Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

tình hình thực tiễn về hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty tv-tk- xd 204

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (379.95 KB, 54 trang )

Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
LỜI CẢM ƠN
Hai năm học trôi qua thật nhanh đã dần đi vào kết thúc. Nhằm củng cố lại
kiến thức đã học nhà trường đã tổ chức thực tập cuối khóa học cho học viên để
phục vụ cho kỳ thi tốt nghiệp sắp tới.
Qua thời gian thực tập tương đối ngắn tại công ty TV-TK và XD 204 đã
giúp em tiếp xúc với thực tế mở rộng vốn kiến thức của mình từ đó em có thể
hiểu thêm về công tác hạch toán kế toán sau này.
Để hoàn thành BCTT này em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo
trường ĐHPY trong tổ bộ môn khoa kinh tế đã tận tình dạy bảo cho em trong
suốt hai năm học vừa qua. Đặc biệt em vô cùng cảm ơn thầy giáo Nguyễn Văn
Khieâm đã hướng dẫn tận tình giúp đỡ em hoàn thành báo cáo này.
Em xin cảm ơn sự quan tâm nhiệt tình của Ban lãnh đạo công ty đặc biệt
là phòng tài chính - kế toán đã giúp em đi sâu và hiểu rõ những kiến thức mình
đã học để có thể hoàn thành báo cáo này tốt hơn.
Những tình cảm kiến thức của thầy cô giáo cũng như kinh nghiệm làm
việc của các cô chú, anh chị trong công ty sẽ là hành trang cần thiết cho em
vững bước vào đời.
Chuyên đề này được hoàn thành với sự nổ lực của bản thân cùng với sự
hướng dẫn tận tình của thầy giáo Nguyễn Văn Khiêm và các cô chú, anh chị
nhân viên trong phòng kế toán của công ty.
Tuy nhiên với cách nhìn nhận vấn đề và khả năng lý luận còn hạn chế nên
việc trình bày chuyên đề chắc chắn không tránh khỏi sai sót. Em rất mong nhận
được sự đóng góp ý kiến của quí thầy cô lãnh đạo và cán bộ - nhân viên trong
công ty để chuyên đề em hoàn thiện hơn.
Qua bài báo cáo này, em xin kính gửi đến nhà trường, quý thầy cô giáo,
ban lãnh đạo công ty cùng toàn thể các anh chị trong phòng TC-KT lời chúc sức
khỏe, thành đạt và nhiều hạnh phúc.
Em xin chân thành cảm ơn !
TP. Tuy Hòa, ngày 01 tháng 8 năm 2008
Học sinh


Ma Thị Như Ngọc
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế thị trường đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp chủ
động đầu tư vốn sản xuất kinh doanh. Đặc biệt trong thời kỳ mở cửa đất nước ta
đã gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO) tạo điều kiện cho các doanh
nghiệp mở rộng sản xuất, trao đổi hàng hóa với nhau ngày càng nhiều và dễ
dàng hơn.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 1
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Nhưng đó cũng là việc cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp có cùng
loại hình kinh doanh trong nước và quốc tế. Chính vì vậy mà doanh nghiệp phải
đảm bảo nguồn lực, tài lực và vật lực để chuẩn bị vào sân chơi mới, trong đó có
yếu tố cấu thành nên sản phẩm để doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường.
Vậy để có điều kiện sản xuất tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng với chi
phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp và thu nhập của người lao
động phải kể đến nhiều yếu tố trong đó có nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ.
Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ là yếu tố cấu thành nên sản phẩm, giá trị của
nó chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm là yếu tố đầu vào không thể
thiếu trong quá trình sản xuất. Nên doanh nghiệp muốn tồn tại, phát triển và
đứng vững trên thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải có sức cạnh tranh. Sức
cạnh tranh của doanh nghiệp phần lớn phụ thuộc vào hiệu quả kinh doanh. Để
nâng cao hiệu quả kinh doanh của mình, doanh nghiệp luôn luôn cải tiến áp
dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến hiện đại vào qui trình sản xuất. Doanh nghiệp
phải biết được đâu là điểm mạnh của mình để phát huy và đâu là điểm yếu để
khắc phục. Đối với các doanh nghiệp nói chung và công ty xây dựng nói riêng
NVL, CCDC là một trong những tư liệu lao động cần thiết cho việc sản xuất ra
sản phẩm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải quan tâm đến việc sử dụng NVL,
CCDC hợp lý để có chi phí thấp nhất mang lại lợi nhuận cao nhất.
Với nhận định trên qua thời gian thực tập tại công ty Tư Vấn, Thiết Kế và

Xây Dựng 204 được sự giúp đỡ của các cô chú trong ban lãnh đạo, các anh chị
trong phòng TC - KT sự tận tình hướng dẫn thầy giáo Nguyễn Văn Khiêm cùng
với sự học hỏi của bản thân em quyết định chọn đề tài "NVL - CCDC" công ty
TV - TK và XD 204 để làm báo cáo thực tập của mình.
Nội dung chuyên đề gồm 3 phần chính:
- Phần I: Cơ sở lý luận
- Phần II: Tình hình thực tiễn về hoạt động SXKD tại công ty TV-TK- XD 204.
- Phần III: Kết luận và đề nghị.
Tuy Hòa, ngày 01 tháng 08 năm 2008
Học sinh thực hiện
Ma Thị Như Ngọc

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
I- KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM QUI ĐỊNH VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN
VẬT LIỆU - CÔNG CỤ DỤNG CỤ:
1. Khái niệm, đặc điểm, qui định về NVL-CCDC:
1.1. Khái niệm:
- Nguyên vật liệu là gì ? Nguyên vật liệu là những đối tượng lao động chỉ
tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất định và toàn bộ giá trị được
chuyển hết một lần vào giá trị sản phẩm mới tạo ra.
- Công cụ dụng cụ là gì ? Công cụ dụng cụ là những tư liệu lao động
không có đủ tiêu chuẩn về giá trị và thời gian sử dụng qui định đối với TSCĐ.
1.2. Đặc điểm:
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 2
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
- Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất, bị tiêu hao toàn
bộ và chuyển dịch giá trị một lần vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
- Công cụ dụng cụ thường tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất thường vẫn
giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, trong quá trình tham gia vào quá trình sản

xuất, giá trị công cụ dụng cụ bị hao mòn dần và chuyển dịch từng phần vào chi
phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
1.3. Qui định về hạch toán nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ:
- Phải thường xuyên tiến hành mua vật liệu, công cụ dụng cụ để đáp ứng
kịp thời cho quá trình sản xuất.
- Phải quản lý khối lượng, chất lượng, qui cách, chủng loại, giá mua chi
phí thu mua và thực hiện kế hoạch mua theo tiến độ thời gian phù hợp với tình
hình sản xuất của doanh nghiệp.
- Tổ chức tốt kho tàng, bến bãi và các phương tiện cân đo, bảo quản vật
liệu tránh hư hỏng, mất mát, hao hụt.
- Sử dụng vật liệu, công cụ dụng cụ hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức
dự toán, nhằm hạ thấp chi phí.
- Phải xác định được mức dự trữ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ đảm
bảo cho sản xuất bình thường, không bị gián đoạn, không ứ đọng vốn.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 3
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
2. Qui trình hạch toán:
2.1. Sơ đồ trình tự kế toán NK VL theo hình thức chứng từ ghi sổ:
2.2. Sơ đồ trình tự ghi sổ KT xuất NVL_CCDC theo hình thức CTGS:
2.3. Sơ đồ hạch toán phương pháp thẻ song song:
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 4
Hóa đơn
mua hàng
Phiếu kê
mua hàng
Phiếu
nhập kho
Hóa đơn cước phí

vận chuyển
Biên bản
nghiệm thu
Bảng kê phân loại
CT mua hàng
CTGS
Sổ đăng ký
CTGS
Sổ cái
Kế toán chi tiết
NVL - CCDC
Phiếu
xuất kho
Phiếu xuất kho vật
tư theo hạn mức
Phiếu xuất kho
kiêm v/c nội bộ
Hóa đơn kiêm
phiếu xuất kho
Phiếu báo hỏng
CCDC
Bảng kê phân loại
CT xuất
Bảng phân bổ
NVL - CCDC
Sổ đăng ký
CTGS
Sổ
cái
Chứng từ

ghi sổ
Sổ theo dõi CCDC
Kế toán chi tiết
Phiếu
nhập kho
Thẻ kho
Sổ (thẻ)
chi tiết
Bảng tổng hợp
N-X-T kho VT
Kế toán tổng
hợp
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Ghi hằng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
II- NỘI DUNG CỦA TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN NVL:
1. Tổ chức chế độ chứng từ kế toán:
- Căn cứ vào hệ thống chứng từ Nhà nước đã ban hành và nội dung kinh tế
của hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp để lựa chọn các mẫu
chứng từ ban đầu phù hợp với từng loại nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh.
• Chứng từ lao động tiền lương
• Chứng từ hàng tồn kho
• Chứng từ bán hàng
• Chứng từ tiền tệ
• Chứng từ TSCĐ
2. Tổ chức hệ thống TK kế toán:
Qua thời gian thực tập tại công ty TV-TK và XD 204 tôi thấy doanh
nghiệp đang sử dụng hệ thống tài khoản kế toán ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC.

GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 5
Phiếu
xuất kho
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
DANH MỤC HỆ THỐNG TK KẾ TOÁN ÁP DỤNG TẠI CÔNG TY
TƯ VẤN TK-XD 204
SHTK
Tên TK
SHTK
Tên TK
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 1 Cấp 2
111 Tiền mặt 331 Phải trả người bán
131 Phải thu khách hàng 621 Chi phí NVL trực tiếp
133 Thuế GTGT được khấu trừ 627 CPSX chung
1331 Thuế GTGT được khấu trừ
của hàng hóa, dịch vụ.
6271 CPNV phân xưởng
1332 Thuế GTGT được khấu trừ
của TSCĐ
6272 CP vật liệu
152 Nguyên vật liệu 6273 CP dụng cụ SX
154 XPSX, KD dở dang 6274 CP khấu hao TSCĐ
6277 CP dịch vụ mua ngoài
6278 CP bằng tiền khác
811 CP khác
3. Tổ chức chế độ sổ KT:
* Khái niệm về sổ kế toán:
- Sổ kế toán là sổ dụng để phản ánh lần 2 các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
đã được lập chứng từ hợp lý, hợp lệ, một cách có hệ thống theo thứ tự thời gian

và theo nội dung kinh tế của chúng.
* Công dụng: Số liệu của sổ KT được dùng để lập các BCTC tương ứng.
Hiện nay ở nước ta có 4 hình thức tổ chức sổ KT:
- Nhật ký - Sổ cái
- Nhật ký chung
- Chứng từ ghi sổ
- Nhật ký chứng từ
3.1. Hình thức kế toán NK - sổ cái:
3.1.1. Đặc điểm: Kết hợp ghi sổ theo thứ tự thời gian với ghi sổ phân loại
theo hệ thống, toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh ghi vào một sổ
kế toán tổng hợp duy nhất là nhật ký, sổ cái.
Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với việc ghi sổ kế toán chi tiết.
3.1.2. Sổ kế toán sử dụng:
- Sổ kế toán tổng hợp: Sổ này dùng để ghi các nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh theo thứ tự thời gian vừa theo hệ thống sổ này được mở cho từng niên
độ kế toán và khóa sổ hàng tháng.
- Sổ kế toán chi tiết được mở chi tiết cho các tài khoản cấp I cần theo dõi
chi tiết như: Sổ TSCĐ, sổ chi tiết VL, thẻ kho
3.1.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ:
Phương pháp ghi sổ:
- Hằng ngày căn cứ vào chứng từ gốc (hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc)
kế toán tiến hành định khoản rồi ghi vào nhật ký - sổ cái. Mỗi chứng từ là một
dòng
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 6
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
- Cuối kỳ (tháng, quí, năm) tiến hành khóa sổ các TK.
Sơ đồ trình tự KT hình thức NK - Sổ cái.

Chú thích:

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3.2. Hình thức kế toán nhật ký chung:
3.2.1. Đặc điểm: Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo
hệ thống toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong kỳ để ghi vào
hai loại sổ kế toán riêng biệt là: Sổ nhật ký chung và sổ cái tài khoản.
- Tách rời việc ghi chép kế toán tổng hợp với việc ghi chép kế toán chi tiết
để ghi vào hai loại sổ kế toán riêng biệt.
3.2.2. Sổ kế toán sử dụng: Là hình thức phản ánh các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh theo thời gian.
- Sổ cái là sổ kế toán tổng hợp dùng để ghi chép các nghiệp vụ kinh tế tài
chính phát sinh trong niên độ kế toán. Mỗi tài khoản được mở trên một trang sổ
riêng, sổ cái mở cho cả 2 bên Nợ và Có của TK. Cuối kỳ (tháng, quí, năm) khóa
sổ cái, lấy số liệu lập bảng CĐKT.
3.2.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ:
* Phương pháp: Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ được dùng làm căn
cứ ghi sổ, trước hết ghi nghiệp vụ phát sinh vào sổ nhật ký chung. Sau đó căn cứ
số liệu đã ghi trên sổ nhật ký chung để ghi vào sổ cái theo các TK kế toán phù
hợp.
- Cuối tháng, cuối quí, cuối năm cộng số liệu trên sổ cái lập bảng CĐKT.
- Cuối (tháng, quí) phải tổng hợp số liệu, khóa sổ thẻ chi tiết rồi lập các
bảng tổng hợp chi tiết.
- Sau khi đã kiểm tra đối chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng
tổng hợp chi tiết được dùng để lập các BCKT.
* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán nhật ký chung
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 7
Sổ quĩ Chứng từ gốc Sổ thẻ kế toán chi tiết
(3)

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Nhật ký - Sổ cái
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
(1)
(1)
(5)
Báo cáo kế toán
(6)
(2)
(4)
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Quan hệ đối chiếu
3.3. Hình thức chứng từ ghi sổ:
3.3.1. Đặc điểm: Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh trên
chứng từ gốc đều được phân loại, tổng hợp, lập chứng từ ghi sổ, sau đó sử dụng
chứng từ ghi sổ để ghi vào các sổ kế toán, tổng hợp liên quan.
- Tách rời việc ghi sổ theo thời gian với việc ghi sổ theo hệ thống trên các
loại sổ kế toán, tổng hợp riêng biệt: sổ cái các TK và sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ.
- Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết vào 2
loại sổ kế toán riêng biệt.
3.3.2. Sổ kế toán sử dụng: Trong hình thức này gồm có:
- Sổ kế toán tổng hợp: Bao gồm sổ cái các tài khoản và sổ đăng ký CTGS.
- Sổ kế toán chi tiết: được mở theo dõi chi tiết cho các đối tượng kế toán đã được
phản ánh trên sổ kế toán chi tiết như: sổ chi tiết vật liệu, sổ TSCĐ

3.3.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ:
* Phương pháp ghi sổ:
- Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc của bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế
toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để vào sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ. Sau đó được dùng để ghi vào sổ cái.
- Cuối tháng (quí) phải khóa sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Cuối tháng (quí) phải tổng hợp số liệu, khóa sổ, thẻ chi tiết. Sau khi đối
chiếu khớp đúng số liệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được sử dụng
để lập BCKT.
* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức CTGS:
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 8
Chứng từ gốc
Sổ nhật ký chung
Sổ nhật ký
chuyên dùng
Sổ thẻ hạch
toán chi tiết
Sổ cái
Bảng CĐKT
Báo cáo KT
(1)(1) (1)
(2)
Bảng tổng hợp
chi tiết
(3)
(5)
(4)
(7)

(8)
(6)
Sổ quĩ Chứng từ gốc Sổ, thẻ hạch toán
chi tiết
Bảng tổng hợp
chứng từ gốc
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái
Bảng CĐKT
Báo cáo TC
Sổ đăng ký
CTGS
Bảng tổng hợp chi
tiết
(1) (1)
(2)
(5)
(8)
(9)
(6)
(4)
(9)
(7)
(3)
(2)
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ

Chú thích:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng

Quan hệ đối chiếu
3.4. Hình thức kế toán nhật ký - chứng từ:
3.4.1. Đặc điểm: Các hoạt động kinh tế tài chính được phản ánh ở chứng
từ gốc đều được phân loại, hệ thống hóa để ghi vào bên có của TK trên các sổ
nhật ký chứng từ, cuối kỳ tổng hợp số liệu từ nhật ký, chứng từ để ghi vào sổ cái
các TK.
- Kết hợp ghi sổ theo dõi thời gian với ghi sổ theo hệ thống để ghi vào một
loại sổ kế toán tổng hợp là các sổ nhật ký, chứng từ. Kết hợp kế toán tổng hợp
và kế toán chi tiết đồng thời trên cùng một mẫu sổ và trong cùng thời gian.
3.4.2. Sổ kế toán sử dụng:
- Bao gồm các nhật ký - chứng từ, các bảng kê, bảng phân bổ, sổ, thẻ kế
toán chi tiết và sổ cái.
3.4.3. Trình tự và phương pháp ghi sổ:
* Phương pháp: Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ gốc đã kiểm tra, lấy số
liệu ghi trực tiếp vào các nhật ký, chứng từ hoặc bảng kê, sổ chi tiết có liên
quan.
- Đối với các nhật ký chứng từ được ghi căn cứ vào các bảng kê, sổ chi
tiết thì hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán ghi vào bảng kê, sổ chi tiết cuối
tháng phải chuyển số liệu, tổng cộng của bảng kê, sổ chi tiết vào nhật ký chứng
từ.
- Đối với các loại chi phí sản xuất, kinh doanh phát sinh nhiều lần hoặc
mang tính chất phân bổ, các chứng từ gốc trước hết được tập hợp và phân loại
trong bảng phân bổ. Sau đó lấy số liệu từ các bảng phân bổ để ghi vào các bảng
kê và nhật ký chứng từ có liên quan.
- Cuối tháng (quí) khóa sổ, cộng số liệu trên các nhật ký chứng từ, kiểm
tra đối chiếu số liệu trên các nhật ký chứng từ với các sổ kế toán chi tiết bảng
tổng hợp chi tiết có liên quan và lấy số liệu tổng cộng của các nhật ký chứng từ
ghi trực tiếp vào sổ cái.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 9

Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
* Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán của hình thức kế toán nhật ký chứng
từ.
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
4. Tổ chức lập BCTC:
- Cuối kỳ (cuối tháng, cuối quí, cuối năm) kế toán tổng hợp số liệu, lập
BCTC theo qui định để phản ánh tình hình tài chính tháng, quí, năm đó các
BCTC quí, năm phải được giải quyết kịp thời theo đúng chế độ qui định cho các
nơi nhận báo cáo.
- Đối với những BCTC bắt buộc: BCĐKT, BC kết quả hoạt động kinh
doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ, bản thuyết minh bổ sung phải tổ chức ghi
chép theo đúng mẫu, biểu, chỉ tiêu qui định.
5. Tổ chức công tác kiểm kê tài sản, kiểm tra KT:
5.1. Tổ chức kiểm kê TS:
- Căn cứ vào chế độ kiểm kê TS áp dụng thống nhất cho các lĩnh vực, các
ngành kinh tế quốc dân, doanh nghiệp phải tổ chức thực hiện kiểm kê tài sản
định kỳ và bất thường như kiểm kê tài sản, khi kết thúc kỳ kế toán, khi giải thể,
sáp nhập đơn vị, khi bàn giao tài sản. Tổ chức kiểm kê tài sản phải xác định rõ
mục đích, yêu cầu và phương pháp kiểm kê, tiến hành kiểm kê theo trình tự từ
các bước công việc, đề xuất biện pháp xử lý những tài sản thừa thiếu, kém phẩm
chất phát hiện khi kiểm kê.
- Tổ chức kiểm kê tài sản nhằm đảm bảo số liệu kế toán được chính xác
bảo vệ tài sản vật tư, tiền vốn của doanh nghiệp.
5.2. Kiểm tra kế toán:
- Kiểm tra kế toán là một công việc của kế toán nhằm giúp doanh nghiệp
thực hiện công tác kế toán dùng chế độ TC kế toán hiện hành của Nhà nước.
- Kiểm tra kế toán cần tập trung vào những nội dung sau:

GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 10
Chứng từ gốc và các
bảng phân bổ
Sổ quĩ
Thẻ và sổ KT
chi tiết
Bảng kê Nhật ký CT
Sổ cái
Báo cáo TC
Bảng tổng hợp
chi tiết
(1)
(1) (1)
(2)
(2)
(3)
(4)
(5)
(5)
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
+ Kiểm tra việc hạch toán ban đầu: viêc sử dụng mẫu biểu chứng từ, lập
chứng từ, thu nhận kiểm tra chỉnh lý chứng từ, luân chuyển chứng từ.
+ Kiểm tra việc vận dụng hệ thống TK kế toán, việc mở, ghi chép khóa sổ,
kiểm tra đối chiếu số liệu kế toán.
+ Kiểm tra việc thực hiện chế độ kiểm kê định kỳ đối với tài sản, vật tư,
tiền vốn ở các bộ phận trong đơn vị .
+ Kiểm tra đánh giá, đánh giá lại tài sản việc tập hợp phân bổ chi phí, tính
giá thành, kết quả sản xuất kinh doanh.
+ Kiểm tra tình hình quản lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp, việc

thực hiện chế độ, trách nhiệm, vật chất đối với những người liên quan đến quản
lý, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
+ Kiểm tra tình hình tổ chức công tác kế toán, việc thực hiện kiểm tra kế
toán trong nội bộ doanh nghiệp.
III- CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ CHÍNH SÁCH KẾ TOÁN ĐƠN VỊ ÁP
DỤNG :
1. Chế độ kế toán đơn vị áp dụng:
- Công ty tư vấn TK và XD 204 đang áp dụng chế độ kế toán được ban
hành theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của BTC.
- Chế độ kế toán gồm 4 phần:
Phần I: Hệ thống TK kế toán
Phần II: Hệ thống BCTC
Phần III: Hệ thống chứng từ kế toán
Phần IV: Chế độ sổ kế toán
2. Hình thức kế toán đơn vị áp dụng:
2.1. Hình thức: Công ty Tư Vấn TK và XD 204 với qui mô sản xuất nhỏ
nên doanh nghiệp đã chọn hình thức "Chứng từ ghi sổ" để áp dụng cho doanh
nghiệp với hình thức "Chứng từ ghi sổ" này có mẫu sổ đơn giản, rõ ràng, dễ
hiểu, dễ làm, thuận lợi cho việc phân công lao động kế toán.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 11
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
2.2. Mô hình trình tự ghi sổ qua hình thức "Chứng từ ghi sổ":
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Ghi đối chiếu
2.3. Đặc trưng của CTGS:
- CTGS do kế toán doanh nghiệp lập trên cơ sở của chứng từ gốc.
- Tách rời việc ghi sổ kế toán tổng hợp với việc ghi sổ theo hệ thống trên 2

sổ kế toán tổng hợp riêng biệt, sổ cái các TK và sổ đăng ký chứng từ ghi sổ.
- Tách rời ghi sổ kế toán tổng hợp với ghi sổ kế toán chi tiết vào hai loại
sổ kế toán riêng biệt.
3. Phương pháp hạch toán hàng tồn kho đơn vị áp dụng:
- Có 2 phương pháp hạch toán hàng tồn kho.
+ Phương pháp kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Do tình hình đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Tư
Vấn TK và XD 204 hiện đang áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên.
* Nội dung của phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theo
dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục và có hệ thống tình hình nhập, xuất tồn
kho vật tư, hàng hóa trên sổ kế toán.
4. Phương pháp trích khấu hao TSCĐ:
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 12
Chứng từ gốc
Sổ quỹ Sổ thẻ KT
chi tiết
Sổ đăng ký
CTGS
Chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối số
phát sinh
Báo cáo tài
chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ

4.1. Mục đích: Nhằm để bù đắp giá trị TSCĐ bị hao mòn trong quá trình
sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp phải chuyển dịch dần phần giá trị hao mòn
đó vào giá trị sản phẩm sản xuất trong kỳ.
4.2. Phương pháp trích khấu hao: Phương pháp trích khấu hao TSCĐ
ban hành làm theo quyết định số 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ
trưởng Bộ tài chính hiện nay có 3 phương pháp trích khấu hao TSCĐ.
- Phương pháp khấu hao theo đường thẳng.
- Phương pháp theo số dư giảm dần, có điều chỉnh.
- Phương pháp khấu hao theo số lượng, khối lượng sản phẩm.
* Hiện nay công ty tư vấn TK và XD 204 đang áp dụng theo phương pháp
khấu hao đường thẳng.
- Xác định theo công thức
sd
KHN
N
NG
M
=
Trong đó: M
KHN
: Mức khấu hao trung bình hàng năm.
NG: Nguyên giá
N
sd
: Thời gian sử dụng TSCĐ (năm)
M
KH tháng
=
thaùng12
naêmhaokhaáuMöùc

5. Phương pháp đánh giá hàng tồn kho:
Có 2 phương pháp:
* Phương pháp tính giá nhập:
Giá nhập
kho
= Giá mua +
CP thu
mua
+
Thuế nhập khẩu
(nếu có)
-
Giá chiết khấu
được hưởng
* Phương pháp tính giá xuất kho:
- Hiện nay theo chế độ chính sách kế toán Nhà nước hiện hành có 4
phương pháp tính giá hàng tồn kho.
+ Nhập trước, xuất trước
+ Phương pháp thực tế đích danh
+ Phương pháp nhập sau, xuất trước.
+ Phương pháp bình quân gia quyền
- Theo như 4 phương pháp tính giá xuất kho trên, hiện nay công ty Tư Vấn
TK và XD 204 đang áp dụng phương pháp thực tế đích danh.
- Phương pháp thực tế đích danh là phương pháp mà VL được xác định
giá trị theo đơn chiếc hay từng lô và giữ nguyên từ lúc nhập vào cho đến lúc
xuất dùng, khi xuất VL nào thì tính giá thực tế của VL đó.
6. Phương pháp hạch toán thuế GTGT:
Có 2 phương pháp tính thuế GTGT
+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
+ Phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp

- Hiện nay công ty tư vấn TK và XD 204 đang áp dụng phương pháp khấu
trừ.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 13
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Công thức:
Thuế GTGT
phải nộp
=
Thuế GTGT
đầu ra
-
Thuế GTGT đầu
vào được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT
đầu ra
=
Giá tính thuế của
hàng hóa bán ra
x
Thuế suất thuế
GTGT
Thuế GTGT
đầu vào
=
Tổng thuế GTGT đã thanh toán được ghi
trên hóa đơn GTGT mua hàng hóa
x
Thuế

suất
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 14
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
PHẦN II:
TÌNH HÌNH THỰC TIỄN VỀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH TẠI CÔNG TY TƯ VẤN
THIẾT KẾ VÀ XÂY DỰNG 204
I- TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA DOANH NGHIỆP:
1. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng 204 được thành lập và hoạt động
từ tháng 09/2004. Trụ sở chính tại Km03 - QL - P.9 - TP. Tuy Hòa - Tỉnh Phú
Yên. Hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký, kinh doanh số 3603000033, do
Phòng đăng ký kinh doanh Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Phú Yên cấp 08/09/2004
và cấp thay đổi lần thứ 2 ngày 05/12/2006.
Ngành kinh doanh:
+ Tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, lập dự toán các công trình xây dựng,
lập hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu, theo dõi, giám sát thi công
các công trình thi công xây dựng. Xây dựng công trình: dân dụng, công nghiệp,
giao thông thủy lợi và công trình điện.
+ Thiết kế công trình: Công trình thủy lợi, công trình giao thông, cầu
đường bộ, công trình điện năng.
+ Thi công xây lắp các công trình viễn thông.
Vốn điều lệ 500.000.000 đ do ông Nguyễn Xuân Bảng làm giám đốc đại
diện pháp luật.
- Tình hình thực hiện: Trong những năm đầu tiên thành lập công ty gặp
nhiều khó khăn. Nhưng do sự quản lý tốt của lãnh đạo công ty, luôn coi chỉ tiêu
đảm bảo chất lượng công trình, đảm bảo được tiến độ thi công, đạt yêu cầu về
kỹ, mỹ thuật và uy tín là những chỉ tiêu hàng đầu. Nên cho đến nay công ty đã
đứng vững và ngày càng phát triển.

Tên DN: Công ty Tư Vấn TK và XD 204.
Tên người đại diện pháp luật: Ông Nguyễn Xuân Bảng - Chức vụ: Giám
đốc.
Địa chỉ: Km03 - QLI - Phường 9 - TP. Tuy Hòa - Tỉnh Phú Yên.
Điện thoại: 057.848408 - 057.210900 - Fax: 057.849610
Số TK: 59010000006948 Tại NH Đầu Tư và Phát Triển tỉnh Phú Yên.
MST: 4400348159 do Chi cục thuế TP. Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên cấp ngày
04/10/2004.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 15
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
2. Tổ chức bộ máy của doanh nghiệp:
Để tổ chức, sản xuất và điều hành mọi hoạt động kinh doanh,các doanh
nghiệp đều phải tiến hành tổ chức quản lý, tùy thuộc vào qui mô loại hình doanh
nghiệp cũng như đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể mà doanh nghiệp thành
lập ra các bộ máy quản lý thích hợp được gọi là cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
2.1. Sơ đồ:
2.2. Chức năng, nhiệm vụ từng phần:
- Giám đốc: Là người đứng đầu bộ máy quản lý, phụ trách chung toàn
công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo bộ máy quản lý, theo dõi công tác xây dựng và
thực hiện kế hoạch sản xuất, theo dõi công tác tiền lương, chịu trách nhiệm về
việc bảo tồn và phát triển công ty.
- Phòng kỹ thuật kế hoạch vật tư: Giám sát quá trình thi công, chỉ đạo,
hướng dẫn trực tiếp và chịu trách nhiệm chung về hoạt động sản xuất trực tiếp
xây lắp và khảo sát tư vấn thiết kế, lập kế hoạch về tiến độ thi công các công
trình.
- Phòng kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức toàn bộ công tác hạch toán kế toán
trong công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có, tính giá thành sản phẩm, xác
định kết quả tiền lương, lập báo cáo thống kê tiền lương tháng, quí, năm.
- Thủ kho: Bảo quản, kiểm tra số lượng và chất lượng vật tư khi xuất hay

nhập kho cho từng công trình để cuối tháng báo về phòng kế toán.
- Tổ đội sản xuất: Có nhiệm vụ trực tiếp xây lắp các công trình, hạng mục
công trình.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 16
Giám đốc
Phòng kỹ thuật kế
hoạch vật tư
Phòng
kế toán
Thủ
kho
Tổ đội
sản xuất
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
3. Tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp:
3.1. Sơ đồ: Công ty Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng 204 hoạt động với qui
mô vừa và nhỏ nên bộ máy kế toán đơn giản và được tổ chức theo hình thức tập
trung.
3.2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Kế toán trưởng: là người đứng đầu phòng TC, có nhiệm vụ tổ chức,
phân công và chỉ đạo toàn bộ công tác TC kế toán của công ty như: kiểm tra,
theo dõi mọi hoạt động liên quan đến TC của công ty, hạch toán chi phí đảm bảo
theo đúng qui định của Nhà nước, kiểm tra vấn đề chi phí trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh của công ty hàng tháng, quí kế toán trưởng có nhiệm
vụ kiểm tra các bảng tổng hợp, sau đó tiến hành tính giá thành và xác định kết
quả kinh doanh.
- Kế toán thanh toán: là người chịu trách nhiệm về việc theo dõi tình hình
thu - chi tiền mặt tại quĩ, các khoản ứng và thanh toán trong nội bộ cũng như
thanh toán cho từng khách hàng, tổng hợp và thanh toán lương, thưởng cho cán

bộ nhân viên trong toàn công ty. Hàng tháng, quí phải lập báo cáo chi tiết và
tổng hợp để kế toán tổng hợp lại và làm báo cáo chuyển lên kế toán trưởng xem
xét.
- Kế toán vật tư, TSCĐ: Theo dõi tình hình Nhập - Xuất - Tồn kho vật tư,
là thành viên trong hội đồng kiểm nghiệm vật tư trước khi nhập kho.
+ Thường xuyên đối chiếu với phòng vật tư về tình hình biến động tăng
giảm của vật tư, TSCĐ trong kỳ.
+ Tham gia hội đồng kiểm kê đánh giá TSCĐ, CCDC theo định kỳ qui
định.
- Thủ quỹ: Có nhiệm vụ theo dõi và thực hiện việc thu - chi và tồn quỹ
tiền mặt, rút tiền gửi Ngân hàng về quĩ, kiểm tra quĩ hàng ngày. Đối chiếu với kế
toán thanh toán và kế toán tổng hợp trước khi báo cáo lên kế toán trưởng.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 17
Kế toán trưởng
Kế toán
thanh toán
Kế toán vật tư
TSCĐ
Thủ quỹ
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
4. Tình hình lao động và sử dụng lao động tại công ty:
- Trong quá trình sản xuất thì yếu tố lao động được đánh giá cao vì nó
quyết định đến quá trình sản xuất nên đi sâu vào phân tích, đánh giá lao động là
rất quan trọng. Vì vậy đối với công ty Tư Vấn - Thiết Kế và Xây Dựng 204 với
đặc điểm sản xuất kinh doanh còn nhỏ nên số lượng lao động cũng còn hạn chế.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LĐ VÀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
QUA 2 NĂM 2007 - 2008
STT Chỉ tiêu ĐVT
Số lượng

2007
Số lượng
2008
So sánh 2007/2008
Số tương đối Số tuyệt đối
I Tổng số lao động người 40 55 +15 37,5
1 Lao động trực tiếp người 30 40 +10 33,3
2 Lao động gián tiếp người 10 15 +5 50
II Theo trình độ
1 Đại học người 5 5 0 0
2 Cao đẳng người 3 4 +1 33,3
3 Trung cấp người 2 3 +1 50
4 Lao động phổ thông người 8 10 +2 25
III Thu nhập người lao động
bình quân mỗi tháng
1000đ/
người
489,583 607,576 117,993 24,1
Nhận xét: Tổng số lao động năm 2008/2007 tăng lên đáng kể tăng 14
người chiếm tỷ lệ 37,5% điều này chứng tỏ công ty đã mở rộng qui mô sản xuất
kinh doanh và từ đó đảm bảo được công việc và nâng cao chất lượng sản phẩm
và giữ được uy tín trên thị trường.
- Trong số người phân theo trình độ năm 2008/2007 tăng lên đặc biệt là
lao động phổ thông, tăng 2 người tương ứng với 25%, trình độ trung cấp và cao
đẳng là 1 người tương đương với trung cấp 50% và cao đẳng là 33,3%. Đại học
vẫn giữ nguyên.
- Thu nhập mỗi người hàng tháng trong năm 2008/2007 tăng 24,1% tương
ứng với mức tăng 117,993 nghìn đồng/tháng. Điều này chứng tỏ mặc dù số lao
động năm 2008 có tăng lên so với năm 2007, nhưng thu nhập bình quân người
lao động vẫn tăng tạo được đồng lương ổn định phù hợp với đời sống của người

lao động, thúc đẩy quá trình phát triển của công ty.
5. Tình hình trang bị cơ sở vật chất tại công ty:
5.1. Cơ cấu nguồn vốn hoạt động của công ty:
Tổng nguồn vốn kinh doanh: 1.243.994.006 VNĐ
Trong đó: - Vốn cố định: 790.690.345 VNĐ
- Vốn lưu động: 453.303.661 VNĐ
5.2. Tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp:
Nhìn chung công ty Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng 204 là công ty xây
dựng nên tình hình trang bị và sử dụng TSCĐ tương đối lớn.
BẢNG PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ SỬ DỤNG TSCĐ
QUA HAI NĂM 2007 - 2008 TẠI CÔNG TY
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 18
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
STT Chỉ tiêu
Số tiền So sánh 2007/2008
2007 2008 Mức CL Tỷ lệ %
I Tổng tài sản 1.000.000.000 1.243.994.006 243.994.006 24,4
1 Nhà cửa vật kiến trúc 500.000.000 600.000.000 100.000.000 20
2 Máy móc thiết bị 380.000.000 500.000.000 120.000.000 31,6
3 Thiết bị văn phòng 120.000.000 143.994.006 23.994.006 19,9
4 Tài sản khác 0 0 0 0
* Nhận xét: Qua bảng trang bị TSCĐ ta thấy tình hình trang bị TSCĐ của
công ty có biến động theo chiều hướng tăng như tổng tài sản năm 2008 tăng so
với năm 2007 một lượng là 243.994.006 tương ứng 24,4%. Trong đó nhà cửa vật
kiến trúc tăng 100.000.000 đ tương ứng 20% điều này cho thấy công ty đã nâng
cấp TSCĐ. Năm 2008/2007 thì máy móc thiết bị của công ty cũng tăng đây là
hướng phát triển tốt vì công ty đã nhận được nhiều công trình để thi công và đã
trang bị máy móc thiết bị để phục vụ tăng 120.000.000 tương đương 31,6%.
Thiết bị văn phòng cũng tăng lên 20.994.006 tương ứng 19,9% điều này làm cho

quá trình sản xuất được liên tục và cho thấy công ty có hướng đi lên.
6. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp:
6.1. Đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh:
- Hình thức sở hữu vốn: Sở hữu tư nhân
- Lĩnh vực kinh doanh: Là công ty chuyên về ngành xây dựng nên chức
năng, nhiệm vụ chính của công ty là kinh doanh, xây dựng cơ bản:
Thực hiện thi công xây lắp các công trình như:
+ Nhận thầu thi công các công trình xây dựng: dân dụng, công nghiệp,
giao thông, thủy lợi và công trình điện.
+ Nhận thầu thi công xây lắp công trình viễn thông.
+ Nhận tư vấn khảo sát, lập dự án đầu tư, lập dự toán các công trình xây
dựng: hồ sơ mời thầu, phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu.
6.2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
Đơn vị: Công ty CP TV TK & XD 204
Km03, QL1, F.9, TP. Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên
ĐT: 057.210900
Mẫu số B02 - DNN
Ban hành kèm theo Quyết định số
48/2008/QĐ-BTC
ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng BTC
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm 2007
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 19
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU
Mã
số
Thuyết

minh
Năm nay Năm trước
A B C 1 2
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 01 IV.08 1.873.217.637 741.305.831
2. Các khoản giảm trừ doanh thu 02
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp
dịch vụ (10 = 01 - 02)
10 1.873.217.637 741.305.831
4. Giá vốn hàng bán 11 1.553.985.769 608.271.042
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch
vụ (20 = 10 - 11)
20 319.231.868 133.034.789
6. Doanh thu hoạt động tài chính. 21 2.162.573 1.741.749
7. Chi phí tài chính 22 93.778
- Trong đó: Chi phí lãi vay 23
8. Chi phí quản lý kinh doanh 24 287.531.868 115.468.191
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
(30 = 20 + 21 - 22 - 24)
30 33.862.573 19.214.569
10. Thu nhập khác 31
11. Chi phí khác 32
12. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32) 40 0 0
13. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40) 50 IV.09 33.862.573 19.214.569
14. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp 51
Giảm 50%
phần XL
8.357.580 1.376.901
15. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp
(60 = 50 - 51)
60 25.504.993 17.837.668

Lập ngày 31 tháng 12 năm 2007
Người lập biểu Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị
* Nhận xét: Qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 so
với 2007 tôi nhận thấy doanh thu năm 2007 so với năm 2006 tăng lên đáng kể từ
741.305.831 đ lên 1.873.217.637 đ tăng 1.131.911.806 đ tương ứng với 152,7%
từ đó LN của doanh nghiệp tăng từ 19.214.569 đ lên 33.862.573 đ tăng
14.648.004 đ tương ứng với tỷ lệ 76,2%. Từ một số chỉ tiêu phân tích đánh giá
hoạt động kinh doanh ta thấy tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tại công
ty đã phát triển trong năm 2007 cao hơn so với năm 2006. Như vậy công ty đã
không ngừng thu hồi được vốn kinh doanh đầu tư ban đầu và đẩy mạnh hoạt
động sản xuất tạo được chi phí giá thành công trình thấp đưa lợi nhuận công ty
năm 2007 tăng cao.
7. Nhận xét chung:
- Quá trình tìm hiểu tình hình cơ bản của công ty Tư Vấn Thiết Kế và Xây
Dựng 204 tôi có một số nhận xét sau:
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 20
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
+ Về bộ máy quản lý: được tổ chức gọn nhẹ, hoàn chỉnh có chuyên môn
phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Với bộ máy như vậy sẽ
nắm được thời cơ kinh doanh và quản lý tốt các hoạt động sản xuất kinh doanh ở
đơn vị.
+ Về bộ máy kế toán: gọn nhẹ nhưng đầy đủ năng lực kế toán giải quyết
các vấn đề thuộc về lĩnh vực kế toán thì rất nhanh chóng, chính xác và đúng
pháp luật.
+ Về lao động: Bố trí lao động hợp lý, phù hợp với trình độ và tay nghề
của lao động từ đó họ phát huy được khả năng lao động và sáng tạo, tạo ra được
những sản phẩm có chất xám và đảm bảo được thị hiếu của người tiêu dùng.
+ Về TSCĐ: Công ty có chú trọng đến việc trang bị TSCĐ cho sản xuất
nâng cao tính hiện đại trong sản xuất và kinh doanh nên sản phẩm của công ty

có hàm lượng khoa học kỹ thuật cũng khá cao.
II- PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN:
1. Kế toán NLVL - CCDC:
1.1. Chứng từ sử dụng:
- Qua nghiên cứu thực tế tại công ty Tư Vấn Thiết Kế và Xây Dựng 204
tôi thấy công ty áp dụng theo chế độ chứng từ kế toán, ban hành theo quyết định
số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng bộ tài chính thì các chứng
từ kế toán vật liệu, CCDC bao gồm:
1.1.1. Hóa đơn mua hàng:
* Mục đích: Nhằm cung ứng thêm vật tư cho công trình và đây là căn cứ
để thanh toán tiền hàng cho người bán và để cho kế toán tiện theo dõi quá trình
thu mua NVL - CCDC.
Phương pháp ghi: Khi doanh nghiệp mua hàng (VLVL - CCDC) thì bên
bán sẽ viết hóa đơn bán hàng giao cho doanh nghiệp để làm chứng từ luân
chuyển đồng thời là chứng từ thanh toán tiền hàng. Sau khi lập xong người mua
ký và chuyển cho kế toán trưởng xem xét, ký vào hóa đơn mua hàng rồi chuyển
đến thủ trưởng đơn vị ký và đóng dấu. Liên 1, liên 2 chuyển cho kế toán làm thủ
tục thanh toán và ghi sổ.
* Hóa đơn mua hàng gồm có: Hóa đơn thuế giá trị gia tăng và hóa đơn
bán hàng thông thường.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 21
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
HÓA ĐƠN
GIÁ TRỊ GIA TĂNG
Liên 2 giao khách hàng
Ngày 15 tháng 04 năm 2007
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
SB/2006N
0064492

Đơn vị bán hàng: CTY TNHH Xây Lắp Điện TIẾN ĐẠT
Địa chỉ: 52B Duy Tân-TP Tuy Hoà -Phú Yên
Số tài khoản:
Điện thoại: MS:4400124399
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: CTY TƯ VẤN _TK VÀ XÂY DỰNG 204
Địa chỉ: Km03-QL1A-Phường9-TP Tuy hoà-Tỉnh PhúYên
Hình thức thanh toán: TM MS:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Trụ BTLT 8,4mA Trụ 11 742.857 8.171.427
02 Trụ BTLT 8,4mB Trụ 07 809.524 5.666.668
03 Trụ BTLT 10,5mA Trụ 04 1.190.476 4.761.904
04 Trụ BTLT 10,5mB Trụ 03 1.295.238 3.885.714
05 Trụ BTLT 10,5mC Trụ 02 1.438.095 2.876.190
06 Trụ BTLT 12mC Trụ 01 2.075.238 2.095.238
Cộng tiền hàng 27.457.141
Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT 1.372.857
Tổng cộng tiền thanh toán 28.829.996
Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi tám triệu tám trăm hai mươi chín nghìn chín trăm chín
mươi sáu đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

HÓA ĐƠN BÁN HÀNG
Liên 2 giao khách hàng
Ngày 15 tháng 04 năm 2007
Mẫu số: 01 GTKT - 3LL
SB/2006N
0064493
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 22
4 4
0 0
3
4
8 1
5
9
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Đơn vị bán hàng: C. ty TNHH Xây Lắp Điện Tiến Đạt
Địa chỉ: 52B Duy Tân - TP. Tuy Hòa - Phú Yên
Số tài khoản:
Điện thoại: MS : 4400124399
Họ tên người mua hàng:
Tên đơn vị: Công ty CP tư vấn thiết kế và xây dựng 204
Địa chỉ: Km03 - QL1A - Phường 9 - TP. Tuy Hòa - Phú Yên.
Hình thức thanh toán: Trả chậm MS:
STT Tên hàng hóa, dịch vụ
Đơn vị
tính
Số lượng Đơn giá Thành tiền
01 Cáp thép kg 59 16.000 944.000
02 Kẹp đn 2BL (Úc) cái 16 25.000 400.000

03 Ty sứ cây 9 20.000 180.000
Cộng tiền hàng 1.524.000
Thuế suất GTGT: 5% tiền thuế GTGT 76.200
Tổng cộng tiền thanh toán 1.600.200
Số tiền viết bằng chữ: Một triệu sáu trăm nghìn hai trăm đồng
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Người mua hàng
(Ký, ghi rõ họ tên)
Thủ trưởng đơn vị
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
(Cần kiểm tra, đối chiếu khi lập, giao, nhận hóa đơn)

1.1.2. Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa:
* Mục đích: Xác định số lượng, qui cách, chất lượng vật tư, công cụ, sản
phẩm hàng hóa trước khi nhập kho, làm căn cứ để qui trách nhiệm trong thanh
toán và bảo quản.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 23
4 4
0 0
3
4
8
1
5
9
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
* Phương pháp ghi biên bản này áp dụng cho các loại vật tư, dụng cụ, sản
phẩm, hàng hóa cần phải kiểm nghiệm trước khi nhập kho trong các trường hợp.

+ Nhập kho số lượng lớn.
+ Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm có tính chất phức tạp.
+ Các loại vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa quí hiếm.
Những vật tư, công cụ, sản phẩm hàng hóa không cần kiểm nghiệm trước
khi nhập kho, nhưng trong quá trình nhập kho nếu phát hiện có sự khác biệt về
số lượng và chất lượng giữa hóa đơn và thực nhập thì vẫn phải lập biên bản
kiểm nghiệm.
- Trường hợp vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa không đúng số lượng,
qui cách phẩm chất so với chứng từ hóa đơn thì lập thêm một liên kèm theo
chứng từ liên quan gửi cho đơn vị bán vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để
giải quyết.
Mẫu biên bản kiểm nghiệm
Đơn vị: Công ty TV - TK và XD 204
Địa chỉ: Km 03- QL1A- P. 9- TP.TH
Mẫu số: 03-VT
(Ban hành theo QĐ số 48/2006/QĐ-BTC
ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng BTC)
BIÊN BẢN KIỂM NGHIỆM
VẬT TƯ, CÔNG CỤ, SẢN PHẨM, HÀNG HÓA
Ngày 16 tháng 4 năm 2007
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 24
Chuyên đề Kế toán Nguyên vật liệu - Công cụ dụng cụ
Số: 0028138
Căn cứ vào hóa đơn số 0064492 ngày 15 tháng 4 năm 2007
Bản kiểm nghiệm gồm:
+ Ông/Bà: Ngô Quang Duy Chức vụ: Trưởng ban
Đại diện: Trưởng ban quản lý công trình
+ Ông/Bà: Mai Tấn Hiền Chức vụ: Ủy viên
Đại diện: Uỷ viên kỹ thuật

+ Ông/Bà: Lê Xuân Bắc Chức vụ: Ủy viên
Đại diện: Uỷ viên thủ kho
Đã kiểm nghiệm các loại:
STT
Tên, nhãn hiệu qui
cách, vật tư, cc, sản
phẩm, hàng hóa
Mã
số
Phương
thức kiểm
nghiệm
ĐVT
Số lượng
theo
chứng từ
Kết quả kiểm nghiệm
Ghi chú
Số lượng đúng
qui cách phẩm
chất
Số lượng không
đúng qui cách
phẩm chất
A B C D E 1 2 3 4
1 Trụ BTLT 8,4mC Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chất lượng
2 Trụ BTLT 8,4mB Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chất lượng
3 Trụ BTLT 10,5mA Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chầt lượng
4 Trụ BTLT 10,5mB Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chất lượng
5 Trụ BTLT 10,5mC Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chất lượng

6 Trụ BTLT 12,5mC Thí nghiệm Trụ 08 Đạt chất lượng
7 Cáp thép Thí nghiệm Kg 08 Đạt chất lượng
8 Kẹp đn 2BL (Úc) Thí nghiệm Cái 08 Đạt chất lượng
9 Ty sứ Thí nghiệm Cây 08 Đạt chất lượng
Ý kiến của Ban kiểm nghiệm
Đại diện kỹ thuật Thủ kho Trưởng ban
(Ký, họ tên) (Ký, họ tên) (Ký, họ tên)
1.1.3. Phiếu nhập kho:
* Mục đích: Nhằm xác nhận số lượng vật tư, công cụ, dụng cụ sản phẩm,
hàng hóa nhập kho, làm căn cứ để ghi sổ kho, thanh toán tiền hàng, xác định
trách nhiệm với người có liên quan và ghi sổ kế toán.
* Phương pháp ghi: Khi vật tư hàng hóa về đến công ty, kế toán vật tư
kiểm tra hóa đơn số lượng thực nhập có đúng qui cách chất lượng hay chưa và
sau đó tiến hành viết phiếu nhập kho.
- Để trình bày cách ghi phiếu nhập kho. Tôi trình bày theo mẫu hóa đơn số
0064492 và 0064493 ngày 15 tháng 4 năm 2007.
GVHD: Nguyễn Văn Khiêm HSTH: Ma Thị Như Ngọc
Trang 25

×