Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông lộc bình, huyện lộc bình, tỉnh lạng sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (520.69 KB, 7 trang )

Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở Trường
trung học phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn


Vi Thúy Hoa


Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Người hướng dẫn : PGS.TS. Phạm Viết Vượng
Năm bảo vệ: 2013
119 tr .

Abstract. Làm sáng tỏ hơn các khái niệm cơ bản và nghiên cứu cơ sở lý luận về quản
lý hoạt động chủ nhiệm lớp. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp ở
trường Trung học phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn. Đề xuất một
số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp trường Trung
học phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng được các thay
đổi hiện nay
Keywords.Quản lý giáo dục; Công tác chủ nhiệm; Trường trung học phổ thông; Lạng
Sơn
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của nền giáo dục Việt Nam là đào tạo con người phát triển toàn diện
để trở thành những công dân có phẩm chất và năng lực tốt đáp ứng yêu cầu xây dựng
và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên trong những năm gần đây, dư luận xã hội rất bức xúc khi
có nhiều vụ bạo lực học đường xảy ra, một số học sinh nghiện ma túy, hoặc nhiều học
sinh nữ có thai khi đang tuổi vị thành niên. Một trong những nguyên nhân của các hiện
tượng trên đó là do nhà trường chưa dành sự quan tâm thoả đáng đến công tác giáo dục
đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh và cũng chưa thật sự quan tâm đến hoạt


động giáo dục của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp.
Trong một số hội thảo về công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông,
các diễn giả đã nhấn mạnh đến 5 nội dung chính là: Những khó khăn, thuận lợi của
công tác giáo viên chủ nhiệm lớp trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay; Các yêu
cầu đối với giáo viên làm công tác chủ nhiệm lớp; Kinh nghiệm công tác giáo viên chủ
nhiệm lớp; Phương hướng và giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm
cho giáo viên ở trường phổ thông; Giáo viên chủ nhiệm lớp với việc triển khai có hiệu
quả phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, với việc
giáo dục, trang bị kỹ năng sống, giá trị sống cho học sinh. Tuy nhiên việc ứng dụng,
triển khai trong thực tế ở các trường chưa đạt được hiệu quả.
Ở trường THPT Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn cũng ở trong tình trạng
chung, việc quản lý hoạt động giáo dục của GVCN đã được lãnh đạo nhà trường quan
tâm, song còn thiên về thủ tục hành chính, nặng về phổ biến, giao việc nên đáp ứng được
rất ít các kĩ năng mà một người GVCN cần phải có. Trong khi đó do đa số giáo viên
thường xuyên có xáo trộn do nhiều giáo viên xin chuyển công tác ra thành phố, nhà
trường có đến hơn 80% là giáo viên còn trẻ có độ tuổi dưới 35, mặc dù có tâm huyết với
nghề, nhiệt tình với lớp chủ nhiệm nhưng tuổi nghề chưa nhiều, kinh nghiệm sống còn
hạn chế, kiến thức về tâm lí lứa tuổi còn ít, do đó công tác giáo dục cũng chưa đạt được
hiệu quả tốt.
Điều đó nói lên sự cần thiết phải có một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực sự vững
vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, tâm huyết với công tác này để góp phần đáp ứng mục
tiêu giáo dục đề ra.
Xuất phát từ những lý do trên và mục tiêu phát triển của nhà trường giai đoạn
2010 – 2020 về giáo dục toàn diện, hướng tới mục tiêu đưa nhà trường đạt chuẩn Quốc
gia mức độ 1 chúng tôi chọn đề tài làm luận văn tốt nghiệp là: “Quản lý hoạt động
chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng
Sơn”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở
trường THPT Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn, luận văn đề xuất các biện

pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp của nhà trường nhằm nâng cao nhận thức, năng
lực, nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp và đảm bảo đạt chất lượng giáo
dục toàn diện của nhà trường.
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ thông.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc Bình, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng Sơn.
4. Giả thuyết khoa học
Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc Bình, huyện Lộc Bình,
tỉnh Lạng Sơn còn có những hạn chế, việc chỉ đạo chủ yếu bằng các biện pháp hành
chính, nên chưa đạt được hiệu quả mong muốn, nếu áp dụng các biện pháp nâng cao
nhận thức, bồi dưỡng năng lực, kỹ năng phù hợp với yêu cầu và điều kiện thực tế của
nhà trường thì hoạt động chủ nhiệm lớp sẽ có hiệu quả cao hơn.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường Trung học phổ
thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
- Đề xuất biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động chủ nhiệm lớp
trường Trung học phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn nhằm đáp ứng
được các thay đổi hiện nay.
6. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt
động chủ nhiệm lớp từ năm học 2011-2012 đến nay ở trường THPT Lộc Bình và các
biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc Bình, huyện Lộc
Bình, tỉnh Lạng Sơn.
7. Đóng góp mới của đề tài
Làm sáng tỏ hơn các khái niệm cơ bản, phân tích thực trạng hoạt động chủ
nhiệm lớp và các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc

Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc
Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
8. Luận điểm bảo vệ:
Lớp học là đơn vị hạt nhân của nhà trường, các lớp học đều hoạt động tốt, nhà
trường sẽ có chất lượng giáo dục cao. Quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp là một nội
dung quản lý giáo dục quan trọng của nhà trường, cần có các biện pháp dựa trên một
cơ sở khoa học vững chắc.
9. Phương pháp nghiên cứu
9.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Phân tích các tài liệu khoa học liên quan tới nội dung nghiên cứu của
đề tài.
- Phân loại, hệ thống hoá, khái quát hoá các nội dung về lí luận giáo dục.
9.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Tiếp cận, xem xét, thu thập dữ liệu từ thực tiễn hoạt
động chủ nhiệm lớp và quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường THPT Lộc Bình và
các trường THPT trên địa bàn huyện Lộc Bình.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Xây dựng các phiếu điều tra bằng hệ
thống câu hỏi để khảo sát các đối tượng liên quan đến nội dung nghiên cứu.
- Phương pháp thống kê xã hội học.
- Phương pháp phỏng vấn.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục
9.3. Phương pháp hỗ trợ
- Sử dụng phương pháp toán thống kê để xử lý và phân tích các số liệu từ các
phiếu hỏi thu thập được.
- Sử dụng các phần mềm ứng dụng trên máy tính.
10. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục, nội
dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương
Chương 1: Cơ sở lý luận của các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học phổ
thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động chủ nhiệm lớp ở trường trung học
phổ thông Lộc Bình, huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo. Quyết định số 16/2008/QĐ-BGD-ĐT ngày 16/4/08 về
việc ban hành Quy định đạo đức nhà giáo.
2. Đặng Quốc Bảo (2005), Quản lý nhà trường:Quan điểm và chiến lược phát triển;
Giáo dục và phát triển, quan điểm phát triển con người và chỉ số phát triển con người
HDI; Quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo, vấn đề quản lý và quản lý nhà trường-
Các tập bài giảng khoa Sư phạm, ĐHQG Hà Nội.
3. C. Mac, Ph. Ănghen toàn tập (1993), Bản tiếng Việt. Nxb Khoa hoc-Kỹ thuật Hà
Nội .
4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý.
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
5. Chuẩn nghề nghiệp GV THCS, GVTHPT (ban hành kèm theo thông tư số
30/2009/T5- BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT).
6. Điều lệ trường THCS, THPT và trường PT có nhiều cấp học ban hành theo
quyết định số 07/2007/QĐ-BGD-ĐT.
7. Trần Khánh Đức (2010), Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực trong thế ký XXI.
Nxb Giáo dục Việt Nam.
8. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về QLGD và KHGD. Nxb GD Hà Nội
9. Đặng Xuân Hải - Nguyễn Sỹ Thư (2012), Quản lý giáo dục, quản lý nhà
trường trong bối cảnh thay đổi. Nxb Giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Sinh Huy- Nguyễn Văn Lê (1997), Giáo dục học đại cương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội .
11. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục một số vấn đề lý luận và thực
tiễn. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2009), Tâm lý học giáo dục. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
13. Luật giáo dục (2005). Nxb Lao động.

14. Lưu Xuân Mới. Cải tiến việc quản lý đội ngũ giáo viên chủ nhiệm lớp của Hiệu
trưởng trường phổ thông (Đề tài cấp trường). Trường cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD-
ĐT, Hà Nội 12/1998.
15. Hà Thế Ngữ (2011), Giáo dục học - Một vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb
ĐHQG Hà Nội.
16. Pháp lệnh cán bộ công chức. Nxb Lao động.
17. Nguyễn Ngọc Quang . Những vấn đề cơ bản về lý luận QLGD - Trường
CBQLGDTW.
18. Quản lý nguồn nhân lực. Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội.
19. Hà Nhật Thăng (2008), Xu thế phát triển giáo dục Việt Nam. Tài liệu giảng
dạy lớp Cao học QLGD khoá 11.
20. Từ điển bách khoa Việt Nam (1995), tập 1. Trung tâm biên soạn từ điển bách
khoa Việt Nam, Hà Nội.
21. Phạm Viết Vượng (2010), Giáo dục học. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà
Nội .
22. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nxb Đại học
Quốc gia Hà Nội.
23. Uỷ Ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn. Quy hoạch phát triển Giáo dục tỉnh Lạng Sơn
giai đoạn 2011-2020.

×