Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

thiết kế bài giảng điện tử chương các định luật bảo toàn vật lý 10 cơ bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (714.62 KB, 6 trang )

Thiết kế bài giảng điện tử chương “Các định
luật bảo toàn” Vật lý 10 cơ bản nhằm tạo
hứng thú cho học sinh


Nguyễn Thị Thu Thủy


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 10
Người hướng dẫn : GS.TS. Tôn Tích Ái ; TS. Tôn Quang Cường
Năm bảo vệ: 2013
98 tr .

Abstract. Phân tích các quan điểm tạo hứng thú cho người học. Điều tra khảo sát thực
trạng áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý ở trường trung học phổ thông
Dương Xá. Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử với sự hỗ trợ của các phần
mềm dạy học. Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã thiết kế để
đánh giá hiệu quả của sản phẩm.
Keywords.Bài giảng điện tử; Định luật bảo toàn; Vật lý; Phương pháp dạy học
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta đang bước vào thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với cộng
đồng thế giới.Tình hình đó đòi hỏi phải đổi mới con người, mà muốn đổi mới con
người thì cần phải đổi mới trong giáo dục. Nền giáo dục không chỉ dừng lại ở chỗ
trang bị cho người học những kiến thức mà nhân loại đã tích lũy được mà còn phải bồi
dưỡng cho họ tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo. Một trong những hướng đổi
mới nền giáo dục dó là đổi mới phương pháp dạy học. Luật giáo dục 2005, điều 28.2
đã chỉ rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi
dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc nhóm, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến


thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm
học tập cho học sinh ”.
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay được chú trọng đến những vấn đề sau:
- Khắc phục lối truyền thụ một chiều, thầy đọc trò chép.
- Đảm bảo thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh.
- Rèn luyện tính tích cực, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh
- Áp dụng các phương tiện dạy học hiện đại vào quá trình dạy học.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng áp
dụng các phương tiện dạy học, thiết bị dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin vào
giảng dạy đang được chú trọng nhiều. Đã có nhiều công trình nghiên cứu việc đổi mới
phương pháp dạy học ứng dụng công nghệ thông tin như các phần mềm hỗ trợ giảng
dạy; công nghệ kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm trên máy vi tính; sử dụng mạng
Internet lập các Website giúp học sinh có thể tự học.
Đổi mới phương pháp dạy học còn phải tạo được cho học sinh hứng thú học tập.
Hứng thú học tập có ý nghĩa rất lớn đến thành tích, kết quả học tập của học sinh
THPT. Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả của các quá trình học tập, nhờ hứng thú mà trong quá trình học tập của học
sinh THPT có thể giảm mệt mỏi, căng thẳng, tăng sự chú ý, thúc đẩy tính tích cực tìm
tòi, sáng tạo. Việc hình thành hứng thú học tập cho học sinh THPT sẽ góp phần nâng
cao chất lượng giảng dạy, giáo dục của đất nước, tạo cho học sinh sự say mê học hỏi
trên con đường đi tìm kiếm tri thức mới và định hướng nghề nghiệp cho bản thân sau
này.
Trong chương trình vật lý lớp 10, chương “Các định luật bảo toàn” là một trong
những chương khó hiểu và trừu tượng. Qua thực tế giảng dạy tại trường THPT Dương
Xá – Gia Lâm – Hà Nội, tôi thấy học sinh thường không thích học chương này nhưng
nó lại là kiến thức nền tảng để học kiến thức của lớp 11 và 12.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên đã gợi cho tôi ý tưởng lựa chọn nghiên cứu đề
tài: “Thiết kế bài giảng điện tử chương “Các định luật bảo toàn” vật lý lớp 10 cơ
bản nhằm tạo hứng thú cho học sinh”.
2. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu những luận điểm về tính hứng thú của học sinh.
- Nghiên cứu những quy trình, tính khả thi của việc áp dụng bài giảng điện tử
trong dạy học.
- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của việc áp
dụng bài giảng điện tử trong dạy học.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân tích các quan điểm tạo hứng thú cho người học.
- Điều tra khảo sát thực trạng áp dụng công nghệ thông tin trong dạy học Vật lý ở
trường THPT Dương Xá.
- Xây dựng quy trình thiết kế bài giảng điện tử với sự hỗ trợ của các phần mềm
dạy học.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm theo tiến trình dạy học đã thiết kế để đánh giá
hiệu quả của sản phẩm.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Tính hiệu quả của việc áp dụng bài giảng điện tử nhằm
tạo hứng thú cho học sinh.
- Khách thể nghiên cứu: Quá trình dạy và học môn vật lý lớp 10 ban cơ bản
chương “Các định luật bảo toàn” của giáo viên và học sinh lớp 10 trường THPT
Dương Xá.
5. Vấn đề nghiên cứu
Thiết kế bài giảng điện tử chương “Các định luật bảo toàn ” như thế nào để tạo
hứng thú cho học sinh?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu thiết kế được hệ thống bài giảng có tính sư phạm, có tính khoa học, áp dụng
các quan điểm dạy học hiện đại thì quá trình dạy học sẽ kích thích được hứng thú cho
học sinh.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phân tích các nguồn tư liệu về lý luận dạy học nhằm tạo hứng thú cho người học.
- Nghiên cứu nội dung kiến thức chương “Các định luật bảo toàn” theo chương

trình SGK Vật lý lớp 10 cơ bản.
- Nghiên cứu một số phần mềm hỗ trợ dạy học
7.2. Phương pháp thực nghiệm
- Điều tra bảng hỏi: Dự kiến sẽ tiến hành nghiên cứu trên phiếu điều tra dành cho
các đối tượng là giáo viên giảng dạy bộ môn vật lý, học sinh lớp 10 đang học tại
trường THPT Dương Xá.
- Phương pháp quan sát, tổng kết thực tiễn.
- Phương pháp so sánh: so sánh tính khả thi, hiệu quả của bài giảng điện tử trong
việc tích cực hóa người học với bài giảng theo phương pháp truyền thống.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các tài liệu tham khảo và phụ lục, nội
dung của luận văn được trình bày trong 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Thiết kế bài giảng điện tử chương “Các định luật bảo toàn” trong
SGK Vật lý 10 ban cơ bản.
- Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tôn Tích Ái (2005), Phần mềm toán cho kĩ sư. NXB ĐHQG Hà Nội.
2. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá
trình dạy học. Vụ Giáo viên, Hà Nội.
3. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang,
Bùi Gia Thịnh (2009), SGK Vật lý 10. NXB Giáo dục.
4. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang,
Bùi Gia Thịnh (2008), Sách Giáo viên Vật Lý 10. NXB Giáo dục.
5. Lương Duyên Bình, Nguyễn Xuân Chi, Tô Giang, Trần Chí Minh, Vũ Quang,
Bùi Gia Thịnh (2006), Tài liệu bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách
giáo khoa lớp 10 THPT môn Vật Lý. Bộ Giáo dục và đào tạo.
6. Nguyễn Hải Châu, Nguyễn Trọng Sửu (2006), Đổi mới phương pháp dạy học và
kiểm tra đánh giá môn vật lý 10. NXB Hà Nội.
7. Phạm Kim Chung (2006), Bài giảng phương pháp dạy học vật lý ở trường trung

học phổ thông. Khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội.
8. Tôn Quang Cường (2009), Tài liệu tập huấn dành cho giáo viên các trường THPT
chuyên. Tài liệu tập huấn ĐH Giáo dục ĐHQG.
9. Tôn Quang Cường (2009), Tập bài giảng sử dụng phương tiện công nghệ trong
dạy học Đại học. Đại học Giáo Dục-ĐHQGHN.
10. Vũ Cao Đàm (1998), Phương pháp luận nghiên cứu Khoa học. Nhà xuất bản Khoa
học & Kĩ thuật, Hà Nội.
11. Nguyễn Văn Giao, Nguyễn Hữu Quỳnh, Vũ Văn Tảo, Bùi Hiền (2001), Từ điển
giáo dục học. NXB từ điển Bách Khoa.
12. Phó Đức Hoan (1993), Phương pháp giảng dạy Vật lý ở trường phổ thông trung
học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
13. Phạm Khắc Hùng, Ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy Vật Lý. NXB
trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
14. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp dạy học tích cực. NXB Giáo dục, Hà Nội.
15. Nguyễn Thế Khôi (2006), Sách giáo viên Vật lý 10 nâng cao. NXB Giáo dục.
16. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đinh Thị Kim Thoa, Trần Văn Tính (2009), Tâm lý học
giáo dục. NXB ĐHQG Hà Nội.
17. Trần Chí Minh, Thí nghiệm Vật Lý với sự trợ giúp của máy tính điện tử. NXB
trường Đại học Bách khoa Hà Nội.
18. Ngô Diệu Nga (2005), Bài giảng chuyên đề phương pháp nghiên cứu khoa học dạy
học vật lý.
19. PGS.TS. Lê Đức Ngọc (2005), Đo lường và đánh giá trong giáo dục. Hà Nội.
20. Phạm Xuân Quế, “ Sử dụng máy tính hỗ trợ việc xây dựng mô hình trong dạy học
vật lý ”, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục (4/2000).
21. Nguyễn Đức Thâm, Nguyễn Ngọc Hưng (1999), Tổ chức hoạt động nhận thức
cho học sinh trong dạy học Vật lý ở trường phổ thông. NXB ĐHQG Hà Nội.
22. Nguyễn Đức Thâm (1996), Đề cương bài giảng: Phân tích chương trình Vật lý ở
trường phổ thông trung học. Hà Nội.
23. PGS.TS.Đỗ Hương Trà (2008), Bài giảng chuyên đề: Phương pháp dạy học Vật
lý. Hà Nội.

24. TS.Đinh Thị Kim Thoa (2008), Bài giảng Tâm lí học dạy học. Hà Nội.
25. Nguyễn Bảo Hoàng Thanh, Bài giảng: Phân tích chương trình Vật Lý ở trường
Trung học. Đại Học Sư phạm - Đại Học Đà Nẵng.
26. Nguyễn Khắc Viện, Từ điển tâm lý. NXB Văn hóa – thông tin.
27. Ê.E.Êvintrich (1978), Phương pháp giảng dạy cơ học trong trường trung học phổ
thông. Người dịch: Phạm Thị Hoan, Lê Quang Bảo. NXB Giáo dục.
28. I.V. Xaveliev (1988), Giáo trình Vật Lý đại cương – Tập 1. Người dịch Vũ Quang,
Nguyễn Quang Hậu. NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp.
29. Nguồn tư liệu trên internet. Các website :
- Https://www.vatlyvietnam.org
- Http://diendankienthuc.net
-
-
-
-
-

×