương :
Chương 1: Những vấn đề cơ bản về phát triển hệ thống logistics thành phố
Chương 2: Thực trạng phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội
Chương 3: Giải pháp phát triển hệ thống logistics trên địa bàn thành phố Hà Nội đến
năm 2030 và tầm nhìn 2050.
6
PHẦN TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu trong nước
Trong xu thế hầu hết các nước trong khu vực và trên thế giới đều đã gia nhập Tổ chức
thương mại thế giới (WTO) và thực hiện chiến lược phát triển kinh tế hướng về xuất khẩu, đẩy
mạnh giao thương quốc tế thì vai trò của logistics ngày càng trở nên quan trọng. Việt Nam cũng
như thế, với tư cách là thành viên của WTO, nhất là thời điểm thực hiện các cam kết trong lĩnh
vực logistics vào năm 2014 đã qua. Và mặc dù, lĩnh vực dịch vụ này tuy còn khá mới mẻ đối với
Việt Nam nhưng lại rất quan trọng đối với quá trình sản xuất - kinh doanh của một ngành cũng
như đối với toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Logistics được xem như là tâm điểm của sự phát triển

kinh tế thương mại và kỳ vọng mang lại nguồn lợi rất to lớn cho nước ta. Chính vì vậy, trong suốt
hơn hai thập kỷ qua, có rất nhiều chuyên gia, học viên trong nước nghiên cứu về sự phát triển của
logistics, đặc biệt là vai trò của nó đối với sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Mặc
dù vậy, phải đến những năm cuối của thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 mới có các công trình
nghiên cứu chuyên sâu về logistics của Việt Nam, còn trước đó, hầu hết các nghiên cứu là những
bài báo, tạp chí với dung lượng hạn chế nên chỉ đề cập một cách khái quát một hoặc một số khía
cạnh liên quan đến thực tiễn phát triển logistics của Việt Nam.
Năm 2010, Viện nghiên cứu kinh tế và phát triển - Trường Đại học Kinh tế quốc dân trong
các nghiên cứu “Phát triển dịch vụ logistics ở nước ta trong điều kiện hội nhập quốc tế” [13],
“Một số vấn đề phát triển dịch vụ logistics ở nước ta” [14] và “Xây dựng và phát triển hệ thống
logistics theo hướng bền vững - Kinh nghiệm của Đức và bài học đối với Việt Nam” [15] do
GS.TS Đặng Đình Đào chủ trì cùng với tập thể tác giả đã đánh giá Việt Nam có rất nhiều lợi thế
về kinh tế, chính trị cũng như địa lý và điều kiện tự nhiên so với các nước trong khu vực để phát
triển logistics. Với 3.260 km đường bờ biển, 4.639 km đường biên giới nằm trong vùng chiến
lược của Đông Nam Á, thềm lục địa dài và trải rộng với nhiều cảng nước sâu có thể coi là những
đầu tư sẵn có của tự nhiên dành cho các doanh nghiệp logistics Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường
logistics tại Việt Nam đang phát triển ngày càng lạc hậu hơn so với ngay cả các nước trong khu
vực, dù tiềm năng ngành này là rất lớn. Cơ sở hạ tầng “phần cứng”, “phần mềm” cho phát triển
logistics còn rất hạn chế. Mạng lưới giao thông vận tải còn nghèo nàn, qui mô nhỏ, thiếu đồng bộ,
bố trí bất hợp lý và không tương xứng tạo nên sự giới hạn trong các chuỗi cung ứng trong nước và
quốc tế. Hệ thống kho tàng bến bãi của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ logistics trong nước
chưa đáp ứng được nhu cầu. Nhiều kho bãi đã cũ kỹ, lạc hậu, không bảo quản được chất lượng
hàng hóa, thiếu thiết bị bốc xếp chuyên dùng. Mặt khác, đa số các doanh nghiệp có quy mô tài
chính vừa và nhỏ, ít hiểu biết về luật pháp quốc tế và chưa tạo được sự liên kết, hợp tác lẫn nhau
mà chỉ dựa vào năng lực sẵn có nên khả năng cạnh tranh thấp, nảy sinh tình trạng cạnh tranh
7
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong ngành. Vì vậy, các tác giả nhận định hầu hết các
doanh nghiệp logistics của Việt Nam mới chỉ đóng vai trò như những nhà cung cấp dịch vụ vệ tinh
cho các công ty logistics nước ngoài, chưa có doanh nghiệp nào có đủ khả năng tổ chức, điều
hành toàn bộ quy trình hoạt động của dịch vụ logistics. Ngoài ra, trong các chính sách và kế hoạch

phát triển hầu như ngành logistics chưa được đề cập ở cấp quốc gia cũng như ngành và địa
phương. Trong bối cảnh đó, các nghiên cứu đã nhận định rằng ngành logistics của Việt Nam cần
phải nhận diện rõ những yếu kém của mình để có kế hoạch, bước đi và giải pháp phù hợp với
điều kiện thực tiễn nhằm thúc đẩy sự phát triển của logistics trong những năm tới, góp phần nâng
cao hiệu quả kinh tế - xã hội của đất nước. Không những thế, song song với việc phân tích thực
tiễn phát triển các dịch vụ logistics của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, chỉ ra
những điểm phù hợp và chưa phù hợp trong sự phát triển các dịch vụ logistics, các nguyên nhân
dẫn đến việc tồn tại những điểm chưa phù hợp và những cản trở trong phát triển, các công trình
nghiên cứu còn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản, nền tảng về dịch vụ logistics; yêu
cầu và những đặc trưng cơ bản của các dịch vụ logistics, vai trò cũng như hệ thống chỉ tiêu đánh
giá sự phát triển của các dịch vụ logistics trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, phạm vi nghiên
cứu của các công trình chưa đề cập một cách có hệ thống và đồng bộ tất cả các nhân tố của hệ
thống logistics, đặc biệt là hệ thống logistics đặt trong điều kiện đặc thù, riêng biệt của một khu
vực đô thị.
Năm 2012, Đinh Lê Hải Hà đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ về đề tài "Phát triển
logistics ở Việt Nam hiện nay" [16]. Đây là công trình với nội dung nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào luận giải và hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về logistics và phát triển
logistics trong nền kinh tế quốc dân ở góc độ vĩ mô. Chính vì vậy, bên cạnh việc đề cập các khái
niệm, vai trò, đặc trưng và lợi ích của logistics thì trên cơ sở phân tích thực trạng phát triển
logistics của Việt Nam trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 20 và trên cơ sở tìm hiểu, nghiên cứu
kinh nghiệm phát triển logistics của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới như CHLB
Đức, Singapore và Nhật Bản, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm phát triển logistics ở Việt Nam
trong thời gian tới.
Tiếp đó, trong năm 2014, Vũ Thị Quế Anh đã bảo vệ thành công luận án tiến sĩ với đề tài
“Phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam” [2].
Ngoài việc đề cập những vấn đề lý luận cơ sở về logistics và phát triển logistics (khái niệm, các
hoạt động và vai trò của logistics) thì tác giả còn tập trung phân tích nội hàm của một số quan điểm
về logistics được đưa ra bởi các chuyên gia, tổ chức trên thế giới. Đồng thời, thông qua phân tích
thực trạng phát triển logistics ở một số nước Đông Nam Á (Singapore, Thái Lan, Malaysia), chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu và nguyên nhân của thành công và những hạn chế trong sự phát triển

logistics ở các quốc gia này, tác giả đã rút ra bài học kinh nghiệm cho phát triển logistics ở Việt
8
Nam và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp phù hợp với tình hình và điều kiện thực tiễn để phát
triển logistics ở Việt Nam theo kịp với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Năm 2010, TS. Trịnh Thị Thu Hương cùng với tập thể tác giả đã thực hiện đề tài cấp Bộ
“Phát triển hệ thống logistics trên hành lang kinh tế Đông Tây (EWEC)” [19]. Đề tài đã bước
đầu nghiên cứu hệ thống logistics với bốn nhân tố trong mối quan hệ với thúc đẩy phát triển kinh
tế các nước nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Đề tài đã làm rõ được những khác biệt,
đặc thù trong phát triển logistics ở một tuyến hành lang kinh tế so với các khu vực khác. Đồng
thời, bên cạnh tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics của các nước có tuyến
hành lang kinh tế chạy qua như Việt Nam, Thái Lan, Myanmar, Lào thì đề tài còn đề cập một số
vấn đề lý luận về logistics như khái niệm, đặc điểm, vai trò và tác dụng của logistics cũng như đã
bước đầu đưa ra khái niệm về hệ thống logistics. Tuy nhiên, các nhân tố cấu thành hệ thống
logistics theo quan điểm của các tác giả bao gồm cơ sở hạ tầng, cơ chế pháp luật, doanh nghiệp
cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics mà chưa đề cập đến nhân tố nguồn nhân lực và trong phạm
vi nghiên cứu của đề tài, các giải pháp được đề xuất được giới hạn chủ yếu trong lĩnh vực vận tải.
Từ nhiều năm nay, TP. Hà Nội luôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội
của cả nước. Với lợi thế vượt trội so với các thành phố khác cả về tiềm lực kinh tế, chính trị và văn
hóa - xã hội, TP. Hà Nội đóng vai trò hạt nhân của vùng kinh tế trọng điểm phía bắc. Vì vậy, Hà
Nội có nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển dịch vụ logistics. Tuy nhiên, trong tình trạng phát triển
chung của ngành, dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội chưa được phát triển toàn diện, nguồn
cầu lớn nhưng doanh nghiệp của địa phương và doanh nghiệp trong nước chưa đáp ứng được yêu
cầu. Với mục đích nghiên cứu thực trạng phát triển các dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội
trong thời gian vừa qua nhằm đưa ra các giải pháp phù hợp để phát triển dịch vụ logistics trên địa
bàn thành phố trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Năm 2010, Ths. Nguyễn Thanh Bình
cùng tập thể tác giả Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Hà Nội đã thực hiện đề tài
"Những giải pháp chủ yếu phát triển dịch vụ logistics ở Hà Nội trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế" mã số 01X-07/01/2009-02 [6]. Bên cạnh trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về
logistics và dịch vụ logistics cũng như vai trò và lợi ích của phát triển logistics đối với hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung, công trình nghiên cứu

còn đi sâu làm rõ thực trạng phát triển các dịch vụ logistics trên địa bàn TP. Hà Nội. Và để làm nổi
bật được phần thực trạng phát triển dịch vụ logistics trong thời gian qua, công trình nghiên cứu đã
đề cập chi tiết, cụ thể phần thực trạng phát triển của các nhân tố như cơ chế pháp luật, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực, doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics. Tuy nhiên, tác giả tiếp
cận các nhân tố này như là những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển logistics mà không tiếp cận
các nhân tố này như là các bộ phận cấu thành nên hệ thống logistics.
Tóm lại, những công trình nghiên cứu trước đây đã có nhiều đóng góp quan trọng về mặt lý
9
luận và thực tiễn, sự hình thành và phát triển cũng như những thành công, hạn chế và các giải
pháp phát triển dịch vụ logistics tại trường Việt Nam. Các công trình đều cho rằng dịch vụ
logistics Việt Nam có tiềm năng và lợi thế phát triển song cũng còn đang gặp nhiều khó khăn.
Những yếu tố cản trở về cơ sở hạ tầng, khung khổ pháp lý, nguồn nhân lực và nhất là năng lực
cạnh tranh đã đặt ra nhiều vấn đề cần được quan tâm bởi lẽ đây là những yếu tố quan trọng đóng
góp vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung và của TP. Hà Nội nói riêng. Tuy nhiên,
đến nay, vẫn chưa có công trình khoa học nào đề cập các vấn đề liên quan đến logistics thành
phố, hệ thống logistics thành phố và đặc biệt là mối quan hệ giữa phát triển hệ thống logistics trên
địa bàn thành phố với thúc đẩy phát triển kinh tế ổn định và lâu dài, do vậy đòi hỏi một nghiên cứu
sâu hơn trong vấn đề này. Trong đó, việc nghiên cứu cơ sở lý luận cũng như thực trạng phát triển
hệ thống logistics thành phố theo tất cả các yếu tố từ cơ chế pháp luật, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân
lực đến doanh nghiệp cung ứng và sử dụng dịch vụ logistics, từ đó đề xuất các giải pháp phát
triển là yêu cầu bức thiết đối với các thành phố lớn ở nước ta nói chung và TP. Hà Nội nói riêng
trong bối cảnh Việt Nam mở cửa hoàn toàn thị trường dịch vụ logistics kể từ tháng 1/2014.
2. Tổng quan các công trình nghiên cứu ngoài nước
Sự gia tăng của cạnh tranh toàn cầu và sự tiến bộ nhanh chóng của công nghệ thông tin và
truyền thông, ngành logistics đã trở thành một trong những đối tượng có ảnh hưởng lớn nhất của
thế kỷ 21. Phạm vi và vai trò của logistics đã thay đổi đáng kể trong những năm gần đây. Trong
quá khứ, logistics đóng vai trò như là một nhân tố hỗ trợ cho các chức năng chính của quá trình
sản xuất thì ngày nay, phạm vi của logistics đã mở rộng, vượt ra ngoài phạm vi truyền thống của
hoạt động kho vận, giao nhận vận tải mà còn bao gồm từ việc lên kế hoạch, sắp xếp, quản lý dòng
luân chuyển nguyên vật liệu, vật tư, hàng hóa từ nơi cung ứng đến nơi sản xuất, sau đó luân

chuyển hàng hóa, thành phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng, tạo nên sự liên thông trong toàn xã
hội theo những phương án tối ưu hóa, giảm chi phí luân chuyển và lưu kho. Logistics đã phát
triển trở thành một ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân và thu hút được sự quan
tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu, các học viên và các nhà hoạch định chính sách. Trên thế giới,
các nghiên cứu về logistics rất phong phú và được thực hiện dưới nhiều giác độ tiếp cận khác
nhau. Tiêu biểu cho các công trình nghiên cứu này có thể kể đến là “Fundamentals of Logistics
Management” (1998) của Douglas M.Lambert, Jame R.Stock and Lisa M.Ellram [52]. Công
trình nghiên cứu là sự cân bằng hợp lý giữa những vấn đề lý luận với các ứng dụng thực tiễn. Các
nội dung của công trình được tiếp cận từ góc độ quản lý, theo định hướng tiếp thị và được xem xét
từ góc độ hài lòng của khách hàng. Chính vì vậy, bên cạnh nhấn mạnh các khía cạnh tiếp thị của
logistics, công trình nghiên cứu còn tích hợp tất cả chức năng của doanh nghiệp cũng như tích hợp
logistics trong các chiến lược hoạt động của doanh nghiệp. Không những thế, ngoài việc đề cập
một số vấn đề mới mà các công trình trước đó chưa đề cập đến như xử lý đơn hàng, hệ thống
10
thông tin quản lý, dòng nguyên vật liệu, vấn đề kiểm soát tài chính trong hoạt động logistics hay
logistics toàn cầu, hệ thống hỗ trợ quá trình ra quyết định, kênh phân phối và hoạch định chiến
lược logistics… thì công trình nghiên cứu vẫn đề cập lại những nội dung mang tính truyền thống
của logistics như dịch vụ khách hàng, vận tải, kho bãi, quản lý hàng tồn kho. Tuy nhiên, các vấn
đề này được các tác giả tiếp cận theo cách khác hơn so với các công trình được công bố trước đó,
chẳng hạn như vấn đề kiểm soát tài chính của lĩnh vực logistics ngoài việc được thảo luận riêng
trong một chương thì xuyên suốt nghiên cứu, nó được đan xen đề cập trong tất cả các chương của
công trình. Tiếp đó, mỗi chương của công trình nghiên cứu còn giới thiệu các khái niệm cơ bản và
nền tảng về logistics, quản trị logistics trong một khuôn dạng hữu ích cho quá trình ra các quyết
định quản lý cũng như là vai trò và lợi ích của logistics, quản trị logistics đối với nền kinh tế quốc
dân nói chung và các tổ chức, doanh nghiệp nói riêng. Và để làm rõ thêm những vấn đề mang tính
lý luận, trong mỗi chương của công trình nghiên cứu đều có các ví dụ thực tiễn nhằm minh họa
các cách thức được vận dụng để quản lý hoạt động của logistics sao cho phù hợp với khía cạnh
tiếp thị cũng như là cách thức ứng dụng công nghệ để nâng cao hiệu qủa và hiệu suất hoạt động
của logistics; cách thức mà các doanh nghiệp đang vận dụng để xử lý những vấn đề phát sinh liên
quan đến logistics.

Xu thế tất yếu của thời đại ngày nay là toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới. Toàn cầu hoá làm
cho giao thương giữa các quốc gia, các khu vực trên thế giới phát triển mạnh mẽ và đương nhiên
sẽ kéo theo những nhu cầu mới về vận tải, kho bãi, các dịch vụ phụ trợ… Xu thế mới của thời đại
sẽ dẫn đến bước phát triển tất yếu của logistics toàn cầu. Vấn đề này được đề cập khá rõ trong
nghiên cứu “International Logistics - Second Edition” (2006) [53], của Donal F.Wood, Anthony
Barone, Paul Murphy, Daniel L.Wardlow. Bên cạnh việc nhấn mạnh khái niệm, vai trò và chức
năng của logistics toàn cầu trong chuỗi cung ứng toàn cầu, sự khác biệt giữa logistics toàn cầu và
logistics quốc gia (khác biệt về văn hóa, tiền tệ và hệ thống giao thông vận tải) thì các tác giả còn
cung cấp những kiến thức tổng quát về thương mại quốc tế như các điều khoản mua bán (bao
gồm các điều kiện thương mại quốc tế trong Incoterm 2000, các thành tố cấu thành nên giá bán
của hàng hóa…), điều khoản thanh toán, bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu và sự cần thiết cũng
như là lợi ích của thương mại quốc tế đối với phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Ngoài ra,
nghiên cứu còn đề cập sâu một số nội dung liên quan đến logistics toàn cầu như tàu biển, phân
loại tàu biển, thị trường thuê tàu, các hãng hàng không quốc tế… Và mặc dù nội dung của các
công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến dòng di chuyển của hàng hóa
thì trong một số chương, các tác giả vẫn đan xen đề cập đến một số vấn đề liên quan đến dòng di
chuyển liên quan đến con người trong logistics toàn cầu.
Hệ thống logistics góp một phần hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế trên toàn thế giới thông
qua việc thúc đẩy quá trình lưu thông phân phối hàng hoá, trao đổi giao lưu thương mại giữa các
11
vùng trong nước, giữa các nước trong khu vực và trên thế giới với nhau. Qua đó đã góp phần vào
việc giải quyết những vấn đề nảy sinh từ sự phân công lao động quốc tế do quá trình toàn cầu hoá
tạo ra. Bên cạnh đó, hệ thống logistics còn góp phần vào việc phân bố các ngành sản xuất một
cách hợp lý để đảm bảo sự tăng trưởng cân đối của toàn bộ nền kinh tế trên thế giới bởi mỗi một
vùng địa lý có những đặc điểm về địa hình khác nhau, nguồn tài nguyên khoáng sản khác nhau
và có phương thức lao động, tập quán khác nhau. Hệ thống logistics phát triển không những làm
cho quá trình lưu thông, phân phối được thông suốt, chuẩn xác và an toàn, mà còn giảm được chi
phí vận tải và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Nghiên cứu “Introduction to
Logistics Systems Planning and Control” (2004) [58] của các tác giả Gianpaolo Ghiani, Gilbert
Laporte, Roberto Musmanno đã cơ bản đáp ứng được các yêu cầu trên. Đây là công trình nghiên

cứu đã nhận được sự chú ý đáng kể trong nhiều năm qua vì nó cung cấp một trong những nền tảng
lý luận cơ bản trong việc lập kế hoạch và kiểm soát có hiệu quả hệ thống logistics. Công trình là
những nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về hệ thống phân phối, bao gồm các vấn đề về trung tâm
phân phối, hoạt động của các thiết bị đầu cuối và hệ thống giao thông vận tải Theo các tác giả, ba
thành phần cơ bản cấu thành nên hệ thống logistics là hàng tồn kho, hệ thống giao thông vận tải và
các trang thiết bị cơ sở vật chất, vì vậy, những nội dung này được các tác giả trình bày rất cụ thể
trong các chương. Đồng thời trong mỗi chủ đề nghiên cứu của công trình, một số vấn đề được
diễn đạt dưới dạng các mô hình và các thuật toán nhằm hỗ trợ quá trình ra quyết định dưới sự trợ
giúp của hệ thống máy tính và một loạt các ví dụ ứng dụng trong thực tiễn được minh họa bằng số
cũng như thư mục chú thích tài liệu tham khảo ở cuối mỗi chương để giúp người đọc có thể kiểm
tra sự hiểu biết của mình về từng khái niệm trước khi đi vào tìm hiểu những nội dung tiếp theo. Do
đó, công trình nghiên cứu là nguồn tài liệu có giá trị cho các học viên, nghiên cứu viên và thậm chí
là cả những người đang làm việc tại các doanh nghiệp logistics đang tìm cách cắt giảm chi phí, cải
thiện chất lượng dịch vụ của hệ thống logistics nhằm thỏa mãn yêu cầu ngày càng cao của khách
hàng.
Trong bối cảnh cạnh tranh diễn ra trên phạm vi toàn cầu, việc tối ưu hóa hệ thống logistics là
điều không thể tránh khỏi. Cuốn “Logistics Systems - Design and Optimization” [48] của các tác
giả: André Langevin, Diane Riopel, NXB Springer US, năm 2005 đã không nằm ngoài xu hướng
trên. Công trình này đã cho thấy được sự đa dạng và phức tạp của hoạt động logistics. Mỗi chương
là mỗi bài viết chuyên sâu của các nhà nghiên cứu được công nhận, những người được giao nhiệm
vụ khảo sát từng chủ đề riêng biệt hoặc những vấn đề đang nổi lên trong lĩnh vực logistics. Nếu như
chương đầu tiên cung cấp một khuôn khổ cho việc ra quyết định logistics trong hoạt động kinh
doanh thông qua việc phân loại các quyết định logistics và làm nổi bật các mối liên kết có liên quan
đến các quyết định logistics cũng như là sự phức tạp của chúng thì các chương sau lại tập trung vào
các phương pháp định lượng cho việc thiết kế và tối ưu hóa hệ thống logistics. Điển hình như
12
chương 2, Daskin, Snyder và Berger đã vạch ra tầm quan trọng của các quyết định liên quan đến địa
điểm cơ sở trong thiết kế chuỗi cung ứng hay Higginson và Bookbinder trong chương 3 lại phân
tích hoạt động logistics ở các trung tâm phân phối. Các tác giả đã nhấn mạnh các chức năng cụ thể
của một trung tâm phân phối so với hình thức kho cổ điển. Ngoài ra, các tác giả cũng cho thấy các

thiết kế và hoạt động của một nhà kho có thể kéo theo nhiều thách thức trong vấn để ra các quyết
định. Chính vì vậy, thông qua việc cung cấp các định nghĩa cũng như mô tả chất lượng của hai kho
thực tế, các tác giả đã tạo tiền đề cho một cái nhìn tổng thể về các mô hình nghiên cứu đại diện và các
mô hình giải pháp cho hoạt động kho hàng được hiệu quả…
Tiếp đó, với mục đích sử dụng như một công cụ chuẩn để đánh giá tổng quát nhiều khía
cạnh của sự phát triển logistics của các quốc gia, bắt đầu từ năm 2007 với chu kỳ mỗi 2 năm,
Ngân hàng Thế giới đã sử dụng chỉ tiêu Performance Logistics Index (LPI) [76] để đánh giá năng
lực về logistics của một quốc gia thông qua việc đánh giá 6 tiêu chí quan trọng nhất về môi trường
logistics hiện hành như: Độ hiệu quả của quy trình thông quan; chất lượng cơ sở hạ tầng; khả năng
vận chuyển hàng hóa với giá cả cạnh tranh; chất lượng dịch vụ logistics; khả năng theo dõi tình
hình hàng hóa sau khi gửi và thời gian thông quan và dịch vụ. Và mặc dù LPI đại diện cho mức
năng lực chuẩn về logistics của một quốc gia nhưng những khảo sát LPI cũng đã tập hợp được
những dữ liệu chi tiết và quan trọng trong logistics nội địa như thời gian, tải trọng, chi phí của
những giao dịch xuất nhập khẩu Chính vì vậy, những dữ liệu này cho phép những người đang
làm thực tiễn, nhà phân tích và nhà hoạch định chính sách kiểm tra những nhân tố quyết định về
năng lực logistics trong những quốc gia riêng biệt.
Với xu hướng đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ trên toàn thế giới. Vai trò của các khu
đô thị ngày càng được khẳng định trong sự phát triển lâu dài và ổn định của nền kinh tế ở mỗi quốc
gia. Vì vậy, dịch vụ logistics thành phố diễn ra trên địa bàn các khu đô thị ngày càng phát triển cả
về chiều rộng lẫn chiều sâu. Logistics thành phố trở thành lĩnh vực tương đối mới mẻ đối với hoạt
động quản lý và lập kế hoạch đô thị. Tuy nhiên, tính đến thời điểm hiện nay, các công trình nghiên
cứu chuyên sâu và toàn diện về logistics thành phố nói chung và hệ thống logistics thành phố nói
riêng vẫn còn rất hạn chế mặc dù, trong thời gian gần đây, nhiều nước trong khu vực và trên thế
giới đã nhiều lần tổ chức các buổi hội thảo về logistics thành phố. Chính vì vậy, những năm gần
đây, trên thế giới đã có một số nghiên cứu đi vào phân tích, làm rõ khái niệm, nội dung và đặc
trưng của logistics thành phố, hệ thống logistics thành phố trên các giác độ tiếp cận khác nhau.
Tuy nhiên, phần lớn các công trình này chủ yếu là các tài liệu được tập hợp từ các báo cáo, các
nghiên cứu của các chuyên gia trong lĩnh vực logistics.
Tiêu biểu trong số đó phải kể đến “City Logistics” (2001) [66], “Logistics Systems for
Sustainable Cities” (2003) [67] và “Innovations in City Logistics” (2007) [68] hay “City

Logistics:Mapping The Future” (2014) [69] của Eiichi Taniguchi và Russell G.Thompson…
13

×