Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Bước đầu nghiên cứu định giá giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cát Tiên bằng phương pháp du lịch phí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (497.92 KB, 96 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái có vai trò quan trọng đối với cuộc sống của
con người cũng như môi trường: cung cấp nguồn gỗ, củi, điều hòa, tạo ra oxy,
điều hòa nước, là nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý
hiếm, bảo vệ và ngăn chặn gió bão, chống xói mòn đất, đảm bảo cho sự sống,
bảo vệ sức khỏe của con người…Quan hệ của rừng và cuộc sống đã trở thành
một mối quan hệ hữu cơ. Ở Việt Nam, trong số 16,2 triệu ha đất quy hoạch
cho lâm nghiệp, rừng đặc dụng chiếm 2,2 triệu ha. Tuy nhiên, diện tích rừng
đặc dụng hiện đang bị xâm hại đến mức báo động đỏ. Nạn chặt phá, khai thác
bừa bãi, chuyển đổi mục đích sử dụng tại nhiều khu rừng đặc dụng đã làm
nhiều loại gỗ quý hiếm bị cạn kiệt [3].
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Một trong những
nguyên nhân là giá trị của rừng cũng như các hàng hóa môi trường chưa được
nhận thức đầy đủ (đúng với giá trị thực: tổng giá trị kinh tế). Phần giá trị phi
sử dụng thường bị hạ thấp hay bị bỏ qua hoàn toàn. Chúng thường không
được đo lường, lượng giá hoặc chỉ mang tính định tính. Vì thế, tài nguyên
rừng đã bị khai thác sử dụng một cách không hiệu quả.
Năm 2003, Chính phủ đã quyết định thành lập Vườn Quốc gia Nam Cát
Tiên với tổng diện tích trên 70.000 ha nằm trên ba tỉnh Đồng Nai, Lâm Đồng
và Bình Phước. Với chức năng, nhiệm vụ: i) Bảo tồn các hệ sinh thái rừng,
các vùng đất ngập nước quan trọng trong vườn; ii) Bảo tồn nguồn gien động
thực vật rừng quý hiếm, bảo tồn quần thể tê giác một sừng, quần thể voi và
các loài động thực vật quý hiếm khác; iii) Bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, thực
hiện nghiên cứu khoa học, tuyên truyền giáo dục phục vụ công tác bảo tồn,
Vườn được Unesco công nhận là khu dự trữ sinh quyển thứ 411 của thế giới
[6].
1
Để góp phần làm sáng tỏ và nâng cao nhận thức của các chủ thể trong
xã hội về giá trị của rừng đối với đời sống kinh tế xã hội, đồng thời lượng hóa
được một phần giá trị sử dụng của Vườn Quốc gia Cát Tiên, qua đó đề xuất
một số giải pháp phù hợp trong việc tổ chức quản lý, bảo vệ, sử dụng và phát


triển Vườn Quốc gia Cát Tiên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Bước đầu
nghiên cứu định giá giá trị giải trí của Vườn Quốc gia Cát Tiên bằng
phương pháp du lịch phí”.
2
Chương I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận của phương pháp du lịch phí (tcm)
1.1.1. Chất lượng môi trường
1.1.1.1. Khái niệm chất lượng môi trường
Có thể hiểu chất lượng môi trường là sự kết hợp của các yếu tố hữu
hình, được tạo ra dưới tác động của tất cả những thành phần môi trường tự
nhiên và những hoạt động của con người, đem lại những hiệu quả nhất định
về mặt thẩm mỹ. Giá trị thẩm mỹ của cảnh quan là đối tượng để thưởng thức,
thư giãn và để khám phá - một nội dung rất quan trọng của hoạt động du lịch,
vốn được hiểu là hoạt động có mục đích cơ bản là "đáp ứng nhu cầu tham
quan, giải trí, nghỉ dưỡng” của con người.
Trong mối quan hệ với các thành phần môi trường khác, chất lượng
môi trường mang tính chất phái sinh bởi nó được tạo thành từ các thành phần
môi trường liên quan. Tuy nhiên, chất lượng môi trường có tính độc lập tương
đối. Sự độc lập tương đối này thể hiện ở chỗ chất lượng của cảnh quan môi
trường không được đánh giá theo chất lượng của các thành phần môi trường
cơ bản mà được đánh giá trên cơ sở cảm quan và chỉ căn cứ vào những yếu tố
hữu hình tác động lên giác quan của con người, được đánh giá ở sự hài hòa
khả năng tạo ấn tượng và tạo cảm xúc. Tác động từ những biến đổi của chất
lượng môi trường lên hoạt động du lịch thường mang tính trực tiếp, mạnh mẽ
và nhanh chóng. Do vậy, việc bảo vệ chất lượng môi trường cần được coi là
một trong những nội dung quan trọng của công tác bảo vệ môi trường du lịch.
Để bảo vệ hiệu quả chất lượng môi trường, cần nhận thức được đầy đủ
các yếu tố hình thành và tác động lên chất lượng môi trường. Chất lượng môi
trường trước hết được tạo thành bởi các yếu tố tự nhiên không cần có sự xếp

3
đặt của bàn tay con người như: các dạng địa hình, đất nước, cây cỏ, chim
muông, các hiện tượng thời tiết. Những yếu tố tác động luôn bao gồm yếu tố
thiên nhiên và yếu tố con người
Với tư cách là sự kết hợp của toàn bộ những yếu tố hữu hình, bất kỳ
một hoạt động nào tại khu, tuyến điểm du lịch cũng có thể làm ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường, bao gồm cả hoạt động du lịch và các hoạt động kinh
tế, dân sinh khác, đặc biệt là hoạt động xây dựng. Thậm chí trong một số
trường hợp, chính những hoạt động nhằm tạo cảnh quan nhân tạo lại làm mất
đi vẻ đẹp của cảnh quan tự nhiên và làm suy giảm tính hấp dẫn của khu, tuyến
hoặc điểm du lịch [4].
1.1.1.2. Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường: Tổng giá trị kinh tế
Trong quá trình phát triển của con người, các phương thức trao đổi
hàng hóa được coi như những mốc đánh dấu cho từng giai đoạn phát triển.
Nếu như ban đầu con người trao đổi đơn giản bằng phương thức hàng – hàng
(tức là hàng hóa, dịch vụ được trao đổi với nhau theo phương pháp đổi chác)
thì dần dàn tiền tệ đã trở thành vật ngang giá cho mọi trao đổi hàng – tiền
hàng. Tuy nhiên phương thức trao đổi hàng hóa thông qua tiền tệ vẫn được
xác định chủ yếu thông qua giá trị của hàng hóa dịch vụ.
William Petty (1623-1687), Adam Smith (1723-1790) và David
Ricardo (1772-1823) đều thống nhất phân biệt giá thị trường và giá tự nhiên.
Giá tự nhiên là giá trị nội sinh của hàng hóa. Giá thị trường dao động nhưng
có khuynh hướng trở về với giá tự nhiên. Trên quan điểm này, việc quy định
giá cả thị trường sẽ dần phải hướng theo giá trị thực của hàng hóa dịch vụ. Có
thể chứng minh quan điểm này theo quá trình hình thành khái niệm về tổng
giá trị kinh tế của rừng.
Trước đây, khái niệm về tổng giá trị kinh tế của rừng (Total Economic
Value – TEV) được xem xét rất hạn hẹp. Các nhà kinh tế thường có xu hướng
4
xem xét giá trị của rừng thông qua lượng sản phẩm hữu hình mà rừng đã tạo

ra để phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu thu của con người. Tuy nhiên các
sản phẩm có thể sử dụng trực tiếp này chỉ thể hiện được một phần nhỏ trong
tổng giá trị của rừng. Trong thực tế rừng đã tạo ra một lợi ích kinh tế vượt xa
giá trị của các sản phẩm hữu hình đang được buôn bán chính thức trên thị
trường [13].
Khái niệm về tổng giá trị kinh tế (TEV) được đưa ra khoảng hơn một
chục năm về trước (Pearce,1990). Từ đó đến nay, khái niệm này đã trở thành
một trong những khuôn khổ để xác định và phân loại các lợi ích của rừng.
Muốn xem xét tổng giá trị của rừng phải xem xét toàn bộ giá trị của các
nguồn tài nguyên, các dòng dịch vụ môi trường và các đặc tính của toàn bộ hệ
sinh thái như một thể thống nhất [13].
Tiếp cận tổng giá trị kinh tế của một khu rừng nói chung theo quan
điểm của kinh tế học môi trường gồm hai giá trị cơ bản: Giá trị sử dụng và giá
trị phi sử dụng.
TEV đã được khái quát hoá bằng công thức sau:
TEV = UV + NUV = (DUV + IUV + OV) + (BV + EXV) (1.1)
Hình 1.1: Sơ đồ TEV
Trong đó: - TEV (Total economic values) là tổng giá trị kinh tế.
- UV (Use values) là giá trị sử dụng.
- DUV (Direct use values) là giá trị sử dụng trực tiếp.
- IUV (Indirect use values) là giá trị sử dụng gián tiếp.
TEV
NUV
NUV
UV
UV
UV
DUV IUV OV BV EXV
5
- OV (Option values) là giá trị tuỳ chọn.

- NUV (Nonuse values) là giá trị không sử dụng.
- BV (Bequest values) là giá trị tuỳ thuộc hay giá trị để lại.
- EXV (Existence values) là giá trị tồn tại.
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất đó là giữa giá trị sử dụng và
giá trị không sử dụng.
* Giá trị sử dụng là những lợi ích thu được từ việc sử dụng nguồn tài
nguyên rừng. Đôi khi cũng có thể hiểu giá trị sử dụng là giá trị các cá nhân
gắn với việc tiêu dùng một cách trực tiếp hay gián tiếp các dịch vụ do nguồn
tài nguyên cung cấp. Ví dụ, đối với một vườn quốc gia hay một khu rừng, con
người có thể thu lợi ích từ gỗ làm nhà, củi đốt; dùng cây cỏ làm thuốc, đi dạo
trong rừng, ngắm nhìn các loài động thực vật hoặc chiêm ngưỡng cảnh đẹp.
Giá trị sử dụng hình thành từ việc thực sự sử dụng tài sản môi trường, trên
thực tế nó bao gồm:
- Giá trị sử dụng trực tiếp là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trực tiếp
cung cấp mà chúng ta có thể tính được giá cả và khối lượng trên thị trường.
Cũng có quan điểm khác cho rằng giá trị sử dụng trực tiếp là các lợi ích nhận
được từ việc sử dụng trực tiếp tài sản và có thể được chia thành hai loại là sử
dụng tiêu hao và không tiêu hao. Chẳng hạn, giá trị sử dụng trực tiếp của rừng
gồm giá trị sử dụng tiêu hao như sản xuất gỗ, thực phẩm và các lâm sản ngoài
gỗ khác; giá trị sử dụng không tiêu hao bao gồm các hoạt động giải trí, các
hình thái du lịch, thậm chí là giá dịch vụ môi trường của rừng.
- Giá dịch vụ môi trường hay giá trị sử dụng gián tiếp là những giá trị
chủ yếu dựa trên chức năng của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và
môi trường. Nói cách khác đây là các chức năng cơ bản của môi trường, gián
tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế của con người. Chẳng hạn, khả năng chống
gió bão, khả năng hấp thụ các bon là giá dịch vụ môi trường của rừng.
6
- Giá trị tùy chọn là lượng mà mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo toàn
nguồn lực hoặc một phần nguồn lực để sử dụng cho tương lai. Đây là giá trị
có được từ nhận thức, lựa chọn của con người đặt ra trong hệ sinh thái. Giá trị

tùy chọn không có tính thống nhất chung và cũng phải được tính về mặt tiền
tệ theo tính chất lựa chọn của nó. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ranh
giới giữa giá trị tùy chọn và giá trị phi sử dụng là không rõ ràng.
* Giá trị phi sử dụng còn gọi là giá trị không sử dụng hoặc giá trị chưa
sử dụng và thường trừu tượng hơn giá trị sử dụng.
- Giá trị lựa chọn: Mỗi cá nhân có thể tự đánh giá cách lựa chọn để sử
dụng môi trường hay tài nguyên môi trường trong tương lai. Giá trị lựa chọn
là giá trị của môi trường như là lợi ích tiềm tàng trong tương lai khi nó trở
thành giá trị thực sử dụng. Giá trị lựa chọn còn có thể bao gồm cả giá trị sử
dụng của những người khác (nghĩa là lợi ích gián tiếp mà bạn thu được từ giá
trị sử dụng của những người khác. Bạn cảm thấy hài lòng khi thấy những
người khác cũng thu được những lợi ích nên bạn sẵn sàng chi trả cho việc bảo
vệ môi trường để đem lại lợi ích cho người khác) và giá trị sử dụng bởi các
thế hệ tương lai (giá trị truyền lại là sự sẵn lòng chi trả để bảo vệ môi trường
để đem lại lợi ích cho con cháu của chúng ta).
- Giá trị tồn tại: Các tài nguyên môi trường đều có giá trị thực nội tại
của chính bản thân chúng. Giá trị này không liên quan đến việc sử dụng nên
được gọi là giá trị phi sử dụng. Giá trị sử dụng là những vấn đề đạo đức như
sự xuống cấp của môi trường, sự cảm thông đối với các loài sinh vật. Ví dụ
như mỗi cá nhân đều cảm thấy hài lòng với việc bảo vệ các cá thể còn lại của
một số loài như loài cú đốm hay loài cá voi xanh lưng gù. Hầu như tất cả mọi
người đều coi trọng sự tồn tại của các loài này hơn là chỉ đơn giản thích thú
ngắm nhìn chúng. Họ đánh giá cao sự tồn tại của chính các loài vật này.
7
Thực tế cũng cho thấy, giá trị của rừng là rất khác nhau tùy thuộc vào
từng loại rừng và điều kiện cụ thể. Trong những năm qua, nhiều nghiên cứu
đã tập trung xác định giá trị của rừng trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Các nhà khoa học Trung Quốc đã khẳng định vai trò của rừng trong
việc giữ đất và nước lớn hơn rất nhiều so với giá trị kinh tế trực tiếp mà nó
mang lại. Trần Huệ Tuyền và Trần Văn Đại (1993) đã nghiên cứu khả năng

giữ nước của rừng đầu nguồn hồ Tùng Hoa – Côn Minh (Trung Quốc) cho
thấy diện tích rừng đầu nguồn 60.000 ha, với độ tán che 30% hàng năm giữ
được khoảng 8,3 triệu m
3
nước.
Nghiên cứu về đầu nguồn ở lưu vực sông Vân Nam – Trung Quốc liên
quan đến khả năng giữ đất, nước và phân bón của rừng cho thấy giá trị này là
chiếm khoảng 4.450,5 NDT (khoảng 10.236.150 VND, tỷ giá 1NDT= 2.300
VND) chiếm 87, 9% trong khi đó giá trị trực tiếp (than củi, gỗ) là 528,5 NDT
(khoảng 1.215.550 VND) chiếm khoảng 12,1%
FAO (1995) cũng cho rằng rừng có tác dụng rất quan trọng trong việc
điều tiết dòng chảy, giảm lưu lượng nước mặt, góp phần làm giảm lũ lụt. Tuy
nhiên, cần phải nhấn mạnh rằng, lũ lụt là một hiện tượng tự nhiên mà trong đó
những dòng sông xả nước thừa sau những trận mưa lớn [14].
Đối với những lưu vực nhỏ, người ta thấy rõ rằng độ che phủ của rừng
có thể làm giảm thiểu lượng nước lũ chảy xuống hạ lưu. Đối với những trận
lũ có sức tàn phá lớn thì dường như chưa có cơ sở để xem xét sự liên quan
của chúng đến mất rừng – trong những điều kiện khí hậu đó, đặc biệt là tổng
lượng mưa năm và tần suất xuất hiện của những trận bão lớn là những nhân tố
rất quan trọng.
Giá trị của rừng trong hạn chế xói mòn là rất đáng kể. Xói mòn đất ở
nơi phá rừng để canh tác nương dẫy cao hơn gấp 10 lần so với những khu vực
có rừng tự nhiên. Song song với quá trình xói mòn là sự tích tụ chất lắng đọng
8
tại các vùng lòng chảo gây ra thiệt hại cho các công trình thủy lợi, ước tính
khoảng 4USD/ha/năm (Cruz et al, 1988) và các hồ nhân tạo ước tính lên tới 6
tỷ USD/ năm (Mahmood, 1987). Trong khi đó nếu được rừng bảo vệ, lợi ích
về chống xói mòn, rửa trôi, kiểm soát dòng chảy có thể lên tới 80
USD/ha/năm.
Ở một số khu vực đặc trưng chẳng hạn như ở những vùng cát bay, rừng

có tác dụng như một “bức tường chắn” rất hiệu quả cho việc phòng hộ và cải
thiện điều kiện canh tác. Một đai rừng có bề rộng 100m có khả năng cố định
104 – 223 m
3
cát. Theo Zheng Haishui (1996), ở khoảng cách 5- 25 lần chiều
cao đai rừng, tốc độ gió giảm 25 – 40%, vùng có hiệu quả phòng hộ nhất là
khoảng cách bằng 5 lần chiều cao, tốc độ gió giảm 46 – 69 %. Thêm vào đó
tiểu khí hậu được cải thiện như nhiệt độ tăng 0,3 – 1,5
0
C vào mùa đông và
giảm 1 – 2
0
C vào mùa hè, lượng bốc hơi giảm từ 10 – 30% [20].
Với sự ra đời của Nghị định thư Kyoto, vai trò của rừng trong việc hấp
thụ khí các bon níc (CO
2
) đã được khẳng định. Một khu rừng nguyên sinh có
thể hấp thu được 280 tấn các bon/ha và sẽ giải phóng 200 tấn các bon nếu bị
chuyển thành đất du canh du cư và sẽ giải phóng nhiều hơn một chút nếu
được chuyển thành đồng cỏ hay đất nông nghiệp. Rừng trồng có thể hấp thụ
khoảng 15 tấn các bon và con số này sẽ giảm từ 1/3 đến ¼ khi rừng bị chuyển
đổi sang canh tác nông nghiệp [18]
Theo Camille Bann và Bruce Aylward (1994) giá trị hấp thụ CO
2
của
các khu rừng tự nhiên nhiệt đới khoảng từ 500 – 2.000 USD/ha và giá trị này
với rừng ôn đới được ước tính từ 100 – 300 USD/ha (Zhang, 2000). Giá trị
kinh tế về hấp thụ CO
2
ở rừng Amazon được ước tính là 1.625 USD/ha/năm,

trong đó rừng nguyên sinh là 4.000 – 4.400 USD/ha/năm, rừng thứ sinh là
1.000 – 3.000 USD/ha/năm và rừng thưa là từ 600 – 1.000 USD/ha/năm.[11]
9
Ngoài các giá trị nêu trên, giá trị cảnh quan, giải trí của rừng cũng rất
lớn. Tính toán giá trị du lịch, giải trí hàng năm ở Trung Quốc cho thấy giá trị
này là khoảng 220,9 – 10.564,4 NDT/ha (tương đương 27,6 – 1.320 USD/ha).
Trong năm 1996, người Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1,9 tỷ USD cho các
hoạt động du lịch sinh thái, đóng góp cho ngành thuế của địa phương là 116
triệu USD (Canada Environment, 1996). Cơ chế chi trả cho dịch vụ giải trí và
du lịch ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức “Bằng lòng chi trả –
WTP (Willingness to pay) với mức giá từ 1 – 3 USD/người/lần (David W.
Pearce và Corin G T Pearce,2001). Liên quan đến giá trị này Elsser (1999)
cho rằng giá trị du lịch giải trí của rừng ở Đức được xác định là khoảng 2,2 tỷ
USD/năm.[13]
Như vậy có thể thấy giá trị của rừng là rất lớn, đặc biệt là giá trị môi
trường và dịch vụ môi trường của rừng. Giá trị môi trường và dịch vụ môi
trường của rừng ngày càng được thừa nhận một cách rõ ràng hơn. Cơ cấu giá
trị môi trường của rừng là: Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn ĐDSH
chiếm 25%; Bảo vệ đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và
giá trị khác chiếm 10% (Natasa Land – Mill, 2002). Các nhà khoa học đã ước
lượng giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng mang lại trên toàn trái đất là khoảng
33.000 tỷ USD/năm [25]
Với các giá trị to lớn của rừng về dịch vụ môi trường, nhiều quốc gia
đã tiến hành nghiên cứu và tiến hành xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi
trường (Payment for Environment Services – PES) nhằm quản lý bền vững
các dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò
của rừng trong việc bảo vệ môi trường đã có thay đổi đáng kể. Các sự cố môi
trường như lũ lụt, hạn hán, ấm lên của trái đất, …. Có xu hướng gia tăng và
được xem là hậu quả của việc chặt phá rừng. Nhằm đảm bảo dịch vụ môi
trường do rừng đem lại, tổ chức Nông lâm quốc tế (ICRAF) đã hình thành

10
chương trình mang tên “Hỗ trợ nông dân vùng cao trong việc bảo vệ và duy
trì các dịch vụ môi trường của rừng” (Rewarding Upland Poor for
Environmental Services – RUPES), RUPES được khởi xướng vào tháng
1/2002. Mục tiêu của RUPES là thử nghiệm các phương pháp về chi trả cho
dịch vụ môi trường và hình thành thể chế và cơ chế cho việc hỗ trợ. Hiện nay
Philippine và Indonesia đã bắt đầu các hoạt động về RUPES ở các “điểm
nghiên cứu hành động”.[17]
1.1.2. Vấn đề định giá môi trường
1.1.2.1. Sự cần thiết phải định giá môi trường
Định giá môi trường là sử dụng các loại công cụ kỹ thuật nhằm lượng
hoá giá trị bằng tiền của hàng hoá chất lượng môi trường làm cơ sở cho việc
hoạch định các chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý các hàng hoá môi
trường.
Chúng ta nên định giá môi trường vì:
Thứ nhất, chất lượng môi trường cung cấp điều kiện và không gian
sống cho con người, đồng thời cũng cung cấp tài nguyên cho quá trình sản
xuất vật chất và hấp thụ chất thải trong quá trình sản xuất và tiêu dùng của
con người. Quá trình lao động sản xuất của con người cũng phục hồi môi
trường, vì thế có thể khẳng định chất lượng môi trường thỏa mãn 2 thuộc tính
là giá trị và giá trị sử dụng. Chất lượng môi trường cũng là loại hàng hóa cần
phải định giá để tránh những thất bại thị trường xảy ra.
Thứ hai, con người có xu hướng khai thác môi trường một cách tràn lan
mà không để ý đến những tác động tiêu cực tới môi trường. Thực hiện định
giá môi trường là cách nhắc nhở con người quan tâm và bảo vệ môi trường.
Đồng thời, cảnh báo con người về mức độ khai thác tài nguyên đang ngày
càng tăng cao tỉ lệ thuận với độ cạn kiệt về môi trường.
11
Thứ ba, định giá môi trường góp phần đưa đến sự công bằng trong quá
trình ra quyết định. Định giá góp phần thực hiện nguyên tắc “người gây ô

nhiễm trả tiền” tức là qua định giá môi trường chúng ta sẽ xác định được đối
tượng gây ô nhiễm và họ sẽ “phải trả bao nhiêu”.
Thứ tư, khi cả giá trị sử dụng và giá trị không sử dụng được lượng hoá,
thì sẽ có tính thuyết phục cao trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của
người dân nói chung cũng như có thể chỉ dẫn quá trình thực hiện về mặt kinh
tế đúng đắn hơn.
Thứ năm, nếu tiến hành lượng hoá một cách cẩn thận thì sẽ tạo ra được
một nền tảng cơ sở chính sách an toàn và hợp lý, qua đó có phương cách sử
dụng môi trường cẩn thận hơn.
Như vậy, có thể kết luận việc định giá môi trường là hoàn toàn cần thiết
và đúng đắn.
1.1.2.2. Phương pháp định giá môi trường rừng
Những thống kê về giá trị của rừng ở phần trên cho thấy rừng có khả
năng cung cấp những sản phẩm rất đặc biệt. Vì vậy việc định giá rừng không
thể dựa vào các cách định giá tài sản thông thường. Các phương pháp ước
lượng giá trị phi gỗ và phi thị trường của rừng được phát triển rất đa dạng, cả
về lý thuyết và mức độ chấp nhận của các nhà kinh tế, cả về yêu cầu số liệu
đầu vào cũng như việc thuận tiện sử dụng chúng trong thực tiễn (Munasinghe
và Lutz 1993) [7] Sau đây là một số nhóm phương pháp được áp dụng khá
phổ biến:
(1). Phương pháp giá thị trường (Market price valuation), bao gồm
phương pháp ước lượng giá trị sản xuất hàng hóa tự cung tự cấp và hàng tiêu
dùng.
12
Phương pháp giá thị trường sử dụng số liệu và thông tin điều tra từ
người sản xuất và tiêu dùng sau khi đã điều chỉnh theo mùa, giá trị gia tăng và
các ảnh hưởng của chính sách công.
Đây là phương pháp định giá đơn giản nhất. Rất nhiều hàng hóa dịch vụ
xuất phát từ rừng nhiệt đới được kinh doanh bao gồm sản phẩm từ gỗ (gỗ, bột
giấy và nhiên liệu), sản phẩm phi gỗ (thức ăn, cây thuốc, đồ dùng), sản phẩm

trồng trọt, chăn nuôi và thú hoang dã (thịt, cá) và nghỉ mát. Đối với những sản
phẩm được kinh doanh trên thị trường thì giá của chúng trên thị trường có thể
sử dụng để tính toán lợi ích tài chính giữa chi phí và thu nhập của các phương
án sử dụng đất rừng. Trong một số trường hợp, có thể cần thiết phải điều
chỉnh giá cả thị trường để khắc phục những khó khăn thị trường và thiếu sót
trong chính sách. Khi sử dụng giá cả thị trường cho mục đích định giá tài
chính thì một điều rất quan trọng là phải xác định giá cả thị trường hợp lý cho
các loaij hàng hóa và dịch vụ khác nhau trên cơ sở lựa chọn sử dụng đất rừng.
(2). Phương pháp thị trường thay thế (Surrogate market approaches),
Phương pháp thị trường thay thế sử dụng thông tin về hàng hóa được
tiêu dùng để suy ra giá trị của hàng hóa phi thị trường liên quan. Nhóm
phương pháp này bao gồm Phương pháp du lịch phí (TCM), phương pháp giá
hưởng thụ Hedomic và phương pháp dùng hàng hóa thay thế;
Phương pháp du lịch phí (TCM) thường sử dụng để ước lượng nhu
cầu giải trí của rừng tại một điểm cụ thể dựa trên quan hệ với số liệu điều tra
về chi phí trực tiếp như tầu xe và nhà nghỉ và cả chi phí cơ hội của thời gian
bỏ ra để đi du lịch được tính dựa trên một phần đơn giá tiền lương trung bình
Phương pháp xác định dựa trên những cuộc điều tra như thế này được sử
dụng khá rộng rãi tại các nước đang phát triển, cụ thể là ở những nơi có thu
nhập cao hơn và phát triển thị trường mạnh mẽ, gắn liền với nhu cầu hưởng
thụ du lịch, nghỉ ngơi và ngắm cảnh.
13
Phương pháp định giá hưởng thụ (Hedonic pricing) là những nỗ lực
tách rời những tác động đặc biệt có lợi và những rủi ro môi trường không ảnh
hưởng đến giá cả thị trường hoặc dịch vụ. Những ứng dụng phổ biến nhất của
phương pháp này là tiếp cận định giá tài sản và phân cấp mức thu nhập, nó
được dùng để định giá chất lượng môi trường. Định giá Hedonic dựa trên giả
thuyết là giá thị trường của đất đai hoặc lao động có liên quan đến lãi ròng có
thể nhận được từ chính chúng. Lãi ròng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó
có chất lượng môi trường. Vì vậy giá trị của môi trường có thể ảnh hưởng đến

thị trường đất đai hoặc thị trường lao động. Ứng dụng phương pháp định giá
Hedonic để xác định giá trị tài sản là dựa trên quan sát một cách hệ thống về
giá trị tài sản ở các vị trí khác nhau và tính chất tách dời của chúng đối với
những ảnh hưởng của chất lượng môi trường. Phương pháp định giá Hedonic
yêu cầu rất nhiều loại số liệu để tính toán nhằm loại bỏ tất cả các yếu tố có
ảnh hưởng đến giá cả thị trường. Phương pháp này giả thuyết rằng thị trường
đất đai bị cạnh tranh, đồng thời cả người mua và người bán đều có thông tin
đầy đủ về môi trường, cả mặt tốt và mặt xấu.
Phương pháp hàng hóa thay thế : Sử dụng giá thị truongf của hàng
hóa thay thế để do lường lợi ích /chi phí phi thị trường.
Phương pháp hàng hóa thay thế áp dụng đối với loại tài nguyên rừng
không được kinh doanh trên thị trường hoặc do người khai thác sử dụng trực
tiếp (ví dụ như củi), giá trị của nó có thể được xác định theo giá thị trường của
những hàng hóa tương tự (ví dụ như củi được bán ở vùng khác) hoặc giá cả
của những mặt hàng thay thế tốt nhất (ví dụ như than hầm). Mức độ của
những mặt hàng được kinh doanh trên thị trường phản ánh giá trị của những
mặt hàng không được kinh doanh trên thị trường phụ thuộc vào mức độ tương
đồng của loại mặt hàng thay thế.
14
Như vậy, nếu có hai loại mặt hàng có thể thay thế rất tốt cho nhau thì có
nghĩa là giá trị kinh tế của chúng là tương đương. Nếu mức độ và khả năng
thay thế giảm thì liệu giá trị của mặt hàng được kinh doanh có thể lấy làm chỉ
tiêu định giá của mặt hàng không được kinh doanh trên thị trường hay không?
Phương pháp tiếp cận thay thế được sử dụng để định giá lợi ích của rừng tại
các nước đang phát triển và trọng tâm là định giá lâm sản ngoài gỗ. Adger và
cộng sự (1995); Gnatilake và cộng sự (1993) sử dụng kỹ thuật bổ sung số liệu
giá cả thị trường để đánh giá lâm sản ngoài gỗ tại Mexico và Sri Lanka.
Chopra (1993) sử dụng phương pháp này để phân tích chi phí lao động và
định giá gỗ củi trong nghiên cứu điểm tại Ấn Độ. Ngoài ra không tìm thấy ví
dụ về việc sử dụng phương pháp hàng hóa thay thế để ước tính giá trị rừng

nào khác.
(3). Phương pháp hàm sản xuất (Production approaches); tập trung
vào mối quan hệ lý – sinh giữa mức độ (hay chất lượng) của lợi ích phi thị
trường và mức độ (hay chất lượng) đầu ra của một hàng hóa hay dịch vụ nào
đó.
Loại phương pháp định giá này được gọi theo các cách khác nhau là kỹ
thuật thay đổi trong sản xuất hoặc là đầu vào – đầu ra, hoặc liều dùng – phản
ứng hoặc là chức năng sản xuất (tên gọi cuối cùng được sử dụng trong phần
này). Bất kể tên gọi gì thì phương pháp đó cũng nhằm xác định mối liên quan
giữa sự thịnh vượng của cuộc sống con người (hoặc hạn hẹp hơn đó là sự
nâng cao thành quả các hoạt động thị trường hàng hóa và dịch vụ) với những
thay đổi có thể đo đếm được cả về số lượng và chất lượng của tài nguyên
thiên nhiên (Maler, 1992). Phương pháp tiếp cận chức năng sản xuất có thể
dùng để ước lượng những giá dịch vụ môi trường chức năng sinh thái của
rừng, thông qua sự đóng góp của chúng vào các hoạt động thị trường. Sự tiếp
cận này chính là phương pháp tiếp cận chức năng sản xuất vì có rất nhiều
15
nhừng nghiên cứu ước tính tác động của chúng vào sản xuất. Tuy nhiên sự
tiếp cận như vậy có thể dùng để ước lượng trực tiếp sự giảm mức tiêu thụ, ví
dụ như sự lắng bùn ở bãi tắm.
(4). Phương pháp bày tỏ sở thích (Stated preferences approaches), chủ
yếu là phương pháp định giá ngẫu nhiên (CVM).
CVM sử dụng những thông tin điều tra từ người tiêu dùng để làm rõ
mức tự nguyện (bàng lòng) chi trả cá nhân mang tính giả định cho met lợi ích
nào đó hoặc mức tự nguyện (bằng lòng ) chấp nhận đền bù phần lợi ích bị
mất.
Các phương pháp giá thị trường và hàm sản xuất đều dựa vào việc sử
dụng giá cả thị trường (sở thích thịnh hành) để định giá giá trị lâm sản và dịch
vụ. Một sự lựa chọn khác là tham vấn người tiêu dùng cho ý kiến trực tiếp về
sử thích của họ trong khía cạnh thị trường hoặc chi trả giả định. Trong sự tiếp

cận này, thông tin về giá trị lợi ích môi trường được thu thập thông qua việc
đưa ra những câu hỏi trực tiếp cho người tiêu dùng về thiện chí chi trả hoặc
thiện chí chấp nhận đền bù bằng tiền mặt do sự suy giảm giá trị lợi ích. Một
trong những kỹ thuật xác định sở thích được phát triển và sử dụng rộng rãi là
phưng pháp định giá ngẫu nhiên (CV hoặc CVM). Một phương pháp nữa
cũng được sử dụng nhưng ít phổ biến hơn, đó là chọn thực nghiệm và phương
pháp cùng tham gia hoặc sự tiếp cận theo “nhóm trọng tâm” để suy ra những
sử thích chung.
Định giá ngẫu nhiên (CV) luận ra sự biểu thị giá trị tăng lên hoặc giảm
đi mang tính cá nhân từ những người hưởng ứng về số lượng và chất lượng
của hàng hóa phi thị trường. Phần lớn các CV sử dụng số liệu thu thập được
thông qua phỏng vấn hoặc khảo sát thông qua bưu điện (Mitchell và Carson,
1989). Định giá bằng phương pháp CVM là ngẫu nhiên vì giá trị ước tính
16
được rút ra từ những hoàn cảnh mang tính giả thuyết và do nhà nghiên cứu
thực hiện.
Người đề xuất CVM (Carson, 1991) biện luận rằng cơ sở lý luận của nó
chặt chẽ hơn so với các phương pháp khác, vì nó tính toán trực tiếp sự thịnh
vượng dựa trên mức sẵn lòng chi trả (WTP) hoặc sẵn lòng chấp nhận (WTA)
đích thực. Hơn nữa, CV là phương pháp chỉ được chấp nhận để ước tính
những giá trị không sử dụng mà nó không được kinh doanh trên thị trường và
cũng không có hàng hóa nào để thay thế hoặc bổ sung được cho chúng.
(5). Phương pháp dùng chi phí (Cost – based approaches) bao gồm chi
phí thay thế và những chi phí bảo quản.
Phương pháp dùng chi phí: dử dụng chi phí cung cấp hay thay thế met
hàng hóa/ dịch vụ như là thước đo gần đúng lợi ích của nó.
Để bổ sung vào phương pháp ước tính WTP và WTA cho lợi ích phi thị
trường của rừng được miêu tả bên trên, một số phương pháp tiếp cận khác
dựa vào chi phí có thể cũng được sử dụng và tỏ ra hiệu quả trên khía cạnh duy
trì những lợi ích phi thị trường của rừng, hoặc lập mối cân bằng với giá trị thị

trường. Ba phương pháp lựa chọn tập trung vào việc cung cấp, bảo dưỡng
hoặc khôi phục các giá trị dịch vụ môi trường. Nội dung chi tiết về phương
pháp định giá dựa vào chi phí có thể xem thêm trong Dixon và cộng sự
(1994). Phương pháp chung nhất là:
* Phương pháp chi phí thay thế, có thể tính giá trị môi trường thông qua
việc xác định những chi phí để khôi phục lại mức lợi ích ban đầu.
* Phương pháp chi phí phòng ngừa, có thể ước tính chi phí phòng ngừa
hoặc bảo vệ sự xuống cấp của môi trường;
* Sự tiếp cận chi phí cơ hội, có sử dụng chi phí sản xuất ước tính như là
sự thay thế gần đúng giá trị lợi ích phi thị trường.
(6). Tiếp cận theo thu nhập hoặc chi phí
17
Một trong các phương pháp sử dụng khá phổ biến hiện nay là phương
pháp thu nhập (income method) trong định giá tài sản (ví dụ giá đất, tài sản
khác) của doanh nghiệp.
Một phương pháp được sử dụng khá nhiều trong định giá là phương
pháp chi phí (Cost method). Phương pháp này dựa tên chi phí đầu tư và quy
đổi giá trị đầu tư theo tỷ lệ lãi xuất xác định.
Ngoài ra, phương pháp so sánh (Strauss, A 1987) cũng được sử dụng để
định giá tài sản và các giá trị hàng hóa.
1.2. Tổng quan về du lịch và các ứng dụng phương pháp tcm
1.2.1. Tổng quan về du lịch
Ngày nay, du lịch đã thực sự trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội
phổ biến không chỉ ở các nước phát triển mà còn ở các nước đang phát triển
trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, cho đến nay không chỉ ở nước ta nhận thức
về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất. Do hoàn cảnh (thời gian, khu vực)
khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau mỗi người có một cách
hiểu về du lịch khác nhau. Đúng như một chuyên gia du lịch nhận định: “Đối
với du lịch có bao nhiêu tác giả nghiên cứu thì có bấy nhiêu định nghĩa”
Ở nước Anh, du lịch xuất phát từ tiếng “To Tour” có nghĩa là cuộc dạo

chơi. Tiếng Pháp, từ du lịch bắt nguồn từ Le Tour có nghĩa là cuộc dạo chơi,
dã ngoại, … Theo nhà sử học Trần Quốc Vượng, Du lịch được hiểu như sau:
Du có nghĩa là đi chơi, Lịch là lịch lãm, từng trải, hiểu biết, như vây du lịch
được hiểu là việc đi chơi nhằm tăng thêm kiến thức.
Như vậy, có nhiều khái niệm Du lịch nhưng tổng hợp lại ta thấy du lịch
hàm chứa các yếu tố cơ bản sau:
- Du lịch là một hiện tượng kinh tế xã hội.
- Du lịch là sự di chuyển và tạm thời lưu trú ngoài nơi ở thường xuyên
của các cá nhân hoặc tập thể nhằm thoả mãn các nhu cầu đa dạng của họ.
18
- Du lịch là tập hợp các hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng
nhằm phục vụ cho các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời và các nhu cầu khác
của cá nhân hoặc tập thể khi họ ở ngoài nơi cư trú thường xuyên của họ.
- Các cuộc hành trình, lưu trú tạm thời của cá nhân hoặc tập thể đó đều
đồng thời có một số mục đích nhất định, trong đó có mục đích hoà bình.
Năm 1963, với mục đích quốc tế hoá, tại Hội nghị Liên hợp quốc về du
lịch họp ở Roma, các chuyên gia đã đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: Du
lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài
nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hoà bình. Nơi họ
đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Khác với quan điểm trên, các học giả biên soạn Từ điển Bách Khoa
toàn thư Việt Nam (1966) đã tách hai nội dung cơ bản của du lịch thành hai
phần riêng biệt.
Nghĩa thứ nhất (đứng trên góc độ mục đích của chuyến đi): Du lịch là
một dạng nghỉ dưỡng sức tham quan tích cực của con người ngoài nơi cư trú
với mục đích: nghỉ ngơi, giải trí, xem danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
công trình văn hoá, nghệ thuật, …
Nghĩa thứ hai (đứng trên góc độ kinh tế): Du lịch là một ngành kinh
doanh tổng hợp có hiệu quả cao về nhiều mặt: nâng cao hiểu biết về thiên

nhiên, truyền thống lịch sử và văn hoá dân tộc, từ đó góp phần tăng thêm tình
yêu đất nước; đối với người nước ngoài là tình hữu nghị với dân tộc mình; về
mặt kinh tế, du lịch là lĩnh vực kinh doanh mang lại hiệu quả rất lớn: có thể
coi là hình thức xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ tại chỗ.
Việc phân định rõ ràng hai nội dung cơ bản của khái niệm có ý nghĩa
góp phần thúc đẩy sự phát triển du lịch. Cho đến nay, không ít người, thậm
chí ngay cả các cán bộ, nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch, chỉ cho
19
rằng du lịch là một ngành kinh tế. Do đó, mục tiêu được quan tâm hàng đầu là
mang lại hiệu quả kinh tế. Điều đó cũng có thể đồng nghĩa với việc tận dụng
triệt để mọi nguồn tài nguyên, mọi cơ hội để kinh doanh. Trong khi đó, du
lịch còn là một hiện tượng xã hội, nó góp phần nâng cao dân trí, phục hồi sức
khoẻ cộng đồng, giáo dục lòng yêu nước, tính đoàn kết, … Chính vì vậy, toàn
xã hội phải có trách nhiệm đóng góp, hỗ trợ, đầu tư cho du lịch phát triển như
đối với giáo dục, thể thao hoặc một lĩnh vực văn hoá khác.
Theo Pháp lệnh du lịch (do chủ tịch nước CHXNCN Việt Nam công bố
ngày 20/02/1999): Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thoả mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ
dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Có nhiều loại hình du lịch, trong đó Du lịch sinh thái là một trong
những loại hình đang ngày càng được quan tâm nhiều hơn.
Năm 1991, đã xuất hiện khái niệm về Du lịch sinh thái. "Du lịch sinh
thái là loại hình du lịch diễn ra trong các vùng có hệ sinh thái tự nhiên còn
bảo tồn khá tốt nhằm mục tiêu nghiên cứu, chiêm ngưỡng, thưởng thức phong
cảnh, động thực vật cũng như các giá trị văn hoá hiện hữu".
20
Tổ chức Du lịch thế giới của Liên hiệp quốc đã xác định rằng trong hơn
1 thập kỷ qua, nhu cầu du lịch sinh thái và các trải nghiệm du lịch thiên nhiên
là một xu hướng đang phát triển mạnh mẽ trong ngành du lịch thế giới. Năm
2002 là năm Du lịch sinh thái quốc tế, đỉnh cao là Hội nghị thượng đỉnh quốc

tế ở Canada và Tuyên bố chung Quebec về Du lịch sinh thái. Một phần tuyên
bố gồm các nguyên tắc chính sau đây:
“Du lịch sinh thái bao gồm các nguyên tắc của du lịch bền vững, liên
quan đến các tác động kinh tế, xã hội và môi trường của du lịch. Nó cũng bao
gồm các nguyên tắc cụ thể sau đây giúp phân biệt du lịch sinh thái với khái
niệm rộng lớn hơn là du lịch bền vững:
Đóng góp tích cực vào việc bảo tồn các di sản thiên nhiên và văn hóa.
Các cộng đồng địa phương và bản xứ tham gia vào lập kế hoạch, phát
triển, vận hành và góp phần bảo vệ sức khỏe cho mình.
Diễn giải ý nghĩa của di sản thiên nhiên và văn hóa của điểm đến cho
du khách.
Thích hợp hơn với những người đi du lịch độc lập cũng như các nhóm
nhỏ đi theo tour có tổ chức. [28]
Tổ chức Du lịch Thế Giới của Liên hiệp quốc cũng nhấn mạnh vai trò
quan trọng của ngành du lịch trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học hiện
nay: “Là nguồn tạo thu nhập và việc làm chính, du lịch đóng góp vào sự tăng
trưởng kinh tế, đặc biệt ở các nước phát triển nơi tập trung tỷ lệ đa dạng sinh
học lớn nhất toàn cầu. Kết quả là, ngành du lịch đưa ra các cơ chế khuyến
khích công tác bảo vệ đa dạng sinh học, tạo thu nhập lớn để phục vụ cho công
tác bảo tồn và phát triển cộng đồng, và giúp nâng cao nhận thức về các vấn đề
đa dạng sinh học”.[29]
Theo quy chế quản lý các hoạt động DLST tại các VQG, khu BTTN:
Du lịch sinh thái là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn
21
hoá địa phương với sự tham gia của cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm
phát triển bền vững, đáp ứng nhu cầu hiện tại mà không làm ảnh hưởng đến
khả năng đáp ứng nhu cầu du lịch trong tương lai.[2]
Theo bách khoa toàn thư Wikipedia: Du lịch sinh thái là loại hình du
lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa gắn với giáo dục môi trường, có
đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực

của cộng đồng địa phương.
Gần đây, người ta cho rằng nội dung căn bản của Du lịch sinh thái là
tập trung vào mức độ trách nhiệm của con người đối với môi trường. Quan
điểm thụ động cho rằng Du lịch sinh thái là du lịch hạn chế tối đa các suy
thoái môi trường do du lịch tạo ra, là sự ngăn ngừa các tác động tiêu cực lên
sinh thái, văn hoá và thẩm mỹ. Quan điểm chủ động cho rằng Du lịch sinh
thái còn phải đóng góp vào quản lý bền vững môi trường lãnh thổ du lịch và
phải quan tâm đến quyền lợi của nhân dân địa phương. Do đó, người ta đã
đưa ra một khái niệm mới tương đối đầy đủ hơn:
"Du lịch sinh thái là du lịch có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là
nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho nhân dân địa phương".
Ở Việt Nam với lợi thế có chiều dài bờ biển, rừng núi hoang sơ với
nhiều khu bảo tồn thiên nhiên, vườn quốc gia và nhiều rừng cấm, đó là
những di sản thiên nhiên của quốc gia, chứa đầy tiềm năng cho phát triển du
lịch sinh thái như Vịnh Hạ Long, Hồ Ba Bể, Động Phong Nha, Vườn Quốc
gia Cát Tiên, Vườn Quốc gia Cúc Phương, Khu bảo tồn thiên nhiên Vân
Long .v.v. đặc biệt là đã có tới 8 khu dự trữ sinh quyển Việt Nam được
UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới nằm ở khắp ba
miền.
Trong hơn 10 năm qua, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm về lượt
khách là xấp xỉ 18%. Tuy nhiên, có những đều cho thấy rằng mức độ tăng
22
trưởng này đã giảm trong những năm gần đây. Tỷ lệ tăng trường hàng năm
năm (2007 đến 2008) là xấp xỉ 2%. Cuộc khủng hoảng tài chính cũng đã tác
động lớn đến các lượt khách quốc tế gần đây đến Việt Nam. Trong 5 tháng
đầu năm 2009, Việt Nam thu hút xấp xỉ 1,6 triệu lượt khách quốc tế, thấp hơn
gần 19% so với con số cùng kỳ năm 2008.[19]
Việt Nam có thị trường du lịch nội địa phát triển nhanh nhất. Việt Nam
có 12 ngày nghỉ phép chính thức trong một năm làm việc và thêm 9 ngày nghỉ
lễ hàng năm. Lấy phép năm để đi du lịch đang ngày càng phổ biến. Ước tính

số người dân Việt Nam đi nghỉ mát tăng từ 11% trong tổng số dân năm 1999
lên 24% vào năm 2004. Các nhân tố chính của sự tăng trưởng du lịch nội địa
là thu nhập tăng lên, sự phát triển của tầng lớp trung lưu và các mô hình hành
vi xã hội đang thay đổi. Đa số các chuyến du lịch trong nước thường là ngắn
ngày, từ 1 đến 3 ngày, và mùa cao điểm là Tết nguyên đán, các ngày nghỉ lễ
và hè. Du lịch biển và du lịch các kỳ festival rất phổ biến với người Việt
Nam. Các chuyến du lịch do công ty đài thọ cũng như du lịch kết hợp với hội
nghị cũng đang phát triển. Ngành du lịch cũng tạo ra một lượng lớn doanh thu
cho Việt Nam. Dự kiến ngành du lịch sẽ đóng góp trực tiếp xấp xỉ 4 tỷ đô la
Mỹ hoặc 3,8 % Tổng thu nhập quốc nội năm 2009. Đóng góp vào tổng thu
nhập quốc nội dự kiến sẽ tăng gần 8 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. [19]
Nhìn chung, ngành du lịch ở Việt Nam dự kiến sẽ tăng trường 6,5%
mỗi năm từ năm 2010 đến năm 2019. Xuất khẩu chiếm một thị phần rất quan
trọng trong ngành du lịch ở Việt Nam. Trong tổng số kim ngạch xuất khẩu
của Việt Nam, ngành du lịch tạo ra gần 12% doanh thu, tương đương với 9 tỷ
đô la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến sẽ tăng hơn 22 tỷ đô la Mỹ vào năm
2019. Đầu tư vốn trong ngành du lịch ước tính gần 3,5 tỷ đô la Mỹ, tương
đương với 8,3% trong tổng đầu tư năm 2009. Dự kiến đầu tư vốn sẽ tăng gần
6 tỷ đô la Mỹ vào năm 2019. Các chi tiêu của chính phủ cho ngành du lịch
23
ước tính là 89 triệu đô la Mỹ, tương đương 1,4% trong tổng chi tiêu của chính
phủ năm 2009. [19]
Ngành du lịch đã tạo ra trên 1,3 triệu việc làm trực tiếp, tương đương
với 3% trong tổng số việc làm. Dự báo cho thấy gần 1,5 triệu việc làm trực
tiếp trong ngành du lịch sẽ được tạo ra vào năm 2019. Ước tính ngành du lịch
cũng tạo ra khoảng 4,8 triệu việc làm gián tiếp vào năm 2009, chiếm khoảng
10,4 % trong tổng số việc làm ở Việt Nam, nghĩa là trong số 9,6 công việc thì
có 1 việc làm do ngành du lịch tạo ra. Dự kiến vào năm 2019, ngành du lịch
sẽ tạo ra trên 5,6 triệu việc làm gián tiếp. [19]
1.2.2. Một số kết quả trong việc định giá giá trị giải trí du lịch của rừng

1.2.2.1. Trên thế giới
Các kết quả nghiên cứu cho thấy Giá trị cảnh quan, giải trí của rừng
cũng là rất lớn. Theo tính toán giá trị du lịch, giải trí hàng năm ở Trung Quốc
cho thấy giá trị này là khoảng 220,9 – 10.564,4 NDT/ha (tương đương 27,6 –
1.320 USD/ha). Trong năm 1996, người Bristish Clumbia chi tiêu khoảng 1,9
tỷ USD cho các hoạt động du lịch sinh thái, đóng góp cho ngành thuế của địa
phương là 116 triệu USD (Canada Environment, 1996). Cơ chế chi trả cho
dịch vụ giải trí và du lịch ở Châu Âu và Bắc Mỹ được xác định theo mức
“Bằng lòng chi trả – WTP (Willingness to pay) với mức giá từ 1 – 3
USD/người/lần (David W. Pearce và Corin G T Pearce, 2001). Liên quan đến
giá trị này Elsser (1999) cho rằng giá trị du lịch giải trí của rừng ở Đức được
xác định là khoảng 2,2 tỷ USD/năm.[13]
Như vậy có thể thấy giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của rừng
ngày càng được thừa nhận một cách rõ ràng hơn. Cơ cấu giá trị môi trường
của rừng là: Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn ĐDSH chiếm 25%; Bảo vệ
đầu nguồn chiếm 21%; Vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và giá trị khác chiếm
10% (Natasa Land – Mill, 2002). Các nhà khoa học đã ước lượng giá trị dịch
24
vụ do hệ sinh thái rừng mang lại trên toàn trái đất là khoảng 33.000 tỷ
USD/năm. [25]
Với các giá trị to lớn của rừng về dịch vụ môi trường, nhiều quốc gia đã
tiến hành nghiên cứu và tiến hành xây dựng cơ chế chi trả cho dịch vụ môi
trường (Payment for Environment Services – PES)nhằm quản lý bền vững các
dịch vụ môi trường rừng. Trong những năm gần đây, nhận thức về vai trò của
rừng trong việc bảo vệ môi trường đã có thay đổi đáng kể. Các sự cố môi
trường như lũ lụt, hạn hán, ấm lên của trái đất, …. Có xu hướng gia tăng và
được xem là hậu quả của việc chặt phá rừng. Nhằm đảm bảo dịch vụ môi
trường do rừng đem lại, tổ chức Nông lâm quốc tế (ICRAF) đã hình thành
chương trình mang tên “Hỗ trợ nông dân vùng cao trong việc bảo vệ và duy
trì các dịch vụ môi trường của rừng” (Rewarding Upland Poor for

Environmental Services – RUPES) RUPES được khởi xướng vào tháng
1/2002. Mục tiêu của RUPES là thử nghiệm các phương pháp về chi trả cho
dịch vụ môi trường và hình thành thể chế và cơ chế cho việc hỗ trợ. Hiện nay
Philippine và Indonesia đã bắt đầu các hoạt động về RUPES ở các “điểm
nghiên cứu hành động”.[17]
1.2.2.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam bước đầu có một số nghiên cứu ứng dụng các phương pháp
định giá tài nguyên môi trường trong việc định giá giá trị du lịch nghỉ dưỡng
của các cảnh quan môi trường như: Đánh giá giá trị du lịch tại Vườn Quốc gia
Cúc Phương, Xác định giá trị cảnh quan của Vườn Quốc gia Ba Bể và Khu du
lịch Hồ Thác Bà; Xác định giá trị giải trí của Vịnh Nha Trang, Phân tích giá
trị giải trí của Cụm đảo san hô Hòn Mun – Tỉnh Khánh Hòa…đã góp phần
làm thay đổi đáng kể nhận thức của các chủ thể có liên quan về giá trị của các
cảnh quan và đặc biệt là rừng.
25

×