Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

hoàn thiện công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất_khóa luận tốt nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (467.22 KB, 84 trang )

TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tại trường Đại học Công Nghiệp Việt - Hung em
đã được các thầy cô cung cấp, truyền đạt và chỉ bảo nhiệt tình tất cả các kiến
thức nền tảng và chuyên môn quý giá. Ngoài ra em còn được rèn luyên một tinh
thần học tập và làm việc rất cao. Đây là những yếu tố cơ bản giúp em nhanh
chóng hòa nhập với môi trường làm việc sau khi ra trường. Đó cũng là nền tảng
vững chắc giúp em thành công trong sự nghiệp sau này.
Khóa luận tốt nghiệp là một trong những cơ hội để em có thể áp dụng, tổng
kết những kiến thức mà mình đã học, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế
quý giá trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Đầu tiên em xin cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của cô Đinh Thị Thu Hà -
giảng viên hướng dẫn trực tiếp của em đã giúp em hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp một cách thuận lợi. Cô đã luôn nhiệt tình đóng góp sửa chữa những thiếu
sót, khuyết điểm em mắc phải và đề ra hướng giải quyết tốt nhất từ khi em nhận
đề tài đến khi hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo công ty cùng các cô chú và anh chị
công tác tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, đặc biệt
các cô, chú và các anh, chị phòng tài chính - kế toán của công ty đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ em trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bài viết này.
Mặc dù em đã rất cố gắng hết sức mình trong thời gian qua nhưng do thời
gian có hạn, cộng với kiến thức còn hạn hẹp nên trong chuyên đề của em còn
nhiều thiếu sót, em mong nhận được sự góp ý từ các thầy, cô và các độc giả để
đề tài của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 10 tháng 1 năm 2015
Sinh viên thực hiện
Trần Đức Long
SV: Trần Đức Long i
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Thứ tự Ký hiệu viết tắt Nguyên từ
01 CCDC Công cụ dụng cụ
02 ĐVT Đơn vị tính
03 GTGT Giá trị gia tăng
04 LNTT Lợi nhuận trước thuế
05 LNST Lợi nhuận sau thuế
06 NVL Nguyên vật liệu
07 NV Nguồn vốn
08 QLDN Quản lý doanh nghiệp
09 PNK Phiếu nhập kho
10 PXK Phiếu xuất kho
11 SXKD Sản xuất kinh doanh
12 TK Tài khoản
13 TNDN Thu nhập doanh nghiệp
14 TSCĐ Tài sản cố định
15 VCĐ Vốn cố định
16 VCSH Vốn chủ sở hữu
SV: Trần Đức Long ii
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Phân tích tình hình tài chính năm 2013-2014 của Công ty cổ phần Tập
đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh . 7
Biểu 3.1: Danh mục NVL – CCDC của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và
du lịch và du lịch Bình Minh 46
Biểu 3.2: Hóa đơn GTGT (mua xi măng) 52
Biểu 3.3: Biên bản kiểm nghiệm vật tư (xi măng) 53

Biểu 3.4: Phiếu nhập kho (xi măng) 54
Biểu 3.5: Giấy đề nghị cung ứng vật tư (xi măng) 55
Biểu 3.6: Phiếu xuất kho (xi măng) 56
Biểu 3.7: Hóa đơn GTGT (mua máy bơm chìm) 57
Biểu 3.8: Biên bản kiểm nghiệm vật tư (máy bơm chìm) 58
Biểu 3.9: Phiếu nhập kho (máy bơm chìm) 59
Biểu 3.10: Giấy đề nghị cung ứng vật tư (máy bơm chìm) 60
Biểu 3.11: Phiếu xuất kho (máy bơm chìm) 61
Biểu 3.12: Thẻ kho (xi măng) 62
Biểu 3.13: Thẻ kho (máy bơm chìm) 62
Biểu 3.14: Sổ chi tiết TK152 (xi măng) 63
Bảng 3.15: Sổ chi tiết TK152 (xi măng) 64
Bảng 3.16: Bảng phân bổ công cụ dụng cụ 65
Biểu 3.17: Bảng tổng hợp Nhập – Xuất – Tồn 66
Bảng 3.18: Sổ Nhật ký chung 67
Biểu 3.19: Sổ Cái TK152 68
Biểu 3.20: Sổ Cái TK153 69
SV: Trần Đức Long iii
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh 13
Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh 15
Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán trong Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh 16
Sơ đồ 1.4: Hình thức kế toán nhật ký chung tại Công ty Cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh 18
Sơ đồ 2.1: Nguyên tắc hạch toán theo phương pháp thẻ song song 29

Sơ đồ 2.2: Nguyên tắc hạch toán theo phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển 30
Sơ đồ 2.3: Nguyên tắc hạch toán theo phương pháp sổ số dư 31
Sơ đồ 2.4: Kế toán NVL – CCDC theo phương pháp kê khai thường xuyên 36
Sơ đồ 2.5: Kế toán NVL – CCDC theo phương pháp kiểm kê định kỳ 37
Sơ đồ 2.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung 38
Sơ đồ 2.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Chứng từ ghi sổ 39
Sơ đồ 2.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chứng từ 40
Sơ đồ 2.9: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ Cái 42
Sơ đồ 2.10: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên MVT 43
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ luân chuyển theo phương pháp thẻ sông song tại Công ty cổ
phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh 49
Sơ đồ 3.2: Sơ đồ quy trình kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty
cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh 51
SV: Trần Đức Long iv
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
1.1 Về lý thuyết
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay để lớn mạnh và đứng vững
trong cạnh tranh đòi hỏi các doanh nghiệp phải quan tâm đến tất cả các khâu
trong quá trình sản xuất, từ khi bỏ vốn ra đầu tư cho đến khi thu được vốn về
nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận và tối thiểu hoá chi phí.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là một trong ba yếu tố cơ bản của quá
trình sản xuất. Chi phí về vật liệu công cụ dụng cụ thường chiếm tỷ trọng lớn
trong tổng các chi phí sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là các
doanh nghiệp sản xuất. Mặt khác nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ của các
doanh nghiệp thường gồm nhiều loại và thường xuyên biến động cả về số lượng
cũng như chất lượng và giá cả.

Do đó việc tổ chức kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ cho sản xuất
kinh doanh có vai trò rất quan trọng không những đảm bảo cung cấp vật liệu,
công cụ dụng cụ được đồng bộ kịp thời chính sác mà còn có điều kiện nâng cao
chất lượng sản phẩm giảm bớt chi phí trung gian làm tăng thêm lợi nhuận cho
doanh nghiệp.
1.2 Về thực tiễn
Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh với lĩnh vực
hoạt động kinh doanh chính là thi công các công trình công nghiệp, dân dụng.
Qua quá trình thực tập và tìm hiểu tại Công ty cho thấy công tác kế toán NVL,
CCDC của Công ty còn gặp một số khó khăn như: tốc độ luân chuyển chứng từ
còn chậm; đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài, quy mô
lớn, các công trình nằm rải rác khắp nơi, NVL - CCCD được tập kết tại kho công
trình nên gặp khó khăn trong vấn đề quản lý, dễ xảy ra hiện tượng mất mát, hư
hỏng; không lập dự phòng giảm giá cho NVL, việc ứng dụng công nghệ thông
tin vào kế toán còn chậm.
SV: Trần Đức Long 1
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Những vấn đề nêu trên thể hiện tính cấp thiết của đề tài “Hoàn thiện công
tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh ”, việc giải quyết và làm rõ vấn đề đó sẽ làm cho
công tác kế toán NVL, CCDC của công ty được hoàn thiện hơn.
2. Đối tượng, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
2.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu lý luận và thực trạng của phần hành kế toán
sau: “Kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn
xây dựng và du lịch Bình Minh”.
2.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Mục tiêu nghiên cứu lý luận: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về

các phần hành kế toán doanh nghiệp theo quy định của chuẩn mực và chế độ kế
toán Việt Nam.
- Mục tiêu nghiên cứu thực tiễn: Khảo sát thực trạng các phần hành kế toán ở
Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh, tìm ra những ưu
điểm và tồn tại trong các phần hành kế toán tại đơn vị khảo sát. Từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện về vấn đề nghiên cứu đảm bảo tính khoa học và
tính khả thi.
2.3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Làm rõ công tác kế toán NVL, CCDC tại Công ty từ khâu lập chứng từ ban
đầu, tính toán cho đến việc ghi chép theo dõi trên sổ sách kế toán, qua đó thấy
được những vấn đề còn tồn tại trong tổ chức kế toán NVL, CCDC tại Công ty và
từ đó đề ra các giải pháp giải quyết, giúp cho công tác kế toán NVL tại công ty
được hoàn thiện.
3. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: Đề tài chỉ nghiên cứu về thực trạng phần hành kế
toán nêu trên dưới góc độ kế toán tài chính, không nghiên cứu dưới góc độ kế
toán quản trị.
SV: Trần Đức Long 2
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chế độ kế toán nghiên cứu là chế độ kế toán theo quyết định 15/2006/QĐ-
BTC,ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Không gian nghiên cứu : Đề tài nghiên cứu về phần hành kế toán nêu trên
tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh.
- Thời gian nghiên cứu: Đề tài sử dụng số liệu kế toán tài chính 6 tháng cuối
năm 2013 đến tháng 10 năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu.
Để đi sâu vào thực hiện nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương
pháp nghiên cứu cụ thể như sau:

4.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Có nhiều phương pháp thu thập thông tin, trong báo cáo của mình để thu
thập thông tin, tôi đã sử dụng các phương pháp: phương pháp phỏng vấn,
phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp quan sát thực tế.
* Phương pháp phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn trực tiếp nhà quản lý, nhân
viên các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh. Đây cũng chính là cơ hội tác giả được doanh nghiệp cung cấp cho
những tài liệu và số liệu là nội dung chính của các phần hành kế toán tại công ty.
* Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Mục đích của việc nghiên cứu tài liệu
là để thu thập những kiến thức từ bao quát đến chuyên sâu một cách chính xác
về những vấn đề lý luận chung các phần hành kế toán trên góc độ kế toán tài
chính. Tác giả đã thực hiện phương pháp này thông qua việc nghiên cứu các
giáo trình chuyên ngành, chuẩn mực kế toán Việt Nam, chế độ kế toán doanh
nghiệp hiện hành, tham khảo các báo cáo thực tập của các khóa trước và các bài
viết liên quan đến đề tài nghiên cứu.
* Phương pháp quan sát thực tế: Sử dụng phương pháp quan sát, tác giả đã
tiến hành quan sát các phần hành kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng
và du lịch Bình Minh.
Quan sát trình tự lập, luân chuyển, biểu mẫu, chứng từ kế toán các phần
SV: Trần Đức Long 3
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

hành kế toán; vận dụng hệ thống tài khoản kế toán, hệ thống sổ kế toán, hệ thống
báo cáo tài chính, kiểm tra công tác kế toán và ứng dụng tin học vào kế toán.
4.2 Phương pháp tổng hợp, phân tích dữ liệu
Từ những tài liệu, thông tin đã thu nhận được từ hai phương pháp điều tra và
phỏng vấn cùng với kiến thức đã có được từ nghiên cứu tài liệu, tác giả tiến hành
hệ thống hóa, tổng hợp, phân tích số liệu, thông tin để rút ra những kết luận về
các phần hành kế toán tại công ty cho phù hợp với quy định chung và điều kiện

thực tế tại công ty.
5. Kết quả đạt được
Báo cáo đánh giá được thực trạng về kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh. Căn cứ vào
đặc điểm và những tồn tại của công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ, báo cáo đưa ra những giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại, yếu kém. Từ
đó góp phần nâng cao hiệu quả công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng
cụ; cung cấp chính xác, kịp thời những thông tin phục vụ cho công tác quản lý
để hoàn thiện công tác kế toán tại công ty.
6. Kết cấu đề tài :
Ngoài phần mở đầu, kết luận, hệ thống bảng biểu, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, danh mục từ viết tắt, nội dung của báo cáo gồm 4 chương:
 Chương 1: Đặc điểm tình hình chung của Công ty cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh .
 Chương 2: Cơ sở lý luận chung về công tác kế toán nguyên vật liệu, công
cụ dụng cụ trong các doanh nghiệp sản xuất.
 Chương 3: Thực trạng công tác kế toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh .
 Chương 4: Một số ý kiến và giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tác kế
toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng
và du lịch Bình Minh.
SV: Trần Đức Long 4
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh.
1.1.1 Sự ra đời và phát triển của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du

lịch Bình Minh .
- Tên công ty: Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh .
- Tên giao dịch: Binhminh construction & tourism group jsc
- Địa chỉ: Số 299 Thanh Vỵ - Thanh Mĩ - Sơn Tây - Hà Nội
- Số điện thoại: 0433.838.118 Fax: 0433.838.289
- Mã số thuế: 0500442020
- Số tài khoản: 2203201000094 mở tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển
nông thôn Sơn Tây – Hà Nội.
- Loại hình doanh nghiệp : Công ty cổ phần
- Số vốn đều lệ: 1.650.000.000.000 đồng
- Mệnh giá cổ phần:1.000.000 đồng
- Tổng số cổ phần là: 1.650.000
Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh tiền thân là “Xí
nghiệp xây dựng Bình Minh” đựơc thành lập vào tháng 9/1994. Ban đầu xí
nghiệp chỉ có 20 cán bộ công nhân viên và hơn 30 lao động phổ thông. Trang bị
lúc đầu chỉ có 1 xe chỉ huy, 2 xe vận tải và một số thiết bị nhỏ phục vụ công tác
xây dựng một số công trình giao thông, thuỷ lợi, trường học, nhà làm việc tại
huyện Ba Vì - thị xã Sơn Tây. Doanh thu năm đầu chỉ đạt 200.000.000 đồng.
Trong những năm đầu và những năm tiếp sau, Xí nghiệp xây dựng Bình Minh
luôn được sự quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện của các cấp, các ngành tại địa
phương, cộng với sự cố gắng nỗ lực của cán bộ công nhân viên trong Xí nghiệp
tâm huyết với việc xây dựng và phát triển của đơn vị mình. Từ đó năng lực sản
xuất và doanh thu hàng năm đều được tăng lên từ 120% - 150%.
SV: Trần Đức Long 5
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể Xí nghiệp đến ngày 25/3/1997 Xí nghiệp
xây dựng Bình Minh đã được cấp giấy phép thành lập và chuyển thành Công ty
TNHH xây dựng và du lịch Bình Minh số 241 GP/UB do UBND tỉnh Hà Tây (cũ)

cấp.
Nhưng không tự bằng lòng với những gì mà công ty đã đạt được công ty
luôn tự xây dựng và hoàn thiện để luôn phù hợp với sự đổi mới, phát triển thị
trường, căn cứ vào tình hình kinh tế và xu thế hội nhập của đất nước. Đến ngày
14/03/2001 công ty được chuyển thành Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và
du lịch Bình Minh cho đến nay, được cấp giấy phép kinh doanh số 0303000018
và có trụ sở chính đặt tại 299 Thanh Vỵ - Thanh Mỹ - Sơn Tây - Hà Nội, chi
nhánh: Du Lịch Thiên Sơn - Suối Ngà thuộc xã Vân Hoà - Ba Vì - Hà Nội.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty cổ phần tập đoàn xây dựng và du
lịch Bình Minh .
1.1.2.1 Chức năng
Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh là một doanh
nghiệp lớn nên có rất nhiều chức năng như: Xây dựng dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thuỷ lợi, điện cao thế, điện hạ thế đến 35kV; Xây dựng hệ thống cấp
thoát nước; Xây dựng tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá; Trang trí nội thất,
sản xuất vật liệu xây dựng, đồ gỗ phục vụ công trình; Du lịch sinh thái, tham
quan thắng cảnh, vui chơi, giải trí, leo núi, nghỉ dưỡng, tắm suối, phục vụ hội
nghị, hội thảo, …
1.1.2.2 Nhiệm vụ
+ Công ty thực hiện đầy đủ các tiêu chuẩn về xây dựng dân dụng, giao thông
thuỷ lợi, tìm hiểu đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Đối với việc sản xuất kinh doanh không ngừng nâng cao về chất lượng
sản phẩm. Thực hiện đúng, đầy đủ các cam kết, điều khoản, điều kiện trong hợp
đồng theo đúng yêu cầu của đối tác.
+ Đối với nhà nước thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ thuế, và các khoản phải
nộp khác.
SV: Trần Đức Long 6
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


1.1.3 Một số kết quả đạt được của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du
lịch Bình Minh trong giai đoạn gần đây.
Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây cũng đang
từng bước được nâng lên cùng với sự cố gắng của cán bộ công nhân viên trong
toàn thể công ty như sau :
BIỂU 1.1: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH NĂM 2012-2013 CỦA CÔNG
TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG VÀ DU LỊCH BÌNH MINH
ĐVT: đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013
So sánh
Giá trị Tỷ lệ %
1 Tổng số lao động bình quân 320 390 70 21,9%
2
Tổng thu nhập bình
quân/người/tháng
3.786.000 4.238.000 452.000 11,9%
3 Nguồn vốn kinh doanh 57.357.670.000 61.231.577.000 3.873.907.000 6,8%
+ Vốn chủ sở hữu 35.176.289.000 41.137.270.000 5.960.981.000 16,2%
+ Nợ phải trả 22.181.381.000 20.094.307.000 (2.087.074.000) (9,4%)
4 Hệ số nợ/ Tổng NV 0,39 0,33 (0,06) (15,4%)
5 Hệ số VCSH/ Tổng NV 0,61 0,67 0,06 9,8%
6 Tài sản 57.357.670.000 61.231.577.000 3.873.907.000 6,8%
+ Tài sản lưu động 38.596.780.000 42.170.269.000 3.573.489.000 9,3%
+ Tài sản cố định 18.760.890.000 19.061.308.000 300.418.000 1,6%
7 Hệ số cơ cấu tài sản lưu động 0,67 0,69 0,02 2,9%
8 Hệ số cơ cấu tài sản cố định 0,33 0,31 (0,02) (6,1%)
9
Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ
60.250.245.000 67.658.230.000 7.408.075 .000 12,3%

10 Hiệu suất sử dụng VCĐ 3,47 3,58 0,11 3,2%
11 Giá vốn hàng bán 45.234.345.000 49.145.354.000 5.911.009.000 13,1%
12 Chi phí bán hàng 2.530.230.000 2.758.012.000 227.782.000 9,1%
13 Chi phí QLDN 5.035.452.000 5.645.124.000 609.672.000 12,1%
14 Doanh thu tài chính 132.528.000 141.145.000 8.617.000 6,5%
SV: Trần Đức Long 7
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

15 Chi phí tài chính 117.251.000 119.267.000 2.016.000 1,7%
16 Thu nhập khác 175.150.000 182.253.000 7.103.000 4,1%
17 Chi phí khác 137.344.000 142.156.000 4.812.000 3,5%
18 Lợi nhuận trước thuế 7.503.301.000 10.171.715.000 2.668.414.000 35,6%
19 Thuế TNDN 1.875.825.250 2.237.777.300 361.952.050 19,3%
20 Lợi nhuận sau thuế 5.627.475.750 7.933.937.700 2.306.461.950 40,9%
21 Hệ số sinh lời
+ Hệ số lãi ròng 0,09 0,12 0,03 33,3%
+
Hệ số khả năng sinh lời
(ROA)
0,10 0,13 0,03 30,0%
+ Tỷ suất LNTT/VKD BQ 0,14 0,17 0,03 21,4%
+ Tỷ suất LNST/VKD BQ 0,11 0,13 0,02 0,18%
+
Tỷ suất LNST/VCSH BQ
(ROE)
0,18 0,21 0,03 16,7%
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh)
Nhận xét: Qua bảng số liệu trên thấy được kết quả HĐSXKD của công ty năm
2013 so với năm 2012 có sự tăng trưởng rõ rệt :

Số lao động của công ty của năm 2013 tăng so với năm 2012 là 70 người
tương đương 21,9%. Nguyên nhân là do thiếu hụt công nhân do nhận được nhiều
công trình nên phải tuyển dụng thêm để tăng số lượng công nhân lên.
Do sự phát triển nhanh chóng của Công ty nên Công ty cũng quan tâm tới
người lao động vì vậy mức lương bình quân của người lao động cũng được tăng
lên từ 3.786.000 đồng năm 2012 lên 4.238.000 đồng năm 2013 (tăng 452.000
tương đương 12,5% ).
Nguồn vốn kinh doanh của Công ty tăng từ 57.357.670.000 đồng năm 2012
lên 61.231.577.000 năm 2013 (tăng 3.873.907.000 tương đương 6,8%). Nguyên
nhân là do nguồn vốn chủ sở hữu tăng 5.960.981.000 đồng (tương đương 16,2%)
SV: Trần Đức Long 8
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

và khoản nợ phải trả giảm 2.087.074.000 đồng (tương đương 9,4%) năm 2013 so
với 2012.
Do các khoản nợ phải trả giảm nên hệ số nợ trên tổng nguồn vốn giảm 0,06
lần năm 2013 so với năm 2012 (tương đương 15,4%). Mặt khác, nguồn vốn chủ
sở hữu của công ty năm 2013 so với 2012 tăng nên hệ số VCSH trên tổng nguồn
vốn cũng tăng 0,06 lần (tương đương 9,8%).
Tài sản của Công ty năm 2013 so với năm 2012 tăng 3.873.907.000 đồng
(tương đương 6,8%), lý do là vì tài sản lưu động tăng 3,573.489.000 đồng (tương
đương 9,3%) và tài sản cố định cũng tăng 300.418.000 đồng (tương đương
1,6%).
Hệ số cơ cấu tài sản lưu động của Công ty tăng 0,02 lần (tương đương
2,9%), trong khi đó hệ số cơ cấu tài sản cố định có xu hướng giảm (0,02 lần
tương đương 6,1%) trong năm 2013 so với 2012.
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2013 tăng 7.408.705.000
đồng so với năm 2012 (tương đương tăng 12,3%). Điều đó làm cho hiệu suất sử
dụng vốn cố định của công ty tăng 0,11 lần (tương đương 3,2%). Nguyên nhân là

do công ty nhận được nhiều công trình có giá trị lớn.
Giá vốn hàng bán năm 2013 tăng 5.911.009.000 đồng so với năm 2012
(tương đương tăng 13,1%). Đây là dấu hiệu không tốt vì tỉ lệ tăng của giá vốn so
với doanh thu cao hơn 0,8%. Nguyên nhân chủ yếu là do giá cả nguyên vật liệu
tăng, đặc biệt là Công ty nhận được nhiều công trình có giá trị lớn.
Chi phí bán hàng năm 2013 tăng lên 227.782.000 đồng so với năm 2012
(tương đương tăng 9,0%). Đây là dấu hiệu không tốt nhưng cũng ảnh hưởng
không lớn đến kết quả kinh doanh của Công ty. Nguyên nhân tăng là do tiền
lương phải trả cho nhân viên ở bộ phận này tăng, đồng thời công ty cũng đầu tư
nhiều hơn cho việc quảng cáo, giới thiệu công ty.
Chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2013 tăng lên 609.672.000 đồng so với
năm 2012 (tương đương tăng 12,1%). Đây là dấu hiệu không tốt lắm vì chi phí
SV: Trần Đức Long 9
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

tăng nhưng cũng ảnh hưởng không lớn đến kết quả kinh doanh của công ty.
Nguyên nhân là do công ty tăng tiền lương cho công nhân, đồng thời công ty
trúng thầu nhiều dự án lớn nên việc chi tiếp khách cũng tốn nhiều chi phí hơn.
Chí phí tài chính năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2.016.000 đồng (tương
đương 1,7%), nó kéo theo doanh thu tài chính tăng 8.167.000 đồng (tương ứng
6,5%) chứng tỏ công ty đã coi trọng khoản đầu tư tài chính khác ra bên ngoài.
Thu nhập khác và chi phí khác cũng đều tăng: năm 2012 thu nhập khác là
175.150.000 đồng thì đến năm 2013 tăng lên là 182.253.000 đồng (tăng
7.103.000 đồng tương ứng 4,1%), chi phí khác tăng từ 137.344.000 năm 2012
lên 142.156.000 đồng năm 2013 (tăng 4.812.000 tương ứng 3,5%)
Lợi nhuận trước thuế năm 2013 so với năm 2012 tăng 2.668.414.000 đồng
(tương đương tăng 35,6%), cho thấy công ty đang hoạt động tốt và lầm ăn có lãi.
Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu tăng cao.
Lợi nhuận sau thuế năm 2013 tăng 2.306.461.950 đồng so với năm 2012

(tương đương 40,9%) do lợi nhuận trước thuế tăng nhiều so với năm 2012.
Hệ số khả năng sinh lời tăng cao, nguyên nhân chủ yếu là do chỉ tiêu ROA
và ROE năm 2013 so với 2012 tăng cao: ROA tăng 0,03 lần (tương ứng 30,0%)
và ROE cũng tăng 0,03 lần (tương ứng 16,7%).
Qua nhận xét ta có thể thấy được quy mô sản xuất kinh doanh của Công ty
cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh ngày càng mở rộng và phát
triển lớn mạnh. Thế nhưng Công ty cũng nên quan tâm và có biện pháp cắt giảm
chi phí và tăng doanh thu để có được kết quả kinh doanh tốt hơn .
1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp
Quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty chịu ảnh hưởng của
nhiều nhân tố khác nhau, trong đó có những nhân tố mang tính chất khách quan,
có những nhân tố mang tính chủ quan và các nhân tố này có mối quan hệ chặt
chẽ với nhau.
- Những nhân tố khách quan: Nhân tố khách quan là những nhân tố bên
SV: Trần Đức Long 10
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ngoài doanh nghiệp hay những nhân tố thuộc môi trường hoạt động của doanh
nghiệp.
+ Các chính sách của Nhà nước: Doanh nghiệp sản xuất phải tuân thủ chế
độ quản lý kinh tế của Nhà nước đang áp dụng như: Chế độ tiền lương, tiền
công, cơ chế hạch toán kinh tế Sự hoàn thiện các chế độ quản lý kinh tế là điều
kiện cơ bản cho việc áp dụng chế độ phân tích, kiểm tra và hạch toán chi phí sản
xuất kinh doanh.
+ Giá cả và cạnh tranh: Nói đến thị tnrờng, chúng ta không thể không đề
cập đến hai nhân tố cơ bản là giá cả và sự cạnh tranh.
Trước hết là sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả: Nếu giá cả của nguyên
liệu, vật liệu, dụng cụ tăng lên thì chi phí sản xuất kinh doanh sẽ tăng lên và
ngược lại. Vì vậy, lựa chọn việc thay thế các loại nguyên vật liệu với giá cả hợp

lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất ra của doanh nghiệp cũng
là yếu tố quan trọng để giảm chi phí.
Cạnh tranh là một quy luật khách quan của nền kinh tế thị trường. Biểu
hiện rõ nét nhất của cạnh tranh giữa các doanh nghiệp xây lắp trên thị trường
xây dựng đó là hoạt động tranh thầu. Như đã biết, đối với các doanh nghiệp xây
lắp điều kiện tiên quyết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
được thực hiện là doanh nghiệp phải ký được các hợp đồng xây dựng - tức là
bằng mọi giá doanh nghiệp phải thắng thầu.
Ngoài các nhân tố khách quan trên: Nhân tố tiến bộ của khoa học, kỹ thuật,
công nghệ cũng ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Những nhân tố chủ quan (bên trong doanh nghiệp): Bên cạnh những
nhân tố khách quan trên còn có những nhân tố chủ quan ảnh hưởng đến sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp như: năng suất lao động của con người, cơ sở vật
chất kỹ thuật, ảnh hưởng đến hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Đây là
những nhân tố thuộc về chủ thể kinh doanh và nó mang tính chất bên trong
doanh nghiệp.
+ Nhân tố năng suất lao động con người: Trong bất cứ doanh nghiệp sản
SV: Trần Đức Long 11
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

xuất nào thì yếu tố con người là vô cùng quan trọng mà không thể thiếu được, đi
đôi với con người là năng suất lao động của họ. Nếu năng suất lao động của
người lao động mà cao thì sẽ tiết kiệm được quỹ tiền lương, giảm chi phí tiền
lương trong một đơn vị sản phẩm tiêu thụ và điều này sẽ làm cho tổng chi phí
sản xuất kinh doanh giảm xuống.
+ Nhân tố cơ sở vật chất kỹ thuật: Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật đóng
một vai trò hết sức quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Bởi nếu doanh nghiệp có một hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật tốt thì nó
sẽ góp phần tiết kiệm chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

1.1.5 Đánh giá thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty
Bên cạnh sự tăng trưởng lớn mạnh trong quá trình sản xuất kinh doanh
năm vừa qua, Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh còn có
những thuận lợi, khó khăn nhất định và hướng phát triển trong thời gian tới đây:
 Thuận lợi :
Từ khi thành lập đến nay, Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh luôn nhận được sự quan tâm tạo điều kiện giúp đỡ của các cấp, các
ngành từ các huyện, thị xã tỉnh Hà Tây (nay là Hà Nội), Hoà Bình, Phú Thọ,
Vĩnh Phúc và một số cơ quan ban ngành Trung ương. Lãnh đạo công ty đã
thường xuyên chú trọng đến sự phát triển của công tác cán bộ cả về số lượng và
chất lượng. Hiện tại công ty đã quy tụ được nhiều cán bộ có trình độ khoa học kĩ
thuật, có năng lực trong công tác quản lí kinh tế, có tinh thần đoàn kết, chủ động,
sáng tạo và ý chí quyết tâm góp phần đẩy mạnh sự phát triển của công ty ngày
càng lớn mạnh.
 Khó khăn:
- Do đặc thù của ngành xây dựng cơ bản, các công trình ở xa cách trụ sở
chính (có bán kính 100 km) và có những thời điểm có nhiều công trình thi công
ở nhiều nơi khác nhau cộng với trình độ quản lí, trình độ kĩ thuật của một số cán
SV: Trần Đức Long 12
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

bộ chỉ huy công trường chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế, nên trong công tác
quản lí và kiểm tra tiến độ thi công các công trình còn gặp nhiều khó khăn.
- Công tác giải phóng mặt bằng phục vụ thi công các công trình còn
chậm ảnh hưởng nhiều đến tiến độ, chất lượng thi công.
- Nhiều công trình đã có quyết định trúng thầu, có hợp đồng kinh tế công
ty triển khai thi công để đảm bảo tiến độ nhưng cũng không được đáp ứng tiền
vốn kịp thời nên việc đảm bảo quay vòng vốn của công ty gặp nhiều khó khăn.

1.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Công ty cổ phần Tập
đoàn xây dựng và du lịch Bình Minh
1.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du
lịch Bình Minh .
1.2.1.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh
Để đảm bảo cho việc tổ chức sản xuất có hiệu quả và bộ máy quản lý gọn lẹ,
phù hợp với cơ cấu tổ chức, Công ty đã áp dụng mô hình quản lý trực tuyến -
chức năng tập thể lãnh đạo.
SV: Trần Đức Long 13
Lớp: K37A-LTTCKT
Phó tổng giám
đốc HC&KD
hành chính và
KD
Chủ tịch hội đồng quản
trị kiêm Tổng giám đốc
Phó tổng giám
đốc kỹ thuật
kỹ thuật
Phòng hành
chính
Phó tổng giám đốc
thường trực
thường trực
Các đội thi công
Phòng kỹ
thuật
Phòng kế
toán

Phòng kế
hoạch - vật tư
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 1.1: Bộ máy tổ chức của Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh.
1.2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong công ty
- Chủ tịch hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc: Theo dõi các quá trình
thực hiện các quyết định của hội đồng quản trị và các mặt hoạt động của công ty;
lập phương trình kế hoạch hoạt động của hội đồng quản trị, quyết định các vấn
đề liên quan đến hoạt động hàng ngày của công ty; tổ chức thực hiện các quyết
định của hội đổng quản trị.
- Phó TGĐ kỹ thuật: Là người điều hành giám toàn bộ công tác kỹ thuật từ
khâu đề xuất thi công đến công tác thi công và hoàn công các công trình.
- Phó TGĐ thường trực: Phụ trách các đội thi công và hoạt động của các
nhánh, điều lệnh hoạt động của các đội xe, các đội máy thi công của công trường,
quản lý nhân sự trong Công ty.
- Phó TGĐ hành chính và kinh doanh: Có nhiệm vụ quản lý về mặt tài
chính của Công ty; lập kế hoạch sản xuất kinh doanh tháng, năm; rà soát và đôn đốc
tiến độ thực hiện thi công các công trình để xác định công trình hoàn thành bàn giao
cho chủ đầu tư quản lý.
- Phòng kế toán: Có chức năng và nhiệm ghi chép tất cả các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh của công ty và sổ kế toán theo quy định về chế độ hạch toán kế toán.
- Phòng kỹ thuật: Giám sát thi công các công trình theo đúng hồ sơ thiết
kế, đảm bảo chất lượng thi công, các dự án của công ty đang thực hiện, đông thời
đề ra các biện pháp sang kiến kỹ thuật thay đổi biện pháp thi
- Phòng kế hoạch - vật tư: Lập kế hạch sản xuất hàng năm, điều động sản
xuất đúng thời hạn hợp đồng. Theo dõi và lập các hợp hợp phát sinh đầu vào,
đầu ra của công ty cung cấp nguyên vật liệu cho các công trình thi công.
- Phòng hành chính: Tổ chức nhân sự, nhân công lao động cho các đội xây
dựng, các chi nhánh. Đảm bảo công tác quản lý lao động, tuyển dụng lao động,

quản lý, theo dõi bổ xung hồ sơ của nhân viên toàn công ty. Theo dõi thi đua,
SV: Trần Đức Long 14
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

công tác văn thư tiếp khách, bảo vệ tài sản.
- Các đội thi công: Thực hiện sản xuất, thi công theo kế hoạch do Công ty
giao; báo cáo tình hình sản xuất cho Ban Giám đốc Công ty. Thông tin kịp thời
cho các Phòng/Ban về tiến độ sản xuất, các phát sinh về nguyên vật liệu phục vụ
sản xuất.
1.2.2 Tổ chức sản xuất tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh
1.2.2.1 Quy trình sản xuất
Chức năng hoạt động chính của Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du
lịch Bình Minh là xây lắp các công trình dân dụng, công nghiệp, các trạm biến
áp, xây dựng các công trình thủy lợi. Do vậy, sản phẩm của công ty cũng mang
đặc thù của ngành xây lắp. Sản phẩm xây lắp từ khi khởi công cho đến khi công
trình hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng thường được kéo dài từ vài tháng đến
vài năm, quá trình thi công gặp nhiều khó khăn, chịu ảnh hưởng rất nhiều của
các nhân tố môi trường. Vì vậy, quá trình xây lắp được chia làm nhiều giai đoạn,
mỗi giai đoạn lại bao gồm nhiều công việc khác nhau, diễn ra tương đối phức
tạp. Quy trình sản xuất như sau:
SV: Trần Đức Long 15
Lớp: K37A-LTTCKT
Giai đoạn đấu thầu công trình
Giai đoạn trúng thầu công trình
Giai đoạn thi công công trình
Giai đoạn nghiệm thu công trình
Giai đoạn thanh lý hợp đồng công trình
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Sơ đồ 1.2: Quy trình sản xuất tại Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh.
1.2.2.2 Giải thích quy trình
- Giai đoạn đấu thầu công trình: chủ đầu tư thông báo đấu thầu hoặc gửi thư
mời thầu đến, Công ty sẽ mua hồ sơ dự thầu mà chủ đầu tư đã bán
- Giai đoạn trúng thầu công trình: Khi trúng thầu công trình, chủ đầu tư có
quyết định phê duyệt kết quả mà công ty đã trúng.
- Giai đoạn thi công công trình:
+ Lập và báo cáo các biện pháp tổ chức thi công
+ Trình bày tiến độ thi công trước và được chủ đầu tư chấp nhận.
+ Thi công công trình theo biện pháp tiến độ đã lập.
- Giai đoạn nghiệm thu công trình: Khi công trình đã hoàn thành theo đúng
tiến độ và giá trị khối lượng trong hợp đồng, Công ty sẽ thực hiện các thủ tục
sau: Lập dự toán và trình chủ đầu tư phê duyệt. Chủ đầu tư phê duyệt và thanh
toán tới 95% giá trị công trình của công ty, giữ lại 5% giá trị bảo lãnh công trình.
- Giai đoạn thanh lý hợp đồng công trình: Hai bên chủ đầu tư và công ty ký
vào văn bản thanh lý hợp đồng đã ký theo quy định của pháp luật, chấm dứt quan
hệ kinh tế giữa chủ đầu tư và công ty tại thời điểm văn bản thanh lý có hiệu lực.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây
dựng và du lịch Bình Minh
1.3.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du
lịch Bình Minh
1.3.1.1 Sơ đồ bộ máy kế toán
Bộ máy kế toán được tổ chức theo hình thức quản lý tập trung dưới sự kiểm
tra, kiểm soát của kế toán trưởng.
SV: Trần Đức Long 16
Lớp: K37A-LTTCKT
Kế toán
ngân hàng
Kế toán

NVL, CCDC
Kế toán TSCĐ
và vốn CSH
Kế toán tiền
lương và BH
Kế toán
tiêu thụ
Kế toán thanh toán
tgrrdfyhghbhjbvgvbto
án
Kế toán chi phí
và giá thành
Kế toán
tổng hợp
Thủ quỹ
Kế toán trưởng
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Sơ đồ 1.3: Bộ máy kế toán trong Công ty cổ phần Tập đoàn XD&DL Bình Minh
1.3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy kế toán
Kế toán trưởng: Quản lý tài chính của công ty cũng như của các đội sản
xuất, là người chịu trách nhiệm cao nhất về công tác kế toán ở công ty.
Kế toán tổng hợp: Trực tiếp chỉ đạo tổng hợp các thông tin từ các kế toán
viên khác, kiểm tra nghiệp vụ về phần hành, cuối kỳ lên bảng cân đối, báo cáo
tài chính
Kế toán thanh toán: Phụ trách việc ghi chép, kiểm tra các nghiệp vụ thanh
toán công nợ, định kỳ lập báo cáo thuế GTGT đầu vào, tiến hành cập nhật số liệu
vào các hoá đơn mua hàng.
Kế toán chi phí và giá thành: Tính toán, tập hợp, phân bổ, ghi chép đầy đủ
các loại chi phí phát sinh vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, từ đó thực

hiện tính gía thành sản phẩm theo đúng đối tượng và phương pháp tính giá
thành.
Kế toán tiêu thụ: Theo dõi, ghi chép đầy đủ, kịp thời quá trình nhập, xuất
kho thành phẩm, tính đúng giá vốn của hàng đã bán, chi phí bán hàng và các
khoản chi phí khác nhằm xác định đúng đắn kết quả hoạt động kinh doanh (tiêu
thụ thành phẩm) của công ty.
Kế toán NVL, CCDC: Tổ chức ghi chép chính xác kịp thời số lượng, chất
lượng và giá trị thực tế của từng loại vật tư, nhập - xuất - tồn kho. Đồng thời
kiểm tra đối chiếu giữa thẻ kho và sổ kế toán.
Kế toán ngân hàng: Định kỳ kế toán tập hợp toàn bộ VAT đầu vào chuyển
cho kế toán tiêu thụ lập báo cáo VAT hàng tháng.
SV: Trần Đức Long 17
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Kế toán TSCĐ và vốn CSH: Có chức năng theo dõi, tính toán, ghi chép đầy
đủ về sự biến động tăng giảm của vốn chủ sở hữu và tài sản cố định hữu hình,
Tài sản thuê tài chính của công ty. Đồng thời theo dõi và thực hiện việc trích
khấu hao đối với tài sản cố định.
Kế toán tiền lương và BH: Có chức năng căn cứ vào bảng chấm công của
mỗi bộ phận để theo dõi, tính toán, tập hợp tiền lương và các khoản trích theo
lương của công nhân viên trong doanh nghiệp.
Thủ quỹ: Quản lý toàn bộ tiền mặt, thực hiện các khoản thu, chi tiền mặt
theo quyết định của công ty; vào sổ quỹ, kiểm kê quỹ tiền mặt hàng ngày.
1.3.2 Hình thức kế toán tại và chế độ kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn
xây dựng và du lịch Bình Minh
1.3.2.1 Hình thức kế toán tại Công ty cổ phần Tập đoàn xây dựng và du lịch
Bình Minh
Dựa vào đặc điểm của công ty cũng như tình hình sản xuất kinh doanh mà
Công ty áp dụng ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung (nhưng không sử

dụng sổ Nhật ký đặc biệt). Đây là hình thức giản đơn thích hợp khi sử dụng máy
tính và ghi chép các thông tin kế toán.
SV: Trần Đức Long 18
Lớp: K37A-LTTCKT
Chứng từ gốc
Sổ Nhật ký chung
Sổ Cái các tài khoản
Sổ, thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chi tiết
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài chính
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Ghi chú :
Ghi hàng ngày: Ghi cuối tháng (định kỳ): Quan hệ đối chiếu:
Sơ đồ 1.4: Hình thức kế toán Nhật ký chung tại Công ty cổ phần Tập đoàn
XD&DL Bình Minh
* Quy trình kế toán:
- Hàng ngày, khi có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, căn cứ vào chứng từ kế
toán sẽ ghi vào sổ nhật ký chung theo đúng trình tự thời gian phát sinh của
nghiệp vụ, sau đó căn cứ vào số liệu ghi trên nhật ký chung để ghi vào sổ cái của
từng tài khoản cho phù hợp.
- Định kỳ hoặc cuối tháng căn cứ vào số liệu trên sổ chi tiết để vào bảng tổng
hợp chi tiết, đồng thời kế toán kiểm tra đối chiếu giữa sổ cái với bảng tổng hợp
chi tiết. Sau đó kiểm tra đối chiếu số liệu trùng khớp thì kế toán tiến hành lập
bảng cân đối số phát sinh, căn cứ vào bảng cân đối số phát sinh và bảng tổng hợp
chi tiết kế toán lập báo cáo tài chính.

1.3.2.2.Các chế độ kế toán áp dụng tại Công ty Cổ phần Tập đoàn xây dựng và
du lịch Bình Minh
- Chế độ kế toán: Công ty thực hiện theo chế độ kế toán doanh nghiệp ban
hành theo QĐ số: 15/2006 QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính
và các thông tư hướng dẫn, sửa đổi, bổ sung chế độ kế toán của Bộ tài chính.
- Kỳ kế toán: Công ty thực hiện kỳ kế toán theo năm dương lịch, bắt đầu từ
ngày 1/1 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Công ty thực hiện ghi sổ và lập báo cáo bằng đồng
Việt Nam.
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Để đảm bảo theo dõi và cung cấp thông
tin về hàng tồn kho một cách kịp thời và chính xác, công ty hạch toán hàng tồn
kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp đánh giá hàng tồn kho: Theo phương pháp nhập trước xuất
trước.
SV: Trần Đức Long 19
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

- Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Công ty tính khấu hao theo phương pháp
đường thẳng, mức khấu hao được trích cho hằng năm.
- Phương pháp kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng: Công ty cổ phần tập đoàn
xây dựng và du lịch Bình Minh thực hiện kê khai và nộp thuế giá trị gia tăng
theo phương pháp khấu trừ.
SV: Trần Đức Long 20
Lớp: K37A-LTTCKT
TRƯỜNG ĐHCN VIỆT HUNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN
NGUYÊN VẬT LIỆU, CÔNG CỤ DỤNG CỤ TRONG CÁC DOANH
NGHIỆP SẢN XUẤT

2.1 Một số vấn đề chung về NVL - CCDC
2.1.1 Khái niệm, đặc điểm, phân loại NVL
* Khái niệm: NVL là những đối tượng lao động, thể hiện dưới dạng vật
hoá. Trong các doanh nghiệp, NVL được sử dụng phục vụ cho việc sản xuất, chế
tạo sản phẩm hoặc thực hiện dịch vụ hay sử dụng cho bán hàng, cho quản lý
doanh nghiệp.
* Đặc điểm: Đặc điểm của NVL là chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất
kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị vật liệu được chuyển hết một lần vào chi
phí kinh doanh trong kỳ. Khi tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, vật
liệu bị biến dạng hoặc tiêu hao hoàn toàn. Vật liệu được hình thành từ nhiều
nguồn khác nhau như mua ngoài, tự sản xuất, nhận vốn góp liên doanh, vốn góp
của các thành viên tham gia công ty, … trong đó, chủ yếu là do doanh nghiệp
mua ngoài.
* Phân loại: NVL trong các doanh nghiệp bao gồm nhiều thứ, nhiều loại
khác nhau, có giá trị, công dụng, nguồn gốc hình thành khác nhau. Do vậy, cần
thiết phải tiến hành phân loại NVL nhằm tạo điều kiện cho việc hạch toán và
quản lý NVL.
Căn cứ vào vai trò và tác dụng của vật liệu trong sản xuất, vật liệu được chia
thành các loại như sau:
+ NVL chính: là thứ NVL mà sau quá trình gia công, chế biến sẽ cấu thành
nên thực thể vật chất chủ yếu của sản phẩm.
+ NVL phụ: là những vật liệu chỉ có tác dụng phụ trợ trong sản xuất, được
sử dụng kết hợp với vật liệu chính để làm thay đổi màu sắc, hình dáng, mùi vị,
hoặc dùng để bảo quản, phục vụ hoạt động của các tư liệu lao động hay phục vụ
cho lao động của công nhân viên chức (dầu nhờn, hồ keo, thuốc nhuộm, thuốc
chống rỉ, hương liệu, xà phòng, …).
+ Nhiên liệu: là những thứ vật liệu được dùng để cung cấp nhiệt lượng
SV: Trần Đức Long 21
Lớp: K37A-LTTCKT

×