Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

So Sánh ngôn ngữ trong thơ ca Tiếng Việt và Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (259.98 KB, 30 trang )

ĐỐI CHIẾU NGÔN TỪ THỂ HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ CA
TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH
1 Cơ sở lí luận
Có thể nói, đối với các thi sĩ, tình yêu mãi luôn là đề tài muôn thuở, khơi dậy những
thi vị đậm chất tình, chất ý. Phải chăng con người sinh ra trên cõi đời luôn mong được
sống trọn hai chữ an yên và một chữ yêu. Đấy là tình yêu gia đình, tình yêu đất nước,
quê hương, tình yêu bạn bè, đồng chí, đồng nghiệp và tình yêu lứa đôi? Như Chris
Fox và Rosalind Combley đã nói : “Yêu là trạng thái tình cảm của chủ thể này đối với
một chủ thể khác ở mức cao hơn sự thích thú và được nảy sinh từ sự hấp dẫn về giới”.
Còn theo từ điển tiếng Việt (2010), “Yêu” có nghĩa là có tình cảm thắm thiết dành
riêng cho một người khác giới nào đó, muốn chung sống và cùng nhau gắn bó cuộc
đời.
Trong cuộc sống đời thực hay khi bước vào thơ ca,tình yêu nói chung và ở phương
diện hẹp hơn là tình yêu nam nữ, luôn là ngọn gió tràn trề sức sống, thổi hồn cho
những tin yêu được thăng hoa và hạnh phúc được chắp cánh. Dẫu rằng tình yêu cũng
như cuộc đời không phải lúc nào cũng là thảm đỏ đầy hoa nâng bước ta mà lắm lúc
cũng là sóng gió, tan vỡ đau thương, cũng là những nốt trầm bổng, có lúc hạnh phúc,
tin yêu đong đầy nhưng cũng lắm khi khổ đau, vương đầy trong tim. Nhưng dẫu là
hạnh phúc hay khổ đau điều quý giá mà ta luôn nhận ra, tin tưởng là ta đã yêu và đã
được yêu để rồi vươn mình đứng dậy sau những giọt nước mắt, khóc cho một thời an
yên, hạnh phúc nay đã xa tầm với.
Chỉ xét trên bình diện ngôn từ không thôi cũng cho thấy thơ ca có sức mạnh của tâm
hồn, có thể dời núi, tát cạn biển, lay động lòng người. Ví như những vần thơ của người
mẹ hát ru cho những đứa con bên cánh võng. Những lời thơ như dòng sữa mẹ dịu ngọt
nuôi dưỡng con yêu lớn lên cả tâm hồn lẫn thể xác, cho con cái cảm giác yên bình đến
trong vòng tay ấm áp, chan chứa yêu thương của mẹ. Xa hơn nữa, ngôn từ trong thơ ca
còn là nguồn tạo dựng sức mạnh cho cả một tập thể, một cộng đồng và cả toàn nhân
loại chúng ta. Thơ ca là nguồn nội lực chống lại lửa đạn kẻ thù, những cuộc chiến
tranh phi lí và đẫm máu như Edward Bulwer Lytton (1839) đã nói: “Words are
mightier than swords.” (Cây bút có nhiều sức mạnh hơn thanh kiếm.)
Và trong những trang tình thơ viết về tình yêu đôi lứa, dẫu là những dòng thơ của tác


giả Việt Nam hay nước ngoài, ta cũng có thể cảm nhận được rõ vị yêu thương, ngọt
ngào, nhưng cũng có khi là giọt nước mắt mặn hoen mi sầu qua ngôn từ giàu hình ảnh,
chan chứa cảm xúc của các nhà thơ.
Vì những lý do trên, nhóm chúng tôi đã chọn đề tài “ĐỐI CHIẾU NGÔN TỪ THỂ
HIỆN TÌNH YÊU TRONG THƠ CA TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG ANH” cho học phần
môn học Ngôn ngữ học đối chiếu.
1
2 Khái niệm tình yêu nam nữ
2.1 Khái niệm tình yêu trong tiếng việt
Tình yêu giữa hai giới tính nam và nữ (hoặc giữa những người cùng giới) được định
nghĩa là "Hệ quả của sự kết hợp giữa bản năng và trí tuệ của con người".
( />Định nghĩa trên hình thành từ khái niệm "bản năng và trí tuệ con người". Mà theo triết
học thì tình yêu là một loại tình cảm giữa người và người, hướng con người đến Chân,
Thiện, Mỹ.
Bản năng con người được nhìn nhận trong đây là những hành động suy nghĩ sẵn có từ
trong tự nhiên trong đó có việc giao cấu để duy trì nòi giống (giữa hai giống đực và
cái), việc tụ tập số đông - kết hợp nhiều cá thể để đạt mục đích sinh tồn, v.v
Trong xã hội loài người phát triển, với bộ óc thông minh, hay trong đây gọi là "trí tuệ"
cho phép con người không chỉ dừng lại ở việc kết hợp cá thể hay giao cấu đơn thuần
như ở động vật mà còn hình thành vô số những biểu hiện quan tâm, chăm sóc, bảo
vệ, lẫn nhau.
Từ hai yếu tố trên, tình yêu trở thành điều tất yếu trong xã hội và hơn nữa, sự kết hợp
của trí tuệ làm cho những biểu thái của tình yêu đa dạng thậm chí kỳ lạ, khiến nhiều
người cảm thấy rất khó để có thể có một cơ sở chắc chắn khi nói về tình yêu giới tính.
2.2 Khái niệm tình yêu trong tiếng anh
Love is a strong feeling of affection for somebody that you are sexually attracted to.
( />3 Phân loại
Tình yêu là một phạm trù khá trừu tượng và rộng lớn. Có lẽ vì thế mà cách phân loại
tình yêu cũng đa dạng không kém. Chúng ta có thể phân theo giai đoạn : tình yêu thuở
ban sơ, tình yêu thuở say đắm và tình yêu khi tan vỡ. hay tình yêu cũng có thể phân

loại theo tiêu chí yêu và được yêu. Đó là tình yêu một chiều hay còn gọi là tình yêu
đơn phương và tình yêu được đáp lại. Nhưng trong khuôn khổ nghiên cứu môn học
Ngôn ngữ đối chiếu với thời lượng là 30 tiết học, nhóm chúng tôi xin được phân loại
tình yêu theo ba cung bậc cảm xúc và nghiên cứu làm rõ ngôn ngữ thể hiện tình yêu
nam nữ thể hiện qua ba cung bậc này.
3.1 Tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc
Sóng
Xuân Quỳnh
Bài thơ số 28
Tagore
3.2 Tình yêu và sự thủy chung
Biển, núi, em và sóng
Đỗ Trung Quân
A Red, Red Rose
Robert Burns
2
3.3 Tình yêu và sự chia ly
Anh đã giết em
Xuân Diệu
When we two parted
Lord Byron
4 Miêu tả, phân tích và đối chiếu (đối chiếu với biện pháp đối chiếu từng phần)
Trong quá trình sưu tầm và tham khảo các bài thơ, chúng tôi cảm thấy hứng thú cũng
như nhận thấy sáu bài thơ: Sóng ( Xuân Quỳnh), Bài thơ số 28 (Tagor), Biển, núi,
em, và sóng ( Đỗ Trung Quân), A Red, Red Rose (Robert Burns), Anh đã giết em
( Xuân Diệu) và When we two parted ( Lord Byron) đạt được những tiêu chí mà nhóm
chúng tôi đặt ra phục vụ việc nghiên cứu và hoàn thành đề tài Đối chiếu ngôn từ thể
hiện tình yêu trong thơ ca tiếng Việt và tiếng Anh mặc dù ba bài thơ tiếng Anh có
khác về thời đại so với ba bài thơ tiếng Việt nên có xuất hiện một số ngôn ngữ cổ. (Có
bản phụ lục giải thích cuối bài.)

4.1 Tình yêu và nỗi khát khao hạnh phúc
4.1.1 Miêu tả và phân tích
4.1.1.1 Bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
4.1.1.1.1 Vài nét về nhà thơ Xuân Quỳnh
Xuân Quỳnh, sinh ngày 6 tháng 10 năm 1942 tại xã La Khê, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà
Tây. Bà xuất thân trong một gia đình công chức, mồ côi mẹ từ nhỏ. Sau khi học xong,
làm việc tại báo Văn nghệ, báo Phụ nữ Việt nam. Bà là hội viên từ năm 1967, ủy viên
Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam khoá III. Từ năm 1978 đến lúc mất bà làm biên
tập viên Nhà xuất bản Tác phẩm mới. Xuân Quỳnh mất ngày 29 tháng 8 năm 1988.
Xuân Quỳnh được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về Văn học nghệ thuật năm 2001.
4.1.1.1.2 Miêu tả và phân tích bài thơ Sóng (Xuân Quỳnh)
Sóng
Xuân Quỳnh
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nỗi mình
Sóng tìm ra tận bể
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
3
Bồi hồi trong ngực trẻ
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau

Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
(Xuân Quỳnh- Thơ và đời)
Đại ý bài thơ: Bài thơ là tiếng nói của một tâm hồn thiếu nữ đang trong độ tuổi hai
mươi, tiếng nói của một trái tim chân thành và đam mê, luôn rực cháy chất trẻ trung
mãnh liệt, khao khát được sống hết mình và yêu hết mình: Nỗi khát vọng tình yêu;
Bồi hồi trong ngực trẻ Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và
phong cách thơ Xuân Quỳnh ở giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng,
vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý nhị sâu xa. Sau này khi đã
nếm trải nhiều cay đắng trong tình yêu, giọng thơ Xuân Quỳnh không còn phơi phới

bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn tồn tại mãi mãi trong trái tim tràn
ngập yêu thương của nhà thơ.
4
Phân tích bài thơ
Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể
Hai câu thơ đầu với nghệ thuật đối lập: Dữ dội – dịu êm; ồn ào – lặng lẽ sử dụng tính
từ thể hiện sự đối lập đã làm hiện lên vẻ đẹp của những con sóng biển ngàn đời đối
cực. Cũng thông qua đó bộc lộ cảm xúc của tình yêu, lúc thì mạnh mẽ, dữ dội, lúc lại
thật nhẹ nhàng nhưng sâu lắng. Xuân Quỳnh đã mượn nhịp sóng để thể hiện nhịp lòng
của chính mình trong một tâm trạng bùng cháy ngọn lửa mãnh liệt của tình yêu, không
chịu yên định mà đầy biến động, khao khát “Vì tình yêu muôn thuở/ Có bao giờ đứng
yên”. Có lúc yêu rất dữ dội, yêu mãnh liệt hết mình, nhưng cũng có lúc ghen tuông,
giận hờn “Nếu phải cách xa nhau, Biển chỉ còn sóng gió, Nếu phải cách xa anh, Em
chỉ còn bão tố”
(Thuyền và Biển- Xuân Quỳnh)
Mỗi con sóng nhỏ lại mang trong mình một khát vọng lớn. Vì mang khát vọng lớn mà
sóng trở nên quyết liệt khi “không hiểu nổi mình”, thì “ tìm ra tận bể”→Sóng từ bỏ
chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến sự lớn lao, bao dung, khoáng đạt.
Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ
Đối với nhà thơ, tình yêu mãi mãi là khát vọng của tuổi trẻ, nó làm bồi hồi, xao xuyến
rung động trái tim của lứa đôi, của con trai con gái, của em và anh.
Thêm vào đó, tác giả sử dụng từ cảm thán “Ôi!” như tiếng lòng thốt lên từ nỗi thổn
thức của trái tim yêu. Đối mặt với sự bất diệt của biển, nhà thơ đã liên tưởng đến sự
bất diệt khác-Tình yêu. Biển ngàn đời cồn cào, xáo động như tình yêu muôn đời vẫn

“bồi hồi” vỗ sóng “trong ngực trẻ”
Không chỉ dừng lại ở đó, nghệ thuật đối lập “ngày xưa” – “ngày sau” cũng thể hiện
tình yêu bất diệt trước sau như một.
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Ở khổ thơ thơ này, tác giải sử dụng điệp ngữ: Em nghĩ về… thể hiện sự nhung nhớ,
suy tư, cảm xúc trào dâng, cứ cuộn lên như con sóng khôn cùng.
5
Đồng thời, sử dụng câu hỏi tu từ “Từ nơi nào sóng lên” tạo thành cuộc đối thoại với
vũ trụ bao la về tình yêu.
Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau
Cùng mạch cảm xúc với câu hởi tu từ ở khổ thơ trên thì ở khổ thơ này, nhà thơ muốn
cắt nghĩa câu trả lời về nguồn gốc của sóng để tìm lời giải đáp cho câu hỏi về sự khơi
nguồn của tình yêu trong trái tim mình thông qua cặp từ “bắt đầu”
Nhưng sự thật là thiên nhiên thì có thể lí giải, còn xúc cảm của tình yêu thì khó mà
dùng lí trí tỉnh táo để xác định thời điểm chính xác bắt đầu một mối tình. Giống như sự
băn khoăn, sử dụng ngôn từ như một cái lắc đầu nhẹ cho câu trả lời không biết. Tình
yêu được bộc bạch một cách hồn nhiên, chân thành sự bất lực không lý giải được câu
hỏi muôn đời ấy trong tình yêu: “Em cũng không biết nữa – Khi nào ta yêu nhau”.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức

Toàn bộ khổ thơ này rất đặc biệt-6 câu- là ẩn dụ cho chiều dài mênh mang của nỗi
nhớ.
Nhà thơ sử dụng hai cặp hình ảnh so sánh song song rất độc đáo: “Sóng vỗ bờ cả ngày
lẫn đêm, em nhớ anh cả lúc thức lẫn lúc ngủ.”
Hai câu thơ với hình thức lặp cấu trúc quyện hòa cùng nghệ thuật đối “dưới lòng sâu
– trên mặt nước” tạo nên sự điệp trùng của những con sóng với nhiều dạng thức khác
nhau.
Ngoài ra, biện pháp tu từ nhân hóa “ không ngủ được” cũng được sử dụng hiệu quả
thông qua việc mượn hình ảnh sóng để nói về em  nhấn mạnh nỗi nhớ da diết, nhớ
thương, thương nhớ, thao thức một nỗi niềm, vượt cả không gian, thời gian.
Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương
Thông qua cách nói ngược “ Xuôi Bắc- Ngược Nam”- tác giả muốn nói lên sức mạnh
của tình yêu làm người ta đảo lộn phương hướng. Cuộc đời như đại dương mênh
mông, vô cùng vô tận. Con sóng thì nhỏ bé. Nhưng giữa cái mênh mang của vũ trụ,
sóng mới bộc lộ đầy đủ những khát khao cháy bỏng, những đam mê nồng nhiệt mà vẫn
quá đỗi dịu dàng, đằm thắm. Đất trời có bốn phương nam – bắc – tây – đông, nhưng
trong vũ trụ tình yêu của người phụ nữ chỉ có một phương duy nhất “phương anh”
6
Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Ba từ “Ở ngoài kia” như cánh tay mềm mại đang chỉ tay về khơi xa nơi “trăm ngàn
con sóng” ngày đêm không không biết mỏi đang vượt qua giới hạn không gian thăm
thẳm muôn vời cách trở để hướng vào bờ ôm ấp nỗi yêu thương. Cũng như “em”
muốn được gần bên anh, được hòa nhịp vào trong tình yêu với anh. Tình yêu của
người con gái thật mãnh liệt, nồng nàn. Nhà thơ dùng từ “muôn vời” thể hiện một

khoảng cách xa xăm, khó mà chạm đến nhau, không những thế còn là “muôn vời cách
trở”- rất nhiều sóng gió. Sóng dẫu “muôn vời cách trở” vẫn tìm được “tới bờ” như
tìm về nguồn cội yêu thương, cũng như anh và em sẽ vượt qua mọi khó khăn để đến
với nhau, để sống trong hạnh phúc trọn vẹn của lứa đôi.
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Những từ “tuy dài thế – vẫn đi qua – dẫu rộng” như chứa đựng ở trong nó ít nhiều
nỗi âu lo. Tuy thế nhà thơ vẫn tin tưởng, tin tưởng ở tấm lòng nhân hậu và tình yêu
chân thành của mình sẽ vượt qua tất cả như áng mây kia như năm tháng kia.
Yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở,
thử thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp
người phụ nữ vượt qua thử thách đến với bến bờ hạnh phúc.
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ.
Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. “Tan ra”- là một động từ mạnh, hòa
lẫn hoàn toàn. Ở đây, nhân vật trữ tình khao khát được “tan ra” để hòa quyện tình yêu
con sóng nhỏ của mình vào “biển lớn tình yêu” - tình yêu bao la, rộng lớn – để sống
hết mình trong tình yêu, để tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn
thuở.
4.1.1.2 Bài thơ số 28 (Tagore)
Mặc dù nhà thơ Tagore là nhà thơ người Ấn Độ và bài thơ số 28 là bài thơ được xem
là bài thơ tình hay nhất được trích trong tập thơ “Người làm vườn” của ông, được viết
bằng tiếng Ben-gan, nhưng được nhà thơ Tagore tự dịch ra Tiếng Anh. Xét thấy bài
thơ này rất phù hợp với nội dung của cung bậc cảm xúc đầu tiên của tình yêu, hơn nữa
chúng tôi lại rất tâm đắc với bài thơ này nên đã chọn bài thơ này để phân tích và so
sánh.

4.1.1.2.1 Vài nét về nhà thơ Tagore
7
Rabindranath Tagore, hay Rabindranath Thakur, (6 tháng 5 năm 1861 – 7 tháng 8 năm
1941) là một nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc chủ nghĩa. Khi 13
tuổi, Tagore cho thấy sự thông minh tài nghệ có thể sáng tác thơ, nhạc, họa, đọc sách
cổ bằng tiếng Phạn (Pahli) và dịch kịch bản của Shakespeare. Năm 17 tuổi du học bên
Anh. Rồi năm 1880, trở về Ấn Độ viết vở nhạc kịch đầu tiên. Từ giữa những năm
1880, Tagore sáng tác nhiều tập thơ, truyện ngắn, và kịch bản.
Là người yêu nước nhiệt thành, nhưng Tagore không muốn dấn thân vào lãnh vực
chính trị, và đã không ủng hộ Mohamed Gandhi của ông đã làm thất vọng nhiều người
hâm mộ ông ở Ấn Độ. Hơn nữa, Tagore quan tâm hơn cả không phải là thay đổi chính
thể, mà là phục hưng dân tộc, ông lại cho rằng có thể tổng hợp những tinh hoa từ các
nền văn hóa Đông và Tây. Vì mục đích đó, năm 1901 ông thành lập trường tư thục
Santiniketan dành cho học sinh nam tại thái ấp cùng tên của gia đình ở ngoại ô
Calcutta; năm 1921 nơi đây trở thành trường Đại học Tổng hợp Quốc tế Visvabkharati
dành cho các nhà khoa học có nguyện vọng tìm hiểu các nền văn minh Phương Đông.
Rabindradath Tagore dành phần lớn thời gian trong những năm cuối đời cho việc phát
triển trường đại học này và cho nhiệm vụ đoàn kết thế giới trong nền văn hóa quốc tế.
50 năm sau Visvabkharati trở thành một trường Đại học Tổng hợp danh tiếng thế giới.
Năm 1913, ông được trao giải thưởng Nobel về văn học nghệ thuật và trở thành người
châu Á đầu tiên đoạt giải Nobel.
4.1.1.2.2 Miêu tả và phân tích bài thơ Bài thơ số 28 (Tagore)
Bài thơ số 28
Targore
Your questioning eyes are sad.
They seek to know my meaning
As the moon would fathom the
sea.
I have bared my life
Before your eyes from end to end,

With nothing hidden
or held back.
If it were only a gem ,
I could break it into a hundred
pieces and string them into a chain
to put on your neck.
If it were only a flower, round and
small and sweet,
I could pluck it from its stem to set
Bản dịch: Đào Xuân Quý
Đôi mắt băn khoăn của em buồn
Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm
tưởng của anh.
Như trăng kia muốn vào sâu biển cả.
Anh đã để cuộc đời anh trần trụi
dưới mắt em,
Anh không giấu em một điều gì.
Chính vì thế mà em không biết gì tất
cả về anh.
Nếu đời anh chỉ là viên ngọc, anh sẽ
đập nó ra làm trăm mảnh và xâu
thành một chuỗi quàng vào cổ em.
Nếu đời anh chỉ là một đóa hoa tròn
trịa, dịu dàng và bé bỏng, anh sẽ hái
nó ra đặt lên mái tóc em.
Nhưng em ơi, đời anh là một trái tim
Nào ai biết chiều sâu và bến bờ của
nó,
Em là nữ hoàng của vương quốc đó
8

it in your hair.
But it is a heart, my beloved.
Where are its shores and its bottom
?
You know not the limits of this
kingdom,
still you are its queen.
If it were only a moment of
pleasure it would flower in an
easy smile,
and you could see it and read it in
a moment.
If it were merely a pain it
would melt in limpid tears,
reflecting its in most secret without
a word
But it is love, my beloved.
Its pleasure and pain are boundless,
and endless its wants and wealth.
It is as near to you as your life,
but you can never wholly know it.
Ấy thế mà em có biết gì biên giới
của nó đâu.
Nếu trái tim anh là một phút giây lạc
thú
Nó sẽ nở ra thành một nụ cười nhẹ
nhõm
Và em thấu suốt rất nhanh.
Nếu trái tim anh chỉ là khổ đau
Nó sẽ tan ra thành lệ trong

Và lặng im phản chiếu nỗi niềm u
ẩn.
Đại ý bài thơ: Bài thơ số 28 nói đến tình yêu vô hạn, gợi nhắc con người muốn có
hạnh phúc trong tình yêu luôn phải khám phá, sáng tạo, tâm hồn hòa hợp và hiểu biết
rõ nhau.
Phân tích bài thơ
Your questioning eyes are sad.
They seek to know my meaning
As the moon would fathom the sea.
Mở đầu bài thơ, tác giả đã lấy đôi mắt buồn, đầy hoài nghi của người thương, muốn
nhìn sâu vào tâm tư của chàng trai: “Your questioning eyes”
Tiếp đó, biện pháp so sánh: “As the moon would fathom the sea” so sánh nỗi khát
khao đó với hình ảnh thiên nhiên (mặt trăng, biển cả)-hình ảnh bao la, rộng lớn.
I have bared my life
Before your eyes from end to end,
With nothing hidden
or held back.
9
Mặc dù đã bộc lộ hết cảm xúc của bản thân trong mắt người mình yêu “before your
eyes,… nothing hidden” nhưng em vẫn không hiểu gì về anh.
Ở đoạn thơ này, cấu trúc : “ from end to end” nhấn mạnh về mặt thời gian, khẳng định
khát khao tình yêu là mãi mãi.
If it were only a gem ,
I could break it into a hundred pieces and string them into a chain to put on your
neck.
If it were only a flower, round and small and sweet,
I could pluck it from its stem to set it in your hair.
Điệp ngữ: if….if, để đưa ra lập luận, khẳng định tình cảm của mình dành cho người
con gái mình thương.
Hai hình ảnh ẩn dụ: “gem-flower”, “ngọc-hoa” biểu hiện cho một tình yêu nồng cháy,

đẹp đẽ. Có gì quý hơn ngọc, có gì đẹp bằng hoa?
Nhà thơ dùng những cụm động từ mạnh: break into, string into, pluck it, set… như
những tín hiệu nghệ thuật diễn tả một tấm lòng, sự nâng niu và khát vọng hiến dâng
trong tình yêu.
But it is a heart, my beloved.
Where are its shores and its bottom ?
You know not the limits of this kingdom,
still you are its queen.
Sử dụng phép so sánh rất tế nhị “It is a heart”- đời anh là một trái tim, thể hiện cuộc
đời được xem là cõi vô biên, còn trái tim được xem là khái niệm nhỏ hơn cuộc đời.
Nhưng trong trường hợp này, trái tim hữu hạn mà lại vô cùng với tất cả sự bí ẩn và
huyền diệu.
Tác giả gọi người yêu là “My beloved”- ngôn từ đẹp, thể hiện rõ và sâu sắc tình cảm
của tác giả giành cho người mình yêu.
Câu hỏi tu từ: “Where are its shores and its bottom ?”
Nhấn mạnh nỗi khát khao cháy bỏng, mong người yêu hiểu được nỗi lòng mình. Hình
ảnh trái tim không giới hạn, không bến bờ, rất gần gủi mà cũng rất vời xa. Cuộc đời
anh là một trái tim, mà trái tim anh lại là một vương quốc của tình yêu thương. Nhưng
thật nghịch lý, em không thể nào chiếm lĩnh nó một cách trọn vẹn.
Đầu bài thơ, thi sĩ đã dùng hình ảnh “sea”- biển cả, đến khổ thơ này, ông lại tạo ra
những khái niệm bổ sung: “shores”-bến bờ, “kingdom”- vương quốc, “limits”- biên
giới - tạo ra một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một không gian nghệ thuật để nói lên niềm
tự hào của người con trai có một tình yêu trong sáng mênh mông.
If it were only a moment of pleasure it would flower in an easy smile,
and you could see it and read it in a moment.
If it were merely a pain it would melt in limpid tears,
10
reflecting its in most secret without a word
Điệp ngữ “if…if” tiếp tục được nhà thơ sử dụng, đi kèm với nghệ thuật nhân hóa: thể
hiện tình yêu của mình cao thượng biết bao

Tagore suy ngẫm về tình yêu không phải tầm thường, không chỉ là một phút giây lạc
thú “a moment of pleasure”, “limpid tears”- giọt lệ trong, “merely a pain”- nỗi
thương đau, nỗi sầu u ẩn mà người con trai mang lại trong mỗi cuộc tình chỉ là sự hèn
hạ mà thôi. Mà đâu chỉ là lĩnh vực tình yêu, mọi sự quỳ lạy, van xin trong ứng xử đều
hèn hạ, đáng khinh.
But it is love, my beloved.
Its pleasure and pain are boundless,
and endless its wants and wealth.
It is as near to you as your life,
but you can never wholly know it.
Sử dụng phép so sánh bằng: “it is love”, “as near to you as” thể hiện trái tim của tác
giả luôn hướng đến người mình yêu một cách mãnh liệt.
Lại một lần nữa gọi người mình yêu là “my beloved”- thể hiện tình cảm sâu sắc thông
qua ngôn từ.
Quy luật của tình yêu được nhà thơ phát hiện ra và chiêm nghiệm, nó không bao giờ
có biên giới- boundless, luôn vô biên và trường tồn vĩnh cửu- “ never wholly know it”
Sử dụng cách gieo vần ở cuối câu “my life – your eyes, held back – your neck – sweet,
bottom – kingdom” giúp người đọc dễ nhớ, đồng thời tạo vần và giai điệu.
4.1.2 Đối chiếu
4.1.2.1 Giống nhau
Sóng Bài thơ số 28
 Cả hai bài thơ đều thể hiện cảm xúc mãnh liệt của tình yêu, sự nhớ nhung và
nỗi khao khát hạnh phúc muốn được bên người mình yêu.
 Trong mỗi bài thơ đều sử dụng biện pháp tu từ (so sánh, ẩn dụ…), điệp ngữ
một cách hiệu quả.
 Từ ngữ được chọn lọc, tinh tế, giàu sắc thái biểu cảm.
 Cả hai bài thơ đều sử dụng gieo vần giúp người đọc dễ đọc, dễ nhớ.
4.1.2.2 Khác nhau
Sóng Bài thơ số 28
11

 Ngôn từ thể hiện rất nhiều tình
cảm nhưng không trực tiếp thổ
lộ mà thông qua hình ảnh thiên
nhiên
 Ngôn từ thể hiện tình yêu được
bộc lộ trực tiếp, cũng mượn hình
ảnh thiên nhiên cụ thể để so
sánh tình yêu của mình.
 Từ ngữ gợi hình ảnh, giàu cảm
xúc
 Mỗi từ đều mang giai điệu
 Từ ngữ đơn giản, trực tiếp,
phóng khoáng
 Mỗi từ không mang giai điệu
 Ngôn ngữ không biến hình  Ngôn ngữ biến hình
 Dùng nhiều biện pháp tu từ: so
sánh, nhân hóa, ẩn dụ… và cách
diễn đạt khá phong phú
 Dùng ít biện pháp tu từ hơn,
diễn đạt ngắn gọn nhưng súc
tích
 Thể thơ 5 chữ, gieo vần tự do
nhưng rất nhịp nhàng và tạo giai
điệu
 Thường gieo vần cuối câu giúp
dễ đọc, dễ nhớ
4.2 Tình yêu và sự thủy chung
4.2.1 Miêu tả và phân tích
4.2.1.1 Bài thơ Biển, núi, em và sóng (Đỗ Trung Quân)
4.2.1.1.1 Vài nét về nhà thơ Đỗ Trung Quân

Đỗ Trung Quân (sinh 19 tháng 1 năm 1955) là một nhà thơ Việt Nam. Nhiều bài thơ
của ông được phổ nhạc và được nhiều người yêu thích như Quê hương, Phượng
hồng Ông còn được biết đến với nhiều nghề "tay trái" khác như MC cho những
chương trình ca nhạc của bạn bè ông hay làm diễn viên cho một số phim truyền hình.
Ông sinh tại Sài Gòn. Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Theo
bài phỏng vấn trên báo Vietnam News giữa năm 2005 thì trong khai sinh của ông
không có tên cha. Ông được mẹ là bà Đỗ Thị Hảo nuôi lớn đến năm 15 tuổi thì mẹ
mất. Ông tiếp tục mưu sinh và sau khi tốt nghiệp Tú tài, ông vào học tại Viện Đại học
Vạn Hạnh. Năm 1979, ông tham gia phong trào Thanh niên xung phong và bắt đầu
sáng tác. Một số bài thơ do ông sáng tác trở thành nổi tiếng như Hương tràm (1978).
Một số bài thơ phổ nhạc được nhiều người biết đến như: Hương tràm (1978), Bài học
đầu cho con (1986), Chút tình đầu (1984), Khúc mưa, Những bông hoa trên tuyến lửa,
Hiện ông đang công tác tại báo Sài Gòn tiếp thị và chủ trang blog nổi tiếng
chungdokwan.
12
4.2.1.1.2 Miêu tả và phân tích bài thơ Biển, núi, em và sóng (Đỗ Trung Quân)
Biển, Núi, Em và Sóng
Đỗ Trung Quân
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay
Yêu biển vỗ dưới chân mình dào dạt
Dẫu đôi khi vì sóng núi hao gầy

Cám ơn em dịu dàng đi bên cạnh
Biển ngoài kia xanh quá nói chi nhiều
Núi gần quá - sóng và em gần quá
Anh đủ lời để tỏ một tình yêu.
Đại ý bài thơ: Tác giả muốn dành cho người yêu một tình yêu trường tồn, vĩnh cửu,
mãi mãi bên nhau như ‘núi đứng suốt đời ngóng biển’, ‘núi đứng nghìn năm chung
thủy’.
Phân tích bài thơ
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
13
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay

Thể hiện cử chỉ yêu thương và sự thủy chung trong tình yêu thông qua hình ảnh thiên
nhiên núi đứng suốt đời ngóng biển, núi đứng nghìn năm chung thủy.
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ

Hình ảnh biểu trưng núi đứng suốt đời ngóng biển, núi đứng nghìn năm chung thủy
cho thấy mong muốn của tác giả được bên người mình yêu mãi mãi.
Tính từ và từ láy dào dạt, chung thủy, thầm thì, dịu dàng, khẳng định tình cảm sẽ
trường tồn vĩnh cửu qua các từ nghìn năm, chung thủy.
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì
Điệp ngữ cám ơn việc lặp đi lặp lại đó có tác dụng nhấn mạnh tình yêu của tác giả.

Biện pháp nhân hóa, ẩn dụ sóng nói thay lời dào dạt, hàng thùy dương nói hộ tiếng
thầm thì, sóng núi hao gầy.
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Biện pháp so sánh mượn hình ảnh thiên nhiên núi, sóng để so sánh làm cho sự diễn đạt
trở nên sâu sắc, đa dạng, phong phú, mang tính phổ quát, và có tính gợi hình rất lớn.
Từ đó khắc họa rõ nét cái chất bền chặt không thể tách rời trong mối tương quan ấy,
hình ảnh gần gũi với con người Việt Nam.
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời

Anh như núi đứng nghìn năm chung thuỷ
14
Không ngẩng đầu dù chạm tới mây bay

Biện pháp thậm xưng vươn chạm tới đỉnh trời, chạm mây bay nhằm thể hiện tình yêu
tột cùng, bao la, vô bờ bến.
Xin cảm ơn những con đường ven biển
Cho rất nhiều đôi lứa dẫn nhau đi
Cám ơn sóng nói thay lời dào dạt
Hàng thuỳ dương nói hộ tiếng thầm thì
Anh như núi đứng suốt đời ngóng biển
Một tình yêu vươn chạm tới đỉnh trời
Em là sóng nhưng xin đừng như sóng
Ðã xô vào xin chớ ngược ra khơi
Vần điệu khá tự do nhưng nhịp nhàng không phá vỡ nhịp, có gieo vần ở cuối câu đi –
thì, trời - khơi.
Cách thể hiện tình cảm trong bài thơ Biển, núi, em và sóng thể hiện rất nhiều tình

cảm. Không dám trực tiếp thổ lộ cám ơn sóng nói thay lời dào dạt. Mượn hình ảnh
thiên nhiên gần gũi với con người núi, biển, sóng.
Từ ngữ được tác giả thể hiện gợi hình ảnh núi đứng suốt đời ngóng biển chính là hình
ảnh núi đứng quanh năm và luôn hướng tới biển. Gợi suy nghĩ núi suốt dời ngóng
biển, núi đứng nghìn năm chung thủy  ý muốn tình yêu luôn trường tồn như thế.
Trong từ ngữ có sẵn giai điệu thầm thì, dào dạt mang giai điệu nhẹ và chậm.
Vần và giai điệu tự do giúp dễ đọc và tạo giai điệu.
Dùng nhiều biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ, thậm xưng, điệp ngữ và cách
diễn đạt khá phong phú.
4.2.1.2 Bài thơ A Red, Red Rose (Robert Burns)
4.2.1.2.1 Vài nét về nhà thơ Robert Burns
Robert Burns (25/2/1759 – 21/7/1796) là thi hào dân tộc Scotland, tác giả của các tập
thơ, trường ca và những bài hát dân gian cải biên viết bằng tiếng Anh phương ngữ
Scotland. Bản nhạc nổi tiếng nhất của ông là Auld Lang Syne, bây giờ cũng là một
phần của truyền thống Anh. Bên cạnh Walter Scott, Burns là thi sĩ quan trọng nhất ở
15
scotland. Các tác phẩm Scots Wha Hae, Auld Lang Syne, Is There for Honest Poverty
là ứng cử viên cho quốc ca Scotland.
4.2.1.2.2 Miêu tả và phân tích bài thơ A Red, Red Rose (Robert Burns)
A Red, Red Rose
Robert Burn
O my Luve's like a red, red rose
That’s newly sprung in June;
O my Luve's like the melodie
That’s sweetly play'd in tune.
As fair art thou, my bonnie lass,
So deep in luve am I:
And I will luve thee still, my dear,
Till a’ the seas gang dry:
Till a’ the seas gang dry, my dear,

And the rocks melt wi’ the sun:
I will luve thee still, my dear,
While the sands o’ life shall run.
And fare thee well, my only Luve
And fare thee well, a while!
And I will come again, my Luve,
Tho’ it were ten thousand mile.
NHƯ HOA HỒNG ĐỎ
Bản dịch của Hoàng Nguyên Chương
Ôi! Người yêu như hoa hồng đỏ thắm.
Vừa nở ra trong tháng sáu diệu kỳ.
Ôi! Người yêu lời du dương êm ả,
Như điệu đàn gây đắm kẻ tình si.
Này em gái sắc hương đầy quyến rũ.
Trong tình yêu sâu thẳm của tâm hồn
Em có biết, anh sẽ yêu mãi mãi,
Cho tới ngày cạn hết nước trùng dương.
Em yêu ơi! Đến khi nào biển cạn,
Đá tan ra chảy dưới ánh mặt trời
Anh nguyện sẽ còn yêu em mãi mãi
Dẫu cuộc đời cát bụi cuộn dòng trôi.
Tạm biệt em người anh yêu duy nhất
Có chia tay cũng ngắn ngủi thôi mà!
Anh nhất định sẽ vì em trờ lại
Dẫu bên trời vạn lý cách rời xa.
Đại ý bài thơ: Tác giả nói ra những gì suy nghĩ trong lòng, bày tỏ tình yêu to lớn, vĩnh
cửu của tác giả đối với người mình yêu.
Phân tích bài thơ
my Luve 's like a red, red rose
That 's newly sprung in June;

O my Luve 's like the melodie
That's sweetly play'd in tune!

Till a' the seas gang dry, my dear,
16
And the rocks melt wi' the sun;
I will luve thee still, my dear,
While the sands o' life shall run.
Điệp từ O my Luve và my dear lặp lại hai lần nhằm nhấn mạnh và thể hiển một cách
trực tiếp my luve, my dear chứ không phải ai khác. Khẳng định tình cảm sẽ trường tồn
vĩnh cửu qua các từ So deep in luve am I, I will love thee still, the seas gang dry, the
rocks melt wi’ the sun .
Theo sau là sự so sánh my Luve 's like a red, red rose và my Luve 's like the melodie
 hình ảnh so sánh a red, red rose – hoa hồng đỏ, một loài hoa tượng trưng cho tình
yêu-, the melodie - tình yêu như một khúc nhạc du dương tình yêu của tác giả vừa
tươi mới vừa ngọt ngào.
Biện pháp thậm xưng: Till a’ the seas gang dry và the rocks melt wi’ the sun  yêu
cho đến khi the seas gang dry, the rocks melt wi’ the sun thì họa may mới tách rời đôi
lứa. Ở đây tác giả cứ nhấn mạnh lại cảnh tượng the seas gang dry để khẳng định tình
yêu của ông đối với cô gái là mãi mãi.
O my Luve's like a red, red rose
That’s newly sprung in June;
O my Luve's like the melodie
That’s sweetly play'd in tune.
As fair art thou, my bonnie lass,
So deep in luve am I:
And I will luve thee still, my dear,
Till a’ the seas gang dry:
Till a’ the seas gang dry, my dear,
And the rocks melt wi’ the sun:

I will luve thee still, my dear,
While the sands o’ life shall run.
17
Gieo vần thường ở cuối câu June-tune, I-dry, sun-run, giúp người đọc dễ nhớ và tạo
âm điệu cho bài thơ .
Cách thể hiện tình cảm Thẳng thắn, không ngại ngùng my luve, my dear. Mượn hình
ảnh thiên nhiên điển hình nhất qua mọi thời đại rose, sea, sun.
Từ ngữ đơn giản, trực tiếp, phóng khoáng; my Luve, As fair art thou, my bonnie lass;
So deep in luve am I:And I will luve thee still, my dear.
Gieo vần thường ở cuối câu, giúp dễ đọc dễ nhớ, nhưng không tạo nhiều giai điệu.
Sử dụng ít biện pháp tu từ, chủ yếu là thậm xưng và so sánh,
4.2.2 Đối chiếu
4.2.2.1 Giống nhau
Biển, Núi, Em và Sóng A Red, Red Rose
 Thể hiện sự chung thủy trong tình yêu.
 Cách gieo vần giúp người đọc dễ đọc dễ nhớ.
 Sử dụng biện pháp tu từ giúp bài thơ thêm thú vị.
4.2.2.2 Khác nhau
Biển, Núi, Em và Sóng
A Red, Red Rose
 Cách thể hiện không trực tiếp
mượn hình ảnh thiên nhiên nói
hộ.
 Cá nhân từng từ có thể mang
sẵn giai điệu.
 Một từ diễn tả có thể gợi nhiều
hình ảnh.
 Gieo vần tự do nhưng không làm
mất đi sự nhịp nhàng. Cách
gieo vần như thổi hồn nhạc vào

bài thơ.
 Sử dụng nhiều biện pháp tu từ.
 Thể hiện trực tiếp, cụ thể sử dụng
những hình ảnh cụ thể.
 Bản thân các từ không mang giai
điệu.
 Gieo vần thường ở từ cuối của câu
thơ, hai câu thơ xen kẽ vần nhau.
 Dùng ít biện pháp tu từ.
18
4.3 Tình yêu và sự chia ly
4.3.1 Miêu tả và phân tích
4.3.1.1 Bài thơ Anh đã giết em (Xuân Diệu)
4.3.1.1.1 Vài nét về nhà thơ Xuân Diệu
Xuân Diệu (2 tháng 2 năm 1916 – 18 tháng 12 năm 1985) là một trong những nhà thơ
lớn của Việt Nam. Ông nổi tiếng từ phong trào Thơ mới với tập Thơ thơ và Gửi hương
cho gió. Những bài được yêu thích nhất của Xuân Diệu là thơ tình làm trong khoảng
1936 - 1944, thể hiện một triết lý bi quan, tuyệt vọng về tình ái nhưng lại có một mạch
ngầm thúc giục, nhiều khi hừng hực sức sống. Nhờ đó, ông được mệnh danh là "ông
hoàng thơ tình". Ông từng được Hoài Thanh và Hoài Chân đưa vào cuốn Thi nhân
Việt Nam (1942).
Sau khi theo đảng (1945), thơ ông chủ yếu ca ngợi Đảng Lao động Việt Nam, Hồ Chí
Minh, thơ tình của ông không còn được biết đến nhiều như trước.
Ngoài làm thơ, Xuân Diệu còn là một nhà văn, nhà báo, nhà bình luận văn học.
4.3.1.1.2 Bài thơ Anh đã giết em (Xuân Diệu)
Anh đã giết em
Xuân Diệu
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật
Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất

Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao ?
Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất
Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
Tim anh vẫn đập như vấp thời gian
Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,
Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ
Nhớ trời đất cho anh mở
Nhớ
Muôn thuở thần tiên.
Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùng
Đời anh không em, lạnh lùng tê buốt
Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác
Ta: hai người xa lạ - phải đâu ta!
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Đêm nào anh cũng đi quanh em mà khóc
19
Anh vẫn ước được em tha thứ
Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu
Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau ?
Tại em cố chấp
Tại anh đã mất
Con đường đi tới trái tim em
Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến.
Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.
Đại ý bài thơ: Bài thơ là khúc ca buồn chất chứa nỗi đau, sự
thống khổ đến tột cùng, những hận thù và trách móc của chàng
trai khi tình yêu đôi ngã nhưng cũng đong đầy những khát khao
yêu thương nồng cháy ngày nào và xen lẫn nuối tiếc cho một
thời đã qua.
Phân tích bài thơ

Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Từ đây anh không được yêu em ở trong sự thật
Một cái gì đã qua, một cái gì đã mất
Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao ?
Mở đầu bài thơ tác giả đã sử dụng hai động từ “giết” , “chôn” khiến người đọc mường
tượng ra một vụ án giết người. Thế nhưng, điều này ắt chẳng phải bởi nếu là “ giết”
người rồi thì sẽ phi tang nhưng tác giả lại “ chôn” người mình yêu, chôn tình yêu sâu
đậm vào trái tim. Hình ảnh ẩn dụ “giết em, anh chôn em vào trái tim anh” thể hiện sự
đau khổ, dằn vặt của chàng trai khi tình yêu ra đi.
Cụm động từ phủ định “không được yêu em” cho thấy chàng trai nay chẳng thể chủ
động yêu thương, quan tâm và săn sóc cô gái như ngày nào nữa, thế nhưng tình cảm
của chàng vẫn sâu đậm, thắm thiết, chan chứa như ngày nào. Câu thơ cũng thể hiện
được sự lưu luyến, tiếc nuối cho những ngày yêu thương đã qua và thấp thoáng nỗi
đau buồn khi đành phải an yên chấp nhận buông tay mối tình.
Thêm vào đó, tác giả sử dụng biện pháp điệp cấu trúc : Một cái gì đã qua, một cái gì
đã mất thể hiện niềm xót xa. Cụm động từ đã qua, đã mất nhấn mạnh sự nuối tiếc khi
tình yêu cách rời. Tình yêu chân thành, sâu đậm ngày nào nay đã vuột mất, chỉ còn là
chuyện của ngày hôm qua, chuyện đã rồi, chuyện của quá khứ đẹp tươi.
Xuân Diệu cũng đã sử dụng câu hỏi tu từ: Ta nhìn nhau, bốn mắt biết làm sao ? in
đậm nỗi đau, nỗi luyến tiếc, xót xa khi người yêu ra đi. “Ta nhìn nhau”, anh nhìn em
và em nhìn anh. Nhìn nhau thôi, “ đôi ta” biết nói gì đây khi hai người hai ngã đường
ly biệt. nhà thơ đã sử dụng hình ảnh hoán dụ “bốn mắt” để chỉ anh và em. Chỉ qua
hình ảnh đôi mắt, người đọc cũng đã cảm nhận được sự đau buồn, luyến tiếc trong
phút giây ly biệt, ngậm ngùi, chan chứa nỗi đau.
20
Ôi! Em mến yêu! Em vẫn là người anh yêu mến nhất
Cho đến bây giờ ruột anh vẫn thắt
Tim anh vẫn đập như vấp thời gian
Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn,
Nhớ đoạn đời hai ta rạng rỡ

Nhớ trời đất cho anh mở
Nhớ
Muôn thuở thần tiên.
Thán từ “ Ôi” thốt lên đầu câu như một lời than vãn xót xa đã thể hiện rõ niềm đau,
luyến tiếc. Dẫu tình yêu nay đã chia xa, Xuân Diệu vẫn gọi người mình yêu là “Em
yêu mến”, “ Người anh yêu mến nhất” cho thấy tình yêu thương nay vẫn đong đầy,
xen chút luyến tiếc.
Tác giả dùng hình ảnh gợi hình “ruột anh vẫn thắt” và phép so sánh “Tim anh vẫn
đập như vấp thời gian” một cách hiệu quả, khắc sâu nỗi đau, tâm tư dằn vặt của mình
khi chia xa tình yêu say đắm một thời.
Việc lặp lại từ “nhớ” : Nhớ bao nhiêu yêu mến nồng nàn / Nhớ đoạn đời hai ta rạng
rỡ / Nhớ trời đất cho anh mở / Nhớ / Muôn thuở thần tiên thể hiện rõ niềm thương
nhớ của tác giả dành cho người mình yêu thương dẫu nay đã cách xa.
Tác giả dịu dàng gọi mình và người yêu là “hai ta” cho thấy tình cảm chan chứa mà
“anh” đã dành cho “em”. “Hai ta” là anh và em, đã từng đi về có nhau, yêu thương,
nghĩ về nhau trong mỗi phút giây mà bây giờ chỉ còn lại mình anh nơi này.
Ôi! Xa em, anh rơi vào vực không cùng
Đời anh không em, lạnh lùng tê buốt
Nhưng còn anh, còn em, mà đôi ta đã khác
Ta: hai người xa lạ - phải đâu ta!
Lại một lần nữa, tác giả lại thốt lên “ôi” như than vãn với đất trời, thể hiện rõ nỗi đau,
sự thống khổ tột cùng khi chia ly tình yêu, đời mình.
Tác giả đã khéo léo dùng từ “xa em”, “không em” như để nhấn mạnh trạng thái cô
độc, nỗi đau chất chứa của tác giả khi nay người con gái mình thương đã không còn ở
bên chàng trai nữa. Ngoài ra, hình ảnh ẩn dụ “vực không cùng” nghĩa là một hố sâu
vô tận, dường như chẳng thể chạm tới kết hợp với động từ “rơi” đã khắc họa rõ nét nỗi
buồn đau tràn trề khi tình yêu không còn.
Xuân Diệu đã đặt tính từ “tê buốt” cạnh tính từ láy “lạnh lùng” thể hiện rõ cảm giác
tê tái, xót xa trong lòng tác giả khi chia xa người mình yêu.
Thêm vào đó, tác giả đã sử dụng cấu trúc khẳng định-phủ định : “Ta: hai người xa lạ

- phải đâu ta!” một lần nữa khắc sâu được sự đau khổ, ngỡ ngàng khi chia ly.
Anh đã giết em, anh chôn em vào trái tim anh
Đêm nào anh cũng đi quanh em mà khóc
21
Anh vẫn ước được em tha thứ
Anh vẫn yêu em như thuở ban đầu
Thế mà tại sao ta vẫn xa nhau ?
Một lần nữa, tác giả sử dụng lại động từ “giết em”, “chôn em” và phép ẩn dụ “chôn
em vào trái tim” nhấn mạnh nỗi đau buồn xen lẫn nỗi uất hận khi người yêu ra đi.
Xuân diệu đã dùng trạng từ chỉ thời gian “đêm nào” để nói lên sự day dứt không nguôi
trong lòng chàng trai từ giây phút biệt ly. Cụm động từ “đi quanh em mà khóc” có thể
khiến người đọc liên tưởng tới hình ảnh chàng trai khóc thương bên nấm mồ của cô
gái, bởi cô đã tới một thế giới khác hay cũng có thể là hình ảnh một chàng trai si tình
cứ mãi quẩn quanh với những kỉ niệm tình yêu nay đã xa. Nếu vậy, “em” ở đây là hình
ảnh ẩn dụ, nhằm ẩn ý những yêu thương, kỉ niệm một thời.
Biện pháp điệp từ “vẫn ước”, “vẫn yêu” thể hiện tình yêu vẫn còn đong đầy dẫu chi xa
xen lẫn niềm luyến tiếc và chút hy vọng mong manh.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng hình thức câu hỏi tu từ : “Thế mà tại sao ta vẫn xa
nhau ?” thể hiện nỗi đau, sự tiếc nuối và hờn giận người con gái mình đã trọn nhớ,
trọn thương.
Tại em cố chấp
Tại anh đã mất
Con đường đi tới trái tim em
Anh đã giết em rồi, anh vẫn ngày đêm yêu mến.
Em đã giết anh rồi, em vứt xác anh đâu.
Điệp ngữ “tại em”, “tại anh” và từ “đã” kết hợp với động từ “mất” khắc sâu thêm nỗi
đau, hờn trách khi nay đã lẻ bóng lối đi về.
Cuối bài thơ, Xuân Diệu đã dùng biện pháp đối lập, giàu hình ảnh giữa “Anh” và
“Em” : “Anh đã giết em rồi”, anh “vẫn ngày đêm yêu mến” / “Em đã giết anh rồi”,
em “vứt xác anh đâu” nhấn mạnh nỗi đau, sự oán trách, hờn giận của chàng trai dành

cho cô gái.
4.3.1.2 Bài thơ When we two parted
4.3.1.2.1 Vài nét về nhà thơ Lord Byron
Byron sinh ở London, trong một gia đình quý tộc đã sa sút. Học ở Harrow School và
Đại học Cambridge. Năm 1807 in tập Hours of Idleness (Những giờ giải trí), năm
1809 in trường ca English Bards and Scotch Reviewers (Những nhà thơ Anh và những
nhà phê bình Scotland) phê phán những nhà lãng mạn quá khích. Từ năm 1809 là
22
thành viên nghị viện Anh, sau đó bắt đầu 2 năm đi chu du sang các nước Bồ Đào Nha,
Tây Ban Nha và Hy Lạp. Năm 1812 in 2 chương đầu của Childe Harold's Pilgrimage
(Chuyến hành hương của Childe Harold) kể lại chuyến đi Nam Âu và Cận Đông. Nhân
vật của trường ca là chàng trai trẻ thất vọng trước cuộc sống thiếu lý tưởng và tự do.
Năm 1812, phát biểu trước nghị viện, Byron tố cáo tầng lớp thống trị ở Anh và đòi hủy
bỏ luật tử hình những người công nhân phá máy.
Lòng say mê mãnh liệt, tính trữ tình sâu sắc, sự bạo dạn về ý tưởng và vẻ sống động
của những hình tượng khiến Byron trở thành một trong những nhà thơ lớn và nổi tiếng
nhất ở châu Âu thế kỷ 19. Tác phẩm của Byron mở ra những khả năng mới của chủ
nghĩa lãng mạn như một phương pháp nghệ thuật. Byron đưa vào thơ ca những nhân
vật mới, làm giàu hình thức và thể loại thơ ca. Ông có sự ảnh hưởng rất lớn đến thơ ca
thế giới thế kỷ 19, sinh ra một trường phái thơ ca ở nhiều quốc gia khác nhau với tên
gọi chủ nghĩa Byron.
4.3.1.2.2 Bài thơ When we two parted
When we two parted
LORD BYRON
When we two parted
In silence and tears
Half broken-hearted
To sever for years,
Pale grew thy seek and cold,
Colder thy kiss;

Truly that hour foretold
Sorrow to this.
The dew of the morning
Sunk chill on my brow
It fell like the warning
Of what I feel now.
Thy vows are all broken,
And light is thy fame:
I hear thy name spoken,
And share in its shames.
Khi chúng ta chia tay
Bản dịch Hoàng Nguyên Chương
Khi chúng ta chia tay
Trong im lặng và nước mắt
Nửa mảnh hồn tan vỡ
Chia cho nhau từng tháng năm
Má em trở thành tái nhợt và lạnh
Nụ hôn của em còn lạnh hơn
Đó là giờ báo được nói trước một
cáh trung thực
Cho nỗi đau buồn này
Có giọt sương buổi sớm nào
Thấm lạnh trên vầng trán của anh
Có cảm giác như lời cảnh báo
Cho những gì anh đang cảm thấy
Lời thề của em đã tan vỡ
Em đã coi nhẹ cả thanh danh
Anh nghe tên em được đề cập đến
Và chia xẻ phần nào trong sự xấu
hổ đó


23
They name thee before me,
A knell to mine ear;
A shudder comes o’er me
Why wert thou so dear?
They know not I knew thee,
Who knew thee too well:
Long, long shall I rue thee,
Too deeply to tell.
In secret we met
In silence I grieve
That thy heart could forget,
Thy spirit deceive
If l should meet thee
After long years,
How should I greet thee?
With silence and tears.
Họ nhắc tên em trước tên anh
Như tiếng chuông đánh bên tai
Gây cho anh sự rùng mình ngơ ngác
Tại sao em lại như thế hỡi em yêu.?
Họ đâu biết rằng anh hiểu em
Hiểu em đến vô cùng
Và kéo dài triền miên trong nỗi hối
hận
Để nói lên những lời sâu thẳm tự
đáy lòng
Chúng ta bí mật gặp nhau
Trong im lặng và đau buồn

Dẫu trái tim em có thể quên
Lòng em mang lừa dối
Nếu anh còn được gặp em
Sau những năm dài xa cách
Anh biết chào em thế nào?
Hay chỉ im lặng và nước mắt!
Bài thơ “ When we two parted” được sáng tác vào năm 1816, viết về sự đau khổ, dằn
vặt khi tình yêu giữa nhà thơ Lord Byron và quý bà Frances Wedderburn Webster tan
vỡ.
Đại ý bài thơ: Bài thơ là những nốt nhạc mang giai điệu đau khổ, đượm màu buồn khi
phải chia tay mối tình nhưng vẫn chan chứa yêu thương, hy vọng.
Phân tích bài thơ:
When we two parted
In silence and tears
Half broken-hearted
To sever for years,
Pale grew thy seek and cold,
Colder thy kiss;
Truly that hour foretold
Sorrow to this.
24
Khổ thơ đầu khắc họa rõ nỗi buồn, nỗi day dứt, cảm giác chết lặng khi tình yêu ra đi.
Tác giả đã sử dụng nhiều từ ngữ mang tính gợi hình cao như : “tears”, “half broken-
hearted”, “pale grew”, “cold”, “colder thy kiss”.
Nhà thơ Lord Byron đã sử dùng tính từ “cold”, “colder” một cách khéo léo, liên tưởng
tới thực tại chia ly phũ phàng. Những môi hôn ngọt ngào trong tình yêu, giờ đã trở nên
lạnh lẽo, nhạt màu.
Ngoài ra, tác giả đã sử dụng biện pháp gieo vẩn cuối câu rất hiệu quả : “parted –
hearted”, “tears – years”, “cold – foretold”, “kiss – this”.
The dew of the morning

Sunk chill on my brow
It fell like the warning
Of what I feel now.
Thy vows are all broken,
And light is thy fame:
I hear thy name spoken,
And share in its shames.
Ở khổ thơ thứ hai tác giả miêu tả không khí buổi sáng trở nên lạnh lẽo đến lạ khi người
yêu ra đi. Những lời nguyện ước (vows) ngày ấy giờ đã vỡ tan (broken), chẳng còn lại
gì khi tình yêu đã ra đi. Buổi sáng, thời gian bắt đầu của ngày mới, nhưng tác giả lại
mang tâm trạng đau buồn. Khổ thơ như một tiếng thở dài của tác giả, chan chứa nỗi
tiếc nuối cho mối tình đã qua.
Tác giả Lord Byron cũng đã gieo vần cuối câu ở khổ thơ này, tạo nhịp điệu cho bài
thơ, giúp người đọc dễ đọc, dễ thuộc: “morning – warning” , “brow – now””,
“broken - spoken”, “fame – shames”
They name thee before me,
A knell to mine ear;
A shudder comes o’er me
Why wert thou so dear?
They know not I knew thee,
Who knew thee too well:
Long, long shall I rue thee,
Too deeply to tell.
25

×