Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

xây dựng các đề kiểm tra - đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy học nội dung đại số và giải tích lớp 11, ban nâng cao

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (551.01 KB, 7 trang )

Xây dựng các đề kiểm tra - đánh giá theo tiếp
cận năng lực trong dạy học nội dung đại số và
giải tích lớp 11, Ban nâng cao


Lê Thị Hoài Phương


Trường Đại học Giáo Dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS.TS. Nguyễn Chí Thành
Năm bảo vệ: 2013
115tr .

Abstract. Nghiên cứu cơ sở lí luận về: Năng lực và năng lực Toán học; Kiểm tra đánh
giá trong giáo dục, đặc biệt kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực. Thiết kế, xây
dựng bộ đề thi Đại số & Giải tích lớp 11 nhằm kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng
lực của học sinh. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của
đề tài.
Keywords.Phương pháp giảng dạy; Toán học; Đại số; Giải tích; Lớp 11
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong các hoạt động của mỗi con người, muốn biết hiệu quả thực hiện công việc
có đạt được mục tiêu đề ra hay không thì phải có sự kiểm tra đánh giá kết quả thực
hiện công việc đó. Đánh giá là nhận định giá trị, kiểm tra - đánh giá là quá trình thu
thập và xử lý thông tin về trình độ, khả năng thực hiện mục tiêu về tác động và nguyên
nhân của tình hình đó.
Theo Đỗ Ngọc Thống: “Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa đảm bảo yêu cầu
khách quan, chính xác, công bằng.Việc kiểm tra đánh giá chủ yếu chú ý đến yêu cầu
tái hiện kiến thức đã dẫn đến tình trạng giáo viên và học sinh duy trì dạy học theo lối
“đọc- chép” thuần túy. Học sinh học tập thiên về ghi nhớ ít quan tâm vận dụng kiến


thức. Nhiều giáo viên chưa vận dụng đúng quy trình biên soạn đề kiểm tra nên bài
kiểm tra còn mang tính chủ quan của người dạy. Hoạt động kiểm tra đánh giá ngay
trong quá trình tổ chức hoạt động dạy học trên lớp chưa được quan tâm thực hiện một
cách khoa học và hiệu quả ”. Công cụ đo trong giáo dục hiện nay chủ yếu là vấn đáp và
tự luận. Cả hai loại này có độ khó và độ phân biệt không ổn định dẫn đến độ tin cậy
thấp. Các đề thi tự luận thường không cho dùng tài liệu vì chủ yếu hỏi thuộc bài. Đề thi
tự luận thường được ra một cách tùy tiện, không bám sát mục tiêu môn học, chủ yếu ra
theo kinh nghiệm cho nên độ khó và độ phân biệt không nằm trong vùng tối ưu. Gần
đây, đề thi trắc nghiệm đã bắt đầu được sử dụng phổ biến. Tuy nhiên, do không được tổ
chức một cách hệ thống, các đề thi sử dụng câu hỏi chưa được chuẩn hóa nên không
theo được các tiêu chuẩn về độ khó, độ phân biệt.
Về chương trình giáo dục sau năm 2015 sẽ hướng đến hình thành năng lực người
học thay vì tập trung vào nội dung kiến thức như hiện nay. Tư tưởng cốt lõi của
chương trình mới là hướng đến quá trình giáo dục hình thành năng lực chung, năng lực
chuyên biệt để con người có tiềm lực phát triển, thích nghi với hoàn cảnh sống, học
tập, làm việc luôn biến đổi trong cả cuộc đời. Điều này sẽ làm thay đổi một cách căn
bản trong toàn bộ hoạt động giáo dục phổ thông, từ nội dung, phương pháp đến cách
thức đánh giá. Với tiêu chuẩn mới, cách đánh giá cũng thay đổi. Trong đánh giá truyền
thống, học sinh càng đạt được nhiều đơn vị kiến thức kỹ
năng được coi là có kết quả cao hơn, trong khi đánh giá năng lực thì học sinh hoàn
thành được nhiệm vụ càng khó, càng phức tạp hơn sẽ được coi là có năng lực cao hơn,
tức là kết quả đánh giá phụ thuộc vào độ khó của nhiệm vụ đã hoàn thành.
Trong thực tế khi dạy học môn Toán lớp 11 (Ban nâng cao) và phần Đại số và
Giải tích nói riêng tôi nhận thấy rằng đây là những phần kiến thức rất quan trọng, góp
phần phát triển những năng lực trí tuệ chung như tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng
không gian, tư duy lôgic, tư duy biện chứng, rèn luyện các thao tác tư duy cơ bản như
phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, các phẩm chất tư duy như tính linh hoạt,
độc lập, sáng tạo. Vì vậy ngoài việc chú trọng các phương pháp dạy học còn đặc biệt quan
tâm đến hình thức kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực để đo lường chính xác kết quả
học tập cũng như phát triển năng lực cho học sinh.

Từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Xây dựng các đề kiểm tra - đánh giá theo
tiếp cận năng lực trong dạy học nội dung đại số và giải tích lớp 11, Ban nâng cao ”.
2. Lịch sử nghiên cứu
Trong xu hướng đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá ở nước ta, đã có nhiều
công trình nghiên cứu về đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá, đặc biệt đánh giá
theo tiếp cận năng lực của học sinh. Điều này chứng tỏ, vấn đề kiểm tra đánh giá theo
tiếp cận năng lực của học sinh và vận dụng kiến thức toán học để giải các bài toán thực
tiễn đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình đó đã
nghiên cứu và đưa ra nhiều lí thuyết và đặc điểm của kiểm tra đánh giá theo tiếp cận
năng lực của học sinh. Tuy nhiên, chúng tôi thấy có một số điểm mà các công trình nói
trên chưa quan tâm:
Thứ nhất, các biện pháp và cách thức kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực của
học sinh chủ yếu mới đề ra hướng, chưa đưa ra bộ công cụ đánh giá theo tiếp cận năng
lực cụ thể của người học.
Thứ hai, chưa nhìn nhận và đề ra được các năng lực chủ yếu cần đánh giá ở người học
Thứ ba, chưa xây dựng được quy trình “kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực”,
cũng như chưa có phân tích, đánh giá của việc đánh giá theo tiếp cận năng lực với
đánh giá theo tiếp cận nội dung.
Trên cơ sở tiếp cận cách kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực, Luận văn này có
cách tiếp cận vấn đề mới, giải quyết phần nào các tồn tại nêu trên.
3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Thiết kế một số đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực trong dạy học nội dung Đại
số và Giải tích lớp 11 - Ban nâng cao nhằm nâng cao chất lượng dạy - học Toán.
3.2. Các nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
+ Năng lực và năng lực Toán học.
+ Kiểm tra đánh giá trong giáo dục, đặc biệt kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng
lực.
- Thiết kế, xây dựng bộ đề thi Đại số & Giải tích lớp 11 nhằm kiểm tra đánh giá theo

tiếp cận năng lực của học sinh.
- Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chương trình môn Toán lớp 11 - Ban nâng cao.
5. Mẫu khảo sát
Khối 11 - Trường THPT Kinh Môn - Hải Dương.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Một hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực phải như thế nào mới
kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực của học sinh?
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng được hệ thống đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực thỏa
mãn các tiêu chí được đề cập trong luận văn thì sẽ phát huy được năng lực của học
sinh, giúp giáo viên và học sinh đạt được mục tiêu môn học qua đó nâng cao chất
lượng dạy và học ở trường phổ thông.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận: Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đo lường và
đánh giá thành quả học tập, đặc biệt là các tài liệu viết kiểm tra đánh giá theo tiếp cận
năng lực.
8.2. Phương pháp điều tra quan sát: tiến hành dự giờ, trao đổi, tham khảo ý kiến một
số đồng nghiệp dạy giỏi toán, có kinh nghiệm, tìm hiểu thực tiễn kiểm tra đánh giá
trong chương trình Đại số & Giải tích lớp 11.
8.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: thực nghiệm kiểm tra đánh giá theo hướng
của đề tài nhằm đánh giá tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
8.4. Phương pháp thống kê: thu thập và xử lí, phân tích số liệu và kết luận.
9. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
9.1. Khách thể nghiên cứu: Hoạt động kiểm tra đánh giá trong chương trình Đại số &
Giải tích lớp 11 - Ban nâng cao.
9.2. Đối tượng nghiên cứu: Quá trình và bộ công cụ kiểm tra đánh giá theo tiếp cận
năng lực trong nội dung Đại số và Giải tích lớp 11, ban nâng cao.
10. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo, phụ
lục, nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn
Chương 2: Xây dựng các đề kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực trong
chương trình Đại số & Giải tích 11- Ban nâng cao
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Sỹ Anh (2013), “Tìm hiểu về kiểm tra đánh giá học sinh và đổi mới kiểm tra
đánh giá theo hướng tiếp cận năng lực”, Tạp chí khoa học – Trường ĐHSP TP.HCM
(50).
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007), Tài liệu bồi dưỡng Giáo viên thực hiện chương
trình, sách giáo khoa lớp 11 môn Toán. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Sổ tay PISA, Hà Nội.
4. Nguyễn Hữu Châu, Nguyễn Chí Thành. Tập bài giảng phương pháp dạy học môn
Toán, Lưu hành nội bộ.
5. Nguyễn Đức Chính (2002), Đánh giá chất lượng trong giáo dục đại học. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
6. Đỗ Tiến Đạt (2011), Chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA – Môn toán.
Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
7.Vũ Cao Đàm (2007), Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học. Nhà xuất
bản Giáo dục, Hà Nội.
8. Nguyễn Thành Huy (2008), “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế và nền giáo
dục Phần Lan”, Thông tin khoa học xã hội (2).
9. Đặng Thành Hưng (2004), “Một số cách tiếp cận trong đánh giá chất lượng giáo
dục”, Tạp chí Giáo dục (92), tr. 27.
10. Nguyễn Trọng Khanh (2011), Phát triển năng lực và tư duy kỹ thuật. Nhà xuất
bản Đại học sư phạm Hà Nội.
11. Nguyễn Bá Kim (Chủ biên), Vũ Dương Thụy (2001), Phương pháp dạy học môn
toán đại cương. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010), “Dạy học phát triển các năng lực của học sinh trong

thế kỷ 21”, Hội thảo khoa học. Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.
13. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình Phương pháp dạy học những nội dung cụ thể
môn Toán. Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Hà Nội
14. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên) ), Nguyễn Huy Đoan (Chủ Biên), Nguyễn
Xuân Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2007), Đại số và Gải tích
nâng cao 11. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà nội.
15. Đoàn Quỳnh (Tổng Chủ biên), Nguyễn Huy Đoan (Chủ Biên), Nguyễn Xuân
Liêm, Nguyễn Khắc Minh, Đặng Hùng Thắng (2007), Sách giáo viên Đại số và Gải
tích nâng cao 11. Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội.

×