Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo luật hôn nhân và gia đình năm 2000

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.75 KB, 9 trang )

Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ
tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân
và Gia đình năm 2000

Trần Thị Hồng Nhung

Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Dân sự; Mã số 60 38 30
Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Phương Lan
Năm bảo vệ: 2013


Abstract. Trình bày cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của
người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Nghiên cứu Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 với vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản
giữa vợ và chồng. Tìm hiểu thực trạng việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Đề xuất một số
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật để bảo vệ tốt hơn nữa
quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Keywords. Luật hôn nhân và gia đình; Tài sản; Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự.

Content
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 được ban hành là cơ sở pháp lý quan trọng
trong việc:
Xây dựng, hoàn thiện và bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình tiến bộ, xây
dựng chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của các thành viên trong gia đình, bảo
vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các thành viên trong gia đình, kế thừa và phát huy
truyền thống đạo đức tốt đẹp của gia đình Việt Nam [44].


Xuất phát từ mục đích của việc xác lập quan hệ vợ chồng là nhằm xây dựng gia đình
no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và bền vững, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 khi
điều chỉnh các quan hệ giữa vợ và chồng đã dựa trên nguyên tắc tiến bộ, bình đẳng. Điều đó
được thể hiện rõ nét trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng. Có thể nói quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng đóng vai trò quan trọng trong đời sống gia đình, mang những nét đặc trưng gắn
liền với nhân thân của vợ chồng, là cơ sở kinh tế bảo đảm cho gia đình thực hiện tốt chức
năng xã hội. Về vấn đề này, pháp luật nói chung, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 nói
riêng đã ghi nhận người phụ nữ được bình đẳng với chồng, nhưng "bình đẳng về mặt pháp
luật vẫn chưa phải là bình đẳng trong thực tế đời sống".
Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là một vấn đề
không mới, rất cơ bản nhưng chưa được nghiên cứu thấu đáo, đặc biệt trong điều kiện kinh tế
xã hội hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường của đất nước có nhiều chuyển biến phức tạp. Vì
vậy quan hệ sở hữu tài sản của vợ và chồng cũng có những thay đổi và chịu ảnh hưởng đáng
kể.
Bảo vệ quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ không chỉ thể hiện ở việc ghi nhận
những quyền sở hữu tài sản của họ trong pháp luật mà quan trọng là đảm bảo cho những
quyền đó được thực thi, trở thành hiện thực trong thực tế. Điều đó đòi hỏi một cơ chế đồng bộ
từ việc xây dựng pháp luật đến các biện pháp thực hiện ở mọi cấp, mọi ngành. Chỉ khi bảo vệ
được quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong quan hệ tài sản của vợ chồng thì việc đảm
bảo bình đẳng giới mới trở thành hiện thực.
Thực tế hiện nay, quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ chưa được coi trọng, bị
lãng quên và bị xâm phạm dưới nhiều hình thức khác nhau trong cuộc sống, vì vậy cần có sự
nghiên cứu để đưa ra nhiều biện pháp giải quyết có hiệu quả, nhằm thúc đẩy và thực hiện
quyền bình đẳng giới thực chất giữa vợ và chồng.
Do đó, đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và
chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000" đáp ứng các yêu cầu trên, có ý nghĩa thực
tiễn và lý luận sâu sắc.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về hôn nhân và gia đình, nhưng đề tài "Bảo vệ quyền
của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình

năm 2000" chưa có nghiên cứu riêng, chưa được quan tâm đúng mức. Có một số công trình
khoa học đề cập đến vấn đề này dưới góc độ khác nhau như khóa luận tốt nghiệp năm 2003:
"Bảo vệ quyền của phụ nữ theo Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000", của Lương Thị Kim
Dung, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; "Một số vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ
trong pháp luật Việt Nam", của Hà Lệ Thủy, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội; Luận văn
thạc sĩ: "Ảnh hưởng của Nho giáo đến các quy định pháp luật Việt Nam về mối quan hệ giữa
vợ và chồng", của Đinh Hạnh Nga, Khoa Luật - Đại học quốc gia Hà Nội Tuy nhiên vấn đề
bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng chưa được nghiên cứu
một cách hệ thống, chuyên sâu. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu về quan hệ sở
hữu tài sản của vợ chồng từ góc độ pháp luật thực định mà không đề cập tới việc bảo vệ
quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, đặc biệt dưới góc độ bình
đẳng giới, chưa được nghiên cứu một cách thấu đáo, chuyên sâu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
- Mục đích nghiên cứu của đề tài: Tìm hiểu những khía cạnh lý luận và thực tiễn về
bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và
gia đình năm 2000 dưới góc độ bình đẳng giới. Từ đó tìm ra một số giải pháp hoàn thiện các
quy định pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả của việc bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong thực tiễn, nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Tìm hiểu cơ sở lý luận về quyền của người phụ nữ và bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng,
+ Tìm hiểu thực trạng việc bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa
vợ và chồng theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000
+ Đề xuất một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện quy định của pháp luật để bảo
vệ tốt hơn nữa quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
4. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Với đề tài "Bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng
theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000", tác giả tập trung phân tích bảo vệ quyền lợi
người phụ nữ với tư cách là người vợ trong quan hệ tài sản với người chồng trong thời kỳ hôn
nhân hợp pháp, thể hiện qua các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng là quan hệ sở hữu tài sản,

quan hệ thừa kế và quan hệ cấp dưỡng theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình năm
2000. Vì vậy quyền của người phụ nữ trong phạm vi đề tài này được nghiên cứu với tư cách
người phụ nữ là người vợ trong quan hệ hôn nhân hợp pháp, mà không nghiên cứu quyền của
người phụ nữ với tư cách là người mẹ, người chị trong gia đình trong các mối quan hệ khác.
Việc áp dụng pháp luật trong thực tiễn xét xử được nghiên cứu chủ yếu qua thực tiễn xét xử
của các Tòa án tỉnh Nam Định, trong những năm gần đây.
5. Phương pháp nghiên cứu của luận văn
- Phương pháp luận nghiên cứu luận văn là chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy
vật biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng của Đảng và Nhà nước về pháp luật
- Luận văn còn sử dụng các phương pháp pháp nghiên cứu cụ thể như phân tích, so
sánh, thống kê, tổng hợp.
6. Ý nghĩa và điểm mới của luận văn
- Luận văn nghiên cứu và phân tích sâu sắc, toàn diện về ý nghĩa, mục đích, nội dung
bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng dưới góc độ bình đẳng
giới.
- Luận văn đánh giá thực trạng về vấn đề bảo vệ quyền của người phụ nữ trong quan
hệ tài sản giữa vợ và chồng trên thực tế, đưa ra một số khuyến nghị, giải pháp góp phần hoàn
thiện quy định pháp luật về vấn đề này và nâng cao hiệu quả việc bảo vệ quyền của người phụ
nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ chồng, nhằm thực hiện bình đẳng giữa vợ và chồng trên thực
tế.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
làm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Chương 2: Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 với vấn đề bảo vệ quyền của người
phụ nữ trong quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.
Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về bảo vệ quyền của người phụ nữ trong
quan hệ tài sản giữa vợ và chồng.


Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen (1961), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
2. Trần Thị Vân Anh (2006), "Quyền con người và quyền của người phụ nữ", Nghiên cứu
Gia đình và Giới, (1), tr. 49-61.
3. Trần Thị Vân Anh (2007), "Đóng góp kinh tế của vợ và chồng", Nghiên cứu Gia đình và
Giới, (5), tr. 4-14.
4. Trịnh Hòa Bình (2006), "Sự biến đổi của khuôn mẫu gia đình Việt Nam hiện nay", Hoạt
động khoa học, (6).
5. Bộ dân luật Bắc Kỳ, (1931).
6. Bộ dân luật Trung Kỳ, (1936).
7. Bộ dân luật Sài Gòn, (1972).
8. Bộ Lao động, thương binh và xã hội (2011), Báo cáo ngày 24/01 về tình hình thực hiện
bình đẳng giới tại Việt Nam, Hà Nội.
9. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch - Tổng cục Thống kê - Unicef - Viện Gia đình và giới
(2006), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội.
10. Chính phủ (2001), Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 3/10 quy định chi tiết thi hành Luật
Hôn nhân và gia đình 2000, Hà Nội.
11. Thu Cúc (2012), "Chính sách đất đai dần hướng tới bình đẳng giới",
baodientu.chinhphu.vn, ngày 18/9,
12. Nguyễn Văn Cừ (2008), Chế độ tài sản của vợ chồng theo pháp luật hôn nhân và gia
đình Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.
13. Nguyễn Văn Cừ, Ngô Thị Hường (2003), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về Luật Hôn
nhân và Gia đình năm 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
14. Đại học Quốc gia Hà Nội (2009), Giáo trình Lý luận và pháp luật về quyền con người,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
15. Đại học Quốc gia Hà Nội (2011), Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.

16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4 của Bộ Chính trị
về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội.
18. Nguyễn Ngọc Điện (2004), Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam:
Các quan hệ tài sản giữa vợ và chồng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
19. Bùi Minh Hồng (2004), "Về việc quy định ghi tên của vợ chồng trong giấy chứng nhận
quyền sở hữu tài sản chung theo pháp luật hôn nhân và gia đình hiện hành", Luật học, (1),
tr. 44-46.
20. Trần Thị Hồng (2009), "Quan hệ vợ chồng trong đứng tên giấy chứng nhận quyền sử
dụng nhà ở và đất ở: Thực trạng và các yếu tố tác động", Nghiên cứu Gia đình và Giới,
(2), tr. 15-25.
21. Chu Mạnh Hùng (2007), "Pháp luật Việt Nam về quyền con người", Luật học, (5), tr. 3-
10.
22. Chu Mạnh Hùng (2008), "Ảnh hưởng của Nho giáo đến việc bảo đảm quyền bình đẳng
của phụ nữ ở Việt Nam", Luật học, (3), tr. 19-24.
23. Ngô Thị Hường (2008), "Đăng kí quyền sở hữu tài sản và việc xác định tài sản chung, tài
sản riêng của vợ chồng", Luật học, (10), tr. 22-28.
24. "Kinh hãi những vụ ly hôn kiệt nghĩa, cạn tình" (2010), dantri.com.vn, ngày 21/01.
25. Nguyễn Phương Lan (2002), "Hậu quả pháp lý của việc chia tài sản chung của vợ chồng
trong thời kỳ hôn nhân", Luật học, (6), tr. 22-27.
26. Nguyễn Phương Lan (2003), "Quyền sở hữu tài sản của người phụ nữ trong Bộ luật Hồng
Đức", Luật học, (3), tr. 42-46.
27. Liên hợp quốc (1979), Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụ nữ
(Công ước CEDAW).
28. Tưởng Duy Lượng (2005), Bình luận một số vụ án hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
29. Bình Minh (2012), "Vướng trong việc thay người giám hộ", phapluattp.vn, ngày 24/9.
30. "Nhân vụ ly hôn 1.000 tỷ, nghĩ về thị trường hôn nhân ở Việt Nam" (2007), chungta.com,
ngày 30/3.

31. Nhóm Giới và phát triển cộng đồng (2006), Báo cáo của các tổ chức phi chính phủ về
việc thực hiện Công ước Cedaw tại Việt Nam, Hà Nội.
32. Doãn Hồng Nhung (2007), "Nữ quyền và quan hệ giữa vợ chồng, nhìn từ khía cạnh pháp
lý của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong Luật Đất đai năm 2003", Luật học, (6),
tr. 58-63.
33. Trần Thị Cẩm Nhung (2009), "Quyền lực của vợ và chồng trong việc quyết định các công
việc của gia đình", Nghiên cứu Gia đình và Giới, (4), tr. 31-44.
34. Lưu Bình Nhưỡng (2009), "Bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em dưới góc độ nhân quyền",
Luật học, (2), tr. 16-22.
35. Lưu Bình Nhưỡng (2010), "Tổng quan về quyền của phụ nữ theo pháp luật Việt Nam",
Luật học, (2), tr. 58-67.
36. "Quảng Bình: nỗi cay đắng từ vụ ly hôn của một gia đình tỷ phú" (2008),
doisongphapluat.com, ngày 07/10.
37. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
38. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
39. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
40. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
41. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
42. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
43. Quốc hội (1995), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
44. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
45. Quốc hội (2000), Nghị quyết 35/2000/QH10 ngày 09/6 về việc thi hành Luật Hôn nhân và
gia đình, Hà Nội.
46. Quốc hội (2003), Luật Đất đai, Hà Nội.
47. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
48. Quốc hội (2006), Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.
49. Quốc hội (2007), Luật phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.
50. Nguyệt San (2011), "Bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở Việt Nam" (2011), gopfp.gov.vn.
51. Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
52. Lê Thảo (2009), "Gia đình Việt Nam trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường",

tapchicongsan.org.vn, ngày 23/2.
53. Tòa án nhân dân tối cao (2003), Nghị quyết số 01/2003/NQ-HĐTP ngày 16/4 hướng dẫn
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết một số loại tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia
đình, Hà Nội.
54. Tòa án nhân dân tối cao (2004), Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8 hướng dẫn
áp dụng pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
55. Tòa án nhân dân tối cao (2000), Nghị quyết số 02/2000/NĐ-HĐTP ngày 23/12 của Hội
đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số qui định của Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000, Hà Nội.
56. Tổng cục Thống kê - Quỹ mục tiêu Thiên niên kỷ - Liên hợp quốc (2012), Số liệu thống
kê Giới ở Việt Nam, Hà Nội.
57. Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Công
an nhân dân, Hà Nội.
58. Trường Đại học Luật Hà Nội, Bộ môn Luật Hôn nhân và gia đình (2008), Tài sản của vợ
chồng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà
Nội.
59. Phạm Thanh Vân (2006), "Quyền đại diện cho nhau giữa vợ và chồng", Khoa học và phụ
nữ, (11).
60. Viện Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp, (2006), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa
- Nxb Tư pháp, Hà Nội.
61. Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2006), Điều tra bình đẳng giới năm 2005-2006, Hà
Nội.
62. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1998), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà
Nội.

×