Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.75 KB, 9 trang )

Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật
tố tụng dân sự Việt Nam

Lê Văn Cao

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Nghd: TS. Nguyễn Công Bình
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Hệ thống những vấn đề liên quan đến các nội dung của nguyên tắc hai cấp xét
xử trong pháp luật tố tụng dân sự (TTDS) và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về
nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS. Phân tích làm rõ các quy định của pháp
luật Việt Nam về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS như thẩm quyền xét xử theo các
cấp sơ thẩm, phúc thẩm và những nội dung liên quan đến các cấp xét xử này. Chỉ ra
những bất cập, những đòi hỏi cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử
các vụ án dân sự (VADS) tại tòa án, hạn chế và đi đến khắc phục, chấm dứt tình trạng các
VADS bị kèo dài thời gian giải quyết, các tòa án đẩy đi đẩy lại cho nhau qua nhiều lần
xét xử không mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp. Đề xuất các kiến nghị nhằm thực
hiện định hướng của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính
trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, trong đó có vấn đề liên quan đến việc tổ
chức thực hiện có hiệu quả nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam
nhằm nâng cao chất lượng xét xử trong TTDS.
Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật dân sự; Luật tố tụng dân sự
Contents:
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2002 (LTCTAND), Bộ luật Tố tụng dân sự
năm 2004 (BLTTDS) được ban hành và có hiệu lực thi hành, thẩm quyền, trình tự và thủ tục xét
xử các vụ án dân sự (VADS) đã được quy định các văn bản này và các văn bản hướng dẫn khá
cụ thể và khoa học. Tuy nhiên, qua quá trình thực hiện tại các Tòa án vẫn còn hiện tượng các


VADS được giải quyết một cách chậm trễ, kéo dài gây lãng phí, tốn kém cho người dân và Nhà
nước. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến tình trạng đó là do các quy định về
những vấn đề liên quan đến nguyên tắc hai cấp xét xử và việc thực hiện chúng còn nhiều bất cập,
khiến cho tình trạng chồng chéo thẩm quyền, lấn sân, lẫn lộn trách nhiệm giải quyết VADS giữa
các Tòa án khác cấp với nhau vẫn xảy ra thường xuyên.
Theo tinh thần của Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị
về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, thì Tòa án là trung tâm của quá trình cải cách tư
pháp. Trong quá trình cái cách tư pháp đối với Tòa án, việc đình hình rõ, điều chỉnh và bổ sung các
quy định của pháp luật về tổ chức Tòa án và pháp luật tố tụng để đảm bảo nguyên tắc hai cấp xét
xử được sử dụng một cách phù hợp, tạo thuận lợi cho quá trình xét xử các VADS, đảm bảo quyền,
lợi ích hợp pháp của các đương sự và bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa (XHCN) [17]. Trên thực tế
hiện nay, ở nước ta đang triển khai thí điểm xây dựng mô hình Tòa án khu vực ở các địa phương
nhằm có những đổi mới căn bản về tổ chức, thẩm quyền của các cơ quan trong hệ thống Tòa án.
Việc thí điểm này rất cần sự nghiên cứu, đánh giá ở nhiều khía cạnh nhằm tìm ra mô hình tổ chức
Tòa án hợp lý nhất, trong đó có những vấn đề cụ thể liên quan đến các cấp xét xử trong tố tụng dân
sự (TTDS). Việc nghiên cứu nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS Việt Nam là một vấn đề hết
sức cần thiết về phương diện lý luận cũng như ở phương diện thực tiễn. Vì vậy, học viên đã lựa
chọn đề tài: "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam" làm luận văn
thạc sỹ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng nói chung và nguyên tắc hai cấp trong pháp luật
TTDS nói riêng là một vấn đề tố tụng cơ bản. Do đó, trong những năm qua đã có nhiều bài viết,
công trình khoa học nghiên cứu về vấn đề này ở những mức độ khác nhau như bài "Đổi mới tổ
chức và hoạt động của Tòa án nhân dân” đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 11/2003
và bài “Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức Toà án các
cấp” đăng trên Tạp chí Nhà nước và pháp luật số 5/2007 của Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Độ;
bài“Về chế độ hai cấp xét xử” của Vũ Văn Nhiêm đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số
7/2003); bài “Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự nước ta” của Thạc sỹ
Tống Công Cường đăng trên Tạp chí Khoa học pháp lý số 6/2006; bài “Thực hiện chế độ hai cấp
xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người trong tố tụng dân sự” của tiến sỹ Nguyễn Quang Hiền

đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 8, tháng 4/2010; luận án tiến sĩ luật học “Phân cấp
thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay” của nghiên cứu sinh Lê Thị Hà bảo vệ tại Trường Đại học Luật Hà Nội năm 2005 v.v Các
công trình này đã nghiên cứu làm sáng tỏ được nhiều nội dung của “Nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng” nói chung và “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự” nói riêng nhưng
cũng còn nhiều nội dung chưa được các công trình này nghiên cứu sâu và toàn diện. Tuy vậy,
đây vẫn là những tài liệu quan trọng để học viên tham khảo trong quá trình nghiên cứu đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận về “Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp
luật tố tụng dân sự Việt Nam,” các quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về nguyên tắc này và
thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án các cấp.
Phạm vi nghiên cứu đề tài của luận văn chỉ giới hạn trong những vấn đề lý luận cơ bản về
“Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam” như khái niệm, ý nghĩa, cơ
sở, mối quan hệ và các yếu tố quyết định đến việc thực hiện nguyên tắc hai cấp xét xử trong tố
tụng dân sự Việt Nam và thực tiễn thực hiện chúng tại các Tòa án trong những năm gần đây, đặc
biệt là các nội dung liên quan đến cấp XXST và XXPT đối với các VADS.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của triết học Mác
- Lênin về Nhà nước và pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà
nước pháp quyền, về cải cách tư pháp và cải cách nền hành chính quốc gia. Việc thực hiện luận
văn còn dựa vào thực tiễn xét xử, những tổng kết, đánh giá của ngành Tòa án, những số liệu
thống kê về tình hình xét xử, về tổ chức cán bộ để những kiến nghị, đề xuất về các cấp xét xử
trong tố tụng có cơ sở thực tiễn.
Ngoài ra, trong quá trình nghiên cứu học viên còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu
khoa học như phương pháp so sánh, tổng hợp, tiếp cận hệ thống, lịch sử, thống kê v.v để hoàn
thành luận văn này.
5. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài
Học viên nghiên cứu đề tài này, trước hết với mục đích để học hỏi, trao dồi kiến thức,
rèn luyện, nâng cao trình độ của chính bản thân về pháp luật dân sự và hoàn thành chương
trình học luật dân sự. Bên cạnh đó, thông qua công trình nghiên cứu, tác giả mong muốn

đóng góp một số kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa các quy định của pháp luật về
nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS Việt Nam hiện nay.
6. Tính mới và những đóng góp của luận văn
Luận văn với đề tài "Nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”
là công trình nghiên cứu một cách hệ thống về các nội dung liên quan đến nguyên tắc hai cấp xét
xử trong TTDS hiện Việt Nam hiện nay và có những điểm mới cụ thể sau:
Thứ nhất, luận văn đã hệ thống những vấn đề liên quan đến các nội dung của nguyên tắc
hai cấp xét xử trong pháp luật TTDS và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp
xét xử trong pháp luật TTDS.
Thứ hai, luận văn phân tích làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc
hai cấp xét xử trong TTDS như thẩm quyền xét xử theo các cấp sơ thẩm, phúc thẩm và những
nội dung liên quan đến các cấp xét xử này. Từ đó, luận văn đã chỉ ra những bất cập, những đòi
hỏi cần được sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn xét xử các VADS tại Tòa án, hạn chế và
đi đến khắc phục, chấm dứt tình trạng các VADS bị kèo dài thời gian giải quyết, các Tòa án đẩy
đi đẩy lại cho nhau qua nhiều lần xét xử không mang lại hiệu quả giải quyết tranh chấp.
Thứ ba, luận văn nêu lên những đề xuất các kiến nghị nhằm thực hiện định hướng của
Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư
pháp đến năm 2020, trong đó có vấn đề liên quan đến việc tổ chức thực hiện có hiệu quả nguyên
tắc hai cấp xét xử trong tố tụng dân sự Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng xét xử trong TTDS.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 3
chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về nguyên tắc hai cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân
sự
Chương 2: Nội dung các quy định của pháp luật Việt Nam về nguyên tắc hai cấp xét xử
trong tố tụng dân sự và thực tiễn thực hiện
Chương 3: Yêu cầu và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả điều chỉnh của nguyên tắc hai
cấp xét xử trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Đào Duy Anh, Từ điển Hán Việt, Trường Thi xuất bản, Sài Gòn năm 1957.
2. Ban biên soạn chuyên từ điển: New Era, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Hồng Đức, thành
phố Hồ Chí Minh năm 2010.
3. Ban thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, Công văn số 671/MTTW-
BTT Về việc góp ý Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, ngày
05/8/2010.
4. Báo Nhà báo & Công luận điện tử, Thái Nguyên: Án dân sự sơ thẩm bị „vật ra‟ xử phúc
thẩm, ngày 17/03/2011.
5. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Đòi vàng cho con mua đất, ngày 11/08/2012.
6. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Thi hành án xong bị lật lại: Rối, ngày 18/07/2012.
7. Báo Pháp luật thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tục rút gọn: Chỉ xử trong vòng một tháng?,
ngày 25/09/2012.
8. Báo Pháp luật Việt Nam điện tử, Trắc ẩn sau vụ kiện nhiều lần ra Tòa nhất xử Huế, ngày
18/07/2012.
9. Báo Thanh niên điện tử, Án dân sự “xử sao cũng được”?, ngày 09/10/2011.
10. Nguyễn Công Bình (chủ biên), Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Trường Đại học
luật Hà Nội, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2011.
11. Bộ Tư pháp, Báo cáo số 46/BC-BTP Tổng kết 5 năm thi hành Luật Luật sư, ngày
06/03/2012.
12. Chính phủ, Công văn số 94/CP-PL Về việc tham gia ý kiến đối với dự thảo 3 Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, ngày 09/8/2010.
13. Tống Công Cường, Luật Tố tụng dân sự Việt Nam - Nghiên cứu so sánh, Nhà xuất bản Đại
học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
14. Tống Công Cường, Quan niệm về nguyên tắc hai cấp xét xử trong TTDS nước ta, Tạp chí
Khoa học pháp lý số 6 (37) năm 2006.
15. Mai Ngọc Dương, Tính công khai của phiên Tòa giám đốc thẩm dân sự, Tạp chí Nghiên
cứu Lập pháp số 11, tháng 6/2009.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết 08 – NQ/TW ngày 02/01/2002 của Bộ chính trị, Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong

thời gian tới, Hà nội năm 2002.
17. Đảng cộng sản Việt Nam, Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 2.6.2005 của Bộ chính trị, Ban
chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020, Hà
Nội năm 2005.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2006.
19. Trần Văn Độ, Đổi mới tổ chức và hoạt động của Tòa án nhân dân, Tạp chí Nhà nước và
Pháp luật, số 11/2003.
20. Trần Văn Độ, Nguyên tắc hai cấp xét xử và việc áp dụng nguyên tắc đó vào việc tổ chức
toà án các cấp”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, Viện nhà nước và pháp luật, số 5/năm
2007.
21. Lê Gia, Tiếng nói nôm na, Nhà xuất bản Văn Nghệ thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ
Chí Minh năm 1999.
22. Lê Thu Hà, Luận án Tiến sĩ luật học, Phân cấp thẩm quyền giải quyết tranh chấp dân sự
trong hệ thống Tòa án ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, Trường ĐH Luật Hà Nội.
23. Nguyễn Quang Hiền, Thực hiện chế độ hai cấp xét xử - cơ chế bảo vệ quyền con người
trong tố tụng dân sự, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 8 (169) tháng 4/2010.
24. Nguyễn Đình Lộc (chủ biên), Từ điển Luật học, Nhà xuất bản Tư pháp - Nhà xuất bản Từ
điển, Hà Nội năm 2005.
25. Karl Marx, Toàn tập, tập I, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hà Nội năm 1995.
26. Hoàng Phê (chủ biên), Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng năm 2003.
27. Nguyễn Thị Phượng, Giám đốc thẩm - “Xét” chứ không “xử”, Tạp chí Nghiên cứu Lập
pháp, số 13, tháng 7/2009.
28 . Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ Việt Nam, Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ Việt
Nam, Hà nội năm 1992.
29. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật tổ chức Tòa án nhân dân, Hà
Nội năm 2002.
30. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội năm
2004.
31. Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Bộ luật tố tụng dân sự, Hà Nội năm 2011.
32. Quốc triều hình luật - Luật hình triều Lê, Nhà xuất bản Pháp lý, Hà Nội năm 1991.
33. Sổ tay thuật ngữ pháp lý thông dụng (1996), Nxb Giáo dục, Hà Nội năm 1996.
34. Tòa án nhân dân tối cao, Báo cáo số 36/BC-TA Tổng kết công tác năm 2011 và nhiệm vụ
trọng tâm công tác năm 2012 của ngành Tòa án nhân dân, ngày 28/12/2011.
35. Tòa dân sự - Tòa án nhân dân tối cao, Tham luận vấn đề cần rút kinh nghiệm trong công
tác xét xử sơ thẩm và phúc thẩm các vụ án dân sự qua công tác giám đốc thẩm, ngày
26/12/2011.
36. Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, Tham luận Một vài nhận xét về công
tác xét xử sơ thẩm của các Tòa án địa phương qua công tác xét xử phúc thẩm của Tòa phúc
thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội, ngày 26/11/2011.
37. Trần Anh Tuấn, Chế định giám đốc thẩm, tái thẩm và những vấn đề đặt ra cho việc thi
hành, Tạp chí Luật học, Số đặc san về Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.
38. Trần Anh Tuấn, Pháp luật Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền
vững, Nhà xuất bản Công an nhân dân, Hà Nội năm 2009.
39. Trung ương Hội luật gia Việt Nam, Công văn 297/XDPL-HLGVN Về việc góp ý kiến xây
dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS, ngày 04/8/2010.
40. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội năm 2003.
41. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình Luật tố tụng dân sự Việt Nam, Nxb Công an nhân
dân, Hà Nội năm 2008.
42. Trường Đại học Luật Hà Nội, Tranh tụng trong tố tụng dân sự ở Việt Nam trước yêu cầu
cải cách tư pháp, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Hà Nội năm 2011.
43. Từ Điển Luật Học, Nhà xuất bản Thanh niên, Hà Nội năm 2010.
44. Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Báo cáo thẩm tra Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Bộ luật tố tụng dân sự, ngày 13/8/2010.
45. Viện Ngôn ngữ học, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Đà Nẵng, Đà Nẵng năm 2003.
46. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Công văn số 2289/VKSTC-V8 Về việc góp ý Dự án Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật tố tụng dân sự, ngày 02/8/2010.
47. Vụ công tác lập pháp - Văn phòng Quốc hội, Những vấn đề cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự

năm 2004, Nhà xuất bản Tư pháp, Hà Nội năm 2004.
48. Nguyễn Như Ý, Đại từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, Hà Nội năm 1998.


×