Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (228.8 KB, 7 trang )

Rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh
Tiểu học


Trần Phương Thanh


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Quang Ninh
Năm bảo vệ: 2014
104 tr .

Abstract. Đưa ra được cơ sở lí luận và thực tiễn của việc rèn kĩ năng viết đúng chính
tả cho học sinh Tiểu học. Cơ sở lí luận bao gồm: khái niệm chính tả, kĩ năng chính
tả,đặc điểm ngôn ngữ Tiếng Việt và đặc điểm tâm sinh lý của học sinh liên quan đến
việc rèn kĩ năng, nguyên tắc dạy học. Cơ sở thực tiễn bao gồm: Tổng kết thực trạng
rèn kĩ năng viết chính tả trong trường Tiểu học, chỉ ra những bài học thành công và
hạn chế của việc rèn kĩ năng chính tả trong trường Tiểu học. Đề ra một số giải pháp
rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học. Đó là các biện pháp: Sử dụng hệ
thống phương pháp đặc trưng của phân môn trong phần chính tả đoạn bài để rèn kĩ
năng trình bày, sử dụng hệ thống bài tập trong phần chính tả âm vần để rèn kĩ năng
viết đúng âm đầu, vần và thanh điệu. Ở mỗi biện pháp đề xuất, luận văn đều xây dựng
cách vận dụng vào các bước dạy học của một bài Chính tả )nhằm nâng cao hiệu quả
dạy học. Thực nghiệm sư phạm để kiểm tra tính khả thi, chứng minh tính hiệu quả cao
của các biện pháp sư phạm đã đề xuất.
Keywords.Kĩ năng viết; Ngữ văn; Phương pháp giảng dạy; Chính tả
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Là một đất nước đang phát triển, Việt Nam đã có sự phát triển mạnh mẽ của
khoa học kỹ thuật, công cuộc đổi mới của đất nước cũng đạt được những thành tựu


nhất định trên tất cả các lĩnh vực. Trong thời đại văn minh, hiện đại này, ngành giáo
dục cũng đứng trước những đòi hỏi mới, đó là đào tạo được những con người có đủ
trình độ, năng lực đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển kinh tế – xã hội. Để
thực hiện được nhiệm vụ đó, chúng ta phải bắt đầu từ bậc học Tiểu học bởi đây là nền
móng cho toàn bộ hệ thống của nền giáo dục quốc dân. Thay vì cung cấp tri thức đơn
thuần, những nhà sư phạm đã hướng tới việc giảng dạy để học sinh biết suy nghĩ độc
lập, tích cực, chủ động, sáng tạo trong việc tìm kiếm và chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng và
có thái độ ứng xử phù hợp với những tình huống luôn biến động trong cuộc sống. Tuy
nhiên, là một giáo viên dạy Văn, tôi có nhiều cơ hội được đọc các bài văn của học
sinh, sinh viên, thường xuyên nói chuyện, trao đổi với các em về kiến thức cũng như
lắng nghe các em chia sẻ về cuộc sống. Bên cạnh niềm vui của nghề, tôi luôn cảm thấy
lo lắng khi mà từ các em học sinh nhỏ tuổi tới các sinh viên Đại học, Cao đẳng vẫn nói
ngọng và viết sai chính tả. Các em thường đổ lỗi cho lí do vùng miền, thói quen hoặc
do bẩm sinh. Tuy nhiên, tôi biết, một trong những yêu cầu của phân môn Chính tả tại
các trường Tiểu học nói riêng và môn Ngữ văn ở cấp học phổ thông nói chung, là giúp
học sinh biết viết đúng chính tả và sửa nói ngọng. Thiết nghĩ, nếu việc dạy Chính tả ở
trường Tiểu học đạt hiệu quả như mong đợi thì đã không dẫn tới tình trạng trên.
Cùng với các môn học khác, môn Tiếng Việt cũng có nhiều đổi mới nhằm nâng
cao chất lượng dạy học, đáp ứng yêu cầu xã hội. Mục tiêu chung của môn Tiếng Việt ở
Tiểu học là: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng Việt (nghe,
nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Để
giúp cho học sinh khắc sâu được kiến thức và rèn luyện được kỹ năng, trong quá trình
dạy học người giáo viên phải tổ chức được các hoạt động nhằm phát huy được tính tích
cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trong đó, nhiều nhà giáo dục đã quan tâm tới
việc xây dựng kiến thức và kĩ năng Chính tả cho học sinh một cách hữu thức và vô
thức, tuy nhiên, việc làm này lại chưa thực sự đạt hiệu quả tối ưu.
Phân môn Chính tả có vị trí quan trọng trong cấu trúc chương trình môn Tiếng
Việt nói riêng, các môn học ở trường tiểu học nói chung, giúp cho học sinh hình thành
năng lực và thói quen viết đúng chính tả, năng lực và thói quen viết đúng tiếng Việt
văn hoá, tiếng Việt chuẩn mực. Tuy nhiên, trong thực tế dạy học Chính tả ở Tiểu học

hiện nay, nhiều giáo viên vẫn chưa vận dụng nhuần nhuyễn việc hình thành kĩ năng
chính tả cho học sinh, quá trình dạy học vẫn còn mang nặng lối dạy học theo phương
pháp truyền thống. Do đó, hiệu quả của giờ học chưa cao, học sinh bị hạn chế trong
việc thích ứng với vốn từ vựng phong phú của tiếng Việt mà đáng ra, các em đã có thể
sử dụng chính xác cả về nói, viết, hiểu rõ nghĩa, đồng thời thấy được cái đẹp của tiếng
mẹ đẻ.
Để khắc phục được tình trạng trên và đáp ứng yêu cầu của đổi mới phương
pháp dạy học Chính tả, chúng tôi nhận thấy, cần phải xây dựng một hệ thống các biện
pháp có thể sử dụng trong giờ học Chính tả ở Tiểu học, qua đó rèn cho các em kĩ năng
Chính tả cần thiết, đảm bảo cả chính tả hữu thức và vô thức. Xuất phát từ những lý do
trên chúng tôi chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học”.
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh thế nào cho đạt hiệu quả, vấn đề
này đã được nhiều giáo viên và các nhà sư phạm quan tâm. Các tác giả với các bài viết
đã đề cập đến nhiều khía cạnh, phương diện, cụ thể như:
Năm 1969, với cuốn “Dạy học sinh viết đúng chính tả” của Trịnh Mạnh và Trần
Thành Lâm, chúng ta đã có những tài liệu ban đầu được dùng cho giáo viên dạy cấp I
và lớp 5, cung cấp những kiến thức cơ bản cho việc dạy Chính tả ở Tiểu học như
phương pháp, quy trình, nội dung cơ bản, tuy nhiên, tới nay, sau nhiều cuộc cải cách
giáo dục và quá trình hoàn thiện ngôn ngữ tiếng Việt, những nội dung này còn ít tính
phù hợp với dạy học hiện đại.
Đến năm 1989, trong cuốn “Luật và mẹo chính tả”, Phan Quang An đã đưa ra
những điểm cốt yếu trong mẹo - luật chính tả tiếng Việt: đại cương về tiếng, âm,
thanh; Luật hỏi, ngã; Luật chuyển âm, phụ âm đây là nội dung rất hữu ích khi dạy
Chính tả ở Tiểu học.
Năm 2003, Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo với cuốn “Dạy học chính tả ở
Tiểu học” đã phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học Chính tả ở Tiểu học,
đồng thời đưa ra một số nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức dạy học Chính
tả nhằm nâng cao chất lượng dạy học Chính tả nói riêng và dạy học môn Tiếng Việt
nói chung. Ngoài ra tác giả còn đề ra một số quy tắc chính tả tiếng Việt giúp người đọc

biết viết đúng, thành thạo âm tiết, từ đó hình thành kỹ năng chính tả tiếng Việt.
Năm 2007, PGS.TS Nguyễn Quang Ninh tái bản giáo trình “Phương pháp dạy
học tiếng Việt ở Tiểu học” đã cung cấp một số vấn đề chung về phương pháp và
nguyên tắc đặc trưng của việc dạy học tiếng Việt, cụ thể, với phần môn Chính tả, tác
giả đã đưa ra ba phương pháp đặc trưng của phân môn này là Trực quan, so sánh - đối
chiếu và giải thích, đồng thời cung cấp những kiến thức cơ bản về nội dung phân môn,
phân bố chương trình và quá trình lên lớp của một tiết Chính tả.
Với cuốn “Chữ viết và dạy chữ viết ở tiểu học” được tái bản nhiều lần từ năm
2002 tới nay, tác giả Lê A đã phân tích một số cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học
Chính tả ở tiểu học, đồng thời đưa ra một số nguyên tắc và một số kiểu bài dạy chính
tả ở tiểu học cũng như các vấn đề chính tả phương ngữ nhằm nâng cao hiệu quả dạy
học Chính tả. Cuốn sách đã bổ sung những thiếu sót, đưa ra cách hiểu và giải thích
đúng đắn hơn về các quy tắc chính tả mà “Luật và mẹo chính tả” của Phan Quang An
đã đề xuất.
“Phương pháp dạy học Tiếng Việt” của nhóm tác giả Lê Phương Nga, Lê A được
tái bản năm 2012 đã cung cấp một cách hệ thống và mạch lạc về nội dung của cả bảy
phân môn Tiếng Việt, trong đó, Chính tả được đề cập tới ở các khía cạnh: nội dung
chương trình, chuẩn kiến thức, kĩ năng của phân môn, phương pháp, nguyên tắc dạy
học, quá trình lên lớp một giờ Chính tả và cung cấp một số mẫu giáo án cho bài cụ thể.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn chú ý tới Từ điển chính tả của Hoàng Phê, đây là bộ
từ điển liên tục được cập nhật với số lượng từ lớn, tương đối đầy đủ, từ điển giúp cho
người viết tìm thấy hầu hết các dạng viết chuẩn thông dụng trong văn bản, giải quyết
các trường hợp có vấn đề chính tả phổ biến trong tiếng Việt, có ích lợi đối với người
nghiên cứu, học tập, giảng dạy chính tả.
Ngoài ra, chúng tôi còn tìm hiểu một số các công trình nghiên cứu như: luận
văn của sinh viên Nguyễn Thị Vân được bảo vệ thành công tại đại học Sư phạm Hà
Nội năm 2006 với đề tài: “Rèn kĩ năng viết đúng phân môn chính tả cho học sinh lớp
3”, một số sáng kiến kinh nghiệm của các thầy cô giáo đang trực tiếp tham gia giảng
dạy tại các trường Tiểu học như: “Biện pháp nâng cao chất lượng chính tả cho học sinh
lớp 4” của cô giáo Nguyễn Thị Vân ở trường Tiểu học Hịa Long, tỉnh Đồng Nai năm

2008, “Làm thế nào để giúp học sinh giảm bớt lỗi chính tả” của cô giáo Đỗ Thị Lành ở
trường Tiểu học Bình Chuẩn, tỉnh Bình Dương năm 2009… Các nghiên cứu khoa học
này đa phần đều đề cập tới các lỗi chính tả mà học sinh thường mắc như: lỗi phụ âm
đầu, vần, thanh điệu,… và đề xuất một số biện pháp cải thiện thực trạng này như đổi
mới phương pháp dạy học, luyện phát âm, giải nghĩa từ…
Qua quá trình tìm hiểu các tài liệu khoa học trên, chúng tôi nhận thấy rằng,
trong các cuốn sách, giáo trình, các tác giả bàn đến vấn đề một cách chung chung,
trường nghiên cứu còn rộng, chưa đi sâu vào khảo sát thực tế tình trạng dạy học Chính
tả một cách cụ thể, còn trong các nghiên cứu khoa học phạm vi nhỏ, nội dung được
đưa chi tiết, sát thực tế, song lại khá áp dụng trên diện rộng với đối tượng đa dạng,
phức tạp hơn. Trong đề tài này, chúng tôi đi sâu khảo sát một cách cụ thể tại trường
Tiểu học tại hà Nội, kết hợp với kết quả khảo sát của các tác giả di trước về các vùng
phương ngữ khác, từ đó đưa ra những biện pháp thay đổi về việc sử dụng phương pháp
và hệ thống bài tập nhằm rèn luyện kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học, từ đó
nâng cao hiệu quả dạy học Chính tả.
3. Đối tượng nghiên cứu
Trong khuôn khổ đề tài này, chúng tôi đi sâu tìm hiểu vể các biện pháp rèn kĩ
năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học. Qua quá trình khảo sát và nghiên cứu
tài liệu, chúng tôi cho rằng, với các lỗi chính tả mà hiện nay học sinh Tiểu học vẫn
thường mắc phải như lỗi trình bày, lỗi âm đầu, vần… thì giáo viên có thể vận dụng
một hệ thống phương pháp và bài tập mang tính đặc trưng của phân môn để luyện kĩ
năng cho học sinh.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khái quát cơ sở lí luận về việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu
học.
Khảo sát thực trạng dạy phân môn Chính tả và việc rèn kĩ năng viết đúng chính
tả cho học sinh Tiểu học hiện nay (cụ thể tại trường Tiểu học Trung Tự, Hà Nội)
Xây dựng một hệ thống các biện pháp đặc trưng cho phân môn Chính tả và cách
sử dụng các biện pháp này nhằm rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học.
Thực nghiệm sư phạm tại tại trường Tiểu học Trung Tự, so sánh đối chiếu kết

quả dạy học để rút ra những bài học kinh nghiệm và đề xuất quy trình dạy học, nội
dung bài tập để rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học.
5. Phạm vi nghiên cứu
Với phạm vi luận văn, chúng tôi tập trung nghiên cứu chương trình phân môn
Chính tả trong chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt Tiểu học, đưa ra một số
phương pháp và hệ thống bài tập để rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh trong quá
trình dạy học và tiến hành thực nghiệm tại trường tiểu học Trung Tự.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa lý luận
Tổng kết cơ sở lý luận của việc rèn kĩ năng viết chính tả, xây dựng hệ thống
biện pháp và cách sử dụng chúng hợp lí trong bài Chính tả để rèn kĩ năng viết chính
tả cho học sinh Tiểu học
b. Ý nghĩa thực tiễn
Tổng kết thực trạng rèn kĩ năng viết chính tả trong trường Tiểu học, chỉ ra
những bài học thành công và hạn chế, vận dụng các biện pháp đã đề xuất trong thực
tế giảng dạy để rút ra kết luận. Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho việc dạy
phân môn Chính tả trong các trường Tiểu học của cả nước. Nó còn có giá trị tham
khảo cho các nhà sư phạm.
7. Phương pháp nghiên cứu
Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu liên quan
đến vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: tìm hiểu thực tế dạy học Tiếng Việt ở Tiểu
học hiện nay.
Phương pháp thống kê: khảo sát và phân loại các lỗi chính tả mà học sinh
thuộc phương ngữ Bắc Bộ thường mắc phải.
Phương pháp phân tích, tổng hợp: xây dựng hệ thống phương pháp đặc trưng
của phân môn Chính tả và vận dụng trong các phần của bài Chính tả.
Phương pháp thực nghiệm sư phạm: xử lý kết quả thu được để đánh giá hiệu
quả của quá trình thực nghiệm.

8. Bố cục của khoá luận
Luận văn chia thành ba phần, phần mở đầu đề cập tới lí do chọn đề tài, những
công trình khoa học đã đề cập tới vấn đề mà luận văn quan tâm, phương pháp tiến
hành luận văn cũng như mục đích mà chúng tôi hướng tới khi tiến hành đề tài này.
Phần nội dung chia thành ba chương, cuối mỗi chương có kết luận của chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học
sinh Tiểu học.
Chương 2: Một số biện pháp rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu
học
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
Phần thứ ba là kết luận và khuyến nghị sau khi chúng tôi tiến hành nghiên cứu
vấn đề, đưa ra đề xuất và thực nghiệm trong thực tế. Ngoài ra, đề tài còn chưa các phụ
lục và một số bảng biểu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2012), Phương pháp dạy học Tiếng
Việt. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
2. Phan Quang An (1989), Luật và mẹo chính tả, Nxb Tổng hợp Hậu Giang.
3. Hoàng Hòa Bình, Nguyễn Minh Thuyết (2013), Phương pháp dạy học Tiếng Việt
nhìn từ Tiểu học, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
4. Nguyễn Đức Dân (2013), Từ câu sai đến câu hay, Nxb Trẻ, Hà Nội.
5. Lê Trung Hoa (1994), Mẹo luật chính tả. Nxb Trẻ.
6. Trần Mạnh Hưởng (ch.b.), Trịnh Thị Phương Hiền, Nguyễn Minh Hùng
(2011), Thực hành chính tả T.1. NxbXB Giáo dục, Hà Nội.
7. Trịnh Mạnh, Trần Thành Lâm (1968), Dạy học sinh viết đúng chính tả : Tài liệu
dùng cho giáo viên dạy cấp 1 và lớp 5. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
8. Lê Phương Nga (Cb), Lê A, Đặng Kim Nga, Đỗ Xuân Thảo (2012), Phương
pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học T.1. Nxb ĐHSP, Hà Nội.
9. Đào Ngọc, Nguyễn Quang Ninh (1997), Rèn kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Nxb

ĐHQG, Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Ninh (2007), Giáo trình Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu
học. Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
11. Hoàng Phê (2001), Chính tả Tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
12. Nguyễn Kim Thản, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Văn Tu (2002), Tiếng Việt trên
đường phát triển. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo (2002), Dạy học Chính tả ở tiểu học. Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
14. Lưu Thị Tình (2013), Giáo trình Tiếng Việt (Lưu hành nội bộ). CĐSP Hà Nội, Hà
Nội.
15. Nguyễn Thị Tình (2009), Luận văn tốt nghiệp Rèn kĩ năng chính tả cho học sinh
qua hệ thống bài tập, ĐH Sư phạm Vinh, Nghệ An.
16. Nguyễn Trí (2000), Dạy và học môn Tiếng Việt ở tiểu học theo chương trình mới.
Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
17. Hoàng Văn Trung, Đỗ Xuân Thảo (2003), Dạy học chính tả ở Tiểu học. Nxb
Giáo Dục, Hà Nội.
18. Đoàn Phụ Tử (1950), Một điểm của vấn đề chính tả phụ âm d, gi và r. Nxb Hội
Văn hoá Việt Nam, Hà Nội.
19. Hồ Trưng Tý (1999), Cẩm nang viết đúng hỏi ngã. NXB Trẻ, Hà Nội.
20. Trương Thị Thu Vân (2011), Dạy học chính tả ở tiểu học theo đặc điểm phương
ngữ. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
21. Nguyễn Như Ý (2004), Từ điển chính tả học sinh. Nxb ĐHQG Hà Nội.
22. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), SGK Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5. Chương trình
mới, Nxb Giáo dục.
23. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2012), Vở BT Tiếng Việt lớp 1, 2, 3, 4, 5. Nxb Giáo dục.

×