Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

ngành công nghiệp hoá chất việt nam - cơ hội, thách thức trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (299.4 KB, 68 trang )

MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU 6
Chương I: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hoá chất
việt nam giai đoạn 1995- 2001
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành Hoá chất Việt Nam 9
1.2 Năng lực sản xuất của ngành hoá chất Việt Nam giai đoạn 1995 - 2001
0
1.2.1 Giá trị tổng sản lượng và chủng loại sản phẩm của ngành 10
1.2.2 Trình độ công nghệ và thiết bị 11
1.2.3 Trình độ quản lý, đội ngũ cỏn bộ 21
1.2.4 Khả năng tài chính 22
1.3 Tình hình kinh doanh của ngành Hoá chất giai đoạn 1995 - 2001
24
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
HOÁ CHẤT VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀO NỀN
KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GIỚI
26
2.1 Lợi thế và bất lợi thế so sánh của ngành Hoá chất Việt Nam 26
2.1.1 Lợi thế 26
2.1.2 Bất lợi thế 27
2.2 Năng lực cạnh tranh của ngành Hoá chất 28
2.2.1 Ngành Phân bón
2.2.2 Ngành thuốc bảo vệ thực vật
2.2.3 Ngành chất tẩy rửa
2.2.4 Ngành hoá dầu
2.2.5 Các ngành khác
Chương III. Các Giải pháp và lộ trỡnh hội nhập của ngành hoá chất việt
nam giai đoạn 2001 - 2010 41
3.1. Cơ hội và thách thức đối với ngành Hoá chất Việt Nam quá trình hội
nhập


42
3.2 Định hướng phát triển ngành hoá chất Việt nam 2001 – 2010 44
3.2.1 Định hướng chung 44
3.2.2 Các mục tiêu phát triển 45
3.2.3 Dự kiến lộ trỡnh hội nhập của ngành Hoá chất Việt Nam 46
3.3 Các giải pháp giúp ngành Hoá chất Việt nam hội nhập 61
Kết luận 65
Phụ lục 1: Giá trị xuất nhập khẩu mặt hàng hoá chất của Viờt Nam 67
2
Phụ lục 2: Dù kiến nhu cầu một số sản phẩm hoá chất của Việt Nam đến
năm 2005 68
Phụ lục 3: Mét sè sè liệu về sản xuất sản phẩm hoá chất của một vài nước
trong khu vực 69
Lời nói đầu
Ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam bắt đầu hình thành từ thập kỷ
60, trải qua những thời kỳ khác nhau của nền kinh tế, nhất là trong giai đoạn
3
chống chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ trên miền Bắc, có những bước
thăng trầm khác nhau, nhưng luôn bám sát nhiệm vụ chính trị của từng giai
đoạn để tổ chức sản xuất góp phần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xã hội, đặc
biệt là việc sản xuất các loại phân bón và hoá chất phục vụ cho nông nghiệp,
sản phẩm tiêu dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân như săm lốp xe máy, xe
đạp, chất giặt rửa, pin
Trong bối cảnh hiện nay, Ngành Hoá chất Việt Nam nhận thức rằng hội
nhập kinh tế quốc tế là một xu thế khách quan. Ngoài những thuận lợi như thu
hót được vốn đầu tư, sử dụng trình độ quản lý và kỹ thuật cao của các nước
trong khu vực và trên thế giới, tận dụng ưu thế về lao động rẻ để đẩy mạnh xuất
khẩu v.v, việc tham gia tiến trình hội nhập quốc tế của Ngành đã, đang và sẽ
còn gập nhiều khó khăn do tính cạnh tranh thấp về chất lượng, giá cả sản phẩm.
Vì lý do đó các đơn vị trong ngành đã chú trọng nghiên cứu đánh giá thị

trường, nghiên cứu đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và thiết bị, giảm chi phí
sản xuất, ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm. Trong giai đoạn 1990 -
2000 tốc độ phát triển bình quân của ngành là 16%/năm. Một số sản phẩm đang
thoả mãn được nhu cầu thị trường trong nước và bắt đầu có thị trường xuất
khẩu như pin thông dụng, ắc qui, săm lốp xe đạp, xe gắn máy, lốp xe đẩy công
nghiệp, chất giặt rửa.
Tính đến nay Ngành Hoá chất Việt Nam đó cú gần 20 cơ sở sản xuất liên
doanh với nước ngoài với tổng số vốn đầu tư trên 410 triệu USD. Phần lớn các
liên doanh sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu nhưng cũng đã có cơ sở sản xuất
nguyên liệu nh: liên doanh sản xuất chất dẻo PVC, chất hoá dẻo DOP. Đây là
4
những sản phẩm hoá dầu mà từ trước đến nay ta đều phải nhập. Ngoài ra cũn cú
cỏc liên doanh sản xuất săm lốp ụtụ, xe máy, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón.
Công nghiệp hoá chất Việt Nam đang bước sang một thiên niên kỷ mới
trong bối cảnh Công nghiệp Hoá chất, Hoá dầu thế giới đã phát triển mạnh mẽ,
với chủng loại sản phẩm đa dạng. Năm 2000 toàn thế giới đã sản xuất và tiêu
thụ khối lượng sản phẩm hoá chất trị giá trên 1750 tỷ USD. Đồng thời các tập
đoàn hoá chất, hoá dầu xuyên quốc gia như BP- Amoco, Thyssen Krupp,
Bayer đã nắm phần lớn thị trường quốc tế. Trung quốc, các ASEAN nước
láng giềng trong vòng 20 năm chở lại đây cũng tập trung phát triển công nghiệp
hoá chất, hoá dầu làm thay đổi cục diện sản xuất và thương mại các sản phẩm
hoá chất trong khu vực và thế giới. Đó là những thách thức lớn đối với Công
nghiệp Hoá chất Việt Nam trong bước đường cạnh tranh, phát triển và hội
nhập.
Vì thời gian có hạn trong phạm vi khoá luận này em chỉ xin phân tích sơ
bộ về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như một số kiến nghị giải
pháp của ngành Hoá chất trong tiến trình hội nhập.
Khóa luận “Ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam - cơ hội, thách thức
trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới” bao gồm 3
chương:

Chương I: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Hoá chất
Việt Nam trong giai đoạn 1995 – 2000
Chương II: Đánh giá về năng lực cạnh tranh của ngành Hoá chất Việt
Nam trong tiến trình hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới.
5
Chương III: Các giải pháp và lộ trỡnh hội nhập của ngành Hoá chất Việt
nam giai đoạn 2001- 2010.
6
Chương I: tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành hoá chất
việt nam giai đoạn 1995- 2001
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Ngành Hoá chất Việt Nam:
Ngành hoá chất Việt nam mà đại diện là Tổng Công ty Hoá chất Việt
Nam (Vinachem) tiền thân là Tổng Cục Hoá Chất, được thành lập từ thập kỷ
60, trải qua những thời kỳ khác nhau của nền kinh tế, có nhiều bước thăng
trầm khác nhau nhưng luôn hoàn thành nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn
để tổ chức sản xuất góp phần đáp ứng các yêu cầu cơ bản của xã hội, đặc biệt là
sản xuất các loại phân bón và hoá chất phục vụ nông nghiệp, sản phẩm tiêu
dùng thiết yếu cho đời sống nhân dân như săm lốp xe máy, xe đạp, chất giặt
rửa, pin Nay Tổng Công ty Hoá chất là một trong 18 Tổng Công ty Nhà Nước
trực thuộc trực tiếp Thủ tướng Chính phủ và hoạt động theo mô hình Tổng
Công ty 91 và là đại diện cho toàn bộ ngành Công nghiệp hoá chất tại Việt
Nam.
Bước vào thời kỳ đổi mới, đặc biệt là từ đầu những năm 90 đến nay các
đơn vị trong ngành đã chú trọng nghiên cứu đánh giá thị trường, nghiên cứu
khả năng đầu tư chiều sâu đổi mới công nghệ và thiết bị ( từng phần hoặc cả
dây chuyền sản xuất), giảm chi phí sản xuất, ổn định và nâng cao chất lượng
sản phẩm. Tổng Công ty đã từng bước khắc phục khó khăn để có khả năng đáp
ứng đủ nhu cầu trong nước và xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Tính đến nay
Tổng Công ty Hoá chất Việt Nam có 50 Công ty trực thuộc và 12 Công ty liên
doanh với đối tác nước ngoài, 3 Công ty Liên doanh với đối tác trong nước.

7
Tổng số nhân viên của Tổng Công ty hiện nay là 33.300 người trong đó
trình độ đại học chiếm 11% , công nhân bậc cao 21,6%.
1.2 Năng lực sản xuất của ngành hoá chất Việt Nam giai đoạn 1995- 2001
1.2.1 Giá trị tổng sản lượng và chủng loại sản phẩm của ngành
Cho tới nay sản phẩm của ngành Công nghiệp Hoá chất rất đa dạng về
chủng loại sản phẩm, giá cả, mẫu mã, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Trong những năm vừa qua giá trị Tổng sản lượng của ngành tăng
trưởng đều đặn và ổn định ở mức trung bình là 15%/năm.
Tuy nhiên ngành cũng gặp nhiều khó khăn trong việc sản xuất do các đối
thủ cạnh tranh ngày càng quyết liệt như Trung quốc, Inđụnờsia, Philipin đặc
biệt trong ngành phân bón. Một ví dụ điển hình là: Sản lượng phân NPK của ta
hiện nay là 1 triệu tấn đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước tuy nhiên một số nhà
nhập khẩu vẫn nhập NPK từ Inđonờsia và Philipin về bỏn vỡ hàng của họ có trợ
giá của Chính Phủ nên rẻ hơn rất nhiều so với hàng của ta ( rẻ bằng 75% giá
sản phẩm phân NPK của chúng ta).
Bảng 1: Sản lượng một số mặt hàng trong ngành hoá chất
(số liệu năm 2001)
Đơn vị: nghìn tấn
1997 1998 1999 2000
Quặng apatít 581 599 681 707
Thuốc trừ
sâu
19078 20223 21961 16677
Phân hoá học 982,4 978 1143,1 1333
Sơn 26285 42513 38921 39100
Xà phòng
giặt
213,3 229 213,6 255
Que hàn 6151 4127 4782 5000

(Ban Kế hoạch thị trường- Tổng công ty Hoá chất VN)
8
Do công nghệ và thiết bị còn hạn chế nên sản lượng sản xuất của ta
không cao, chủ yếu chỉ cung cấp và tiêu thụ ở trong nước, chỉ một phần nhỏ
xuất khẩu ra nước ngoài ( Ví dụ như quặng Apatớt, loại quặng phục vụ cho sản
xuất phân khoảng, rất hiếm, rất nhiều nơi muốn nhập khẩu nhưng do thiết bị
khai thác lạc hậu, cũ kỹ nên sản lượng không cao, chất lượng thấp, giá thành
cao nên khi chào hàng bạn hàng đều từ chối). Đây là một vấn đề nan giải cho
sản xuất của ta.
1.2.2 Trình độ công nghệ và thiết bị:
Đặc thù của ngành Công nghiệp hoá chất là đa ngành nghề nên để nắm rõ
trình độ thiết bị ta cần phải phân tích cụ thể từng ngành một để có thể rót ra kết
luận một cách tổng quát, tiêu biểu là một số ngành chính như sau của ngành
Công nghiệp hoá chất:
Ngành phân bón:
Đối với sản phẩm super lân, mặc dù công nghệ thiết bị các cơ sở của Tổng
Công ty trong thời gian qua đã có nhiều cải tiến (sử dụng lưu huỳnh thay cho
pyrit, thay xúc tác của Nga bằng xúc tác của Mỹ để tăng hiệu suất chuyển hoá),
song trình độ chỉ ở mức độ trung bình, chưa tiếp cận được với công nghệ hiện
đại trên thế giới.
Trình độ công nghệ và thiết bị sản xuất sản phẩm phân lân nung chẩy ở mức
khá tiên tiến (đã cải tiến thay quặng apatit loại 1 bằng quặng loại 2, thay nhiên
9
liệu than cốc bằng than antraxit trong nước), định mức tiêu hao nguyên liệu,
nhiên liệu, điện năng thấp hơn so với các nước như Trung Quốc, Nhật Bản.
Đối với sản phẩm phân urea, dây chuyền công nghệ mặc dù đã được đầu tư
nâng cấp nhiều lần, đặc biệt dự án cải tạo kỹ thuật nhà máy Đạm Hà Bắc do
Trung Quốc hỗ trợ nhằm nâng công suất urea từ 100.000 T/n lên 150.000 T/n,
hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo sản xuất có lãi, song vẫn dựa trờn cơ sở công
nghệ lạc hậu (nguyên liệu sử dụng cho khõu khớ hoỏ là than cục).

Đối với sản phẩm phân NPK, trình độ công nghệ thiết bị các cơ sở trong
Tổng Công ty không đồng đều (có cơ sở đã sử dụng thùng quay, tạo hạt bằng
nước áp lực cao, định lượng chính xác, dây chuyền cơ giới hoá đồng bộ, song
cũng có nơi còn bán tự động, nhiều công đoạn còn thủ công), nhìn chung vẫn
còn hạn chế. Riêng trình độ công nghệ thiết bị của Liên doanh Phân bón Việt
Nhật của Tổng Công ty ở mức tiên tiến trong khu vực.
Nhìn chung trình độ công nghệ của ngành sản xuất phân bón của ta là ở
mức trung bình kém so với các nước khỏc trên thế giới, khó có thể cạnh tranh
được với các nước khác về mặt thiết bị và công nghệ
Ngành thuốc bảo vệ thực vật:
Tổng Công ty có 1 công ty thành viên chuyên sản xuất thuốc bảo vệ thực
vật (Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam) và 3 liên doanh với nước ngoài về lĩnh
10
vực này (1 liên doanh với Trung Quốc, 1 liên doanh với Malaysia và 1 liên
doanh với Hàn Quốc).
Trình độ công nghệ thiết bị của Công ty Thuốc sát trùng Việt Nam ở mức
độ trung bình trong khu vực. Hiện tại công nghệ sản xuất thuốc hạt, thuốc dạng
lỏng như nhò tương, huyền phù đậm đặc còn đáp ứng được về chất lượng cho
tiêu thụ trong nước và xuất khẩu trong khu vực và ở Châu Á. Công nghệ và
thiết bị sản xuất thuốc dạng siêu mịn, dạng bột thấm nước cần được nâng cấp
bằng đầu tư chiều sâu. Công nghệ sản xuất thuốc dạng hạt phân tán trong nước,
hạt viên nang siêu nhỏ cần đầu tư mới vì hiện nay ta chưa có.
Trình độ công nghệ thiết bị của các liên doanh ở mức độ tiên tiến trong
khu vực vì đều mới đầu tư vào đi vào hoạt động từ những năm 90, máy móc,
thiết bị mới.
Ngành chất giặt rửa:
Tổng Công ty hiện có 3 cơ sở lớn chuyên ngành là Công ty Bột giặt Lix,
Công ty Bột giặt Net và Công ty Phương Đông và 1 số cơ sở nhỏ khác. Đồng
thời Tổng Công ty còn tham gia 2 liên doanh với nước ngoài (Liên doanh Lever
Việt Nam với Hà Lan và P & G Việt Nam với Hoa Kỳ).

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nghiên cứu cải tiến các hệ thống thiết bị sản
xuất bột giặt, xà phòng thơm và kem giặt, song trình độ công nghệ thiết bị của
các cơ sở trong Tổng Công ty còn lạc hậu, thiếu đồng bộ, chưa phát huy được
11
hết công suất, khả năng tự động hoỏ cũn thấp (nhất là khâu đóng bao), đơn pha
chế chưa được cải tiến, chất lượng - đặc biệt là hương thơm - chưa đảm bảo và
ổn định, nhón mỏc chưa có uy tín trên thị trường.
Hai cơ sở liờn doanh của Tổng Công ty có trình độ công nghệ thiết bị
tiên tiến trong khu vực, thiết bị máy móc mới được đầu tư và đưa vào hoạt động
từ năm 1995, có khả năng cạnh tranh với các đối thủ ở trong khu vực.
Ngành hoá dầu:
- Đối với lĩnh vực nhựa và chất hoá dẻo, Tổng Công ty tham gia 1 liên doanh
sản xuất nhựa PVC (với Thái Lan) và liên doanh sản xuất chất hoá dẻo DOP
duy nhất tại Việt Nam (với Hàn Quốc). Trình độ công nghệ thiết bị của 2 cơ sở
này ở mức tiên tiến trong khu vực.
- Đối với lĩnh vực dầu phanh, dầu mỡ bôi trơn và các loại phụ gia liên quan, tuy đã
được trang bị một số thiết bị hiện đại như thiết bị phân tích, hệ thống đóng phuy sản
phẩm tự động, song nhìn chung công nghệ thiết bị có công suất nhỏ, năng suất lao
động thấp, chất lượng sản phẩm chưa ổn định so với các dây chuyền pha chế công
suất lớn, năng suất cao, chất lượng sản phẩm ổn định của các doanh nghiệp lớn trong
và ngoài nước.
Ngành khai thác mỏ và tuyển quặng:
12
- Đối với lĩnh vực khai thác và tuyển quặng Apatit, trình độ công nghệ thiết bị
ở mức độ trung bình yếu so với khu vực. Thiết bị khai thác và tuyển khoáng
chủ yếu do LB Nga cung cấp từ những năm 80, hiệu quả sử dụng còn nhiều hạn
chế, đến hơn 50% số thiết bị là cần nâng cấp, cải tạo và thay thế.
- Đối với lĩnh vực khai thác quặng serpentin, thiết bị chủ yếu của Đông Âu sản
xuất những năm 80 và sản xuất trong nước. Trình độ công nghệ thiết bị ở mức
độ trung bình yếu.

Ngành hoá chất cơ bản:
Trình độ thiết bị công nghệ tại các cơ sở sản xuất hoá chất cơ bản trong
Tổng Công ty không đồng đều cụ thể là:
- Đối với sản phẩm xút, trong những năm gần đây đã đầu tư đổi mới công nghệ
sản xuất xút lạc hậu bằng công nghệ sử dụng màng trao đổi ion tiên tiến của De
Nora (Italy) tại Công ty Hoá chất cơ bản Miền nam, thay thế điện cực graphite
bằng điện cực Titan và tiến tới sử dụng màng trao đổi ion tại Công ty Hóa chất
Việt Trì.
- Đối với các sản phẩm như axit sunphuric, axit chlohydric, axit phốt phoric,
hydroxyt nhụm, phốn, cỏc sản phẩm gốc PO4, gốc clo, silicat, . . . , mặt dự cụng
nghệ và thiết bị trong những năm gần đây có được đầu tư bổ sung thay thế,
song công nghệ chưa ở mức tiên tiến, do đó giá thành sản phẩm cơ bản còn cao,
chất lượng sản phẩm vẫn chưa đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của từng ngành sử
dụng.
13
- Đối với sản phẩm bột nhẹ các loại, ngoài dây chuyền sản xuất bột nhẹ chất
lượng cao 6.600 T/năm (trong đó có hệ thống sản xuất hạt Taical 3.300 T/năm),
nhập công nghệ và thiết bị Đài Loan của Công ty Đất đèn và Hoá chất Tràng
Kênh là có trình độ công nghệ khá tiên tiến, cỏc dõy chuyền sản xuất bột nhẹ
khác nhìn chung đều ở qui mô nhỏ với công nghệ và kỹ thuật lạc hậu.
- Đối với sản phẩm hoạt động bề mặt LAS phục vụ ngành công nghiệp chất giặt
rửa, đã nhập mới dây chuyền thiết bị của Công ty Ballestra (Italy), nên trình độ
công nghệ thiết bị đạt mức tiên tiến trong khu vực.

Ngành cao su:
Tổng Công ty hiện có 3 đơn vị sản xuất các sản phẩm săm lốp ô tô, xe
máy, xe đạp, găng tay cao su và các sản phẩm cao su công nghiệp là Công ty
Cao su Sao vàng, Công ty Cao su Đà Nẵng, Công ty Công nghiệp Cao su Miền
Nam. Đồng thời Tổng Công ty còn tham gia 2 liên doanh sản xuất săm lốp ô tô,
xe máy, xe đạp và xe đẩy với các đối tác Nhật Bản (Liên doanh Inoue Việt Nam

và Yokohama Việt Nam). Trong thập kỷ 90 các đơn vị trong Tổng Công ty đó
cú nhiều cố gắng trong cải tạo, đầu tư mới máy móc thiết bị, nên một số dây
chuyền sản xuất tương đối đồng bộ, trình độ công nghệ thiết bị sản xuất săm lốp
ô tô, xe máy và xe đạp ở mức trung bình trong khu vực. Tuy nhiên, hiện nay
năng suất lao động còn thấp, tiêu hao vật chất còn cao, đặc biệt nhiều chủng
loại sản phẩm chất lượng cao ta chưa sản xuất được như lốp xe con, lốp xe tải
nặng 20 tấn trở lên, bỏ trống thị phần các sản phẩm cao su kỹ thuật, chưa sản
14
xuất được lốp radial mà thị trường có nhu cầu lớn ( hiện nay toàn bộ xe con và
xe khách lắp ráp tại Việt nam là sử dụng lốp radial).
Trình độ công nghệ thiết bị của các liên doanh với Tổng Công ty ở mức
tiên tiến trong khu vực, đều mới đầu tư và đi vào hoạt động từ giữa những năm
90.
Ngành điện hoá:
- Đối với lĩnh vực sản xuất pin, Tổng Công ty có 4 đơn vị sản xuất pin các loại
(Công ty Pin Hà Nội, Pin - Acqui Miền nam, Pin Xuân Hoà và Acqui - Pin
Vĩnh Phú). Trình độ công nghệ thiết bị tại các cơ sở tương đối đa dạng (hiện
đang sử dụng công nghệ sản xuất bằng hồ điện, giấy tẩm hồ và điện dịch kiềm),
không thua kém Trung Quốc vì phần lớn mới được đầu tư trong những năm 90
từ Hàn Quốc và Trung Quốc, song chưa bằng trình độ công nghệ của 1 số nước
ASEAN như Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan vì họ có công nghệ thiết
bị của Mỹ, Nhật.
- Đối với lĩnh vực acqui, Tổng Công ty có 3 đơn vị sản xuất acqui các loại là
Công ty Pin Acqui Miền Nam, Công ty Acqui Tia Sáng và Công ty Acqui-Pin
Vĩnh Phú. Trình độ công nghệ thiết bị các cơ sở không đồng đều, có nơi trình
độ công nghệ đạt mức tiên tiến trong khu vực do đã sớm đầu tư chiều sâu, đổi
mới công nghệ thiết bị (như đầu tư công nghệ acqui không bảo dưỡng của
Jungfer - áo tại Công ty PINACO), song cũng có nơi trình độ công nghệ còn lạc
hậu, sản phẩm kém sức cạnh tranh về chất lượng cũng như về giá cả.
15

Ngành sơn tổng hợp:
Trình độ công nghệ thiết bị sản xuất sơn của các cơ sở trong Tổng Công
ty không đồng đều. Công ty Sơn Tổng Hợp Hà Nội có trình độ công nghệ thiết
bị ở mức trung bình trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Trình độ công
nghệ thiết bị sản xuất sơn của Công ty Công nghiệp hoá chất và vi sinh lạc hậu
(có từ những năm 1970) và không đồng bộ. Liên doanh sản xuất sơn cao cấp
của Tổng Công ty (với Singapore) có trình độ công nghệ thiết bị ở mức tiên tiến
trong khu vực.
Khí công nghiệp:
Ngoài dây chuyền sản xuất ụxy, ni tơ dạng khí và lỏng mới được đầu tư
tại Công ty Hơi kỹ nghệ Que hàn và dây chuyền sản xuất khí CO2 rắn, lỏng
được nhập từ hãng BUSE - CHLB Đức tại Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà
Bắc là có trình độ công nghệ tương đối hiện đại trong khu vực, các máy móc
thiết bị sản xuất khí công nghiệp còn lại đều lạc hậu và cũ kỹ do đã sử dụng
hàng chục năm nay.
Que hàn điện:
Tổng Công ty có 2 đơn vị sản xuất que hàn là Công ty Que hàn điện Việt
Đức và Công ty Hơi kỹ nghệ Que hàn. Trình độ công nghệ các cơ sở này còn
thấp so với khu vực, chưa đáp ứng được nhu cầu chất lượng ngày càng cao của
khách hàng (đặc biệt cho ngành đóng tầu có tải trọng lớn). Máy móc thiết bị cũ
kỹ, lạc hậu do đã qua nhiều năm sử dụng, Ýt được đầu tư nâng cấp.
16
Đất đèn, muội acetylen và khí acetylen:
- Đối với các dây chuyền sản xuất đất đèn, khí acetylen, trình độ công nghệ và
thiết bị lạc hậu, cũ kỹ từ những năm 70, đến 80% thiết bị cần phải cải tạo, thay
thế và mua mới.
- Các dây chuyền sản xuất muội acetylen công suất 1.000 T/năm mới được đầu
tư thiết bị và công nghệ của Trung Quốc trong thập niên 90, nên có trình độ
công nghệ và kỹ thuật tiên tiến, dây chuyền có mức độ cơ giới hoá và tự động
hoá cao, có khả năng cạnh tranh được với các sản phẩm cùng loại của Trung

Quốc, Nhật và các nước ASEAN.
Bao bì các loại:
Các cơ sở sản xuất bao bì trong Tổng Công ty (như Công ty Sơn chất
dẻo, Công ty Công nghiệp Hoá chất và Vi sinh, Công ty Xà phòng Hà Nội,
Công ty Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc) nói chung có trình độ công nghệ thiết
bị ở mức thấp, qui mô nhỏ. Hầu hết các máy móc thiết bị hiện có đã lạc hậu
hoặc chưa đồng bộ gây ảnh hưởng tới năng suất, chất lượng và giá thành sản
phẩm.
Cơ khí hoá chất:
Trình độ công nghệ thiết bị lĩnh vực cơ khí hoá chất còn lạc hậu, năng
suất lao động thấp, chi phí vật tư, điện năng cao làm ảnh hưởng tới giá thành
sản phẩm.
17
Nghiên cứu triển khai:
Trình độ công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu triển khai về cơ bản còn
yếu, một số công nghệ ở mức tương đối khá (như công nghệ thuốc tuyển, vật
liệu).
Tuy đã được trang bị một số thiết bị hiện đại phục vụ nghiên cứu như
máy hồng ngoại, tử ngoại, hấp thụ nguyên tử, sắc ký láng cao áp . . . , song về
cơ bản hệ thống thiết bị phòng thí nghiệm và sản xuất thử nghiệm vẫn còn ở
mức hạn chế.
Tư vấn, thiết kế công nghiệp hoá chất và khai thác mỏ:
Đối với lĩnh vực tư vấn, thiết kế CNHC và khai thác mỏ, trình độ công
nghệ thiết bị ở mức trung bình khá so với các cơ sở khác trong nước do được
Liên hợp quốc giỳp đỡ đào tạo và hỗ trợ một số trang thiết bị phục vụ cho thiết
kế và tư vấn (tại Công ty TKCNHC vào đầu những năm 90). Song so với thế
giới các trang thiết bị chuyên ngành và thiết bị thông tin còn nhiều hạn chế,
mặc dù đã cố gắng bổ sung các trang thiết bị nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng
cao của khách hàng.
Đào tạo nghề hoá chất:

Nhìn chung trang thiết bị phục vụ đào tạo còn Ýt, cũ kỹ, công nghệ lạc hậu
(công cụ cơ khí, thiết bị điện, đo lường). Một số nghề cơ bản ( vô cơ, silicat . . . )
khụng cú mụ hình thiết bị, đặc biệt thiếu phòng thí nghiệm , thiết bị thí nghiệm để học
và thực hành cũng như để thực tập tốt nghiệp.
18
1.2.3 Trình độ quản lý, đội ngò cán bộ:
Sè lao động toàn Tổng Công ty năm 2000 là 33.373 người, trong đó số có
trình độ cao đẳng, đại học trở lên là 3680 người, chiếm 11%. Số công nhân bậc
cao (từ bậc 5 trở lên) là 7237 người, chiếm 21,6%. Trong 10 năm qua đội ngò
cán bộ quản lý, kỹ thuật, kinh doanh của Tổng Công ty đã từng bước trưởng
thành qua kinh nghiệm thực tiễn, thể hiện bản lĩnh vững vàng trước sự thử
thách, cạnh tranh quyết liệt của nền kinh tế thị trường. Các cơ sở trong Tổng
Công ty đang từng bước thực hiện hệ thống quản lý chất lượng ISO9001, song
do mới ở thời kỳ đầu đang đi vào nề nếp, nên chưa thực sự đáp ứng được các
yêu cầu trong tình hình mới, đặc biệt đội ngò cán bộ khâu tiếp thị, thị trường,
bán hàng, quảng cáo, khuyến mại còn yếu.
Để nâng cao trình độ đội ngò công nhân viên đáp ứng với tình hình mới,
trong kỳ kế hoạch 5 năm 2001-2005 Tổng Công ty chủ trương phát triển nguồn
nhân lực về số lượng và chất lượng để tương xứng với tốc độ tăng trưởng, phù
hợp với chương trình đầu tư cải tiến công nghệ và thiết bị, đổi mới năng lực
quản lý (đặc biệt là bộ phận kinh doanh, thị trường), đưa tổng số cán bộ có trình
độ cao đẳng trở lên là 5700 người, chiếm 15% tổng số cán bộ công nhân viên,
số thợ bậc cao (từ bậc 5 trở lên) là 9500 người, chiếm 25% tổng số cán bộ công
nhân viên.
19
Bảng 2: Sè liệu về cán bộ của Tổng Công ty Hoá chất
(sè liệu năm 2001)
Đơn vị: người
1997 1998 1999 2000
Tổng số nhân

viên trong đó:
28000 28700 30000 33000
Đại học 4500 4800 5000 5700
Công nhân
bậc 5 trở lên
8500 9000 9250 9500
( Ban Tổ chức nhõn sự - Tổng Công ty Hoá chất Việt nam)
1.2.4 Khả năng tài chính:
Tình trạng thiếu vốn của Tổng Công ty ngày càng trở nên trầm trọng.
Việc đầu tư chiều sâu, cải tiến công nghệ, thiết bị tại các doanh nghiệp cũng
như đầu tư mới cho sản xuất phân bón và các sản phẩm hoá chất cơ bản khác
thường đòi hỏi vốn lớn, thời gian thu hồi vốn kéo dài, trong khi giá sản phẩm
trên thị trường biến động thất thường, giá nguyên liệu đầu vào cao đó gõy nhiều
khó khăn cho việc đầu tư, đặc biệt là các dự án lớn của Tổng Công ty. Theo kế
hoạch phát triển giai đoạn 2001-2005, nhu cầu về vốn mỗi năm của Tổng Công
ty lên tới vài ngàn tỉ đồng, trong khi nguồn vốn của doanh nghiệp tối đa mỗi
năm chỉ có 150-200 tỉ đồng. Đối với vốn lưu động, các doanh nghiệp càng tăng
trưởng cao thì lại càng thiếu vốn. Năm 2000, Tổng Công ty đạt tốc độ tăng
20
trưởng gần 20 %, nhu cầu vốn lưu động định mức lên tới 1714 tỉ đồng, nhưng
thực tế vốn chỉ có 346,5 tỉ đồng (bằng 1/5 nhu cầu vốn).
Để đáp ứng nhu cầu vốn cho kỳ kế hoạch 2001-2005, Tổng Công ty chủ
trương huy động cao độ quỹ tập trung của Tổng Công ty, vốn Kế hoạch cơ bản
và vốn tự bổ sung của doanh nghiệp cho các dự án lớn trọng điểm; vay nguồn
vốn nhàn rỗi trong cán bộ công nhân viên, vay thương mại cho các dự án nhỏ,
dự án đầu tư chiều sâu; vay vốn theo kế hoạch nhà nước cho các công trình có
nhu cầu vốn lớn; đẩy mạnh cổ phần hoỏ cỏc doanh nghiệp; thực hiện phát hành
trái phiếu công trình và liên doanh với các Tổng Công ty trong nước hoặc nước
ngoài, tranh thủ nguồn vốn tài trợ, vốn vay để mua thiết bị máy móc, chuyển
giao công nghệ.

Bảng 3: Mét số chỉ tiêu tài chính của Tổng Công ty Hoá chất
Đơn vị: trăm triệu đồng
Năm Giá trị Tổng sản
lượng
Doanh thu Nép Ngân sách
1998
4310000 5769000 187000
1999
4409826 5145076 238969
2000
5137875 5815817 260273
2001
5695207 6250915 262236
(nguồn: Ban Kế hoạch thị trường, Tổng Công ty Hoá Chất Việt Nam,
báo cáo SXKD năm 2001)
21
1.3 Tình hình kinh doanh của ngành Hoá chất Việt nam giai đoạn 1995-
2001
1.3.1 Kinh doanh trong nước
Hiện nay sản phẩm của ngành đáp ứng được yêu cầu về số lượng và chất
lượng tuy nhiên về giá cả còn cao hơn so với sản phẩm của một số nước láng
giềng như Trung quốc, Inđụnờsia, Singapore đó là những đối thủ tiềm năng
của ngành hoá chất Việt Nam. Hiện nay sản phẩm của Tổng Công ty chiếm
khoảng 60% thị phần trong nước trong đó một nửa là sản phẩm phân bón. Do
có tỷ trọng phân bón cao trong các sản phẩm hoá chất nên doanh thu của Tổng
Công ty cũng bị ảnh hưởng rất nhiều khi ngành phân bón gặp khó khăn bởi lý
do chủ quan lẫn khách quan như hạn hán, lũ lụt, hàng nhập khẩu bán phá giá
Cụ thể là trong năm 2001 tình hình sản xuất cung ứng phân bón gặp rất nhiều
khó khăn do giá nông sản giảm, nhất là gạo và cà phê rớt giá làm tăng chênh
lệch giá cả gây bất lợi cho nông dân khiến sức mua phân bón giảm. Mặt khác

sản xuất nông nghiệp hiện đại có xu hướng giảm diện tích, không tăng vụ, bố trí
lại cơ cấu cây trồng, lại thêm tình hình lũ lụt cũng làm giảm nhu cầu phân bón.
Việc nhập khẩu tự do phân bón làm ảnh hưởng đến thị phần của Tổng Công ty,
chỉ riêng 4 tháng đầu năm phân bón NPK nhập khẩu đã gần 100 ngàn tấn, chủ
yếu là từ Inđụnờsia và Trung quốc. Những khó khăn của ngành phân bón ảnh
hưởng rất lớn đến doanh thu của toàn Tổng Công ty.
1.3.2 Xuất khẩu
Tuy tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm hoá chất chiếm rất nhỏ trong kinh
doanh của ngành nhưng các dự báo gần đây cho thấy nền kinh tế thế giới năm
22
nay chỉ đạt tốc độ tăng trưởng chung khoảng 2,2% so với mức 4% năm 2001
tình hình này có tác động tiêu cực đến hoạt động thương mại và đầu tư. Giá cả
các sản phẩm công nghiệp trên thị trường thế giới có xu nướng tăng, giá dầu thô
tăng cao biễn biến phức tạp, giá đô la Mĩ tăng; giá than, điện tăng. Những diễn
biến đó làm tăng chi phí sản xuất, giảm khả năng cạnh tranh trong bối cảnh sức
mua giảm. Trong khi các sản phẩm xuất khẩu của ngành Hoá chất Việt Nam
vẫn là các sản phẩm truyền thống như bột giặt, săm lốp xe đạp, thuốc bảo vệ
thực vật Chủ yếu xuất khẩu là tiểu ngạch. Thị trường chủ yếu của sản phẩm
bột giặt là Irắc nhưng gần đây bị các nhà sản xuất Trung quốc cạnh tranh rất gắt
gao, do chính phủ Trung quốc có chính sách hỗ trợ về giá xuất khẩu nên sản
phẩm của ta thường không thể cạnh tranh được với Trung quốc về mặt giá cả
( giá của Trung quốc thường rẻ hơn 20 - 30% giá sản phẩm cùng loại của ta).
Việc xuất khẩu gặp nhiều khó khăn bởi các đối thủ cạnh tranh có chính sách về
giá rất thấp, những đối thủ cạnh tranh chủ yếu vẫn là Trung quốc và một số
nước láng giềng.
23
CHƯƠNG II. ĐÁNH GIÁ VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA NGÀNH
HOÁ CHẤT VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP VÀO NỀN
KINH TẾ KHU VỰC VÀ THẾ GI Í I
2.1 Lợi thế và bất lợi thế so sánh của ngành hoá chất Việt Nam

2.1.1 Lợi thế
- Việt Nam có tài nguyên làm nguyên liệu cho công nghiệp hoá chất như:
dầu mỏ, khí thiên nhiên ( cho sản xuất phân đạm, hoá chất hữu cơ cho
công nghiệp hoá dầu ); Mỏ Apatớt ( cho sản xuất phân lân và cỏc hoỏ
chất chứa phốt pho); cao su thiên nhiên ( cho sản xuất các sản phẩm cao
su); muối biển ( cho sản xuất Xút – clo, Sụđa ); và các nguyên liệu
khoáng sản, thực vật khác rất phong phó
- Việt nam có dân số đông, hiện nay là khoảng gần 80 triệu và sẽ tăng lên
trong vài ba thập kỷ tới. Đây là nguồn lao động dồi dào, vừa là thị trường
rất lớn tiêu thụ sản phẩm hoá chất. Đồng thời thị trường nông thôn cần
phân bón, công nghiệp đang phát triển yêu cầu nhiều các loại hoá chất và
vật liệu chất nổ mà cho đến nay vẫn nhập khẩu là chủ yếu
- Giá lao động rẻ so với khu vực và thế giới, đội ngò cán bộ công nhân
viên ham học hỏi, nhiệt tình, yêu nghề cũng là một thuận lợi lớn.
24
- Sự hỗ trợ của Chính phủ thông qua các chính sách khuyến khích xuất
khẩu, tiêu thụ sản phẩm, chính sách thuế…

Lợi thế của ngành chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên và nguồn nhân lực dồi
dào tuy nhiên phải biết cách tận dụng một cách hiệu quả thì mới phát huy được
hết tiềm năng.
2.1.2 Bất lợi
Trong bối cảnh hiện nay ta có thể thấy rõ lợi thế của ta rất khiêm tốn còn
những bất lợi của ngành Công nghiệp Hoá chất Việt Nam thì lại rất nhiều:
- Năng lực sản xuất hiện nay chưa tương xứng với yêu cầu phát triển, còn
ở mức thấp so với các nước trong khu vực. Chủng loại sản phẩm còn hạn
chế đặc biệt là cỏc hoỏ chất cơ bản, các sản phẩm tổng hợp hữu cơ, sản
phẩm hoá dầu.
- Trình độ công nghệ nhìn chung còn lạc hậu, dẫn đến tiêu hao vật tư,
nguyên liệu, năng lượng cao, chất lượng sản phẩm không ổn định, sức

cạnh tranh của sản phẩm thấp
- Phần lớn cơ sở vật chất được đầu tư từ những năm 60, nay cải tạo, đổi
mới, mở rộng đòi hỏi vốn đầu tư lớn. Trong khi đó nguồn vốn của Tổng
Công ty còn hạn chế ( như đã nêu trên nguồn vốn chỉ bằng 1/5 nhu cầu
vốn).
25

×