Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

GIÁO ÁN TÍCH HỢP MÔN MỸ THUẬT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.93 KB, 12 trang )


PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VIỆT TRÌ
TRƯỜNG THCS CHU HÓA


GIÁO ÁN
DẠY HỌC THEO CHUYÊN ĐỀ TÍCH HỢP
Người thực hiện: Nguyễn Tiến Dũng
Tổ: Ngoại ngữ - Âm Nhạc - Mĩ thuật
NĂM HỌC: 2014 - 2015
Tiết 13,14 - Bài 13: VẼ TRANH
Đề tài bộ đội
I- MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết tìm và chọn nội dung phù hợp với đề tài để vẽ tranh.
- Hiểu được các bước vẽ tranh đề tài bộ đội.
- Học sinh hiểu được vai trò, nhiệm vụ cao cả và những cống hiến của
chú bộ đội trong quá trình xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Hiểu được một số đặc
điểm của các quân chủng, binh chủng
2. Kỹ năng:
- Học sinh vẽ được một bức tranh về đề tài bộ đội hài hòa theo ý thích của
mình.
- Biết liên hệ kiến thức các bộ môn để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Thái độ:
- Học sinh hiểu được vị trí, vai trò lớn lao của chú bộ đội từ đó thêm yêu
mến, quý trọng, biết ơn đối với các chú bộ đội.
- Yêu thích môn học
4. - Năng lực cần đạt:
Năng lực quan sát khám phá, NL tư duy, NL phân tích tổng hợp, NL
năng lực thực hành sáng tạo, NL tái tạo thể hiện, NL năng lực tự học, NL
đánh giá, tự đánh giá NL năng lực cảm thụ thẩm mĩ, NL phát hiện và giải quyết


vấn đề
II - TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
1 - Tài liệu thiết bị:
1.1 - Giáo viên:
- Một số tranh ảnh về bộ đội của họa sĩ và của học sinh.
- Hình minh họa các bước vẽ tranh đề tài bộ đội.
- Tổ chức cho học sinh đi thăm quan thực tế tại bảo tàng Quân khu
2, phối hợp với nhân viên quản lý bảo tàng cho học sinh tìm hiểu về bộ
đội, vũ khí, khí tài, chiến công của chú bộ đội.
1.2- Học sinh:
- Sưu tầm tranh ảnh về đề tài bộ đội
- Đồ dùng học vẽ: SGK, vở, giấy A4, bút chì, thước kẻ, màu
2 - Phương pháp dạy học.
Trực quan, vấn đáp, gợi mở, luyện tập
3. Ma trận công cụ đánh giá.
ND/ HĐ
C.hỏi/
Bài tập
Nhận biết
Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
NL học sinh
sẽ đạt được
(1) (2) (3) (4)
1. Tìm và
chọn nội

dung đề
tài
Tự luận- Biết
được đặc
điểm các
quân
chủng,
binh
chủng.
Quân tư
trang, vũ
khí, khí tài
- HS hiểu
vai trò,
nhiệm vụ,
chiến công
của bộ đội
trong việc
bảo vệ và
xây dựng
tổ quốc.
- HS chọn
được nội
dung về đề
tài bộ đội
phù hợp,
theo ý
thích.
- Vận dụng
kiến thức các

môn học khác
vào bài học.
- Thể hiện
lòng biết ơn
bằng hành
động cụ thể.
Chọn được
nội dung hay
để thể hiện
- Năng lực
phân tích
tổng hợp,
năng lực tư
duy, năng
lực cảm thụ
thẩm mĩ.
* CÂU HỎI HOẠT ĐỘNG 1
+ Câu hỏi 1 (1): Em biết những quân chủng, binh chủng nào, đặc điểm
quân tư trang như thế nào ?
+ Câu hỏi 2 (2): Nhiệm vụ chính của chú bộ đội là gì ? Chú bộ đội đã lập
nên những chiến công gì ?
+ Câu hỏi 3 (3): Nêu những hoạt động thường ngày của chú bộ đội? Em
sẽ chọn nội dung nào để vẽ tranh ?
+ Câu hỏi 4 (4): Các môn học khác có bài nào nói về hình ảnh chú bộ
đội ?
+ Câu hỏi 5 (4): Trách nhiệm của mỗi người là gì trong việc bảo vệ chủ
quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo ?
ND/ HĐ
C.hỏi/
Bài tập

Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
Cao
NL học sinh sẽ đạt
được
(1) (2) (3) (4)
2. Cách
vẽ tranh Tự luận
- Hiểu được
các bước tiến
hành bài vẽ
đề tài bộ đội
Biết tiến hành
vẽ tranh theo
trình tự các
bước; biết
cách chọn
được chất liệu
mầu phù hợp
để vẽ tranh.
- Phân tích
nội dung:
hình vẽ, bố
cục, mầu sắc
cách sử

dụng chất
liệu trong
tranh đề tài.
- Năng lực phân
tích, tổng hợp
- Năng lực đặt vấn
đề, giải quyết vấn
đề.
- Năng lực ứng
dụng thực tế.
* CÂU HỎI HOẠT ĐỘNG 2
- Câu hỏi chung (Cho cả bốn mức độ): Hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài ?
ND/

C.hỏi/
Bài
tập
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng cao
NL học
sinh sẽ đạt
được
(1) (2) (3) (4)
3. Thực
hành.
Bài
tập.
- Vẽ tranh

đề tài ở
mức độ
đơn giản,
biết bố cục
hài hòa.
- Hoàn
thành bài vẽ
tranh đề tài
đúng với
chủ đề.
- Hoàn thành
bài vẽ có bố
cục, hình vẽ,
màu sắc hài
hòa
-Hoàn thành
một bài vẽ
tranh có nội
dung sâu sắc,
bố cục, hình
vẽ, màu sắc
sáng tạo
- Năng lực
thực hành,
năng lực
sáng tạo,
năng lực
tái tạo thể
hiện.
* BÀI TẬP:

- Hãy vẽ 1 bức tranh đề tài bộ đội.
IV/ LUYỆN TẬP, CỦNG CỐ
ND/

C.hỏi/
Bài tập
Nhận
biết
Thông
hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao
NL học sinh sẽ đạt
được
(1) (2) (3) (4)
4.
Đánh
giá kết
quả
học
tập.
Tự luận - Phân loại
được bài vẽ ở
các mức độ
khác nhau.
- Bài vẽ thể hiện được
nội dung của đề tài, thể
hiện bố cục, hình vẽ,

màu sắc, hài hòa có cảm
xúc, sáng tạo. Biết đánh
giá, phân tích bố cục,
hình vẽ, màu sắc.
- Năng lực tư duy.
- NL đánh giá, tự
đánh giá.
- Năng lực cảm thụ
thẩm mĩ. Năng lực
giao tiếp.
* CÂU HỎI
+ Câu hỏi 1: (1+2): Em thích bài nào nhất? Xếp loại bài vẽ theo các mức
độ thành 3 mức độ ?
+ Câu hỏi 2: (3+ 4): Em hãy nêu cảm nhận của mình về các bài vẽ ?
III - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
* Ổn định tổ chức:
* Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
1. Giới thiệu bài học:
Giáo viên cho học sinh hát bài hát "Màu áo chú bộ đội".
- Em hãy cho biết bài hát vừa rồi nội dung nói về điều gì ?
HS trả lời: Bài hát nói về hình ảnh cao đẹp của chú bộ đội với màu áo
xanh và một ý chí bền chặt, sự tiếp nối truyền thống của thế hệ trẻ.
Giáo viên nhận xét sau đó dẫn dắt học sinh vào bài:
Hình ảnh chú bộ đội đã trở nên rất thân thuộc với mỗi chúng ta, trải qua
quá trình xây dựng và phát triển đất nước, chú bộ đội đã lập nên những chiến
công rất hào hùng. Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và vẽ một bức tranh để
thể hiện tình cảm của mình với chú bộ đội.
Giáo viên và học sinh ghi tên bài
2. Bài mới:
Tiết 13,14 - Bài 13: VẼ TRANH

Đề tài bộ đội
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG KIẾN THỨC
HOẠT ĐỘNG 1: Hướng dẫn tìm và
chọn nội dung đề tài:
* Mục tiêu:
- HS hiểu được vai trò, nhiệm vụ và những
chiến công của chú bộ đội. Biết liên hệ
kiến thức bộ môn khác vào bài học.
- Học sinh chọn được nội dung yêu thích
về đề tài này để vẽ tranh.
* Cách tiến hành:
+ GV giới thiệu một số hình ảnh thăm
quan thực tế tại bảo tàng Quân khu 2. Tại
đây GV và HS đã tìm hiểu về hình ảnh bộ
đội, vũ khí, khí tài và những chiến công
của chú bộ đội
+ Nhân viên bảo tàng Quân khu 2 Giới
thiệu về bảo tàng, truyền thống và các hoạt
động của đơn vị.
1 - Tìm và chọn nội dung đề tài:
Hình ảnh thăm quan thực tế
tại bảo tàng quân khu 2.
+ GV và HS được tìm hiểu về vũ khí, khí
tài trong bảo tàng Quân khu II.
- Theo em nhiệm vụ chính của chú bộ đội
là gì ?
- Qua quá trình phát triển lịch sử đất
nước chú bộ đội đã lập nên những chiến
công gì?
- Chiến dịch nào lừng lẫy năm châu chấn

động địa cầu ?
+GV giảng giải: Đây là hình ảnh chiến
thắng Điện Biên Phủ ngày 7/5/1954.
+ GV giảng giải:
Ở môn Lịch sử lớp 9 sau này các em sẽ
được học. Chiến dịch Điện Biên Phủ do
Đại tướng Võ Nguyễn Giáp chỉ huy,
thắng lợi của Chiến dịch Điện Biên Phủ đã
chấm dứt cuộc chiến xâm lược của Thực
dân Pháp, Miền Bắc hoàn toàn giải phóng,
xây dựng CNXH
- Chú bộ đội đã đem lại cuộc sống hòa
bình cho chúng ta vậy nhiệm vụ của mỗi
chúng ta đối với đất nước là gì ?
Nếu HS không trả lời được GV giải thích:
Ở môn GDCD lớp 9 sau này các em sẽ
- Nhiệm vụ chính của chú bộ đội là
canh giữ biên cương, bảo vệ tổ quốc.
- Đánh thắng Thực dân Pháp và Đế
quốc Mĩ mang lại nền độc lập cho dân
tộc.
- HS trả lời: Chiến dịch Điện Biên Phủ
- HS nghe giải thích
- Mỗi chúng ta có trách nhiệm xây
dựng và bảo vệ tổ quốc, bảo vệ hòa
bình, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ.
học bài "Bảo vệ hòa bình". Các em sẽ thấy
trách nhiệm và nghĩa vụ của mỗi chúng ta
là phải xây dựng, bảo vệ tổ quốc, bảo vệ
chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo,

bảo vệ hòa bình.
+ GV đặt câu hỏi:
- Theo em trang phục của chú bộ đội
thường có màu gì ?
- Trong môn Tiếng anh 6 các em được
học màu xanh lá cây đọc như thế nào ?
- Màu đỏ, màu vàng đọc như thế nào ?
- Màu xanh dương, màu trắng đọc như thế
nào ?
- Hãy kể tên những quân chủng, binh
chủng bộ đội mà em biết ?
GV cho học sinh quan sát hình ảnh các
quân chủng, binh chủng.
- Theo em nhiệm vụ của bộ đội Hải quân
là gì ?
GV giảng giải: Ở môn Địa lý lớp 9 bài 38
sau này các em sẽ được học, vùng biển
thuộc chủ quyền của nước ta khoảng 1
triệu Km
2
. Vùng lãnh hải là 12 hải lý,
vùng đặc quyền kinh tế là 200 hải lý (tính
- HS nghe giải thích.
- HS trả lời:
- Thường là màu xanh
- Xanh lá cây - (Green): Màu xanh lá
cây trên trang phục của chú bộ đội
- Màu đỏ -(Red); màu vàng-(Yellow):
Ngôi sao màu vàng xung quanh là
nền đỏ gắn trên mũ chú bộ đội; trên

quân hàm…
- Xanh dương: (Blue); màu trắng:
(White): Màu xanh dương và màu
trắng trên trang phục của bội đội Hải
quân.
+ Hải quân, không quân, bộ binh,
pháo binh, tăng thiết giáp Mỗi đơn
vị có một nhiệm vụ riêng.
- HS trả lời: Nhiệm vụ của bộ đội Hải
quân là tuần tra, canh giữ và bảo vệ
chủ quyền biển đảo.
từ đường cơ sở). Trong đó có 2 quần đảo
lớn là Trường sa và Hoàng sa.
+ GV đặt câu hỏi:
- Theo em trang phục của các quân
chủng, binh chủng đó khác nhau như thế
nào?
- Quân tư trang của các chú bộ đội
thường có những gì ?
Quân tư trang của chú bộ đội thường gọn
gàng giản dị thuận tiện khi hành quân
- Chú bộ đội thường có tác phong như thế
nào ?
- Trong môn Thể dục 6 phần nội dung
nào rèn luyện cho các em tác phong gọn
gàng, nhanh nhẹn, hoạt bát và tính kỷ luật
?
+ GV nhắc lại 1 số nội dung phần đội hình
đội ngũ.
- Em hãy kể những hoạt động thường ngày

của các chú bộ đội ?
- GV giảng giải: Ngoài nhiệm vụ chính
của mình, chú bộ đội còn tham gia nhiều
hoạt động khác như: tăng gia sản xuất,
khắc phục thiên tai, làm việc giúp nhân
dân. Vậy các em hãy chọn một nội dung
nào đó mình yêu thích để thể hiện vào
tranh.
+ HS trả lời:
- Trang phục của chú bộ đội thường
có màu xanh nhưng mỗi quân chủng,
binh chủng có đặc điểm riêng phù
hợp với nhiệm vụ, công việc cụ thể.
- Ba lô, súng đạn, lá ngụy trang
Mỗi đơn vị được trang bị vũ khí, khí
tài phù hợp với nhiệm vụ
- HS trả lời: Bộ đội thường có tác
phong gọn gàng, nhanh nhẹn, hoạt
bát.
- HS trả lời: Phần đội hình đội ngũ
- Bộ đội tập trận, hành quân, làm việc
giúp dân, vui văn nghệ, bộ đội về
thăm nhà, vui chơi cùng thiếu nhi
- HS quan sát tranh và nghe giảng
+ GV cho HS xem một số tranh của họa sĩ
về đề tài bộ đội với 1 số chất liệu. Giáo
viên giảng giải về nội dung và hình thức
thể hiện.
- Em hãy kể thêm những bức tranh về đề
tài bộ đội em biết ?

Không chỉ những họa sĩ mà các nhà thơ
nhà văn cũng có nhiều tác phẩm ca ngợi
hình ảnh chú bộ đội.
- Em biết bài văn, bài thơ nào nói về hình
ảnh chú bộ đội ?
Nếu HS không trả lời được GV giảng giải:
Sau này các em sẽ học bài "Đồng chí" của
Chính Hữu - Ngữ văn 9. Bài thơ là một
bức tranh tái hiện cảnh rừng hoang sương
muối với hình ảnh người chiến sĩ vừa thực
vừa lãng mạn. Là biểu tượng cao đẹp về
tình đồng chí động đội
+ GV trích đọc 1 số câu thơ trong bài thơ
"Đồng chí" của Chính Hữu.
+ Qua những gì chúng ta đã tìm hiểu các
em hãy chọn cho mình một nội dung yêu
thích để thể hiện tình cảm của mình với
chú bộ đội qua tranh vẽ.
giải.
- HS trả lời
- HS trả lời
- Có thể dựa theo nội dung, khung
cảnh trong bài thơ, bài văn, hay một
câu truyện để thể hiện hình ảnh chú
bộ đội trong tranh.
- Có thể diễn tả các hoạt động thường
ngày của chú bộ đội như: Bộ đội làm
việc giúp dân, khắc phục thiên tai,
luyện tập trên thao trường, vui chơi
cùng thiếu nhi hay chân dung bộ đội

Khi vẽ cần kết hợp với đặc điểm quân
tư trang để làm rõ nội dung
+ GV cho học sinh quan sát 1 số tranh của
học sinh và đặt câu hỏi:
- Bức tranh diễn tả hình ảnh gì ?
- Nhận xét hình vẽ màu sắc trong tranh ?
+ Giáo viên nhận xét, bổ xung.
Qua phần tìm nội dung, các em đã chọn
cho mình 1 nội dung yêu thích, chúng ta sẽ
cùng tìm hiểu tiếp cách vẽ trong phần 2.
HOẠT ĐỘNG 2: Hướng dẫn học sinh
cách vẽ tranh
* Mục tiêu:
- HS hiểu được cách vẽ tranh đề tài bộ đội
- Biết cách phác mảng hình, vẽ hình và vẽ
màu hài hòa.
* Cách tiến hành:
- Các bước vẽ tranh đề tài tiến hành như
thế nào ?
+ GV cho học sinh quan sát hình minh họa
các bước tiến hành và giảng giải
- Khi vẽ hình cần chú ý điều gì ?
- Học sinh trả lời
- HS nghe
2 - Cách vẽ
- HS trả lời: Gồm 3 bước.
* Tìm bố cục: Vẽ phác mảng hình
chính và mảng hình phụ.
- Mảng chính chiếm vị trí lớn, nằm ở
trọng tâm, kết hợp hài hòa với các

mảng phụ ở xung quanh.
( Có thể phác mảng nhiều lần để chọn
bố cục đẹp nhất)
* Vẽ hình:
- Chọn những hình ảnh tiêu biểu, điển
hình phù hợp với nội dung.
- Hình ảnh chính thể hiện về chú bộ
đội, kết hợp với quân tư trang và phụ
cảnh để làm rõ nội dung tranh.
- Hình vẽ nên có tĩnh có động, có xa
có gần, có to có nhỏ. Tránh dàn đều,
- Có nên vẽ nhiều nhân vật có hình dáng
giống nhau không? Vì sao ?
GV giảng giải và chỉ cho HS thấy qua
tranh minh họa.
- Cần vẽ màu như thế nào cho đẹp ?
- Phần nào của tranh cần được vẽ nổi
bật?
- GV chỉ cho học sinh thấy cách sử dụng
màu sắc hài hòa qua tranh tham khảo.
Từ phần cách vẽ đã được tìm hiểu các em
hãy vẽ một bức tranh về đề tài bộ đội
trong phần tiếp theo
HOẠT ĐỘNG 3: Thực hành
* Mục tiêu: Học sinh biết vẽ đúng nội
dung đề tài, vẽ được hình và màu sắc hài
hòa.
* Cách tiến hành:
+ HS làm bài trên giấy A4
+ Giáo viên theo dõi gợi ý giúp học sinh

tản mạn, rời rạc.
* Vẽ màu:
- Vẽ màu theo trang phục của chú bộ
đội và phù hợp với nội dung tranh.
- Màu sắc có đậm nhạt hài hoà, làm
nổi bật trọng tâm.
- Phân bố các màu hợp lý tránh để các
màu tách bạch nhau. Không nên dùng
quá nhiều màu trong tranh.
3- Bài tập.
Vẽ 1 bức tranh về đề tài bộ đội
+ Khổ giấy A4
+ Màu sắc tự do
HS tham khảo thêm các tư liệu sưu
tầm và làm bài
chọn được nội dung đề tài phù hợp, phát
huy tính sáng tạo.
+ Giáo viên nhắc học sinh không nên chép
theo SGK hoặc tư liệu sưu tầm.
- Quan sát gợi ý giúp học sinh cách bố
cục, vẽ hình và vẽ màu.
- Chú ý gợi ý, minh họa nhiều hơn với các
em kỹ năng thể hiện còn chậm. (GV
không sửa trực tiếp vào bài của học sinh)
- GV bao quát lớp, động viên, khích lệ học
sinh làm bài.
3. Luyện tập, củng cố:
+ Giáo viên chọn một số bài dán lên bảng cho cả lớp quan sát, gợi ý cho
học sinh nhận xét.
- Nhận xét nội dung và bố cục của tranh ?

- Nhận xét hình vẽ, màu sắc của tranh ?
- Theo em bài vẽ nào đẹp nhất ?
- Em hãy xếp loại tranh theo 3 mức: a, b, c
GV bổ xung, kết luận. Chỉ ra chỗ hay, chưa hay cho cả lớp cùng thấy.
+ Yêu cầu học sinh nhắc lại vai trò nhiệm vụ của chú bộ đội ?
4. Hoạt động tiếp nối:
- Về nhà tham khảo và vẽ thêm tranh về đề tài bộ đội.
- Sưu tầm tranh đề tài bộ đội.
- Viết bài thu hoạch.
* Về nhà viết bài thu hoạch theo nội dung câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Em hãy nói lên cảm nghĩ của mình về những chiến công và
những hi sinh thầm lặng của chú bộ đội ?
Câu hỏi 2: Em sẽ thể hiện lòng biết ơn của mình như thế nào đối với các
chú bộ đội, thương binh, liệt sĩ trên địa phương mình ?

×