Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực
phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố
Hà Nội
Trần Mai Vân
Khoa Luật
Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật Kinh tế; Mã số 60 38 50
Người hướng dẫn: PGS. TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2013
Abstract. Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp phường
trong việc đảm bảo an toàn thực phẩm. Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt
Nam về pháp luật an toàn thực phẩm trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân; cụ thể việc
thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp phường trên địa bàn thành phố
Hà Nội. Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi
hành pháp luật về an toàn thực phẩm.
Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Vệ sinh thực phẩm; Hà Nội; An toàn
thực phẩm.
Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việc bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của nhân dân luôn là mục tiêu của Đảng, Nhà nước và
toàn xã hội. An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà các cơ quan nhà nước luôn
quan tâm đặc biệt và coi đây là một vấn đề có ý nghĩa to lớn về kinh tế, an toàn xã hội, bảo vệ
môi trường, sức khỏe nhân dân và đặc biệt là tiến trình hội nhập của Việt Nam.
Thực tiễn Việt Nam thời gian qua cho thấy, Đảng và Nhà nước ta đã thường xuyên chỉ
đạo và không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về an toàn thực
phẩm.
Nhận thức đúng đắn về vai trò quan trọng của công tác bảo đảm an toàn thực phẩm là
một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tầm vóc và thể chất của người Việt
Nam, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Ở Việt Nam, mặc dù Luật an toàn thực phẩm được Quốc Hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2010 và có hiệu
lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2011; Nghị định 38/2012/NĐ- CP, ban hành ngày 25
tháng 4 năm 2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm; Nghị
định 91/2012/ NĐ-CP, ban hành ngày 08 tháng 11 năm 2012 quy định xử phạt hành chính về
an toàn thực phẩm cùng nhiều văn bản pháp luật khác đã ghi nhận tương đối toàn diện về
quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo đảm an toàn thực phẩm song khả năng áp
dụng còn rất nhiều hạn chế, nội dung điều chỉnh còn mang tính nguyên tắc, khó áp dụng. Hơn
nữa, việc đưa các chế tài mạnh mẽ để xử lý các hành vi vi phạm của mọi tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thực phẩm còn chưa được chú trọng làm cho pháp luật mất tính giáo dục, răn
đe. Nhiều hành vi đã xác định rõ chế tài xử lý nhưng mức phạt quá nhẹ khiến cho nhiều cơ sở
kinh doanh sẵn sàng nộp phạt để rồi tiếp tục tái phạm…
Từ những nguyên nhân đã trình bày trên, có thể khẳng định rằng, việc nghiên cứu
đề tài “Thi hành pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành
phố Hà Nội” có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, đặc biệt là trước yêu cầu ở nước ta hiện
nay.
1. Tình hình nghiên cứu
Tuy có tầm quan trọng như vậy, song pháp luật về an toàn thực phẩm ở nước ta mới
chỉ được quan tâm đúng mức và bắt đầu có một số nghiên cứu quy mô trong thời gian gần
đây. Điều đáng nói là, các kết quả nghiên cứu thu được cho đến nay còn hết sức khiêm tốn.
Có thể kể đến các công trình như: Điều tra ngộ độc thực phẩm – Tiến sĩ Trần Thị
Phúc Nguyệt – Đại học Y Hà Nội; Một số bệnh truyền qua thực phẩm; Điều tra vệ sinh an
toàn thực phẩm – PGS.TS. Đỗ Thị Hòa – Giảng viên chính Viện đào tạo Y học dự phòng và
y tế công cộng cục an toàn thực phẩm; Ngộ độc thức ăn- GS.TS. Nguyễn Thị Dụ; “Pháp luật
về kiểm soát vệ sinh an toàn thực phẩm trong hoạt động thương mại ở Việt Nam” Luận văn
thạc sĩ – Đặng Công Hiển - năm 2010, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Tội vi phạm
quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm trong Luật hình sự Việt Nam – Một số vấn đề lý
luận và thực tiễn” Luận văn thạc sĩ – Hoàng Trí Ngọc, năm 2009, Khoa Luật - Đại học Quốc
gia Hà Nội.
Hầu hết các công trình trên đều ít nhiều đề cập đến việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một
cách cơ bản và có hệ thống việc thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên
địa bàn thành phố Hà Nội
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của Luận văn là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản về việc thi hành
pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội , đánh giá thực
trạng pháp luật Việt Nam về lĩnh vực này và từ đó đề xuất một số định hướng và giải pháp
hoàn thiện.
Với mục đích trên, Luận văn có các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
- Làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận nhiệm vụ của chính quyền cấp Phường trong việc
đảm bảo an toàn thực phẩm;
- Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về pháp luật an toàn thực phẩm
trong việc bảo vệ sức khỏe nhân dân;
- Đưa ra một số định hướng và giải pháp cơ bản hoàn thiện pháp luật về việc thi hành
pháp luật về an toàn thực phẩm.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các văn bản quy định và thực tiễn việc thi hành
pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm tại cấp
Phường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp chủ yếu sau: phương pháp phân tích - tổng
hợp, phương pháp lịch sử - cụ thể, phương pháp quy nạp - diễn dịch, phương pháp hệ thống,
phương pháp so sánh, …
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn gồm 3
chương:
Chương 1. Khái quát thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Chương 2. Thực trạng thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm ở cấp Phường trên địa
bàn Thành phố Hà Nội
Chương 3. Kiến nghị và giải pháp thi hành pháp luật về an toàn thực phẩm
Reference
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Huyền Anh (2013), “Trước thông tin gà nhập lậu kém chất lượng- Bà nội trợ lo lắng”, Báo
Kinh tế đô thị (Thứ Bảy ngày 17/11/2012), tr. 7, Hà Nội.
2. Bộ Công thương (2010), Thông tư số 47/2010/TT – BCT, ngày 31/12/2010 quy định việc
kiểm tra chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm thực phẩm trong quá
trình sản xuất thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ công thương, Hà Nội.
3. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn - Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy
sản (2010), Phân tích nguy cơ an toàn thực phẩm, hướng dẫn cho các cơ quan có thẩm
quyền về an toàn thực phẩm quốc gia, tr.1-76, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.
4. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2010), Thông tư số 60/2010/TT-BNNPTNT, ngày
25/10/2010 quy định điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn, Hà Nội.
5. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 13/2011/TT-BNNPTNT, ngày
16/3/2011 hướng dẫn việc kiểm tra an toàn thực phẩm hàng hóa có nguồn gốc thực vật
nhập khẩu, Hà Nội.
6. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2011), Thông tư số 55/2011/TT-BNNPTNT, ngày
03/8/2011 về kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm thủy sản, Hà Nội.
7. Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (2013), Thông tư số 02/2013/TT-BNNPTNT, ngày
05/01/2013 quy định phân tích nguy cơ và quản lý an toàn thực phẩm theo chuỗi sản xuất kinh
doanh nông lâm thủy sản và muối, Hà Nội.
8. Bộ Y Tế - Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2005), Kỷ yếu Hội nghị khoa học vệ sinh an
toàn thực phẩm lần thứ 3-2005, tr.61-69,252-257, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
9. Bộ Y Tế- Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (2005), Các văn bản quy phạm pháp luật về vệ
sinh an toàn thực phẩm – Tập II, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
10. Bộ Y tế (2011), Thông tư số 34/2011/TT – BYT, ngày 30/8/2011 ban hành các quy chuẩn
kỹ thuật quốc gia về an toàn vệ sinh đối với bao bì, dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
11. Bộ Y tế (2012), Tài liệu triển khai chỉ thị 08-CT/TW, ngày 21/10/2011 của Ban Bí thư
Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với vấn đề an toàn thực
phẩm trong tình hình mới” , tr.2-9, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
12. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 15/2012/TT-BYT, ngày 12/9/2012 Quy định về điều kiện
chung bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh thực phẩm, Hà Nội.
13. Bộ Y tế (2012), Quy đinh về điều kiện ATTP đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm, dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm, 22/10/2012, Hà Nội
14. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 19/2012/TT-BYT, ngày 09/11/2012 Hướng dẫn việc công bố
hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm, Hà Nội.
15. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 26/2012/TT- BYT, ngày 30/11/2012 Quy định cấp giấy chứng
nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực
phẩm chức năng, thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ
trợ chế biến thực phẩm, nước khoáng thiên nhiên, nước uống đóng chai, dụng cụ, vật liệu
bao gói, chứa đựng thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế, Hà Nội.
16. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 27/2012/TT-BYT, ngày 30/11/2012 Hướng dẫn việc quản lý
phụ gia thực phẩm, Hà Nội
17. Bộ Y tế (2012), Thông tư số 30/2012/TT-BYT, ngày 05/12/2012 Quy định về điều kiện an
toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, kinh doanh thức ăn đường phố,
Hà Nội.
18. Chính Phủ (2008), Nghị định số 79/2008/ NĐ-CP, ngày 18/7/2008 Quy định hệ thống tổ
chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội.
19. Chính phủ (2012), Nghị định số 07/2012/NĐ-CP, ngày 09/02/2012 của Chính phủ quy
định về cơ quan được thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động thanh tra
chuyên ngành, Hà Nội
20. Chính Phủ (2012), Nghị định số 38/2012/ NĐ-CP, ngày 25/4/2012 Quy định chi tiết thi
hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm, Hà Nội.
21. Chính Phủ (2012), Nghị định số 63/2012/ NĐ-CP, ngày 31/8/2012 Quy định chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu của Bộ Y tế, Hà Nội.
22. Chính Phủ (2012), Nghị định số 91/2012/ NĐ-CP, ngày 08/11/2012 Quy định xử phạt
hành chính về an toàn thực phẩm, Hà Nội.
23. Chính Phủ (2013), Nghị định số 08/2013/ NĐ-CP, ngày 10/01/2013 Quy định xử phạt
hành chính đối với hành sản xuất, buôn bán hàng giả, Hà Nội.
24. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2012), “An toàn thực phẩm khắp nơi”, Sức khỏe và an
toàn thực phẩm, (14), tr. 17, Hà Nội.
25. BS. Trần Ngọc Trinh Chinh, BS. Nguyễn Thị Thu Cúc (2003), Vệ sinh an toàn thực phẩm
với đời sống văn hóa- sức khỏe, tr.42-47, Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai.
26. Công ty cổ phần dịch vụ du lịch thể thao văn hóa Thăng Long (2012), Quy phạm
pháp luật an toàn thực phẩm trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh vì sức khỏe cộng đồng, tr.179,
203-205, 201-2012, 228-230, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
27. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2012), “Thịt sống chỉ được bán trong 8G sẽ sửa nếu thiếu
sót”, Sức khỏe và an toàn thực phẩm, (17), tr. 6-7, Hà Nội
28. Cục vệ sinh an toàn thực phẩm (2012), “Trực tuyến về các chuyên đề vệ sinh thực phẩm
nóng”, Sức khỏe và an toàn thực phẩm, (18), tr. 7-9, Hà Nội.
29. Đại học Luật Hà Nội(1999), Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật, Nhà xuất bản
Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Thạc sĩ Hà Thị Anh Đào, PGS. PTS Phan Thị Kim(1999), Những điều cần biết về vệ sinh
an toàn thực phẩm, tr.26-27, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
31. PGS.TS.Trần Đáng (2004), Mối nguy vệ sinh an toàn thực phẩm – chương trình kiểm soát
GMP, GHP và hệ thống quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm HACCP, tr.337-
341, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
32. PGS.TS.Trần Đáng (2008), An toàn thực phẩm, tr. 362-379, 407-474, 751-754, 867-879,
921, Nhà xuất bản Hà Nội,Hà Nội.
33. GS.TS.Bùi Minh Đức, PGS.TS. Nguyễn Công Khẩn,ThS Bùi Minh Thu, ThS Lê Quang Hải,
PGS.TS. Phan Thị Kim (2004), Dinh dưỡng cận đại, độc học, an toàn thực phẩm và sức khỏe
bền vững, tr.433, Nhà xuất bản Y học,Hà Nội.
34. TS. Nguyễn Hữu Đức, ThS Phan Văn Hùng (2010), Xác định tiêu chuẩn và phương pháp
đánh giá chính quyền xã trong sạch, vững mạnh, tr.6-9, 114-119, Nhà xuất bản Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
35. Học viện Hành chính (2009), Những vấn đề cơ bản về nhà nước, hành chính và pháp luật,
tr. 114-115, Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
36. Học viện Hành chính (2009), Quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, tr. 217-218, Nhà xuất bản
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
37. Học viện Hành chính(2012), Tài liệu bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã về Quản lý
nhà nước, tr. 56-69, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.
38. Hội khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm Việt Nam (2011), An toàn thực phẩm vì sức
khỏe cộng đồng, tr.2-11, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
39. Nguyễn Văn Huân (2009), Vệ sinh an toàn thực phẩm, tr.168-169, Nhà xuất bản Thanh
Niên, Hà Nội.
40. GS.TS. Nguyễn Công Khẩn (2011), Hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra, kiểm tra
an toàn thực phẩm trong các đợt thanh tra, kiểm tra an toàn thực phẩm theo chuyên đề,
nước uống đóng chai, nước khoáng thiên nhiên, bếp ăn tập thể, tr.12-18,81-82, Nhà xuất
bản Y học, Hà Nội.
41. Hạnh Lê (2013), “Ăn ruốc hay ăn thuốc độc?”, Báo Phụ nữ thủ đô (ngày 24/4/2013), tr.
14, Hà Nội.
42. Quí Long, Kim Thư (2010), Những vấn đề cơ bản về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
sức khỏe của con người hệ thống quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phụ gia thực phẩm và vệ
sinh an toàn thực phẩm, tr.56-59, Nhà xuất bản Lao động xã hội, Hà Nội.
43. TS. Đàm Sao Mai, Trần Thị Mai Anh, Vũ Chí Hải (2010), Vệ sinh và an toàn thực phẩm,
tr. 56-59, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí
Minh.
44. Nhật Nguyên (2013), “Kiểm tra 7 cơ sở thực phẩm tại Hà Nội – Nhiều vi phạm bị phát
hiện”, Báo Kinh tế đô thị (Thứ 6 ngày 26/4/2013), tr. 9, Hà Nội.
45. Tố Như (2013), “Cá nhập lậu từ Trung Quốc tràn ngập chợ Yên Sở”, Báo Phụ nữ thủ đô,
(19, ngày 08/5/2013), tr.14, Hà Nội
46. Xuân Quang (2011), “Vận chuyển và giết mổ gia súc, gia cầm chui -Nguồn gốc của việc
mất an toàn thực phẩm”, Báo Hà nội mới (Thứ 2 ngày 24/10/2011), tr. 3, Hà Nội.
47. Quốc Hội (1999), Luật số 15/1999/QH10, ngày 21/12/1999, Bộ Luật Hình sự Hà Nội.
48. Quốc Hội (2003), Luật số 11/2003/QH11, ngày 26/11/2003 về tổ chức Hội đồng nhân dân
và Ủy ban nhân dân, Hà Nội.
49. Quốc Hội (2003), Luật số 17/2003/QH11, ngày 26/11/2003 về Thủy sản, Hà Nội.
50. Quốc Hội (2009), Nghị quyết số 34/2009/QH12, ngày 17/6/2009 của Quốc Hội khóa XII
về đẩy mạnh thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý chất lượng, vệ sinh an toàn thực
phẩm, Hà Nội.
51. Quốc Hội (2010), Luật số: 55/2010/QH12, ngày 17/6/2010 về An toàn thực phẩm, Hà
Nội.
52. Quốc Hội (2010), Luật số: 59/2010/QH12, ngày 17/11/2010 về Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, Hà Nội.
53. Sở tư pháp thành phố Hà Nội (2011), Hỏi đáp Luật an toàn thực phẩm, Hà Nội.
54. Tâm Thanh (2013), “Đối mặt với nguy cơ dịch chồng dịch”, Báo phụ nữ Thủ đô, (ngày
17/4/2013), tr.16, Hà Nội
55. Phương Thuận (2012), “Sẽ đóng cửa các sơ sở vi phạm an toàn thực phẩm”, Tạp chí thực
phẩm và đời sống, (1), tr. 10-11, Hà Nội.
56. Thủ tướng Chính Phủ (2007), Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 149/2007/QĐ-TTg,
ngày 10/9/2007 về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2006-
2010, Hà Nội.
57. Thủ tướng Chính Phủ (2010), Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 36/2010/QĐ- TTg,
ngày 15/4/2010 về việc ban hành Quy chế phối hợp kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng
hóa, Hà Nội.
58. Thủ tướng Chính Phủ (2012), Quyết định của Thủ tướng Chính Phủ số 20/QĐ- TTg, ngày
04/01/2012 về việc Phê duyệt chiến lược quốc gia an toàn thực phẩm giai đoạn 2011-
2020 và tầm nhìn 2030, Hà Nội.
59. Trường Đại học Y Hà Nội – Bộ môn dinh dưỡng – An toàn thực phẩm (2004), Dinh
dưỡng và vệ sinh an toàn thực phẩm, tr.410-413, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội.
60. Bá Trung (2012), “Hỗ trợ 100% lãi suất cho cơ sở chăn nuôi tập trung”, Báo Kinh tế đô
thị (thứ 2 ngày 19/11/2012), tr. 10, Hà Nội.
61. PGS.TS.Phạm Duy Tường (2012), An toàn vệ sinh thực phẩm, tr.317, Nhà xuất bản Giáo
dục Việt Nam, Hà Nội.
62. Ủy ban thường vụ Quốc Hội (2003), Pháp lệnh số 12/2003/PL- UBTVQH11, ngày
26/7/2003 về Vệ sinh an toàn thực phẩm, Hà Nội
63. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2010), Quyết định số 17/2010/QĐ- UBND, ngày
05/5/2010 ban hành “Quy định tạm thời phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về vệ
sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố Hà Nội, Hà Nội.
64. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội (2012), Quyết định số 37/2012/QĐ- UBND, ngày
11/12/2012 về việc giao sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn thực hiện nhiệm vụ quản
lý nhà nước về lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố, Hà Nội.
65. Thắng Văn (2011), “Thức ăn kém chất lượng người chăn nuôi chịu thiệt”, Báo Kinh tế đô
thị (thứ 5 ngày 20/10/2011), tr. 10, Hà Nội.