Tải bản đầy đủ (.pdf) (181 trang)

Vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.82 MB, 181 trang )

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH



PHANSAY PHENGKHAMMAY



Vai trß nhµ n-íc ®èi víi
ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng hãa
ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo





LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ






HÀ NỘI - 2014

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


PHANSAY PHENGKHAMMAY



Vai trß nhµ n-íc ®èi víi
ph¸t triÓn n«ng nghiÖp hµng hãa
ë céng hoµ d©n chñ nh©n d©n lµo


Chuyên ngành : Kinh tế chính trị
Mã số : 62 31 01 01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Như Hà


HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên
cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả
nghiên cứu của luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.

Tác giả luận án


Phansay Phengkhammay
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN

ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
6
1.1. Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
6
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
6
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước
12
1.2. Kết quả nghiên cứu của các công trình và những khoảng trống mới
luận án tiếp tục nghiên cứu
15
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
15
1.2.2. Những khoảng trống mới mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu
16
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA
18
2.1. Nông nghiệp hàng hóa và sự cần thiết phải có vai trò của Nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa
18
2.1.1. Khái niệm và điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hóa
18
2.1.2. Sự cần thiết phải có vai trò của nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hóa
27
2.2. Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của nhà nước đối
với phát triển nông nghiệp hàng hóa
33

2.2.1. Nội dung về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông
nghiệp hàng hóa
33
2.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Nhà nước đối với
phát triển nông nghiệp hàng hóa
39
2.3. Kinh nghiệm của một số nước về vai trò của nhà nước đối với phát
triển nông nghiệp hàng hóa và những bài học cho Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào
43
2.3.1. Kinh nghiệm của một số nước chủ yếu về vai trò của Nhà
nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa
43
2.3.2. Bài học về phát huy vai trò của nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hóa cho Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
57
Chương 3: THỰC TRẠNG VAI TRÒ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP HÀNG HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2006 - 20013
62
3.1. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực thi vai trò nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Lào
62
3.1.1. Những thuận lợi trong việc thực thi vai trò của Nhà nước đối
với phát triển nông nghiệp hàng hóa
62
3.1.2. Những khó khăn trong trong việc thực thi vai trò Nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa
64

3.2. Thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng
hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
66
3.2.1. Nhà nước đã định hướng phát triển nông nghiệp hàng hóa
66
3.2.2. Nhà nước tạo điều kiện phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa
87
3.2.3. Nhà nước hỗ trợ người nông dân phát triển nông nghiệp
hàng hóa
96
3.2.4. Nhà nước tiến hành kiểm tra, kiểm soát đối với phát triển
nông nghiệp hàng hóa
97
3.3. Đánh giá chung về vai trò của nhà nước đối với phát triển nông
nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn
2006 - 2013 và những vấn đề đặt ra cần giải quyết
98
3.3.1. Những thành tựu đạt được trong việc thực thi vai trò của
Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng
hòa Dân chủ Nhân dân Lào
98
3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân trong việc thực thi vai trò
của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hóa ở
Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
103
Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO VAI TRÒ CỦA
NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG
HÓA Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
111
4.1. Quan điểm nhằm nâng cao vai trò của nhà nước đối với sự phát

triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
111
4.1.1. Dự báo về phát triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân
chủ Nhân dân Lào đến năm 2020
111
4.1.2. Quan điểm thực hiện vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển
nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
118
4.2. Các giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò nhà nước đối với phát
triển nông nghiệp hàng hóa ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào
121
4.2.1. Hoàn thiện hoạch định chiến lược phát triển nông nghiệp
hàng hóa đến năm 2020
121
4.2.2. Hoàn thiện hệ thống chính sách nhằm phát triển nông
nghiệp hàng hóa
125
4.2.3. Tiếp tục nâng cao hiệu quả của bộ máy quản lý Nhà nước về
kinh tế trong nông nghiệp
145
4.2.4. Tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện
148
4.2.5. Phát triển thị trường tiêu thụ nông sản phẩm cả trong và
ngoài nước
149
4.2.6. Phát triển các hình thức dịch vụ nông nghiệp phục vụ cho
quá trình sản xuất hàng hóa
152
KẾT LUẬN
155

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN
QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
158
TÀI LIỆU THAM KHẢO
159

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Diện tích canh tác của Lào
73
Bảng 3.2: Đầu tư ngân sách Nhà nước vào khu vực nông nghiệp
79
Bảng 3.3: Đầu tư nước ngoài vào khu vực nông nghiệp
80
Bảng 3.4: Các dự án đã hoàn thành và đưa vào sử dụng
88
Bảng 3.5: Quan hệ hợp tác nước ngoài (hình thức tài trợ không hoàn lại)
89



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kinh tế hàng hóa theo cơ chế thị trường là một quy luật chung của sự
phát triển kinh tế-xã hội; đồng thời, đó là con đường duy nhất để giải phóng
lực lượng sản xuất, giải phóng nông dân, nông thôn ra khỏi tình trạng nghèo
đói và lạc hậu. Nhưng cơ chế thị trường có tính hai mặt (cả ưu điểm và khuyết
điểm), sự phát triển nông nghiệp hàng hoá theo cơ chế thị trường thì không
thể tránh khỏi tính hai mặt này. Chính vì vậy, để phát huy ưu điểm và hạn chế

khuyết điểm của cơ chế thị trường trong phát triển kinh tế nói chung và nông
nghiệp hàng hoá nói riêng cần phải có sự can thiệp và điều tiết của Nhà nước.
Từ khi có chính sách đổi mới do Đảng nhân dân Cách mạng Lào khởi
xướng và lãnh đạo, nền kinh tế của Lào nói chung và nông nghiệp nói riêng
đang chuyển từ cơ chế kế hoạch hoá, tập trung, quan liêu, bao cấp sang nền
kinh tế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo hướng xã hội chủ nghĩa.
Thực hiện đường lối đổi mới đó, trong những năm qua nông nghiệp của Lào
đã có bước phát triển đáng kể, từ một nền nông nghiệp phần lớn dựa vào tự
nhiên, tự túc, tự cấp, lạc hậu đã bước đầu xây dựng được một nền nông
nghiệp sản xuất hàng hoá; thực hiện quan hệ hàng hoá - tiền tệ trong nông
nghiệp là phương thức tối ưu để thúc đẩy tăng trưởng nền nông nhiệp hàng
hoá. Đây là một trong những chuyển biến có ý nghĩa hết sức quan trọng và
sâu sắc, làm thay đổi tính chất và các mối quan hệ cơ bản trong nông nghiệp
của Lào, đồng thời tạo ra động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển ở khu
vực này. Có nhiều nguyên nhân tạo nên những thắng lợi của nông nghiệp,
trong đó có sự biến đổi về chủ trương, chính sách của nhà nước đối với nông
nghiệp là tác nhân rất quan trọng.
Đi đôi với những thành tựu đã đạt được, nền nông nghiệp của Lào cũng
xuất hiện nhiều vấn đề đáng quan tâm và cần được giải quyết. Nông nghiệp

2
còn bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên, năng suất cây trồng, vật nuôi
nói chung đều xếp vào loại trung bình thấp nếu so với khu vực và thế giới; Cơ
sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém, hệ thống công nghệ sau thu hoạch và công
nghệ chế biến nông sản còn lạc hậu đã gây tổn thất lớn về khối lượng, chất
lượng và giá trị nông phẩm trong tiêu dùng và xuất khẩu, năng lực cạnh tranh
nông sản hàng hoá yếu kém, thị trường tiêu thụ nông sản trong nước và ngoài
nước gặp nhiều khó khăn bế tắc; đất đai canh tác bị phân chia manh mún,
phân tán, quy mô sản xuất quá nhỏ không phù hợp với yêu cầu phát triển
nông nghiệp hàng hoá lớn; cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo cơ

chế hàng hoá rất chậm nên nguồn nhân lực còn dư thừa chưa được sử dụng có
hiệu quả; vấn đề bảo vệ môi trường, phòng chống giảm nhẹ thiên tai, phát
triển nông nghiệp, nông thôn bền vững gặp nhiều khó khăn; trình độ quản lý
kinh tế của người sản xuất còn quá thấp, tỷ trọng dân thiếu vốn còn lớn; một
số chính sách và công tác quản lý Nhà nước trong nông nghiệp còn nhiều bất
cập, chậm bổ sung và sửa đổi…
Ngoài ra, công cuộc đổi mới của Nước Lào đang tiến hành trong một
bối cảnh quốc tế có nhiều biến động phức tạp, nhiều thời cơ và thuận lợi đồng
thời cũng có nhiều khó khăn và thách thức gay gắt. Nhờ vậy, các thế lực thủ
địch dùng các âm mưu để tăng cường chống phá vào nội bộ Đảng và Nhà
nước Lào, nhằm tạo ra quá trình diễn biến từ bên trong, kết hợp tấn công về
chính trị, tư tưởng với nhiều biện pháp kinh tế, tài chính, tổ chức lực
lượng,… hy vọng làm cho Đảng và Nhà nước Lào thay đổi bản chất, chuyển
dần sang nền kinh tế thị trường tự do và tư nhân hoá. Chúng mưu đồ tách rời
Nhà nước ra khỏi vai trò lãnh đạo của Đảng, đối lập quyền lực Nhà nước với
vai trò lãnh đạo của Đảng.
Những vấn đề trên này đã và đang là những nguyên nhân quan trọng
làm kìm hãm sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào. Nhằm làm rõ thêm cơ sở lý luận và thực tiễn, góp phần tìm ra các

3
giải pháp tháo gỡ các vấn đề trên, tác giả đã chọn đề tài: "Vai trò của Nhà
nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào" cho luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn vai trò
nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá, phân tích thực trạng và nêu
lên những quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào

trong thời gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để đạt được mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ sau:
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với phát
triển nông nghiệp hàng hoá.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số nước về vai trò của Nhà nước đối
với phát triển nông nghiệp hàng hoá, rút ra bài học kinh nghiệm cho Cộng hoà
Dân chủ Nhân dân Lào.
- Đánh giá thực trạng vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp
hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
- Từ đó, đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào trong thời gian tới.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu vai trò kinh tế của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp
hàng hoá trên các mặt định hướng phát triển, tạo cơ chế, chính sách và sự hỗ
trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chủ yếu nhằm vào hai ngành
trồng trọt và chăn nuôi trên phạm vi cả nước Lào.

4
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu vai trò Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp
hàng hoá ở các nền kinh tế thị trường, từ đó phân tích thực trạng vai trò Nhà
nước đối với nông nghiệp hàng hoá giai đoạn 2006 - 2013. Trên cơ sở đó, đề
xuất quan điểm và giải pháp nâng cao vai trò Nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hoá cho Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020.
4. Phương pháp nghiên cứu của luận án
- Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng những quan điểm lý luận
chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về

phát triển nền nông nghiệp hàng hoá. Đồng thời, tác giả luận án còn tham
khảo, kế thừa và sử dụng có chọn lọc một số kết quả nghiên cứu đã công bố
của các tác giả có liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước.
- Luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu của kinh tế
chính trị Mác-Lênin; phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp thống
kê, so sánh; phương pháp tổng kết thực tiễn và phương pháp dự báo.
5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án
- Hệ thống hoá những lý luận cơ bản về vai trò của Nhà nước đối với
phát triển nông nghiệp hàng hoá.
- Phân tích về thực trạng và rút ra bài học kinh nghiệm về vai trò của
Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ
Nhân dân Lào.
- Đề xuất quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của
Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào đến năm 2020.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận án
gồm có 4 chương, 10 tiết.

5
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề vai
trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Chương 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của Nhà nước đối với
phát triển nông nghiệp hàng hoá.
Chương 3. Thực trạng vai trò vai trò của Nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn năm
2006 - 2013.
Chương 4. Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước
đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.




















6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN VAI TRÒ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ


1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả nước ngoài
1.1.1.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá

Đoàn Trọng Nhã (1988), Sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam [41]. Luận án trình bày những đặc điểm cơ bản
của sản xuất hàng hoá trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; tính chất
của nền kinh tế, nội dung kinh tế - xã hội mới của hàng hoá, từ đó đưa ra
phương hướng cơ bản và giải pháp vận dụng quan hệ hàng hoá - tiền tệ
trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Phạm Hảo (1989), Một số vấn đề về năng suất lao động nông nghiệp ở
nước ta hiện nay (qua thực tiễn của Quảng Nam - Đà Nẵng) [25]. Luận án
nêu tính cấp bách và vai trò quan trọng của vấn đề năng suất lao động nông
nghiệp ở nước ta nhằm thực hiện ba chương trình kinh tế lớn của Đảng đề ra;
lý giải những vấn đề đang đặt ra trong thực tiễn của quá trình phát triển sản
xuất và tăng năng suất lao động xã hội; xác định phương hướng và biện pháp
khai thác có hiệu quả các khả năng hiện có và tiềm năng trong nông nghiệp,
nhất là lao động, đất đai, cơ sở vật chất kỹ thuật ở nước ta.
Nguyễn Văn Tuấn (1992), Dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho hộ tự
chủ sản xuất kinh doanh để phát triển sản xuất hàng hoá ở đồng bằng Bắc
Bộ [6464]. Luận án phân tích vai trò của dịch vụ sản xuất nông nghiệp cho
hộ trồng lúa tự chủ sản xuất - kinh doanh; nhu cầu của hộ nông dân về dịch
vụ sản xuất, những khả năng, điều kiện để hộ sử dụng tốt dịch vụ; phân tích
đánh giá thực trạng dịch vụ sản xuất cho hộ tự chủ hiện nay; nêu những

7
nguyên tắc, yêu cầu và phương hướng phát triển đổi mới tổ chức, phương
thức hoạt động của các loại hình tổ chức dịch vụ cho hộ trồng lúa ở đồng
bằng Bắc Bộ trong điều kiện đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp.
Vương Đình Cường (1992), Lợi ích kinh tế nông dân ở nước ta hiện nay
[17]. Luận án nghiên cứu lợi ích kinh tế nông dân trong cơ chế "khoán 10"
thông qua việc phân tích vai trò, nội dung, các mỗi quan hệ đối với lợi ích kinh
tế nhà nước và tập thể trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta;
nghiên cứu những biện pháp cơ bản để nâng cao lợi ích kinh tế nông dân, tạo ra

động lực phát triển kinh tế hàng hoá trong nông nghiệp.
Nguyễn Thị Phương Thảo (2000), Xu hướng phát triển kinh tế nông hộ
miền Đông Nam bộ trong giai đoạn hiện nay [59]. Luận án trình bày cơ sở lý
luận và thực tiễn về sự vận động phát triển kinh tế nông hộ; đặc điểm tự nhiên,
kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế nông hộ; những kết quả đạt
được qua từng giai đoạn và xu hướng phát triển chủ yếu của kinh tế nông hộ,
nông thôn và kinh tế nông hộ trong giai đoạn mới; những giải pháp chủ yếu để
tiếp tục phát triển kinh tế nông hộ ở miền Đông Nam Bộ.
Trần Xuân Châu (2002), Đẩy nhanh sự phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá ở Việt Nam hiện nay [12]. Luận án làm rõ nội dung, vai trò, điều
kiện, xu hướng của việc phát triển nền nông nghiệp hàng hoá hiện nay ở
nước ta; phân tích kinh nghiệm các nước trong quá trình đẩy mạnh sự phát
triển nông nghiệp hàng hoá, chỉ ra những điểm tương đồng và khác biệt;
phân tích, đánh giá thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở nước ta
trong những năm đổi mới và những vấn đề cấp bách đặt ra; đề xuất hệ thống
giải pháp nhằm đẩy mạnh sự phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam.
Ngyễn Minh Quang (2003), Nhân tố con người trong phát triển sức
sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nước ta [5151]. Luận
án phân tích nội dung của từng nhân tố trong sức sản xuất của lao động; tác
động của nhân tố con người thông qua sự phát triển sức sản xuất của lao

8
động đối với khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị trường trong và
ngoài nước; thực trạng của nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất
của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá; một số giải pháp cơ bản để phát
huy nhân tố con người, nâng cao sức sản xuất của lao động nhằm thúc đẩy
kinh tế hàng hoá ở nước ta hiện nay.
Lê Du Phong (2009), Chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn,
nông dân của Hunggary trong quá trình chuyển đổi kinh tế và vận dụng
cho Việt Nam [49]. Trong tác phẩm, tác giả đã khái quát về vai trò nhà

nước thông qua hệ thống chính sách để chuyển nông nghiệp thời kỳ tập
trung bao cấp sang nông nghiệp hàng hoá của nền kinh tế thị trường.
Nguyễn Văn Tuấn (2009), Đảng và Bác Hồ với vấn đề tam nông (2009)
[67]. Cuốn sách này đi sau phân tích thực trạng phát triển Nông nghiệp, Nông
dân, Nông thôn ở Việt Nam; các quan điểm, mục tiêu của Đảng với vấn đề
Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn; nhiệm vụ và giải pháp để phát triển
Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn trong giai đoạn mới. Ngoài ra, cuốn sách
còn nêu lên các quan điểm của Bác Hồ với vấn đề tam nông.
Đặng Kim Sơn (2008), Kinh nghiệm quốc tế về nông nghiệp, nông
thôn, nông dân trong quá trình công nghiệp hoá [54]. Trên cơ sở tổng hợp,
phân tích vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong quá trình công
nghiệp hoá ở nhiều nước trên thế giới, tác giả đã có sự liên hệ vào điều
kiện cụ thể của Việt Nam những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn như
vai trò của nông nghiệp trong công nghiệp hoá, vấn đề cơ cấu sản xuất, giải
quyết những vấn đề đất đai, lao động, môi trường, trong công nghiệp hoá
đất nước.
1.1.1.2. Những công trình bàn về vai trò nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hoá
Nguyễn Văn Bích (1996), Chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với
phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam [5]. Trong cuốn sách này

9
tác giả đã trình bày thực trạng của nông nghiệp Việt Nam trong 10 năm đổi
mới, nêu ra các chính sách kinh tế và vai trò của nó đối với phát triển kinh
tế nông nghiệp, nông thôn như là: Chính sách khuyến nông, chính sách phát
triển cơ sở hạ tầng cho lĩnh vực nông nghiệp,…
Lương Xuân Quỳ (1996), Những biện pháp kinh tế tổ chức và quản lý để
phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới cơ cấu nông thôn Bắc Bộ
[52]. Tác giả đã trình bày những thành tích và những vấn đề đặt ra của nông
nghiệp và nông thôn của Bắc Bộ. Từ đó, tác giả nêu lên những biện pháp kinh

tế tổ chức và quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá và đổi mới
cơ cấu nông thôn Bắc Bộ.
Tô Thị Tâm (2001), Sự tác động của Nhà nước đối với thị trường
trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam hiện nay [57]. Luận án trình
bày một số luận thuyết cơ bản và kinh nghiệm quốc tế về tác động của Nhà
nước đối với thị trường nói chung và thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa nói riêng; thực trạng sự tác động của Nhà nước thông qua luật pháp
và chính sách trong quá trình hình thành, phát triển thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa những năm qua ở nước ta; nghiên cứu và đề xuất một số
quan điểm, phương hướng và giải pháp tiếp tục hoàn thiện sự tác động của
Nhà nước đối với thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn
tới ở Việt Nam.
Nguyễn Mạnh Tuấn (2005), Vai trò của Nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam [66]. Luận án hệ thống hoá một số vấn đề
lý luận cở bản về vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông nghiệp hàng
hoá; phân tích thực tiễn phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam và minh
hoạ một số chỉ tiêu về kết quả sản xuất nông sản chủ yếu của ngành trồng trọt,
chăn nuôi trên phạm vi cả nước; khảo sát, phân tích thực trạng vai trò của Nhà
nước đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá trong quá trình đổi mới cơ chế
quản lý kinh tế nông nghiệp ở nước ta từ năm 1986 đến nay; đưa ra những

10
định hướng giải pháp cơ bản nhằm nâng cao vai trò của Nhà nước đối với sự
phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới.
Hoàng Sỹ Kim (2007), Đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp
Việt Nam trước yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế [31]. Luận án tiến sĩ, Chuyên
ngành quản lý kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án trình
bày yêu cầu đổi mới quản lý nhà nước đối với nông nghiệp Việt Nam trong
điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, kinh nghiệm của một số nước trên thế giới;
vai trò, đặc điểm của nông nghiệp của nông nghiệp và những vấn đề đặt ra

cho quản lý nhà nước; khái quát quá trình phát triển nông nghiệp trong năm
đổi mới; phân tích thực trạng và nguyên nhân của những yếu kém trong quản
lý nhà nước đối với nông nghiệp; dự báo xu hướng phát triển nông nghiệp
Việt Nam đến năm 2020 trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế; đưa ra
quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm đổi mới quản lý nhà nước đối với
nông nghiệp Việt Nam.
Đặng Kim Sơn (2008), Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam
hôm nay và mai sau [55]. Nội dung cuốn sách này nêu bật thực trạng các vấn
đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn hiện nay, những thành tựu cũng như
những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại. Xuất phát từ thực tiễn nhóm tác giả
đã đề xuất những định hướng và kiến nghị chính sách nhằm đưa nông nghiệp,
nông dân, nông thôn ngày càng phát triển.
Nguyễn Ngọc Hiến (2008), Quản lý Nhà nước đối với các ngành,
lĩnh vực, Phần III [28]. Cuốn sách này trình bày sự cần thiết khách quan
của quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân, chức năng của Nhà
nước trong quản lý nền kinh tế quốc dân; cơ chế, phương pháp, công cụ
quản lý Nhà nước đối với nền kinh tế quốc dân; vấn đề đổi mới quản lý
Nhà nước đối với nền kinh tế nước ta. Trong đó có phần quản lý Nhà nước
đối với nông nghiệp.

11
Nguyễn Ngọc Hiến (2008), Quản lý Nhà nước đối với các ngành, các
lĩnh vực [28]. Cuốn sách này trình bày vai trò quản lý nhà nước đối với các
ngành, lĩnh vực như: quản lý nhà nước về kinh tế; quản lý tài chính công,
công sản và dịch vụ công; quản lý nhà nước về Nông nghiệp, Nông thôn; tổng
quan về các vấn đề xã hội và chính sách xã hội; quản lý nhà nước về Lao
động và Việc làm, Tiền lương và Bảo trợ xã hội, Dân số và Kế hoạch hoá gia
đình; quản lý nhà nước về Văn hoá, Giáo dục và Y tế; quản lý nhà nước về
Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Tài nguyên; quản lý nhà nước về Dân
tộc và Tôn giáo; quản lý nhà nước về Quốc phòng và An ninh; quản lý công

tác hành chính tư pháp.
Phùng Hữu Phú (2009), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn -
Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [50]. Nội dung sách gồm
các tham luận của các nhà khoa học nghiên cứu lý luận và thực tiễn, những
người làm công tác lý luận, tư tưởng của hai Đảng. Sách nhằm cung cấp
thêm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các nhà nghiên cứu, những người
tham gia hoạch định chính sách, người hoạt động thực tiễn liên quan đến
vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Đỗ Hoàng Toàn (2009), Quản lý nhà nước về kinh tế [63]. Cuốn sách
nhằm đáp ứng một cách tương đối cơ bản và có hệ thống các kiến thức chủ
yếu của quản lý nhà nước về kinh tế như là: kinh tế và quản lý nhà nước về
kinh tế, chức năng quản lý nhà nước về kinh tế, các nguyên tắc quản lý nhà
nước về kinh tế, phương pháp quản lý nhà nước về kinh tế. Ngoài ra, cuốn
sách còn cho biết các công cụ quản lý vĩ mô về kinh tế của nhà nước;
thông tin, quyết định, cơ cấu bộ máy và cán bộ, công chức quản lý nhà
nước về kinh tế.
Khuất Duy Kim Hải (2011), Một số quy định về chính sách của
Chính Phủ liên quan đến lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn [24].

12
Nội dung của cuốn sách bao gồm các nghị định, nghị quyết của Chính phủ
Việt Nam về các lĩnh vực khuyến nông, phát triển các ngành, nghề nông
thôn, chăn nuôi, khai thác thuỷ sản, bảo vệ và phát triển rừng, tín dụng phát
triển nông nghiệp, nông thôn,…
Đoàn Xuân Thuỷ (2011), Chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở Việt
Nam hiện nay [61]. Cuốn sách này phân tích, đánh giá mức độ phù hợp của các
chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp ở nước ta thời gian qua so với yêu cầu
của thông lệ quốc tế, đặc biệt là các quy định của WTO, đề xuất các quan điểm,
giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện các chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp
theo hướng vừa phù hợp với các cam kết quốc tế, vừa thúc đẩy phát triển nông

nghiệp hiện đại.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của một số tác giả trong nước
1.1.2.1. Những công trình bàn về phát triển nông nghiệp hàng hoá
Phômma Phănthalăngsỷ (2002), Phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh
Khăm Muộn Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào-Thực trạng và giải pháp [105].
Luận án này làm rõ sự cần thiết và vai trò của nền nông nghiệp hàng hoá ở
tỉnh Khăm Muộn; phân tích tiềm năng, những thuận lợi và khó khăn, đánh giá
thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá ở tỉnh Khăm Muộn; đề xuất những
phương hướng và giải pháp chủ yếu để đẩy mạnh phát triển nông nghiệp hàng
hoá ở tỉnh Khăm Muộn.
Humpheng Xaynasin (2001), Chuyển dịch kinh tế nông nghiệp ở Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào [102]. Luận án trình bày những cơ sở lý luận và
thực tiễn của sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Lào; phân tích
những đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nông nghiệp ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 1975 đến nay; đề
xuất quan điểm, phương hướng cơ bản, giải pháp chủ yếu nhằm chuyển dịch
cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.

13
Bunlọt Chănthachon (2009), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
theo hướng sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào [81]. Luận án này trình bày một số vấn đề lý luận về chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá; kinh nghiệm của Việt
Nam trong vấn đề này đối với tỉnh Salavan, nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân
Lào; phân tích thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng
sản xuất hàng hoá ở tỉnh Salavan; đưa ra định hướng và giải pháp chủ yếu thúc
đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng
hoá ở tỉnh Salavan.
Bunkhông Nammavông (2001), Vai trò của công nghiệp chế biến nông
sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân

chủ Nhân dân Lào [82]. Luận án trình bày những vấn đề chung về vai trò của
công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp
hàng hoá; thực trạng vai trò của công nghiệp chế biến nông sản và dịch vụ đối
với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Lào trong những năm qua; phương
hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao vai trò của công nghiệp chế biến nông
sản và dịch vụ đối với phát triển nền nông nghiệp hàng hoá ở Lào.
1.1.2.2. Những công trình bàn về vai trò nhà nước đối với phát triển
nông nghiệp hàng hoá
Liane Thykeo (2001), Quản lý nhà nước về giá cả hàng hoá trong nền
kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [103]. Luận án làm cơ
sở lý luận của quá trình hình thành, xu hướng vận động và cần thiết phải có sự
quản lý của Nhà nước, các hình thức, công cụ quản lý của Nhà nước về giá cả
trong nền kinh tế thị trường ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào; phân tích đặc
điểm kinh tế - xã hội và thực trạng về cơ chế quản lý giá cả hàng hoá ở Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào qua các giai đoạn; kinh nghiệm quản lý nhà nước
về giá cả hàng hoá của một số nước trong khu vực và thế giới; một số quan

14
điểm cơ bản trong đổi mới và hoàn thiện quản lý nhà nước về giá cả, những
nội dung và phương thức hoàn thiện cơ chế quản lý nhà nước về giá cả hàng
hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Phonevilay Pheengđalachăn (2002), Quan điểm và chính sách phát triển thị
trường hàng hoá nông thôn ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào [106]. Luận án
nêu lên những vấn đề cơ bản về thị trường hàng hoá nông thôn, tác động của
chính sách đến quá trình phát triển thị trường hàng hoá nông thôn và kinh
nghiệm của Việt Nam trong việc xác lập hệ thống chính sách tác động nhằm
phát triển thị trường hàng hoá nông thôn; trình bày thực trạng tác động của
chính sách đối với phát triển thị trường hàng hoá nông thôn ở Cộng hoà Dân
chủ Nhân dân Lào; đặc điểm của quá trình phát triển thị trường hàng hoá nông
thôn ở Lào, sự chuyển biến của thị trường dưới tác động của chính sách và đánh

giá chung quá trình phát triển; đề xuất những quan điểm và giải pháp chủ yếu
nhằm hoàn thiện hệ thống chính sách phát triển thị trường hàng hoá nông thôn
ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Chứ Phômvisay (2004), Vai trò của tài chính nhà nước trong việc phát
triển kinh tế hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [90]. Luận
án trình bày những vấn đề lý luận về tài chính nhà nước đối với quá trình phát
triển nền kinh tế hàng hoá; thực trạng tác động của tài chính nhà nước ở Cộng
hoà Dân chủ Nhân dân Lào đối với phát triển kinh tế hàng hoá; giải pháp chủ
yếu để phát huy vai trò của tài chính nhà nước trong việc thúc đẩy phát triển
kinh tế hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay.
Bunkhon Bunchit (2005), Vai trò Nhà nước đối với sự phát triển kinh
tế nông thôn ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay [83]. Luận án này
hệ thống hoá những quan điểm lý luận cơ bản và cơ sở thực tiễn để phân tích
đặc điểm, thực trạng kinh tế nông thôn ở Lào hiện nay; nghiên cứu vai trò của
Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế nông thôn từ 1986 đến nay; rút ra

15
những bài học kinh nghiệm của Việt Nam có thể vận dụng vào phát triển kinh
tế nông thôn ở Lào; tổng kết vai trò Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế
nông thôn ở Lào; đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao vai trò
Nhà nước đối với sự phát triển kinh tế nông thôn ở Lào trong thời gian tới.
Bunthong Buahom (2010), Khuyến nông là nhiệm vụ của toàn dân
[84]. Nội dung của cuốn sách này đề cập tới vấn đề phát triển nông thôn, vai
trò của kinh tế hộ gia đình trong phát triển nông nghiệp hàng hoá, vai trò của
cục khuyến nông đối với phát triển nông nghiệp hàng hoá và vai trò của các
cơ quan có liên quan giúp nhân dân thực hiện nhiệm vụ hoạt động khuyến
nông ở các địa phương.
Bunthong Buahom (2012), Phát triển nông lâm nghiệp một cách bền
vững [85]. Cuốn sách này đi sâu phân tích về các khái niệm phát triển nông
nghiệp bền vững, phân tích thực trạng sự phát triển nông - lâm nghiệp của

Lào những năm qua; đưa ra các chiến lược và kế hoạch của Chính phủ Lào về
phát triển nông nghiệp từ nay đến năm 2020; đề ra phương hướng và một số
giải pháp cơ bản nhằm đưa nền nông nghiệp của Lào đạt được những mục
tiêu đã được xác định.
1.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH VÀ NHỮNG
KHOẢNG TRỐNG MỚI LUẬN ÁN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
1.2.1. Kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố
Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu của nước ngoài về sự phát
triển nông nghiệp hàng hoá đều có cách tiếp cận và giải quyết vấn đề dưới góc
độ khác nhau. Chủ yếu nêu lên tính khách quan, sự cần thiết và vai trò của
nông nghiệp hàng hoá trong nền kinh tế quốc dân; phân tích những đặc điểm,
các yếu tố của nền nông nghiệp hàng hoá của các vùng, các địa bản khác
nhau, chỉ rõ thực trạng phát triển nông nghiệp hàng hoá tại Việt Nam trong
những năm đổi mới; đề xuất các phương hướng và giải pháp cho phát triển

16
nông nghiệp hàng hoá của Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu những bước đi quá
trình phát triển nông nghiệp hàng hóa của các nước và rút ra những bài học
kinh nghiệm vận dụng vào Việt Nam.
Về vai trò của Nhà nước đối với sự phát triển nông nghiệp hàng hóa của
các tác giả nước ngoài (Việt Nam), chủ yếu phân tích sự cần thiết khách quan
của vai trò Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, sự phát triển nông nghiệp
hàng hóa và phân tích thực trạng vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với nông
nghiệp hàng hóa trong năm qua; đề xuất các phương hướng và giải pháp để
nâng cao vai trò của Nhà nước Việt Nam đối với phát triển nông nghiệp hàng
hoá của Việt Nam.
Còn các công trình nghiên cứu của tác giả trong nước về sự phát
triển nông nghiệp hàng hoá và vai trò Nhà nước đối với phát triển nông
nghiệp hàng hoá kể cả đã nghiên cứu ở trong nước và ngoài nước, phần
lớn đi sâu phân tích thực trạng sự phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá,

các yếu tố tác động đến nông nghiệp hàng hoá tại Cộng hoà Dân chủ Nhân
dân Lào, nêu lên những phương hướng và một số giải pháp cơ bản cho sự
phát triển nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong
tương lai.
1.2.2. Những khoảng trống mới mà luận án cần tiếp tục nghiên cứu
Về vấn đề nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối với phát triển kinh tế
nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn
mới (2011 đến 2013), là giai đoạn khoa học kỹ thuật phát triển mạnh cả chiều
sâu và chiều rộng và được ứng dụng mạnh mẽ vào đời sống cũng như lĩnh
vực sản xuất kinh doanh, là giai đoạn hồi nhập và mở rộng quan hệ kinh tế
quốc tế phát triển mạnh. Vì vậy, vấn đề nghiên cứu vai trò của Nhà nước đối
với phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hoá cần phải xem xét lại cả về lý luận
và thực tiễn, nhằm nhận thức lại vai trò của Nhà nước đối với phát triển nông

17
nghiệp cho phù hợp với tình hình mới ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
Vấn đề này chưa có tác giả nào nghiên cứu sâu, đẩy đủ và có hệ thống. Vì
vậy, luận án sẽ kế thừa và phát triển trong nghiên cứu các vấn đề sau:
- Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về vai trò nhà nước đối
với phát triển nông nghiệp hàng hoá.
- Nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc phát huy
vai trò của Nhà nước để phát triển nông nghiệp hàng hoá và rút ra những
bài học cho Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.
- Đánh giá thực trạng vai trò nhà nước đối với phát triển nông
nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn 2006 - 2013.
- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao vai trò Nhà nước
đối với nông nghiệp hàng hoá ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào.


18

Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VAI TRÒ NHÀ NƯỚC
ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ

2.1. NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI CÓ VAI TRÒ
CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HÀNG HOÁ
2.1.1. Khái niệm và điều kiện phát triển nông nghiệp hàng hoá
2.1.1.1. Khái niệm về phát triển nông nghiệp hàng hoá
Nông nghiệp là một ngành kinh tế, là một trong ba ngành lớn của nền
kinh tế quốc dân (nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ), là ngành duy nhất
sản xuất ra lương thực, thực phẩm cho con người. Nông nghiệp theo nghĩa
hẹp là ngành sản xuất ra của cải vật chất mà con người dựa vào quy luật sinh
trưởng của cây trồng, vật nuôi để tạo ra sản phẩm cho con người và xã hội
sinh tồn; theo nghĩa này, ngành nông nghiệp bao gồm: ngành trồng trọt và
chăn nuôi. Nông nghiệp theo nghĩa rộng là lĩnh vực sản xuất vật chất bao gồm
cả nông-lâm-ngư nghiệp. Nếu nghiên cứu về quá trình hình thành và phát
triển, nông nghiệp đã và đang trải qua ba giai đoạn: Nền nông nghiệp tự nhiên
(dựa vào khai thác tự nhiên là chính), nền nông nghiệp tự cung tự cấp (sản
xuất để tiêu dùng, không có sự chuyên canh, không có sự phân công lao động)
và nền nông nghiệp hàng hoá (sản xuất để bán, có phân công lao động xã hội,
chuyên canh ngày càng cao).
Nông nghiệp hàng hoá là một bộ phận của nền kinh tế hàng hoá, là kiểu
tổ chức kinh tế sản xuất ra sản phẩm không phải để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng
của người sản xuất, mà để trao đổi, để bán trên thị trường nhằm thoả mãn nhu
cầu tiêu dùng của xã hội và đảm bảo lợi nhuận để tái sản xuất mở rộng, hiện
đại hoá nền nông nghiệp.
Phát triển nông nghiệp hàng hoá là quá trình kinh tế có tính quy luật từ
nền sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, hiện đại mà mọi quốc gia có nền kinh tế
nông nghiệp dù sớm hay muộn đều phải trải qua.

×