Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề đồ gỗ mỹ nghệ huyện đông anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.6 MB, 143 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o


TRẦN THU HẰNG




VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN
LÀNG NGHỀ ðỒ GỖ MỸ NGHỆ HUYỆN ðÔNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP






HÀ NỘI - 2013
BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
TRƯỜNG ðẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
o0o


TRẦN THU HẰNG



VAI TRÒ CỦA PHỤ NỮ TRONG PHÁT TRIỂN


LÀNG NGHỀ ðỒ GỖ MỸ NGHỆ HUYỆN ðÔNG ANH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NÔNG NGHIỆP





Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp
Mã số : 60.31.10

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN MẬU DŨNG

HÀ NỘI - 2013
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


i

LỜI CAM ðOAN
Trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ, với sự giúp ñỡ của
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn và giáo viên hướng dẫn cùng các Phòng
ban, cán bộ huyện ðông Anh. Tôi ñã tiến hành các công việc: ñọc tài liệu; xác
ñịnh tên ñề tài, hình thức luận văn; làm ñề cương; xuống ñiểm thực tập thu
thập thông tin; viết luận văn một cách chủ ñộng, tích cực, trách nhiệm, ham
học hỏi tiếp cận thực tế.
Tôi xin cam ñoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là hoàn toàn trung thực. Mọi sự tham khảo ñã ñược cảm ơn.
Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.


Hà Nội, ngày tháng năm 201
Học Viên


Trần Thu Hằng



Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


ii

LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập và rèn luyện trong Trường ðại học Nông nghiệp
Hà nội, ñược sự dạy dỗ chỉ bảo, giúp ñỡ của các giảng viên, các Phòng, Ban
trong trường, ñặc biệt là các giảng viên trong Khoa Kinh tế và Phát triển nông
thôn, tôi ñã tích lũy ñược các kiến thức cần thiết về chuyên ngành ñào tạo
cũng như tư cách, ñạo ñức. ðến nay tôi ñã hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp. Nhân dịp này, tôi xin chân thành cảm ơn Ban
giám hiệu, các Khoa, các Phòng, Ban, các nhân viên, các giảng viên Trường
ðại học Nông nghiệp Hà nội.
Tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo TS. Nguyễn Mậu
Dũng, giảng viên bộ môn Kinh tế tài nguyên và môi trường, ñã tận tình hướng
dẫn và giúp ñỡ tôi trong suốt quá trình tôi thực tập tốt nghiệp.
ðồng thời tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp ñỡ tận tình của các phòng
ban, cán bộ, các hộ, cơ sở sản xuất kinh doanh trên ñịa bàn huyện ðông Anh
ñã tạo ñiều kiện giúp ñỡ tôi tiếp cận thực tế và thu thập ñược những thông tin
phục vụ ñề tài.
Và tôi cũng chân thành cảm ơn tới gia ñình, bạn bè, người thân ñã ñộng

viên giúp ñỡ tôi hoàn thành khóa học.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


iii

Hà Nội, ngày …… tháng… năm 201
Học Viên


Trần Thu Hằng

















Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………



iv

MỤC LỤC

LỜI CAM ðOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CÁC BẢNG vii
DANH MỤC CÁC HÌNH ix
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT x
1. MỞ ðẦU 169
1.1 Tính cấp thiết của ñề tài 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.2.1 Mục tiêu chung 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 4
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu 4
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 4
2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI 6
2.1 Cơ sở lý luận 6
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản 6
2.1.2 ðặc ñiểm của sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ 16
2.1.3 Vị trí và vai trò của giới trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ 17
2.2 Các yếu tố ảnh hưởng ñến vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề 21
2.2.1 Quan ñiểm về vai trò của phụ nữ ñối với gia ñình 22
2.2.2 Trình ñộ học vấn của người phụ nữ 23
2.2.3 Vốn ñầu tư trong phát triển sản xuất 23
2.2.4 Sức khỏe của người phụ nữ 23

2.2.5 Các yếu tố khác 24
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


v

2.3 Cơ sở thực tiễn 24
2.3.1 Vai trò của phụ nữ trong phát triển ở các nước trên thế giới 24
2.3.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ở Việt Nam 29
3. ðẶC ðIỂM ðỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 39
3.1 ðặc ñiểm ñịa bàn nghiên cứu 39
3.1.1 ðiều kiện tự nhiên 39
3.1.2 ðiều kiện kinh tế xã hội 45
3.2 Phương pháp nghiên cứu 50
3.2.1 Chọn ñiểm nghiên cứu 50
3.2.2 Thu thập số liệu 51
3.2.3 Phương pháp phân tích 52
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54
4.1 Thực trạng làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh 54
4.1.1 Tình hình sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ tại các làng nghề 54
4.1.2 Tình hình lao ñộng tại các làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ 61
4.2 Vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh
63
4.2.1 Thông tin cơ bản về các hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh 63
4.2.2 Phụ nữ là lực lượng lao ñộng trực tiếp trong phát triển làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ huyện ðông Anh 68
4.2.3 Sự tham gia của phụ nữ trong các công ñoạn sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ.70
4.2.4 Vai trò của phụ nữ trong vị trí chủ hộ gia ñình với vấn ñề phát triển làng
nghề ñồ gỗ mỹ nghệ 71
4.2.5 Vai trò của phụ nữ trong vị trí quản lý, lãnh ñạo 74

4.2.6 Vai trò của phụ nữ trong quyết ñịnh các yếu tố ñầu vào ñối với sản xuất
ñồ gỗ mỹ nghệ 81
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


vi

4.2.7 Vai trò của phụ nữ trong hạch toán kinh tế sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ 82
4.2.8 Vai trò của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm và tìm kiếm thị trường ñồ gỗ
mỹ nghệ
84
4.2.9 Vai trò của phụ nữ trong vệ sinh môi trường làng nghề 87
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ huyện ðông Anh
90
4.3.1 Sức khỏe và tuổi của người phụ nữ 90
4.3.2 Trình ñộ văn hóa, chuyên môn và khoa học kỹ thuật 92
4.3.3 Thị trường tiêu thụ sản phẩm 95
4.3.4 ðặc ñiểm riêng của làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ 97
4.3.5 Vốn sản xuất và trang thiết bị trong phát triển làng nghề gỗ mỹ nghệ 98
4.3.6 Các yếu tố khác 100
4.4 Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ
nghệ huyện ðông Anh
101
4.4.1 Căn cứ ñưa ra các giải pháp 101
4.4.2 Nhu cầu nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ
103
4.4.3 Giải pháp nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ huyện ðông Anh

104
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 111
5.1 Kết luận 111
5.2 Kiến nghị 112
5.2.1 ðối với tổ chức chính quyền ñịa phương 112
5.2.2 ðối với người phụ nữ 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO 115

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


vii

DANH MỤC CÁC BẢNG
STT Tên các bảng Trang

Bảng 3.1: Hiện trạng và cơ cấu sử dụng ñất huyện ðông Anh năm 2011 45
Bảng 3.2: Dân số và lao ñộng của huyện ðông Anh giai ñoạn 2009 – 2011.48
Bảng 3.3: Cơ sở hạ tầng huyện ðông Anh trong giai ñoạn 2009 – 2011 51
Bảng 3.4: Kết quả phát triển kinh tế của huyện ðông Anh giai ñoạn 2009-
2011 53
Bảng 4.1: Giá trị sản xuất sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện ðông
Anh
56
Bảng 4.2: Giá trị sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ tại 3 làng nghề huyện ðông Anh59
Bảng 4.3: Lao ñộng tại các làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh 61
Bảng 4.4: Tình hình cơ bản các hộ ñiều tra tại làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ
huyện ðông Anh
65
Bảng 4.5: Giá trị sản xuất bình quân của hộ ñiều tra làng nghề gỗ mỹ nghệ

huyện ðông Anh 66
Bảng 4.6: Số lượng lao ñộng nữ trong các làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện
ðông Anh
68
Bảng 4.7: Vai trò của lao ñộng nữ trong các công ñoạn sản xuất ñồ gỗ mỹ
nghệ tại các làng nghề 70
Bảng 4.8: Phụ nữ là chủ hộ gia ñình trong làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện
ðông Anh
72
Bảng 4.9: Vai trò của phụ nữ trong quản lý tài chính hoạt ñộng sản xuất hộ
gia ñình 75
Bảng 4.10: Phụ nữ tham gia vị trí lãnh ñạo tại các làng nghề 77
Bảng 4.11: Phụ nữ tham gia lãnh ñạo, quản lý tại các doanh nghiệp ñồ gỗ mỹ
nghệ huyện ðông Anh 80
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


viii

Bảng 4.12: Vai trò của phụ nữ trong quyết ñịnh các yếu tố ñầu vào sản xuất sản
phẩm gỗ mỹ nghệ
81
Bảng 4.13: Vai trò của phụ nữ trong hạch toán kinh tế tại các làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ huyện ðông Anh 83
Bảng 4.14: Vai trò của phụ nữ trong tiêu thụ sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ 85
Bảng 4.15: Vai trò của phụ nữ với vấn ñề bảo vệ môi trường làng nghề 88
Bảng 4.16: Ảnh hưởng của ñộ tuổi phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ
mỹ nghệ huyện ðông Anh 90
Bảng 4.17: Trình ñộ văn hóa và chuyên môn của lao ñộng nữ tại làng nghề ñồ
gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh

92
Bảng 4.18: Ý kiến của phụ nữ về vấn ñề nâng cao tay nghề, trình ñộ chuyên
môn 94
Bảng 4.19: Mong muốn của khách hàng ñối với sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ 95
Bảng 4.20: Thị trường tiêu thụ sản phẩm ñồ gỗ mỹ nghệ làng nghề huyện
ðông Anh
97
Bảng 4.21: Nguồn vốn và cơ sở vật chất của các hộ sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ99
Bảng 4.22: Nhu cầu nâng cao vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ
gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh 103

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH
STT Tên các hình Trang

Hình 3.1: Bản ñồ ñịa lý huyện ðông Anh, TP Hà Nội 40

Hình 4.1: Hình ảnh làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ ðông Anh 55

Hình 4.2: Lao ñộng nữ làm việc trong các cơ sở ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông
Anh 69

Hình 4.3: Lao ñộng nữ tại các hộ gia ñình sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ 73


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………



x

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN Các quốc gia ðông Nam Á
BCH Ban chấp hành
BNN Bộ Nông nghiệp
BVMT Bảo vệ môi trường
Cð Cao ñẳng
CN Công nghiệp
CNH-HðH Công nghiệp hóa - hiện ñại hóa
CP Chính phủ
CSHT Cơ sở hạ tầng
ðH ðại học
GTSX Giá trị sản xuất
HTQT Hợp tác quốc tế
HTX Hợp tác xã
ILO Tổ chức lao ñộng thế giới
Lð Lao ñộng
Nð Nghị ñịnh
NN-TS Nông nghiệp - thủy sản
NQ Nghị quyết
TC Tại chức
TM-DV Thương mại - dịch vụ
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
TƯ Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
XDCB Xây dựng cơ bản

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


xi


Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


1

1. MỞ ðẦU

1.1 Tính cấp thiết của ñề tài
Phát triển công nghiệp nông thôn là một nội dung quan trọng của quá
trình công nghiệp hoá hiện ñại hoá nông nghiệp nông thôn. Trong nền kinh tế
quốc dân, công nghiệp ñược coi là ngành kinh tế thứ hai ra ñời sau nông
nghiệp, nó là ngành kinh tế vô cùng quan trọng tạo ra năng suất lao ñộng và
hiệu quả cao, thúc ñẩy nền kinh tế phát triển vượt bậc ñạt những tiêu chí kinh
tế xã hội của nước công nghiệp phát triển. Bất kỳ một quốc gia nào sau khi
phát triển nông nghiệp ở một mức ñộ nhất ñịnh nhằm ổn ñịnh xã hội ñều quan
tâm phát triển công nghiệp, thực hiện công nghiệp hoá ñất nước. Có thể nói
tiểu thủ công nghiệp là tiền thân của ngành công nghiệp do ñó phát triển công
nghiệp nông thôn không nên xem nhẹ phát triển tiểu thủ công nghiệp.
Cùng với sự phát triển của ñất nước, ñời sống vật chất, tinh thần của
phụ nữ không ngừng ñược cải thiện, vị thế của người phụ nữ ñược nâng lên,
bình ñẳng giới có những tiến bộ ñáng kể. Chị em phụ nữ ñã ñược tạo cơ hội
tốt hơn ñể nâng cao trình ñộ năng lực, giải quyết việc làm, xoá ñói giảm
nghèo, tăng thu nhập, chăm sóc sức khoẻ, ổn ñịnh ñời sống, xây dựng gia
ñình no ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc, ñặc biệt là phát triển kinh tế. Phụ

nữ ñã tham gia vào tất cả các lĩnh vực và ñã chứng tỏ ñược rằng mình không
hề thua kém nam giới. Những truyền thống, phẩm chất ñạo ñức tốt ñẹp ñược
chị em gìn giữ và phát huy, kết hợp với giá trị của cuộc sống hiện ñại.
Huyện ðông Anh là một trong những huyện có làng nghề ñồ gỗ truyền
thống nổi tiếng của thành phố Hà Nội, ra ñời từ thế kỷ 17 sản phẩm tượng của
làng nghề ñã nổi tiếng khắp gần xa. Theo lời của các cụ cao niên trong làng,
vào thời nhà Nguyễn ñã từng có nhiều ñoàn nghệ nhân của làng nghề ñược
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


2

mời vào tạc tượng, trang trí ñền ñài, xây dựng lăng tẩm cho vua. Những sản
phẩm: tượng Quan âm, tượng Di lặc, tượng Quan công… không chỉ mang
những nét ñiêu khắc tinh tế, có hồn mà còn ẩn chứa tình yêu nghề, lòng kiên
nhẫn vô hạn của người thợ thủ công trong việc truyền tải những ý tưởng và
nghệ thuật tới công chúng.
Vài năm trở lại ñây, thực tế nhu cầu sử dụng ñồ gỗ mỹ nghệ của người
tiêu dùng tăng cao, người dân làng nghề ñã nhanh chóng nắm bắt mở rộng
sang sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ. Việc áp dụng những kỹ thuật tạc tượng truyền
thống vào sản xuất gỗ mỹ nghệ ñã mang ñến cho sản phẩm của làng nghề nét
mềm mại, thanh mảnh, bố cục hài hòa và có tính thẩm mỹ cao từng bước
chiếm ñược lòng tin của người tiêu dùng.
ðứng trước nền kinh tế thị trường, ñể ñáp ứng với những yêu cầu ngày
càng khắt khe của khách hàng, các cơ sở sản xuất ñã liên tục ña dạng hoá các
chủng loại sản phẩm của làng nghề. Những người nghệ nhân, người thợ ñã chắt
lọc tinh hoa của nghề truyền thống kết hợp với những nét hiện ñại, ñổi mới
kiểu dáng ñể tạo ra những sản phẩm ñẹp có chất lượng kỹ mỹ thuật ñáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. ðến nay, doanh thu của các làng
nghề ñồ gỗ mỹ nghệ ñã chiếm 60% doanh thu của các làng nghề sản xuất tiểu

thủ công nghiệp trên ñịa bàn toàn huyện ðông Anh. So sánh với những năm
trước ñây, khi người dân tại khu vực các làng nghề chỉ coi việc sản xuất ñồ gỗ
mỹ nghệ là nghề thu nhập phụ thì cho ñến nay nó ñã ñược tập trung phát triển
và nhân rộng trên ñịa bàn và là nguồn thu nhập chính của các hộ gia ñình.
Việc phát triển làng nghề ñồ gỗ truyền thống là mũi nhọn ñể phát triển
kinh tế khu vực nông thôn. Phát triển làng nghề ñồ gỗ truyền thống tạo ra sự
ổn ñịnh ñời sống từ ñó là tiền ñề ñể tập trung cho phát triển kinh tế, xã hội
vùng. Cái ñược lớn nhất ở ñây là phát triển ngành nghề truyền thống ñể thu
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


3

hút toàn bộ lao ñộng nông nhàn của khu vực ñồng thời thu hút lao ñộng bên
ngoài góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập, thực hiện an sinh xã
hội, trật tự an toàn xã hội.
Trong lịch sử loài người, phụ nữ là một bộ phận quan trọng trong gia
ñình, trong xã hội và ñặc biệt là ñối với ñội ngũ ñông ñảo những người lao
ñộng trong xã hội. Bằng sự lao ñộng sáng tạo của mình, phụ nữ ñã góp phần
làm phong phú cuộc sống con người và làm giàu cho xã hội. Phụ nữ luôn thể
hiện vai trò không thể thiếu của mình trong các lĩnh vực của ñời sống xã hội.
ðối với người phụ nữ Việt Nam họ luôn giữ vai trò quan trọng trong xây dựng
gia ñình no ấm, bình ñẳng, tiến bộ, hạnh phúc, giữ gìn giá trị văn hoá truyền
thống của dân tộc, xứng ñáng với khẩu hiệu “Giỏi việc nước, ñảm việc nhà”.
Phụ nữ tại các làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ trên ñịa bàn huyện ðông Anh
cũng vậy, ngoài trách nhiệm với gia ñình theo ñúng truyền thống của người
phụ nữ Việt Nam thì họ còn tham gia xây dựng, phát triển kinh tế gia ñình
góp phần vào việc phát triển làng nghề bằng cách: người không có vốn hay
không muốn kinh doanh thì tham gia sản xuất trực tiếp, người có vốn thì bắt
ñầu từ sản xuất kinh doanh trong hộ gia ñình.

Vậy thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển sản xuất ñồ gỗ
mỹ nghệ tại các làng nghề như thế nào? ðể trả lời câu hỏi trên tôi ñã tiến hành
nghiên cứu ñề tài: “Vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ
nghệ huyện ðông Anh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng vai trò của người phụ nữ trong phát triển làng
nghề sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ ở huyện ðông Anh, từ ñó ñề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao vai trò của người phụ nữ trong phát triển làng nghề sản
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


4

xuất ñồ gỗ mỹ nghệ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lí luận về vai trò của phụ nữ trong phát triển làng
nghề ñồ gỗ mỹ nghệ.
- Nghiên cứu vai trò của phụ nữ trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ
nghệ huyện ðông Anh.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng ñến vai trò của phụ nữ trong các hoạt
ñộng phát triển ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh.
- ðề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò của phụ nữ
trong phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ huyện ðông Anh.
1.3 ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 ðối tượng nghiên cứu
- Các làng nghề sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ trong phạm vi huyện
ðông Anh.
- Phụ nữ sinh sống làm việc trong các làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ trên ñịa
bàn huyện ðông Anh.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung nghiên cứu: ðề tài nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong
phát triển làng nghề sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ và những nhân tố ảnh hưởng ñến
vai trò của người phụ nữ trong quá trình ñó ở các làng nghề trong thời gian qua.
Từ ñó ñề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao vai trò người phụ nữ
trong phát triển làng nghề sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ trong thời gian tới.
- Không gian nghiên cứu: ðề tài ñược triển khai nghiên cứu tại 3 làng
nghề ñồ gỗ mỹ nghệ của 3 xã Vân Hà, xã Liên Hà, xã Thụy Lâm trên ñịa bàn
huyện ðông Anh.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu vai trò của người phụ nữ trong
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


5

phát triển làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ ở ðông Anh trong giai ñoạn 2009 – 2011
và ñề xuất phát triển ñến năm 2015.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


6

2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ðỀ TÀI

2.1 Cơ sở lý luận
2.1.1 Một số khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Làng nghề và phát triển làng nghề
a) Làng nghề và làng nghề truyền thống
*/ Làng nghề
Làng nghề ñược cấu tạo bởi hai yếu tố là “làng” và “nghề”. Vì thế

khái niệm về làng nghề cũng ñược hiểu thông qua phân tích khái niệm
“làng” và “nghề”.
Làng – theo Từ ñiển tiếng Việt, là một khối người quần tụ ở một nơi
nhất ñịnh trong nông thôn. Làng là một tế bào xã hội của người Việt, là một
tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng. ðó là một không gian lãnh
thổ nhất ñịnh, ở ñó tập hợp những người dân quần tụ lại cùng sinh sống và
sản xuất.
Hiện nay, do tác ñộng của quá trình ñô thị hóa, khái niệm làng có thể
ñược hiểu một cách tương ñối. Có một số cách gọi khác với làng ñó là phố,
khối phố, tổ dân phố, khóm Tuy là cách gọi có thể khác ñi nhưng về bản chất
của cộng ñồng dân cư ñó nếu gắn với nông thôn thì vẫn ñược xem như là làng.
Còn “nghề” có thể ñược hiểu là công việc mà người dân làm ñể kiếm
sống hàng ngày. Các nghề trong hoạt ñộng của làng nghề thường là thủ công,
tiểu thủ công nghiệp, vì thế những sản phẩm làm ra luôn mang ñậm dấu ấn
của chủ nhân làm ra nó.
Như vậy, làng nghề là một làng ở nông thôn nhưng ngoài việc làm
nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi) còn có hoạt ñộng sản xuất tiểu thủ công
nghiệp, sản phẩm làm ra của họ ngoài việc ñáp ứng nhu cầu bản thân, gia ñình
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


7

còn dùng ñể trao ñổi, buôn bán, sản phẩm từ làng nghề phải là hàng hóa.
Các nghề thủ công ở làng quê ban ñầu chỉ xuất hiện dưới dạng là nghề
phụ, chủ yếu ñược bà con nông dân làm vào thời kỳ nông nhàn. Nhưng sau
này, do sự phân công lao ñộng mà các ngành nghề thủ công tách dần khỏi sản
xuất nông nghiệp nhưng vẫn phục vụ trực tiếp cho hoạt ñộng nông nghiệp. Và
lúc ñó, những người thợ thủ công ở làng nghề có thể là không còn làm nông
nghiệp nhưng họ vẫn gắn liền với làng quê mình. Cho tới khi nghề thủ công

phát triển mạnh, những người làm nghề thủ công và sống nhờ nghề này tăng
lên nhanh chóng. ðó chính là cơ sở cho sự ra ñời và tồn tại của các làng nghề
ở nông thôn cho ñến ngày nay.
Thông qua những lí luận ñó mà các nhà nghiên cứu ñã ñưa ra nhiều
khái niệm khác nhau về làng nghề như:
“Làng nghề là một cụm dân cư sinh sống trong một thôn (làng), cùng
làm một nghề tiểu thủ công nghiệp mà các hộ ñó có thể sinh sống bằng nghề
ñó, thu nhập từ nghề ñó chiếm trên 50% tổng thu nhập của các hộ. Ngoài ra giá
trị sản lượng của nghề chiếm trên 50% tổng giá trị sản lượng của ñịa phương”.
“Làng nghề là nơi hầu hết mọi người trong làng ñều hoạt ñộng nghề
cho nghề ñó và lấy ñó làm nguồn sống chủ yếu”. Với quan niệm như thế thì
hiện nay ở Việt Nam tồn tại rất ít (như làng gốm Bát Tràng,…).
“Làng nghề là trung tâm sản xuất thủ công, nơi quy tụ các nghệ nhân và
nhiều hộ gia ñình chuyên làm nghề, giữa các hộ sản xuất có sự liên kết hỗ trợ
trong sản xuất, bán sản phẩm theo kiểu phường hội”. Quan niệm này chưa
phản ánh ñược ñầy ñủ tính chất, ñặc ñiểm của làng nghề, nó vẫn chưa thể hiện
ñược sự khác biệt giữa làng nghề ở nông thôn với những trung tâm sản xuất
thủ công nghiệp ở thành thị, trị trấn
“Làng nghề là một cộng ñồng dân cư sống tập trung trên cùng một ñịa
bàn nông thôn. Trong làng ñó, có một bộ phận dân cư tách ra cùng nhau sinh
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


8

sống bằng việc sản xuất một hoặc một số loại hàng hóa, dịch vụ; trong ñó có ít
nhất một loại hàng hóa, dịch vụ ñặc trưng thu hút ñông ñảo lao ñộng hoặc hộ
gia ñình trong làng tham gia, ñem lại nguồn thu nhập chính và chiếm tỉ trọng
lớn so với thu nhập dân cư tạo ra trên ñịa bàn làng hoặc cộng ñồng dân cư ñó”.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ñưa ra khái niệm làng nghề như

sau: “Làng nghề là một hoặc nhiều cụm dân cư cấp thôn, ấp, bản, làng, buôn,
phum, sóc hoặc các ñiểm dân cư tương tự trên ñịa bàn một xã, thị trấn, có các
hoạt ñộng ngành nghề nông thôn, sản xuất ra một hoặc nhiều loại sản phẩm
khác nhau”. Như vậy, ta có thể hiểu làng nghề thông qua khái niệm này.
*/ Làng nghề truyền thống
So với khái niệm làng nghề thì khái niệm làng nghề truyền thống tương ñối
phổ biến và dễ thống nhất hơn không chỉ ở nước ta mà còn nhiều nơi khác trên
Thế giới, nhất là các nước trong khu vực như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc
Làng nghề truyền thống là làng nghề có truyền thống ñược hình thành
từ lâu ñời. ðó là những thôn, làng làm nghề thủ công có truyền thống lâu
năm, thường là nhiều thế hệ, ít nhất cũng là hàng chục năm. Nhiều làng nghề
thậm chí ñã nổi tiếng từ nhiều thế kỷ trước, tạo ra ñược những sản phẩm có
tính ñộc ñáo, có ñộ tinh xảo cao, ñã ñược tiêu thụ tại nhiều nơi khác nhau trên
thế giới. Dù nghề thủ công ñược du nhập vào làng bằng con ñường nào thì sự
phát triển cũng diễn ra dưới hình thức có tồn tại một số hạt nhân (nghệ nhân,
gia ñình, dòng ho…) làm nòng cốt, từ ñó mở rộng ra phạm vi cả làng. Làng
nghề truyền thống ñược công nhận khi ñạt ñược các tiêu chí như: Nghề ñã
xuất hiện tại ñịa phương từ trên 50 năm tính ñến thời ñiểm ñề nghị công nhận;
Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; Nghề gắn với tên
tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Làng nghề truyền thống ñược công nhận phải ñạt tiêu chí làng nghề và
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


9

có ít nhất một nghề truyền thống theo quy ñịnh tại thông tư số 116/2006/TT-
BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006. ðối với những làng chưa ñạt tiêu chí công
nhận làng nghề (theo 2 tiêu chí trên ñây) nhưng có ít nhất một nghề truyền
thống ñược công nhận theo quy ñịnh của thông tư này thì cũng ñược công

nhận là làng nghề truyền thống.
Làng nghề truyền thống: là một biểu tượng văn hoá bền bỉ, ñậm ñà bản
sắc riêng. Không những thế, trong thời kỳ mở cửa, sự duy trì và phát triển của
nó ñã ñóng góp tích cực vào mức tăng trưởng của nền kinh tế ñịa phương.
*/ Làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ:
Làng nghề ñồ gỗ mỹ nghệ là những làng nghề có phần lớn các hộ gia
ñình ñều tâp trung vào sản xuất ñồ gỗ mỹ nghệ. Làng tập trung sản xuất với
quy mô lớn chủ yếu bằng những phương pháp thủ công, tinh xảo.
Thủ công mỹ nghệ: là các nghề thủ công làm ra các sản phẩm mỹ nghệ,
hoặc các sản phẩm tiêu dùng ñược tạo hình và trang trí tinh xảo giống như sản
phẩm mỹ nghệ. Ở sản phẩm mỹ nghệ, chức năng văn hoá, thẩm mỹ trở nên
quan trọng hơn chức năng sử dụng thông thường. Thủ công mỹ nghệ là nghề
chuyên làm các ñồ trang sức, trang trí bằng tay với dụng cụ thô sơ, nhưng kỹ
thuật tinh xảo, ñường nét sắc xảo… Lao ñộng trong làng nghề thủ công mỹ
nghệ phải có trình ñộ chuyên môn cao. Ngày nay, khi trình ñộ kinh tế, xã hội
phát triển ngày càng cao thì ñi theo ñó nhu cầu tiêu dùng và ñòi hỏi của con
người ngày càng cao hơn nhằm thỏa mãn thỏa dụng của bản thân. Vì vậy, ñòi
hỏi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ phải tinh tế và chất lượng cao hơn.
b) Phát triển làng nghề
Phát triển bao hàm ý nghĩ rộng hơn tăng trưởng. Bên cạnh tiêu chí thu
nhập bình quân ñầu người, phát triển còn bao gồm nhiều khía cạnh khác. Sự
tăng cường cộng thêm các thay ñổi cơ bản trong cơ cấu nền kinh tế, sự tăng
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


10

lên của sản phẩm quốc dân do ngành công nghiệp tạo ra, sự ñô thị hóa, sự
tham gia của một quốc gia trong quá trình tạo ra các thay ñổi nói trên là
những nội dung của sự phát triển. (Mai Thế Hởn, 1999).

Phát triển bền vững là quan niệm mới của sự phát triển. Nó lồng ghép
quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và làm tốt hơn về môi trường: bảo
ñảm những nhu cầu hiện tại mà không xâm hại ñến khả năng ñáp ứng những
nhu cầu của tương lai. Tăng thu nhập kết hợp với chính sách môi trường và
thể chế vững chắc có thể tạo cơ sở cho việc giải quyết cả hai vấn ñề môi
trường và phát triển. ðiều then chốt ñối với phát triển bền vững không phải là
sản xuất ít ñi mà sản xuất khác ñi, sản xuất phải ñi ñôi với việc tiết kiệm các
nguồn tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Từ khái niệm chung về phát triển, chúng ta có thể hiểu phát triển ngành
nghề ñồ gỗ mỹ nghệ chính là sự tăng lên về quy mô của ngành nghề sản xuất,
sự tăng số lượng của các cơ sở sản xuất, số hộ tham gia cùng với nó, ñồng
thời là sự tăng về giá trị sản lượng từng loại sản phẩm ñược sản xuất ra, nhu
nhập của người lao ñộng trong sản xuất ngành nghề tăng lên. Chính vì vậy,
phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ yêu cầu cần sự tăng trưởng ngành nghề này
phải ñảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường.
Trên quan ñiểm phát triển bền vững, phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ
còn yêu cầu sự phát triển phải có kế hoạch, quy hoạch, sử dụng các nguồn lực
như tài nguyên thiên nhiên, lao ñộng, vốn, nguyên liệu cho sản xuất ñảm bảo
hợp lý có hiệu quả, nâng cao mức sống cho người lao ñộng, không gây ô
nhiễm môi trường, giữ gìn thuần phong mỹ tục và bản sắc văn hóa dân tộc,
Mỗi ngành sản xuất ñều có ñặc ñiểm riêng, các ñặc ñiểm ñó ảnh hưởng ñến
hiệu quả và kết quả sản xuất cũng như việc xác ñịnh kết quả và hiệu quả của
ngành ñó. Ngành nghề gỗ mỹ nghệ trong nông thôn mang lại lợi ích kinh tế
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


11

cho người dân nông thôn, góp phần tăng trưởng kinh tế xã hội. ðể ñánh giá
trình ñộ tổ chức, sử dụng các yếu tố sản xuất của các cơ sở cũng như các hộ

làm nghề chúng ta sử dụng thước ño hiệu quả kinh tế. ðó chính là hiệu quả
sản xuất của các cơ sở và của các hộ làm nghề gỗ mỹ nghệ ñược phản ánh
bằng tỷ lệ so sánh giữa chi phí bỏ ra ñể ñầu tư cho sản xuất và thu nhập do
bán sản phẩm mang lại. Hiệu quả ấy ñược phản ánh qua các chỉ tiêu: thu nhập
của một công lao ñộng làm nghê, thu nhập từ một ñồng chi phí bỏ ra hay thu
nhập ñược từ một ñồng tài sản cố ñịnh ñược ñầu tư vào sản xuất ngành nghề.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của việc phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ
chính là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả ñạt ñược thông qua quá
trình sản xuất, ñồng thời cũng là sự so sánh giữa chi phí bỏ ra với kết quả ñạt
ñược về mặt xã hội thông qua phát triển ngành nghề gỗ mỹ nghệ (như giải
quyết vấn ñề thất nghiệp trong nông thôn, góp phần tăng trưởng nền kinh tế
ñịa phương, giải quyết ñầu ra cho ngành trồng trọt và khai thác mây nguyên
liệu, giảm sự chênh lệch giàu nghèo ).
c) Vai trò của làng nghề
*/ Giữ gìn bản sắc văn hoá truyền thống lâu ñời, ñộc ñáo của từng ñịa phương
Giá trị văn hóa của làng nghề truyền thống thể hiện qua sản phẩm, cơ
cấu của làng, lối sống, phong tục tập quán của cộng ñồng. Mỗi một sản phẩm
là một tác phẩm nghệ thuật, nó là một sản phẩm chứa ñựng những nét văn
hóa. Những sản phẩm từ nguyên liệu thô sơ, qua bàn tay của người thợ ñã
ñược gửi gắm tâm hồn, tinh thần lao ñộng của người nghệ nhân. Làng nghề
thực sự là một ñịa chỉ văn hóa dân gian, phản ánh nét văn hóa ñộc ñáo của
ñịa phương, của từng vùng.
Những giá trị văn hóa chứa ñựng trong các làng nghề truyền thống ñã
tạo nên những nét riêng ñộc ñáo, ña dạng nhưng cũng mang bản sắc chung
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Kinh tế…… ………………………


12

của văn hóa dân tộc Việt Nam. Làng nghề là cả một môi trường kinh tế, văn

hoá xã hội. Làng nghề là nơi không có ñất ñể văn hóa phẩm ñộc hại, các tệ
nạn nẩy nở. Phải chăng chính vì lẽ ñó mà nảy sinh nhận thức: làng nghề thủ
công truyền thống chắc chắn sẽ ñóng góp tích cực, thiết thực vào việc xây
dựng ñời sống văn hóa ở cơ sở.
Ngày nay, với nền sản xuất công nghiệp phát triển ồ ạt, các sản phẩm
công nghiệp có mặt trên khắp thế giới và ñược sử dụng trong cuộc sống
hàng ngày. Nhưng chúng không thể thay thế hoàn toàn các sản phẩm thủ
công truyền thống vốn tinh xảo và chứa ñựng tinh thần bản sắc dân tộc.
Các sản phẩm thủ công cần thiết ñối với ñời sống con người, chúng mang ý
nghĩa tinh thần nhiều hơn, và cái ñấy chính là ñiều cốt yếu mà các sản
phẩm công nghiệp không hề có. Cuộc sống con người ngày càng phát triển
thì chúng ta càng tìm ñến sự thoải mái về tinh thần nhiều hơn. Vì vậy, các
làng nghề với những bàn tay vàng của người thợ, và giá trị truyền thống
ngày càng cần ñược bảo tồn và phát triển.
*/ Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao ñộng nông thôn
Phát triển toàn diện nền kinh tế, xã hội nông thôn, tạo việc làm nâng
cao ñời sống cho cư dân nông thôn là vấn ñề quan trọng ở nước ta hiện nay.
Là một nước sản xuất nông nghiệp là chính, dân số tập trung ở vùng nông
thôn chiếm tỷ lệ cao, lao ñộng chỉ tập trung vào tháng mùa vụ, còn lúc nông
nhàn thì không có việc làm Do vậy, vấn ñề giải quyết việc làm cho lao
ñộng nông thôn trở nên hết sức cần thiết, và khó khăn, ñòi hỏi sự hỗ trợ về
nhiều mặt và ñồng bộ của các ngành nghề và các lĩnh vực.
Các làng nghề góp phần tạo việc làm, phân công lao ñộng thu hút lao
ñộng dư thừa cũng như lao ñộng nông nhàn ở nông thôn. Việt Nam là một
quốc gia chủ yếu sản xuất nông nghiệp, chiếm gần 80% dân số nông thôn, tốc

×