Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Nghiên cứu động thái tái sinh tự nhiên phân khu hồi sinh thái VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (560.34 KB, 47 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Vườn quốc gia Xuân Sơn nằm trên địa bàn huyện Thanh Sơn (cũ), nay
thuộc huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, có tổng diện tích 15.048ha, trong đó khu
bảo vệ nghiêm ngặt (còn gọi là vùng lõi) có diện tích 9.099ha, diện tích rừng
phục hồi là 3792 ha, gồm các trạng thái và nguồn gốc khác nhau [1].
Vườn quốc gia nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, nên
thảm thực vật rừng trong khu vực tương đối đa dạng, có nhiều sinh cảnh độc
đáo, bao gồm: Rừng nhiệt đới thường xanh còn mang tính nguyên sinh ít bị tác
động phân bố trên núi đất và núi đá vôi vùng thấp; rừng á nhiệt đới ít bị tác động
trên núi đất và núi đá vôi; rừng thứ sinh nhiệt đới và á nhiệt đới; trảng cỏ cây
bụi, cây gỗ; hệ sinh thái nương rẫy, hệ sinh thái đồng ruộng và dân cư.
Hiện nay các diện tích rừng tự nhiên của Vườn đều ít nhiều đã bị tác
động, cấu trúc rừng đã bị biến đổi hoặc bị biến đổi một phần, các diện tích rừng
thứ sinh đã được khoanh nuôi để phục hồi rừng. Nhiệm vụ trọng tâm của vườn
là bảo tồn, phục hồi các kiểu thảm thực vật rừng đặc trưng của khu vực trên cơ
sở khoanh nuôi tái sinh tự nhiên và xúc tiến tái sinh kết hợp trồng bổ sung. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về động thái tái sinh tự nhiên và đánh giá khả năng phục
hồi rừng ở đây chưa được nghiên cứu và đánh giá đầy đủ.
Theo đề án xây dựng và phát triển VQG Xuân Sơn, một trong những nhiệm
vụ khoa học trong thời gian tới là phải theo dõi tái sinh và đánh giá khả năng phục
hồi rừng tự nhiên của các trạng thái rừng, từ đó đề xuất giải pháp phù hợp để phục
hồi các kiểu thảm thực vật đặc trưng, nâng cao tính đa dạng sinh học và giá trị bảo
tồn. Xuất phát từ sự cần thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu động thái
tái sinh tự nhiên phân khu hồi sinh thái VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.
1
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái
rừng. Biểu hiện đặc trưng của tái sinh rừng là sự xuất hiện một thế hệ cây con của
những loài cây gỗ ở các nơi có hoàn cảnh rừng (hoặc mất rừng chưa lâu): dưới tán


rừng, lỗ trống trong rừng, rừng sau khai thác, trên đất rừng sau làm nương đốt
rẫy Vai trò lịch sử của thế hệ cây con này là thay thế thế hệ cây gỗ già cỗi. Vì
vậy, tái sinh rừng, hiểu theo nghĩa hẹp, là quá trình phục hồi lại thành phần cơ
bản của rừng, chủ yếu là tầng cây gỗ [14].
Sự xuất hiện lớp cây con là nhân tố mới làm phong phú thêm số lượng và
thành phần loài trong hệ sinh thái rừng (thực vật, động vật, vi sinh vật), đóng góp
vào việc hình thành tiểu hoàn cảnh rừng và làm thay đổi cả quá trình trao đổi vật
chất và năng lượng diễn ra trong hệ sinh thái. Do đó, tái sinh rừng có thể hiểu
theo nghĩa rộng là sự tái sinh của một hệ sinh thái rừng. Tái sinh rừng thúc đẩy
việc hình thành cân bằng sinh học trong rừng, đảm bảo cho rừng tồn tại liên tục
và do đó bảo đảm cho việc sử dụng rừng thường xuyên.
Đặc điểm sinh vật học, sinh thái học của loài cây tái sinh, điều kiện địa lý và
tiểu hoàn cảnh rừng là cơ sở tự nhiên quan trọng có tác dụng quyết định, chi phối
sự hình thành nên những quy luật tái sinh rừng. Ở các vùng tự nhiên khác nhau, tái
sinh rừng diễn ra theo các quy luật khác nhau. Tái sinh rừng nhiệt đới tự nhiên là
một vấn đề cực kỳ phức tạp. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy việc áp dụng máy
móc các phương thức tái sinh kinh điển của các vùng ôn đới vào các nước nhiệt đới
nói chung và Việt Nam nói riêng không thể mang lại kết quả mong muốn. Ở đây,
khẳng định lại một lần nữa, tái sinh rừng không chỉ là một hiện tượng sinh học mà
còn là một hiện tượng địa lí. Những kiến thức về sinh thái tái sinh rừng bao gồm
mối quan hệ giữa loài cây tái sinh với hoàn cảnh sinh thái, đặc biệt là tiểu hoàn
cảnh rừng, mối quan hệ sinh vật trong hệ sinh thái rừng có ý nghĩa quan trọng trong
việc nghiên cứu quy luật tái sinh trong từng loại hình rừng cụ thể và là cơ sở khoa
học quan trọng cho việc đề xuất các biện pháp tái sinh rừng có hiệu quả.
Do sự phát triển công nghiệp ở thế kỷ 19, trong lâm nghiệp đã hình thành
xu hướng thay thế rừng tự nhiên bằng rừng trồng nhân tạo có năng suất cao đáp
2
ứng yêu cầu của nền kinh tế. Nhưng sau những thất bại về tái sinh nhân tạo ở
Đức và một số nước ở vùng nhiệt đới, nhiều nhà khoa học đã nêu khẩu hiệu
“Hãy quay trở lại với tái sinh tự nhiên”.

Với rừng nhiệt đới số lượng loài cây trên một đơn vị diện tích khá lớn, tổ
thành loài cây phức tạp, nên kinh doanh những loài cây đã rất khó có thể mang
lại hiệu quả mong muốn. Trong thực tiễn lâm sinh người ta chỉ tập trung nghiên
cứu những loài đáp ứng được mục đính kinh doanh và nhu cầu của thị trường.
Vấn đề tái sinh tự nhiên rừng nhiệt đới được thảo luận nhiều nhất là hiệu
quả của các phương thức xử lý lâm sinh đến tái sinh rừng của các loài cây mục
đích trong các kiểu rừng. Qua đó các nhà lâm sinh học đã xây dựng thành công
nhiều phương thức chặt tái sinh, công trình của Kennedy (1935), Lancaster
(1953) Taylor (1854), Jones (1960), Foggie (1960), Rosevear (1974) ở Nigiêria
và Gana, SIhultz (1960) ở Xurinam với phương thức chặt dần tái sinh dưới tán
rừng, Brooks (1941), Ayoliffe (1952) với phương thức chặt dần nhiệt đới
(T.S.S) ở Trinidat. Griffith (1947), Barnerji (1959) với phương thức chặt dần nâng
cao vòm lá ở Andamann. Công trình của Bernard (1951-1954), Wyatt Smith
(1961, 1963) với phương thức rừng đều tuổi ở Malaysia, Nichalson (1958) ở Bắc
Borneo, Donis và Maudova (1954-1951) với phương thức đồng nhất hoá tầng trên
ở Zaia Chi tiết về các bước xử lý cũng như hiệu quả của từng phương thức đối
với tái sinh đã được Baur (1964)[2] tổng kết trong tác phẩm “Cơ sở sinh thái học
của kinh doanh rừng mưa”.
Ở rừng nhiệt đới, hiện tượng tái sinh có nhiều điểm khác biệt. Van Steenis
(1956) [24] đã nêu hai đặc điểm tái sinh phổ biến. Đó là tái sinh phân tán liên tục
của các loài cây chịu bóng và kiểu tái sinh vệt của các loài cây ưa sáng.
Với phương pháp điều tra tái sinh tự nhiên, nhiều tác giả đã sử dụng cách
lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1972) với diện tích ô đo đếm
thông thường 1-4m
2
. Diện tích ô đo đếm nhỏ nên thuận lợi trong điều tra tuy
nhiên số lượng ô phải đủ lớn mới phản ảnh được thực trạng của quá trình tái
sinh. Để giảm sai sót khi nghiên cứu thống kê tái sinh tự nhiên, Barnard (1950)
[25] đã đề nghị một phương pháp điều tra chuẩn đoán mà theo đó kích thước các
ô đo đếm có thể thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển của cây tái sinh ở các

trạng thái rừng khác nhau.
Các công trình nghiên cứu về phân bố tái sinh tự nhiên ở rừng nhiệt đới,
đáng chú ý nhất là công trình nghiên cứu của P.W. Richards (1952)[16]. Ở châu
3
Phi, trên cơ sở số liệu thu thập được, Taylor (1954), Bennard (1955) xác định
cây tái sinh trong rừng nhiệt đới thiếu hụt, cần phải bổ sung bằng cách trồng
rừng. Các tác giả nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới châu Á như: Budowski
(1956); Bara (1954); Catinot (1965) lại có nhận định rằng: Dưới tán rừng nhiệt
đới, nhìn chung có đủ số lượng cây tái sinh có giá trị kinh tế, do vậy các biện
pháp lâm sinh đề ra cần thiết để bảo vệ cây tái sinh sẵn có dưới tán rừng, (Dẫn
theo Nguyễn Duy Chuyên, 1996) [5].
Độ khép tán của quần thụ có ảnh hưởng trực tiếp đến mật độ và sức sống
của cây con. Trong công trình nghiên cứu mối quan hệ qua lại giữa cây con và
quần thụ V.G.Karpov (1990) đã chỉ ra đặc điểm phức tạp trong quan hệ cạnh
tranh về dinh dưỡng đất khoáng, độ ẩm và tính không thuần nhất của quan hệ
giữa các thực vật, tùy thuộc đặc điểm sinh vật học, tuổi và điều kiện sinh thái
của quần thể thực vật (Dẫn theo Nguyễn Văn Thêm, 2000)[18].
Trong nghiên cứu tái sinh rừng người ta nhận thấy rằng tầng cỏ và cây bụi
qua thu nhận ánh sáng, độ ẩm và các nguyên tố khoáng của tầng đất mặt đã ảnh
hưởng xấu đến cây con tái sinh của các loài cây gỗ. Những quần thụ kín tán, đất
khô và nghèo dinh dưỡng khoáng do đó thảm cỏ và cây bụi sinh trưởng kém nên
ảnh hưởng của nó không đáng kể đến cây tái sinh. Những lâm phần đã qua khai
thác, thảm cỏ có điều kiện phát sinh mạnh là nhân tố ảnh hưởng xấu đến tái sinh
rừng. Ghent. A. W (1969) [23] đề nghị, thảm mục, chế độ thuỷ nhiệt, tầng đất
mặt với tái sinh rừng cũng cần được làm rõ.
Nghiên cứu khả năng tái sinh của thực vật sau nương rẫy từ 1-20 năm ở
vùng Tây Bắc Ấn Độ, Ranmaksishnan (1981,1982) đã cho biết chỉ số đa dạng
loài rất thấp. Chỉ số loài ưu thế đạt đỉnh cao nhất ở pha đầu của quá trình diễn
thế và giảm dần theo thời gian bỏ hóa. Long Chun và cộng sự (1993) đã nghiên
cứu đa dạng thực vật ở hệ sinh thái nương rẫy tại Xishhuang banna tỉnh Vân

Nam, Trung Quốc nhận xét: Tại Baka khi nương rẫy bỏ hóa được 3 năm có 17
họ, 21 chi, 21 loài thực vật, bỏ hóa 19 năm thì có 60 họ, 134 chi, 167 loài thực
vật (Dẫn theo Phạm Hồng Ban, 2000)[3]
Tái sinh tự nhiên của thảm thực vật sau nương rẫy được một số tác giả
nghiên cứu. Saldarriaga (1991) nghiên cứu tại rừng nhiệt đới Colombia và
Venezuela nhận xét: sau khi bỏ hóa, số lượng loài thực vật tăng dần từ ban đầu
đến rừng thành thục, thành phần của các loài cây phụ thuộc và tỷ lệ loài nguyên
thủy mà nó được sống sót từ thời gian đầu của quá trình tái sinh, thời gian phục
4
hồi khác nhau, phụ thuộc vào mức độ, tần số canh tác của khu vực đó (Dẫn theo
Phạm Hồng Ban, 2000)[3]. Kết quả nghiên cứu của Lambertetal (1989), Waner
(1991) đều cho thấy quá trình diễn thế sau nương rẫy như sau: đầu tiên đám
nương rẫy được các loài cỏ xâm chiếm, nhưng sau một năm loài cây gỗ tiên
phong được gieo giống từ các vùng lân cận hỗ trợ cho việc hình thành quần thụ
các loài cây gỗ, tạo ra tiểu hoàn cảnh thích hợp cho sinh trưởng của cây con.
Những loài cây gỗ tiên phong chết đi sau 5-10 năm và được thay thế dần bằng
các loài cây mọc chậm, ước tính cần phải mất hàng trăm năm thì nương rẫy cũ
mới chuyển thành loài hình rừng gấn với dạng nguyên sinh ban đầu.
Các công trình nghiên cứu được trích dẫn trên đây, đã phần nào làm sáng
tỏ đặc điểm tái sinh rừng tự nhiên ở rừng nhiệt đới, đó là những cơ sở để xây
dựng các phương thức tái sinh. Trong nghiên cứu, việc điều tra đánh giá tái sinh
cần lựa chọn những phương pháp phù hợp với đối tượng nghiên cứu. Cần phân
chia các giai đoạn tái sinh và các nhân tố ảnh hưởng đến tái sinh tự nhiên. Trong
điều kiện nhất định, cần xác định đối tượng và giới hạn nghiên cứu cho từng loại
hình rừng cụ thể.
1.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về quy luật tái sinh tự nhiên và diễn thế thứ sinh của các ưu hợp
thực vật rừng nhiệt đới, Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978)[22] đã nhận định: Sự
phát sinh các loại hình quần thể có thành phần loài cây khác nhau được nghiên cứu
đầy đủ trước đây nên cho rằng trong rừng nhiệt đới không có quần hợp mà chỉ có

những loài ưu thế, do đó đề nghị lấy kiểu thảm thực vật làm đơn vị cơ bản của thảm
thực vật.
Đã có nhiều nghiên cứu về tái sinh tự nhiên dưới tán rừng trồng và rừng tự
nhiên ở nước ta. Kết quả nghiên cứu về tái sinh thường được đề cập trong các công
trình nghiên cứu về thảm thực vật, trong các báo cáo khoa học và một phần được
công bố trong các tạp chí.
Ở miền Bắc nước ta từ 1962÷1969, Viện điều tra quy hoạch rừng đã điều
tra tình hình tái sinh tự nhiên theo các “loại hình thực vật ưu thế” rừng thứ sinh
ở Yên Bái (1965), Hà Tĩnh (1966), Quảng Bình (1969) và Lạng Sơn (1969).
Đáng chú ý là công trình điều tra tái sinh tự nhiên ở vùng Sông Hiếu (1962-
1964) bằng phương pháp đo đếm điển hình. Kết quả điều tra đã được Vũ Đình
Huề (1975)[10] tổng kết trong báo cáo khoa học “Khái quát về tình hình tái sinh
tự nhiên ở rừng miền Bắc Việt Nam”. Theo báo cáo đó, tái sinh tự nhiên ở rừng
5
miền Bắc Việt Nam cũng mang những đặc điểm tái sinh của rừng nhiệt đới, cụ
thể ở rừng nguyên sinh, tổ thành các loài cây tái sinh tương tự như tầng cây gỗ,
dưới tán rừng thứ sinh tồn tại nhiều loài cây gỗ mềm kém giá trị, hiện tượng tái
sinh theo đám được thể hiện rõ nét tạo nên sự phân bố số cây không đồng đều trên
mặt đất rừng. Từ kết quả đó, tác giả đã xây dựng biểu đánh giá tái sinh áp dụng
cho các đối tượng rừng lá rộng miền Bắc nước ta.
Khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam, Thái Văn Trừng (1978)
[22] đã nhấn mạnh tới ý nghĩa của điều kiện ngoại cảnh đến các giai đoạn phát triển
cây tái sinh. Theo tác giả, ánh sáng là nhân tố sinh thái khống chế và điều khiển
quá trình tái sinh tự nhiên cả ở rừng nguyên sinh lẫn rừng thứ sinh.
Trần Ngũ Phương (1970) [15] khi nghiên cứu về kiểu rừng nhiệt đới mưa
mùa lá rộng thường xanh đã có nhận xét “rừng tự nhiên dưới tác động của con
người khai thác hoặc làm nương rẫy, lặp đi lặp lại nhiều lần thì kết quả cuối cùng là
sự hình thành đất trống, đồi núi trọc. Nếu chúng ta để thảm thực vật hoang dã tự nó
phát triển lại, thì sau một thời gian dài trảng cây bụi, trảng cỏ chuyển dần lên những
dạng thực bì cao hơn thông qua quá trình tái sinh tự nhiên và cuối cùng rừng có thể

phục hồi dưới dạng gần giống trạng thái rừng ban đầu”.
Ảnh hưởng của các biện pháp lâm sinh tới tái sinh tự nhiên của quần xã thực
vật còn được một số tác giả nghiên cứu như Phùng Ngọc Lan (1984)[13], Nguyễn
Duy Chuyên (1988)[4].
Hiện tượng tái sinh lỗ trống ở các rừng thứ sinh vùng Hương Sơn-Hà
Tĩnh đã được Phạm Đình Tam (1987) [17] làm sáng tỏ. Theo tác giả, số lượng
cây tái sinh xuất hiện khá nhiều dưới các lỗ trống khác nhau. Lỗ trống càng lớn,
cây tái sinh càng nhiều và hơn hẳn những nơi kín tán. Từ đó tác giả đề xuất áp
dụng phương thức khai thác chọn, tái sinh tự nhiên.
Nguyễn Duy Chuyên (1988)[4] khi nghiên cứu cấu trúc, tăng trưởng trữ
lượng và tái sinh tự nhiên rừng thường xanh lá rộng hỗn loài cho ba vùng (Sông
Hiếu, Yên Bái, Lạng Sơn), đã khái quát đặc điểm phân bố của nhiều loài cây có
giá trị kinh doanh và biểu diễn bằng các hàm lý thuyết. Từ đó làm cơ sở định
hướng giải pháp lâm sinh cho các vùng sản xuất nguyên liệu.
Một số tác giả khác cũng đã có những công trình nghiên cứu về tái sinh tự
nhiên mà đối tượng là nhóm loài cây hoặc một loài cây cụ thể. Công trình nghiên
cứu của Đinh Quang Diệp (1993)[7] nghiên cứu tiến trình tái sinh và ảnh hưởng
của một số nhân tố đến từng giai đoạn tái sinh của nhóm loài cây họ Dầu, từ đó tác
6
giả đề nghị một số nguyên tắc chính trong khai thác, xúc tiến, bảo vệ, nuôi dưỡng
cây tái sinh cho các đối tượng rừng khộp vùng EaSúp ĐăkLăk.
Dựa vào mật độ cây tái sinh, Vũ Đình Huề (1969)[9] đã phân chia khả
năng tái sinh rừng thành 3 cấp, trong đó cấp tốt có mật độ cây tái sinh lớn hơn
12.000 cây/ha, cấp trung bình có mật độ từ 4.000-8.000 cây/ha, cấp xấu có mật
độ cây tái sinh từ 2.000 - 4.000 cây/ha. Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ
chú trọng đến số lượng cây tái sinh.
Khi bàn về vấn đề đảm bảo tái sinh trong khai thác, Phùng Ngọc Lan
(1984) [13] đã nêu ra kết quả tra dặm hạt Lim xanh dưới tán rừng ở Lâm trường
Hữu Lũng (Lạng Sơn). Ngay từ giai đoạn nẩy mầm, Bọ xít là nhân tố sinh vật
đầu tiên gây ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ nẩy mầm. Tiếp theo đề tài trên, tác giả

đã nghiên cứu tiếp và nêu lên sự cần thiết của việc bảo vệ và phát triển Lim
xanh, đồng thời đề ra một số biện pháp kỹ thuật về xử lý hạt giống, gieo trồng
loài cây này. Theo tác giả đã kết luận là không nên trồng Lim xanh thuần loài.
Khi nghiên cứu về tái sinh tự nhiên trong rừng chặt chọn ở Lâm trường
Hương Sơn - Hà Tĩnh. Trần Xuân Thiệp (1995) [21] đã định lượng các cây tái
sinh tự nhiên trong các trạng thái rừng khác nhau. Để đảm bảo mức độ tái sinh
vốn rừng ở Ngã Đôi cần giữ trữ lượng ở mức tối thiểu từ 170-200m
3
/ha (trạng
thái rừng IIIA
3
). Tác giả còn thống kê các cây tái sinh theo 6 cấp chiều cao,
trong đó cây tái sinh có triển vọng là những cây có chiều cao ≥ 1,5
m
. Khi nghiên
cứu tái sinh tự nhiên sau khai thác chọn tại Lâm trường Hương Sơn - Hà Tĩnh,
Trần Cẩm Tú (1998) [19] cho rằng: áp dụng phương thức xúc tiến tái sinh tự
nhiên có thể đảm bảo khôi phục vốn rừng, đáp ứng mục tiêu quản lý, sử dụng tài
nguyên bền vững. Tuy nhiên, các giải pháp kỹ thuật lâm sinh tác động đều phải
có tác dụng thúc đẩy cây tái sinh mục đích sinh trưởng và phát triển tốt, khai
thác phải đồng nghĩa với tái sinh rừng, phải chú trọng và điều tiết tầng tán của
rừng đảm bảo cho cây tái sinh phân bố đều trên toàn bộ diện tích. Để cải thiện tổ
thành rừng loại bỏ các loài cây phi mục đích cần phải thực hiện các giải pháp lâm
sinh (chặt mở tán, phát dây leo, cây bụi ) trước khi khai thác và dọn vệ sinh rừng
ngay sau khi khai thác.
Nguyễn Minh Đức (1998)[8] đã nghiên cứu đặc điểm một số nhân tố sinh
thái dưới tán rừng và ảnh hưởng của chúng đến tái sinh loài Lim xanh tại Vườn
quốc gia Bến En - Thanh Hoá. Theo tác giả việc tác động vào lớp cây tái sinh
nói chung, cây tái sinh Lim xanh nói riêng phải dựa vào mối quan hệ giữa cường
7

độ ánh sáng và độ ẩm dưới tán rừng thông qua việc điều chỉnh độ tàn che. Từ
đó, tác giả đề xuất biện pháp nuôi dưỡng và xúc tiến tái sinh loài Lim xanh.
Theo Trần Ngũ Phương (1999), các quy luật phát triển rừng tự nhiên ở
miền Bắc Việt Nam, đã nhấn mạnh quá trình diễn thế thứ sinh của rừng tự
nhiên. Theo tác giả trong rừng tự nhiên có nhiều tầng, khi tầng trên già cỗi, tàn
lụi rồi tiêu vong thì tầng kế tiếp sẽ thay thế hoặc cũng có thể một thảm thực vật
trung gian khác xuất hiện thay thế nó, nhưng về sau, dưới thảm thực vật trung
gian này sẽ xuất hiện một lớp cây con tái sinh lại rừng cũ và sẽ thay thế thảm
thực vật trung gian này trong tương lai, lúc bấy giờ rừng cũ sẽ được phục hồi.
Theo tài liệu của Viện điều tra quy hoạch rừng (1993) tại khu vực lâm
trường Sông Đà - Hoà Bình xuất hiện một số loài cây có giá trị như: Sến, Dẻ,
Re, Táu . . . Nhưng do quá trình khai thác không hợp lý, đốt nương làm rẫy của
đồng bào dân tộc, những loài cây này dần bị mất đi mà thay vào đó là những loài
cây ưa sáng, mọc nhanh, ít giá trị kinh tế. Theo nghiên cứu của Ngô Kim Khôi
(1996) [12] tổ thành loài cây phục hồi sau nương rãy ở Bình Thanh- lâm trường
Sông Đà gồm các loài: Re, Dẻ, Trâm, Kháo
Bùi Văn Chúc (1996) [6] đã nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng phòng hộ
đầu nguồn tại lâm trường Sông Đà ở các trạng thái rừng IIA, IIIA
1
và rừng
trồng, tác giả cũng đã đề cập đến tái sinh nhưng mới chỉ xác định được tổ thành,
mật độ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu về tái sinh trên đây mới chỉ đề cập
đến một số nghiên cứu liên quan đến đề tài. Những vấn đề này gần đây được
nhiều tác giả quan tâm hơn. Xu hướng nghiên cứu cũng chuyển dần từ định tính
sang định lượng, từ nghiên cứu lý thuyết sang ứng dụng thực tiễn.
Những nghiên cứu của đề tài này sẽ góp phần vào việc xác định cơ sở lý
luận cho các tác động lâm sinh, từ đó đưa ra những đề xuất cụ thể nhằm xúc tiến
tái sinh tự nhiên, nuôi dưỡng rừng, đáp ứng mục tiêu kinh doanh, nâng cao năng
lực và chất lượng phòng hộ của rừng, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực

và các vùng lân cận.
8
Chương 2
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện tự nhiên
2.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xuân Sơn nằm về phía Đông của huyện Tân Sơn, trên vùng tam giác
ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Hoà Bình và Sơn La, với tổng diện tích là 15.048
ha, xếp thứ 12 trong số 25 Vườn Quốc Gia ở Việt Nam. VQG Xuân Sơn bao gồm
các xã: Đồng Sơn, Lai Đồng, Xuân Sơn, Xuân Đài và Kim Thượng [1].
Toạ độ địa lý:
21
o
03’ đến 21
o
12’ vĩ độ Bắc
104
o
51’ đến 105
o
01’ kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp xã Thu Cúc
- Phía Nam giáp huyện Đà Bắc tỉnh Hoà Bình
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên tỉnh Sơn La
- Phía Đông giáp các xã: Tân Phú, Mỹ Thuận, Long Cốc và Vĩnh Tiến
2.1.2. Địa hình, địa mạo
VQG Xuân Sơn nằm trong một vùng đồi núi thấp và trung bình thuộc lưu
vực sông Bứa, nơi kết thúc của dãy Hoàng Liên. Nhìn toàn cảnh các dãy đồi núi
chỉ cao chừng 600 - 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được cấu tạo bởi
các loại đá phiến biến chất. Cao nhất là đỉnh núi Voi 1.386 m, tiếp đến là núi

Ten, núi Cẩn đều cao trên 1.200 m.
Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia cắt
theo chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 20
0
[1].
2.1.3. Điều kiện khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
- Chế độ nhiệt
+ Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22
o
– 23
o
C, tương đương với tổng
nhiệt năng từ 8.300
o
- 8.500
o
C (nằm trong vành đai nhiệt đới).
+ Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20
o
C, nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất là tháng 1.
9
+ Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn
nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25
o
C, nóng nhất là vào tháng 6 và
7 (28
o

C).[1]
- Chế độ mưa ẩm
+ Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1.660 mm ở Thanh Sơn đến
1.826mm ở Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng
10 hàng năm), 2 tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9.
+ Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ còn
chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn hán ít xảy ra vì có mưa
phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô.
+ Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa
phùn độ ẩm không khí thường đạt chỉ số cao nhất.
+ Lượng bốc hơi không cao (653mm/năm) điều đó cho thấy khả năng che
phủ đất của lớp thảm thực bì còn tương đối tốt, hạn chế được lượng nước bốc
hơi, làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực.
* Thủy văn
VQG Xuân Sơn nằm trong lưu vực đầu nguồn sông Bứa với nhiều nhánh
suối bắt nguồn từ các đỉnh núi cao trong Vườn. Hệ thống Sông Bứa có các
nhánh toả rộng ra khắp các vùng. Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ
1.500 - 2.000 mm, lượng mưa cực đại có thể tới 2.453 mm nhưng có năm ít mưa
chỉ đo được 1414mm. Địa hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ
thuỷ lợi để phục vụ sản xuất nông nghiệp.
2.1.4. Thổ nhưỡng
Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa hình và
nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hoá khí hậu, thuỷ văn đa
dạng và phong phú, nên có nhiều loại đất được tạo thành trong khu vực này.
Một số loại đất chính trong khu vực:
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong điều
kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng mùn
dầy, tỷ lệ mùn cao (8 - 10%). Phân bố từ độ cao 700 – 1.386 m, tập trung ở phía
Tây của khu vực, giáp với huyện Đà Bắc (Hoà Bình), Phù Yên (Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển ở vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất có quá

trình Feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá mẹ và độ ẩm
của đất. Phân bố ở độ cao dưới 700 m thành phần cơ giới nặng, tầng đất dầy, ít đá
10
lẫn, đất khá mầu mỡ, thích hợp cho các loài cây rừng sinh trưởng và phát triển.
- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi) - R: Đá vôi là loại
đá cứng, khó phong hoá, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hoá đến đâu lại bị
rửa trôi đến đó, dẫn tới đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi đá.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Đặc điểm dân cư
Trong VQG Xuân Sơn có 10 xóm gồm: Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng Mằng
(thuộc xã Xuân Sơn); Thân (thuộc xã Đồng Sơn); Nước Thang (thuộc xã Xuân
Đài); Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (thuộc xã Kim Thượng).
Các xóm này phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất, ở
độ cao từ 200 - 400 m so với mực nước biển, tập trung phần lớn ở phía Đông,
một phần phía Bắc và phía Nam của VQG.
2.2.2. Đặc điểm dân tộc
Dân cư của các xóm này chủ yếu là 2 dân tộc chính: Dao (Mán) chiếm
65,42% dân số và Mường chiếm 34.43% dân số, chỉ có 4 khẩu người Kinh sinh
sống tại khu vực này.
2.2.3. Đời sống sinh hoạt
Theo các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các hộ gia đình
trong VQG được xếp vào loại nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia đình
chưa đạt 700.000 đồng/năm.
Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản, hiện nay chỉ
có khoảng 30% hộ có thuỷ điện nhỏ thắp sáng, 5% hộ gia đình có ti vi. Tuy sống
gần rừng có nhiều loại gỗ quý nhưng đồ đạc trong nhà người dân như bàn ghế,
giường, tủ rất tạm bợ. Hầu hết các hộ gia đình thiếu lương thực từ 1 tháng trở
lên, nhiều hộ thiếu tới 4 - 5 tháng và thường xuyên bị thiếu ăn.
2.3. Đặc điểm tài nguyên rừng và sản xuất Lâm nghiệp
2.3.1. Đặc điểm tài nguyên rừng

Đã thống kê được khoảng gần 550 loài cây tài nguyên thuộc 4 nhóm công
dụng (có loài thuộc nhiều nhóm công dụng):
Nhóm cây cho gỗ (G): có 220 loài, nhưng hầu hết thuộc nhóm gỗ hồng sắc
và tạp mộc. Nhóm gỗ thiết mộc có một số loài có giá trị kinh tế cao như Lát hoa
(Chukrasia tabularis), Sến mật (Madhuca pasquieri), Nghiến (Excentrodendron
tonkinense), Trai lý (Garcinia fagraeoides), Đinh (Fernandoa spp.)
11
Nhóm cây làm thuốc (T): Có 300 loài có thể dùng làm thuốc. Nếu so với
tổng số 726 loài đã phát hiện ở đây, cho thấy cây làm thuốc đã chiếm một vị trí
khá quan trọng của khu hệ.
Nhóm cây ăn được: Có 128 loài. Trong đó đáng kể nhất là loài Rau sắng
(Melientha suavis) và Chè shan (Camellia sinensis var. assamica).
Nhóm cây làm cảnh và cây bóng mát: 94 loài. Họ có nhiều loài làm cảnh
nhất là họ Lan (22 loài), tiếp đến là họ Cau dừa (10 loài) và họ Đỗ quyên (6
loài). Đặc biệt, trong họ Lan có 3 loài thuộc chi Lan hài (Paphiopedilum) là
những loài hoa đẹp được ưa chuộng đang bị săn lùng. Ngoài ra ở đây còn xuất
hiện nhiều cây có hoa đẹp khác như các loài trong họ Bóng nước
(Balsaminaceae), họ Thu hải đường (Begoniaceae) , một số loài Khuyết thực
vật cũng như nhiều loài cây gỗ có thể dùng làm cây cảnh và trồng lấy bóng mát
ven đường phố hoặc công viên[1].
Vườn quốc gia nằm trong khu vực xen kẽ giữa núi đất và núi đá vôi, nên
thảm thực vật rừng trong khu vực tương đối đa dạng.
Bảng 2.1: Thống kê diện tích các kiểu thảm thực vật ở Xuân Sơn

hiệu
Kiểu thảm
Diện
tích
(ha)
%

1.1 Rừng kín thương xanh mưa ẩm nhiệt đới 1.733 11.5
1.2 Rừng kín thường xanh nhiệt đới trên đất đá vôi xương xẩu 1.549 10.3
1.3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy 1.156 7.7
1.4 Rừng thứ sinh tre nứa 639 4.2
1.5 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh 4.624 30.7
1.6 Rừng trồng 21 0.1
2.1 Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp 2.218 14.7
2.2
Rừng kín thường xanh á nhiệt đới núi thấp trên đất đá vôi
xương xẩu
883 5.9
2.3 Rừng thứ sinh phục hồi sau nương rẫy á nhiệt đới núi thấp 531 3.5
2.4 Trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ rải rác thứ sinh á nhiệt đới núi thấp 303 2.0
3 Thảm cây nông nghiệp và dân cư 1.369 9.1
4 Hồ nước 22 0.1
Tổng 15.048 100
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn, 2004)
Kết quả điều tra bước đầu và tập hợp tài liệu, đã thống kê được 726 loài thực
vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Trong các ngành thực vật đã ghi
nhận được thì ngành Ngọc lan (Magnoliophyta) chiếm đa số, sau đó là ngành
12
Dương xỉ (Polypodiophyta) rồi đến ngành Thông đất (Lycopodiophyta), ngành
Thông (Pinophyta) và ít loài nhất là 2 ngành Khuyết lá thông và ngành Quản bút.
Hệ thực vật VQG Xuân Sơn khá giầu về thành phần loài. Với một thời
gian ngắn, những phát hiện về hệ thực vật VQG Xuân Sơn phần nào cũng tự thể
hiện được tính đa dạng cao của chúng. Nếu tiến hành điều tra tỷ mỉ hơn nữa thì
số loài thực vật sẽ còn cao hơn nhiều.
Bảng 2.2: Thành phần thực vật VQG Xuân Sơn
Ngàng thực vật Số họ Số chi Số loài
Khuyết lá thông (Psilotophyta) 1 1 1

Thông đất (Lycopodiophyta) 2 3 5
Quản bút (Equisetophyta) 1 1 1
Dương xỉ (Polypodiophyta) 15 21 42
Thông (Pinophyta) 4 5 5
Ngọc lan (Magnoliophyta) 111 444 672
- Lớp Ngọc lan (Magnoliopsida) 94 735 541
- Lớp Hành (Liliopsida) 17 87 131
Tổng số 134 475 726
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn, 2004)
Trong thành phần thực vật ở Xuân Sơn, thấy đủ các yếu tố thực vật có liên
quan đến khu hệ thực vật Việt Nam. Trước hết là khu hệ thực vật bản địa Bắc
Việt Nam- Nam Trung Hoa gồm các đại diện tiêu biểu là các cây trong họ Dẻ
(Fagaceae), họ Re (Lauraceae), họ óc chó (Juglandaceae), họ Xoan (Meliaceae),
họ Vải guốc, họ Ngọc lan (Magnoliaceae), Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong
hệ thực vật Xuân Sơn. Ngoài ra còn có các luồng thực vật di cư khác:
Luồng di cư thứ nhất, từ phía Nam đi lên là luồng các yếu tố Malaixia -
Indonêxia trong đó họ Dầu (Dipterocarpaceae) là họ tiêu biểu với 6 loài: Chò
nâu -Dipterocarpus retusus, Chò chỉ - Shorea chinensis, Sao trung hoa - Hopea
chinensis, Táu nước - Vatica glabrata, Táu lá ruối -Vatica odorata subsp.
odorata và Táu muối - Vatica diospyroides đều là những loài trong họ Dầu di
cư lên phía bắc xa hơn cả.
Luồng thứ hai, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới
theo độ vĩ Vân Nam - Quí Châu và chân dẫy núi Himalaya, trong đó có các loài
cây ngành Thông (Pinophyta), họ Đỗ quyên (Ericaceae) và các loài cây lá rộng
rụng lá thuộc họ Dẻ (Fagaceae), họ Thích (Aceraceae).
13
Luồng thứ ba, từ phía Tây và Tây nam lại, là luồng các yếu tố Indonêxia-
Malaixia của vùng khô hạn Ấn Độ - Miến Điện, tiêu biểu là một số loài rụng lá
như Sâng - Pometia pinnata, họ Bàng (Combretaceae)
* Đặc điểm khu hệ động vật

Khu hệ Động vật có xương sống ở cạn Xuân Sơn đã được khảo sát từ 1991,
khi xây dựng dự án đầu tư khu Bảo tồn thiên nhiên. Từ đó tới nay đã có nhiều
đợt khảo sát nghiên cứu cộng với kết quả khảo sát của đoàn lập dự án đầu tư
(2003), đã thống kê được 365 loài. Cụ thể, là thú 69 loài, Chim 240 loài, Bò sát
32 loài, và Lưỡng thê 24 loài. So với các kết qủa khảo sát cũ, thì đợt khảo sát
vừa qua đã bổ sung 70 loài Chim, 8 loài thú và một số loài Lưỡng thê, Bò sát[1].
Bảng 2.3: Kết quả khảo sát Động vật rừng
TT Lớp
Tổng số
loài
Số loài có
mẫu
Số loài quan sát
Số loài
phỏng vấn
1 Thú 76 12 30 15
2 Chim 241 5 235
3 Bò sát
75
17 19 5
4 Lưỡng thê 10 22 2
Tổng 52 308 24
(Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi, dự án đầu tư xây dựng VQG Xuân Sơn, 2004)
2.3.2. Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Trong khu vực không có lâm trường và không phải là vùng rừng sản xuất, bởi
vậy sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự phát của nhân dân.
Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài
động vật, phục vụ làm nhà và làm thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hoá. Từ khi
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, hiện tượng săn bắt và khai thác gỗ đã giảm
dần. Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là mật ong, song mây,

sa nhân, lá cọ, các loài cây thuốc, Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không có
định mức nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.
14
Chương 3
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Xác định được động thái tái sinh tự nhiên tại phân khu phục hồi sinh thái
của VQG Xuân Sơn làm cơ sở cho công tác phục hồi rừng.
3.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Cây tái sinh và các trạng thái rừng
Phạm vi nghiên cứu: Phân khu phục hồi sinh thái, VQG Xuân Sơn.
Thời gian nghiên cứu: 2 năm, từ tháng 12 năm 2011 đến tháng 12 năm 2013
3.3. Nội dung nghiên cứu
- Phân loại các trạng thái rừng thuộc phân khu phục hồi sinh thái;
- Xác định tổ thành loài tầng cây cao và cây tái sinh theo các trạng thái rừng
- Xác định sự phân bố số loài, số cây và tổ thành cây tái sinh theo cấp
chiều cao ở các trạng thái rừng.
- Xác định mức độ ưu thế, độ đa dạng sinh học của cây tái sinh
- Đánh giá phẩm chất cây tái sinh ở các trạng thái rừng
- Đánh giá ảnh hưởng của một số nhân tố đến quá trình tái sinh.
3.4. Phương pháp nghiên cứu
3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu
Thiết lập hệ thống OTC tạm thời: Chọn ô tiêu chuẩn phải bảo đảm tạo ra
được một chuỗi thời gian đầy đủ để phân tích động thái diễn thế của thảm rừng
tái sinh phục hồi sau khai thác, sau nương rẫy do vậy, đề tài áp dụng các
phương pháp ngẫu nhiên, phương pháp hệ thống và phương pháp chuyên gia
(theo kinh nghiệm) để thiết lập hệ thống OTC tạm thời. Để đánh giá được động
thái của quá trình tái sinh, đề tài bố trí các OTC đảm bảo tính liên tục từ giai
đoạn tiên phong phục hồi đến nguyên sinh
- OTC tạm thời được thiết lập như hình 1 và được chia thành 2 cấp như sau:

+ Cấp A: một ô vuông có diện tích 900 m
2
(30x30m), trong ô này tất cả
các cây gỗ thuộc tầng cây cao có đường kính D
1.3
≥ 5 cm đều được ghi lại các
thông số sau: loài cây; Chiều cao vút ngọn H
vn
(m); Đường kính ngang ngực D
1.3
(cm); Thuộc tầng thứ (theo phân cấp của IUFRO): tầng dưới: 1/3 chiều cao trên
hết; tầng giữa: 2/3 chiều cao rừng và tầng trên: 2/3 chiều cao rừng.
15
+ Cấp B: trong OTC A lập 2 băng (5x30m) hình chữ thập, ghi lại tất cả
các cây gỗ tái sinh có D
1.3
<6cm với các thông số sau: loài cây, chiều cao vút
ngọn Hvn (m), đường kính ngang ngực D
1.3
(cm), tầng thứ…
Hình 1.1: Sơ đồ bố trí OTC điều tra tạm thời
- Xác định các chỉ tiêu tầng cây cao theo phụ biểu 01:
Phụ biểu 01: Điều tra tầng cây cao
Số hiệu ÔTC:………………… Trạng thái rừng:…………………
Độ dốc: Hướng dốc:
Hướng phơi: Tàn che:…………………………
Ngày điều tra:…………………… Người điều tra:…………………

STT Tên cây D
1.3

(cm) D
t
(m)
ĐT NB TB ĐT NB TB
+ Xác định tên loài cây tại thực địa, những loài chưa xác định được tên thì
tiến hành chụp ảnh, lấy mẫu để giám định.
+ Đo đường kính (D
1.3
, cm) bằng thước kẹp kính có độ chính xác đến mm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (H
vn
, m) bằng thước đo cao hoặc Sunnto, kết hợp
16
Cấp A: 900m
2
(30mx30m)
Cấp A: 900m
2
(30mx30m)
Cấp B: 150m
2
(5mx30m)
Cấp B: 150m
2
(5mx30m)
kiểm tra bằng thước sào, độ chính xác tới cm.
+ Đường kính tán (D
t
, cm) được đo thước dây theo hình chiếu tán lá theo
hai chiều: Đông – Tây và Nam – Bắc, độ chính xác tới cm.

Phụ biểu 02: Điều tra cây tái sinh
OTC số:………………… Ô dạng bản số:…………………
Ngày điều tra:………… Người điều tra:…………………
- Điều tra cây tái sinh theo phụ biểu 02:
+ Xác định tên loài cây tại thực địa, những loài chưa xác định được tên thì
tiến hành chụp ảnh, lấy mẫu để giám định.
+ Đo đường kính (D
00
, cm) bằng thước kẹp kính Panme có độ chính xác
đến mm.
+ Đo chiều cao vút ngọn (H
vn
, m) bằng thước sào, độ chính xác tới cm.
+ Đường kính tán (D
t
, cm) được đo bằng thước dây theo hình chiếu tán lá
theo hai chiều: Đông – Tây và Nam – Bắc, độ chính xác tới cm.
+ Chất lượng cây tái sinh được đánh giá thông qua các chỉ tiêu hình thái,
phân thành ba cấp:
+ Cây tốt: Là những cây khoẻ mạnh, thân thẳng, tán lá cân đối, không bị
sâu bệnh.
+ Cây xấu: Là những cây cong queo, sâu bệnh, tán lệch.
+ Cây trung bình: Là những cây có hình thái trung gian giữa cây tốt và cây
xấu.
3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu
a) Phân loại trạng thái rừng tại phân khu phục hồi sinh thái
17
STT
Loài cây
tái sinh

D
0
(cm) H
vn
(m) Dt (m)
Chất
lượng
Sâu bệnh
1
2
3
4
5
6
… n
Đề tài sử dụng phương pháp phân loại của Loetschau (1960) được Viện
Điều tra Quy hoạch rừng nghiên cứu và một số thông tin điều tra ngoài thực địa.
b) Phương pháp phân tích các thông số cấu trúc lâm phần
- Tiết diện ngang G (m
2
/ha) được suy từ tiết diện ngang của ô điều tra
(G
ô
), được tính từ tổng tiết diện ngang g) của các cây cá thể trong ô tiêu chuẩn,
trong đó g được tính bằng công thức: g
i
(m
2
/ha) = π D
1.3

2
/40.000. (1)
G
ô
=

n
i
g
1
(2)

000.10/
×=
«
S
G
haG
ô

(3)
Trong đó S
ô
là diện tích OTC; D
1.3
là đường kính thân tại vị trí 1,3m; G
ô

tổng tiết diện ngang của ô;
- Mật độ cây cá thể: N/ha được tínhh bằng công thức:

000.10/
×=
«
S
n
haN

(4) trong đó n là số cây trong ô tiêu chuẩn.
- Mật độ loài: là số loài trên một đơn vị diện tích (ha), là số loài ghi nhận
được trong OTC.
- Độ ưu thế: là mức độ che phủ của một loài như là một biểu hiện của sự
chiếm lĩnh không gian của loài đó trong lâm phần. Độ ưu thế được tính bằng giá
trị quan trọng (IV%) của loài thông qua số cây hay tiết diện ngang của nó. Theo
Daniel Marmillod giá trị IV% có thể tính theo công thức sau:

2
%%
%
GN
IV
+
=
(5)
Trong đó: N
i
% là tỷ lệ phần trăm của số cây loài i so với tổng số cây trong
OTC G
i
% là tỷ lệ phần trăm tiết diện ngang của loài i so với tổng tiết diện
ngang của OTC. Công thức tổ thành loài được viết theo thang hệ số 10, nên khi

viết công thức tổ thành chúng ta chia tỷ lệ IV
i
% cho 10
- Xác định tổ thành loài cây tái sinh: Công thức tổ thành loài có dạng
Σ
k
i
a
i
= k
1
a
1
+ k
2
a
2
+….+k
m
a
m
( với i =1 đến m) (6)
i = 1 đến m là số loài có mặt trong công thức tổ thành
a
i
là tên loài i tham gia vào công thức tổ thành
k
i
là hệ số tổ thành của loài i
10x

N
n
k
i
i
=
(7)
18
Trong đó: n
i
là số cây của loài thứ i; N: Tổng số cây điều tra.
Hệ số tổ thành biểu diễn bằng hệ số 10, những loài có ki <0,05 thì không
tham gia vào công thức tổ thành loài cây.
- Một số chỉ tiêu đa dạng sinh học
+ Mức độ phong phú (R) được tính theo công thức
(8)
Trong đó, m: Tổng số loài xuất hiện trong quần xã
N: Tổng số cá thể của tất cả các loài trong quần xã
+ Chỉ số đa dạng (H) (Shannon and Weiner

Index)
Chỉ số đa dạng sinh học được tính theo phương pháp của Shannon và Weiner
(1963) [11]. Công thức tính:
(9)
Trong đó :
H là chỉ số đa dạng sinh học hay chỉ Shannon Weiner
n
i
= Số lượng cá thể loài thứ i
N = Tổng số số lượng cá thể của tất cả các loài trong hiện trường.

+ Chỉ số tương đồng SI (Index of similarity hay Sorensen

Index) [11]
SI = 2C/ (A + B) (10)
Trong đó: C là số loài xuất hiện ở cả hai quần thể A&B
A,B là số lượng loài của quần thể A, quần thể B
- Ảnh hưởng của các nhân tố đến quá trình tái sinh được thực hiện bằng cách
phân chia các nhân tố thành các cấp, cụ thể
Đối với độ cao chia là 4 cấp: ĐC1≤ 300m; <300 ĐC2≤ 500m;
500m<ĐC3≤ 800m; ĐC4> 800m.
Đối với độ dốc chia 4 cấp: DD1≤ 15
0
; 15
0
<DD2≤25
0
; 25
0
<DD3≤35
0
;
DD4> 35
0
Đối với độ che phủ của thảm tươi chia 4 cấp: CP1< 40%;
40%≤CP2<60%; 60%≤CP3<80%; CP4> 80%
Xét ảnh hưởng của các nhân tố đến số loài, mật độ và tổ thành loài của
cây tái sinh của khu vực nghiên cứu.
19
Số liệu thu thập sẽ được xử lý, phân tích trên các phần mềm Excel, SPSS
13.0.

20
Chương 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Phân loại trạng thái rừng khu vực nghiên cứu
Trên cơ sở hiện trạng phân khu phục hồi sinh thái của VQG Xuân Sơn,
nhóm nghiên cứu đã bố trí 27 OTC điều tra, thông tin về các ô điều tra được thể
hiện ở phụ biểu 01. Trên các ô điều tra, đề tài tiến hành thu thập các chỉ tiêu sinh
trưởng D
1.3
, Hvn, Dt, của cây gỗ có đường kính D
1.3
≥ 6cm.
Đề tài sử dụng tiêu chuẩn phân loại của Lostchau (1966) để phân loại
trạng thái rừng của khu vực nghiên cứu dựa vào tổng tiết diện ngang (∑G) và trữ
lượng (M). Kết quả phân loại được tổng hợp trong bảng 4.1.
Bảng 4.1: Kết quả phân loại trạng thái rừng khu vực nghiên cứu
STT OTC Độ cao
No
(Cây/ô)
N
(cây/ha)
G (m
2
) M (m
3
)
Trạng
thái
1 20 253 59 656 3,87 13,72 IIA
2 21 300 79 878 12,64 53,76 IIB

3 8 334 58 644 10,04 53,41 IIB
4 10 550 39 433 11,51 61,90 IIB
5 13 670 54 600 11,68 59,71 IIB
6 22 270 20 222 11,82 72,52 IIIA1
7 1 417 38 422 10,98 71,38 IIIA1
8 3 423 51 567 10,36 79,23 IIIA1
9 18 390 26 289 16,64 123,41 IIIA2
10 4 449 29 322 11,85 105,92 IIIA2
11 15 544 42 467 17,20 105,00 IIIA2
12 11 622 72 800 20,17 121,53 IIIA2
13 6 500 50 556 14,66 137,99 IIIA2
14 12 691 80 889 21,55 138,49 IIIA3
15 23 289 39 433 24,17 162,27 IIIA3
16 24 1148 65 722 25,58 163,18 IIIA3
17 17 337 38 422 23,11 140,36 IIIA3
18 14 448 30 333 18,07 145,30 IIIA3
19 16 474 43 478 26,33 179,42 IIIA3
20 9 500 60 667 23,52 175,87 IIIA3
21 19 431 60 667 31,47 224,25 IIIB
22 5 517 83 922 22,53 223,70 IIIB
23 25 880 76 844 32,35 208,80 IIIB
24 7 490 59 656 35,13 283,59 IV
25 2 496 71 789 35,66 384,42 IV
26 27 528 66 733 33,82 240,92 IV
21
STT OTC Độ cao
No
(Cây/ô)
N
(cây/ha)

G (m
2
) M (m
3
)
Trạng
thái
27 26 530 52 578 38,87 298,64 IV
Qua bảng 4.1, đề tài đã xác định được các 7 trạng thái rừng, điều đó cho
thấy VQG Xuân Sơn có đủ các trạng thái rừng phục hồi từ giai đoạn tiên phong
sau nương rẫy đến rừng nguyên sinh phục hồi. Tại khu vực nghiên cứu các diện
tích rừng phục hồi có nguồn gốc từ các hoạt động canh tác nương rẫy và khai
thác chọn. Các hoạt động khai thác và canh thác nương rẫy đã kết thúc từ khi
thành lập khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Sơn. Do vậy, có những diện tích rừng đã
hoàn thành quá trình phục hồi. Để phục vụ nội dung theo dõi động thái tái sinh,
nhóm nghiên cứu tiến hành điều tra trạng thái rừng IV nhằm tạo thành chuỗi liên
tục của quá trình diễn thế.
Trong đó trạng thái IIA là trạng thái rừng phục hồi sau nương rẫy với trữ
lượng rất thấp 13,72m
2
/ha, đây là một giai đoạn của quá trình diễn thế, thành
phần loài cây chủ yếu là các loài cây tiên phong ưa sáng, thành phần loài cây
khá đơn giản. Mật độ cây là 656 cây/ha.
Trạng thái IIB là trạng thái rừng phục hồi tiên phong có mật độ từ 433 đến
878 cây/ha, tổng tiết diện ngang từ 10,04 đến 12,64m
2
/ha, trữ lượng từ 53,41
đến 61,90m
3
/ha, thuộc loại rừng nghèo.

Các trạng thái rừng thứ sinh phục hồi sau của khu vực nghiên cứu rất biến
động về mật độ, tổng tiết diện ngang, trữ lượng, cụ thể:
Trạng thái IIIA1 có mật độ biến động từ 222 đến 567 cây/ha, tổng tiết
diện ngang (G) từ 10,36 đến 11,82m
2
/ha và trữ lượng (M) từ 71,38 đến
79,23m
3
/ha, thuộc vào loại rừng nghèo.
Trạng thái IIIA2 có mật độ biến động lớn từ 289 đến 800 cây/ha, tổng tiết
diện ngang từ 11,85 đến 20,17m
2
, trữ lượng từ 105 đến 137,99m
3
, thuộc loại
rừng trung bình.
Mật độ trạng thái IIIA3 dao động từ 442 đến 889 cây/ha, tổng tiết diện
ngang từ 18,07 đến 26,33m
2
/ha và trữ lượng 138,49 đến 179,42m
3
,
thuộc loại
rừng trung bình đến giàu.
Trạng thái IIIB có mật độ từ 667 đến 922 cây/ha, biến động tổng tiết diện
ngang từ 22,53 đến 32,35m
2
, trữ lượng 208,8 đến 224,25m
3
/ha, thuộc loại rừng giàu

22
Trạng thái rừng IV của khu vực nghiên cứu có trữ lượng rất giàu từ
290,42 đến 384,42m
3
/ha, tổng tiết diện ngang từ 33,82 đến 38,87m
2
/ha với mật
độ từ 578 đến 789 cây/ha.
4.2. Tổ thành và tính đa dạng loài thuộc tầng cây cao ở các trạng thái rừng
Bảng 4.2: Tổ thành tầng cây cao ở các trạng thái rừng
Trạng
thái
Số loài
(loài)
Mật độ
(N)
(cây/ha)
Ki
ưu thế
Công thức tổ thành loài
IIA 20 656 6,41
1,65 Thành ngạnh + 1,45 Xoan +
0,94 Trám trắng + 0,90 Lòng
mang + 0,74 Re hương + 0,73 Bồ
đề
IIB 51 639 2,17 1,18 Mò lá nhỏ + 0,99 Lộc vừng
IIIA1 42 404 3,54
1,91 Vàng anh + 0,95 Nóng + 0,68
Lộc vừng
IIIA2 57 469 3,54

1,26 Vàng anh + 0,63 Chò xanh +
0,60 Sồi trắng + 0,55 Mò lá to +
0,50 Cà lồ
IIIA3 58 563 2,98
1,18 Lộc vừng + 0,69 Gội trắng +
0,56 Trường mật + 0,55 Sồi
IIIB 58 811 2,85
1,06 Lộc vừng + 0,72 Ngát + 0,54
Chò xanh + 0,53 Chìa vôi
IV 55 689 1,92
0,77 Lộc vừng + 0,62 Vàng anh +
0,53 Chò xanh
Tổ thành là chỉ tiêu biểu thị tỷ trọng của một loài, hay nhóm loài cây
chiếm trong lâm phần. Với rừng hỗn giao, tổ thành là nhân tố nói lên vai trò của
loài hoặc nhóm loài cây cấu thành tài nguyên gỗ của rừng. Để xác định tổ thành
loài cây, đề tài sử dụng phương pháp xác định mức độ quan trọng (Important
Value- IV) của Daniel Marmillod. Kết quả tính IV%, hệ số tổ thành của các
trạng thái được thể hiện ở loài được thể hiện ở phụ biểu số 02 đến 08. Tổng hợp
kết quả được thể hiện ở bảng 4.2
Qua bảng 4.2 cho thấy tổ thành loài cây gỗ tầng cây cao khu vực nghiên
cứu rất phức tạp, loài cây ưu thế không rõ ràng, trạng thái IIA có số loài thấp
nhất (20 loài) và cao nhất ở trạng thái IIIA3, IIIB (58 loài). Mật độ biến động từ
404 đến 811 cây/ha, hệ số tổ thành nhóm loài cây ưu thế dao động từ 1,27 đến
23
6,41. Tổ thành loài cây ưu thế biến đổi từ các loài ưa sáng, kích thước nhỏ đến
các loài chịu bóng, kích thước lớn, đời sống dài.
Trạng thái IIA đã xác định được 20 loài cây, chủ yếu là các loài tiên
phong ưa sáng như: Thành ngạnh, Xoan, Bồ đề, Lòng mang, với mật độ 656
cây/ha. Hệ số tổ thành nhóm loài ưu thế là 6,41. Diện tích rừng ở trạng thái có
nguồn gốc từ các hoạt động nương rẫy, quanh gần khu dân cư của các bản trong

vườn và khu vực ranh giới của vườn.
Trạng thái IIB có 51 loài cây với mật độ 639 cây/ha. Tham gia công thức
tổ thành loài có Mò lá nhỏ và Lộc vừng. Ở trạng thái này hệ số tổ thành loài ưu
thế rất thấp (2,17), điều nói lên sự phức tạp về thành phần loài cây ở trạng thái
này và vai trò ưu thế của các loài là không rõ rệt. Trong thành phần loài cây của
trạng thái này đã có sự tham gia của các loài cây gỗ lớn như: Trám trắng (0,43),
Trâm vỏ đỏ (0,14), Chò xanh (0,06), Côm rừng (0,30), Gội trắng (0,30),
Trạng thái IIIA1 xác định được 42 loài cây, có 3 loài ưu thế tham gia công
thức tổ thành loài là Vàng anh (1,91), Nóng (0,95), Lộc vừng (0,68), hệ số tổ
thành nhóm loài ưu thế là 3,54, mật độ trung bình là 404 cây/ha thấp hơn so với
trạng thái IIB. Ở trạng thái này các loài gỗ lớn thuộc khu hệ thực vật của khu
vực chiếm ưu thế là Vàng anh, Lộc vừng. Trong thành phần loài cây của trạng
thái này có sự tham gia của các loài cây gỗ lớn có giá trị như: Trường mật
(0,38), Giổi xanh (0,33), Chò chỉ (0,15), Táu mật (0,10), Táu xanh (0,10), Re
bầu (0,05),
Trạng thái IIIA2 có mật độ là 469 cây/ha với 57 loài thực vật, có 5 loài
tham gia công thức tổ thành loài là Vàng anh (1,26), Chò xanh (0,63), Sồi trắng
(0,60), Mò lá to (0,55) và Cà lồ (0,50). Hệ số tổ thành của nhóm loài cây ưu thế
tính theo IV% là 3,54, tức là vai trò của 5 loài cây ưu thế chiếm 35,4% tổng giá
trị của các loài trong quần xã. Các loài ưu thế trong tổ thành của trạng thái này
đều là những cây gỗ lớn thuộc khu hệ thực vật của khu vực. Tính theo IV% thì
những loài có khả năng tham gia công thức tổ thành loài là Trường mật (0,45),
Lộc vừng (0,40), Trâm trắng (0,44), Chìa vôi (0,31). Trong tổ thành loài của
trạng thái này có các loài cây gỗ lớn có giá trị như: Gội nếp (0,12), Táu mật
(0,12), Gội đỏ (0,07), Trâm vỏ đỏ (0,17), Táu xanh (0,20).
Trạng thái IIIA3 xác định được 58 loài thực vật với mật độ 811 cây/ha. Tổ
thành thực vật của trạng thái này cũng là những cây gố lớn: Lộc vừng (1,18),
Gội trắng (0,69), Trường mật (0,56) và Sồi (0,55), Tổng IV% của 5 loài ưu thế
24
là 29,8%, điều đó cho thấy độ ưu thế không rõ rệt của các loài trong quần xã.

Các loài kế cận tham gia công thức tổ thành là Chìa vôi, Phân mã, Ngát, Trám
trắng. Trong tổ thành loài có sự tham gia của nhiểu loài cây gỗ lớn có giá trị
như: Táu mật, Trâm vỏ đỏ, Chò xanh, Gội đỏ, số lượng của các loài này tham
gia trong quần xã ít, tuy nhiên đây cũng là những loài có kích thước lớn trong
quần xã.
Trạng thái IIIB xác được 58 loài với mật độ 811 cây/ha và đây là trạng
thái có mật độ cây cao nhất trong các trạng thái, độ ưu thế của các loài cây
không rõ rệt, hệ số tổ thành của nhóm loài ưu thế là 2,85 với 4 loài cây tham gia
vào công thức tổ thành loài: Lộc vừng (1,06), Ngát (0,72), Chò xanh (0,54),
Chìa vôi (0,53), đây đều là những loài cây gỗ lớn. Tổ thành loài cây của trạng
thái này có nhiều loài cây gỗ lớn, có giá trị kinh tế như: Gội nếp (0,25), Gội đỏ
(0,23), Trường mật (0,35), Trâm vỏ đỏ (0,22), Chò chỉ (0,21), Táu mật (0,03),
Trạng thái IV là trạng thái rừng nguyên sinh có trữ lượng rất giàu, đây coi
là giai đoạn cuối cùng của quá trình diễn thế, đề tài xác định được 55 loài cây
với mật độ 689 cây/ha, tổ thành loài ưu thế có 3 loài là Lộc vừng (0,77), Vàng
anh (0,62), Chò xanh (0,53), đây là các loài gỗ lớn đại diện cho hệ thực vật của
Vườn, hệ số tổ thành có nhóm loài cây ưu thế rất thấp (1,92). Tổ thành của trạng
thái này cũng có sự tham gia của các loài cây gỗ lớn có giá trị như trạng thái
IIIB: Gội nếp, Táu mật, Trường mật, Gội đỏ,
Qua kết quả điều tra thực tế cho thấy, thành phần loài cây của các trạng
thái rừng rất phong phú, mức độ ưu thế của các loài rất thấp và có thể xác định
được xu hướng biến đổi thành phần loài cây qua các trạng thái từ các loài tiên
phong ưa sáng đến các loài chịu bóng, kích thước lớn đặc trưng cho hệ thực vật
của khu vực. Giai đoạn tiên phong phục hồi là các loài cây tiên phong ưa sáng
như Thành ngạnh, Ba bét, Xoan và cuối cùng giai đoạn ổn định với hệ thực vật
đặc trưng của khu vực là Lộc vừng, Vàng anh, Chò xanh. Sự phong phú về loài
cây có xu hướng tăng dần theo các giai đoạn của quá trình phục hồi và mức độ
ưu thế loài có xu hướng giảm theo các trạng thái của quá trình phục hồi.
Quá trình diễn thế phục hồi của khu vực có thuận lợi rất lớn là gần nguồn
giống từ rừng tự nhiên nên trong các pha của quá trình diễn thế luôn được bổ

sung nguồn hạt giống và tạo nên sự phong phú về thành phần loài cây trong các
giai đoạn diễn thế. Điều đó giải thích hiện tượng ở giai đoạn tiên phong ưa sáng
vẫn có các loài cây ở các trạng phục hồi hoặc nguyên sinh.
25

×