Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

các giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm máy tính tại công ty tnhh quốc tế long việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.57 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA THƯƠNG MẠI - DU LỊCH
ooo
Đề tài:
CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ
NĂNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM MÁY
TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ
LONG VIỆT
GVHD : NGUYỄN THẾ HÙNG
SVTH : NGUYỄN VĂN TUẤN
LỚP : TM2
Tp.HCM, tháng 5 năm 2009
MỤC LỤC
Lời nói đầu:
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM …………….
I. Tổng quan về tiêu thụ sản
phẩm……………………………………………
1. khái niệm tiêu thụ sản phẩm
…………………………………………
2. Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm
…………………………
3. Vai trò tài chính trong công việc đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm…….
II. Nội dung của doanh thu tiêu thụ sản
phẩm…………………………………
1. Khái niêm…………………………………………………………
2. Cơ cấu………………………………………………………………
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản
phẩm……………….
1. Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ


……………………………
2. Chất lượng sản phẩm
………………………………………………….
3. Giá cả sản phẩm
………………………………………………………
4. Công tác tổ chức bán hàng của doanh
nghiệp………………………
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
…………………………………………
CHƯƠNG 2: TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ KHẢ NĂNG TIÊU THỤ MÁY
TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ LONG
VIỆT………………………
I.Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Quốc Tế Long Việt………
1. Sự ra
đời…………………………………………………………………
2. Lĩnh vực hoạt
động……………………………………………………
3. Cơ cấu tổ
chức………………………………………………………….
4. Sản phẩm và dịch
vụ……………………………………………………
5. Những thành tựu đạt đươc của công
ty……………………………….
6. Tình hình sử dụng lao động của công
ty………………………………
7. Kết quả hoạt động kinh doanh
2007/2008…………………………….
8. Nhưng mực tiêu và định hướng hoạt động của công ty trong
thời gian
tới…………………………………………………………………

II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh
doanh………………………….
1. Phân tích môi trường vĩ
mô……………………………………………
1.1 Tổng quan nền kinh tế qua những năm gần đây và đầu năm
2009……………………………………………………………

1.2 Các chính sách phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho
sự nghiệp Công Nghiệp Hóa – Hiện đại hóa đất
nước………
2. Môi trường bên trong………………………………………………….
2.1 Những điểm mạnh và điểm yếu của công ty Long Việt………
2.2 Các đối thủ cạnh tranh…………………………………………
III. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty
………………………………
1. Hoạt động kinh
doanh………………………………………………….
2. Phương thức giao hàng của công
ty……………………………………
3. Cơ cấu khách
hàng……………………………………………………
4. Kết quả hoạt động kinh
doanh…………………………………………
5. Các chiến lược Marketing của công
ty………………………………
5.1 Chiến lược sản phẩm
…………………………………………….
5.2 Chiến lược giá cả
…………………………………………………
5.3 Chiến lược phân

phối…………………………………………….
5.4 Chiến lược chiêu thị……………………………………………
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIÊU THỤ
MÁY
TÍNH………………………………………………………………………………
.
I. Các giải pháp về mặt tổ
chức…………………………………………………
1. Xây dựng bộ phận Marketing chuyên
nghiệp…………………………
2. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kiến thức marketing cho nhân
viên…
3. Nâng cao chất lượng cung cấp sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm.
4. Nâng cao chất lượng dịch vu hậu mãi, chăm sóc khách hàng……
II. Chú ý công tác chiêu thị………………………………………………
1. Quảng cáo……………………………………………………………
2. Khuyến mãi………………………………………………………….
III. Hoàn thiện chiến lược giá
cả…………………………………………………
V. Hoàn thiện chiến lược phân phối…………………………………………….
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………
LỜI CẢM ƠN
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc công ty và các phòng ban,
nhất là phòng kinh doanh công ty Long Việt đã nhiệt tình hướng
dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và hoàn thành
chuyên đề tốt nghiệp này.
Em vô cùng biết ơn các thầy cô khoa Thương Mại – Du lịch
trường đại học kinh tế thành phố Hồ Chí Minh, đặc biệt là thầy
Nguyễn Thế Hùng – người đã tận tình giúp đỡ em trong suốt quá
trình em thực hiện chuyên đề tốt nghiêp này.


Trân trọng!
TPHCM, tháng 5/2009
Sv: Nguyễn văn Tuấn
Lời nói đầu
Nội dung nghiên cứu: Ngày nay, các doanh nghiệp sản xuất và kinh
doanh đang hoạt động trong một nền kinh tế thị trường hết sức sôi động với
nhiều cơ hội nhưng cũng tiềm tàng không ít những nguy cơ. Một trong những
nguy cơ đó là các doanh nghiệp đang phải đối mặt với một môi trường cạnh tranh
khốc liệt cùng những biến hóa không lường và các mối quan hệ phức tạp của nó.
Điều đó đòi hỏi các doanh nghiệp phải tập trung hơn nữa vào các hoạt động kinh
doanh của công ty, trong đó khâu tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò hết sức
quan trọng giúp công ty phát triển bền vững và lâu dài.
Xuất phát từ thực trạng trên, trong thời gian về thực tập tại công ty TNHH
Quốc Tế LONG VIỆT với sự hướng dẫn nhiệt tình của thầy Nguyễn Thế Hùng
và sự giúp đỡ của ban giám đốc công ty với kiến thức và lý luận đã được trang bị
tại nhà trường em đã chọn đề tài “Các giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ
máy tính tại công ty TNHH Quốc Tế LONG VIỆT” làm Chuyên Đề Tốt
Nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu: Công ty TNHH Quốc Tế LONG VIỆT hoạt động
trong các lĩnh vực phân phối, lắp ráp máy tính, các linh kiện máy tính. Trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, công ty cũng gặp không ít những khó
khăn, hiệu quả hoạt động của công ty bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân, trong
đó có công tác tiêu thụ sản phẩm của công chưa hiệu quả. Trong bài viết này em
xin trình bày một số vấn đề có liên quan đến tình hình hoạt động của công ty,
thực trạng tiêu thụ sản phẩm của công ty. Từ đó, em cũng mạnh dạn đưa ra một
số biện pháp nhằm nầng cao khả năng tiêu thụ máy tính tại công ty.
Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình hoàn thành chuyên đề tốt
nghiệp của mình, em đã áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng của Triết
học Mác - Lênin. Đây là phương pháp luận khoa học nhằm tiếp cận vấn đề một

cách logic và khoa học để giải quyết vấn đề một cách triệt để. Ngoài ra, em còn
sử dụng phương pháp phân tích kinh tế, phương pháp tiếp cận thống kê và dựa
trên các học thuyết kinh tế khác.
Kết cấu chuyên đề:
Phần thứ nhất: Lời nói đầu
Phần thứ hai : Nội dung
Chương 1 : Lý luận cơ bản về tiêu thụ sản phẩm
Chương 2 : Thực trạng về tiêu thụ máy tính tại công ty TNHH Quốc Tế
LONG VIỆT
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ máy tính
Phần thứ ba : Kết luận
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TIÊU THỤ SẢN PHẨM
I. Tổng quan về tiêu thụ sản phẩm
1. Khái niệm tiêu thụ sản phẩm:
Nền kinh tế thị trường là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường, mà
ở đó sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai được quyết định
thông qua thị trường. Trong nền kinh tế thị trường các quan hệ kinh tế giữa các tổ
chức, các đơn vị và cá nhân…điều được biểu hiện qua việc mua bán trao đổi
hàng hóa, dịch vụ trên thương trường. Tức là tiêu thụ hàng hóa.
Quá trình kinh doanh của doanh nghiệp thương mại gồm 3 khâu: mua vào
– dự trữ - bán ra. Ta có thể thấy tiêu thụ là khâu cuối cùng của quá trình lưu
chuyển hàng hóa, là giai đoạn cuối cùng của quá trình tuần hoàn vốn của doanh
nghiệp. Tiêu thụ là quá trình trao đổi giữa người bán và người mua, thực hiện giá
trị của “hàng” tức là thực hiện quá trình chuyển hóa vốn của doanh nghiệp từ
hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ (H’ - T’). Kết quả tiêu thụ là kết quả
cuối cùng của quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình tiêu
thụ được coi là kết thúc khi quá trình thanh toán giữa người bán và người mua
thực hiện. Về nguyên tắc kết thúc tiêu thụ sản phẩm thì người bán phải thu được
tiền bán sản phẩm đó.
Đứng trên góc độ luân chuyển vốn thì tiêu thụ sản phẩm là một quá trình

chuyển hóa vốn từ hình thái hàng hóa sang hình thái tiền tệ làm cho vốn trở lại
hình thái ban đầu khi nó bước vào chu kì kinh doanh tiếp theo.
Thực chất của quá trình tiêu thụ sản phẩm là sự vận động kiệp thời của vật
tư và tiền vốn thì mới kết luận được hàng hóa được thực hiện giá trị và giá trị sử
dụng. Do vậy trong thực tế, tiêu thụ sản phẩm bao gồm hai quá trình chính đó là
xuất giao hàng cho khách hàng và thanh toán tiền hàng.
Thanh toán tiền hàng diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau như: thanh
toán bằng tiền mặt, bằng séc, bằng chuyển khoản hay hàng đổi hàng …tại các
thời điểm khác nhau: Thanh toán nhanh, thanh toán sau một vài ngày hay sau
một tháng, hai tháng…
Hàng hóa được xác định là tiêu thụ trong thực tế quy định như sau: bán
hàng trực tiếp cho khách thu tiền hàng, xuất hàng cho khách và được chấp nhận
thanh toán.

Tiêu thụ sản phẩm có thể xảy ra các trường hợp sau:
- Trường hợp 1 : Việc xuất giao hàng và thanh toán tiền hàng diễn ra
đồng thời. Khi đó lượng hàng hóa được xác định ngay là tiêu thụ và đồng
thời doanh nghiệp cũng nhận được tiền hàng do đơn vị mua thanh toán.
- Trường hợp 2 : Giữa doanh nghiệp và khách hàng áp dụng phương pháp
thanh toán theo kế hoạch, khi xuất giao hàng được coi như là tiêu thụ.
- Trường hơp 3 : Doanh nghiệp xuất giao đủ hàng cho khách hàng theo số
tiền mà khách hàng trả trước.
- Trường hợp 4 : Doanh nghiệp bán hàng theo phương thức trả góp.
- Trường hợp 5 : Doanh nghiệp chưa thu được tiền nhưng chấp nhận thanh
toán số tiền hàng đã gửu đi bán hoặc giao cho các đại lý.
Như vậy thanh toán tiền hàng là quá trình quan trọng nhất, quyết định sự
thành công và tính hiệu quả của công tác tiêu thụ. Nếu chỉ giao hàng mà chưa thu
được tiền thì doanh nghiệp chưa đạt được mục đích tiêu thụ, chỉ khi nào thu được
tiền hoặc chấp nhận thanh toán thì khi đó mới được gọi là tiêu thụ.
2. Sự cần thiết đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm:

Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của quá trình lưu chuyển hàng
hóa trong doanh nghiệp thương mại. Thông qua tiêu thụ sản phẩm thì đồng vốn
bỏ ra ban đầu sẽ trở về trạng thái ban đầu của nó. Với doanh thu bán hàng doanh
nghiệp có thể trang trải các khoản chi phí như tiền lương, thưởng cho cán bộ
nhân viên, bù lại giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quảng cáo, chi phí quản lý
doanh nghiệp thực hiên nộp thuế và có lợi nhuận để đầu tư…

Trong cơ chế thị trường hiện nay, các doanh nghiệp thương mại duy trì
quá trình tiêu thụ đạt hiệu quả, không để hàng tồn kho không bán được. Xã hội
có nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao vì vậy quá trình tiêu thụ luôn phải được mở
rộng mới đáp ứng ngày càng tăng lên của xã hội về cả số lượng và chất lượng
hàng hóa. Nếu mở rộng được tiêu thụ sẽ tạo điều kiện tăng doanh thu.
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt của các doanh nghiệp điều
tiến hành cải cách nâng cao thị phần hàng hóa của mình vì tiêu thụ sản phẩm
hàng hóa chậm chạp, yếu kém gây ứ đọng hàng hóa tiền vốn chậm luân chuyển
sẽ gây ra chi phí bảo quản hao hụt, chi phí lãi vay, chi phí quản lý bán hàng, chi
phí quản lý doanh nghiệp. Do đó để có thể chiến thắng trong cạnh tranh thì doanh
nghiệp luôn phải cải tiến công tác tiêu thụ sản phẩm của mình.
3. Vai trò của tài chính trong công việc đẩy mạnh tiêu thụ sản
phẩm:
Tiêu thụ sản phẩm đóng một vai trò quan trọng đặc biệt, nó ảnh hưởng rất
lớn đến mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Xét về mặt tài chính thì
tiêu thụ sản phẩm ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp nhưng
ngược lại tài chính của doanh nghiệp cũng tác động không nhỏ đến tiêu thụ sản
phẩm. Giữa chúng có mối quan hệ qua lại lẫn nhau hết sức chặt chẽ, thường
xuyên và liên tục.
Có thể hiểu hoạt động tài chính doanh nghiệp là tổ chức các luồng vận
động chuyển hàng hóa, vốn tiền tệ để tạo lập phân phối và sử dụng các quỹ tiền
tệ nhằm đạt tới mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp kinh doanh theo quy định
của pháp luật.

Trong điều kiện chuyển sang nền kinh tế thị trường và áp dụng chế độ tự
hoạch toán, các doanh nghiệp không thể trông chờ vào nguồn vốn tự cấp tự phát
của Nhà nước mà phải chủ động tạo lập vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh mở
rộng thị trường tạo lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm của mình, vì doanh nghiệp
phải chủ động khai thác nguồn tài chính tự có từ kết quả sản xuất kinh doanh của
mình nhất là nguồn thu từ công tác tiêu thụ sản phẩm. Tiêu thụ sản phẩm nhanh
làm tăng vòng quay vốn, rút ngắn kỳ thu tiền trung bình tăng hiệu quả sử dụng
vốn từ đó làm tăng khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Tuy nhiên để làm được
điều này, mỗi doanh nghiệp tùy theo đặc điểm sản xuất kinh doanh của mình cần
đưa ra, bao gồm nhưng không giới hạn một số biện pháp sau đây:
- Giá cả hàng hóa hợp lý.
- Chiết khấu bán hàng.
- Hoa hồng cho các đại lý và các cửa hàng ký gửu.
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
- Thực hiện một số hình thức khuyến mãi.
II. Nội dung của doanh thu tiêu thụ sản phẩm:

1. Khái niệm:
Khi tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp sẽ có một khoản tiền bán
hàng hay còn gọi là doanh thu tiêu thụ sản phẩm.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được xác định theo công thức:
n
DT =
Σ ( S

× g )
i = 1
Trong đó:
DT: Là doanh thu tiêu thụ sản phẩm
S : Là sản lượng tiêu thụ sản phẩm

G :Là giá bán sản phẩm
i : Là số lượng các kiểu sản phẩm
Đây là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với doanh nghiệp,
với việc thực hiện nhiệm vụ tài chính với Nhà nước mà còn đối với quá trình tái
sản xuất mở rộng trong phạm vi toàn xã hội. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm được
xác định cả khi thu được tiền của khách hàng và được khách hàng chấp nhận
thanh toán số tiền đó. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm phản ánh quy mô của doanh
nghiệp, phản ánh trình độ tổ chức, chỉ đạo sản xuất kinh doanh, tổ chức công tác
thanh toán. Có được doanh thu bán hàng chứng tỏ sản phẩm của doanh nghiêp
sản xuất ra được thị trường chấp nhận.
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm có thể hiểu là toàn bộ số tiền bán sản phẩm
hàng hóa, cung ứng các dịch vụ sau khi trừ đi các khoản giảm giá hàng bán, hàng
bán bị trả lại… và được khách hàng chấp nhận trả tiền. Trong đó giảm giá hàng
bán là số tiền người bán giảm trừ cho người mua trên giá đã thỏa thuận do nhu
cầu thị trường hoặc là hình thức doanh nghiệp ưu đãi cho khách hàng mua những
khối lượng sản phẩm lớn.
2. Cơ cấu:
Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm:
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm chủ yếu của doanh nghiệp: Đây là bộ
phận doanh thu chủ yếu thường chiếm tỉ trọng lớn nhất của doanh nghiệp
do tiêu thụ sản phẩm hàng hóa dịch vu của doanh nghiệp.
- Doanh thu tiêu thụ sản phẩm khác: cung cấp các dịch bên ngoài các
sản phẩm phụ khác, các bằng phát minh sáng chế khác…
Xác định nội dung của doanh thu tiêu thụ sản phẩm có ý nghĩa rất lớn
trong việc hạch toán đầy đủ, chính xác doanh thu, phản ứng đúng kết quả sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong công tác tiêu thụ sản phẩm các
doanh nghiệp không thể xem nhẹ công việc xác định nội dung của doanh thu tiêu
thụ sản phẩm, đồng thời tùy thuộc vào tình hình kinh doanh của đơn vị mà xác
định doanh thu chính xác, phân chia nội dung doanh thu cho phù hợp để phù hợp
cho việc theo dõi và phản ánh doanh thu của doanh nghiệp.

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm:
Công tác tiêu thụ phẩm chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố trong đó có
một số nhân tố căn bản sau:
1. Khối lượng sản phẩm, hàng hóa tiêu thụ:
Với doanh nghiệp thương mại thì khối lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
có ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm. Khối lượng hàng hóa
bán càng nhiều bao nhiêu thì doanh thu tiêu thụ sản phẩm càng cao bấy nhiêu
tuy nhiên sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu của thị trường về giá cả, chất lượng,
kiểu dáng
2. Chất lượng sản phẩm:
Do nhu cầu thị trường ngày càng cao nên mỗi sản phẩm đưa ra thị trường
phải đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và chất lượng sản phẩm luôn được đặt lên hàng
đầu.
Chất lượng sản phẩm đã xuất hiên từ lâu nay ngày nay được sử dụng rộng
rãi, phổ biến trong cuộc sống cũng như trong sách báo. Chất lượng sản phẩm là
một phạm trù rất rộng và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dung kỹ thuật, kinh
tế và xã hội.
Do tính phức tạp nên hiện nay có rất nhiều khác nhau về chất lượng sản
phẩm. Mỗi khái niệm điều có cơ sở khoa học nhằm giải quyết những mục tiêu,
nhiệm vụ nhất định trong thực tế. Đứng trên góc độ khác nhau và tùy theo mục
tiêu, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh mà các doanh nghiệp mà các doanh nghiệp có
thể dưa ra các quan niệm về chất lượng xuất phát từ người sản xuất, người tiêu
dùng, từ sản phẩm hay đòi hỏi của thị trường.
Quan niệm xuất phát từ sản phẩm: Chất lượng sản phẩm được phản ánh
bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó. Quan niệm này đồng nghĩa chất
lượng sản phẩm với số lượng các thuộc tính hữu ích của sản phẩm. Tuy nhiên,
sản phẩm có nhiều thuộc tính có ích nhưng không được người tiêu dùng đánh giá
cao.
Theo quan niệm của các nhà sản xuất: Chất lượng sản phẩm là sự hoàn
hảo và phù hợp của một sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc các tiêu

chuẩn, quy cách đã xác định trước.
Xuất phát từ người tiêu dùng: chất lượng sản phẩm là sự phù hợp của sản
phẩm với mục đích sử dụng của người tiêu dùng.
Ngày nay người ta nói đến chất lượng tổng hợp bao gồm: Chất lượng sản
phẩm, chất lượng dịch vụ khi bán và chi phí bỏ ra để đạt được mức chất lượng
đó. Quan niệm này đặt chất lượng sản phẩm trong mối quan niệm chặt chẽ với
chất lượng dịch vụ, chất lượng các điều kiện giao hàng và hiệu quả sử dụng các
nguồn lực.
Còn nhiều định nghĩa khác nhau về chất lượng sản phẩm xét theo các
quan điểm tiếp cận khác nhau. Để giúp cho các hoạt động quản lý chất lượng
trong các doanh nghiệp được thống nhất, dễ dàng, Tổ chức Quốc tế về tiêu chuẩn
hóa (ISO) trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, phần thuật ngữ 9000 đã được đưa ra
định nghĩa “chất lượng sản phẩm là mức độ thỏa mãn của tập hợp các thuộc tính
đối với các yêu cầu”. Yêu cầu có nghĩa là những nhu cầu hay mong đợi được nêu
ra hay tiềm ẩn. Do tác dụng thực tế của nó, nên định nghĩa này được chấp nhận
một cách rộng rãi trong hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay. Định nghĩa chất
lượng trong ISO 9000 là thể hiện sự thống nhất giữa các thuộc tính nội tại khách
quan của sản phẩm với đáp ứng nhu cầu chủ quan của khách hàng
Trong môi trường phát triển kinh tế hội nhập ngày nay, cạnh tranh trở
thành một yếu tố mang tính quốc tế đóng vai trò quyết định đến sự tồn tại và phát
triển của doanh nghiệp. Chất lượng sản phẩm trở thành một trong những chiến
lược quan trọng nhất làm tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chấp nhận kinh tế thị trường là chấp nhận cạnh tranh, chịu tác động của
quy luật cạnh tranh. Sản phẩm muốn có tính cạnh tranh cao thì phải đáp ứng
thỏa mãn những nhu cầu của người tiêu dùng, của xã hội về mọi mặt một cách
kinh tế nhất. Với chính sách mở cửa, tự do thương mại, các nhà sản xuất kinh
doanh muốn tồn tại thì sản phẩm, dịch vụ của họ phải có tính cạnh tranh cao,
nghĩa là doanh nghiệp phải có khả năng cạnh tranh về nhiều mặt.
Chất lượng sản phẩm làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp vì:
• Tạo ra sức hấp dẫn thu hút người mua: mỗi sản phẩm có nhiều các

thuộc tính chất lượng khác nhau. Các thuộc tính này được coi là một trong những
yếu tố cơ bản tạo nên lợi thế cạnh tranh của mỗi doanh nghiệp. Khách hàng lựa
chọn mua những sản phẩm có những thuộc tính phù hợp với sở thích, nhu cầu và
khả năng, điều kiện sử dụng của mình. Họ so sánh các sản phẩm cùng loại và lựa
chọn những sản phẩm nào có những thuộc tính kinh tế - kỹ thuật thỏa mãn mong
đợi của họ ở mức cao hơn. Bởi vậy sản phẩm có các thuộc tính chất lượng cao là
một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mua hàng và nâng cao khả
năng cạnh trang của doanh nghiệp.
• Nâng cao vị thế, sự phát triển lâu dài cho doanh nghiệp trên thị
trường: khi sản phẩm chất lượng cao, ổn định đáp ứng được nhu cầu khách hàng
sẽ tạo ra một biểu tượng tốt, tạo ra niềm ton cho khách hàng và nhãn hiệu sản
phẩm. Nhờ đó uy tín và danh tiếng của doanh nghiệp sẽ được nâng cao, có tác
động to lớn đến quyết định lựa chọn của khách hàng.
3. Giá cả sản phẩm:
Giá cả sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa và giá cả xoay
quoanh giá trị. Giá trị phải linh hoạt mới đem lại cho doanh nghiệp doanh thu
cao. Tuy nhiên, để có mức giá phù hợp thì doanh nghiệp cần phải tiến hành
nghiên cứu thị trường, cung cầu thị trường, doanh nghiệp phải tính toán cân nhắc
sao cho giá bán của sản phẩm phải bù đắp được chi phí bỏ ra.
4. Công tác tổ chức bán hàng của doanh nghiệp:
Công tác tổ chức bán hàng bao gồm nhiều mặt:
• Về hình thức bán hàng: một doanh nghiệp áp dụng tổng hợp các hình thức
bán hàng như bán buôn, bán lẻ, bán tại của hàng
• Về hình thức thánh toán: đây là một nhân tố vô cùng quan trọng làm cho
doanh thu tiêu thụ sản phẩm cao hay thấp. Tổ chức thanh toán tiền hàng
nhanh gọn sẽ giúp linh động trong việc quản trị vốn lưu động đem lại
lượng doanh thu tiêu thụ sản phẩm cao.
• Các dịch vụ kèm theo công tác tiêu thụ sản phẩm: đẩy mạnh công tác tiêu
thụ sản phẩm, tăng sức cạnh tranh, doanh nghiệp luôn tạo lợi thuận lợi cho
khách hàng bằng các dịch vụ, nâng cao chất lượng dịch vụ tạo lòng tin cho

khách hàng.
Cách tổ chức bán hàng phải linh hoạt:
• Sản phẩm mang hình thái hàng hóa: Người bán phải có sẵn mặt hàng
trong kho và một mức giá hấp dẫn. Người ta thường phân biệt việc bán
các sản phẩm dưới hình thức hàng hóa thông qua giá cả, sự lựa chọn và
hàng sẵn có.
• Các sản phẩm trước khi mua phải cân nhắc kỹ: Có một số sản phẩm đòi
hỏi người mua phải cân nhắc kỹ trước khi quyết định mua. Đó là sản
phẩm đắt tiền với nhiều mẫu mã, chủng loại khác nhau và mỗi sự lựa chọn
có một mức giá khác nhau. Vì vậy, người mua sẽ phải cân nhắc và nghiên
cứu một số yếu tố trước khi có quyết định mua hay không.
• Các sản phẩm có thể lên cấu hình: Cũng có khi một sản phẩm lại dựa trên
sự lựa chọn đi kèm theo nó. Đó là các máy trạm máy chủ. Các cấu kiện cơ
bản là như nhau, nhưng bạn có thể chọn độ nhanh mạnh cho từng bộ phận.
• Các sản phẩm phân loại theo catalog: Có thể sắp xếp hàng hóa một cách
hết sức khoa học giúp người mua có thể chọn lựa và mua hàng một cách
dễ dàng đồng thời nhằm quản lý hàng hóa dễ hơn.
• Giá tri gia tăng: bên cạnh những biện pháp trên, một số công ty đã tận
dụng lợi thế của công nghệ mới để cung cấp những dịch vụ và môi trường
mua bán tốt hơn cho khách hàng.
• Thiết kế các cửa hàng hay các phòng trưng bày: Có thể giúp khách hàng
thuận lợi hơn trong việc tiềm kiếm sản phẩm, có thể xử lý các đơn đặt
hàng nhanh chóng, thực hiện giao hàng dưới chế độ bảo mật, các thông tin
thanh toán nhanh chóng được yêu cầu xử lý.
5. Thị trường tiêu thụ sản phẩm:
Nói đến tiêu thụ sản phẩm điều đầu tiên ta phải nhắc đến là thị trường.
Vậy thị trường là nơi thể hiện tập trung nhất các mặt đối lập của sản xuất hàng
hóa, là mục tiêu khởi điểm của quá trình kinh doanh. Đồng thời thông qua thị
trường doanh nghiệp tiềm kiếm và xác định cho mình một đối tượng , lĩnh vực
thị trường kinh doanh phù hợp để trụ vững trong cuộc cạnh tranh gay gắt và đạt

được mục tiêu lợi nhuận luôn là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất
bại của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ TIÊU THỤ MÁY TÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ LONG VIỆT.
I. Lịch sử hình thành và phát triển công ty TNHH Quốc Tế Long
Việt.
1. Sự ra đời:
Tên chính thức: CÔNG TY TNHH QUỐC TẾ LONG VIỆT
Tên giao dịch: LONG VIET INTERNATIONAL COMPANY
LIMITED
Tên viết tắt: LOVICO., LTD
Trụ sở chính: 143/23/2B Khu phố 11, Phan Anh, Phường Bình Trị Đông,
Quận Bình Tân-TP Hồ Chí Minh- Việt Nam.
Điện thoạị: 9057008
Lĩnh vực hoạt: Phân phối & lắp ráp máy tính của các hãng máy tính trên thế
giới; buôn bán các sản phẩm điện tử tin học; sửa chửa bảo hành và cho thuê máy
vi tính; đại lý mua, đại lý bán, ký gửu hàng hóa, các linh kiện và thiết bị máy vi
tính, máy văn phòng và thiết bị, điện thoại, máy photocopy.
Từ những năm đầu thập kỷ 20 công ty đã bắt đầu tham gia vào việc phân
phối các sản phẩm tin học chất lượng cao như INTEL, COMPAQ, ASUS,
HP với tiêu chí “Hợp tác cùng phát triển” và đến ngày 08 tháng 05 năm 2006
công ty TNHH Quốc Tế Long Việt (LOVI Co., Ltd) chính thức được thành lập,
thực hiện chức năng phân phối chuyên nghiệp các thiết bị tin học và đã gặt hái
được nhiều thành công, có uy tín tại thị trường trong và ngoài nước.
Sau hai năm hoạt động công ty đã mở rộng quy mô, từ một trụ sở nay
công ty đã xây dựng được hai chi nhánh hoạt động tại thành phố Đà Lạt và thành
phố Cần Thơ. Đội ngũ cán bộ tại các chi nhánh đã được đào tạo bài bản và có
kinh nghiệm thực tế hoàn thành xuất sắc các mục tiêu nhiệm vụ của công ty đề
ra.
2. Lĩnh vực hoạt động:

• Cung cấp các thiết bị phần cứng: cung cấp cho khách hàng các thiết bị
phần cứng chất lượng cao của các hang nổi tiếng trên thế giới. Các sản
phẩm chính bao gồm các sản phẩm của HP như máy chủ, máy trạm, máy
tính xách tay, máy in, các thiết bi mạng. Các loại UPS của powerware,
santak.
• Tích hợp hệ thống: Sử dụng sản phẩm và công nghệ của các hãng nổi
tiếng hàng đầu thế giới, kết hợp kinh nghiệm và hiểu biết thực tế Việt
Nam, công ty luôn đưa ra những giải pháp CNTT tổng thể phù hợp với
ngân sách của khách hàng. Mục tiêu của công ty là đưa ra những giải pháp
trọn gói từ hạ tầng mạng LAN/WAN, VPN, các ứng dụng truyền thông
như Mail, Internet đến các ứng dụng chuyên biệt và dịch vụ hậu mãi.
• Phát triển phần mền: Công ty đã nghiên cứu và ứng dụng cho thị trường
nội địa. Các sản phẩm phần mền của công ty nhắm đến nhiều lĩnh vực
gồm: Quản lý công văn, tài liệu, Quản lý trường học, Đại học, cũng như
phát triển ứng dụng các phần mền quản lý theo yêu cầu khách hàng.
• Lắp ráp sản xuất máy tính thương hiệu Việt Nam: Với mục tiêu trở thành
nhà lắp ráp, sản xuất máy tính hàng đầu Việt Nam, công ty đang cố gắng
mở rộng phạm vi hoạt động, nâng cao chất lượng dịch vụ.
• Tư vấn và các dịch vụ CNTT: Với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản
và nhiều kinh nghiệm thực tế, các nhân viên của công ty có khả năng tư
vấn và cung cấp các dịch vụ chất lượng cao, phù hợp với ngân sách mang
lai hiệu quả kinh tế cho khách hàng.
3. Cơ cấu tổ chức:
 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Giám Đốc
Phòng KD phân
phối
Phòng Kĩ Thuật Phòng Kế Toán
Nhóm Kinh Doanh Nhóm Hỗ Trợ Kỹ
Thuật

Nhóm Kế Toán
Nhóm Tiếp Thị
Nhóm Kho Vận Nhóm Hành Chính
Tổng số nhân viên hiện tại: 22 người
 Chức năng nhiệm vụ các phòng
• Giám Đốc:
- Điều hành trực tiếp mọi hoạt động của công ty.
- Chịu trách nhiệm về hoạt động của công ty.
- Đề ra những quy định, nội quy chung của công ty.
- Đưa ra những chính sách ý tưởng điều hành công ty mang lại thành công.
• Phòng Kinh Doanh Phân Phối:
• Nhóm Kinh Doanh:
- Phân phối máy tính và các thiết bị máy tính cho cho khách hàng.
- Thiết lập mối quan hệ lâu dài với bạn hàng là những công ty làm trong
lĩnh vực CNTT hoặc có liên quan.
- Đưa ra những chính sách khuyến khích ban hàng.
- Thiết lập các mối quan hệ với nhà cung cấp PC và các linh kiện để nhập
hàng.
- Tìm hiểu thông tin thị trường và các đối thủ cạnh tranh, phân tích và đề
xuất các biện pháp lên giám đốc nhằm nâng cao tốt khả năng cạnh tranh
trong lĩnh vực phân phối.
• Nhóm Tiếp Thị:
- Đề xuất các ý tưởng tiếp thị để quảng bá hình ảnh công ty.
- Liên kết cùng với các cơ quan thông tin đại chúng để tổ chức quảng bá
công ty cho người tiêu dùng tin cậy và an tâm khi dùng sản phẩm do công
ty phân phối.
- Tổ chức hoạt động tiếp thị, đưa những thông tin sản phẩm đến với người
tiêu dùng và đồng thời thu nhập thông tin từ người tiêu dùng để biết được
mức độ hài lòng sản phẩm phục vụ cho việc bảo hành tốt hơn.
• Phòng Kĩ Thuật:

• Nhóm Bảo Hành:
- Sửa chữa các thiết bị tin học khi bán cho khách hàng.
- Kiểm tra các vật tư bảo hành từ các đại lý, khách hàng của công ty nhằm
đảm bảo đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Sử lý những lỗi do cài đặt phần mên cho khách hàng.
- Đảm bảo việc tiếp nhận và trả bảo hành của công ty.
• Nhóm hỗ trợ kỹ thuật:
- Lắp ráp cài đặt hệ thống theo nhu cầu kinh doanh của công ty.
- Kết hợp cùng bộ phận bảo hành trong việc kiểm tra, sửa chữa các thiết bị
tin học cho khách hàng.
- Kiểm tra các vật tư trước khi nhập kho.
- Hỗ trợ bộ phận Marketing, kinh doannh trong các buổi hội thảo, triển
lãm
- Quản trị hệ thống mạng nội bộ trong công ty.
• Nhóm Kho Vận:
- Chịu trách nhiệm nhận hàng từ các công ty trong nước gửu vào
- Giao hàng cho các bạn hàng, thực hiện đúng quy trình đóng – gửu – hàng
của các bộ phân liên quan.
- Trợ giúp các bộ phận chức năng trong công viêc thu hồi công nợ,
gửu/nhận hàng bảo hành, triển lảm hội thảo…
• Phòng Kế Toán Hành Chính:
• Nhóm Kế Toán:
- Theo dõi quản lý các chứng từ và phản ánh chính xác các hoạt động của
bộ phận kinh doanh; đồng thời hợp chi phí của các phòng ban để phân bổ
chính xác cho các đối tượng có liên quan.
- Theo dõi dòng tiền lưu chuyển và tình hình sử dụng chiếm dụng vốn của
các bộ phận kinh doanh trực tiếp.
- Cung cấp các thông tin liên quan cần thiết: Công nợ khách hàng , công nợ
nhà cung cấp…phối hợp với các phòng ban trong công ty nhằm nâng cao
hiệu quả kinh doanh.

- Không ngừng rèn luyện nâng cao chuyên môn sử lý tốt các tình huống đặt
ra nâng cao hiệu suất làm việc.Đề xuất các giải pháp tài chính tổng thể và
trong những tình huống cụ thể giúp GĐ chỉ đạo tốt hoạt động kinh doanh.
- Lập và gửu báo cáo tài chính các loại kịp thời hạn.
- Chịu trách nhiệm lưu giữ các chứng từ kế toán. Cung cấp đầy đủ các
chứng từ cho ban kiểm tra.
• Nhóm Hành Chính:
- Điện Thoại Viển: Tiếp nhận các cuộc gọi của khách hàng và chuyển cho
cán bộ liên quan. Nhận các bưu phẩm chuyển đến công ty bằng đường
phát chuyển nhanh. Trong mọi trường hợp phải lịch sự với khách hàng.
- Bảo vệ đêm công ty: Chịu trách nhiệm bảo vệ đêm tại công ty theo đúng
quy định. Chấm công đầu giờ sáng và cuối giờ chiều tai công ty
- Bảo vệ ngày công ty: Chịu trách nhiệm bảo vệ xe các nhân viên và khách
hàng đến công ty theo đúng quy định. Chấm công đầu giờ trưa tại công ty
- Tạp vụ; Thực hiện các công việc tạp vụ văn phòng theo đúng quy định của
công ty.
4. Sản phẩm và dịch vụ:
Dựa trên cơ sở nắm bắt được nhu cầu thị trường về máy tính chất lượng
cao, công ty đã mở rộng quy mô phân phối, đa dạng hóa các sản phẩm, nâng cao
tính cạnh tranh ,khắc phục những yếu khuyết điểm của các sản phẩm về chất
lượng.
Các sản phẩm của công ty phân phối:
- Máy chủ tầm chung cho mạng nội bộ trong các cơ quan, doanh nghiệp,
trường học…với thiết kế chuyên nghiệp giá thành cạnh tranh.Khác hàng:
Dự án vừa và nhỏ.
- Máy tính sách tay chất lượng cao. Khách hàng: Là nhũng doanh nhân,
những người có nhu cầu sử dụng di động.
- Máy trạm cao cấp dùng cho nhóm làm việc trong thiết kế đồ họa. Khách
hàng: là những người dùng chuyên nghiệp, hệ thống tài chính…
- Máy PC cấu hình mạnh dành cho môi trường cộng tác chuyên nghiệp nhu

ngân hàng, tài chính…với yêu cầu chất lượng dịch vụ tốt. Khách hàng là
những doanh nghiệp lớn, lien doanh…
- Máy tính đa chức năng cao cấp cho đồ họa, chơi game, truy cập internet…
thiết kế độc đáo, màu sắc sinh động. Khách hàng là gia đình cao cấp.
- Máy tính đồng bộ phù hợp cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ,
người dùng phổ thông và trong các môi trường giáo dục nơi mà hiệu quả
chi phí cũng như khả năng thực hiện và kiểm soát được ưu tiên hơn hết.
Khách hàng là Gia đình, Giáo dục, doanh nghiệp vừa và nhỏ.
5. Những thành tựu đạt được cuả công ty:
Có thể nói năm 2007 là một năm thành công rực rỡ của công ty Long Việt,
đạt mức tăng trưởng trên 40% so với cùng kỳ năm 2006 về doanh số bán ra, tiếp
tục duy trì doanh số bán cao, chuyển đổi cơ cấu tổ chức sản xuất sang quy mô
thực sự. Tìm được nhiều đối tác lớn trong nghành.
Năm 2006 từ khi chiếc máy tính đầu tiên được láp ráp cho đến nay đã
vượt ngưỡng trên 4000 chiếc. Tuy mới thành lập nhưng công ty đã được sự tin
cậy của khách hàng nên các sản phẩm của công ty đã có mặt nhiều nơi trong
nước.

Trong 3 năm phấn đấu, tất cả những nỗ lực của các nhân viên chỉ là đầu tư
để tạo ra sản phẩm chất lượng cao và đang cố gắng phấn đấu để đạt tiêu chuẩn
ISO 9001: 2000.
Mở rộng quy mô công ty, từ một chi nhánh, công ty đang và cố gắng phấn
đấu mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng dịch vụ và chăm sóc khách
hàng, cải thiện sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng. Đào tạo nhân viên có
trình độ và kinh nghiệm để phát triển nguồn nhân lực giúp công ty đạt được mục
tiêu trong tương lai gần và xa.
6. Tình hình sử dụng lao động của công ty:
Con người là một trong những yếu tố hết sức quan trọng quyết định đến
chất lượng sản phẩm và sự thành công của doanh nghiệp. Nhận thức được điều
này, công ty luôn chú trọng đến vấn đề phát triển về số lượng và chất lượng trình

độ cán bộ nhân viên. Công ty đã có những sự vượt bậc về chất và lượng.
Con người là một trong những yếu tố quyết định đến sự thành công của
doanh nghiệp. Nhận thức được điều này công ty luôn chú trọng đến việc phát
triển số lượng và trình độ cán bộ nhân viên. Trải qua 3 năm hoạt động đội ngũ
nhân viên có những trưởng thành vượt bậc về số lượng và chất lượng. Đến năm
2009 thì tổng số cán bộ nhân viên là 22 người, trong đó khu vực TP Hồ Chí Minh
chiếm 12 người, chi nhánh Đà Lạt chiếm 5 người và chi nhánh Cần Thơ chiếm 5
người.
Đào tạo liên tục cho nhân viên cũng là một chủ trương lớn của công ty.
Phối hợp các hãng công nghê, các chương trình đào tạo, phối hợp đào tạo nhân
viên nâng cao trình độ cho nhân viên. Giúp họ làm chủ hệ thống trang thiết bị,
phục vụ tích cực cho sản xuất kinh doanh. Các nhân viên công ty đều có bằng
Cao Đẳng – Đại Học và kinh nghiệm thực tế nhiều.
7. Kết quả hoạt động kinh doanh 2007/2008:
Đơn vị tính:
VNĐ
Chỉ tiêu Năm 2007 Năm 2008 Chênh lệch Tỉ lệ (%)
Doanh thu bán
hàng & cung cấp
dịch vụ
5.775.476.000 6.684.132.000 908.656.000 1,15733
Các khoản giảm
trừ
37.650.000 43.565.000 5.915.000 1,1571
Doanh thu thuần
về bán hàng &
cung cấp dịch vu
5.737.826.000 6.640.567.000 902.741.000 1,15733
Giá vốn hàng bán 4.395.937.000 5.116.496.000 720.559.000 1,1639
Lợi nhuận gộp bán

hàng & cung cấp
dịch vụ
1.341.889.000 1.524.071.000 182.182.000 1,1357
Chi phí bán hàng 291.612.000 301.641.000 10.029.000 1,034
Chi phí quản lý
doanh nghiệp
428.513.000 471.032.000 42.519.000 1,099
Chi phí tài chính 28.143.000 36.264.000 8.121.000 1,288
Lợi nhuận trước
thuế
593.621.000 715.134.000 121.153.000 1,205
Thuế thu nhập
doanh nghiệp
166.213.880 200.237.520 34.023.640 1,205
Lợi nhuận sau
thuế
427.407.120 514.896.480 87.489.360 1,205
8. Định hướng hoạt động của công ty trong thời gian tới.
- Giữ vững vị trí cạnh tranh trên thị trường, cố gắng phấn đấu đạt doanh số
3000 chiếc máy.
- Cố gắng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất – kinh doanh.
• Tiếp tục nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ kinh doanh:
- Chất lượng sản phẩm: lựa chọn nhà cung cấp, kiểm tra chất
lượng linh kiện đầu vào chuẩn bị cho sản xuất; Kiểm tra theo lô, kiểm tra
bao nhiêu %, linh kiện đạt tiêu chuẩn bao nhiêu% thì được đưa vào sản
xuất; Trường hợp linh kiện kiểm tra xác suất không đạt yêu cầu thì cần
kiểm tra như thế nào. Kiểm tra tính tương thích của thiết bị không những
tính tương thích về lắp ráp mà còn kiểm tra tính tương thích trong việc cài
đặt hệ điều hành, các phẩn mền ứng dụng theo nhu cầu bình thường của
khách hàng.

- Nghiên cứu sản phẩm: nắm bắt các kỹ thuật mới, sản phẩm
mới, tăng cường hợp tác với các đối tác để nghiên cứu sản phẩm, tiếp
nhận công nghệ, làm chủ kỹ thuật nắm vững các thiết kế sản phẩm, từng
sản phẩm đang sử dụng có đặc điểm hay có lỗi tiềm ẩn nào cần có biện
pháp theo dõi.
- Mẫu mã sản phẩm: thường xuyên liên hệ với các hang để
nắm bắt nhu cầu, xu hướng sản phẩm của họ để xây dựng hình thức mẫu
mã cho sản phẩm của mình. Đảm bảo đa dạng sản phẩm có nhiều sự lựa
chon cho khách hàng.
• Nâng cao chất lượng dịch vụ:
- Hướng tới thị trường tiêu dùng là doanh nghiệp và gia
đình, vì vậy cần phải có nhóm chăm sóc khách hàng thực hiện công việc
từ chăm sóc khách hàng đến cài đặt phần mềm và sửa chữa tại địa chỉ
khách hàng => cần xây dựng muc tiêu chất lượng cho bộ phận này.
- Cải thiện về thái độ và thời gian phục vụ khách hàng bao
gồm: thái độ khi tiếp xúc với khách hàng (bảo hành, vận kho); Thái độ
ứng xử văn hóa doanh nghiệp; Rút ngắn thời gian giao hàng cho khách
hàng, thời gian bảo hành cho khách hàng.
- Củng cố và hoàn thiện sản phẩm, hoàn thiện hệ thống
TPU hiện có: xây dựng mối liên hệ chặt chẽ, xem xét quyền lợi khách
hàng, rút ngắn các thủ tục rườm rà không cần thiết, thực hiện đào tạo một
cách có hệ thống và liên tục cho các cán bộ làm TBU.
• Hệ thống sản xuất:
- Xây dựng các công trình sản xuất mang
tính công nghệ cao; quy trình lắp ráp, quy trình kiểm tra các công đoạn
sản xuất, đóng gói, bảo hành
- Hoàn thiện hệ thống thiết bị, công cụ sản
xuất và kiểm tra.
• Hệ thống kinh doanh và tiếp thị:
- Mở rộng hệ thống đại lý theo

chiều rộng và chiều sâu.
- Kế hoạch quảng cáo, tiếp
thị….
• Tổ chức nâng cao hiệu quả hoạt động các phòng ban chuyên môn, các
phòng chức năng, các phòng nhân sự, bổ sung nhân sự và một số bộ phận
chức năng mới:
- Xây lại bản mô
tả công việc theo chức năng và nhiệm vụ mới của từng vị trí công tác.
- Sự gương mẫu
và quản lý tốt của các manager.
- Sự phối hợp
chặt chẽ, cụ thể trong cùng công việc giữa các bộ phận.
II. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh:
1 Phân tích môi trường vĩ mô:
1.1 Tổng quan nền kinh tế qua những năm gần đây và đầu năm 2009:
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh năm 1994 ước tính
6,23% so với năm 2007 trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng
3,79%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,33 %; khu vực dịch vụ tăng
7,2%. Trong 6.23% tăng trưởng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản đóng góp 0,68%; công nghiệp xây dựng đóng góp 2,65% và
dịch vụ đóng góp 2,9 điểm phần trăm. Tốc độ tổng sản phẩm trong nước năm
2008 tuy có thấp hơn tốc độ tăng 8,48% của năm 2007 nhưng trong bối cảnh
khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu nước ta đạt được tốc độ tăng trưởng
tương đối cao như vậy là một cố gắng lớn.
Tổng sản phẩm trong nước năm 2008 theo giá so sánh năm 1994
Đơn vị tính:
%
Năm 2006 2007 2008 Đóng góp điểm
phần trăm
Nông, lâm nghiệp và thủy sản 3,69 3,40 3,79 0,68

Công nghiệp và xây dựng 10,38 10,60 6,33 2,65
Dịch vụ 8,29 8,86 7,20 2,9
Tổng số 8,23 8,48 6,23 6,23
Xét theo ngành kinh tế, mức tăng của khu vực nông, lâm nghiệp và thủy
sản năm 2008 cao hơn mức tăng năm 2006 và năm 2007, chủ yếu do sản xuất
nông nghiệp được mùa, sản lượng lúa cả năm tăng 2,7 triệu tấn so với năm 2007
và là mức tăng cao nhất trong vòng 11 năm trở lại đây. Tăng trưởng khu vực
công nghiệp và xây dựng năm nay đạt mức thấp hơn năm 2007; công nghiệp chế
biến chiếm tỉ trọng 63,5% tổng giá trị tăng thêm công nghiệp nhưng giá trị tăng
thêm chỉ tăng 10% thấp hơn mức 12,8% của năm 2007; đặc biệt giá trị tăng thêm
của ngành xây dựng năm nay không tăng trong khi năm 2007 ngành này tăng ở
mức 12%.
Xét theo các yếu tố sử dụng GDP năm 2008 thì tốc độ tăng của tích lũy tài
sản cố định, tiêu dùng cuối cùng và xuất khẩu theo giá so sánh 1994 điều giảm so
với mức tăng của năm 2007. Tốc độ tăng tích lũy tài sản cố định năm 2008 giảm
mạnh, từ mức 24,4% của năm 2007 xuống còn 4,1%. Tốc độ tăng tiêu dùng cuối
năm 2008 giảm cả khu vực nhà nước và hộ gia đình so với tốc độ của năm 2007,
trong đó tiêu dùng cuối năm của khu vực nhà nước giảm từ 8,9% năm 2007
xuống còn 7,5% năm 2008; tốc độ tăng tiêu dùng của khu vực hộ gia đình giảm
từ 10,7% xuống còn 8%. Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ năm 2008 tăng thấp so
với năm 2007 chỉ tăng ở mức 5,6%. So với GDP, xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ
bằng 69,5% và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ bằng 84%.
Giá tiêu dùng: Giá tiêu dùng năm 2008 tăng cao và có diễn biến phức tạp.
Những tháng đầu năm 2008 do giá nguyên vật liệu, giầu mỏ và lương thực tăng
chóng mặt kèm theo chính sách nởi lỏng tiền tệ và tài khóa một cách quá mức
của chính phủ những năm trước đây tạo ra làm cho chỉ số giá tiêu dùng tăng vọt
ở mức cao nhất trong 17 năm qua lên đến 23%. Đồng thời do nền kinh tế phát
triển quá nóng dân tới đầu tư tràn lan kém hiệu quả gây ra nhập khẩu tăng vọt
đẩy thâm hụt thương mại lên mức kỉ lục là 17 tỉ USD.
Bảng so sánh chỉ tiêu kinh tế Việt Nam năm 2007 và năm 2008

Đơn vị tính: %
Các chỉ số Năm 2007 Năm 2008
Tăng trưởng GDP 8,5 6,2
Tăng trưởng tiêu dùng cá nhân 9,6 3,9
Tăng trưởng chi tiêu công 8,9 8,0
Tăng trưởng đầu tư 23,0 14,0
Tăng trưởng xuất khẩu 15,2 19,6
Tăng trưởng nhâp khẩu 12,6 23,0
Tiêu dùng toàn xã hội: trong bối cảnh lạm phát tăng cao những tháng đầu
năm, sau đó lại là suy giảm tăng trưởng kinh tế những tháng cuối năm khiến thu
nhập thự tiễn của người Việt Nam giảm đáng kể, người tiêu dùng Việt Nam đã
phản ứng bằng cách giảm chi tiêu cá nhân. Tỉ lệ tăng trưởng tiêu dùng năm 2008
chỉ là 3,9% mức tăng rất thấp nếu so với mức tăng 9,6% của năm 2007 và tỉ lệ
này tiếp tục suy giảm trong những tháng đầu năm 2009.
Thu chi ngân sách nhà nước: theo báo cáo của Bộ Tài Chính, tổng thu
ngân sách Nhà nước năm 2008 ước tính tăng 26,3% so với năm 2007 và bằng
123,8% dự toán năm. Tổng chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính tăng
22,3% so với năm 2007 và bằng 118,9% dự toán năm.
Bội chi ngân sách nhà nước năm 2008 ước tính bằng 13,7% tổng chi và
bằng 97,5% mức bội chi dự toán năm đã được Quốc hội thông qua đầu năm,
trong đó 77,3% được bù đắp bằng nguồn vốn vay trong nước và 22,7% được bù
đắp bằng nguồn vốn vay nước ngoài.
Đầu tư: Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008 tính theo giá thực tế
ước tính đạt 637,3 nghìn tỉ đồng và bằng 43,1% GDP và tăng 22,2% so với năm
2007 bao gồm vốn khu vực nhà nước 184,4 nghìn tỉ đồng, chiếm 28,9% tổng vốn
và giảm 11,4%; khu vực ngoài nhà nước 263 nghìn tỉ đồng chiếm 41,3% và tăng
42,7%; khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 189,9 nghìn tỉ đồng chiếm
29,8% và tăng 46,9%.
Vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện năm 2008
Nghìn tỉ

đồng
Cơ cấu(%) So với năm
2007(%)
Khu vực nhà nước 184,4 28,9 88,6
Khu vực ngoài nhà nước 263,0 41,3 142,7
Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài
189,9 29,8 146,9
Tổng số 637,3 100 122,2
Đầu tư toàn xã hội năm 2008 tăng chóng mặt lên đến mức 11,2 %. Mặc dù
có những mối quan ngại về nền kinh tế đang xấu đi nhưng đầu tư trực tiếp nước
ngoài đăng kí vào Việt Nam vẫn tăng mạnh. Luồng vốn FDI được duyệt lên đến
64 tỷ USD gấp 3 lần năm 2007. Tuy nhiên thực tế vốn giải ngân thực sự ít hơn
nhiều chỉ khoảng 11 tỷ USD. Trong đầu năm 2009 nguồn vốn FDI đổ vào Việt
Nam đã có sự suy giảm rõ rệt do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu. Thống kê 3 tháng đầu năm 2009 trong 3 tháng thì Việt Nam thu hút được
2,1 tỷ đầu tư nước ngoài. Số tiền cam kết cho các dự án đã khởi động dự tính sẽ
đạt 6 tỷ USD trong 3 tháng đầu năm thấp hốn với năm ngoái tới 40%. Trong khi
đó đầu tư công khó có khả năng tăng trở lại do thâm hụt ngân sách ở Việt Nam
đang ở mức rất cao. Các doanh nghiệp đang gặp khó khăn về vốn lẫn đầu ra sản
phẩm nên họ cũng không mặn mà với việc mở rộng sản xuất kinh doanh. Điều
này khiến cho tổng mức đầu tư toàn xã hội sẽ suy giảm mạnh trong năm 2009.
Các dự án vốn đầu tư nước ngoài được cấp phép chủ yếu tập trung vào
lĩnh vực công nghiệp và xây dựng với 32,6 tỉ USD, chiếm 54,1% tổng vốn đăng
ký; dịch vụ 27,4 tỉ USD chiếm 45,5%; nông lâm nghiệp và thủy sản 252,1 triệu
USD chiếm 0,4%. Trong số các nước đầu tư vào Việt Nam,Maliaxia là nhà đầu
tư lớn nhất với 14,9 tỉ USD chiếm 24,8%tổng vốn đăng ký; tiếp đến là Đài Loan
với 8,6 tỉ USD chiếm 14,3%; Nhật Bản 7,3 tỉ USD chieems12,1 % còn lại là các
nước như Xingapo, Brunay, Canada
Xuất khẩu: Cuộc khủng hoảng toàn cầu đã ảnh hưởng tiêu cực đến xuất

khẩu Việt Nam do các thị trường tiêu thụ chính bị thu hẹp. Thống kê cho thấy 3
tháng đầu năm 2009 thì xuất khẩu khá ảm đạm, mặc dù xuất khẩu Việt Nam
trong tháng 3 giảm 2,8 % so với cùng kỳ năm 2008, chỉ có 9/35 mặt hàng xuất
khẩu thống kê tăng còn lại giữ nguyên hoặc giảm. Xuất khẩu ba tháng qua của
hơn 10 mặt hàng chủ lực như điện tử, công nghệ máy móc, thủy hải sản, caffe,
hạt điều, dầu thô … điều giảm 10- 20%. Có mặt hàng giảm gần 50% như cao su,
dây cáp điện…Năm 2008 có 8 nhóm hàng/ mặt hàng xuất khẩu đạt kim ngạch
trên 2 tỉ USD đó là: dầu thô 10,5 tỉ USD; hàng dệt may 9,1 tỉ USD; giày dép 4,7
tỉ USD; thủy sản 4,6 tỉ USD; gạo 2,9 tỉ USD, sản phẩm gỗ 2,8 tỉ USD; điện tử
2,7 USD; Caffe 2 tỉ USD. Trong các thị trường xuất khẩu Việt Nam, Hoa kỳ là
đố tác lớn nhất, ước tính đạt 11,6 tỉ USD. Thị trường EU ước tính đạt 10 tỉ USD.
Nhập khẩu: kim ngạch hàng hóa nhập khẩu ước tính đạt 80,4 tỉ USD, tăng
28,3% so với năm 2007, bao gồm khu vực kinh tế trong nước đạt 51,8 tỉ USD
tăng 26,5%; khu vực đầu tư nước ngoài đạt 26,8 tỉ USD tăng 31,7%. Trong tổng
kim ngạch hàng hóa nhập khẩu năm 2008 tư liệu sản xuất chiếm 88,8%, hàng
tiêu dùng chiếm 7,8%. Các mặt hàng tiêu dùng đang có xu hướng tăng cho thấy
hàng tiêu dùng nước ngoài đang tạo sức ép lên hàng tiêu dùng trong nước. Nhập
khẩu ô tô đạt mức cao kỷ lục 2,4 tỉ USD, nhập khẩu xăng dầu tăng 12,9 triệu tấn
tăng 0,1 %, hàng điện tử linh kiên đạt 3,7 tỉ USD tăng 25,8 so với năm trước.
Tổng số lao động việc làm cho các ngành kinh tế năm 2008 ước tính 45
triệu người, tăng 2% so với năm 2007; trong đó khu vực nhà nước 4,1 triệu
người, tăng 2,5%. Lao động ngoài nhà nước là 39,1 triệu người tăng 1,2%; lao
động khu vực đầu tư nước ngoài 1,8 triệu người, tăng 18,9 %. Tỉ lệ thất nghiệp
của lao động ở khu vực thành thị ước tính 4,65%.
1.2 Các chính sách phát triển công nghệ thông tin phục vụ cho sự
nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước:
 Định hướng phát triển công nghệ thông tin đến 2015 và tầm nhìn đến
2020 của chính phủ:
- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong mọi lĩnh
vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức trong tất cả các ngành. Xây dựng

và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh
nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để Việt Nam đạt trình độ khá
trong khu vực ASEAN. Hình thành xã hội thông tin.
- Công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông có tốc độ tăng trưởng
trên 20%/năm, đạt tổng doanh thu khoảng 15 tỷ USD.
- Đào tạo về công nghệ thông tin và truyền thông ở các trường đại học đạt
trình độ và chất lượng tiên tiến trong khu vực ASEAN. Đảm bảo 80% sinh viên
công nghệ thông tin và truyền thông tốt nghiệp ở các trường đại học đủ khả năng
chuyên môn và ngoại ngữ để tham gia thị trường lao động quốc tế.
 Các mục tiêu phát triển công nghệ thông tin của chính phủ:
• Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông:

- Ðảm bảo trên
80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các ứng dụng
công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet. Từng bước đưa công
nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp khoảng cách
số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và tri thức kịp
thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin điện tử.
Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện trên
toàn quốc. Phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế.
- Ứng dụng
mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong những ngành dịch vụ kinh tế
có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không, du lịch,
thuế, v.v đảm bảo năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành này

×