Tải bản đầy đủ (.pdf) (133 trang)

Đồ án tốt nghiệp kiến trúc sư Quy chế quản lý kiến trúc thị xã Ninh Bình Tỉnh Ninh Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.89 MB, 133 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Nước ta đang trong thời kỳ phát triển theo cơ chế thị trường với định hướng
xã hội chủ nghĩa. Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng và nhà nước ta đã
xác định xây dựng Việt Nam đến năm 2020 về cơ bản là một nước công nghiệp.
Công cuộc CNH-HĐH đi đôi với việc phát triển kinh tế ổn định đang từng bước
làm thay đổi bộ mặt Kinh tế - Văn hoá - Xã hội và khoa học kỹ thuật.
Đồ án tốt nghiệp sẽ giúp cho sinh viên (Những kỹ sư tương lai) biết cách tổng
hợp những kiến thức trong 9 học kỳ vừa qua, biết vận dụng những kiến thức đã
học vào giải quyết một vấn đề cụ thể được đặt ra thông qua một đồ án thiết kế.
Phát huy tính sáng tạo trong phương án thiết kế, thể hiện kỹ năng nghề nghiệp,
khả năng trình bày và bảo vệ ý đồ thiết kế của mình.
Nhiệm vụ chủ yếu đồ án của chúng em là: Quy chế quản lý kiến trúc thị xã
Ninh Bình – Tỉnh Ninh Bình nhằm xác định công tác quản lý đô thị được tốt
hơn, từng bước đưa xây dựng đô thị vào nề nếp, chủ động hơn đối với đồ án quy
hoạch được duyệt.
Đồ án này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình, tỉ mỉ và đầy trách
nhiệm của các thầy gíao NGND.PGS.TS.KTS. Nguyễn Tố Lăng – Chủ nhiệm
Khoa Quản lý đô thị - Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, Th.S Vũ Hoàng
Điệp – Gỉang viên Khoa Đô thị Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. Tuy nhiên
do trình độ còn hạn chế mặc dù đã cố gắng hết sức chúng em không tránh khỏi
những thiếu sót. Chúng em rất mong được sự góp ý, phê bình của thầy cô giáo
cũng như các bạn.
Chúng em xin trân thành cảm ơn và lòng biêt ơn sâu sắc đến các thầy cô
giáo trong trường Đại Học Kiến Trúc đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ chúng em trong
suốt 5 năm học đã hoàn thành nhiệm vụ học tập và rèn luyện mình. Các thầy cô
giáo trong Khoa Quản lý Đô thị đã trang bị cho những kiến thức bổ ích về quản lý
đô thị. Đặc biệt chúng em xin trân thành cảm ơn thầy giáo NGND.PGS.TS.KTS.
Nguyễn Tố Lăng, Th.S Vũ Hoàng Điệp Nội đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn
chúng em trong suốt thời gian làm đồ án tốt nghiệp./.
Hà nội, ngày 17 tháng 05 năm 2004
Lương Tam Châu


Phạm Thị Khánh Hòa
Lê Bá Thắng















MỤC L ỤC
PHẦN 1
GIỚI THIỆU CHUNG
1.1. Sự cần thiết lập Quy chế Quản lý kiến trúc Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình
2
1.2. Các căn cứ lập Quy chế Quản lý kiến trúc Đô thị 2
1.3. Mục tiêu 3
1.4. Nhiệm vụ của đồ án 3
1.4.1. Nhiệm vụ nhóm 3
1.4.2. Nhiệm vụ từng cá nhân 3
2.1. Khái quát đồ án quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002-20204
2.1.1. Quy mô xây dựng đô thị 4
2.1.2. Định hướng phát triển đô thị 5

1. Giao thông 5
2. Chuẩn bị đất kỹ thuật 6
3. Cấp nước 6
4. Cấp điện 6
5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường 6
2.2. Đánh giá hiện trạng triển khai Quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai
đoạn 2002 – 2020 6
2.2.1. Khu đất chức năng 7
2.2.1.1. Khu đất đã được triển khai thực hiện theo Quy hoạch 7
1. Các khu vực trung tâm 7
2. Công nghiệp – Kho tàng – Bến cảng 8
3. Khu dân cư đô thị hiện trạng cải tạo và mở rộng 9
4. Khu đất an ninh - quốc phòng 9
5. Vùng ngoại thị 9
2.2.1.2. Khu đất đang triển khai xây dựng 9
1. Khu vực trung tâm 9
2. Công nghiệp, kho tàng, bến cảng 10
3. Khu dân cư đô thị xây dựng mới 10
2.2.1.3. Khu đất chưa được xây dựng 11
1. Các khu vực trung tâm 11
2. Công nghiệp, kho tàng, bến cảng 12
3. Khu dân cư xây dựng mới 12
2.2.1.4. Khu đất xây dựng khác Quy hoạch 12
2.2.2. Hạ tầng kỹ thuật 12
2.2.2.1. Giao thông 12
1. Giao thông đối ngoại 12
2. Mạng lưới đường giao thông đối nội 13
2.2.2.2. Cấp nước 14
2.2.2.3 Thoát nước 14
2.2.2.4. Cấp điện và mạng lưới chiếu sáng đô thị 15

2.2.2.5. Vệ sinh môi trường 15
1. Rác thải sinh hoạt 15
2. Rác thải công nghiệp 16
3. Rác thải y tế 16
2.3. Thực trạng Quản lý Nhà nước về Đô thị tại Thị xã Ninh Bình 16
2.3.1. Cơ cấu tổ chức 16
2.3.1.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý đô thị Thị xã Ninh Bình 16
2.3.1.2. Chức năng quản lý Đô thị hiện nay 17
2.3.2. Cơ chế chính sách 17
2.3.3. Năng lực quản lý 18
2.3.4. Các dự án đầu tư xây dựng 18
2.4. Kết luận phần 2 19
Chương I 20
QUY ĐỊNH CHUNG 20
Điều 1. Phạm vi áp dụng 20
Điều 2. Một số đặc điểm hiện trạng của Thị xã 20
1. Vị trí địa lý, cấp hành chính 20
2. Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan 21
Điều 3. Một số nội dung chính về quy hoạch phát triển của Thị xã 23
I – Phân vùng kiểm soát phát triển 23
II – Các khu vực đặc thù 24
Chương II 25
QUY ĐỊNH CỤ THỂ 25
Điều 4: Quy định bảo vệ tôn tạo các công trình, di tích văn hóa, di tích lịch
sử. 25
4.1. Vị trí quy mô 25
4.2. Phân loại theo khu vực bảo tồn 25
4.3. Quy phạm tiêu chuẩn của từng khu vực bảo vệ 26
4.4. Trong tôn tạo di tích 26
4.5. Trong sử dụng và khai thác di tích 27

Điều 5: Khu vực đô thị cải tạo, chỉnh trang 27
5.1. Quy định chung cho khu vực cải tạo, chỉnh trang 27
5.1.1. Vị trí, quy mô, ranh giới 27
5.1.2. Chỉ tiêu về quy hoạch –kiến trúc 28
5.1.3. Chỉ tiêu về hạ tầng kỹ thuật 28
5.1.4. Quy định về bảo vệ môi trường, quảng cáo đô thị: 30
5.1.5. Quy định về bảo vệ cảnh quan 31
5.2. Khu ở cải tạo, chỉnh trang 32
5.2.1. Quy định chung 32
5.2.2. Khu vực A 7 34
Điều 6: Khu vực đô thị phát triển mới 41
6.1. Quy định chung cho toàn khu vực 41
6.1.1. Vị trí - Quy mô 41
6.1.2. Quy định về Quy hoạch – Kiến trúc 42
6.1.3. Quy định về Hạ tầng – Kỹ thuật 42
6.1.4. Quy định về cảnh quan, sử dụng vỉa hè lòng đường 44
6.1.5. Quy định về bảo vệ môi trường 44
6.1.6. Quy định về biển quảng cáo 44
6.2. Khu dân cư xây dựng mới 45
6.2.1. Quy định chung 46
6.2.2. Khu vực M19 47
6.2.3. Khu vực M30 52
Điều 7: Khu trung tâm hành chính - chính trị 57
7.1. Quy định chung 57
7.2. Quy định cụ thể: Khu trung tâm hành chính chính trị TT01 57
7.2.1. Diện tích: Quy mô 8,7ha. 57
7.2.2. Vị trí 57
7.2.3. Quy định về quy hoạch – kiến trúc 58
7.2.4. Quy định về hạ tầng kỹ thuật 63
Điều 8: Khu vực tạo hình ảnh đô thị 65

8.1. Quy định chung 65
8.2. Khu vực công viên ven sông Vân 66
8.2.1. Vị trí, tính chất, quy mô 66
8.2.2. Quy định về quy hoạch – kiến trúc 67
8.2.3. Quy định về hạ tầng kỹ thuật 72
Điều 9: Khu vực cửa ngõ 74
9.1. Quy đinh chung 74
9.1.1. Diện tích: Tổng diện tích 70,5 ha. 74
9.1.2. Quy định về Quy hoạch – Kiến trúc 74
9.1.3. Quy định về hạ tầng kỹ thuật 76
9.2. Quy định cụ thể 77
9.2.1. Quy định về Quy hoạch - Kiến trúc 79
9.2.2. Quy định về hệ thống hạ tầng kỹ thuật 82
Điều 10. Khu vực an ninh - quốc phòng 90
10.1. Diện tích 91
10.2. Quy định về Quy hoạch –Kiến trúc 91
10.3. Quy định về hạ tầng kỹ thuật 91
Điều 11: Khu công nghiệp 93
11.1. Quy định chung cho toàn khu công nghiệp 93
11.2. Quy định cụ thể 93
11.2.1. Khu công nghiệp Phúc Thành (KCN Phúc Thành) 93
Điều 12: Khu vực dự trữ phát triển của Thị xã 100
12.1. Quy mô 100
12.2. Quy định chung 100
Điều 13: Công trình đầu mối 101
13.1. Quy đinh chung 101
13.2. Bến xe đối ngoại 103
13.3.Ga đường sắt và mạng lưới đường sắt. 103
13.4. Cảng đường thủy nội địa 104
13.5. Nhà máy nước 105

13.6. Trạm xử lý nước 106
13.7. Cấp điện 107
13.8. Nghĩa trang 109
13.9. Trạm trung chuyển chất thải rắn 109
Điều 14: Các tuyến quốc lộ, cao tốc, vành đai đi qua thành phố 110
Điều 15: Quy định thiết kế kiến trúc các công trình 2 bên tuyến đường 115
15.1. Quy định chung 115
15.2.Quy định quản lý đoạn đường vành đai phía Đông Nam Thị xã
Ninh Binh: Phân đoạn từ nút 84 đến nút 85. 118
Điều 16: Trục thương mại phát triển 120
16.1.Quy định chung 120
16.1.1.Quy định các công trình được phép xây dựng 120
16.1.2.Quy định về quy hoạch-kiến trúc 120
16.1.2.Quy định cảnh quan 121
16.1.3.Quy định tổ chức hạ tầng kỹ thuật 121
16.2. Trục phát triển thương mại Trần Hưng Đạo 122
16.2.1 Quy định loại công trình kiến trúc được phép xây dựng 122
16.2.2. Quy định về kiến trúc quy hoạch 123
16.2.3. Quy định cảnh quan 124
16.2.4.Quy định tổ chức hạ tầng kỹ thuật 127
Chương III 130
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH 130
Điều 16 130
Điều 17 130
PHẦN III.KẾT LUẬN CHUNG 131

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH


GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 1

ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP
PHẦN 1
GIỚI THIỆU
1.1. Sự cần thiết lập Quy chế Quản lý kiến trúc Thị xã Ninh Bình - Ninh Bình
Căn cứ Quyết định số 2306/QĐ-UB ngày 10 tháng 11 năm 2003 của Uỷ ban
nhân dân tỉnh Ninh Bình về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng
thị xã Ninh Bình, giai đoạn 2002-2020. Theo đó, Ninh Bình là thị xã tỉnh lỵ, giữ
vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – xã hội, khoa học kỹ thuật, đào tạo,
dịch vụ thương mại của tỉnh, là trung tâm du lịch cấp vùng và quốc gia. Qua quá
trình phát triển, từ đó đến nay Ninh Bình đã có nhiều thay đổi khả quan trong các
lĩnh vực như: Đầu tư xây dựng mới một số cơ sở công nghiệp, trụ sở cơ quan.v.v
đặc biệt trong những năm gần đây tình hình kinh tế có nhiều thay đổi đã tác động
rất lớn đến lĩnh vực phát triển đô thị: Việc đầu tư xây dựng mới và nâng cấp hệ
thống hạ tầng kỹ thuật Quốc gia: Đường Hồ Chí Minh, Quốc lộ 1A, Quốc lộ 10…
đây là những nhân tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, dân số
và hoạch định không gian của thị xã Ninh Bình. Ninh Bình trở thành thành phố
trực thuộc tỉnh theo Nghị định số 19/2007/NĐ- CP ngày 07 tháng 02 năm 2007
của Chính phủ. Điều này làm tiền đề cho sự phát triển manh mẽ của thành phố về
sau này.
Hiện nay, đồ án quy hoạch chung thành phố Ninh Bình đang được nghiên
cứu và theo quy định của Luật Quy hoạch đô thị được Quốc hội thông qua ngày
17 tháng 06 năm 2009 thì cùng với hồ sơ quy hoạch chung sẽ có một bản Quy chế
quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị nhằm quy định quản lý theo đồ án quy hoạch,
thiết kế đô thị đã được ban hành và điều kiện thực tế của đô thị (sắp được đưa vào
thực hiện).
Trong khuôn khổ của một đồ án tốt nghiệp, chúng em thực hiện việc lập Quy
chế quản lý kiến trúc thị xã Ninh Bình trên cơ sở đồ án quy hoạch chung thị xã
Ninh Bình được phê duyệt năm 2003, và vì vậy trong đồ án Ninh Bình vẫn được
xem xét như là một thị xã cho giai đoạn lập Quy hoạch. Tuy nhiên, những vấn đề
về hiện trạng và tình hình xây dựng phát triển đô thị đã được cập nhật cho tới giai

đoạn hiện nay. Để triển khai xây dựng đô thị theo quy hoạch được duyệt, tất cả
mọi khu vực, mọi lĩnh vực đều phải quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên trong đồ án
này, một số điều được nghiên cứu chỉ mang tính chất điển hình, sẽ là cơ sở để từ
đó có thể áp dụng cho tất cả các khu vực nhằm xây dựng quy chế một cách hoàn
chỉnh, đưa công tác quản lý xây dựng đô thị nói riêng, công tác quản lý đô thị nói
chung vào nề nếp.
1.2. Các căn cứ lập Quy chế Quản lý kiến trúc Đô thị
- Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/ 2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng.
- Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008 của Bộ xây dựng về
việc ban hành “ Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng”.
- Nghị định số 29/2007/NĐ-CP ngày 27/02/ 2007 của Chính phủ về Quản lý
kiến trúc đô thị.
- Thông tư số 07/2008/TT-BXD ngày 07/042008 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch.
- Thông tư 08 /2007/TT-BXD ngày 09/10/ 2007 của Bộ Xây dựng về việc
hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
- Quyết định số 2306/QĐ-UB ngày 10/11/2003 của UBND Tỉnh Ninh Bình
về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Thị xã Ninh Bình.
- Nghị quyết số 39/NQ-HĐ ngày 11/0 7/2003 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh
Bình ban hành về việc điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình.
- Tờ trình số 63/TT-UB ngày 03/10/ 2003 của UBND Tỉnh Ninh Bình về thảo
thuận đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 3
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

1.3. Mục tiêu
- Xây dựng Quy chế quản lý kiến trúc đô thị đảm bảo tính hài hòa, đồng nhất,

có tính thẩm mỹ, đặc trưng riêng phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và
văn hóa của Thị xã Ninh Bình. Đồng thời đảm bảo các hoạt động sống của đô thị
diễn ra thuận lợi, nâng cao chất lượng sống của người dân đô thị.
- Môi trường đô thị được bảo vệ, xây dựng Thị xã xanh, sạch đẹp, văn minh,
thanh lịch và phát triển bền vững.
- Quy chế quản lý kiến trúc góp phần hoàn thiện khung pháp lý trong quản lý
đô thị, tạo điều kiện cho quản lý Nhà nước về đô thị đáp ứng những mục tiêu phát
triển Đô thị.
1.4. Nhiệm vụ của đồ án
1.4.1. Nhiệm vụ nhóm
- Xây dựng đề cương.
- Phân tích và đánh giá thực trạng, mức độ triển khai Quy hoạch và tình hình
Quản lý nhà nước về đô thị (bộ máy, công tác quản lý) của Thị xã Ninh Bình.
- Phân vùng quản lý
- Triển khai phần Quy định chung của Đồ án theo Thông tư 08/2007/TT-
BXD ngày 09/10/2007 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
- Xác định những vấn đề chung của toàn đô thị.
1.4.2. Nhiệm vụ từng cá nhân
Nhiệm vụ của mỗi sinh viên triển khai theo các điều, mục trong phần Quy
định cụ thể Quy chế quản lý kiến trúc cấp I theo Thông tư 08/2007/TT-BXD của
Bộ Xây dựng ban hành ngày 09/10/2007 về hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt
Quy chế quản lý kiến trúc đô thị.
Dựa trên Quy hoạch được duyệt, chức năng và ranh giới của từng khu đất mà
nhóm thực hiện chia ra làm 3 vùng kiểm soát phát triển và 9 khu vực đặc thù khác
nhau:
Vùng kiểm soát phát triển
1- Khu vực đô thị cần được bảo vệ - tôn tạo
2- Khu đô thị cải tạo chỉnh trang
3- Khu vực đô thị xây dựng mới

Khu vực đặc thù
1. Khu vực cửa ngõ
2. Các tuyến đường quốc lộ, cao tốc, vành đai đi qua Thị xã
3. Khu công nghiệp - kho tàng - bến cảng
4. Khu vực trung tâm hành chính - chính trị
5. Khu thương mại phát triển
6. Khu vực tạo hình ảnh cho đô thị
7. Công trình đầu mối
8. Khu vực đất an ninh - quốc phòng
9. Khu vực dự trữ đất phát triển
Nhiệm vụ của từng sinh viên:
STT
Sinh viên
Khu vực triển khai
1
Lương Tam Châu
- Khu dân cư cũ – Khu vực A7
- Các tuyến đường quốc lộ vành đai đi qua Thị xã
- Trục đường Trần Hưng Đạo
2
Phạm Thị Khánh Hòa
- Khu dân cư xây dựng mới – Khu vực M19
- Khu dân cư xây dựng mới – Khu vực M30
- Khu công nghiệp Phúc Thành
3
Lê Bá Thắng
- Khu cửa ngõ phía Bắc
- Trung tâm hành chính - chính trị - Khu TT01
- Khu vực tạo hình ảnh – ven sông Vân
Bảng 2.1. Phân công nhiệm vụ





ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 4
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP





























Hình 1.4. Phân khu vực quản lý

PHẦN 2
TỔNG QUAN QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI
QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ NINH BÌNH GIAI ĐOẠN 2002 - 2020

Thị xã Ninh Bình là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học và du
lịch của tỉnh Ninh Bình. Là hạt nhân thúc đẩy quá trình đô thị hóa của tỉnh, là
trung tâm giao lưu kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh Ninh Bình với cả
nước.
Thị xã Ninh Bình nằm cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía Nam, là vị trí giao
điểm của quốc lộ 1A với quốc lộ 10 đi qua các tỉnh vùng duyên hải Bắc Bộ. Đây
là vùng đồng bằng rộng lớn, giàu tiềm năng về năng lượng và tiềm năng du lịch,
có nhiều khu vực phát triển năng động với tốc độ lớn, đây sẽ là vùng phát triển các
ngành công nghiệp mũi nhọn, các khu công nghiệp kỹ thuật cao, công nghiệp xuất
khẩu, các trung tâm thương mại và du lịch tầm cỡ Quốc gia.
Thị xã Ninh Bình có nhiều danh thắng và di tích nổi tiếng như núi Non
Nước, hồ Kỳ Lân, núi Ngọc Mỹ Nhân, Bảo tàng Ninh Bình; đền thờ Trương Hán
Siêu. Theo định hướng quy hoạch, Thị xã Ninh Bình sẽ được xác định là một Thị
xã du lịch, dịch vụ đầu mối tại cửa ngõ của miền Bắc.
2.1. Khái quát đồ án quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai đoạn 2002-2020
2.1.1. Quy mô xây dựng đô thị
- Quy mô đất đai toàn Thị xã dự kiến quy hoạch đến năm 2020 là 4.674,35 ha,
được sử dụng theo phân loại xây dựng như sau:

+ Dự kiến hết năm 2010: Diện tích toàn Thị xã là 4.674,35 ha, trong đó nội
thị là 2.302,9 ha và ngoại thị là 2 371,5ha.
+ Dự kiến đến năm 2020 : diện tích toàn Thị xã là 4.764,35, trong nó nội thị
là 2.796,73 ha và ngoại thị là 1 877,6ha.
- Cơ cấu sử dụng đất như sau:
+ Đất xây dựng đô thị là: 1.320,82 ha, bình quân 137,6 m2/người vào năm
2010 và 1.867,62 ha bình quân 124,5 m2/người vào năm 2020
N TT NGHIP - QUY CH QUN Lí KIN TRC TH X NINH BèNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYN T LNG Trang 5
ThS. V HONG IP

+ t xõy dng ( gm t xõy dng nh , t cụng trỡnh cụng cng thuc
Th xó, t cõy xanh, t giao thụng ni th) l 864,65ha, bỡnh quõn 90,07
m2/ngi vo nm 2010 v 1.246,38 ha, bỡnh quõn 83,09 m2/ngi vo nm
2020.
+ t ngoi dõn dng ( gm t cụng nghip, kho tng , t c quan chuyờn
ngnh, t giao thụng i ngoi, t an ninh quc phũng, t di tớch vn húa, cõy
xanh c bit, t xõy dng cỏc cụng trỡnh u mi h tng k thut) l 456, 27
ha, bỡnh quõn 47,53 m2/ngi vo nm 2010 v 41,42 ha, bỡnh quõn 929,11
m2/ngi vo nm 2010.
+ t khỏc ( gm t nụng nghip, t chuyờn dựng, t cha s dng) l
981,9 ha vo nm 2010 v 929,11 ha vo nm 2020.
2.1.2. nh hng phỏt trin ụ th
2.1.2.1. nh hng phỏt trin khụng gian
1. Phõn khu chc nng
Th xó bao gm cỏc khu vc chc nng sau:
STT
Cỏc khu vc chc nng
Quy mụ

(ha)
1
Cỏc khu vc trung
tõm
Khu trung tõm hnh chớnh tnh
20,4
Trung tõm hnh chớnh Th xó
7,4
Trung tõm dch v thng mi
( Bao gm thng mi cp tnh v Th
xó, trung tõm th thao, trung tõm vn
húa, y t)
>328.85
2
Cụng nghip, kho
tng, bn cng
Khu Cụng nghip (CN) Ninh Khỏnh
14,7
Khu CN Phỳc Thnh
22,4
Khu CN, kho, cng Ninh Phỳc
114,3
Khu CN cu Yờn

CN ni th nh l
10
3
Khu dõn c ụ th
Khu dõn c mt cao
153,33

Dõn c mt trung bỡnh
62,88
4
Khu t an ninh-
quc phũng

18,15
5
Vựng ngoi th

1877,6
Bng 2.1. Phõn khu chc nng
2. Gii phỏp t chc khụng gian ụ th
- Quan im: phỏt trin tp chung, trỏnh xõy dng phõn tỏn, khú qun lý v
tn kộm u t h tng k thut.
- T chc khụng gian v cnh quan ụ th: Th xó c t chc thnh hai khu
vc chớnh:
+ Khu vc ụ th ci to chnh trang
+ Khu vc ụ th xõy dng mi
2.1.2.2. nh hng phỏt trin h tng k thut
1. Giao thụng

TT
Danh mục
Hiện trạng
năm 2002
Quy hoạch
năm 2010
Quy hoạch
năm 2020

Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
Diện
tích (ha)
Tỷ lệ
(%)
A
Giao thông đối
ngoại
68,39
13,52
97,00
7,51
110,04
7,63
1
2
3
Đ-ờng bộ
Đ-ờng sắt
Công trình đầu mối


63,68

6,32
17,00


83,22
6,32
20,50

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 6
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

B
Giao th«ng néi thÞ
61,20
12,51
160,60
13,93
262,50
16,90
1
2
§-êng giao th«ng
Giao th«ng tÜnh


141,40
19,20


225,00
37,50

C
Tæng céng
126,30
26,03
236,42
21.44
381,07
24,53
Bảng 2.2. Tính toán chỉ tiêu giao thông
2. Chuẩn bị đất kỹ thuật
- San nền: Căn cứ vào chế độ thủy văn của sông Đáy, sông Vân thì cao độ
xây dựng như sau
+ Khu vực xây dựng dân dụng chọn độ cao xây dựng ≥ +2,8m
+ Khu công nghiệp chọn độ cao xây dựng ≥ +3,0m
+ Tổng khối lượng tôn nền: W= 15 787 250 m3
- Thoát nước mưa: chia làm 7 lưu vực thoát nước
+ Khu vực 1: Nằm giữa đường quốc lộ (QL) 1A và đường sắt, thoát nước
trực tiếp ra sông Vân
+ Khu vực 2: Bao gồm toàn bộ phường Tân Thành, phía Tây đường QL1A
và một phân đường Phúc Thành từ đường đi Ninh Tiến. Nước theo mương Đô
Thiên và chảy về sông Vân
+ Khu vực 3: Bao gồm phường Phúc Thành và Nam Thành xuống phía Nam,
chủ yếu thoát vào hồ Lâm Sản
+ Khu vực 4: Gồm khu vực phía Nam phường Thanh Bình, toàn bộ Bích đào
gần núi Cánh Diều và khu dân cư ven đường QL10. Nước thoát xuống mương
Bích Đào
+ Khu vực 5: Gồm khu vực từ đường QL1A đến đê sông Đáy. Nước thoát

theo mương Quyết Thắng xuống sông Vân
+ Khu vực 6: Lưu vực mở rộng phía Nam QL10. Nước theo mương Bịch
Đào chảy về sông Vạc
+ Khu vực 7: Là lưu vực phát triển về phía Bắc QL10. Nước theo mương
phía Bắc đổ vào hồ Bạch Cừ mới.
3. Cấp nước
+ Tổng nhu cầu dùng nước đợt đầu : 31000 m3/ngđ.
+ Tổng nhu cầu dùng nước dài hạn: 54000 m3/ngđ.
- Nguồn nước: Gồm nguồn nước mặt (song Đáy, sông Tích, sông Hoàng
Long,…) và nguồn nước ngầm (nước ngầm tầng nông và nước ngầm tầng sâu)
4. Cấp điện
Nguồn điện: Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình (P=100MW) và trạm tải áp chính khu
vực 220/110/10KV
5. Thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường
- Nước bẩn sinh hoạt: Xây dựng hệ thống thoát nước nửa riêng
- Nước thải công nghiệp: xây dựng trạm xử lý tập chung cho từng cụm công
nghiệp
- Vệ sinh – Môi trường: Thu gom chất thải rắn ở tổ phường, vận chuyển bãi
Thung Lang. Nghĩa địa sử dụng nghĩa địa Thị xã tại núi Lớ và mở rộng nghĩa địa
thôn Khoái Thượng xã Ninh Phúc lên 6ha.
2.2. Đánh giá hiện trạng triển khai Quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình giai
đoạn 2002 – 2020
Quy hoạch chung xây dựng Thị xã Ninh Bình được lập năm 2003 về cơ bản
đã đáp ứng được những yêu cầu phát triển của Thị xã phù hợp với định hướng
phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, Thị xã Ninh Bình đã và đang được xây dựng
theo quy hoạch chung Thị xã giai đoạn 2003-2010 với rất nhiều các công trình đã
được hoàn thiện như: khu vực trung tâm ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc
lộ 10; khu trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch
vụ,…Tuy nhiên năm 2007 Thị xã Ninh Bình được nâng cấp lên Thành phố do vậy
chưa nhìn nhận đầy đủ và chính xác tầm quan trọng của thành phố Ninh Bình là

thành phố du lịch – dịch vụ đầu mối tại cửa ngõ của miền Bắc.

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 7
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP





















Hình 2.1. Bản đồ đánh giá thực trạng triển khai quy hoạch ở Thị xã Ninh Bình

2.2.1. Khu đất chức năng

2.2.1.1. Khu đất đã được triển khai thực hiện theo Quy hoạch
Thị xã Ninh Bình (Thành phố hiện nay) đã sát nhập các xã Ninh Khánh,
Ninh Tiến, Ninh Nhất, Ninh Phong, Ninh Sơn, Ninh Phúc thuộc huyện Hoa Lư.
1. Các khu vực trung tâm
- Trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh và Thị xã Ninh Binh với tổng diện
tích 27,8 ha:
+ Trên cơ sở hiện trạng cũ xây dựng tập trung trên các trục đường Lê
Hồng Phong, Trần Hưng Đạo, Lê Đại Hành bao gồm trụ sở UBND Tỉnh, UBND
Thị xã, Tỉnh ủy, Thị ủy và các sở ban ngành. Các công trình được chỉnh trang, tu
sửa lại nhưng vẫn giữ nguyên hình dáng kiến trúc.
+ Khu vực xây dựng mới tại phường Đông Thành tập trung các trụ sở hành
chính như: Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch kiến trúc, hiện nay đã được xây dựng
tương đối hoàn thiện. Tại khu vực, tập trung các ban ngành, thuận tiện cho công
tác hoạt động các cơ quan, bước đầu hình thành khu vực trung tâm mới của Thị
xã.








Hình 2.1.UBND Tỉnh Ninh Bình Hình 2.2.UBND Thị xã Ninh Bình
- Trung tâm thương mại - dịch vụ:
+ Cấp tỉnh và Thị xã tập trung tại phường Vân Giang xung quanh khu vực
chợ Rồng, tuyến đường Vân Giang và trục đường Trần Hưng Đạo. Khu vực chợ
Rồng và đường Vân Giang tập trung các dịch vụ cung cấp hàng hóa dân dụng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH


GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 8
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

Trục đường Trần Hưng Đạo đã xây dựng một số công trình dịch vụ thương mại,
công cộng như Ngân hàng Nhà nước, Bưu điện Thị xã…
+ Cấp khu vực: dịch vụ thương mại chủ yếu là các khu vực chợ theo
phường và khu dân cư.








Hình 2.3 Chợ Rồng Hình 2.4 Bưu điện trung tâm
- Trung tâm thể thao cấp Tỉnh và Thị xã đã được tu bổ và sửa chữa trên cơ
sở đã có tại phường Tân Thành, Đông Thành gồm sân vận động Thị xã, bể bơi,
nhà thi đấu, diện tích 27ha.
- Trung tâm văn hóa với diện tích 4,3 ha. Đã cải tạo nâng cấp các công
trình: bảo tàng, nhà văn hóa, thư viện tỉnh; xây dựng mới: khu triển lãm, cung
thanh thiếu niên. Tập trung ở phường Thanh Bình và Vân Giang










Hình 2.5.Nhà thi đấu bóng chuyền Hình 2.6 Nhà văn hóa tỉnh
- Trung tâm y tế: tổng diện tích 27,1 ha với các bệnh viện, trung tâm y tế
cấp tỉnh, thành phố và đơn vị ở. Tu sửa, mở rông quy mô bệnh viện Quân Y. Đất ý
tế tập chung chủ yếu ở Phường Tân thành.
- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:
+ Xây dựng hoàn thiện hạ tầng khu công viên núi Thúy và khu vực hồ,
núi Kỳ Lân.
+ Trên các đường phố chính đều được trồng cây tạo bóng mát và tạo cảnh
quan môi trường.








Hình 2.7.Công viên Núi Thuý Hình 2.8.Hệ thống cây xanh đường phố
2. Công nghiệp – Kho tàng – Bến cảng
- Cụm công nghiệp Phúc Thành với quy mô 14,7ha bao gồm: công nghiệp
giấy hóa chất cơ khí, vật liệu xây dựng, chế biến gỗ, đồ gia dụng.
- Khu công nghiệp Ninh Phúc, nhà máy nhiệt điện Ninh Bình, quy mô
114,3ha bao gồm: công nghiệp năng lượng, vật liệu xây dựng, cơ khí sửa chữa lắp
ráp, lắp máy, đóng tàu,…và cảng vận tải hàng hóa (2 triệu tấn/ năm)




ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH


GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 9
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP









Hình 2.9.Nhà máy nhiệt điện Hình 2.10.Khu công nghiệp Ninh Phúc
3. Khu dân cư đô thị hiện trạng cải tạo và mở rộng
Hầu hết quỹ nhà ở đô thị đều do dân tự xây dựng, cải tạo, tầng cao trung
bình 2-3 tầng, mật độ xây dựng không đồng đều, khu vực có mật độ xây dựng cao
tập trung tại các phường Vân Giang, Thanh Bình, Phúc Thành và xung quanh các
trục đường lớn. Phường Nam Thành, Tân Thành, Đông Thành, Bích Đào có mật
độ xây dựng thấp.
Mặc dù một số khu vực thuộc các phường nội thị như Vân Giang, Thanh
Bình, Bích Đào nhà ở được xây dựng theo quy hoạch phân lô ngăn nắp, có đầy đủ
hệ thống hạ tầng kỹ thuật nhưng bộ mặt kiến trúc đô thị không đẹp do sự lộn xộn
về phong cách kiến trúc, tầng cao, màu sắc.








Hình 2.11.Phường Vân Giang Hình 2.12. Phường Đông Thành








Hình 2.13. Khu dân cư mật độ cao Phường Phúc Thành
4. Khu đất an ninh - quốc phòng
- Có diện tích: 18,15ha, được giữ nguyên tại vị trí cũ.
5. Vùng ngoại thị
- Tổng diện tích 1.877,6 ha có chức năng chính cung cấp lương thực thực
phẩm cho Thị xã.
2.2.1.2. Khu đất đang triển khai xây dựng
1. Khu vực trung tâm
- Khu trung tâm mới của Thị xã ở phường Đông Thành và phường Ninh
Khánh đang triển khai xây dựng. Đã hoàn thiện phần lớn cơ sở hạ tầng và một số
công trình cơ quan cấp Tỉnh như Sở Xây dựng, Viện Quy hoạch, Sở Văn hóa Thể
thao du lịch…
- Các khu trung tâm thể thao cấp phường: đang được xây dựng bố trí kết hợp
với vườn hoa công viên có cây xanh mặt nước tạo các không gian nghỉ ngơi vui
chơi giải trí cho người dân khu vực tại phường Tân Thành, Phúc Thành, Nam
Thành, Bích Đào.
- Trung tâm y tế: Thị xã đang xây dựng thêm một bệnh viện đa khoa cấp
Tỉnh và vùng với quy mô 700 giường.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 10

ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP









Hình 2.14.Bệnh viện Đa khoa Tỉnh Hình 2.15.Khu trung tâm hành chính mới
- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:
+ Phía Tây, Tây Bắc đang xây dựng khu nhà vườn, khu dịch vụ du lịch.
+ Hiện tại đang tiến hành giải phóng mặt bằng khu vực dân cư ven sông
Vân tại phường Nam Bình để tiếp tục hoàn thiện dự án xây dựng công viên cây
xanh dọc bờ sông Vân vừa để cải thiện môi trường, vừa tạo hình ảnh cho đô thị.








Hình 2.16. Khu công viên ven bờ sông Vân
+ Công viên cây xanh cấp khu vực đang được triển khai xây dựng tại
phường Phúc Thành, Nam Thành.
2. Công nghiệp, kho tàng, bến cảng
- Đang triển khai xây dựng một số công trình phụ trợ ở cảng Ninh Phúc.
- Xây dựng hoản thiện Khu công nghiệp Ninh Khánh: quy mô 14,7ha bao

gồm: công nghiệp dụng cụ thể thao, may mặc, giầy vải xuất khẩu, thêu ren thảm
len.







Hình 2.17. Kho tàng và cảng Ninh Phúc
3. Khu dân cư đô thị xây dựng mới
- Xây dựng phần lớn cơ sở hạ tầng các khu dân cư mới ven đường vành đai
phía tây Thị xã, nằm ở các phường Phúc Thành, Tân Thành, Nam Thành.
- Khu dân cư mới phường Bích Đào và phường Nam Bình đã hoàn thiện cơ
sở hạ tầng và các công trình dân dụng xây dựng được một phần.
- Khu đất ở phường Đông Thành gồm nhà ở chia lô, biệt thự vườn ở phường
Đông Thành xây dựng theo dự án, tạo cảnh quan cho khu trung tâm.









Hình 2.18. Khu dân cư mới phường Đông Thành
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 11

ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP









Hình 2.19. Khu dân cư mới phường Nam Thành
2.2.1.3. Khu đất chưa được xây dựng
Toàn bộ diện tích đất xây dựng theo Quy hoạch đợt 2 (2010 - 2020) chưa
được triển khai xây dựng, hiện tại vẫn giữ nguyên hiện trạng.
1. Các khu vực trung tâm
- Trung tâm thương mại – dịch vụ cấp tỉnh và Thị xã: trên trục đường mới
phía Đông từ ga đường sắt mới ra đường vận tải vành đai và trục được mới phía
Bắc thuộc địa phận phường Ninh Khánh.
Trung tâm thương mại dịch vụ ở khu vực trục đường Trần Hưng Đạo chưa
được triển khai theo quy hoạch, khu vực này sẽ chuyển đổi đất ở dân cư mật độ
cao thành công trình dịch vụ thương mại.
- Trung tâm thể thao: xây dựng mới một trung tâm thể thao văn hóa kết hợp
cây xanh công viên với các công trình thể thao có quy mô lớn cấp Tỉnh và vùng
với diện tích 53ha.
- Công viên cây xanh văn hóa thể thao vui chơi giải trí:
+ Công viên văn hóa tại phường Đông Thành, Vân Giang
+ Cây xanh cách ly có diện tích 57,6ha bao gồm: dải cây xanh cách ly hai
bên của đường sắt Quốc gia, xung quanh các khu công nghiệp tập trung, dọc các
tuyến điện cao thế, cây xanh cách ly các khu công nghiệp.
+ Cây xanh công viên diện tích 117,5ha bao gồm: khu công viên du lịch,

giải trí cao cấp, cấp Tỉnh và vùng, thuộc phường Ninh Phong, Ninh Sơn.









Hình 2.20. Khu đất công viên phường Đông Thành








Hình 2.21. Khu công viên phường Vân Giang









Hình 2.22. Dải cây xanh cách ly đường điện cao thế

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 12
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

2. Công nghiệp, kho tàng, bến cảng
- Khu công nghiệp cảng, bến bãi vật liệu xây dựng Cầu Yên quy mô 53,1
ha, bao gồm: cảng song kết hợp vận tải hàng hóa và vật liệu xây dựng, sản xuất
vật liệu xây dựng, thiết bị nâng hạ, cơ khí phục vụ nông nghiệp,
3. Khu dân cư xây dựng mới
- Khu dân cư xây dựng mới tại phường Ninh Khánh, Ninh Phong, Ninh Sơn
gồm nhà ở cao tầng kết hợp công trình dịch vụ thương mại, nhà ở chia lô, biệt thự
xây dựng theo dự án. Làng nông nghiệp xen kẽ tiếp tục duy trì nâng cấp hạ tầng
kỹ thuật và cải tạo môi trường ở.
2.2.1.4. Khu đất xây dựng khác Quy hoạch
- Khu quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng rộng khoảng 56,899 ha
được xây dựng ở khu vực trung tâm mới của Thị xã, nằm ở phường Ninh Khánh
và Đông Thành. Đây sẽ trở thành khu vực tạo hình ảnh và là quảng trường lớn ở
Thị xã Ninh Bình.
- Khu đất quân sự ở đường Trần Hưng Đạo đã chuyển đổi xây dựng công
trình dịch vụ thương mại cao tầng.
- Một số khu đất được dự kiến xây dựng công trình công cộng ở trục đường
Đinh Tiên Hoàng nằm ở phường Phúc Thành, Đông Thành, Vân Giang, Tân
Thành và trục đường đi huyện Kim Sơn nằm ở phường Nam Bình, Bích Đào vẫn
được giữ nguyên là đất ở tư nhân.
- Sân thể thao Thị xã ở phường Phúc Thành không chuyển đổi thành khu cây
xanh mà được cải tạo, mở rộng có quy mô lớn hơn.









Hình 2.23.Sân thể thao Hình 2.24.Tòa nhà thương mại The Visai
2.2.2. Hạ tầng kỹ thuật
2.2.2.1. Giao thông
1. Giao thông đối ngoại
Hệ thống giao thông đối ngoại là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển
kinh tế của Thị xã Ninh Bình.
 Đường bộ
- Các dự án mạng lưới đường đang triển khai, hoàn thiện, nâng cấp
Các dự án xây dựng công trình trọng điểm phần lớn đang ở giai đoạn đầu như
xây dựng mở rộng cảng Ninh Phúc, xây dựng tuyến cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình
ở phía Đông Nam Thị xã.
+ Quốc lộ 1A đi qua Thị xã Ninh Bình đang được nâng cấp, mở rộng ở phía
Bắc địa phận phường Ninh Tiến.
+ Quốc lộ 10 nối từ Nam Định tới Thị xã Ninh Bình đi các huyện Yên
Khánh, Kim Sơn đang nâng cấp, cải tạo.
+ Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình đang được triển
khai: đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình; đường cao tốc Ninh Bình - Vinh và
đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Giao thông công cộng: Xây dựng
hình thành các tuyến xe buýt chính về
các huyện và nội đô, tuy nhiên cơ sở hạ
tầng phục vụ riêng cho đường xe buýt
còn kém.
- Các công trình đầu mối hạ tầng
giao thông chưa triển khai: tuyến

đường bao phía Tây, tuyến vành đai
vận tải phía Đông, Nam Thị xã và 3 bến xe Hình 2.25. Trạm đón xe
buýt
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 13
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

khách liên tỉnh ở phía Bắc, Đông, Nam có quy mô 3,5 ha/bến.
 Đường thủy
Cảng Ninh Phúc là một trong những cảng sông cấp 1 có quy mô lớn
nhất Việt Nam, được xây dựng 1995. Cảng tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế
của Thị xã Ninh Bình nói riêng và tỉnh Ninh Bình nói chung. Hiện tại cảng đang
xây dựng hoàn thiện nâng cấp hạ tầng và quy mô cảng.








Hình 2.26. Cảng Ninh Phúc
Một số công trình chưa xây dựng như hệ thống bến xe đối ngoại ở phía Bắc,
phía Nam, phía Đông Thị xã và nhà ga đường sắt cao tốc mới.
 Đường sắt
- Theo quy hoạch xây dựng
mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam
chạy thẳng từ Hà Nội sẽ đặt ga chính
ở Ninh Bình, Vinh. Ga mới có quy

mô 8ha, với 4 đường ray, chiều dài
ga 4km.
- Ga cũ vẫn hoạt động, theo
quy hoạch sẽ thành kho bãi phục vụ đường sắt.
Hình 2.27. Ga đường sắt cũ Ninh Bình
2. Mạng lưới đường giao thông đối nội
- Quốc lộ 1A và QL10 đóng vai trò là trục giao thông chính nội thị. Trong
những năm qua Thị xã đã hoàn thiện tương đối hoàn chỉnh hệ thống giao thông
nội thị theo Quy hoạch hệ thống giao thông nội thị do UBND Thị xã lập và đã
được UBND Tỉnh Ninh Bình phê duyệt.






Hình 2.28. Quốc lộ 1A Hình 2.29.Quốc lộ 10
- Các khu đô thị mới đang trong quá trình triển khai đã xây dựng bổ sung
các tuyến đường trên cơ sở gắn kết hợp lý với hệ thống giao thông hiện có và quy
hoạch đã lập. Tuy nhiên, việc quản lý chưa chặt chẽ nên đường giao thông được
tận dụng phần lớn vào để vật liệu xây dựng cho các hộ gia đình đang xây dựng
nhà.
- Hệ thống các công trình phục vụ giao thông bao gồm: Hệ thống điểm đỗ
xe nội thị, hệ thống cung cấp nhiên liệu sửa chữa, bảo dưỡng, đăng kiểm, hệ thống
công trình tổ chức và đảm bảo an toàn giao thông … hiện tại đang trong quá trình
hoàn chỉnh.
- Hệ thống giao thông trong khu vực chưa triển khai quy hoạch chưa được
xây dựng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH


GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 14
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

Như vậy, tình hình triển khai quy hoạch mạng lưới giao thông đô thị Thị xã
đã hoàn thiện cơ bản mạng lưới đường, mức độ xây dựng hoàn thiện cũng như
mạng lưới đường ở các khu vực là khác nhau:
- Hệ thống giao thông chưa thực hiện theo quy hoạch về mặt cắt đường ở
trục đường Trần Hưng Đạo, và các đường gom, đường đơn vị ở khu vực có mật
độ xây dựng cao.
- Khu trung tâm đô thị ở phường Đông Thành và khu dân cư mới phường
Ninh Khánh, Tân Thành, Phúc Thành, Nam Bình đã xây dựng hoàn thiện mạng
lưới đường giao thông đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy hoạch
- Khu vực theo định hướng quy hoạch giao đoạn năm 2010-2020 ở phường
Ninh Sơn và Ninh Khánh chỉ hình thành trục đường chính, nhưng chưa triển khai
xây dựng các chỉ tiêu theo quy hoạch.
2.2.2.2. Cấp nước
Hiện nay, Thị xã Ninh Bình đã có hệ thống cấp nước sạch tập trung.
- Ngoài nhà máy nước Ninh Bình, nhà máy nước Đông Thành đã hoàn thiện
xong và đi vào sử dụng với công suất 34.000 m3/ngđ.
- Mạng lưới đường ống đã xây dựng và cải tạo 7.000 m ống có đường kính
từ 100 mm đến 300 mm tại các khu vực dân cư cũ và khu vực đô thị đang triển
khai xây dựng mới.
- Mạng lưới hệ thống cấp nước Thị xã Ninh Bình đã cung cấp hầu hết dân
cư trong khu vực nội thành, các khu vực mà đường ống cấp chưa đến được là khu
vực làng xóm Phường Ninh Sơn và 1 số làng xóm phường Ninh Tiến.
- Tỷ lệ nước thất thoát đã giảm, tuy nhiên vẫn > 15% (số liệu hiện trạng tại
Sở Xây dựng) . Nguyên nhân chính là do hệ thống ống cấp nước ở 1 số khu vực
chưa cải tạo được, mạng lưới không đồng bộ giữa các khu vực xây dựng mới và
cũ.
2.2.2.3 Thoát nước

- Hiện nay, Thị xã Ninh Bình đang sử dụng hệ thống thoát nước chung.
- Cống và rãnh thoát nước, kết
cấu chủ yếu là mương xây đậy tấm
đan bê tông cốt thép, tiết diện hình
chữ nhật. Gần đây có xây dựng
thêm một tuyến thoát nước dọc
đường quốc lộ 1A và quốc lộ 10.
- Đã lắp đặt hệ thống cống
rãnh thoát nước tại các khu vực đô
thị đang triển khai xây dựng mới.
Hình 2.30. Hệ thống cống thoát nước
khu vực xây dựng mới
- Hệ thống thoát nước Thị xã đã được tu sửa ở một số công trình nhưng vẫn
trong tình trạng xuống cấp, không đồng bộ, nhiều khu vực còn ngập úng khi có
mưa lớn. Cống thoát nước sau nhà của nhiều dãy phố chưa được kiên cố hóa,
không có nắp đậy.








Hình 2.31. Trạm bơm Bạch Cừ Hình 2.32. Mương thoát nước
phường Ninh Phúc
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 15
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP


Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, dịch vụ không xây dựng hệ thống xử lý,
nước thải xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã thải ra ngoài môi trường. Nước thải sinh
hoạt của các khu đô thị dân cư tập trung, đặc biệt là khu đô thị cũ, nước không
được xử lý thải ra cống rãnh ra môi trường tự nhiên
Nước sông Vân và các hồ nội thị đang bị ô nhiễm và có chiều hướng ô nhiễm
gia tăng do toàn bộ lượng nước thải của Thị xã chưa được xử lý đổ ra.








Hình 2.33. Hồ Biển Bạch đã bị bèo tây phủ kín
2.2.2.4. Cấp điện và mạng lưới chiếu sáng đô thị
Hệ thống mạng lưới cấp điện sinh hoạt, sản xuất và mạng lưới chiếu sáng đã
hoàn thành đồng bộ cùng hệ thống đường giao thông.
Khả năng cung ứng điện của Thị xã khá tốt, đã sử dụng nguồn điện từ Nhà
máy nhiệt điện Ninh Bình và mạng lưới điện Quốc Gia. Hạ tầng đường dây đa
phần đi nổi, gây ảnh hưởng đến an toàn và mỹ quan đô thị, chỉ có khu trung tâm
mới của Thị xã đã đồng bộ hệ thống dây điện chôn ngầm.









Hình 2.34.Tuyến điện cao thế qua Phường Ninh Sơn
Hệ thống dải cây xanh cách ly lưới điện cao thế từ trạm hạ thế và nhà máy
điện chưa xây dựng đủ trên các tuyến, tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ còn
nhiều và yêu cầu kỹ thuật dải cây xanh cách ly chưa đáp ứng các chỉ tiêu kỹ thuật.
Hệ thống chiếu sáng Thị xã ở các khu vực trung tâm đảm bảo yêu cầu chiếu
sáng. Các khu vực dân cư làng xóm phường Ninh Khánh, Ninh Sơn, Ninh Phúc
còn kém về trang thiết bị, chưa đáp ứng được nhu cầu chiếu sáng.





Hình 2.34.Chiếu sáng khu trung tâm Hình 2.34.Đường điện khu dân cư mới
2.2.2.5. Vệ sinh môi trường (theo Báo cáo Môi trường Ninh Bình 2009)
1. Rác thải sinh hoạt
Tổng lượng rác phát sinh trên địa bàn Thị xã Ninh Bình thống kê được
khoảng 150 tấn/ngày. Trung bình, mỗi ngày thu gom được 120 tấn, tỷ lệ thu gom
đạt 80% so với lượng rác phát sinh. Rác chưa được phân loại tại nguồn, toàn bộ
lượng rác thu gom được xử lý theo phương pháp chôn lấp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 16
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

Trên địa bàn thành phố có 20 điểm tập kết, trung chuyển rác thải sinh hoạt,
hầu hết các điểm tập kết, trung chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt ở Thị xã
được bố trí tại các điểm thuận tiện giao thông, ít ảnh hưởng tới môi trường và mỹ
quan đô thị.
Rác thải sinh hoạt Thị xã Ninh Bình được thu gom và vận chuyển đến bãi

rác để chôn lấp, tuy nhiên phương pháp chôn lấp như hiện nay chưa đảm bảo môi
trường, quy trình công nghệ chôn lấp chỉ thuần tuý là đổ rác tự nhiên, lộ thiên và
không có sự kiểm soát, không có công trình xử lý đi kèm (như xử lý chống thấm,
xử lý nước rác, khí rác, cung cấp nước sạch, ). Nước rỉ từ bãi chôn lấp không
được thu gom xử lý, gây ô nhiễm môi trường xung quanh và nguồn nước ngầm
2. Rác thải công nghiệp
Tổng lượng rác thải công nghiệp khoảng 10 tấn/ngày.Ngoài ra còn có 78.000
tấn, tro xỉ/năm của Công ty nhiệt điện Ninh Bình
Rác thải công nghiệp một số được thu gom tái sử dụng hoặc tự chôn lấp,
lượng còn lại các cơ sở ký hợp đồng với Công ty môi trường và dịch vụ đô thị
thành phố thu gom vận chuyển đến bãi rác chung của tỉnh để xử lý.
Phần lớn chất thải rắn công nghiệp và chất thải nguy hại chưa được phân loại
tại nguồn phát sinh đúng quy cách mà còn bị trộn lẫn với các chất thải rắn công
nghiệp khác, nhất là ở các cơ sở sản xuất nhỏ, chất thải nguy hại thậm chí còn bị
trộn lẫn thải đổ chung với chất thải sinh hoạt.
3. Rác thải y tế
Tổng chất thải rắn bệnh viện trên địa bàn Thị xã Ninh Bình khoảng 4,35
tấn/ngày. Trong đó gần 80% là chất thải thông thường (tương tự chất thải sinh
hoạt), còn lại xấp xỉ 20% là những chất thải nguy hại có thể gây nhiễm khuẩn, gây
độc hoặc có hoạt tính phóng xạ Hiện nay mới chỉ có Bệnh viện Đa khoa tỉnh xây
dựng hệ thống bể khử trùng, xử lý các vật phẩm cắt bỏ, Viện quân y 5 xây dựng
lò đốt rác thải công suất 20 kg/giờ. Các bệnh viện còn lại và 14 cơ sở y tế rác
thải chưa được phân loại mà được thu gom chung với rác thải sinh hoạt và hợp
đồng với Công ty môi trường đô thị thành phố vận chuyển đến bãi rác chung của
tỉnh.
Các cơ sở y tế có nguồn chất thải nguy hại chưa thực hiện xử lý chất thải
nguy hại theo đúng Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26/12/2006 của Bộ
Tài nguyên và Môi trường. . Chưa có đơn vị nào đăng ký chủ nguồn thải nguy hại
với cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
2.3. Thực trạng Quản lý Nhà nước về Đô thị tại Thị xã Ninh Bình

2.3.1. Cơ cấu tổ chức
2.3.1.1. Sơ đồ cơ cấu quản lý đô thị Thị xã Ninh Bình
Cơ cấu quản lý Thị xã Ninh Bình












Phòng Xây dựng hiện nay là phòng Quản lý Đô thị. Còn tất cả các ban ngành đều
được giữ nguyên.


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 17
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

2.3.1.2. Chức năng quản lý Đô thị hiện nay
1. UBND Thành phố Ninh Bình: chỉ đạo thực hiện quản lý Nhà nước về xây
dựng Thành phố Ninh Bình
- Phòng quản lý Đô thị: là cơ quan chuyên môn thuộc UBND thành phố,
tham mưu, giúp UBND thành phố thực hiện chức năng quản lý nhà nước về kiến
trúc, quy hoạch, xây dựng, nhà ở và công sở, vật liệu xây dựng, các công trình kỹ

thuật hạ tầng, giao thông, công chính, bưu chính, viễn thông, cấp thoát nước trên
địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật;
- Đội trật tự Đô thị: Đội Trật tự đô thị là đơn vị trực thuộc UBND thành phố
Ninh Bình, thực hiện chức năng kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm các quy
định của pháp luật về kiến trúc, quy hoạch, xây dựng, vật liệu xây dựng nhà ở,
công sở, môi trường và công tác vệ sinh đô thị, trật tự an toàn giao thông trên
phạm vi thành phố để báo cáo các cơ quan chức năng và UBND thành phố Hoà
Bình xử lý theo quy định của pháp luật.
- Công ty môi trường và dịch vụ đô thị Thành phố Ninh Bình: Thực hiện
quản lý nhà nước về môi trường đô thị Thành phố và trực tiếp cung cấp các dịch
vụ môi trường, thoát nước, chiếu sáng vụ nhu cầu hoạt động của đô thị.
- Công ty cấp nước Thành phố Ninh Bình: Thực hiện quản lý Nhà nước và
cung cấp dịch vụ cấp nước cho Thành phố Ninh Bình.
2. Sở Xây Dựng: Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng
quản lý nhà nước về: xây dựng; vật liệu xây dựng; nhà ở và công sở; kiến trúc,
quy hoạch xây dựng; hạ tầng kỹ thuật đô thị, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu
kinh tế, khu công nghệ cao (bao gồm: kết cấu hạ tầng đô thị; cấp nước, thoát nước,
xử lý nước thải, chiếu sáng, công viên cây xanh, nghĩa trang, rác thải đô thị, khu
công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu công nghệ cao); phát triển đô thị; kinh
doanh bất động sản.
2.3.2. Cơ chế chính sách
Quy hoạch chung Thị xã Ninh Bình được lập năm 2003, việc quản lý quy
hoạch được thực hiện theo Nghị định 91/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/0 8/1994
về ban hành Điều lệ Quản lý quy hoạch đô thị. Điều lệ này quy định nội dụng
quản lý Nhà nước về quy hoạch đô thị bao gồm:
- Ban hành các quy định về quản lý quy hoạch đô thị;
- Lập và xét duyệt các đồ án quy hoạch xây dựng đô thị;
- Quản lý việc cải tạo và xây dựng các công trình trong đô thị theo quy
hoạch được duyệt;
- Bảo vệ cảnh quan và môi trường sống đô thị;

- Quản lý việc sử dụng và khai thác cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị;
- Giải quyết tranh chấp, thanh tra và xử lý vi phạm những quy định về quản
lý đô thị.
Khi Luật Xây dựng được ban hành năm 2003 đã có rất nhiều điều khác so
với Nghị định 91/NĐ-CP để phù hợp với sự phát triển trong giai đoạn tiếp theo.
Quy hoạch xây dựng (QHXD) đô thị không chỉ bao gồm QHXD chung cho toàn
bộ phạm vi đất đô thị và quy hoạch chi tiết cho từng phần thuộc phạm vi đất đô
thị, mà QHXD được phân làm 3 loại: QHXD vùng, QHXD đô thị (QHXD chung
và QHXD chi tiết), QHXD điểm dân cư nông thôn.
- Căn cứ luật Xây dựng, Nghị định 08/2005/NĐ-CP hướng dẫn lập, thẩm
định, phê duyệt, quản lý QHXD; về điều kiện đối với tổ chức và cá nhân thiết kế
quy hoạch xây dựng. Đối với từng loại QHXD, Nghị định đã đi sâu vào hướng
dẫn chi tiết về: đối tượng, giai đoạn, thời gian lập; nhiệm vụ; căn cứ lập; nội dung
QH; hồ sơ đồ án; quy định về quản lý; thẩm định phê duyệt nhiệm vụ; điều chỉnh
QH. Mặt khác, nghị định hướng dẫn triển khai thiết kế đô thị cho quy hoạch chung
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 18
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

và quy hoạch chi tiết về mặt tổ chức không gian chức năng bên ngoài công trình,
bố cục không gian, tạo cảnh và trang trí trong không gian đô thị; hình thành và cải
thiện môi trường; hoàn thiện thiết bị bên ngoài.
- Cũng căn cứ theo luật Xây dựng, Nghị định 29/2007/NĐ-CP quy định về
công tác quản lý kiến trúc đô thị, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có
liên quan đến kiến trúc đô thị. Nghị định cũng nêu lên quy chế quản lý đô thị làm
căn cứ để xác lập nhiệm vụ và nội dung quy hoạch chi tiết chỉnh trang đô thị, thiết
kế đô thị, quy định nội dung cấp phép xây dựng mới, cải tạo, chỉnh trang các công
trình kiến trúc đô thị.
- Theo đó, Thông tư 08/2007/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê

duyệt Quy chế quản lý kiến trúc của các đô thị từ loại đặc biệt đến đô thị loại 4 và
các thị trấn (đô thị loại 5). Nhằm tạo điều kiện cho chính quyền địa phương, các tổ
chức, cá nhân chủ động nắm bắt các thông tin, chỉ dẫn, các quy định cần thiết phù
hợp với các đồ án QHXD đã được phê duyệt để triển khai công tác quản lý và
thực hiện đầu tư xây dựng đô thị trên các địa bàn.
Nhưng hiện tại Thị xã Ninh Bình chưa tiến hành lập quy chế Quản lý kiến
trúc. Đây cũng là nhiệm vụ cần thiết mà Thị xã Ninh Bình cần phải triển khai sớm
trong thời gian tới.
2.3.3. Năng lực quản lý
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý đô thị chưa đầy đủ, chưa đồng bộ,
năng lực quản lý còn rất nhiều hạn chế với số lượng cán bộ có chuyên môn cao ít
nên việc quản lý còn chưa chặt chẽ và nhiều yếu kém.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội là quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc
độ cao dẫn đến sự bùng nổ về xây dựng. Mặt khác, Thị xã Ninh Bình là trung tâm
kinh tế, văn hoá, chính trị của toàn tỉnh nên dân cư tập trung đông đúc. Việc quản
lý Nhà nước về kiến trúc, xây dựng tại Thị xã Ninh Bình hiện vẫn còn bị buông
lỏng dẫn tới tình trạng lộn xộn. Xây dựng nhà với các kiểu, các cỡ, cao thấp khác
nhau, không đồng nhất đặc biệt là tại các phường có mật độ dân cư cao như Vân
Giang, Đông Thành, Phúc Thành.
Công tác quy hoạch xây dựng đô thị hiện tại còn nhiều khó khăn, việc điều
chỉnh quy hoạch chung xây dựng và phủ kín quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị
vẫn chưa theo kịp với tốc độ tăng trưởng của đô thị, chưa đáp ứng với yêu cầu cấp
phép xây dựng và quản lý xây dựng đô thị theo quy hoạch. Quy hoạch chi tiết mới
chỉ có ở khu trung tâm, phường Thanh Bình, Ninh Phong, Ninh Khánh. Điều đó
dẫn đến khó khăn trong công tác quản lý xây dựng đô thị, đặc biệt là xây dựng nhà
ở đô thị. Đồng thời, năng lực quản lý của chính quyền đô thị còn hạn chế. Điều
này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý diện mạo kiến trúc đô thị.
2.3.4. Các dự án đầu tư xây dựng
- Dự án xây dựng Quảng trường và tượng đài Đinh Tiên Hoàng Đế












Hình 2.35. Quảng trường Đinh Tiên Hoàng Đế
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 19
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Quy hoạch phát triển mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị Thị xã
Ninh Bình đến năm 2020: 3 trung tâm thương mại tổng diện tích 52.000m2, 22
siêu thị có tổng diện tích 10.000m2.
- Xây dựng tuyến đường quốc lộ 10 Thị xã Ninh Bình đi huyện Kim Sơn.
- Công trình xây dựng bệnh viện đa khoa 700 giường bệnh được đầu tư gần
100 tỷ đồng.
- Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật khu nhà ở tại Ninh Bình : Phường Nam
Thành và xã Ninh Tiến, Thị xã Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình.
Quy mô dự án: Trên tổng diện tích quy hoạch khoảng 2,5ha dự kiến quy
hoạch các khu chức năng gồm khu nhà ở liền kề, nhà vườn, biệt thự, khu công
cộng Thể dục thể thao và khu cây xanh, dự án đáp ứng nhu cầu về chỗ ở cho
khoảng 250 người đến 300 người.
- Xây dựng hoàn thiện cảng đường thủy nội địa Ninh Phúc - Ninh Bình.
2.4. Kết luận phần 2

- Quy mô đất đai nội thị nhỏ hẹp, không đủ đáp ứng nhu cầu gia tăng dân
số, phát triển kinh tế và xây dựng thành phố cho giai đoạn mới.
- Hạ tầng kỹ thuật đô thị đã cơ bản được hình thành nhưng chất lượng chưa
cao, vùng ngoại vi hầu như chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ
thuật, do đó việc khai thác quỹ đất cho phát triển đô thị còn rất hạn chế.
- Cơ cấu sử dụng quỹ đất đô thị còn thiếu cân đối, chưa thật sự hiệu quả.
Thiếu hệ thống cây xanh, các khu vui chơi giải trí, đất xây dựng công trình công
cộng, mạng lưới giao thông đô thị.
- Chưa có các khu công nghiệp quy mô lớn làm động lực cho sự phát triển
đô thị.
- Nhà ở đô thị chủ yếu là “nhà ở dân tự xây dựng”. Chưa có các khu đô thị
mới văn minh, hiện đại. Bộ mặt kiến trúc chưa đẹp. Kết cấu hạ tầng kỹ thuật trong
nhiều phường chưa được xây dựng. Môi trường ở nhiều khu vực còn ô nhiễm do
sản xuất vật liệu xây dựng ( nung gạch, vôi )
- Thiếu công trình trọng điểm tạo bộ mặt mới cho đô thị. Các công trình
dịch vụ thương mại chủ yếu bám dọc các trục phố chính do tư nhân tự phát triển
kinh doanh quy mô nhỏ, manh mún.
- Thiếu sự kiểm soát chặt chẽ quá trình xây dựng đô thị, đặc biệt trong khu
vực nhà ở dân tự xây dựng.
- Dân số mới dừng ở mức tăng tự nhiên, không tăng dân số cơ học, cho thấy
đô thị chưa phát triển, thiếu sự hấp dẫn.

















ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 20
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

PHẦN 3
QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH
TỈNH NINH BÌNH - QUY CHẾ CẤP 1
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Quy chế này hướng dẫn việc quản lý đầu tư xây dựng cải tạo, tôn tạo, bảo
vệ và sử dụng các công trình, cảnh quan tại Thị xã Ninh Bình phù hợp với đồ án
quy hoạch chung xây dựng đô thị đã được phê duyệt.
Ngoài những quy định trong văn bản này, việc quản lý xây dựng đô thị còn
phải tuân thủ các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước.
Điều 1. Phạm vi áp dụng
- Các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước có liên quan đến hoạt động xây
dựng và quản lý kiến trúc đô thị đều phải thực hiện theo đúng Quy chế này.
- Cơ quan quản lý quy hoạch, xây dựng đô thị (Sở Xây dựng) giúp UBND
tỉnh Ninh Bình, Thị xã Ninh Bình hướng dẫn việc quản lý đô thị theo đúng quy
định tại văn bản này.
- Việc điều chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi những quy định tại văn bản này
phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy chế này cho phép.

Điều 2. Một số đặc điểm hiện trạng của Thị xã
1. Vị trí địa lý, cấp hành chính
- Vị trí Thị xã, phạm vi ranh giới
Phía Bắc giáp xã Ninh Khang và Ninh Mỹ thuộc huyện Hoa Lư.
Phía Nam giáp xã Ninh An thuộc huyện Hoa Lư.
Phía Đông giáp xã Khánh Phú, Khánh Hòa thuộc huyện Yên Khánh.
Phía Tây giáp xã Ninh Xuân, Ninh Thắng, Ninh Vân thuộc huyện Hoa Lư.
- Tính chất đô thị
Là Thị xã tỉnh lỵ, giữ vai trò trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, khoa
học kỹ thuật, đào tạo, dịch vụ thương mại của tỉnh, là trung tâm đô thị cấp vùng và
quốc gia
- Quy mô toàn Thị xã:
+ Theo số liệu thống kê năm 2007 dân số toàn Thị xã 104.282 người trong đó dân
số thành thị 77.212 người và nông thôn là 27.070 người.
+ Dự báo dân số năm 2010 là 125.000 người (trong đó nội thị 96.000 người, ngoại
thị 29.000 người), năm 2020 là 177.000 người (trong đó nội thị 150.000 người,
ngoại thị 27.000 người) – theo Quy hoạch chung năm 2003





















Hình 3.2.1.Bản đồ hành chính Thị xã Ninh Bình – Ninh Bình
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 21
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

- Đơn vị hành chính:
Stt
Đơn vị hành chính
Dân số
(Người)
Diện tích
(km2)
Mật độ dân số
(Người/km2)

Toàn Thị xã
104.282
46,688
2.233
1
Phường Đông Thành
8.415

1,811
4.647
2
Phường Tân Thành
6.170
1,738
3.550
3
Phường Thanh Bình
8.992
1,575
5.709
4
Phường Vân Giang
6.419
0,354
18.133
5
Phường Bích Đào
7.313
2,261
3.234
6
Phường Phúc Thành
9.346
1,031
9.065
7
Phường Nam Bình
8.747

1,838
4.759
8
Phường Nam Thành
6.179
1,91
3.235
9
Phường Ninh Khánh
7.532
5,358
1.406
10
Phường Ninh Sơn
8.669
4,694
1.847
11
Phường Ninh Phong
8.099
5,368
1.509
12
Xã Ninh Nhất
6.042
7,26
832
13
Xã Ninh Tiến
4.324

5,198
832
14
Xã Ninh Phúc
8.035
6,292
1.277
Bảng 3.1. Các đơn vị hành chính
* Nguồn: Niên giám thống kê thành phố Ninh Bình năm 2007
2. Đặc điểm về địa hình, kiến trúc cảnh quan
 Điều kiện tự nhiên
Khí hậu
Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5
đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau.
- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm
- Nhiệt độ trung bình: 23,5°C
- Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ
- Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%
Đặc điểm địa hình
- Thị xã Ninh Bình nằm phía Nam vùng đồng bằng Bắc Bộ. Địa hình bằng
phẳng. Hướng nền dốc thoải từ Bắc xuống Nam.
- Cao độ giữa các khu vực trong Thị xã không chênh lệch nhiều:
+ Cao độ các khu ruộng dự kiến phát triển +0.6m - +1.8m
+ Cao độ khu làng xóm hiện trạng <2.5m.
+ Cao độ mặt đê Sông Đáy +6.0m.
+ Cao độ đường quốc lộ 1A có cao độ trung bình 3.5m.
+ Cao độ đường sắt đi qua Thành phố +3.9m.
- Trong Thị xã có các núi Kỳ Lân, núi Non Nước và núi Cánh Diều là các
điểm cao nhất trong thành phố.










Hình 3.2.2.Núi Cánh Diều
 Cấu trúc của Thị xã, hướng phát triển của Thị xã
Hướng phát triển đô thị : Khai thác quỹ đất hiện có, mở rộng và phát triển đô thị
về các hướng Bắc (xã Ninh Khánh), Tây và Nam (phường Tân Thành, Phúc
Thành và Nam Thành), về phía Đông (xã Ninh Phong, Ninh Sơn)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - QUY CHẾ QUẢN LÝ KIẾN TRÚC THỊ XÃ NINH BÌNH

GVHD: PGS.TS.KTS. NGUYỄN TỐ LĂNG Trang 22
ThS. VŨ HOÀNG ĐIỆP

Cấu trúc đô thị














Hình 3.2.3. Cấu trúc đô thị
 Những nét chính về hình thái kiến trúc đô thị
Ninh Bình từng được thực dân Pháp xây dựng trở thành một đô thị sầm uất ở
vùng cửa ngõ miền Bắc nhưng chiến
dịch “vườn không nhà trống” đã phá
bỏ toàn bộ các công trình đô thị đó.
Chính vì thế mà Thị xã Ninh Bình
hiện là Thị xã trẻ, có cảnh quan mang
dáng dấp một đô thị hiện đại. Năm
2008, Ninh Bình mới trưng cầu ý dân
về việc đặt tên đường phố.
Hình 3.2.4.Khu trung tâm Thị xã
Trung tâm hình học của Thị xã ở ngã 3 giao lộ giữa quốc lộ 1A và quốc lộ 10.
Từ vị trí này Thị xã phát triển đô thị theo các hướng:
Phía đông bắc (phần đông quốc lộ 1A và bắc sông Vân): chủ yếu là các khu
trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hóa, thể thao, dịch vụ của Thị
xã và của tỉnh. Đây cũng là khu đô thị hóa đầu tiên của Thị xã.
Phía tây, tây bắc (phần Tây quốc lộ 1A): các khu dân dụng, trường học, đại
học Hoa Lư, bệnh viện tỉnh và bệnh viên Quân Y 5, sân vận động Ninh
Bình và khu dân cư. Tại đây hiện đang phát triển xây dựng các khu nhà
vườn, khu dịch vụ du lịch.
Phía Nam (phần đông quốc lộ 1A và nam sông Vân): Chiếm diện tích lớn là
đất nông nghiệp với nghề trồng hoa và lương thực.
Phía đông nam (phần đông quốc lộ 10 đi Kim Sơn và nam sông Vân): Gồm
có các đầu mối giao thông như Ga Ninh Bình, Bến xe khách Ninh Bình,
cảng Ninh Phúc và khu công nghiệp Ninh Phúc.
Với vị trí nằm chính giữa các tuyến điểm du lịch lớn, giao thông thuận tiện đồng
thời việc hình thành nhiều công trình du lịch và khu dịch vụ mới, Thị xã Ninh

Bình mang đặc trưng của một Thị xã du lịch.
 Lịch sử phát triển Thị xã
Thị xã Ninh Bình được hình thành ở cửa nước ngã ba sông, nơi gặp nhau
giữa sông Đáy và sông Vân. Từ xa xưa, ngã ba sông Vân hợp vào sông Đáy đã
hình thành những chợ Cá và bến Nứa. Cùng với ưu thế giao thông thuận lợi do vị
trí án ngữ giao điểm của những trục đường chính, các chợ Cá này đã phát triển
thành một trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá lớn ở phía nam vùng châu thổ
sông Hồng. Dù vậy, Thị xã Ninh Bình vẫn là một Thị xã trẻ trên đất cố đô lịch sử.
Nền tảng văn hoá Thị xã chịu ảnh hưởng từ nền văn minh châu thổ sông Hồng. Vị
trí địa lý của vùng đất giáp với 3 vùng miền cũng ảnh hưởng đến đặc trưng văn
hóa của Thị xã, đó là nền văn hóa hợp lưu, hội tụ từ các vùng.
Năm 1945, Thị xã Ninh Bình là một thị trấn với diện tích 2.5 km² dân số
5.000 người, tới năm 1997 Thị xã tiếp tục được mở rộng với dân số là 62.187

×