Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Đánh giá đa dạng sinh học khu vực cảnh quan rừng hành lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.67 MB, 141 trang )

Đánh Giá Đa Dạng Sinh Học Khu Vực Cảnh
Quan Rừng Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa
Thiên Huế, Việt Nam




Dự án Hành lang xanh: Báo cáo kỹ thuật số 7






Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

2
Những quan điểm trình bày trong báo cáo này là của tác giả và nhà biên soạn. Không nhất thiết
phản ánh quan điểm của tổ chức WWF.

Các bản đồ địa lý trong tài liệu này không hàm ý của các tác giả hoặc WWF về địa vị pháp lý của
bất kỳ quốc gia, lãnh thổ, vùng hoặc thẩm quyền hay ranh giới nào.

Tác giả, người biên soạn và WWF không chịu trách nhiệm cho bất kỳ một sai sót nào của tài liệu
do biên dịch tài liệu này sang các ngôn ngữ khác.

Xuất bản: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam

Bản quyền: WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa
Thiên Huế


Việc tái bản bất kỳ phần nào của ấn phẩm này vì mục đích giáo dục, bảo tồn hay phi lợi nhuận khác
có thể được thực hiện không cần xin phép trước mà chỉ nêu đầy đủ nguồn cung cấp thông tin.

Sao chép các ảnh tư liệu cho bất kỳ mục đích nào không được phép khi không có sự đồng ý của
tác giả và người gữ bản quyền.

Tái bản để kinh doanh hay vì mục đích thương mại khác không được thực hiện nếu không xin
phép trước các nhà giữ bản quyền.

Trích dẫn: Dickinson, C.J. và Văn Ngọc Thinh (2006). Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh
quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam. Báo cáo số 7: Dự án Hành Lang xanh,
WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên Huế, Việt
Nam.

Biên tập: Chris Dickinson, Văn Ngọc Thịnh và Danny Lenain

Ảnh trang bìa: WWF © WWF Greater Mekong

Tài liệu được lưu giữ tại:

Dự án Hành lang xanh – WWF WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam
Chi Cục Kiểm Lâm tỉnh Thừa Thiên Huế 39 Xuân Diệu
18 Đoàn Hữu Trưng, Thành phố Huế Quận Tây Hồ
Tỉnh Thừa Thiên Huế Hà Nội
Việt Nam Việt Nam
ĐT: 054 887323 ĐT: 04 7193049
www.huegreencorridor.org www.panda.org/greatermekong


Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam


3









DỰ ÁN HÀNH LANG XANH: ĐÁP ỨNG CÁC MỤC
TIÊU BẢO TỒN TOÀN CẦU TRONG CẢNH QUAN
HIỆU XUẤT




BÁO CÁO KỸ THUẬT SỐ 7:

Đánh Giá Khu Hệ Động Thực Vật Vùng Cảnh Quan
Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam





Tác giả:
Dickinson
1

, C.J. và Văn Ngọc Thịnh
1



Đơn vị/ tổ chức:
1
WWF Dự án Hành Lang Xanh, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam






Báo cáo này là kết quả của dư án “ Hành lang Xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu
trong một cảnh quan hiệu suất” Dự án nhận được sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi
trường toàn cầu, Số: TF052526, WWF Greater Mekong & Chương trình Việt Nam, Ủy Ban
Nhân Dân Tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan.

Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

4
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 12
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH 14
TÓM TẮT 15

1.0 THÔNG TIN CƠ BẢN 22
1.1 Giới Thiệu 22

1.1.2 Sự Thiết Lập Các Ưu Tiên Bảo Tồn ở Khu Vực Cảnh Quan Trung Trường Sơn 22
1.1.3 Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế 23
1.1.4 Đánh Giá Cảnh Quan Rừng 23
1.1.5 Các Mục Tiêu 23
1.2 Mô Tả về Khu Vực Nghiên Cứu 24
1.2.1 Địa Điểm và Địa Lý H
ọc Sinh Vật Khu Vực Nghiên Cứu 24
1.2.2 Địa Hình, Địa Chất và Thuỷ Văn 24
1.2.3 Khí Hậu 25
1.2.6 Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn 27
1.2.7 Vị Trí Các Khu Vực Nghiên Cứu Mẫu 27

2.0 KHU HỆ THỰC VẬT 39
2.1 Giới Thiệu 39
2.1.1 Tổng Quan 39
2.1.2 Trung Trường Sơn 39
2.1.4 Thảm Thực Vật 39
2.1.5 Các Loài Thực Vật Quan Trọng Bảo Tồn 40
2.1.6 Cảnh Quan Rừng Khu Vực Hành Lang Xanh 40
2.1.7 Những Nghiên Cứu Trước Đây 40
2.2 Các Phương Pháp Nghiên Cứu 40
2.2.1 Khu Vưc Nghiên Cứu Và Mô Tả Lựa Chọn Vị Trí Điều Tra 40
2.2.2 Các Tài Liệu Phân Loại và Các Tài Liệu Khác Được Sử Dụng 41
2.3 Phương Pháp Thu Mẫu 41
2.4 Các Kết Quả Nghiên Cứu 43
2.4.1 Đánh Giá Các Thảm Thực Vật và Hệ Thực Vật 43
2.4.2 Sự Đánh Giá Các Taxôn Bậc Cao 43
2.4.3 Tường Trình Các Điểm Nghiên Cứu của Dự Án 44
2.4.3.1 Huyện Nam Đông, Xã Thượng Quang 44
2.4.3.2 Huyện A Lưới, Xã A Roàng 45

2.4.3.3 Huyện A Lưới, Các Xã Hồng Kim và Hồng Vân 45
2.4.3.4 Huyện A Lưới, Xã Hương Nguyên 46
2.4.3.5 Huyện Hương Thủy, Xã Dương Hòa 47
2.4.4 Sử Dụng Lan như Mô Hình để Phân Tích Hệ Thực Vật 47
2.4.5 Các Nhóm Thực Vật Quan Trọng Khác ở Vùng Nghiên Cứu 48
2.4.5.1 Ráng 48
2.4.5.2 Hạt Trần 49
2.4.5.3 Cây Gỗ 49
2.4.6 Các Loài Cây Có Ý Nghĩa Trồng Làm Cảnh 50
2.4.7 Các Loài Đặc Hữu và Gần Đặc Hữu 51
2.4.8 Các Loài Mới 51
2.5 Đánh Giá Môi Trường Sống 51
2.5.1 Rừng Nguyên Sinh Rậm Thường Xanh Cây Lá Rộng Chưa Bị Tác Động ở Đất
Thấp 52
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

5
2.5.2 Rừng Thứ Sinh Rậm và Thưa Thường Xanh Cây Lá Rộng ở Đất Thấp 52
2.5.3 Trảng Cây Bụi Thứ Sinh Rậm và Thưa 52
2.5.4 Trảng Cỏ Thưa và Các Quần Xã Ráng Thứ Sinh 53
2.5.5 Các Quần Xã Ráng. 53
2.5.6 Các Quần Xã Thực Vật ở Ven Suối 53
2.5.7 Các Quần Xã Thực Vật Sống Trên Đá 53
2.6 Nghiên Cứu Thiết Lập Các Ô Tiêu Chuẩn 54
2.6.1 Thảm Thực Vật và Các Ô Không Cây Gỗ 54
2.6.1.1 Các Ô Cây Gỗ 54
2.6.1.2 Đánh Giá Sinh Cảnh 55
2.6.2 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn 56
2.7 Thảo Luận 56
2.7.1 Các Loài Thực Vật Bị Đe Dọa Tuyệt Chủng ở Mức Toàn Cầu và Quốc Gia 56

2.7.2 Các Loài Thực Vật Hiếm và Đặc Hữu 57
2.7.4 Các Loài Có Giá Trị Về Kinh Tế và Các Loài Khác Có Giá Trị Tiềm Năng 57
2.7.5 Bảo Tồn Sinh Cảnh 57
2.7.6 Cây Gỗ và Sự Tái Sinh Rừng 58
2.7.7 Đánh Giá Các Điểm Nghiên Cứu Bối Cảnh Đối với Vùng và Tỉnh 58
2.7.8 Kết Luận 58
2.8 Các Đề Xuất 59

3.0 KHU HỆ BÒ SÁT VÀ ẾCH NHÁI 61
3.1 Giới Thiệu 61
3.1.1 Tổng Quan 61
3.1.2 Trung Trường Sơn 61
3.1.3 Địa Lý Học Sinh Vật 62
3.1.4 Các Nghiên Cứu Trước Đây 62
3.2.1 Khu Vực Nghiên Cứu và Mô Tả Các Điểm Nghiên Cứu 62
3.2.5 Đánh Giá Giá Trị Bảo Tồn của Các Địa Điểm Nghiên Cứu 64
3.3 Các Kết Quả 64
3.3.1 Nỗ Lực của Chuyến Khảo Sát 65
3.3.2 Thành Phần Loài Ếch Nhái và Bò Sát ở Khu Vực Dự Án Hành Lang Xanh 65
3.3.3 Đánh Giá Các Điểm Khảo Sát - Các Loài Được Xác Nhận 66
3.3.4 Đánh Giá Các Điểm Khảo Sát - Kết Quả Điều Tra Phỏng Vấn 67
3.3.5 Các Loại Bị Đe Dọa và Ưu Tiên 69
3.3.5.1 Các Loài Bị Đe Dọa 69
3.3.5.2 Các Nhóm Loài Phức Tạp 73
3.3.5.3 Các Loài Mới Chỉ Định Tạm Thời 73
3.3.6 Đánh Giá Các Yếu Tố Đe Doạ 74
3.3.7 Đánh Giá và Sắp Xếp Giá Trị Bảo Tồn Các Điểm Nghiên Cứu 74
3.3.8 Các Mối Đe Dọa Công Tác Bảo Tồn 75
3.3.8.1 Săn Bắt Động Vật 75
3.3.8.2 Sinh Cảnh Sống Bị Thu Hẹp và Suy Thoái 75

3.4 Thảo Luận 75
3.4.1 Các So Sánh với Những Điểm Nghiên Cứu Khác 75
3.4.2 Kết Luận 76
3.4.3 Những Kiến Nghị 76

4.0 KHU HỆ BƯỚM 78
4.1 Giới Thiệu 78
4.1.1 Tổng Quan 78
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

6
4.1.2 Các Nghiên Cứu Trước Đây 78
4.2 Các Phương Pháp Nghiên Cứu 79
4.2.1 Khu Vực Nghiên Cứu và Các Mô Tả về Các Điểm Khảo Sát Điều Tra 79
4.2.2 Các Phương Pháp Thu Mẫu 80
4.2.3 Định Loại Mẫu Vật 80
4.2.4 Phân Tích Xử Lý Số Liệu 81
4.3 Các Kết Quả 81
4.3.1 Sự Phong Phú và Đa Dạng của Khu Hệ Bướm 81
4.3.2 Thành Phần Các Loài Quan Trọng 82
4.3.2.1 Loài Bướm Mới 82
4.3.2.2 Ghi Nhận về Sự Phân Bố Mới 83
4.3.2.4 Các Loài Bướm Hiếm và Đặc Hữu 84
4.3.3 Phân Bố theo Sinh Cảnh 85
4.3.4 Phân Bố theo Không Gian 85
4.3.5 Phân Bố theo Độ Cao 85
4.3.6 Các Loài Bướm Chỉ Thị 86
4.4 Thảo Luận 87
4.4.1 Đánh Giá Chung Mức Độ Đa Dạng Loài 87
4.4.2 Đánh Giá Các Mối Đe Dọa đến Công Tác Bảo Tồn 88

4.4.3 Kết Luận 88
4.5 Các Đề Xuất 89

5.0 KHU HỆ CHIM 90
5.1 Giới Thiệu 90
5.1.1 Tổng Quan 90
5.1.2 Cảnh Quan Rừng Khu Vực Hành Lang Xanh 90
5.1.3 Các Nghiên Cứu Trước Đây 90
5.2 Các Phương Pháp 91
5.2.1 Khu Vực Nghiên Cứu và Các Mô Tả về Địa Điểm Điều Tra Khảo Sát 91
5.2.1.1 Khu Vực A Ròang - Huyện A Lưới 91
5.2.2 Các Phương Pháp Thu Mẫu 92
5.2.2.2 Dùng Lưới Mờ 92
5.4 Các Kết Quả 93
5.4.3 Đánh Giá Điểm Nghiên Cứu 95
5.4.4 Mô Tả Những Loài Chim Quan Trọng 96
5.4.4.1 Gà So Trung Bộ (Arborophila merlini) 96
5.4.4.2 Trĩ Sao (Rheinardia ocellata) 96
5.4.4.3 Niệc Nâu (Anorrhinus tickelli) 97
5.4.4.5 Khướu Mỏ Dài (Jabouilleia danjoui) 97
5.4.4.6 Gà Lôi Lam Mào Trắng (Lophura edwardsi) 97
5.4.5 Đánh Giá Điểm Nghiên Cứu 97
5.4.6 Các Loài Cần Được Bảo Tồn 98
5.4.7 Đánh Giá Tầm Quan Trọng của đi ểm Nghiên Cứu trong Bối Cảnh Tỉnh và Vùng 98
5.4.8 Các Mối Đe Dọa Đến Bảo Tồn 98
5.5 Các Đề Xuất 99

6.0 KHU HỆ CÁ 101
6.1 Giới Thiệu 101
6.1.1 Tổng Quan 101

6.1.2 Các Mối Đe Dọa Bảo Tồn 101
6.1.3 Các Nghiên Cứu Trước Dây về Khu Hệ Cá ở Việt Nam 102
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

7
6.2 Các Phương Pháp Nghiên Cứu 102
6.2.1 Khu Vực Nghiên Cứu và Mô Tả Các Điểm Nghiên Cứu Diều Tra 102
6.2.1.1 Khe Lạnh, Xã Dương Hoà, Huyện Hương Thuỷ. 103
6.2.1.2 Khe Chà Măng, Xã Thượng Lộ, Huyện Nam Đông 103
6.2.1.3 Khe La Ma, Xã Hương Sơn, Huyện Nam Đông 103
6.2.1.4 Khe Hương Nguyên, Xã Hương Nguyên, Huyện A Lưới 103
6.2.1.5 Xã A Roàng, huyện A Lưới 104
6.2.1.6 Xã Hồng Vân Huyện A Lưới 104
6.2.2 Phương Pháp Chọn Mẫu ở Thực Địa 104
6.3 Các Kết Quả 106
6.3.1 Nổ Lực Thu Mẫu 106
6.3.3 So Sánh Các Địa Điểm Điều Tra 107
6.3.4 Các Loài Cá Kinh Tế 107
6.3.5 Các Loài Chiếm Ưu Thế 108
6.3.7 Các Loài Tương Đồng 109
6.4.2 Các Mối Nguy Cơ Đe Doạ đối với Công Tác Bảo Tồn 111
6.4.3 Kết Luận 111
6.5 Một Số Đề Xuất 112

7.0 KHU HỆ THÚ 113
7.1 Giới Thiệu 113
7.1.1 Tổng Quan 113
7.1.2 Cảnh Quan Hành Lang Xanh 114
7.1.3 Các Nghiên Cứu Trước Đây 114
7.2 Phương Pháp 114

7.2.1 Vùng Nghiên Cứu và Mô Tả 114
7.2.1.1 Các Cuộc Khảo Sát Nghiên Cứu Loài Biểu Trưng và Lập Bản Đồ Dựa Vào Cộng
Đồng 115
7.2.1.2 Các Cuộc Điều Tra Thực Địa của Tư Vấn về Thú 115
7.2.1.3 Bẩy Ảnh 116
7.2.2 Lịch trình và nổ lực khảo sát nghiên cứu 116
7.2.3 Các Phương Pháp Nghiên Cứu 117
7.2.3.1 Phỏng Vấn và Phát Thảo Bản Đồ Dựa Vào Cộng Đồng 117
7.2.3.2 Khảo Sát Nghiên Cứu về Thú 118
7.2.3.3 Các Đợt Khảo Sát Linh Trưởng 118
7.2.3.4 Bẩy Ảnh 118
7.2.3.5 Định Loại Các Loài 118
7.2.3.6 Các Ghi Nhận về Các Loài Biểu Trưng 118
7.3 Kêt Quả Nghiên Cứu và Thảo Luận 119
7.3.1 Lập bản đồ dựa vào cộng đồng 119
7.3.2 Các đợt khảo sát điều tra thú 121
7.3.2.1 Xã Phong Mỹ 121
7.3.2.2 Xã A Roàng 121
7.3.2.3 Xã Hồng Hạ đến xã Hồng Kim (huyên A Lưới) 121
7.3.2.4 Xã A Roàng (huyện A Lưới) đến xã Thương Quảng (huyện Nam Đông) 121
7.3.3 Bẩy ảnh 121
7.3.4 Các Điều Tra Khảo Sát Linh Trưởng 121
7.3.5 Sự Phong Phú của Các Loài 122
7.3.6 Các Loài Quí Hiếm và Nguy Cấp 123
7.3.7 Sự Phân Bố của Các Loài Biểu Trưng 124
7.3.8 Các Ghi Nhận về Các Loài Thú Khác 125
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

8
7.3.8.1 Các Loài Linh Trưởng 125

7.3.8.2 Các Loài Thú Ăn Thịt 125
7.3.8.3 Các Loài Thú Móng Guốc 126
7.4 Thảo Luận 128
7.4.1 Bảo Tồn Các Loài 128
7.4.2 Khu Vực Có Giá Trị Bảo Tồn 128
7.4.3 Các Mối Đe Dọa Khu Hệ Thú 129
7.4.3.1 Săn Bắt 129
7.4.3.2 Khai Thác Gỗ và Các Sản Phẩm Phi Gỗ 130
7.4.4 Kết Luận 130
7.5 Các Đề Xuất Kiến Nghị 131

8.0 KẾT LUẬN 133

9.0 THAM KHẢO 134

Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

9
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1.0 Lượng mưa và nhiệt độ thấp nhất, cao nhất hàng tháng ở các trạm tỉnh Thừa Thiên
Huế a. Thành phố Huế, b. Huyện A Lưới, c, Huyện Nam Đông. Nguồn (Thống kê
TTH , 2005) 26
Hình 2.0 Bản đồ khu vực cảnh quan ưu tiên Trung Trường Sơn 29
Hình 3.0 Bản đồ các khoảnh rừng được xác định bổ sung cho các khu vực ưu tiên một về bảo
tồn thông qua đánh giá sinh học ở khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn (Tordoff et
al., 2003) 29
Hình 4.0 Bản đồ hành chính khu vực dự án hành Lang Xanh, ban hành tháng 7 năm 2004. a.
Các ranh giới huyện và xã; b. Các đơn vị quản lý, kể từ thời điểm này các ranh giới
hành chính đã được chỉnh sửa (Bảng 2.0) 30

Hình 5.0 Các vùng cao ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002) 30
Hình 6.0 Các hệ thống thủy văn chính ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002) 31
Hình 7.0 Bản đồ địa chất ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002) 31
Hình 8.0 Bản đồ đất đai ở tỉnh Thừa Thiên Huế 32
Hình 9.0 Bản đồ tỉnh Thừa Thiên Huế với ranh giới khu vực dự án hành lang xanh được thể
hiện. Dựa vào ảnh viễn thám LANDSAT (4/ 2003) 32
Hình 10.0 Bản đồ mật độ dân số khu vực dự án Hành Lang Xanh 33
Hình 11.0 Vị trí các khu vực thu mẫu chính về các khu hệ thực vật, bò sát lưỡng thê, bướm,
chim, cá và thú 33
Hình 12.0 Các khu vực mẫu chính về khu hệ thực vật và vị trí các tuyến mẫu 34
Hình 13.0 Vị trí các khu v
ực mẫu về ếch nhái bò sát và các tuyến mẫu 34
Hình 14.0 Vị trí các khu vực mẫu về bướm và các tuyến mẫu 35
Hình 15.0 Vị trí các khu vực mẫu về chim và các tuyến mẫu 35
Hình 16.0 Vị trí các khu vực mẫu về cá và các tuyến mẫu 36
Hình 17.0 Vị trí các khu vực mẫu về thú và các, các tuyến điều tra bao thú lớn và linh trưởng37
Hình 18.0 Vị trí các khu vực khảo sát linh trưởng, các tuyến điều tra bao thú lớn và bẫy ảnh 37
Hình 19.0 Vị trí các khu vực ưu tiên về
các loài linh trưởng và vị trí các điểm quan sát Vượn
và Voọc 38
Hình 20.0 Vị trí khu vực phát thảo bản đồ và phỏng vấn cộng đồng địa phương, các khu vực
đã xác định thông qua phương pháp này bao gồm các loài quan trọng như Sao la,
Hổ, Gà lôi lam mào trắng và linh trưởng (Vượn, Voọc) 38
Hình 21.0 Diễn biến số lượng các loài ghi nhận được 65
Hình 22.0 Bản đồ vị trị các điểm thu thập mẫu bướm 80
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

10
Hình 23.0 Thành phần loài bướm thuộc mỗi họ ở Hành Lang Xanh Thừa Thiên Huế 82
Hình 24 .0 Đường cong tích lũy loài ở vùng dự án Hành lang xanh 94

Hình 25.0 Bản đồ thu mẫu cá khu vực Hành lang xanh 105
Hình 26.0 Các thôn và xã đã phỏng vấn thông tin 115
Hình 27.0 Vùng nghiên cứu linh trưởng, bẩy ảnh ở Hành lang xanh, TT Huế 117
Hình 28.0 Các điểm ghi nhận linh trưởng ở TT Huế 120
Hình 29.0 Mức độ phân cấp các loài biểu trưng bao gồm vooc ngũ sắc, vượn, sao la và hổ 120
Hình 30.0 Ghi nhận các loài linh trưởng bao gồm quan sát, phỏng vấn và xác định các vùng
mật độ cao 122
Hình 31.0 Phân bố các loài biểu trưng (vượn, voọc, hổ và sao la) tỉnh Thừa Thiên Huế 124

DANH SÁCH BẢNG

Bảng 1.0 Mật độ nhân khẩu các huyện có rừng tỉnh TT - Huế 26
Bảng 2.0 Vị trí các khu vực nghiên cứu mẫu về đa dạng sinh học các nhóm loài ngoài trừ các
loài Linh trưởng 28
Bảng 3.0 Độ cao, địa chất, kiểu rừng và các nhân tố ảnh hưởng của các điểm nghiên cứu thực
vật chính 41
Bảng 4.0 Tóm tắt các dữ liệu thu thập ở mỗi điểm nghiên cứu của Dự án Hành Lang Xanh 42
Bảng 5.0 Tình trạng bảo tồn (Sách đỏ Việt Nam) của một số loài cây gỗ ở vùng nghiên cứu 50
Bảng 6.0 Các kiểu rừng phân theo trạng thái ở vùng nghiên cứu của Dự án 55
Bảng 7.0 Các nhân tố phá hoại ở các điểm nghiên cứu của Dự án 56
Bảng 8.0 Đề xuất kế hoạch bảo tồn theo vùng 60
Bảng 9.0 Toạ độ các điểm nghiên cứu trong khu vực Dự án Hành lang xanh 63
Bảng 10.0 Thành phần loài ếch nhái và bò sát ở các đ
iểm nghiên cứu trong khu vực dự án 66
Bảng 11.0 Danh sách các loài quý hiếm ghi nhận được trong khu vực Dự án Hành lang xanh70
Bảng 12.0 Đánh giá giá trị bảo tồn của các địa điểm nghiên cứu trong vùng Dự án Hành Lang
Xanh 74
Bảng 13.0 Sự đa dạng thành phần loài ếch nhái và bò sát ở khu vực Dự án Hành lang xanh và
một số khu bảo tồn lân cận 75
Bảng 14.0 Địa điểm nghiên cứu ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Khảo sát tháng 4-7/2005) 79

Bảng 15.0 Các loài b
ướm cư trú trong sinh cảnh rừng cảnh quan Hành lang xanh, tỉnh Thừa
Thiên Huế 86
Bảng 16.0 Số lượng loài chim đã ghi nhận được tại mỗi lâm trường và toàn vùng dự án Hành
Lang Xanh 94
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

11
Bảng 17.0 Những loài chim có giá trị bảo tồn cao và có vùng phân bố hẹp trong vùng dự án
Hành Lang Xanh, VQG Bạch Mã, KNTTN ĐacKrông và Phong Điền 95
Bảng 18.0 Lịch trình chuyến đi khảo sát thực địa nghiên cứu cá 102
Bảng 19.0 Địa điểm thu mẫu và số mẫu vật thu được ở mỗi địa điểm điều tra, khu vực Hành
lang xanh, tỉnh Thừa Thiên Huế 106
Bảng 20.0 Cấu trúc khu hệ cá khu vực Hành lang Xanh chỉ ra số lượng họ, giống và loài và tỷ
lệ của chúng 107
Bảng 21.0 Các loài cá kinh tế ở khu vực Hành lang xanh 108
Bảng 22.0 Hai loài cá quý hiếm ở khu vực Hành lang xanh (Sách Đỏ Việt Nam, 2000) 109
Bảng 23.0 Các loài cá mới được công bố trong vòng vài năm trở lại đây 109
Bảng 24.0 Hệ số gần gũi (S) của cá khu vực Hành Lang Xanh so với các vùng phụ cận 110
Bảng 25.0 So sánh thành phần loài cá khu vực Hành lang xanh với các khu hệ cá phụ cận . 110
Bảng 26.0 Địa điểm, thời gian và nhân lực cho các đợt nghiên cứu khảo sát thú 116
Bảng 28.0 Các loài thú ghi nhận ở các khu vực thông qua bẩy ảnh 121
Bảng 29.0 Đa dạng sinh học về các loài thú ở khu vực Hành Lang Xanh và các khu vực lân
cận 122
Bảng 30.0 Danh mục các loài thú quí hiêm và nguy cấp ở khu vực Hành Lang Xanh 123

Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

12
LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu này được thực hiện như một phần của dự án Hành Lang Xanh: “Đáp ứng các mục
tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất” do WWF Greater Mekong & Chương
trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án là một sáng kiến
4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường
toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan.

Tài liệu này là một báo cáo tóm tắt các điều tra nghiên cứu hiện trường về đa dạng sinh học đã
được thực hiện ở khu vực cảnh quan rừng Hành Lang Xanh từ năm 2005 đến 2006, và là các
trình về các kết quả kết hợp của nhiều nhà khoa học, cán bộ và chuyên gia. Nhân dịp này, các
tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn tới các cơ quan, tổ chức và cá nhân đặt biệt là các cán bộ Chi
Cục Kiểm lâm TT - Huế, các Ban quản lý Rừng phòng hộ, các Lâm trường thuộc tỉnh TT -
Huế đã tạo điều kiện giúp đỡ họ trong suốt quá trình khảo sát thực địa như sự hỗ trợ về hậu
cần, cung cấp các thông tin cơ bản, và hỗ trợ nhân lực trong các đợt khảo sát nghiên cứu

Các điều tra khảo sát về Linh trưởng được thực hiện với sự tài trợ của Quĩ nghề cá và động
vật hoang dã của Mỹ - Quĩ bảo tồn các loài đa Quốc gia đã thông qua một dự án về bảo tồn
các loài Vượn; chúng tôi muốn gửi lời cám ơn đặt biệt đến Ông Fred Bagley đã tiếp tục hỗ trợ
cho hoạt động bảo tồn ở khu vực miền Trung Việt Nam.

Một số các nhà khoa học đã được hợp đồng để thực hiện các đợt điều tra nghiên cứu như chi
tiết ở dưới đây. Báo cáo này cung cấp một tóm tắt về các báo cáo phân loại chi tiết, nhân đây
chúng tôi bày tỏ lời cảm ơn về sự đóng góp của họ và các cá nhân quan tâm góp ý nhiều
thông tin hơn nữa cho các báo cáo chi tiết này về khu hệ động thực vật ở khu vực dự án.

Khu Hê Thực Vật (Báo Cáo Kỹ Thuật Số 1):
Giáo sư Leonid V. Averyanov and Anna L. Averynova (Viện thực vật học Kômarốp, Viện
Hàn lâm khoa học Liên bang Nga, Xanh Pêtécxbua); Giáo sư Phan Kế Lộc, Nguyễn Tiến
Vinh, Lê Thái Hùng, TS.Nguyễn Tiến Hiệp, Phạm Văn Thế (Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Viện khoa học và công nghệ Việt Nam, Hà Nội (VAST); Trần Minh Đức, Ngô Trí
Dũng, Dương Văn Thành (Trường Đại học nông lâm Huế, Đại học Huế) và TS. Jacinto

Regaldo (Chương trình bảo tồn thực vật Việt Nam (VBCP), một chương trình cùng phối hợp
giữa Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (IEBR) và Vườn thực vật Mítxuri, Xanh Lui
(MBG), USA).

Khu Hê Bò Sát, ếch Nhái (Báo Cáo Kỹ Thuật Số 2):
Ông Nguyễn Quảng Trường ( Phòng động vật xương sống - Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, Hà Nội, Việt Nam (IEBR); TS. Raoul Bain (Trung tâm Đa dạng sinh học và Bảo tồn
(CBC), Bảo tàng Lịch sử tự nhiên Hoa Kỳ, New York, Hoa Kỳ (AMNH).

Khu Hệ Bướm (Báo Cáo Kỹ Thuật Số 3):
TS. Alexander L. Monastyrskii (Trung tâm nhiệt đới Việt - Nga, Hà nội), cùng 2 trợ lý là 2
nghiên cứu sinh: Đỗ Anh Tuấn, Phạm Minh Hùng

( Khoa Sinh học - Đại hoc khoa hoc Huế)

Khu hệ chim (Báo cáo kỹ thuật số 4):
TS. Nguyễn Cử (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội, Việt Nam (IEBR), Nguyễn
Trần Vỹ (Viện Sinh học Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh (ITB))

Khu hệ cá (Báo cáo kỹ thuật số 5):
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

13
TS. Võ Văn Phú, Trần Thụy Cẩm Hà vàHồ Thị Hồng (Khoa Sinh học, Đại hoc khoa hoc Huế)

Khu hệ thú (báo cáo kỹ thuật số 6):
Văn Ngọc Thịnh (Chuyên gia về Thú - Dự án Hành Lang Xanh), Vũ Ngọc Thành (Chuyên
gia về Linh trưởng, Đại học Quốc gia Hà Nội), Đỗ Tước (Chuyên gia về Thú Viện Điều tra
Qui hoạch Rừng (FIPI), Hà nội), Barney Long và Trần Minh Hoàng (Chuyên gia về Thú và
Linh trưởng, dự án MOSAIC -WWF ); Lê Trọng Đạt (Chuyên gia về Linh trưởng, VQG Cúc

Phương) và Nguyễn Mạnh Hà (Chuyên gia về Linh trưởng, Trung tâm tài Nguyên và Môi
trường - CRES, Hà Nội).

Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

14
TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN HÀNH LANG XANH

Dự án Hành lang xanh: đáp ứng các mục tiêu bảo tồn toàn cầu trong một cảnh quan hiệu suất
là một sáng kiến 4 năm bắt đầu từ tháng 6 năm 2004 do WWF Greater Mekong & Chương
trình Việt Nam và Chi cục Kiểm lâm tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện. Dự án nhận được sự tài
trợ của Ngân hàng thế giới - Quỹ môi trường toàn cầu, WWF, ủy ban nhân dân tỉnh Thừa
Thiên Huế và SNV - Tổ chức phát triển Hà lan. Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và
duy trì đa dạng sinh học cao của các khu rừng trong cảnh quan Hành lang xanh. Khu vực này
đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quan có hệ thống như là một trong
những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn vì nó hỗ trợ cho một số khu rừng
thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc hữu và đang bị đe dọa
như Sao la (Tordoff et al., 2003; MARD, 2004).

Mục tiêu chính của dự án là nhằm bảo vệ và duy trì giá trị bảo tồn cảnh quan Hành lang xanh,
một khu vực mang tính quan trọng toàn cầu hiện đang bị đe dọa nghiêm trọng do khai thác và
săn bắt phi pháp và các mối de dọa phát triển không bền vững. Mục tiêu thứ yếu là thiết lập
một mô hình có thể nhân rộng cho việc bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn toàn cầu trong các
cảnh quan rừng đa dụng với tầm quan trọng chiến lược đối với bảo tồn đa dạng sinh học.

Dự án tiến hành các cơ chế can thiệp và các phương pháp kịp thời nhằm đạt được lợi ích
nhiều mặt từ việc quản lý rừng trong các cảnh quan hiệu suất để đẩy lùi mối đe dọa đa dạng
sinh học chính trong khu vực Hành lang xanh. Điều này bao gồm việc xác định các ưu tiên
bảo tồn và phục hồi rừng thông qua các đánh giá về đa dạng sinh học có hệ thống và lập bản
đồ rừng. Đặc biệt dự án sẽ cải thiện chất lượng quản lý và lập kế hoạch đất và tài nguyên

nhằm tăng cường cấp độ bảo tồn đa dạng sinh học và cung cấp một cảnh quan hiệu suất. Để
đạt được điều này, dự án sẽ làm việc với các cán bộ lâm nghiệp, các cộng đồng địa phương và
các cán bộ cấp tỉnh bao gồm cả những nhà lập kế hoạch phát triển.

Các kết quả chính của phương pháp cộng tác này sẽ là công tác lập kế hoạch khoanh vùng bảo
tồn và các thoả thuận bảo tồn có sự tham gia. Các công cụ này sẽ đảm bảo rằng những người
ra quyết định về môi trường và xã hội sẽ tiến đến xem xét tất cả các cấp độ từ cấp xã trở lên.
Ngoài ra, chúng cũng sẽ là công cụ trong việc giảm thiểu mối đe dọa đối với các khu vực bên
ngoài các khu rừng đặc dụng khỏi các kế hoạch và các chiến lược đối kháng và sẽ đảm bảo
các mục tiêu bảo tồn có thể đạt được ở Hành lang xanh. Điều này sẽ nhằm thúc đẩy việc nhận
biết một cảnh quan hiệu suất nơi mà các cộng đồng địa phương hưởng lợi thông qua công tác
bảo tồn và quản lý tài nguyên thiên nhiên được cải thiện và không bị ảnh hưởng tiêu cực bởi
các hoạt động pháp triển không thích hợp ở cấp huyện, cấp tỉnh hoặc cấp quốc gia.


Liên lạc:
Hoàng Ngọc Khanh Chris Dickinson
Giám đốc dự án Cố Vấn trưởng dự án
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm WWF Dự án Hành lang xanh
Thừa Thiên Huế WWF Greater Mekong & Chương trình Việt
Nam
Việt Nam
www.huegreencorridor.org
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

15
TÓM TẮT

Báo cáo này là một đánh giá về đa dạng động, thực vật khu vực Hành Lang Xanh tỉnh Thừa
Thiên Huế do dự án Hành Lang Xanh - Chi Cục Kiểm lâm TT Huế và WWF Greater Mekong

& Chương trình Việt Nam thực hiện. Ưu tiên đầu đối với dự án là khu vực Hành Lang Xanh
đã được xác định thông qua các đánh giá bảo tồn cảnh quan có hệ thống như là một trong
những ưu tiên bảo tồn cao nhất ở vùng Trung Trường Sơn (Tordoff et al., 2003) vì nó hỗ trợ
cho một số khu rừng thấp còn lại cuối cùng ở Việt Nam và là nơi cư trú của nhiều loài đặc
hữu và đang bị đe dọa như Sao la. Các cuộc khảo sát được thực hiện như là một phần đánh giá
cảnh quan của dự án để xác định thêm các ưu tiên bảo tồn trong khu vực. Các nhóm chỉ số
được lựa chọn đại diện cho đa dạng sinh học trong khu vực dự án tên là: các nhóm thực vực
có mạch, các loài lan biểu trưng, nhóm bò sát lưỡng thê, các nhóm bướm, chim, cá nước ngọt
và thú.

Các đợt điều tra khảo sát được tiến hành thực hiện rộng khắp các khu vực rừng thuộc 3 huyện:
A Lưới, Nam Đông, Hương Thủy tỉnh Thừa Thiên Huế và thêm một số điểm mẫu ở huyện
Phong Điền. Đối với một số nhóm loài được xác định như là các loài biểu trưng (các loài linh
trưởng, sao la, gà lôi lam mào trắng) thông qua các các đợt phỏng vấn với các thợ săn địa
phương được thực hiện khắp trên địa bàn tỉnh và các đợt khảo sát điều tra hiện trường đối với
các loài linh trưởng cũng được tiến hành khắp địa bàn của tỉnh. Các so sánh với các đợt điều
tra khảo sát trước đây ở Khu BTTN Dakrong (tỉnh Quảng Trị); Khu BTTN Phong Điền và
VQG Bạch Mã (tỉnh TT -Huế) cũng đã được tiến hành đối với các nhóm chim, thực vật, cá và
bướm. Mục đích của báo cáo này là giới thiệu tóm tắt những kết quả đạt được và đánh giá các
giá trị bảo tồn trong khu vực trong khả năng tối đa có thể được. Thông tin chi tiết và danh
mục toàn bộ các loài nghiên cứu được trình bày chi tiết ở các báo cáo kỹ thuật về cá thể nhóm
loài (báo cáo kỹ thuật số 1đến 6), báo cáo tóm tắt này chỉ là phần tóm lược chủ yếu. Tham
khảo bổ sung thêm ở báo cáo bảo tồn vùng (báo cáo số 8), báo cáo này giới thiệu về một đánh
giá đa dạng sinh học thông qua phân tích các mối đe dọa, các đặc điểm cảnh quan, thực trạng
sử dụng đất và các giá trị bảo tồn.

Khu Thực Vật:
Việc điều tra thực địa bao gồm lấy mẫu nghiên cứu ở tất cả các sinh cảnh rừng trong khu vực
nghiên cứu có độ cao từ 80 đến 1150m so với mặt nước biển. Chúng tôi đã tiến hành quan sát
và mô tả các kiểu thảm thực vật chính và hệ thực vật dựa vào 3550 mẫu vật thuộc 1517 số

hiệu đã thu thập và dựa vào sự nghiên cứu thực vật ở các ô tiêu chuẩn, bao gồm các ô của các
loài cây gỗ và cây không phải gỗ. Tổng số 101 ô tiêu chuẩn, đại diện cho tất cả các kiểu quần
xã thực vật địa đới chủ yếu của các điểm đã được lựa chọn, bao gồm 52 ô các loài cây không
phải gỗ và 49 ô các loài cây gỗ. Các kiểu địa mạo, đá mẹ, thổ nhưỡng chủ yếu, các mẫu vật
(hiện lưu trữ tại khoa lâm nghiệp) đã được thu thập làm đối chứng chứng cùng khoảng 800
bức ảnh.

Những kết quả của cuộc điều tra, nghiên cứu đã cho thấy hệ thực vật ở các điểm nghiên cứu ít
nhiều có sự đồng nhất, nhưng có tính đa dạng cao và bao gồm nhiều loài đặc hữu địa phương,
đặc hữu và gần đặc hữu. Trong quá trình khảo sát đã ghi nhận được 869 loài thực vật bậc cao
có mạch (bao gồm Ráng (Dương xỉ) và các nhóm có quan hệ với Ráng, Hạt trần và Hạt kín),
thuộc 489 chi và 131 họ. Trong số này có 64 loài đặc hữu địa phương, đặc hữu và gần đặc
hữu, 15 loài có thể mới cho khoa học, và một số chi và loài ghi nhận mới cho hệ thực vật Việt
Nam. Dựa trên kết quả nghiên cứu ở các vùng khác có các điều kiện tương tự có thể dự đoán
tổng số loài thực vật bậc cao có mạch ở vùng nghiên cứu của Dự án Hành lang xanh sau khi
kiểm kê đầy đủ sẽ lên đến 1700-2000 loài. Hệ thực vật của tất cả các điểm nghiên cứu là điển
hình cho hệ thực vật ở đất thấp của tiểu vùng địa lý thực vật Trung Trường Sơn. Các loài
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

16
thuộc yếu tố tại chỗ (bản địa), yếu tố thường có sự phân bố hẹp, tạo thành phần lõi chủ yếu (ít
nhất 60%) của hệ thực vật ở thảm thực vật nguyên sinh. Thêm vào đó cũng có những yếu tố
phân bố rộng và yếu tố không mọc tự nhiên, bao gồm cả các loài xâm lấn, tạo nên phần quan
trọng ở thảm thực vật thứ sinh.

Hành lang xanh bao gồm một trong những khu rừng ở đất thấp rộng lớn đang còn lại ở Việt
Nam với tổng diện tích khoảng 134.000ha. Vùng nghiên cứu giàu và đa dạng về thành phần
thực vật, bao gồm nhiều yếu tố của hệ thực vật rừng ở đất thấp. Mặc dầu chúng tôi không thể
điều tra toàn bộ khu vực của Hành lang xanh nhưng các điểm, đặc biệt là ở A Roàng và các
khu vực xung quanh đã được xác định là ưu tiên bảo tồn cao nhất bởi ưu điểm của hệ thực vật

rừng giàu có và hầu như chưa bị tác động. Vùng Hành lanh xanh mở ra một cơ hội rất tốt cho
sự bảo tồn rừng nhiệt đới vùng đất thấp, điển hình cho vùng Trung Trường Sơn và hiện chỉ
còn phân bố hạn chế.

Khu Hệ
Ếch Nhái Và Bò Sát:
Kết quả đã ghi nhận 91 loài ếch nhái và bò sát (66 loài quan sát trực tiếp, 25 loài ghi nhận
thông qua phỏng vấn và ảnh chụp), trong đó có 41 loài ếch nhái (38 loài quan sát trực tiếp);
27 loài rắn (16 loài quan sát trực tiếp); 16 loài thằn lằn (12 loài quan sát trực tiếp) và 7 loài
rùa (không có loài quan sát trực tiếp). Tổng số loài ếch nhái và bò sát ghi nhận ở khu vực Dự
án Hành lang xanh chiếm 43% số loài ghi nhận được ở khu vực Trung Trường Sơn. Sự đa
dạng về thành phần loài ở m
ỗi vùng nghiên cứu đó là: 35 loài ghi nhận ở Trà Vệ, 46 loài ghi
nhận ở A Pát, 30 loài ở Thượng Lộ và 27 loài ở Bình Thành. Các họ có số loài phong phú bap
gồm: Ếch nhái Ranidae (13 loài), Ếch cây Rhacophoridae (14 loài), Rắn nước (16 loài). Đáng
chú ý trong chuyến khảo sát này cũng ghi nhận ở khu vực Dự án Hành lang xanh có 4 loài
hiện là đặc hữu của vùng Trung Trường Sơn và 5 loài khác hiện là đặc hữu của dải Trường
Sơn. Trong số các loài đã ghi nhận được có 33 lòai quý hiếm bao gồm 10 loài ếch nhái và 23
loài bò sát, trong đó có 14 loài ghi trong Nghị định 48/2002/ND-CP của Chính Phủ, 15 loài
ghi trong Sách Đỏ Việt Nam, 17 loài ghi trong Danh lục Đỏ IUCN và 9 loài ghi trong các phụ
lục của Công ước CITES.

Hai nhân tố chính đe doạ đến đa dạng sinh học ở khu vực Dự án Hành lang xanh bao gồm săn
bắt động vật hoang dã trái phép trong đó có bò sát và ếch nhái, sự chia cắt và suy thoái sinh
cảnh. Tình trạng săn bắt và buôn bán động vật hoang dã khá phổ biến ở trong khu vực dự án,
cần thiết có nghiên cứu đánh giá thực trạng hoạt động buôn bán động vật rừng trong khu vực
dự án, đặc biệt chú trọng vào các loài quý hiếm (rùa, rắn, các loài thằn lằn cỡ lớn). Các tiêu
chí dùng để đánh giá giá trị bảo tồn của 4 vùng nghiên cứu bao gồm: sự đa dạng, số lượng các
loài quý hiếm, diện tích rừng, chất lượng sinh cảnh và mức độ tác động của con người. Theo
các tiêu chuẩn trên, giá trị bảo tồn của từng khu vực sắp xếp thứ tự từ cao xuống thấp như sau:

A Pát (17 điểm), Thượng Lộ (12 điểm), Trà Vệ (9 điểm) và Bình Thành (6 điểm). Những hỗ
trợ thuận lợi về số lượng trong vực cho khu hệ bò sát, lưỡng thê bao gồm cả những vùng đại
diện cho khu vực Trung Trường Sơn kể cả số lượng các loài bị đe doạ và nguy cấp. Bảo tồn
các khu vực rừng, đặt biệt là các khu vực rừng xung quanh A Roàng và toàn bộ các sinh cảnh
tương tự sẽ được đề xuất.

Khu Hệ Bướm:
Tổng số có 336 loài bướm thuộc 10 họ ghi nhận được trong thời gian đầu. Trong đó, có 2 loài
mới cho khu hệ bướm Việt Nam và có 10 loài mới cho khu vực miền Trung Việt Nam. Đồng
thời, đã tìm thấy 8 loài là những loài mới được mô tả ở KBTTN Phong Điền và VQG Bạch
Mã từ năm 1999-2003. Những phân tích số liệu thu được về khu hệ bướm của tỉnh Thừa
Thiên Huế, cho thấy sinh cảnh rừng thường xanh có mức độ đa dạng loài cao nhất (với 301
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

17
loài, chiếm 75% trong tổng số 402 loài ghi nhận được), sinh cảnh rừng ven sông, suối có mức
độ đa dạng loài thấp hơn (với 223 loài, chiếm 55% tổng số loài ghi nhận được).

Đặc điểm địa lý động vật của khu hệ bướm tỉnh Thừa Thiên Huế tương đối giống với khu hệ
bướm tìm thấy ở các vùng núi thấp khác của Trung và Nam Trung Bộ Việt Nam. Phần lớn các
loài bướm (60% tổng số loài đã gặp) có nguồn gốc từ vùng Indo-Malayan. Có 14 loài đặc hữu
cho vùng Đông Himalaya, Bắc và Trung Đông Dương. Phát hiện thấy loài bướm phượng
Cánh chim vàng Troides aeacus (Papilionidae) trong khu vực nghiên cứu. Đây là loài có tên
trong danh sách những loài đang bị đe doạ tuyệt chủng của Công ước quốc tế về cấm buôn
bán, vận chuyển động vật hoang dã qua biên giới (CITES). Mặc dù, loài bướm này tương đối
phổ biến ở Việt Nam, nhưng theo Công ước CITES nó vẫn được coi là loài đang bị đe doạ
tuyệt chủng tại nhiều nước do việc khai thác buôn bán. Do vậy, việc buôn bán, vân chuyển
loài bướm quý này được coi là vi phạm luật. Papilio noblei là loài bướm phượng khác có
trong khu vực cũng cần phải bảo tồn. Danh lục đỏ của IUCN khuyến cáo là cần phải có thêm
những nghiên cứu sâu hơn về phân loại và sinh thái học của loài này.


Quần thể bướm ở vùng núi thấp tỉnh Thừa Thiên Huế được xem có tầm quan trọng và giá trị
đối với khoa học bởi vì chúng còn chưa được nghiên cứu cụ thể và còn nhiều loài mới chưa
phát hiện được. Trong những năm trở lại đây, 11 loài và phân loài mới đã được phát hiện
trong vùng sinh thái Trung Trường Sơn, trong đó 8 loài đã được phát hiện ở rừng Thừa Thiên
Huế.

Khu Hệ Chim:
Kết quả khảo sát tại Hành Lang xanh đã ghi nhận được 150 loài chim thuộc 32 họ, 12 bộ,
trong đó có 7 loài phân bố hẹp (Stattersfield et al.,1998), 4 loài bị đe dọa trên qui mô toàn cầu
và ghi trong sách đỏ của thế giới theo Collar et al. (1994) và IUCN (2000) và 6 loài ghi trong
sách đỏ Việt Nam (Sách đỏ Việt Nam, 2000). Trong số 10 loài chim quan trọng đã được ghi
nhận tại Hành lang xanh có 5 loài cần quan tâm bảo tồn đó là: Gà so Trung bộ (Arborophila
merlini), Trĩ sao (Rheinartia ocellata), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli), Bồng chanh rừng
(Alcedo hercules) và Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui). Gà lôi lam mào trắng (Lophura
edwardsi) và một số loài khác thuộ
c bộ Gà (Galloformes) có thể có phân bố ở đây nhưng
chưa ghi nhận được trong đợt khảo sát này. Độ tương đồng về thành phần loài giữa Hành
Lang xanh với khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền (Thừa Thiên Huế), Đakrông (Quảng Trị),
và VQG Bạch Mã khá cao vì số lượng loài giống nhau giữa các khu vực này cao. Kết quả
khảo sát cho thấy khu vực rừng dự án Hành Lang xanh là một nơi sinh sống quan trọng đối
với loài chim đặc hữu của Việt Nam: Gà so trung bộ, loài đặc hữu vùng là Trĩ sao và nó cũng
thuộc một trong hai vùng chim đặc hữu đất thấp ở Việt Nam.
Với l
ý do này, việc vùng rừng dự án Hành Lang xanh được thành lập như một khu bảo tồn nối
liền VQG Bạch Mã với khu bảo tồn thiên nhiên Phong Điền là rất quan trọng. Trong tất cả các
địa điểm đã khảo sát ở Hành Lang xanh thì A Tép, Hương Thủy, Hương Giang và Nam Đông
rất thích hợp cho bảo tồn các loài chim, đặc biệt là các loài thuộc bộ Gà (Galliformes). Tuy
nhiên, trong thời gian sắp tới cần có thêm các khảo sát về các chim đặc biệt là Trĩ Sao, Gà lôi
lam mào trắng và Gà so trung bộ là cần thiết và được đề xuất như là một nghiên cứu bảo tồn

ưu tiên

Khu Hệ Cá:
Khảo sát thực địa tiến hành tại 22 điểm khác nhau thuộc 6 vùng nghiên cứu. Đó là Khe Chà
Măng, khe La Ma tại huyện Nam Đông, xã Dương Hòa và các tuyến suối liên đới ở huyện
Hương Thủy và các khu vực Trà Lệnh, Trà Vệ và Hồng Vân ở huyện A Lưới. Các tuyến khảo
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

18
sát có độ dài từ 0,5 – 3,5 km. Kết quả đã ghi nhận có 79 loài có mặt ở 6 điểm nghiên cứu. Nam
Đông có 17 loài ở khe Chà Măng, 21 loài ở khe La Ma và 31 loài ở Hương Thủy (xã Dương
Hòa). Tại vùng A Lưới có 43 loài ở Trà Vệ, 22 loài ở Trà Lệnh và 28 loài ở Hồng Vân. Kết quả
bước đầu cho thấy rằng, thành phần loài đa dạng nhất là vùng Trà Vệ thuộc xã Hương Nguyên,
huyện A Lưới. Các tài liệu tham khảo để sử dụng trong phân loại cá ở miền Trung còn nhiều
hạn chế, vì vậy cần có nhiều phân tích chi tiết hơn về sự phân loại các các nhóm loài và đặc biệt
tập trung vào một số nhóm loài có thể có thêm nhiều phụ loài hoặc loài mới. Trong số các loài
cá thu được, có 2 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2000) và phát hiện lại 7 loài mới cho
khoa học đã được công bố trong vài năm trở lại đây (Kottelat, M. (2001). Trong số này cũng
bao gồm 22 loài cá thu thập được xếp vào loài có giá trị kinh tế cao cho cộng đồng địa phương
biểu thị tầm quan trọng của việc bảo tồn nguyên vẹn các vùng sinh thái đầu nguồn.
Mặc dù các nghiên cứu trước đây còn nhiều giới hạn, chúng tôi cũng sử dụng để so sánh với
các khu hệ cá khác ở miền Trung Việt Nam. Ở vùng cảnh quan rừng Hành lang xanh có 79
loài, so sánh với các nghiên cứu của khu hệ cá Vườn Quốc gia Bạch Mã (57 loài), Khu Bảo
tồn Dakrong (72 loài) và sông Hương (121 loài). Cho đến nay, có một số nghiên cứu về khu
hệ cá vùng sông Hương đã cho kết quả số loài nhiều hơn vùng Hành lang xanh. Tuy vậy, khu
vực Hành lang xanh được xem là khu hệ cá có tính đa dạng. Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng
đến giá trị đa dạng sinh học trong khu vực Dự án Hành lang xanh cũng được đưa ra, bao gồm
những hoạt động đánh bắt cá trái phép và làm suy thoái hệ sinh thái do hoạt động phát triển
cộng đồng. Thêm vào đó, nghiên cứu đã chứng minh rằng một số thành phần loài của khu hệ
cá được cho rằng có phân bố trong vùng này, nhưng nghiên cứu thì không tìm thấy sự có mặt

của chúng. Điều này có thể do ảnh hưởng của sự tác động về hoạt động nông nghiệp trong
quá khứ và chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh chống Mỹ. Nghiên cứu cũng đã đưa
ra đề xuất nên thực hiện nghiên cứu khảo sát khu hệ cá nhiều hơn nữa và sự phân loại các
mẫu vật chưa thể định loại hết để khẳng định giá trị và độ chính xác 100% của nó trong vùng
Hành lang xanh. Thêm vào đó, chiến lược quản lý bền vững cá nước ngọt cần được đẩy mạnh
ở các vùng trọng điểm để đảm bảo nguồn lợi được quản lý bền vững. Các tác động ảnh hưởng
đến nguồn lợi cá cần được kiểm soát như nạn đào đãi vàng, thu lượm phế liệu chiến tranh.

Khu Hệ Thú:
Điều tra nghiên cứu được thực hiện hư một phần của đánh giá cảnh quan khu vực dự án Hành
lang xanh nhằm xác định giá trị đa dạng sinh học khu vực Hành Lang Xanh. Đánh giá bao
gồm một số các cuộc điều tra nghiên cứu kỹ thuật về thú và việc tham khảo thêm các tài liệu
và các cuộc khảo sát ghi nhận trước đây ở tỉnh Thừa Thiên Huế. Đầu tiên là sự phân bố các
của các loài biểu trưng được xác định thông qua quá trình các đánh giá của cộng đồng địa
phương. Phần này bao gồm các cuộc điều tra phỏng vấn và phát thảo bản đồ được thực hiển ở
52 thôn bản thuộc 23 xã và 6 huyện ( A Lưới, Nam Đông, Hương Thuỷ, Hương Trà, Phú Lộc
và Phong Điền), thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2006. Thứ hai là các cuộc điều tra
nghiên cứu thú do 2 tư vấn thực hiện đánh giá nhanh tại 2 điểm thuộc 4 huyện tỉnh Thừa
Thiên Huế là Phong Mỹ (huyện Phong Điền) và A Pát (huyện A Lưới), thời gian từ 18 đên 28
tháng 7 và từ 14 đến 23 tháng 8 năm 2005. Phần này được bổ sung thêm 2 đợt nghiên khảo sát
ở xã Hồng Hạ và Hồng Kim (huyện A Lưới) và khu vực giữa xã A Roàng, hương Nguyên và
Thượng Quảng (huyện A Lưới, Nam Đông). Các đợt nghiên cứu khảo sát này bao gồm cả
việc phát thảo bản đồ và phỏng vấn người dân địa phương, đặc biệt là các thợ săn và việc
khảo sát nghiên cứu mẫu vật để xác định sự hiện diện các loài thú trongcác khu vực này. Thứ
ba là các cuộc khảo sát linh trưởng do một nhóm các tư vấn và các nhóm kiểm lâm viên đã
được tập huấn ở tất cả các huyện có rừng của tỉnh, đặc biệt tập trung được đưa vào các khu
vực đã
được xác định này thông qua phát thảo bản đồ như là các khu vực tiềm năng về phân
bố linh trưởng. Thứ tư là dự án đã thực hiện cài đặt bẩy ảnh tại 3 điểm chính từ năm 2005 đến
năm 2006.


Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

19
Phát thảo bản đồ và phỏng vấn các loài biểu trưng với cộng đồng địa phương đã ghi nhận sự
có mặt của các loài như sao la, hổ, vượn, mang lớn và các loài linh trưởng ở khu vực rừng đặc
biệt ở các xã Phong Mỹ, Phong Sơn (huyện Phong Điền), Hồng Hạ, Hồng Kim, A Roàng
(huyện A Lưới) và Thượng Nhật, Thượng Quảng (huyện Nam Đông) như là một sự chú ý đặc
biệt về các nhóm loài này. Một số lượng lớn các xã đã cho biết về sự phân bố rộng rãi của các
loài chủ chốt này bao gồm cả hổ và sao la, măc dù nhiều loài trong số này đã được ghi nhận
có từ lâu và hiện tại thì không chắc chắn lắm về sự phân bố của chúng ở nơi này. Các cuộc
điều tra của các tư vấn đã ghi nhận được 54 loài thú thuộc 21 họ, 7 bộ. Trong đó có 18 loài
ghi nhận bằng quan sát và tiếng kêu, 5 loài qua mẫu vật còn lưu lại trong nhà dân, 8 loài được
ghi nhận thông qua dấu chân và 23 loài còn lại ghi nhận thông qua phỏng vấn phát thảo bản
đồ với người dân địa phương. Do hạn chế về thời gian và nhân lực, báo cáo này chỉ tập trung
vào các loài thú lơn, còn về khu hệ dơi và các loài gặm nhấm nhỏ, chuột chưa được ghi nhận
và nghiên cứu đầy đủ trong trong báo cáo này.

Các cuộc nghiên cứu khảo sát linh trưởng do các tư vấn và kiểm lâm viên nghi nhận ở 21xã
nơi đây cũng ghi nhận sự hiện diện của Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Chà vá
chân nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus). Tổng cộng có trên 60 đàn vượn và 8 đàn voọc được
ghi nhận, điều này làm cho Thừa Thiên Huế trở thành khu vực cao nhất cần thiết cho bảo tồn
các loài này trong khu hệ thú. cũng tương tự như các khu vực ở VQG Bạch Mã và Khu BTTN
Phong Điền đã trình bày. Đối với báo cáo độc lập về các loài thì VQG Bạch mã có số lượng
về loài được ghi nhận cao nhất từ kết quả báo báo về các loài thú nhỏ. Trong số 54 loài thú
lớn đã được ghi nhận ở khu vực, có 32 loài có tên trong Phụ lục IB và IIB của Nghị định số
48/2002/QĐ-TTg; 30 loài có tên trong Sách đỏ Việt Nam (Bộ KH,CN&MT, 2000); và 24 có
tên trong Danh sách đỏ IUCN 2005 (IUCN, 2005). Khu vực nghiên cứu là nơi sinh sống của
một số loài có giá trị bảo tồn cao là Vượn đen má trắng (Nomascus leucogenys), Chà vá chân
nâu (Pygathrix nemaeus nemaeus), Cu li nhỏ (Nycticebus pymaeus), Nai (Cervus unicolor),

Sao la (Pseudoryx nghetinhensis), Mang lớn (Megamuntiacus vunquangensis), Mang Trường
Sơn (Caninmuntiacus truongsonensis) và Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis).

Kết quả điều tra khảo sát cho thấy rằng các loài linh trưởng, vượn đen má trắng và voọc chà
vá chân nâu thì tỉnh thừa Thiên Huế có số lượng các khu vực có giá trị bảo tồn nỗi bật nhất.Sự
có mặt của trên 60 đàn vượn và 8 đàn voọc cho thấy sự quan trọng đáng chú ý về các loài này
ở tỉnh TT Huế, đặc biệt ở các khu vực VQG Bạch Mã và Khu BTTN Phong Điền. Các vùng
nằm ngoài các khu bảo vệ này cũng có phân bố các quần thể linh trưởng quan trọng như ở xã
Hồng Hạ (huyện A Lưới) là khu vực thuộc vùng đệm của Khu BTTN Phong Điền ; khu vực
xã A Roàng (huyện A Lưới) và các khu vực ở xã Thượng Lộ, Thượng Nhật, Thượng Long
(các khu vực đề xuất mở rộng cho VQG Bạch Mã). Hiện nay, bốn khu vực quan trọng này
thuộc chương trình giám sát sinh học lâu dài được thực hiện bở Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Thừa
Thiên Huế.

Tỉnh Thừa Thiên Huế cũng tin chắc là loài bảo tồn quan trọng toàn cầu sao la đã được ghi
nhận phân bố ở một số xã như A Roàng, Hương Nguyên (huyện A Lưới) và Thượng Quảng,
Thượng nhật (huyện Nam Đông). Ba loài thú móng guốc đã được ghi nhận bao gồm cả sao la
ở các khu vực khảo sát điều tra là những loài quan trong toàn cầu cho bảo tồn ; tên của các
loài này là Mang lớn (Megamuntiacus vunquangensis), Mang Trường Sơn (Caninmuntiacus
truongsonensis). Hành Lang Xanh là một trong số ít các khu vực ở Việt Namđược ghi nhận
cùng một lúc 3 loài thú lớn này.


Khu vực Hành Lang Xanh là nơi có sự phân bố rộng rãi và đa dạng các loài thú, mặc dù nơi
đây sự phá vỡ sinh cảnh và các mối đe doạ rất cao do các hoạt động bất hợp pháp. Có từ 2 -3
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

20
khu vực quan trọng về bảo tồn các loài linh trưởng ở khu vực này và đặc biệt nó cũng được
cộng nhận là một trong những khu vực tốt nhất cho việc bảo tồn các loài đặc hữu và các loài

bị đe dọa toàn cầu sao la. Các đợt khảo sát điều tra các loài này rất khó khăn bắt gặp những
người dân địa phương vẫn cho rằng các loài này hiện vẫn có mặt ở các khu vực rừng thuộc
các xã từ A Roàng đến Hương Nguyên và khu vực Bạch Mã mở rộng ở xã Thượng Nhật (các
dấu chân được phát hiện nơi đây trong các đợt khao sát điều tra này). Vì thế trung tâm các
khoảnh rừng này được tin chắc là khu vực có giá trị bảo tồn cao nhất nằm ngoài các khu bảo
vệ. Đồng thời nhiều cũng đã có so sánh về giá trị của khu vực này với các khu vực ở Bạch Mã
và Phong Điền. Điều này không đáng ngạc nhiên khi đựa ra sự liên quan của nó về khoảng
cách từ khu vực cộng đồng và các on đường xâm nhập vào rừng. Hơn nữa một số lượng lớn
các loài trong Sách đỏ Việt Nam cũng được ghi nhận có ở khu vực Hành Lang Xanh. Mặc dù
các dữ liệu không được đầy đủ, đặc biệt là khu vực phía tây đường mòn Hồ Chí Minh sẽ có
nhiều kết quả nếu khảo sát thêm nữa, các khu vực này cũng nên đưa vào bổ sung cho cho các
khu bảo tồn để bảo vệ. Tuy nhiên, ngoài trừ điều này vẫn còn có nhiều dấu vết trực tiếp và
gián tiếp của các quần thể các loài thú đáng chú ý trong khu vực điều tra khảo sát.
Khu vực được chú ý đến như khu vực quan trọng bảo tồn cao và các chiến lược về bảo vệ và
bảo tồn được cải thiện nên được ban hành ở các khu vực này. Các mối đe dọa chủ yếu đến
khu hệ thú của khu vưc là: săn bắt động vật và các hoạt động khai thác gỗ và lâm sản ngoài
gỗ, hiện đang diễn ra khá phổ biến trong các khu vực nghiên cứu. Đời sống của người dân địa
phương còn rất nhiều khó khăn và phụ thuộc nhiều vào các nguồn tài nguyên từ rừng. Rất
nhiều gia đình có thu nhập chính bằng việc khai thác gỗ và thu lượm các loại lâm sản ngoài
gỗ. Sự phụ thuộc lớn của người dân địa phương vào tài nguyên rừng đã tạo ra những áp lực
và tác động xấu đối với rừng và các nguồn tài nguyên từ rừng. Hơn nữa, việc kinh doanh mua
bán động vật hoang dã trên qui mô lớn ở các nhà hàng hoặc như người người kinh doanh mua
bán ở các khu vực đo thị trong tỉnh càng ngày mở rộng với một số lượng lớn các nhà hàng bán
thịt thú rừng Một số lượng lớn các loại bẩy được phát hiện do các nhóm khảo sát và các tư
vấn về đa dạng sinh học khác.
Một số kiến nghị đối với công tác bảo tồn của khu vực bao gồm:
- Xây dựng chiến lược bảo tồn cho tỉnh, đặc biệt là tăng cường việc quản lý các khu vực
có gia trị bảo tồn cao, các khu vực rừng nguyên sinh ở A Roàng, Hương Nguyên và
Thượng Quảng. Các vùng cao thuộc huy
ện Nam Đông bao gồm các xã Thượng Lộ,

Thượng quảng và Thượng Long cũng nên được tăng cường quản lý thông qua việc mở
rộng VQG Bạch Mã.
- Thiết lập Ban quan lý Hanh Lang Xanh với các đại diện của các Hạt Kiểm lâm, các
Ban quản lý rừng phòng hộ, các bên đơn vị liên cấp huyện cũng như chính quyền địa
phương. Ban quản lý được phép xây dựng các quy định, giám sát việc sử dụng các
nguồn rừng và triể
n khai thực hiện các dự án. Triển khai các nghiên cứu, đánh giá có
sự tham gia của địa phương một cách sâu sắc để xác định các nhu cầu của cộng đồng
và những ưu tiên đối với việc phát triển và bảo tồn các rừng. Đặc biệt , điều này nên
tập trung vào khu hệ thú lớn bao gồm các loài linh trưởng, thú móng guốc và móng
vuốt.
- Xây dựng một chương trình giáo dục môi trường dài hạn và thay đổi đối tượng nhận
thức trong cộng đồng nhằm ngăn chặn việc săn bắt trái phép động vật hoang dã. Ăsp
xếp lại 3 loại rừng (rừng sản xuất, rừng phòng hộ và rừng đặc dụng) ở trong tỉnh để
xác định các tiếp cận ưu tiên nhằm sử dụng tài nguyên thiên nhiên cũng như khoanh
vùng bảo tồn.
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

21
- Tạo ra các cơ hội kiếm sống và sự tham gia của cộng động địa phương trong quá trình
đưa ra quyết định cũng như trong việc xác định những ưu tiên cho phát triển cộng
đồng và các yêu cầu cho quản lý và bảo vệ rừng.
- Triển khai thực hiện các hoạt động thực thi pháp luật được Chi Cục kiểm lâm phê
duyệt để bắt giữ việc kinh doanh mua bán trái phép động vật hoang dã
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

22
1.0 THÔNG TIN CƠ BẢN
1.1 Giới Thiệu
1.1.1. Đa Dạng Sinh Học ở Việt Nam và Khu Vực Trung Trường Sơn

Phát hiện trước đây về Trường Sơn (sau này được gọi là dãy Trường Sơn) là một trong các
vùng sinh thái được WWF đặc tên là Global 200, là khu vực đã được xác định có giá trị cao
nhất và đại diện cho đa dạng sinh học toàn cầu. Phát hiện trước đây về Trung Trường Sơn
được chia thành 3 tiểu vùng sinh thái, mỗi vùng bao gồm một số khu vực cảnh quan ưu tiên
đó là khu vực cảnh quan Bắc, Trung và Nam Trường Sơn (Hình 2.0). Dãy Trường Sơn được
xác định như là một cảnh quan bảo tồn ưu tiên tổ hợp Khu vực rừng hạ lưu sông Mekong
(Baltzer et al., 2001). Khu vực trung Trường Sơn (có ký hiệu CA1) bao gồm 9 tỉnh: Quảng
Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Kon Tum, Quảng Ngãi và Gia Lai (thuộc Việt
Nam); Salavan và Xekong (thuộc Lào). Đây là vùng phân bố rất đa dạng các sinh cảnh rừng
và bao gồm phần lớn vùng rừng còn lại ở khu vực Trung Trường Sơn, đặc biệt là ở phía đông
của Việt Nam. Khu vực cảnh quan Trung Trườg Sơn được đề cập đến như một vùng tiêu biểu
nhất về đa dạng sinh học và giá tri cảnh quan, tuy nhiên đây cũng là nơi được phát hiện đang
đối mặt với các mối đe dọa rất lớn.

Trung Trường Sơn là khu vực tiêu biểu do tính riêng biệt và đặc hữu cao (Stattersfield et al.,
1998). Khu vực này là nơi giao lưu giữa hai luồn động vật phía Bắc và Nam cũng như tính
đặc hữu cao của nó. Với những đặc tính địa hình phức tạp khu vực Trung Trường Sơn có đặc
điểm sinh thái nỗi bật khác với các khu vực biên giới.

1.1.2 Sự Thiết Lập Các Ưu Tiên Bảo Tồn ở Khu Vực Cảnh Quan Trung Trường Sơn
Để bảo tồn khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn, bước đầu tiên là tiến hành thực hiện một
đánh giá sinh học về ưu tiên bảo tồn nhằm xác định các khu vực để tập trung các can thiệp
trong quản lý. Một nhóm các đối tượng đa dạng sinh học được thiết lập để xem xét các sinh
cảnh, các nhóm, loài, các đặc điểm cảnh quan và sử dụng phân tích bằng hệ thống GIS
(Tordoff et al., 2003). Các nhóm loài, sinh cảnh ưu tiên bảo tồn này được đề cập trong suốt
toàn bộ các phần của báo cáo này như là một căn cứ cho việc hình thành giá trị đa dạng sinh
học của khu vực rừng cảnh quan Hành Lang Xanh. Sau khi có sự tồn tại của các khu bảo vệ
(được đặt tên là tổ hợp KBTTN Đackrong - Phong Điền; tổ hợp khu Bảo vệ cảnh quan lịch sử
Bắc Hải Vân - Nam Hải Vân; tổ hợp VQG Bạch Mã - Bà Nà) được hợp nhất lại thành một ưu
tiên của khu vực, một phân tích về các thiếu sót của các khu vực rừng bảo tồn được thực

hiện. Việc phân tích được thực hiện nhằm xác định mức độ hỗ trợ cho các khu vực sinh cảnh
quan trọng bảo tồn cao đáp ứng các mục tiêu bảo tồn; các khu vực đang tham gia các đóng
góp lớn nhất để đáp ứng các mụ
c tiêu cũng được xác đinh như là một trong những khu vực ưu
tiên bảo tồn.

Các khu vực bổ sung đáp ứng phần lớn các mục tiêu cho khu vực cảnh quan Trung Trường
Sơn (Hình 3.0; Tordoff et al., 2003) là khu vực thuộc các huyện A Lưới, Nam Đông, Hương
Thủy và Hương Trà tỉnh Thừa Thiên Huế. Khu vực này là sự hợp nhất các mảng sinh cảnh có
giá trị bảo tồn cao nằm ngoài các khu bảo vệ (trong khu vực tiểu cả
nh quan ưu tiên CA1a
(Tordoff et al., 2003). Khu vực này bao gồm cả các khu vực rừng quan trọng có giá trị bảo
tồn cao nằm cách xa khu dân cư hơn 5 km và khu vực bìa rừng khoảng 2 km. Thêm vào đó,
các hỗ trợ khu vực đối với các mảng sinh cảnh rộng lớn có giá trị bảo tồn cao nằm trong vùng
độ cao từ 0 - 300m với độ dốc thấp hơn 5
o
. Mặc khác, vùng này còn bao gồm cả khu vực sông
quan trọng ranh giới bởi khu sinh cảnh có giá trị bảo tồn cao dọc theo sông Hương phần lớn
cách khu dân cư khoảng 5 km vì vậy điều này đáp ứng được mục tiêu cảnh quan đảm bảo sự
nguyên vẹn cho các lưu vực sông. Khu vực này cũng được chú trọng là khu vực độc lập quan
trọng nhất cho việc bảo tồn các loài đặc hữu là Sao la ở khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

23
(Tordoff et al., 2003). Hơn nữa sáu khu vực rừng ở tỉnh Thừa Thiên Huế được cộng nhận như
là vùng sinh cảnh có giá trị bảo tồn cao (Hình 3.0)

Khu vực này được cộng nhận như là một đóng góp cho các đặc điểm cảnh quan bởi sự hợp
nhất và kết nối các khu bảo vệ với nhau của nó; thông qua việc bảo tồn nguyên vẹn các lưu
vực của các con sông Bồ, Tả Trạch, Hữu Trạch; sự hỗ trợ đối với các loài đặc hữu Sao la và

các loài thuộc bộ Gà ở vùng đất thấp (đặc biệt là loài Gà lôi lam mào trắng trước đây đã xem
như tuyệt chủng) và sự chiếm hữu của các khu vực sinh cảnh quan trọng ở độ cao từ 0 - 300
m và các vùng ở độ cao 3-700 m. Hơn nữa, các khu vực rừng rộng lớn này nằm cách xa khu
dân cư hơn 5km được xem là ít bị tác động của con người hơn so với các khu vực khác. Các
khu vực rừng này bao gồm cả khu vực mà sau này được goi là Hành Lang Xanh

1.1.3 Dự Án Hành Lang Xanh, Tỉnh Thừa Thiên Huế
Hành lang xanh là một phần quan trọng của khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn và được
xác định như là một khu vực ưu tiên cao nhất, nếu được bảo vệ tốt thì nó sẽ hỗ trợ rất lớn cho
khu vực cảnh quan Trung Trường Sơn. Khái niệm Hành Lang Xanh có nguồn gốc là sự kết
nối toàn bộ khu vực từ các khu vực rừng tiếp giáp với biển đến Khu Bảo tồn Sinh học Xê Sáp
ở Lào. Tuy nhiên, trong khái niệm xây dựng dự án khu vực này được xác định bao gồm 11 xã
thuộc các huyện Nam Đông, A Lưới, Hương Thuỷ (Hình 3.0 và 4.0). Vì thế, với diện tích
khoảng 135.000 ha kết nối giữa khu Bảo tồn Thiên nhiên Phong Điền và Vườn Quốc gia Bạch
Mã được thiết lập nhằm bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn cao trong khu vực này.
Mục tiêu ban đầu của dự án là bảo vệ và duy trì các giá trị bảo tồn ở khu khu vực Hành Lang
Xanh, một khu vực bảo tồn quan trọng toàn cầu hiện tại đang chịu nhiều mối đe dọa nghiêm
trọng từ việc khai thác trái phép, săn bắt và các mối đe dọa do sự phát triển không bền vững.

1.1.4 Đánh Giá Cảnh Quan Rừng
Các khu vực rừng Hành Lang Xanh được khảo sát tương đối rộng nhất là các nhóm loài động
thực vật và những hiểu biết về đa dạng sinh học của khu vực này thì còn lâu mới hoàn thiện
được. Một đánh về giá sinh học và các khu vực rừng là rất cần thiết nhằm xác định các khu
vực có giá trị bảo tồn cao và xác định chiến lược bảo tồn cho khu vực. Trong việc xác định
các ưu tiên bảo tồn thì một số các nhóm loài chỉ thị
được lựa chon. Các loài này được chọn là
đại diện cho đa dạng của vùng về đa dạng sinh học động, thực vật trong khu vực cảnh quan
Trung Trường Sơn và sự ưu tiên được đưa đến cho các nghiên cứu này đó là các dữ liệu
nghiên cứu trước đây và các ý kiến chuyên môn có giá trị trong khu vực cảnh quan. Hơn nữa
việc tiếp tục lựa chọn các nhóm loài cũng sử dụng các đánh giá đa dạng sinh h

ọc trước đây ở
sinh thái vùng Trường Sơn (Baltzer et al., 2001) và khu vực cảnh quan ưu tiên Trung Trường
Sơn (Tordoff, et al., 2003). Các đánh giá sinh học về khu hệ thực vật, chim, ếch nhái bò sát,
bướm, cá và thú cũng được tiến hành thực hiện trong năm 2005 và năm 2006.

1.1.5 Các Mục Tiêu
Các đợt điều tra nghiên cứu là một nội dung đánh giá cảnh quan của dự án và sẽ được sử dụng
cho việc lập kế hoạch bảo tồn vùng và chiến lược phục hồi rừng khu vực Hành Lang Xanh.
Thêm vào đó thì các đợt điều tra khảo sát về đa dạng sinh học và xây dựng bản đồ tài nguyên
rừng của tỉnh cũng sẽ được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống ảnh viễn thám SPOT5 bởi
dự án EOSTEM (Quan sát trái đát và lập bản đồ hình thái truyền thống để hỗ trợ cho bảo tồn
đa dạng sinh học ở miền Trung Việt Nam), và sẽ được liên kết với các dữ liệu cơ bản về kinh
tế xã hội và đánh giá các mối đe dọa. Các mục tiêu cụ thể của các đợt điều tra nghiên cứu này
là:
- Tiến hành các đợt điều tra khảo sát về đa dạng sinh học để mô tả về thành phần, cấu
trúc khu vực phân bố hệ động thực vật;
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

24
- Xác định các loài liên quan bị tác động bởi xã hội và môi trường cần được bảo tồn;
- Xác định các vùng có giá trị bảo tồn cao về đa dạng sinh học ở mức độ quốc giá, vùng
và toàn cầu;
- Đưa ra các đề xuất về quản lý rừng trong tương lai ở khu vực nghiên cứu khảo sát;
- Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ kiểm lâm trong khu vực nghiên cứu về các kỹ
năng điều tra khảo sát động thực vật đặc biệt là các loài thú lớn và linh trưởng.

1.2 Mô Tả về Khu Vực Nghiên Cứu
1.2.1 Địa Điểm và Địa Lý Học Sinh Vật Khu Vực Nghiên Cứu
Hành lang xanh là một vùng rừng trải dài giữa VQG Bạch Mã và KBTTN Phong Điền bao
phủ một diện tích 134.000 ha, nằm ở 3 huyện A Lưới, Nam Đông và Hương Thủy thuộc tỉnh

Thừa Thiên Huế, miền Trung Việt Nam (tọa độ địa lý:16º04’00’’–16º22’30’’ độ vĩ Bắc và
107º08’35’’–107º40’30’’ độ kinh Đông) (Hình 3.0 và 4.0) . Khu vực rừng đất thấp rộng lớn ở
độ cao từ 300 đến 700 mét ; phía Tây đường mòn Hồ Chí Minh tiếp giáp với biên giới Lào là
các khu rừng ở độ cao từ 700 - 1200 mét (Hình 5.0)
Hầu hết chúng nằm ở đai đất thấp, từ khoảng 80 đến 1000 m trên mặt biển (hiếm khi cao hơn
một chút, lên đến phần dưới của vành đai núi thấp, như ở một vài nơi của xã Hồng Vân, nơi
có độ cao được ghi nhận lên đến 1150 m). Khu vực nghiên cứu là nơi có nhiều đồi và núi thấp
với cảnh quan bị chia cắt và bào mòn mạnh kết hợp với nhiều hệ thống suối nhỏ, ngắn và dốc
(Bản ảnh 1: ảnh. 1-9)
1
; xem Hình 6.0.

1.2.2 Địa Hình, Địa Chất và Thuỷ Văn
Hành Lang Xanh được phát thảo bởi một đỉnh của dãy núi thấp kéo dài từ các dãy núi Trường
Sơn đến phía Đông. Đỉnh cao nhất trong khu vực là từ 1.300 m đến 1.600 m ở Khu BTTN
Phong Điền và VQG Bạch Mã với các khu vực rừng mở rộng ở vùng chân núi đến vùng thấp
nhất là 80m. Hầu hết chúng nằm ở đai đất thấp, từ khoảng 80 đến 1000 m trên mặt biển
(hiếm khi cao hơn một chút, lên đến phần dưới của vành đai núi thấp, như ở một vài nơi của
xã Hồng Vân, nơi có độ cao được ghi nhận lên đến 1150 m). Khu vực nghiên cứu là nơi có
nhiều đồi và núi thấp với cảnh quan bị chia cắt và bào mòn mạnh kết hợp với nhiều hệ thống
suối nhỏ, ngắn và dốc. Các con sông chính trong vùng là sông Hương, sông Bồ, sông Ô Lâu,
sông Truồi và sông Nong. Sông Hương là hệ thống sông quan trọ
ng nhất, nó bao gồm 28 con
sông lớn nhở khác nhau hợp thành. Hệ thống sông Hương bao gồm 3 hệ thống thượng nguồn
chính hợp thành đó là hệ thống thượng nguồn sông Tả trạch, Hữu trạch và sông Bồ. Phần lớn
các con sông này ngắn với nhiều ghềnh thác, tốc độ dòng chảy mạnh và các cửa sông hẹp.
Sông Tả Trạch, Hữu Trạch và sông Bồ chảy từ phía Đông đổ vào biển Nam Trung Quốc. Các
khu vự
c rừng phía Tây Nam huyên A Lưới cũng là khu vực rừng thượng nguồn của sông Xe
Kông và đổ về hướng Tây của lãnh thổ nước Lào và là phần cuối cùng của sông Mêkông

(Hình 6.0). Nhiều nhánh khe, suối sơ cấp và thứ cấp ở khu vực thượng nguồn thường bị cạn
kiệt như là hậu quả của mùa khô, lượng mưa cục bộ ở các vùng khác nhau, khả năng giữ nước
thấp ở vùng các khu vực thượng lưu bi suy thoái. Lượng mưa lớn vào mùa mưa kết hợp với
địa hình dốc ở các vùng đồi núi và khoảng cách ngắn từ vùng đồng bằng đến khu vực biển
làm tăng nguy cơ lũ lụt ở tỉnh Thừa Thiên Huế (Aylward et al., 2002).
Dãy Trường Sơn theo nghĩa rộng là phần kéo dài về phía Nam của dãy Himalaia. Chúng nằm
trên thềm kết tinh cổ cấu tạo bởi đá gơnai tiền Cambrian. Ở vùng nghiên cứu này được bao
phủ bởi các trầm tích biển và lục địa bị biến thái ít nhiều sâu sắc như các đá cát khác nhau, đá
phiến sét, đá xanh xám (Bản ảnh 2: ảnh 10-13). Ở vài nơi các mạch granít có tuổi Mêsôic

1
Trong phần viết tài liệu liên quan đến các bản ảnh màu in đậm và nghiêng
Đánh giá khu hệ động thực vật vùng cảnh quan Hành Lang Xanh, tỉnh Thừa Thiên Huê, Việt Nam

25
muộn cổ xâm nhập như ở phần đất thấp của xã Thượng Quảng, huyện Nam Đông (Bản ảnh 2:
ảnh 14). Ở phần lớn vùng nghiên cứu đá mẹ (đá nền) gắn kết với các mạch quáczít ít nhiều
chặt chẽ để tạo nên các tảng quáczít lộ dầu gây ấn tượng mạnh ở một số nơi. Địa lý và đất đai
tỉnh Thừa Thiên Huế được trình bày ở Hình 7.0 và 8.0.

1.2.3 Khí Hậu
Nhiệt độ và lượng mưa hàng năm khác nhau do địa hình và hướng gió. Đây là vùng khí hậu
mưa mùa nhiệt đới, mùa đông lạnh. Có 2 mùa, mùa thứ nhất là mùa mưa bắt đầu từ tháng 9
đến tháng 2, trong mùa này lượng mưa rất cao, nhiệt độ thấp và độ ẩm cao. Mùa này rất “nhạy
cảm” do mưa mùa Đông Tây, nguy cơ về lũ lụt rất cao trong suốt thời gian này. Mùa thứ 2 là
mùa khô bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9, trong mùa này nhiệt độ rất cao với thời gian nóng
kéo dài và lượng mưa rất thấp. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở các khu vực từ 22 đến 24
o
C.
Các mùa đông thường lạnh và ẩm do có gió mùa Đông Bắc. Ở những vùng cao (trên 400 -

500m), nhiệt độ trung bình vào mùa đông xuống dưới 20
o
C và từ tháng 12 đến tháng 1 năm
sau nhiệt độ trung bình có thể xuống dưới 10
o
C. Ngược lại gió tây vào mùa hè rất nóng và
khô. Giai đoạn từ 3 đến 4 tháng (từ tháng 5 đến tháng 8) nhiệt độ trung bình trên 25
o
C. Các
tháng nóng nhất của năm thường từ tháng 6 đến tháng 7 với nhiệt độ trung bình là 29
o
C. Thời
điểm cao nhất nhiệt độ có thể lên đến 39-40
o
(Lê Trọng Trãi et al., 1999).

Lượng mưa trung bình hàng năm được ghi nhận là 3.400 mm, phân bố không đều ở các vùng.
Mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm trên 70% tổng lượng mưa cả năm. Ở Huế vào mùa khô
năm 2004, lượng mưa trung bình thấp nhất vào tháng 3 (13.1 mm) trong khi đó vào tháng 10
có lượng mưa cao nhất (1.527 mm) và tháng 7 thì có độ ẩm thấp nhất (80%), tháng 1 độ ẩm
cao nhất (93%). Như vậy nhiệt độ trung bình được sắp xếp từ 19,8ºC (tháng 2) đến 28,7ºC
(tháng 7) và số giờ nắng hàng tháng được sắp xếp từ 47 giờ (tháng 2) đến 234 giờ (tháng 7)
(Tổng cục thống kê Việt Nam, 2006). Có sự khác nhau đáng kể về khí hậu thời tiết giữa các
khu vự như thành phố Huế, VQG Bạch Mã, các huyện A Lưới, Nam Đông, lượng mưa vượt
quá 8.000 mm/ năm theo báo cáo tại khu vực VQG bạch Mã (Hình 1.0)

Hình 1.1 Lượng mưa trung bình hàng tháng (mm)

Lượng mưa trung bình hàng tháng (mm)
Tháng A Luoi Nam Dong Hue City

1 9.6 37.1 27.9
2 8.5 10.1 50.9
3 36.9 128.8 64.7
4 128.7 64.9 60.6
5 294.5 137.6 41.5
6 62.4 84.4 113
7 258.5 213.4 129.4
8 175.8 202.3 189
9 677.7 523.8 349.6
10 1416 1.183.3 1.042.7
11 714.4 433.4 485
12 543.6 543 501.7

×