Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người việt nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh doanh bất động sản việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.24 KB, 12 trang )

Quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài theo pháp luật kinh doanh
bất động sản Việt Nam


Hoàng Thanh Thảo


Khoa Luật. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật: 60 38 50
Người hướng dẫn : PGS.TS. Dương Đăng Huệ
Năm bảo vệ: 2013
87 tr .

Abstract. Làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của quyền
kinh doanh bất động sản (BĐS) của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài. Nghiên cứu, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện
hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài. Tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện
hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam
định cư ở nước ngoài trong thời gian qua để có những nhận định và đánh giá khách
quan về những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại, bất cập của vấn đề này.
Thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn quy
định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về vấn đề này
trên thực tế. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu
cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình sửa
đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS trong thời gian tới.
Keywords.Bất động sản; Quyền kinh doanh; Luật kinh tế; Pháp luật Việt Nam
Content.


1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Thị trường bất động sản (BĐS) là một trong những thị trường quan trọng của
nền kinh tế thị trường vì thị trường này liên quan trực tiếp tới một lượng tài sản cực
lớn cả về quy mô, tính chất cũng như giá trị của các mặt trong nền kinh tế quốc dân.
Tỷ trọng BĐS trong tổng số của cải xã hội ở các nước có khác nhau nhưng thường
chiếm trên dưới 40% lượng của cải vật chất của mỗi nước. Các hoạt động liên quan
đến BĐS chiếm tới 30% tổng hoạt động của nền kinh tế. Trong những năm gần đây,
thị trường BĐS ở nước ta, đặc biệt là thị trường nhà đất đã có những bước phát triển
đáng kể, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế - xã hội của đất nước, làm thay
đổi bộ mặt đô thị và cả nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng
công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Việt Nam đã trở thành thành viên của WTO từ năm 2006. Việc gia nhập vào tổ
chức thương mại thế giới cũng đồng nghĩa với việc chúng ta có thêm nhiều cơ hội để
tham gia vào thị trường các nước cũng như thu hút đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực
khác nhau của nền kinh tế, trong đó không thể không kể đến lĩnh vực kinh doanh BĐS.
Sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực của nền kinh tế nói chung
và hoạt động kinh doanh BĐS nói riêng không chỉ làm đa dạng hoá các thành phần
kinh tế mà còn tạo động lực kích thích các nhà đầu tư trong nước có các giải pháp phát
triển để cạnh tranh với các nhà đầu tư nước ngoài - những người có lợi thế về nguồn
vốn, kỹ thuật sản xuất hiện đại… Trong những năm qua, với việc hoàn thiện đồng bộ
hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS, sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị
trường BĐS đã đạt được những thành tựu đáng kể, góp phần vào sự phát triển chung
của thị trường BĐS Việt Nam (theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch
và Đầu tư, FDI đăng ký đầu tư vào BĐS năm 2012 đạt 1,85 tỷ USD).
Tuy nhiên, bên cạnh đó, các quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS
của nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc, như: hệ thống
pháp luật kinh doanh BĐS nói chung, trong đó có các quy định liên quan đến quyền
kinh doanh BĐS của nhà đầu tư nước ngoài còn thiếu toàn diện, chưa đồng bộ, các quy
định này còn tản mạn ở nhiều Luật khác nhau (Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật Dân
sự, Luật Xây dựng…); các quy định của pháp luật doanh nghiệp và đầu tư còn có sự

phân biệt đối xử giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; thủ tục hành
chính trong quá trình đầu tư còn nhiều bất cập nên hạn chế sự thu hút đầu tư của các tổ
chức, cá nhân nước ngoài…; vấn đề sở hữu nhà ở tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài còn nhiều hạn chế, việc sở hữu nhà
của các đối tượng này mới chỉ dừng lại ở mức thí điểm, chỉ một số đối tượng đủ điều
kiện mới được phép sở hữu nhà ở tại Việt Nam…
Do vậy, trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, để tạo lòng tin
cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước, một trong những yêu cầu đặt ra là phải hoàn
thiện các thiết chế để kiểm soát có hiệu quả thị trường kinh doanh BĐS, có chính sách mở
cửa hơn nữa để thu hút sự tham gia đầu tư của các chủ thể là tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW tại Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành
Trung ương Đảng khóa XI về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật về đất đai trong
thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; Nghị quyết số 21-NQ/TW Hội nghị
lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế
kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật kinh doanh BĐS
đang được tiến hành rà soát để sửa đổi, bổ sung. Một trong những trọng tâm trong lần
sửa đổi này là tập trung vào các quy định liên quan đến quyền kinh doanh BĐS của
nhà đầu tư nước ngoài. Chính vì vậy, tôi đã chọn lĩnh vực “Quyền kinh doanh BĐS của
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh
doanh BĐS Việt Nam" làm đề tài cho luận văn thạc sỹ của mình. Thông qua việc nghiên
cứu, đánh giá các quy định pháp luật hiện hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và hiệu quả thực thi trên thực
tế, luận văn đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần hoàn thiện các quy định pháp
luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài nói riêng và pháp luật kinh doanh BĐS nói chung.
2. Tình hình nghiên cứu
Thời gian qua, vấn đề quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài,
người Việt Nam định cư ở nước ngoài đã thu hút được sự quan tâm của nhiều tác giả

nghiên cứu dưới nhiều phương diện khác nhau. Có thể kể đến một số công trình, bài
viết tiêu biểu như: “Quy định của Pháp luật về kinh doanh BĐS đối với các nhà đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam” - Luận văn Thạc sĩ luật học của Lê Lưu Hương năm 2012;
Tác giả Nguyễn Mạnh Khởi với bài viết “Quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam của người
Việt Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài” (Tạp chí Dân chủ
và Pháp luật, số tháng 3/2007); Tác giả Nguyễn Quang Tuyến với bài viết “Pháp luật về
kinh doanh BĐS ở Việt Nam dưới khía cạnh hoạt động đầu tư nước ngoài” (Tạp chí Dân
chủ và Pháp luật, số tháng 9/2010)…
Nhìn chung, các công trình, bài viết nêu trên đều nghiên cứu về quyền kinh
doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
nói chung nhưng ở mức độ và phạm vi khác nhau. Có công trình, bài báo nghiên cứu đi
sâu phân tích, bình luận một số khía cạnh pháp lý về quyền kinh doanh BĐS của tổ
chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài như: quyền tiếp cận
đất đai, quyền sở hữu nhà ở Ngoài ra, cũng có công trình nghiên cứu về quyền kinh
doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
nhưng lại thông qua việc đánh giá kết quả cụ thể mà chưa có công trình nào đi sâu vào
nghiên cứu một cách tổng quát về pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá
nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, xét ở cả khía cạnh lí luận và
thực tiễn và ở tầm một công trình luận văn thạc sỹ.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội đang có những thay đổi liên tục
và nhanh chóng, đặc biệt, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đòi hỏi phải đổi mới chính
sách, pháp luật về kinh doanh BĐS cho phù hợp thì các kết quả mà giới khoa học pháp
lý nước ta đã đạt được vẫn cần tiếp tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện. Bởi
vậy, việc nghiên cứu thành công đề tài "Quyền kinh doanh bất động sản của tổ chức,
cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo pháp luật kinh
doanh bất động sản Việt Nam" vẫn là một công việc có ý nghĩa lý luận và mang tính
thời sự cao.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục đích sau:
Thứ nhất, làm rõ một số vấn đề lý luận về khái niệm, đặc điểm, bản chất của

quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở
nước ngoài;
Thứ hai, đi sâu nghiên cứu, phân tích, bình luận các quy định của pháp luật hiện
hành về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định
cư ở nước ngoài;
Thứ ba, tìm hiểu thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật hiện hành về quyền
kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài
trong thời gian qua để có những nhận định và đánh giá khách quan về những kết quả đã đạt
được cũng như những tồn tại, bất cập của vấn đề này;
Thứ tư, thông qua việc nghiên cứu, đề tài đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn
thiện hơn quy định của pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật
về vấn đề này trên thực tế;
Thứ năm, kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần cung cấp thêm nguồn tài liệu
cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học cũng như trong quá trình sửa
đổi, bổ sung chính sách, pháp luật về kinh doanh BĐS trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là:
- Một số vấn đề lý luận về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Nội dung các quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước về quyền kinh doanh BĐS của
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài;
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân
nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thời gian qua, những kết quả đã đạt
được và những bất cập, hạn chế còn tồn tại.
Về phạm vi nghiên cứu của luận văn:
Luận văn tập trung nghiên cứu các quy định pháp luật về quyền kinh doanh BĐS
của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, bao gồm: vấn
đề cấp phép đầu tư, quyền tiếp cận đất đai, phạm vi kinh doanh BĐS, quyền đối với
nhà ở, công trình xây dựng…, mà không nghiên cứu pháp luật kinh doanh BĐS đối với

hoạt động kinh doanh dịch vụ BĐS hay đối với chủ thể là tổ chức, cá nhân trong nước.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật
lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, các quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về chính
sách, pháp luật kinh doanh BĐS trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
và xu thế hội nhập quốc tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương
pháp tổng hợp (được sử dụng để nghiên các quy định của pháp luật về quyền kinh doanh
BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài); phương
pháp phân tích, đánh giá (được được sử dụng để bình luận, chỉ ra những ưu điểm, bất cập
trong các quy định pháp luật và quá trình thực thi pháp luật về quyền kinh doanh BĐS
của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài); phương pháp
so sánh (được sử dụng khi tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới có liên
quan và đề xuất những gợi mở cho Việt Nam).
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp diễn dịch, quy nạp, logic… để
đảm bảo cho những lập luận đưa ra có tính logic, chặt chẽ và thuyết phục.
6. Những đóng góp mới về khoa học và thực tiễn của đề tài
Đề tài đi sâu nghiên cứu một cách cụ thể, đầy đủ và toàn diện các chế định có
liên quan đến quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt
Nam định cư ở nước ngoài ở cả phương diện lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật; có
tham khảo, đối chiếu pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Bên cạnh đó, luận
văn cũng phân tích, đánh giá một cách khách quan những ưu điểm đã đạt được cũng
như những hạn chế còn tồn tại và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó để đề
xuất các giải pháp sửa đổi, hoàn thiện trong thời gian tới.
Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết và
đáng tin cậy đối với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong hoạt động ban hành,
sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật kinh doanh BĐS liên quan tới quyền kinh
doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Đồng thời, luận văn có thể được sử dụng cho mục đích tham khảo trong công tác giảng dạy
và học tập môn học Luật Đất đai, Luật Kinh doanh BĐS, Luật Nhà ở… tại các cơ sở đào tạo

trong và ngoài trường.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần lời nói đầu và kết luận, luận văn được cơ cấu thành ba chương
với các nội dung cụ thể như sau:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về BĐS và quyền kinh doanh BĐS của
tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng pháp luật về quyền kinh doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước
ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và thực tiễn thi hành.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về quyền kinh
doanh BĐS của tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Duy Anh, Bất động sản vốn ngoại: dự án bỏ hoang, chủ đầu tư mất dạng,
04/07/2012, />dau-tu-mat-dang.
2. Vũ Anh (2011), “Các giải pháp xây dựng và hoàn thiện pháp luật về kinh doanh
BĐS ở Việt Nam”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 8/2011, tr. 43-49.
3. Đinh Văn Ân (2011), Chính sách phát triển thị trường BĐS ở Việt Nam, NXB
Chính thị quốc gia - Sự thật, Hà Nội.
4. Lê Xuân Bá (2003), Sự hình thành và phát triển thị trường BĐS trong công cuộc
đổi mới ở Việt Nam, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
5. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2005), Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005
về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm
2010, định hướng đến năm 2020, Hà Nội.
6. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 21-NQ/TW về tiếp tục hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Hà Nội.
7. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2008), Nghị quyết số 26-NQ/TW về tiếp tục đổi
mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước, Hà Nội.
8. Ban chấp hành Trung ương Đảng (2012), Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi
mới chính sách, pháp luật về đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công
cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta trở thành nước công

nghiệp theo hướng hiện đại, Hà Nội.
9. Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường (2008), Thông tư liên tịch số
14/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 31/01/2008 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy
định bổ sung về việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất,
thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
khi nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.
10. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết kinh nghiệm nước ngoài về
quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội.
11. Bộ Xây dựng (2008), Thông tư số 13/2008/TT-BXD ngày 21/5/2008 hướng dẫn
thực hiện một số nội dung của Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày
15/10/2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh
doanh BĐS, Hà Nội.
12. Bộ Xây dựng (2010), Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01/9/2010 quy định cụ
thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-
CP ngày 23/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành
Luật Nhà ở, Hà Nội.
13. Chính phủ (2004), Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thi hành
Luật Đất đai, Hà Nội.
14. Chính phủ (2005), Nghị định số 95/2005/NĐ-CP ngày 15/7/2005 quy định về cấp
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu công trình xây dựng,
Hà Nội.
15. Chính phủ (2006), Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, Hà Nội.
16. Chính phủ (2007), Nghị định số 153/2007/NĐ-CP ngày 15/10/2007 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành Luật Kinh doanh BĐS, Hà Nội.
17. Chính phủ (2007), Nghị định số 84/2007/NĐ-CP ngày 25/5/2007 quy định bổ sung về
việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng
đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất và
giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội.

18. Chính phủ (2010), Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23/6/2010 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, Hà Nội.
19. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 01/10/2010 hướng dẫn chi tiết
thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
20. Chính phủ (2013), Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 về định hướng nâng
cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nước ngoài trong
thời gian tới, Hà Nội.
21. Đại học Luật Hà Nội (2006), Giáo trình Luật Đất đai, NXB Tư pháp, Hà Nội.
22. Dương Văn Hậu (2006), “Luật Kinh doanh BĐS và vai trò của nó đối với thị
trường BĐS ở nước ta”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về BĐS,
tr. 11-17.
23. Nguyễn Thúy Hiền (2006), “Pháp luật về BĐS và các giải pháp hoàn thiện pháp
luật về BĐS ở Việt Nam”, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về
BĐS, tr. 3-10.
24. Trần Quang Huy (2009), “Pháp luật đất đai Việt Nam hiện hành - Nhìn từ góc độ
bảo đảm quyền của người sử dụng đất”, Tạp chí Luật học, số 8/2009, tr. 37-
45.
25. Khánh Khoa, Đầu tư nước ngoài vào bất động sản: Nhiều chiêu lách luật, trục lợi,
19/04/2012, />chieu-lach-luat-truc-loi-
26. Nguyễn Mạnh Khởi (2006), “Luật Nhà ở - Những vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí
Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về BĐS, tr. 18-24.
27. Nguyễn Mạnh Khởi (2007), “Quyền sở hữu BĐS tại Việt Nam của người Việt
Nam định cư ở nước ngoài và của tổ chức, cá nhân nước ngoài”, Tạp chí Dân
chủ và pháp luật, số 3(180), tr. 26-30.
28. Đoàn Loan, Dự án Tây Hồ Tây bị kiểm điểm chậm giải phóng mặt bằng,
28/8/2013, />cham-giai-phong-mat-bang-2871655.html
29. Hoàng Lực, Sàn bất động sản tại Việt Nam kiêm vai trò “con buôn”, đầu cơ, thao
túng thị trường, 11/10/13, />BDS-tai-VN-kiem-vai-tro-con-buon-dau-co-thao-tung-thi-truong-
post129703.gd
30. Huy Nam, Các sàn giao dịch BĐS bị thả nổi, 04/06/2012,


31. Nguyễn Thị Nga (2007), “Sự hình thành và phát triển pháp luật thị trường BĐS”,
Tạp chí Luật học, số 5/2007.
32. Quang Phương, Cải cách thủ tục hành chính để hút vốn đầu tư, 08/09/2013,

33. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (2011), Rà soát pháp luật kinh
doanh, Hà Nội.
34. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
35. Quốc hội (2003), Luật Xây dựng, Hà Nội.
36. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
37. Quốc hội (2005), Luật Doanh nghiệp, Hà Nội.
38. Quốc hội (2005), Luật Đất đai, Hà Nội.
39. Quốc hội (2005), Luật Đầu tư, Hà Nội.
40. Quốc hội (2005), Luật Nhà ở, Hà Nội.
41. Quốc hội (2006), Luật Kinh doanh BĐS, Hà Nội.
42. Quốc hội (2008), Nghị quyết số 19/2008/QH12 ngày 03/6/2008 về việc thí điểm
cho tổ chức, cá nhân nước ngoài mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam, Hà Nội.
43. Quốc hội (2009), Luật số 34/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung Điều 126 của Luật Nhà
ở và Điều 121 của Luật Đất đai, Hà Nội.
44. Quốc hội (2012), Luật Hợp tác xã, Hà Nội.
45. Nguyễn Sa, “Thổi còi” nhiều sự án huy động vốn trái phép, 16/11/2007,
/>ep-3-21218702.html
46. Huyền Thư, Làm thủ tục kinh doanh trong 60 ngày chỉ là lý thuyết, 20/8/2013,
/>trong-60-ngay-chi-la-ly-thuyet-2867893.html
47. Nguyễn Quang Tuyến (2006), “Phát triển và quản lý thị trường BĐS ở Việt Nam”, Tạp
chí Dân chủ và pháp luật, Số chuyên đề về BĐS, tr. 44-56.
48. Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 2127/QĐ-TTg ngày 30/11/2011 phê
duyệt chiến lược nhà ở quốc gia đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, Hà
Nội.
49. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội

2001.
50. Viện khoa học pháp lý (2009), “Các giải pháp pháp lý bảo đảm tính minh bạch của
thị trường BĐS”, Thông tin khoa học pháp lý, tr. 28-39.

×