Biện pháp phát triển ứng dụng công nghệ
thông tin trong quản lý trường trung cấp nghề
kỹ thuật xi măng
Trần Thị Hương Thảo
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 05
Người hướng dẫn : PGS.TS. Ngô Quang Sơn
Năm bảo vệ: 2014
110 tr .
Abstract. Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý nhà trường nói chung và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý ở các trường trung cấp nghề nói riêng. Đánh giá thực trạng ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng. Đưa ra các
giải pháp để phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà trường.
Keywords. Quản lý giáo dục; Ứng dụng công nghệ thông tin; Trường trung cấp nghề
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Những chiếc máy tính đầu tiên xuất hiện vào những năm 50 của thế kỷ XX - tại
Mỹ. Hiện nay, máy tính đã xuất hiện ở khắp mọi nơi và tin học đang được ứng dụng
vào nhiều lĩnh vực, từ sản xuất, kinh doanh,… đến các nhà trường. Thế kỷ XXI là kỷ
nguyên của công nghệ thông tin, của nền kinh tế tri thức trong xu thế toàn cầu hoá.
Chúng ta đang đứng trước những thời cơ và thách thức to lớn của thời đại, đó là sự phát
triển với tốc độ ngày càng cao của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ, dẫn đến sự hình
thành xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức; mà trong đó trình độ dân trí, tiềm lực khoa
học - công nghệ trở thành một trong những nhân tố quyết định sức mạnh và vị thế của mỗi
quốc gia. Đảng và Nhà nước ta xác định rõ vị trí quốc sách hàng đầu của giáo dục - đào
tạo, coi đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển và là lĩnh vực đầu tư có hiệu quả cao
nhất. Tiếp tục tập trung mọi nguồn lực đầu tư phát triển cho sự nghiệp giáo dục - đào tạo;
nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự nghiệp nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài;
để đưa đất nước ta “sánh vai cùng các cường quốc năm châu” - như sinh thời Bác Hồ hằng
mong ước.
Trong Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 đã nhấn
mạnh: “Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông nhằm nâng cao hiệu
quả quản lý giáo dục ở các cấp”.
Theo điều 7 khoản 2 của luật dạy nghề năm 2006: “Đầu tư có trọng tâm trọng
điểm để đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ
giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đẩy mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất
lượng dạy nghề, tập trung xây dựng một số cơ sở dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên
tiến của khu vực và trên thế giới ”
Trước yêu cầu đặt ra của thực tế cuộc sống, cũng như những định hướng, chỉ
đạo của Chính phủ, của Bộ và của ngành, đó là: đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề,
đáp ứng yêu cầu của xã hội và theo kịp trình độ các nước trong khu vực và trên thế
giới. Việc ứng dụng CNTT trong quản lý đã được đặt ra và đang được triển khai thực
hiện tại trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng và đem lại nhiều lợi ích to lớn. Công
nghệ thông tin đã góp phần quan trọng giúp cán bộ lãnh đạo nhà trường có tầm nhìn
bao quát trong công tác quản lý, phát triển các nguồn lực của nhà trường; góp phần
tăng hiệu quả công tác quản lý và nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường, Ứng
dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nói chung, quản lý nhà trường nói
riêng là một con đường đúng đắn và ngày càng được triển khai mạnh mẽ ở các cơ sở
giáo dục, trong đó có các trường nghề, là một trong những biện pháp cần thiết để góp
phần “đổi mới căn bản và toàn diện” nền giáo dục Việt Nam. Quản lý việc ứng dụng
CNTT trong các nhà trường mang lại nhiều lợi ích, như: thay thế cách quản lý cũ, góp
phần thay đổi phong cách và hiệu quả quản lý – nhất là trong tình hình “bùng nổ thông tin
như hiện nay”.
Tuy nhiên, việc quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý vẫn còn nhiều bất cập.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này, trong đó có những nguyên nhân thuộc
về công tác quản lý, như:
- Cán bộ quản lý các trường chưa nhận thức đầy đủ vai trò, tầm quan trọng của
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý. Việc quản lý ứng dụng
công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại các trường nghề chưa được quan tâm
đúng mức.
- Kiến thức và kỹ năng công nghệ thông tin của cán bộ quản lý và giáo viên còn
thấp chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý.
- Chưa xây dựng được các chương trình quản lý ứng dụng CNTT trong công tác
quản lý. Cũng như, chưa có các chương trình phần mềm hiệu quả, trợ giúp con người
trong các công tác chuyên môn khác nhau của nhà trường.
Với lý do trên, tác giả chọn đề tài nghiên cứu:“Biện pháp phát triển ứng dụng
công nghệ thông tin trong quản lý trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.”
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn quản lý ứng dụng CNTT trong quản
lý để đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý đạt
hiệu quả và nâng cao chất lượng giáo dục ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
quản lý ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
- Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công
nghệ thông tin trong công tác quản lý ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
4. Giả thuyết khoa học
Hiện nay, việc ứng dụng CNTT trong quản lý đã đạt được một số kết quả song
vẫn còn nhiều bất cập.
Nếu chọn lựa, đề xuất nhằm áp dụng một số biện pháp quản lý phát triển ứng
dụng CNTT trong quản lý phù hợp với thực tiễn trường trung cấp nghề kỹ thuật xi
măng thì sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chất lượng giáo dục.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài đặt ra một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công
tác quản lý ở nhà trường nói chung và quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý ở các trường trung cấp nghề nói riêng.
- Khảo sát thực trạng quản lý ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản
lý ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
- Đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
6. Phạm vi nghiên cứu
Việt Nam có một trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng duy nhất đặt tại
Hải Phòng. Đề tài nghiên cứu thực trạng quản lý ứng dụng CNTT trong quản lý nhà
trường nhằm đề xuất một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng CNTT trong quản
lý ở trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Áp dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp, phân tích,
hệ thống hóa, khái quát hóa về các tài liệu được sử dụng (luật giáo dục, luật Dạy nghề,
các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Bộ Giáo dục và Đào
tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, của ngành xi măng, các tài liệu sách báo của
một số tác giả trong và ngoài nước, …) để xác định khái niệm công cụ và xây dựng
khung lý thuyết cho vấn đề nghiên cứu.
7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra: Thông qua phỏng vấn trực tiếp, phiếu trưng cầu ý kiến,
tìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh, để thu thập
thông tin về hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý tại
Trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
- Phương pháp chuyên gia: Lấy ý kiến của các chuyên gia trong việc triển khai
phát triển ứng dụng CNTT trong quản lý.
- Phương pháp phỏng vấn, trao đổi: Trực tiếp phỏng vấn cán bộ quản lý, giáo viên và
những người có liên quan đến hoạt động ở trường để thu thập thông tin phù hợp với nội
dung nghiên cứu.
7.3. Xử lý kết quả điều tra bằng thống kê toán học
Phân tích xử lý các thông tin thu được, các số liệu bằng thống kê toán học.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý các trường trung cấp nghề.
Chương 2: Thực trạng quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin trong
công tác quản lý trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng.
Chương 3: Một số biện pháp quản lý phát triển ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý trường trung cấp nghề kỹ thuật xi măng trong giai đoạn hiện
nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Chỉ thị số 29/2001/CT-BGD&ĐT về tăng cường giảng dạy, đào
tạo và ứng dụng CNTT trong ngành giáo dục giai đoạn 2001-2005.
2. Đặng Quốc Bảo (2003), Bài giảng phát triển nhà trường – Một số vấn đề lý luận và
thực tiễn, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
3. Đặng Quốc Bảo (2007), Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường, Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội.
4. Đặng Quốc Bảo-Nguyễn Đắc Hưng (2004), Giáo dục Việt Nam hướng tới tương lai
vấn đề và giải pháp, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Đại cương khoa học quản lý, Nxb Đại
học Quốc Gia Hà Nội
6. Nguyễn Quốc Chí – Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2003), Bài giảng những quan điểm giáo
dục hiện đại, Tài liệu cho lớp cao học quản lý giáo dục Hà Nội.
7. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001–2010
8. Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2010 – 2020
9. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia, Nxb
Chính trị quốc gia, 2002
10. Trần Khánh Đức. Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế kỷ XXI
11. Vũ Cao Đàm (2008), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Giáo dục.
12. Giáo trình Triết học (2008), Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh
không thuộc chuyên ngành Triết học. Nxb Chính trị - Hành chính.
13. Giáo trình giáo dục học tập 1 (2008). Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
14. Giáo trình giáo dục học tập 2 (2007). Nxb Đại học sư phạm Hà Nội.
15. Đặng Xuân Hải (2004), Quản lý sự thay đổi và vận dụng nó trong QLGD/QLNT,
Chuyên đề cao học, Hà Nội.
16. Nguyễn Trọng Hậu (2010), Bài giảng những cơ sở của lý luận quản lý giáo dục.
17. Phạm Minh Hạc. Triết lý giáo dục thế giới và Việt Nam, Nxb Giáo dục Việt Nam.
18. Phạm Minh Hạc – Trần Kiều –Đặng Bá Lãm – Nghiêm Đình Vỳ (2002), Giáo dục
thế giới đi vào thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia.
19. Nguyễn Thị Phương Hoa (2008), Tập bài giảng lý luận dạy học hiện đại.
20. Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn (2011), Phương pháp và công nghệ dạy học trong
môi trường sư phạm tương tác, Nxb ĐHSP.
21. Phó Đức Hòa - Ngô Quang Sơn (2008), Ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy
học tích cực, Nxb Giáo dục.
22. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (Chủ biên) (2012), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận
và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
23. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về lý luận QLGD.
24. Quốc hội nước cộng hoà XHCN Việt Nam (2005), Luật Giáo dục, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
25. Quốc hội nước cộng hoà XNCN Việt Nam. Luật Công nghệ Thông tin.
26. Quốc hội nước Cộng hòa XHCN Việt Nam (2006). Luật dạy nghề.
27. Ngô Quang Sơn. Thiết kế và sử dụng hiệu quả giáo án điện tử trong môi trường
học tập đa phương tiện, Tài liệu bài giảng cao học QLGD, Hà Nội.
28. Hà Nhật Thăng – Trần Hữu Hoan. Xu thế phát triển giáo dục, Giáo trình đào tạo
thạc sĩ khoa học giáo dục.
29. Tài liệu bồi dưỡng E-Learning cho cán bộ quản lý trong các cơ sở dạy nghề,
2013.
30.Từ điển bách khoa Việt Nam (Quyển 2) (2002). Nxb Từ điển Bách Khoa HN.
31. Phạm Viết Vượng (2007), Giáo dục học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32. Phạm Viết Vượng (1996), Phương pháp nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Sư
phạm Hà Nội.
33. Trang Web www.haiphong.gov.vn
34. Trang Web www.moet.gov.vn
35. Trang Web www.tailieu.vn
36. Trang Web www. tcdn.gov.vn