Tải bản đầy đủ (.doc) (117 trang)

Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 (2).DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.33 KB, 117 trang )

Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
LỜI MỞ ĐẦU
Bước vào thế kỷ XXI, nền kinh tế Việt Nam có nhiều khởi sắc sau 20
năm tiến hành công cuộc đổi mới. Từ chỗ nền kinh tế không đáp ứng đủ
nhu cầu cho nhân dân, đến nay Việt Nam được đánh giá là nước có mức
tăng trưởng kinh tế cao nhất khu vực Đông Nam Á và đứng thứ hai thế giới
sau Trung Quốc. Thành tựu to lớn trên có được một phần xuất phát từ
đường lối đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong việc tập trung mọi nguồn
lực cho đầu tư phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn, trong đó có
ngành công nghiệp Dệt - May.
Với lợi thế về lao động cùng các chính sách khuyến khích đầu tư trong
nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam…ngành Dệt May Việt
Nam đã có những bước phát triển khá nhanh. Trong hơn 5 năm qua, Dệt
May Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng khích lệ với tốc độ phát
triển bình quân ở mức hai con số và trở thành một trong những ngành kinh
tế xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Các sản phẩm dệt may Việt Nam đã
bước đầu tạo được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước. Dệt May hiện
đang sử dụng gần 5% lao động toàn quốc (hơn 20% lao động trong khu vực
công nghiệp), đóng góp 8% GDP, kim ngạch xuất khẩu luôn đứng thứ hai
(sau xuất khẩu dầu thô) và đóng góp hơn 16 % trong kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.
Tuy nhiên đằng sau tốc độ tăng trưởng cao trong suốt những năm qua,
ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đã và đang mắc phải rất nhiều
những hạn chế. Nguyên phụ liệu dệt may nhập khẩu đến 90%, năng suất
lao động thấp, vốn đầu tư sử dụng không hiệu quả trong khi hai ngành Dệt
và May phát triển thiếu cân đối một cách trầm trọng làm cho chất lượng
tăng trưởng yếu kém. Hơn nữa, hiện nay Việt Nam đang trên chặng nước
rút gia nhập WTO, Dệt May Việt Nam đứng trước nhiều cơ hội mới nhưng
cũng rất nhiều những thách thức khi mà nội lực không thể đảm bảo cho
một sự tăng trưởng có chất lượng cao.
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A


Trang 1
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
Mục tiêu phát triển ngành Công nghiệp Dệt May đến năm 2010 của
Chính phủ là nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập kinh tế khu vực và
thế giới, từng bước đưa ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam thành ngành
công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, tăng nguồn ngoại tệ, góp
phẩn tăng trưởng kinh tế, thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong
nước, tạo nhiều việc làm cho xã hội, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước.
Để thực hiện những mục tiêu nói trên thì việc nghiên cứu thực trạng chất
lượng tăng trưởng ngành Dệt May Việt Nam đồng thời đưa ra các giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May đóng một vai trò
quan trọng. Nó phù hợp với yêu cầu thực tế của ngành, trong bối cảnh Việt
Nam chuẩn bị bước vào một giai đoạn lịch sử mới của quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế, gia nhập WTO.
Xuất phát từ thực tế yêu cầu đó, Luận văn Tốt nghiệp này đã tập trung
nghiên cứu đề tài “ Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành Công nghiệp
Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 ”. Đề tài được thực hiện với mục
đích nghiên cứu lý luận và ứng dụng vào thực tiễn ngành Dệt May Việt
Nam, từ đó đề xuất các quan điểm, phương hướng và giải pháp để nâng cao
chất lượng tăng trưởng cho ngành Dệt May trong thời gian tới. Các phương
pháp nghiên cứu được sử dụng trong Chuyên đề bao gồm phương pháp
phân tích, tổng hợp, thống kê mô tả, suy luận logic…
Kết cấu Luận văn bao gồm những phần sau:
- Chương I: Đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May
- Chương II: Thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May Việt
Nam giai đoạn 2001 – 2005
- Chương III: Phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
tăng trưởng ngành Dệt May Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010.
Chuyên đề được hoàn thành với sự giúp đỡ nhiệt tình của cô giáo GS.TS

Vũ Thị Ngọc Phùng, giảng viên Khoa Kế hoạch và Phát triển - trường Đại
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 2
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
học Kinh tế Quốc dân và chú Hà Ngọc Quang, Trưởng Phòng Kinh tế
Ngành - Vụ Tổng hợp Kinh tế quốc dân - Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Hà Nội, ngày…tháng…năm…
Sinh viên

Lê Thị Nhật Phương
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 3
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
CHƯƠNG I. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG
NGÀNH DỆT MAY
I. VAI TRÒ VÀ VỊ TRÍ CỦA NGÀNH DỆT MAY TRONG
QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1. Vai trò của ngành Dệt May
Dệt May là một ngành sản xuất vật chất thuộc nhóm ngành công nghiệp
nhẹ sản xuất các sản phẩm đáp ứng nhu cầu may mặc của con người như
sợi, vải, quần áo. Ngành Dệt May gắn liền với nhu cầu thiết yếu của mỗi
người. Vì thế, ngành này đã hình thành và đi lên cùng với sự phát triển ban
đầu của chủ nghĩa tư bản. Đây cũng là ngành yêu cầu vốn đầu tư không
lớn, thu hút nhiều lao động với kỹ năng trung bình và có điều kiện mở rộng
thương mại quốc tế…Do vậy, trong quá trình công nghiệp hoá các nước tư
bản đầu tiên như Anh, Pháp, Italia…đến các nước Nics (Hàn Quốc, Đài
Loan…) ngành Dệt may đều có vị trí quan trọng. Năm 1994, tổng kim
ngạch xuất khẩu ngành Dệt May thế giới đạt 250 tỷ USD và trong 10 năm
tới sẽ tăng 60% đối với may mặc và 34% đối với hàng dệt (theo dự báo của

WTO), trong đó châu Á chiếm khoảng 40% giá trị xuất khẩu. Ngành Dệt
May đã và đang đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước,
đặc biệt là các nước đang phát triển. Song hiện nay, do nhiều yếu tố như
thiếu lao động, tiền công cao…dẫn đến hiệu quả sản xuất thấp ở các nước
phát triển nên các nước này đã và đang chuyển ngành công nghiệp Dệt
May sang các nước đang phát triển.
Đối với một nước đang phát triển như Việt Nam, ngành Dệt May giữ
một vai trò then chốt trong nền kinh tế.
Thứ nhất, ngành Dệt May khai thác những lợi thế vốn có của Vịêt Nam.
Truyền thống sản xuất hàng dệt may lâu đời trải qua nhiều thế hệ đã đúc rút
cho người lao động Việt Nam nhiều kinh nghiệm quý báu trong quá trình
tạo ra một sản phẩm dệt may. Nguồn lao động rẻ, dồi dào cộng với bản chất
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 4
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
bền bỉ, cần cù, cẩn thẩn rất phù hợp với đặc trưng của ngành dệt may.
Thứ hai, ngành Dệt May tạo ra một khối lượng lớn công ăn việc làm
cho người lao động, chủ yếu là lao động phổ thông. Nó góp phần thu hút
một số lượng lao động dư thừa trong nền kinh tế (chủ yếu là lao động ở
nông thôn), giải quyết phần nào nạn thất nghiệp mà kéo theo đó là các tệ
nạn xã hội, những bất ổn về an ninh trật tự. Ngày nay, hầu hết các nước
phát triển nắm giữ những khâu quan trọng đòi hỏi trình độ công nghệ cao
trong ngành công nghiệp dệt may. Theo sự phân công lao động quốc tế, các
nước đang phát triển đảm nhiệm phần gia công, ráp nối nguyên phụ liệu,
những công việc không đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao nhưng cần một lượng
lao động lớn. Tính đến năm 2000, hơn 100.000 doanh nghiệp thuộc mọi
thành phần kinh tế đang hoạt động trong lĩnh vực Dệt May Việt Nam đang
tạo việc làm cho gần 2 triệu lao động và năm 2005 là gần 5 triệu lao động.
Tương lai, ngành Dệt sẽ thu hút đầu tư, tạo thêm nhiều công ăn việc làm
cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân và tăng

thu nhập quốc dân.
Thứ ba, ngành Dệt May hiện là thị trường tiêu thụ vải và phụ liệu rất
lớn cho ngành Dệt Việt Nam với nhu cầu khoảng trên 500 triệu mét vải mỗi
năm. Trong khi đó sản xuất vải nội địa chưa đáp ứng được yêu cầu về chất
lượng và chủng loại mẫu mã nên phải nhập khẩu từ bên ngoài.
Thứ tư, Dệt May là ngành có đóng góp lớn vào việc tăng kim ngạch
xuất khẩu, thu hút ngoại tệ cho đất nước. Từ năm 1992 đến nay, kim ngạch
xuất khẩu của ngành Dệt may liên tục tăng với tốc độ cao và là một trong
10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của cả nước và đứng thứ hai về giá trị sau
dầu thô. Năm 1995 kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May Việt Nam mới đạt
800 triệu USD, đến 2001 con số này tăng lên gần 2 tỷ USD (chiếm 24%
tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước), năm 2002 xuất khẩu đạt trên 2,7
tỷ USD.
Thứ năm, ngành dệt may góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Dệt
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 5
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
May là một ngành, một bộ phận cấu thành của nền công nghiệp Việt Nam.
Sự phát triển của công nghiệp Dệt May có tác động tích cực đến sự chuyển
dịch cơ cấu ngành, cơ cấu vùng kinh tế Việt Nam. Ngành Dệt May phát
triển kéo theo sự phát triển của nhiều ngành kinh tế khác. Trước tiên là việc
chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng ở một số vùng trồng nguyên liệu phục
vụ cho dệt may như đay, bông, dâu, tằm…Do đó, nó đòi hỏi ngành nông
nghiệp phát triển theo chiều hướng phá vỡ thế độc canh, chỉ trồng cây
lương thực, hoa màu. Sau đó là tác động đến việc phát triển những ngành
sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành may, và ngành cơ khí cung cấp máy
móc thiết bị cho ngành Dệt May. Từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế các vùng. Vùng có ngành sản xuất Dệt May phát triển sẽ kéo theo sự
phát triển của các ngành sản xuất phụ trợ cho ngành Dệt May và cả những
ngành sử dụng sản phẩm của ngành Dệt May như giày da, nội thất, xây

dựng…từ đó tăng tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu nền kinh tế.
Thứ sáu, với kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt May năm 2002 đạt trên
2,7 tỷ USD, ngành Dệt May Việt Nam đang góp phần thúc đẩy quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
Có thể khẳng định: Với lợi thế sử dụng được nhiều lao động, giải
quyết công ăn việc làm cho người lao động, khả năng đóng góp lớn vào
xuất khẩu, tạo điều kiện quân bình cán cân thu chi ngoại tệ theo hướng tích
cực, ngành Dệt May đã giữ một vai trò then chốt, chẳng những trong nền
kinh tế các nước đang phát triển mà vẫn tiếp tục giữ vai trò quan trọng cả
trong những nước phát triển. Đặc biệt góp phần chuyển dịch cơ cấu và tăng
trưởng kinh tế ổn định kinh tế, chính trị, xã hội.
2. Vị trí của ngành Dệt May
Trong đường lối phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam, Công nghiệp
Dệt May luôn được Đảng và Nhà nước Việt Nam quan tâm và đặt vào vị trí
quan trọng trong các chính sách phát triển chung của công nghiệp sản xuất
hàng tiêu dùng.
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 6
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
Trước hết Dệt May Việt Nam được khẳng định là ngành giữ vị trí hàng
đầu, một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Để đạt được mục tiêu đưa
nước ta trở thành một nước công nghiệp vào năm 2020 cần phải có tỷ lệ
tích luỹ lớn, tạo điều kiện cho quá trình đổi mới công nghệ. Và Dệt May là
một trong những ngành mang trọng trách đáp ứng yêu cầu đó. Lịch sử quá
trình công nghiệp hoá của các nước trên thế giới đã cho thấy rõ vị trí quan
trọng của ngành Dệt May trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hoá,
bắt đầu từ công nghiệp Dệt May nước Anh. Các nước công nghiệp lớn đều
dùng lợi thế sử dụng nhiều lao động của ngành Dệt May làm bàn đạp phát
triển công nghiệp. Việt Nam sẽ không phải là một ngoại lệ. Tính chất mũi

nhọn của ngành Dệt May được luận giải ở hai tiêu chuẩn chính là năng lực
tạo công ăn việc làm cao và khả năng mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn. Bên
cạnh đó, việc ưu tiên phát triển ngành này còn phù hợp với xu hướng
chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong khu vực. Hiện nay, một số cường
quốc xuất khẩu hàng may mặc trong khu vực cũng như trên thế giới như
Thái Lan đang từng bước nhường thị trường cạnh tranh này vì chi phí lao
động tăng lên. Việt Nam có điều kiện để trở thành cường quốc mới trong
lĩnh vực này do chi phí lao động thấp và các cơ sở thị trường đã được
chuẩn bị và tiếp cận. Việc lực chọn may gia công xuất khẩu trong bối cảnh
đó cho phép thu hút mạnh mẽ nguồn vốn và kỹ thuật của các nước đang có
nhu cầu chuyển giao cơ cấu.
Ngoài ra ngành Dệt May được coi là ngành giữ vị trí nòng cốt trong
chiến lược sản xuất hàng xuất khẩu của Việt Nam. Từ năm 1991 đến nay,
kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng
trưởng bình quân giá trị sản lượng hàng dệt may giai đoạn 1992-1998 là
43,5%/năm. Tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu trong tổng kim ngạch xuất
khẩu của nước ta luôn tăng từ 7,6% năm 1991 đến 15% năm 98. Trước tiến
trình hội nhập kinh tế quốc tế không ngừng được nâng cao và mở rộng,
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 7
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
đặc biệt trong thời kỳ sắp tới, ngành Dệt May Việt Nam ngày càng khẳng
định vai trò là ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu, góp
phần tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

II. ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỆT MAY
1. Đặc điểm về sản phẩm
Sản phẩm của ngành dệt may không chỉ là quần áo, vải vóc và các vật
dụng quen thuộc như khăn bàn, khăn tắm, chăn mền, nệm, rèm, thảm, đệm
ghế, ô dù, mũ nón v.v. mà còn cần thiết cho hầu hết các ngành nghề và sinh

hoạt: lều, buồm, lưới cá, cần câu, các loại dây nhợ, dây thừng, dây chão,
các thiết bị bên trong xe hơi, xe lửa, máy bay, tàu bè (một chiếc xe hơi
trung bình dùng đến 17 kí sợi vải), vòng đai cua-roa, vỏ săm lốp, ống dẫn,
bao bì, và nói chung mọi vật liệu dùng để đóng gói, bao bọc, để lót, để lọc,
để cách nhiệt, cách âm, cách điện, cách thuỷ, và cả những dụng cụ y khoa
như chỉ khâu và bông băng. Có thể hiểu tại sao ngành dệt may đã đi liền
với sự phát triển của các nước công nghiệp, cùng với sắt thép là hai ngành
vừa được ưu tiên thừa hưởng những phát minh kỹ thuật vừa là động cơ
chuyển biến cả nền kinh tế từ thủ công sang công nghiệp trong thời kỳ cách
mạng kỹ nghệ. Điều này cũng giải thích tại sao các nước công nghiệp vẫn
quyết tâm bảo vệ ngành dệt may nội địa trước sự cạnh tranh của các nước
nghèo, từ thập niên 1970 trở đi, khi các nước này tập trung xây dựng ngành
này thành trọng điểm của chiến lược phát triển. Và tại sao đó cũng là một
trong những mối tranh chấp căng thẳng từ nhiều năm trong quan hệ thương
mại giữa các nước giàu và nghèo.
2. Đặc điểm về kỹ thuật sản xuất
Dệt may là một trong những hoạt động có từ xưa nhất của con người.
Sau thời kỳ ăn lông ở lỗ, lấy da thú che thân, từ khi biết canh tác, loài
người đã bắt chước thiên nhiên, đan lát các thứ cỏ cây làm thành nguyên
liệu. Trải qua 5 nghìn năm hình thành và phát triển, các kỹ thuật may dệt đã
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 8
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
mau chóng đạt mức độ tinh vi, có khi thành cả nghệ thuật. Nguyên liệu của
ngành dệt may chủ yếu bắt nguồn từ thiên nhiên, lấy từ cây cỏ như các sợi
bông, sợi đay (jute), sợi gai dầu (hemp), sợi lanh, hay từ thực vật như da,
sợi len, tơ tằm…Ngày nay, với khoa học kỹ thuật hiện đại, con người đã
sáng tạo ra nhiều loại sợi nhân tạo, sợi tổng hợp với ưu điểm là có thể sản
xuất hàng loạt với giá rẻ. Tuy nhiên vì dầu hoả là nguyên liệu chính của sợi
hoá học và do giá dầu hoả ngày càng tăng nên khuynh hướng thay thế các

sợi tự nhiên bằng sợi hoá học cũng chậm lại và ngày nay sợi tự nhiên, chủ
yếu là bông, vẫn tồn tại trên thị trường, và sợi hóa học chỉ chiếm đa số với
khoảng 60% .
Công nghiệp dệt may so với các ngành công nghiệp khác, đặc biệt công
nghiệp nặng có suất đầu tư thấp hơn nhiều lần, chỉ bằng 1/10 so với ngành
điện, 1/15 so với ngành cơ khí và 1/20 so với ngành luyện kim. So sánh
ngay trong ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, để tạo ra một chỗ
làm việc mới ngành công nghiệp dệt may chỉ cần đầu tư khoảng 1000
USD, trong khi đó suất đầu tư của ngành giấy là gần 3.000 USD. Bên cạnh
đó, do đặc thù sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong thời gian ngắn nên thời
hạn thu hồi vốn đối với ngành Dệt là 12-15 năm, ngành May là 5-7 năm,
trong khi đó đối với các ngành công nghiệp khác, thời gian thu hồi vốn là
15 năm, thậm chí hàng chục năm như công nghiệp thép chẳng hạn. Do đặc
điểm về công nghệ sản xuất không quá phức tạp, lao động của ngành Dệt
May lại dễ đào tạo nên việc tổ chức sản xuất các doanh nghiệp vừa và nhỏ
rất phù hợp với điều kiện địa lý, kinh tế và xã hội của các quốc gia nhỏ bé
như Việt Nam.
Đối với ngành Dệt May Việt Nam, truyền thống làng nghề, truyền thống
văn hóa là một yếu tố tác động khá lớn đến đặc điểm kỹ thuật sản xuất của
ngành. Lịch sử cho thấy, người dân Việt Nam có truyền thống lâu đời về
Dệt May. Từ thời phong kiến đã hình thành nên các làng nghề thủ công và
các tổ chức công nghiệp. Các làng Dệt ở ven Hồ Tây ngày nay như Trích
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 9
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
Sài, Yên Thái, Nghĩa Đô đã nổi tiếng ngay từ triều Lý Công Uẩn (năm
1010). Các vùng nuôi tằm tại Hưng Yên, Thái Bình…; trồng bông tại các
vùng cao nguyên miền núi phía Bắc Việt Nam và một số tỉnh như Ninh
Thuận, Đồng Nai.. cũng được hình thành từ rất sớm. Năm 1989 đánh dấu
sự phát triển chính thức của ngành công nghiệp Dệt tại Việt Nam kể từ khi

người Pháp tiến hành xây dựng Khu công nghiệp dệt tại Nam Định.
Hiện nay song song với sự phát triển của các công ty dệt may trong
nước, các làng nghề Dệt May truyền thống của Việt Nam vẫn không ngừng
được bảo tồn và phát triển. Nghề dệt vải không ngừng được cải tiến và phát
triển mạnh mẽ. Từ những sản phẩm lụa mộc mạc ban đầu ngày nay đã có
những mặt hàng độc đáo, cao cấp như gấm, lụa, the, lĩnh…mịn, óng, mềm
mại, với màu sắc và hoa văn sinh động, tinh tế… Mặt hàng vải thổ cẩm dệt
thủ công, vải tơ lụa cũng không ngừng được nâng cao về chất lượng, phong
phú về chủng loại, màu sắc và hoa văn…được các bạn hàng trong nước
cũng như quốc tế ưa thích.
III. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TĂNG TRƯỞNG NGÀNH
DMVN
1. Khái niệm về chất lượng tăng trưởng
Tăng trưởng hiện nay là một trong những mục tiêu hàng đầu của mọi
nền kinh tế cũng như của các ngành bộ phận. Tăng trưởng là sự gia tăng về
thu nhập của nền kinh tế hay của một bộ phận trong nền kinh tế ấy trong
một thời kỳ nhất định, thường là một năm. Tuy nhiên ngày nay người ta
nhìn nhận khái niệm tăng trưởng kinh tế không chỉ ở mặt định lượng được
biểu hiện ở quy mô, tốc độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển, mà
còn nhấn mạnh bản chất của tăng trưởng kinh tế thông qua khái niệm
“Chất lượng tăng trưởng”.
Hiện nay chưa có một khái niệm chính thống nào về chất lượng tăng
trưởng và khái niệm này vẫn gây nhiều tranh cãi. Mặc dù người ta nhắc đến
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 10
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
khái niệm chất lượng tăng trưởng ngày một thường xuyên hơn nhưng chưa
ai định nghĩa một cách chính xác và cụ thể chất lượng tăng trưởng là gì,
cũng như thước đo chất lượng tăng trưởng. Có nhiều cách hiểu chất lượng
tăng trưởng khác nhau. Nhiều người muốn dùng đến chỉ số ICOR (hệ số

mức gia tăng của đầu vào so với đầu ra) để làm thước đo, tuy nhiên chỉ số
này chỉ phản ánh một phần chất lượng tăng trưởng thông qua hiệu quả của
đầu tư mà thôi. Ở một thái cực khác, có người nói đến chất lượng tăng
trưởng đồng nghĩa với tăng trưởng bền vững bao gồm sự bền vững về xã
hội, về kinh tế, về môi trường v.v…Ngoài ra còn có quan điểm cho rằng
xem xét chất lượng tăng trưởng phải dựa trên chỉ số phát triển con người
(HDI) hay nói đến các vấn đề xã hội kèm theo. Có quan điểm nói chất
lượng là phải giữ được bản sắc. Báo cáo chất lượng tăng trưởng năm 1997
của Chương trình Phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) còn kèm theo vấn đề
về tạo việc làm cho người dân.
Luận văn xin đưa ra một cách nhìn khác về khái niệm chất lượng tăng
trưởng. Chất lượng tăng trưởng được hiểu theo hai nghĩa, nghĩa rộng và
nghĩa hẹp.
Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa hẹp phản ánh sự biến động về cơ
cấu bên trong tạo thành bản chất của sự tăng trưởng và thể hiện được hiệu
quả trong sự vận động của quá trình tăng trưởng đó trong một hoàn cảnh,
giai đoạn nhất định. Thông qua khái niệm theo nghĩa hẹp này có thể thấy,
giống như bao hiện tượng khác, tăng trưởng cũng có mặt lượng và mặt
chất. Mặt lượng thể hiện ở tốc độ tăng trưởng trong từng thời kỳ, còn mặt
chất thể hiện tính hiệu quả, tính hiện đại, tính bền vững, và tính cân đối bên
trong quá trình tăng trưởng.
Chất lượng tăng trưởng theo nghĩa rộng hơn còn thể hiện mối liên hệ
qua lại giữa ba lĩnh vực: quá trình tăng trưởng về mặt kinh tế, các vấn đề về
xã hội và môi trường. Đây chính là cách hiểu chất lượng tăng trưởng đồng
nghĩa với tăng trưởng bền vững. Lâu nay ta vẫn nói tốc độ tăng trưởng cao.
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 11
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
Nhưng vấn đề đặt ra là duy trì tốc độ này được bao lâu, nguồn tăng trưởng
ấy do đâu mà có và suy cho đến cùng, liệu tốc độ tăng trưởng cao có đảm

bảo một cuộc sống no đủ cho người dân.
Từ cách hiểu chất lượng tăng trưởng theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp, có
thể thu hẹp lại khái niệm chất lượng tăng trưởng trong phạm vi từng ngành.
Đối với ngành Dệt May, khi xem xét quá trình tăng trưởng, người ta không
chỉ quan tâm tới tốc độ tăng của sản lượng, của giá trị sản xuất hay giá trị
xuất khẩu; mà còn quan tâm nhiều đến chất lượng tăng trưởng ngành dệt
may, tức xem xét sự vận động của các yếu tố nội tại bên trong như tỷ trọng
chi phí trung gian trong giá trị sản xuất, việc sử dụng lao động hay nguồn
vốn đầu tư, tương quan giữa hai ngành Dệt và May; hay theo nghĩa rộng là
tác động của quá trình tăng trưởng tới môi trường và tới cuộc sống của
người lao động.
2. Một số tiêu chí đánh giá chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May
2.1 Hiệu quả trong sử dụng chi phí trung gian
Chi phí trung gian là một bộ phận cấu thành của giá trị sản xuất bao
gồm toàn bộ chi phí thường xuyên về vật chất (nguyên vật liệu, nhiên liệu,
động lực, chi phí vật chất khác) và dịch vụ (công tác phí, chi phí bưu điện,
chi phí vận tải thuê ngoài, thuê quảng cáo, phòng cháy chữa cháy, chi trả
dịch vụ pháp lý; chi phí dịch vụ ngân hàng, tín dụng, chi thuê phương tiện
máy móc, nhà cửa…) được sử dụng trong quá trình sản xuất tạo ra giá trị
sản xuất ngành công nghiệp.
a. Chi phí về nguyên nhiên phụ liệu
Chi phí nguyên nhiên phụ liệu chiếm một tỷ trọng rất lớn trong giá thành
của sản phẩm dệt may. Hầu hết trong thời kỳ đầu phát triển ngành công
nghiệp dệt may, các nước trên thế giới đều không đáp ứng được nguồn
nguyên phụ liệu trong nước mà phải nhập khẩu. Rất nhiều quốc gia tỷ lệ
nội địa hoá của sản phẩm dệt may chiếm chưa đến 30% (trong đó có Việt
Nam). Như vậy các quốc gia này đơn thuần chỉ là nơi gia công sản phẩm,
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 12
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

nhập nguyên liệu về, chế biến rồi lại xuất khẩu, vì vậy không tạo ra nhiều
giá trị gia tăng, lợi nhuận có được rất thấp.
b. Chi phí dịch vụ
- Xuất phát từ các đặc thù riêng có, ngành công nghiệp Dệt May có thêm
nhiều loại chi phí khác cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng không
kém chi phí dành cho nguyên phụ liệu. Cũng như nhiều ngành sản xuất
hàng tiêu dùng khác, ngành công nghiệp dệt may phải tính thêm chi phí vận
chuyển vào trong giá thành sản phẩm. Chi phí này cao hay thấp phụ thuộc
vào cả yếu tố chủ quan như phương tiện hay vị trí của doanh nghiệp sản
xuất, mà còn phụ thuộc vào cả yếu tố khách quan như chất lượng cơ sở hạ
tầng (đường xá, bến cảng…).
- Bên cạnh đó riêng đối với ngành dệt may còn xuất hiện thêm nhiều loại
chi phí khác như chi phí về công đoàn (khá đáng kể do ngành này sử dụng
nhiều lao động), chi phí dành cho công tác quảng cáo, tiếp thị…
c. Các chi phí khác
Khác với nhiều quốc gia khác trên thế giới, ngành công nghiệp Dệt May
Việt Nam còn chịu thêm một khoản chi phí khác: chi phí về hạn ngạch.
Đây là một khoản chi phí không chính thức nhưng lại có giá trị không nhỏ
chút nào, đặc biệt đối với những nước xuất khẩu hàng dệt may mà chưa
phải là thành viên của WTO như Việt Nam. Chi phí này phát sinh do các
doanh nghiệp phải bỏ ra để có thêm được một phần hạn ngạch khi xuất
khẩu ra thị trường thế giới. Thông thường các chi phí này không được công
khai và hạch toán cụ thể nên khó có thể kiểm soát được. Chi phí này chỉ có
thể được loại bỏ khi nước xuất khẩu trở thành thành viên WTO, mọi doanh
nghiệp sẽ được cạnh tranh một cách bình đẳng và tránh phải tiêu tốn vào
những khoản chi phí lớn nhưng không đem lại giá trị nào cho sản phẩm.
Có thể thấy, chi phí đóng vai trò quyết định đối với sự thành công của
doanh nghiệp. Sản lượng làm ra dù có nhiều, kim ngạch xuất khẩu dù có
lớn nhưng chi phí lại chiếm tỷ trọng khá lớn trong giá thành sản phẩm thì
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A

Trang 13
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
lợi nhuận tạo ra sẽ rất thấp, ngành công nghiệp dệt may nội địa sẽ mãi chỉ
là nơi gia công sản phẩm cho thị trường nước ngoài mà thôi.
2.2 Hiệu quả trong sử dụng lao động
Lao động là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với một ngành công
nghiệp sử dụng nhiều lao động như ngành dệt may. Lao động trong ngành
Dệt May có thể chia ra làm 2 loại chủ yếu dựa trên tính chất công việc của
họ, đó là lao động gián tiếp và công nhân lao động trực tiếp tạo ra sản
phẩm.
Những lao động gián tiếp tạo ra sản phẩm là các cán bộ khoa học kỹ
thuật, những người làm công tác quản lý và nhân viên kinh doanh. Đây là
nhóm lao động trực tiếp tiếp xúc với khách hàng, vì vậy sử dụng những lao
động này có hiệu quả sẽ góp phần phát triển doanh nghiệp. Trung Quốc là
một cường quốc xuất khẩu hàng dệt may của thế giới. Sản phẩm dệt may
của Trung Quốc có thể len lỏi mọi nơi trên thế giới ngoài nguyên nhân giá
cả thấp còn xuất phát từ việc họ biết khai thác triệt để đội ngũ cán bộ quản
lý, nhân viên kinh doanh có trình độ tốt cả về chuyên môn và ngoại ngữ.
Đội ngũ cán bộ, nhân viên này với trình độ của mình dễ dàng thâm nhập,
điều tra, nghiên cứu và khái thác thị trường may mặc của nhiều nước trên
khắp thế giới. Do vậy họ nắm bắt khá nhanh, đầy đủ và chính xác các thông
tin về thị trường, khách hàng và luật pháp trong khi các đối thủ cạnh tranh
khác mất các cơ hội ký kết hợp đồng do không nắm được thông tin thị
trường, nhu cầu khách hàng và những quy định pháp luật do ngoại ngữ giao
tiếp kém.
Khác với các cán bộ quản lý hay nhân viên kinh doanh, công nhân dệt
may là những người trực tiếp tạo ra sản phẩm. Hiệu quả trong việc sử dụng
nguồn lao động này được thể hiện thông qua chỉ tiêu năng suất lao động. Ví
dụ như năng suất lao động ngành may mặc được đo bằng số giờ để hoàn
thành một chiếc áo/quần. Với công nghệ sản xuất, máy móc, trang thiết bị

hiện đại; đặc biệt là với việc tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất lao động
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 14
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
của người công nhân sẽ tăng lên đáng kể, đảm bảo tăng trưởng bền vững
cho ngành dệt may. Còn nếu tăng trưởng của ngành chỉ đơn thuần dựa trên
việc tăng cường độ làm việc, tăng ca, tăng giờ thì tăng trưởng đó không có
chất lượng.
2.3Mối quan hệ giữa ngành Dệt và May trong quá trình tăng trưởng
Ngành Dệt May bao gồm nhiều ngành nhỏ, từ ngành kéo sợi, dệt thoi,
dệt kim đến ngành nhuộm – hoàn tất và cuối cùng là ngành may mặc. Các
ngành này có mối liên hệ chặt chẽ với nhau theo chiều dọc, sản phẩm của
ngành này sẽ được sử dụng làm đầu vào cho ngành kia, một ngành nhỏ
phát triển sẽ làm động lực kéo các ngành khác phát triển theo tác động đến
sự phát triển của toàn ngành dệt may. Để tạo ra một sản phẩm may mặc
hoàn chỉnh cần trải qua rất nhiều giai đoạn, các giai đoạn này được chia
theo 2 ngành chủ yếu là ngành dệt và ngành may. Thông qua ngành dệt,
bông sợi được chuyển hoá thành vải. Sau đó vải tiếp tục trở thành nguyên
liệu cho ngành may mặc để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển cân
đối, hài hoà giữa 2 ngành dệt và may sẽ đảm bảo sự phát triển bền vững,
chắc chắn của toàn ngành Dệt - May. Phát triển cân đối hai ngành Dệt và
May không có nghĩa là đầu tư như nhau để cùng sản xuất ra một sản lượng
như nhau mà sự phát triển của ngành này phải tương xứng với ngành kia,
tạo điều kiện cho ngành kia phát triển.
Lịch sử phát triển của ngành Dệt – May ở một số nước cho thấy một
quy luật chung là trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển, ngành dệt
may của tất cả các nước đều phải nhập nguyên liệu, kể cả nguyên liệu cho
ngành dệt lẫn nguyên liệu cho ngành may. Tuy nhiên để phát triển được
đến như ngày hôm nay, một số nước phải tiến hành chuyên môn hoá ngành
dệt trước sau đó mới tiếp tục chuyên môn hoá ngành may. Tức là ngành dệt

phải đi trước một bước để tạo điều kiện phát triển ngành may. Đài Loan là
một ví dụ điển hình cho việc thất bại của ngành dệt may khi không đảm
bảo sự phát triển cân đối giữa 2 ngành Dệt và May. Ngành dệt sợi bông đã
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 15
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
từng phát triển rực rỡ nhất ở Đài Loan vào những năm 60. Nhưng đến nay,
do không tiếp tục chú ý đến phát triển ngành này mà Đài Loan phải nhập
khẩu 100% khối lượng bông sử dụng. Bởi vậy tốc độ tăng trưởng toàn
ngành đã giảm mạnh vào năm 1993, khi các nước cung cấp sợi bông chính
cho Đài Loan đã đột ngột giảm lượng xuất khẩu của họ. Thực tế này cho
thấy việc phát triển cân đối 2 ngành Dệt và May là một nhân tố hết sức
quan trọng để đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và hiệu quả ngành
Dệt – May.
Đối với Việt Nam, là một nước đi sau Việt Nam có nhiều thuận lợi do
có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm của những nước tiên tiến. Bên cạnh
đó, những điều kiện thuận lợi về việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ
vào sản xuất cho phép chúng ta có thể đồng thời đầu tư phát triển cho cả
ngành dệt và ngành may mà không cần phải tuân theo tuần tự như các nước
đi trước. Vấn đề là Việt Nam phải luôn chú ý phát triển ngành Dệt để có đủ
điều kiện nội lực cho phát triển ngành may xuất khẩu.
2.4 Khả năng cạnh tranh của sản phẩm Dệt May
Khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may của một nước có thể hiểu là
những lợi thế mà sản phẩm nước đó vượt trội hơn so với sản phẩm cùng
loại của nước khác, từ đó giành lấy khách hàng và chiếm lĩnh thị trường.
Khả năng cạnh tranh của một sản phẩm dệt may bao gồm: giá cả, mẫu
mã, chất lượng và uy tín về nhãn mác của sản phẩm.
a. Giá cả là một yếu tố tác động đến sự thành công của sản phẩm
khi tiếp cận thị trường. Khi giá của một sản phẩm dệt may rẻ hơn
so với một sản phẩm cùng loại khác, sản phẩm đó có khả năng

cạnh tranh mạnh hơn. Có nhiều yếu tố quyết định đến giá cả sản
phẩm như chí phí nguyên vật liệu, chí phí nhân công, chi phí vận
chuyển, nhà xưởng hay trình độ tiên tiến của công nghệ sản
xuất…
Nhiều quốc gia xuất khẩu hàng dệt may sử dụng giá cả như một biện
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 16
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
pháp để tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm dệt may của mình. Srilanca
là một ví dụ. Đất nước này phát triển ngành công nghiệp dệt may từ những
năm 1950 và dệt may đã trở thành ngành công nghiệp lớn nhất của nền
kinh tế với kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm 2004 trên 900 triệu
USD, chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Srilanca. Để đạt được
kết quả đó, Srilanca đã không ngừng đưa ra các giải pháp hiệu quả nhằm
nâng cao khả năng cạnh tranh với hàng may mặc của các đối thủ cạnh
tranh. Một trong những biện pháp đó là giảm giá sản phẩm. Giá hàng may
mặc của Srilanca có khả năng cạnh tranh so với giá hàng may mặc của
nhiều đối thủ cạnh tranh khác do có giá thấp hơn. Srilanca đặt ra mục tiêu
cho giá cả mang tính cạnh tranh, tạo ra sự khác biệt về giá hàng may mặc
của Srilanca so với giá hàng may mạc của nhiều đối thủ cạnh tranh khác từ
10-15%. Có nhiều điều kiện giúp Srilanca thực hiện được điều này như giá
nhân công khá thấp so với Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaisia. Mặt
khác, để đảm bảo nguồn nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu sản xuất hàng
may mặc xuất khẩu, Srilanca đã ký Hiệp định tự do thương mại song
phương với Ấn Độ từ năm 1998 để nhập khẩu bông, vải với giá thấp từ Ấn
Độ. Bên cạnh đó, do được hưởng hiệu ứng lan toả về công nghệ sản xuất
hiện đại và trình độ quản lý sản xuất tiên tiến từ các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài, góp phần giảm giá thành trong sản xuất và giá bán trên
thị trường EU. Ví dụ vào thời điểm tháng 5/2004, áo Jacket, quần áo thể
thao dệt kim, đan hoặc móc của Srilanca bán với giá 7,54 Euro/chiếc, trong

khi Trung Quốc bán với giá 8,98 Euro/chiếc, Ấn Độ bán với giá 8,08
Euro/chiếc, Việt Nam bán với giá 13,35 Euro/chiếc…Mặc dù yếu tố giá cả
không phải là yếu tố quyết định trong việc nâng cao khả năng cạnh tranh
với các sản phẩm khác, nhưng với tâm lý của khách hàng nói chung thì
hàng may mặc nào có giá thấp hơn vẫn mang lại một khả năng cạnh tranh
tốt hơn.
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 17
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
b. Mẫu mã đa dạng và hợp mốt là một yếu tố vô cùng quan trọng để
nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm dệt may, đặc biệt đối
với các thị trường các nước phát triển có những khách hàng khá
quan trọng trong ăn mặc như EU hay Mỹ…Nắm bắt đặc điểm
này, Srilanca đã đa dạng hoá các chủng loại hàng dệt may xuất
khẩu. Srilanca đã tập trung vào xuất khẩu những loại hàng may
mặc mang lại giá trị gia tăng cao như váy, comple, các bộ quần
áo veston, nhóm hàng này đã có sức cạnh tranh mạnh với hàng
may mặc của các đối thủ cạnh tranh Malaysia, Hàn Quốc,
Singapore, Hồng Kông, Nhật Bản nhờ giá bán thấp, chất lượng
cao và nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài ra, những hàng may mặc được
may, thêu, đan, móc..như áo len, quần áo dệt kim, váy len, dạ…
và những hàng may mặc không phải thêu, đan hoặc móc như áo
sơ mi, áo Jacket, quần áo, quần áo thể thao…cũng được Srilanca
đẩy mạnh sản xuất. Việc đa dạng hoá mặt hàng xuất khẩu được
sự hỗ trợ to lớn từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài do
các doanh nghiệp này nắm bắt rất nhanh xu hướng tiêu dùng của
khách hàng EU đối với hàng may mặc về thời trang, các mẫu mốt
quần áo. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trở thành
các doanh nghiệp chủ lực làm đa dạng hoá các mặt hàng may
mặc xuất khẩu của Srilanca. Các doanh nghiệp trong nước cũng

được hưởng lợi nhờ hiệu ứng lan toả về công nghệ, thời trang và
sự phát triển các mẫu mốt mới trong sản xuất hàng may mặc từ
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nên đã phát triển
nhanh chóng đa dạng hoá hàng may mặc, nâng cao vị thế cạnh
tranh của sản phẩm, đặc biệt là trên thị trường quốc tế.
c. Chất lượng là một tiêu chí quan trọng để đánh giá một sản phẩm
may mặc, đặc biệt ở các thị trường EU hay Mỹ. Vì vậy nhiều
quốc gia xuất khẩu hàng may mặc dựa trên tiêu chí này để nâng
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 18
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
cao sức cạnh tranh của sản phẩm nước mình. Cơ sở để nâng cao
chất lượng sản phẩm dệt may là dựa trên công nghệ máy móc sản
xuất hiện đại cùng với trình độ quản lý tiên tiến trong lĩnh vực
sản xuất, xuất khẩu hàng hoá. Nhờ công nghệ sản xuất hiện đại,
hàng may mặc được sản xuất theo một quy trình được kiểm soát
chặt chẽ theo những tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng. Đây là yếu
tố cơ bản nhằm hướng tới chiếm lĩnh nhóm khách hàng trung và
cao cấp không chỉ trên thị trường trong nước mà còn cả thị
trường quốc tế. Chất lượng cũng là một yếu tố khá bền vững để
ngành dệt may thu hút và níu giữ khách hàng đến với sản phẩm.
d. Uy tín về nhãn mác sản phẩm là một yếu tố vô hình nhưng đem
lại sức cạnh tranh khá lớn cho sản phẩm dệt may. Xu hướng tiêu
dùng của khách hàng hiện nay thường chuộng các sản phẩm
mang nhãn mác của các công ty nổi tiếng, vì vậy doanh nghiệp
nào, hãng may mặc nào có uy tín sẽ có sức cạnh tranh hơn hẳn
các đối thủ khác. Srilanca là một quốc gia đã khai thác rất tốt khía
cạnh này để thúc đẩy khả năng cạnh tranh của sản phẩm may mặc
xuất khẩu trên thị trường quốc tế. Nhiều nhãn hiệu may mặc nổi
tiếng trên thế giới được các nhà sản xuất Srilanca trực tiếp sản

xuất thông qua hình thức nhượng quyền thương mại như
Victoris’s Secret, Liz Claiborne, Pierre Cardin, Nike, GAP,
Triumph, LM, Shadowline, Tommy Hilfinger…, sau đó xuất
khẩu sang EU. Có tới 65% hàng may mặc xuất khẩu của Srilanca
dưới những nhãn hiệu này thông qua việc nhượng quyền thương
mại. Đây là một lợi thế rất lớn trong cạnh tranh của hàng may
mặc Srilanca, những nhãn hiệu nổi tiếng này rất quen thuộc với
khách hàng trên khắp thế giới về uy tín, chất lượng, tính thời
trang, sự sang trọng trong mỗi sản phẩm nên luôn được khách
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 19
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
hàng ưu tiên lựa chọn, tạo ra khả năng cạnh tranh to lớn trước sản
phẩm của các đối thủ cạnh tranh.
2.5 Tác động của tăng trưởng tới môi trường và xã hội
Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng tăng trưởng theo nghĩa rộng, tức là
xét tăng trưởng của ngành Dệt May trong mối liên quan với sự phát triển
kinh tế.
Phát triển kinh tế được hiểu là quá trình tăng tiến về mọi mặt của nền
kinh tế. Nó là sự kết hợp một cách chặt chẽ quá trình hoàn thiện của hai
vấn đề kinh tế và xã hội của mỗi quốc gia. Trong vài thập niên trở lại đây,
khi tăng trưởng kinh tế của nhiều nước trên thế giới đã đạt được một tốc độ
khá cao nhưng bắt đầu xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực của sự tăng
trưởng nhanh đó đến tương lai con người, người ta bắt đầu quan tâm đến
“Phát triển kinh tế bền vững”, một khái niệm rộng hơn “ Phát triển kinh
tế”. Phát triển kinh tế bền vững được hiểu là quá trình phát triển có sự kết
hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: tăng
trưởng kinh tế, cải thiện các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường.
Xét trong ngành Dệt May, khi đánh giá chất lượng tăng trưởng không
thể bỏ qua việc xem xét tác động của tăng trưởng tới môi trường cũng như

tới đời sống của người lao động. Chất lượng tăng trưởng ở đây được thể
hiện qua khía cạnh duy trì khả năng tăng trưởng và sự phân phối thành quả
của tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng cao nhưng kèm theo đó là môi trường
sống bị huỷ hoại nghiêm trọng. Vậy tăng trưởng nhanh nhưng lại làm nguy
hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai liệu có được coi là
chất lượng cao? Bên cạnh đó, tăng trưởng xét cho đến cùng cũng là để phục
vụ, nâng cao đời sống con người. Vậy để đánh giá chất lượng tăng trưởng
ngành Dệt May còn có thể dựa trên khả năng đáp ứng các nhu cầu cơ bản
của lao động ngành Dệt May, đặc biệt là người công nhân dựa trên việc
xem xét điều kiện lao động liệu có được đảm bảo, thu nhập liệu có đủ để
người công nhân duy trì cuộc sống và tái sản xuất sức lao động v.v…
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 20
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển

IV. VÌ SAO PHẢI NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TĂNG
TRƯỞNG NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM GIAI ĐOẠN
ĐẾN NĂM 2010.
Thứ nhất, ngành Dệt May là một ngành mũi nhọn trong quá trình công
nghiệp hoá đất nước. Nâng cao chất lượng tăng trưởng ngành dệt may,
trước hết sẽ thúc đẩy phát triển chiều sâu các ngành có liên quan trực tiếp
đến ngành dệt may như công nghiệp trồng bông, công nghiệp dệt, công
nghiệp hoá chất…Trước yêu cầu phát triển chiều sâu ngành dệt may, các
ngành công nghiệp nặng khác cũng phải vận động theo. Tiếp theo đó là các
ngành khác trong nền kinh tế cũng phát triển theo. Ngành dệt may là một
trong những ngành công nghiệp nhẹ đóng vai trò là đầu tầu phát triển của
đất nước trong giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước.
Tính chất mũi nhọn của ngành Dệt May được luận giải ở hai tiêu chuẩn
chính là năng lực tạo công ăn việc làm cao và khả năng mang lại nguồn thu

ngoại tệ lớn. Bên cạnh đó, việc ưu tiên phát triển ngành này còn phù hợp
với xu hướng chuyển dịch cơ cấu đang diễn ra trong khu vực.
Dệt may là một ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động nhất. Hiện
nay ước tính có khoảng hơn 1100 doanh nghiệp dệt may trong toàn ngành
và hàng chục ngàn cơ sở nhỏ khác nhau, thu hút một lượng lớn lao động
hơn 3.100.000 người, chiếm khoảng 22,7% lao động công nghiệp toàn
quốc. Theo chiến lược tăng tốc phát triển ngành Dệt May đến năm 2010,
lực lượng lao động ngành Dệt May sẽ tăng lên 4.000.000 người, đó là chưa
kể một lực lượng lao động khá lớn thu hút vào lĩnh vực phát triển cây bông
và trồng dâu nuôi tằm (ước tính số lao động này hiện nay khoảng 180.000
người, đến năm 2010 khoảng 450.000 người).
Bên cạnh đó ngành Dệt May là ngành có kim ngạch xuất khẩu cao, chỉ
đứng sau dầu khí: năm 2000 KNXK của ngành đạt gần 2000 triệu USD,
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 21
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
năm 2005 đạt gần 5000 triệu USD và ước năm 2010 đạt khoảng 7000-8000
triệu USD. Thông qua việc xuất khẩu, ngành Dệt May góp phần vào công
cuộc hội nhập vào nền kinh tế thế giới và nền kinh tế khu vực của Việt
Nam, đồng thời mang về cho đất nước một khoản thu ngoại tệ lớn, đóng
góp vào tích luỹ tư bản cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước. Nhưng để có được những kết quả này, ngành phải chịu một áp lực
cạnh tranh rất cao trên thị trường quốc tế, phải đáp ứng những tiêu chuẩn
khắt khe mà các đối tác nước ngoài đưa ra. Bởi vậy, ngành Dệt May cần
phải được đầu tư thích đáng để có thể trụ vững và phát triển không ngừng
trên thị trường quốc tế.
Thứ hai, thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Dệt May còn khá
nhiều hạn chế, không đảm bảo được một ngành Dệt May phát triển bền
vững trong tương lai.
Mặc dù trong những năm qua ngành Dệt May đã có những bước phát

triển đáng kể thể hiện ở tốc độ tăng trưởng của giá trị sản xuất ngày càng
tăng, kim ngạch xuất khẩu cũng tăng nhanh đưa ngành Dệt May vươn lên
là ngành đem lại nhiều ngoại tệ thứ hai cho đất nước. Tuy nhiên bên trong
quá trình tăng trưởng đó, ngành Dệt May còn khá nhiều vấn đề hạn chế.
Sản phẩm Dệt May của Việt Nam thiếu tính cạnh tranh trên thị trường quốc
tế do chất lượng không đảm bảo với các đòi hỏi về tiêu chuẩn khắt khe của
thị trường nước ngoài; mẫu mã đơn điệu, không nắm bắt được thị hiếu của
người tiêu dùng và giá cả cũng không có khả năng cạnh tranh so với sản
phẩm cùng loại của các nước khác như Trung Quốc, Srilanca…Thị trường
của Dệt May Việt Nam còn khá khiêm tốn trên thế giới, một phần bởi quy
mô của ngành còn nhỏ bé, một phần khác là do công tác tiếp thị, marketing
còn yếu kém, sản phẩm chưa có thương hiệu nên không đến được với người
tiêu dùng nước ngoài. Một hạn chế quan trọng trong quá trình phát triển của
ngành Dệt May Việt Nam là sự mất cân đối giữa ngành Dệt và ngành May.
Chúng ta có một ngành May năng động với một ngành Dệt kém hiệu quả,
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 22
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
thiết bị công nghệ của ngành May khá hiện đại trong khi của ngành Dệt phần
lớn là lạc hậu. Xuất khẩu hàng đạt kim ngạch cao nhưng chủ yếu là làm gia
công do ngành Dệt vẫn phải nhập khẩu nguyên liệu, trong khi ngành May
cũng chưa tự đáp ứng được nguồn phụ liệu để sản xuất…
Thứ ba, thị trường xuất khẩu hàng Dệt May trên thế giới ngày càng
cạnh tranh quyết liệt, đặt ngành công nghiệp Dệt May Việt Nam đứng
trước yêu cầu phải tự hoàn thiện mình để ngành có thể tồn tại và phát
triển.
Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới và khả năng gia nhập vào WTO
của Việt Nam trong năm 2006 này đưa ngành Dệt May Việt Nam đứng
trước nhiều cơ hội cũng như thách thức. Để nắm bắt được cơ hội và vượt
qua thách thức, ngành Dệt May Việt Nam phải có những điều chỉnh về

chiến lược phát triển, đẩy mạnh các giải pháp nhằm khắc phục tính không
hiệu quả trong quá trình phát triển của ngành.
Gia nhập WTO mang lại cho Dệt May Việt Nam cơ hội có một thị
trường rộng lớn để có thể tiêu thụ sản phẩm; cơ hội được tiếp cận dễ dàng
hơn với các nguyên phụ liệu chưa có điều kiện sản xuất và các công nghệ
sản xuất, kinh nghiệm quản lý từ các nước phát triển; cũng như cơ hội thu
hút vốn đầu tư từ các nhà đầu tư nước ngoài, các nguồn viện trợ phát triển
của các nước và các định chế tài chính quốc tế . Tuy nhiên đồng hành với
các cơ hội, nền kinh tế nước ta và các doanh nghiệp cũng phải đối đầu với
các thách thức lớn. Đó là sự cạnh tranh quyết liệt trên cả 3 cấp độ do hàng
rào bảo hộ bị dỡ bỏ, do phải thực hiện chế độ đãi ngộ tối huệ quốc và đối
xử quốc gia nên các sản phẩm của Việt Nam phải cạnh tranh bình đẳng với
các sản phẩm nước khác (đặc biệt là sản phẩm dệt may của Trung Quốc,
sản phẩm có tính cạnh tranh cao nhất trên thế giới) không chỉ trên thị
trường thế giới và ngay cả trên thị trường nội địa.
Những chi tiết cụ thể về thực trạng chất lượng tăng trưởng ngành Dệt
May Việt Nam sẽ được phân tích rõ ở chương sau, nhưng có thể thấy rõ
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 23
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
ràng một điều là quá trình phát triển của ngành Dệt May Việt Nam còn quá
nhiều hạn chế. Vì vậy để có thể tồn tại và phát triển được trong bối cảnh
trong nước và quốc tế hiện nay, ngành cần bám sát thị trường nội địa và thị
trường xuất khẩt, tâp trung đổi mới thiết bị công nghệ, đào tạo cán bộ quản
lý, kỹ thuật, công nhân lành nghề…
V. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG PHÁT
TRIỂN NGÀNH DỆT MAY.
1. Đài Loan
Trong số các ngành công nghiệp truyền thống, ngành dệt là một trong
những ngành ra đời sớm nhất ở Đài Loan và có tốc độ tăng trưởng cao

trong những năm 1960, 1970. Trong những năm đầu của thập kỷ 80,
khoảng 70% các sản phẩm dệt sản xuất ở Đài Loan được xuất khẩu. Từ
năm 1987, Đài Loan chỉ đứng thứ hai sau Hoa Kỳ về sản xuất sợi tổng hợp.
Năm 1990, khối lượng sợi tổng hợp sản xuất đạt 1,43 triệu tấn trong khi
công suất thực tế là 1,85 triệu tấn. Khối lượng sợi tổng hợp chiếm 19%
tổng giá trị sản lượng của ngành dệt trong năm 1990.
Trong ngành dệt, dệt sợi bông lại là một ngành được thành lập sớm nhất
và phát triển rực rỡ nhất ở Đài Loan trong thập kỷ 60. Tuy nhiên hiện nay
hầu như 100% khối lượng bông sử dụng ở Đài Loan đều phải nhập khẩu.
Năm 1990, giá trị sản lượng của dệt sợi bông đạt 61,7 tỷ Đài tệ (NT$),
chiếm 18% tổng giá trị sản lượng của ngành dệt.
May mặc cũng là một ngành phát triển khá mạnh. Năm 1990, ngành
may mặc đã sản xuất khối lượng hàng trị giá 145,5 tỷ Đài tệ, tương đương
34% giá trị sản lượng của cả ngành dệt.
Cũng như nhiều ngành công nghiệp truyền thống khác, khối lượng sản
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 24
Luận văn tốt nghiệp Khoa Kế hoạch và Phát triển
xuất và giá trị thực hiện của ngành dệt chịu tác động của sự tăng giá đồng
Đài tệ mới (NT$), tình trạng thiếu hụt và tăng giá nhân công, tăng chi phí
bảo vệ môi trường…Do vậy khối lượng sản xuất và giá trị xuất khẩu của
ngành giảm đáng kể trong những năm gần đây. Năm 1993, giá trị sản lượng
của ngành dệt chỉ đạt 19,5 tỷ USD, giảm 7,4% so với năm trước. Trong khi
đó sản xuất các sản phẩm từ sợi bông chỉ tăng dưới 1% đạt tổng giá trị 2,1
tỷ USD. Nguyên nhân là do các nước cung cấp sợi bông chính cho Đài
Loan như Pakixtan, Indonexia, Trung Hoa lục địa đã giảm mạnh lượng
xuất khẩu của họ, do vậy giá sợi bông trên thị trường thế giới gia tăng.
Ngành may mặc của Đài Loan vốn đứng đầu trong danh mục các ngành
có khối lượng xuất khẩu cao trong năm 1962 thì đến năm 1993 có khối
lượng giá trị sản phẩm chỉ đạt 2,8 tỷ USD, giảm 12% so với năm 1992.

Hiện nay Mỹ là thị trường tiêu thụ hàng may mặc lớn nhất của Đài Loan.
2. Hàn Quốc
Với nhiệm vụ ban đầu là nhanh chóng đưa Hàn Quốc lên vị trí nước
xuất khẩu lớn hàng đầu thế giới, công nghiệp dệt và may mặc của nước này
bắt đầu có triển vọng ở thị trường bảo hộ mậu dịch trong nước vào những
năm 50 va đạt tới mức phát triển cao vào những năm 60 và 70. Từ 1962
đến 1975, ngành công nghiệp này đã tăng trưởng với mức độ phi thường,
16% mỗi năm, phần lớn nhờ việc đẩy mạnh xuất khẩu. Đến khoảng năm
1971 nó đã đạt tới đỉnh điểm phát triển, tính ra là 53% tổng số hàng hoá
xuất khẩu với trị giá 1 tỷ USD. Trong những năm 70, tốc độ tăng trưởng
còn phi thường hơn, đạt tốc độ 20%/năm, mặc dầu xuất khẩu hàng dệt và
may mặc bắt đầu xuống dốc, chỉ chiếm được một phần nhỏ trong tổng số
hàng xuất khẩu. Cho đến đầu thập kỷ 80, ngành công nghiệp này bắt đầu
rơi vào khủng hoảng với mức tăng trưởng nhỏ giọt là 5% từ 1979 đến
1984.
Vào năm 1988, mặc dù hàng điện tử đã vượt hàng dệt và hàng may mặc
như một mặt hàng được xuất khẩu nhiều nhất, công nghiệp dệt và may mặc
Lê Thị Nhật Phương - Lớp KTPT 44A
Trang 25

×