Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn tiền công
ty theo pháp luật Việt Nam
Nguyễn Thị Thúy Hằng
Khoa Luật, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn ThS. Luật kinh tế; Mã Số: 60 38 50
Nghd: PGS.TS. Ngô Huy Cương
Năm bảo vệ: 2013
Abstract: Trình bày cơ sở lý luận chung về công ty, đặc biệt là giai đoạn tiền công ty.
Nghiên cứu thực trạng xây dựng pháp luật công ty ở Việt Nam và sự điều chỉnh pháp luật
của nước ta về giai đoạn tiền công ty. Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam
về tiền công ty qua các quy định pháp luật; giao dịch tiền công ty vô hiệu cũng như nguyên
nhân vộ hiệu và việc xử lý giao dịch tiền công ty vộ hiệu. Kiến nghị một số định hướng xây
dựng khung pháp luật về giai đoạn tiền công ty.
Keywords: Luật kinh tế; Pháp lý; Công ty; Pháp luật Việt Nam
Contents:
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
“Công ty” là một trong những chủ thể quan trọng của luật kinh tế và cũng là chủ thể được
quan tâm hàng đầu trong đời sống kinh tế - xã hội. Do đó, bất cứ người học luật lẫn người làm ăn
kinh doanh nào cũng có nhu cầu tìm hiểu pháp luật về các công ty. Đây là một xu hướng chung
và thiết yếu trong xã hội hiện đại.
Cần nhận thức rằng, hiểu về “công ty” không chỉ bó hẹp trong phạm vi từ lúc công ty chính
thức hoạt động đến khi chấm dứt số phận pháp lý bằng các thủ tục như giải thể, phá sản… mà
cũng cần một cái nhìn toàn diện và thấu suốt về thời kỳ tiền công ty - bước đệm không thể thiếu
cho việc thành lập công ty và tạo nên địa vị pháp lý cần thiết cho công ty sau này.
Hiện nay, các vấn đề cơ bản của giai đoạn tiền công ty đã được quy định khá cụ thể trong
pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới, các công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, chuyên
sâu hay tổng quát về vấn đề này cũng tồn tại không ít. Thế nhưng, thực tế ở Việt Nam, “tiền công
ty” dường như vẫn chưa có được sự quan tâm cần thiết từ phía nhà làm luật và cả các chủ thể có
mong muốn kinh doanh. Điều luật sơ sài, thậm chí là thiếu vắng đã khiến cho giai đoạn này trở
nên “lu mờ” khi tìm hiểu về công ty nói chung và luật công ty nói riêng.
Thực trạng trên có lẽ xuất phát từ quan điểm cho rằng, tiền công ty là quan trọng nhưng
không phải là tất cả đối với công ty, cũng không ảnh hưởng rõ nét đến sự tồn tại và phát triển của
công ty. Tuy nhiên, nếu giai đoạn này không được chuẩn bị chu đáo thì liệu công ty có đứng
vững trên thương trường? Nếu các vấn đề về tiền công ty không được xem xét một cách hợp lý
thì một số tranh chấp sau này của công ty có tìm được cách giải quyết thoả đáng? Đáng nói hơn,
không có tiền công ty thì công ty có thể ra đời được không? Và rất nhiều những câu hỏi khác
được đặt ra để làm rõ vai trò của giai đoạn này trong quá trình hình thành và phát triển của công
ty cũng như những quy định pháp luật điều chỉnh giai đoạn này.
Những năm gần đây, pháp luật về công ty thường xuyên được sửa đổi, thậm chí có những
vấn đề buộc phải thay đổi tận gốc do quan niệm sai lầm của một số nhà làm luật. Số lượng công
ty trên thực tế phát triển nhanh chóng, kéo theo đó là vô vàn tranh chấp cần giải quyết ngay từ
khâu thành lập. Thế nhưng, với những nhận thức chưa đầy đủ, quy phạm pháp luật sơ sài, việc
xét xử tranh chấp đối với các vấn đề tiền công ty như hợp đồng thành lập công ty, hợp đồng giữa
sáng lập viên với bên thứ ba…. dường như chưa hiệu quả.
Xuất phát từ thực tiễn như vậy, tác giả chọn đề tài “Những vấn đề pháp lý trong giai đoạn
tiền công ty theo pháp luật Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Đây không phải là một vấn đề hoàn
toàn mới theo pháp luật Việt Nam nhưng lại chưa được quan tâm và có sự điều chỉnh cần thiết cả
về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Đề tài này về cơ bản cũng không trùng lặp với những công trình
nghiên cứu đã có trong giới luật học.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan
Nhìn chung, pháp luật về công ty được sự quan tâm rộng rãi không chỉ trong giới luật học
mà cả trong đời sống thường nhật. Do đó, các công trình nghiên cứu hay sách báo tham khảo về
chế định này được viết khá nhiều như Giáo trình Luật kinh tế - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà
Nội; Giáo trình Luật kinh tế - Đại học Luật Hà Nội; Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp
luật về công ty ở Việt Nam hiện nay - Nguyễn Thị Thu Vân;…
Riêng những đề tài có liên quan trực tiếp hay gián tiếp về giai đoạn tiền công ty cũng
không ít. Có thể kể đến một số công trình như: “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” của nhóm
tác giả Lê Tài Triển (chủ biên), Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân; “Hợp đồng thành lập công ty
ở Việt Nam” - Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Huy Cương; “Công ty vô hiệu” - Luận văn thạc sĩ
luật học của Nguyễn Hồng Minh;…
Tuy vậy, chưa có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu và tổng quát về vấn đề tiền công ty
theo pháp luật Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh, đối chiếu với
pháp luật nước ngoài, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ
các quy định trong lĩnh vực tiền công ty. Từ đây có thể tìm kiếm và phát hiện những tiến bộ,
thiếu sót của pháp luật Việt nam, làm định hướng để đưa ra những kiến nghị hoàn thiện khung
pháp luật về vấn đề này. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra vị trí quan trọng của tiền công ty
trong tổng thể chung của công ty và pháp luật về công ty.
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về công ty, đặc biệt là giai đoạn tiền công ty. Xác định
“tiền công ty” là vấn đề trung tâm của luận văn, cần đào sâu tìm hiểu một cách đúng đắn và toàn
diện.
- Nghiên cứu các vấn đề pháp lý đặc thù của tiền công ty, trong đó tập trung vào vấn đề
mang tính bản chất của giai đoạn này là các giao dịch (hợp đồng) tiền công ty. Vấn đề về sáng lập
viên cũng được đề cập ít nhiều với tư cách là một trong những nội dung cơ bản của giai đoạn tiền
công ty, tuy nhiên, không phải là vấn đề mấu chốt trong phạm vi nghiên cứu của đề tài.
- Phân tích và đánh giá thực trạng pháp luật Việt Nam về tiền công ty.
- Kiến nghị một số định hướng xây dựng khung pháp luật về tiền công ty.
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Chế định pháp luật về công ty là một chế định rộng, liên quan đến nhiều yếu tố pháp lý lẫn
thực tiễn như: các loại hình công ty, các học thuyết pháp lý về bản chất công ty, thành lập, hoạt
động, giải thể hoặc phá sản công ty… Luận văn không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ chế định
này mà chỉ tập trung vào giai đoạn tiền công ty để làm rõ các vấn đề có tính nguyên tắc cần thiết cho
việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Sự phân biệt giữa tiền công ty và công ty bắt đầu có tư cách pháp nhân một cách cụ thể là
vấn đề cần thiết về mặt lý luận lẫn thực tiễn. Luận văn chỉ giới hạn phạm vi nghiên cứu ở giai
đoạn tiền công ty, do đó sẽ không đi sâu vào các vấn đề của công ty khi đã được công khái hoá và
chính thức hoạt động. Theo đó, các vấn đề pháp lý chỉ đặt trong giới hạn trước khi công ty chính
thức được thành lập. Tuy nhiên, để đảm bảo tính toàn diện của vấn đề, một số tình huống phát
sinh sau giai đoạn tiền công ty nhưng là hệ quả của giai đoạn này (chẳng hạn hợp đồng thành lập
công ty vô hiệu dẫn đến công ty vô hiệu) cũng sẽ được xem xét một cách thấu đáo, có sự liên hệ
với các quy phạm pháp luật cả trước, trong và sau giai đoạn tiền công ty.
Luận văn cũng không dàn trải quy định pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới mà chỉ đi
sâu phân tích và giải quyết các quy định của pháp luật Việt Nam. Luật pháp quốc tế chỉ mang ý
nghĩa định hướng và là nền tảng pháp lý thiết yếu cho việc tìm hiểu các quy định của pháp luật
Việt Nam. Tuy nhiên, luận văn sẽ có sự so sánh ở mức độ nhất định nhằm đánh giá các quy định
của pháp luật Việt Nam, từ đó đưa ra những giải pháp thích hợp cho một khung pháp luật chặt
chẽ và đúng đắn về vấn đề này.
5. Phương pháp nghiên cứu
Là một đề tài thuộc lĩnh vực khoa học xã hội, luận văn được nghiên cứu chủ yếu dựa trên
phương pháp luận của chủ nghĩa Mac – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp
luật, dựa vào các văn bản pháp luật của Việt Nam và thế giới về công ty và tiền công ty, các sách,
báo, bài viết tham khảo có liên quan…
Trên cơ sở đó, ngoài phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mac – Lênin, tác giả còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh để làm rõ
vấn đề.
6. Ý nghĩa của đề tài
Hiện nay, ở nước ta các quy định pháp lý điều chỉnh vấn đề tiền công ty còn rất thiếu vắng,
có chăng chỉ là những quy định rời rạc và có phần thiếu sót, chưa thể hiện được cái nhìn tổng
quan và thấu đáo về vấn đề này.
Luận văn kế thừa những công trình nghiên cứu đã có về các vấn đề liên quan nhưng vẫn
phần nào thể hiện được tính mới của đề tài. Đặc biệt trong bối cảnh chưa có một công trình nào
trùng lặp hoàn toàn về mặt ý tưởng và cách thể hiện, đề tài mang ý nghĩa lý luận cho việc xây
dựng những quy phạm pháp luật đầy đủ và toàn diện hơn, làm cơ sở lý luận cho việc áp dụng
trong thực tiễn thành lập và giải quyết tranh chấp về công ty. Những phân tích và kiến nghị của
đề tài hy vọng sẽ có ý nghĩa thiết thực trong quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật công ty
của Việt Nam, phù hợp với luật pháp quốc tề và đáp ứng nhu cầu thời đại.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục luận văn được chia làm ba (03) chương:
Chương 1: Lý luận tổng quát về giai đoạn tiền công ty
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về giai đoạn tiền công ty
Chương 3: Kiến nghị khung pháp luật liên quan đến giai đoạn tiền công ty
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Dương Mỹ An (2004), Một số ý kiến về tư cách pháp lý của Doanh nghiệp, Tạp chí phát
triển kinh tế số 2, Hà Nội
2. Nguyễn Mạnh Bách (2006), Các công ty thương mại, NXB tổng hợp Đồng Nai, Đồng Nai
3. CIEM – GTZ (2007), Các loại hình doanh nghiệp ở Việt Nam – Đâu là loại hình phù hợp
nhất với doanh nghiệp của bạn, Hà Nội
4. Chính phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính Phủ về Đăng
ký doanh nghiệp, Hà Nội
5. Chính phủ (2007), Nghị định số 139/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 của Chính phủ hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội
6. Chính phủ (2010), Nghị định số 102/2010/NĐ-CP ngày 10/10/2010 của Chính phủ hướng
dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, Hà Nội
7. Cổng thông tin điện tử tòa án nhân dân tối cao (2011), Xác định tư cách thành viên công ty
trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên: Góc nhìn từ thực tiễn xét xử của Tòa án, Hà
Nội
8. Ngô Huy Cương (2003), Công ty – Từ bản chất pháp lý tới các loại hình, Hà Nội
9. Ngô Huy Cương (2004), Hợp đồng thành lập công ty, Luận án tiến sĩ luật học, Viện Nhà
nước và pháp luật, Hà Nội
10. Ngô Huy Cương (2009), Tự do ý chí trong pháp luật Việt Nam, Đề tài nghiên cứu đặc biệt
cấp Đại học Quốc gia Hà Nội
11. Ngô Huy Cương (2009), Về yếu tố ưng thuận của Hợp đồng, Hà Nội
12. Bùi Xuân Hải, Học thuyết về đại diện và mấy vấn đề của pháp luật công ty Việt Nam, Hà
Nội
13. Bùi Xuân Hải (2011), Khởi kiện người quản lý công ty: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
trong pháp luật doanh nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1 (273)
14. Hội đồng Tổng trưởng (1972), Bộ luật Dân sự Việt Nam Cộng hòa 1972, Sài Gòn
15. Hội đồng Tổng trưởng (1972), Bộ luật Thương mại Việt Nam Cộng hòa 1972, Sài Gòn
16. Lê Minh Hùng (2010), Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam, Luận
án tiến sĩ luật học, TP. Hồ Chí Minh
17. Nguyễn Đức Lam (2009), Tiếp nhận pháp luật nước ngoài: Nhìn từ ví dụ Luật công ty của
Nhật và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam, Chuyên đề tại Hội thảo của Bộ Tư pháp về tiếp
nhận pháp luật nước ngoài, Hà Nội
18. Trần Ngọc Liêm (2002), Hoàn thiện pháp luật về các loại hình công ty trong nền kinh tế thị
trường ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ luật học
19. Vũ Văn Mẫu (1974), Cổ luật Việt Nam thông khảo và tư pháp sử, Quyển thứ hai, Luật
Khoa Đại học Sài Gòn, Sài Gòn
20. Vũ Văn Mẫu (1963), Việt Nam dân luật lược khảo, In lần thứ hai, NXB Bộ Quốc gia Giáo
dục, Sài Gòn
21. Nguyễn Hồng Minh (2009), Công ty vô hiệu, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật Đại học
Quốc gia Hà Nội
22. Huy Nam (2002), Thành lập công ty: Sự đam mê và tiến trình chuyên nghiệp, NXB Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh
23. Lê Nết (2006), Kinh tế luật, NXB Tri Thức, Thành phố Hồ Chí Minh
24. Anh Hồng Ngân – Nguyễn Hữu Phước, Thành lập doanh nghiệp cần quan tâm gì?, Thời
báo kinh tế Sài Gòn
25. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội
26. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giáo trình Luật kinh tế - Tập 1: Luật Doanh nghiệp, NXB Đại
học Quốc gia Hà Nội
27. Phạm Duy Nghĩa (2006), Giấc mơ nửa triệu doanh nghiệp và một đạo luật chung: Luật Doanh
nghiệp 2005 từ một góc nhìn so sánh với Luật Công ty 2005 của CHND Trung Hoa, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, Hà Nội
28. Lê Thị Hải Ngọc (2002), Một số vấn đề pháp lý của Công ty cổ phần theo Luật Doanh
nghiệp, Luận văn thạc sĩ khoa học luật kinh tế - Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
29. Lê Minh Phiếu (2006), Các loại hình doanh nghiệp phổ biến ở Pháp, Tạp chí Khoa học
pháp lý số 4-5/2006
30. Ngô Viễn Phú (2005), Nghiên cứu so sánh quản lý công ty cổ phần theo pháp luật Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và pháp luật Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Luận án tiến
sĩ luật học, Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội
31. Ngô Văn Tăng Phước (2006), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB thống kê
32. Quốc Hội (1995), Bộ luật Dân sự năm 1995, Hà Nội
33. Quốc Hội (2005), Bộ luật Dân sự năm 2005, Hà Nội
34. Quốc Hội (1992), Hiến pháp năm 1992, Hà Nội
35. Quốc Hội (1990), Luật Công ty năm 1990, Hà Nội
36. Quốc Hội (1999), Luật Doanh nghiệp năm 1999, Hà Nội
37. Quốc Hội (2005), Luật Doanh nghiệp năm 2005, Hà Nội
38. Quốc Hội (1996), Luật Đầu tư nước ngoài năm 1996, Hà Nội
39. Quốc Hội (2005), Luật Đầu tư năm 2005, Hà Nội
40. Quốc Hội (2005), Luật Thương mại năm 2005, Hà Nội
41. Tô Huy Rứa (2008), Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước – dưới góc nhìn phát triển kinh
tế - xã hội bền vững, Hà Nội
42. Nguyên Tấn, Nghị định số 102/2010/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số điều của Luật
Doanh nghiệp: Tốt và chưa tốt, Thời báo kinh tế Sài Gòn
43. Lê Thị Thanh (2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Tài Chính, Hà Nội
44. Từ Thảo, Lịch sử hình thành và phát triển công ty cổ phần trền thế giới và ở Việt Nam
45. Thái Vĩnh Thắng, Văn hóa pháp luật Pháp và những ảnh hưởng tới pháp luật ở Việt Nam,
Tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử
46. Lê Thị Bích Thọ (2004), Hợp đồng kinh tế vô hiệu, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội
47. Nguyễn Hợp Toàn (2008), Giáo trình pháp luật kinh tế, NXB Đại học kinh tế quốc dân, Hà
Nội
48. Lê Minh Toàn (2001), Công ty cổ phần – Quyền và nghĩa vụ của cổ đông, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội
49. Bá Tú (2010), Xác định giá trị doanh nghiệp, Hà Nội
50. Hoàng Anh Tuấn (2007), Phân loại hợp đồng vô hiệu, Luận văn thạc sĩ luật học, Khoa Luật
Đại học Quốc gia Hà Nội
51. Phạm Hoài Tuấn (2011), Vốn điều lệ của công ty từ quy định của Nghị định 102/2010/NĐ-
CP, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 1 (186)
52. Lê Tài Triển - Nguyễn Vạng Thọ - Nguyễn Tân (1972), Luật Thương mại Việt Nam dẫn
giải, Quyển I, Kim Lai Ấn Quán, Sài Gòn
53. Lê Tài Triển - Nguyễn Vạng Thọ - Nguyễn Tân (1973), Luật Thương mại Việt Nam dẫn
giải, Quyển II, Kim Lai Ấn Quán, Sài Gòn
54. Nguyễn Thị Thu Vân (1998), Một số vấn đề về công ty và hoàn thiện pháp luật về công ty ở
Việt Nam hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội
55. Website Sưu tầm án lệ Việt Nam
56. Website tòa án nhân dân tối cao
Tiếng Anh:
57. Robert Baxt – Razeen Sappidden (1984), Cases and Materials on Corporation &
Associations, 4
th
Edition, Butterworths
58. Gordon W.Brown & Paul A.Sukys, Business law with UCC Applications, 10
th
Edition
59. Canada Business Corporations Act
60. Catherine Elliott and Frances Quinn (2005), Contract Law (fifth edition), Pearson
Education Limited
61. Corporate law in the United State
62. English contract law
63. Pham Duy Nghia (2002), Vietnamese Business Law in Transition, Publishers World, Hanoi
64. United Kingdom company law
65. Sammuel - Geoffrey (2001), Law of Obligations and legal Remedies, 2
nd
ed., Cavendish,
London