Quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường
Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc
Trần Nhật Tân
Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học : 60 14 05
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền
Năm bảo vệ: 2013
113 tr .
Abstract. Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý dạy học thực hành nghề trong đào
tạo nghề. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao
đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học thực
hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
Keywords.Quản lý giáo dục; Dạy học thực hành; Trường Cao đẳng Nghề Việt-Đức;
Trường dạy nghề
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Lĩnh vực đào tạo nghề ở nước ta đã được Đảng và Nhà nước đặc biệt coi
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay, giai đoạn đẩy nhanh Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá (CNH - HĐH) đất nước. Sự nghiệp CNH - HĐH đòi hỏi một lực lượng lao
động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, tiếp cận được với khoa học công nghệ
hiện đại. Chiến lược p h á t tri ể n Giáo dục 2011-2020, Chiến lược phát triển dạy
nghề thời kỳ 2011-2020 của Đảng và Nhà nước được đề ra theo hướng mở rộng
qui mô, nâng cao chất lượng đào tạo nghề, tạo điều kiện thuận lợi đáp ứng thiết
thực cho hoạt động dạy nghề và học nghề của nhân dân.
Đứng trước những nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao về nguồn nhân lực, vấn đề
đào tạo công nhân lành nghề đáp ứng nhu cầu của xã hội đang trở thành vấn đề
quan trọng và cấp bách của các cơ sở đào tạo nghề. Nhằm góp phần thực hiện Nghị
quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X là: “Sớm đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng
kém phát triển. Cải thiện rõ rệt, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển kinh tế tri thức, tạo nền tảng để
đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm
2020” [7].
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã cụ thể hoá mục tiêu phát triển
đối với dạy nghề trong thời kỳ đẩy mạnh CNH - HĐH là: Hoàn thiện cơ cấu hệ
thống giáo dục nghề nghiệp và đại học; điều chỉnh cơ cấu ngành nghề và trình độ đào
tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu nhân lực cho phát triển kinh tế - xã
hội; đào tạo ra những con người có năng lực sáng tạo, tư duy độc lập, trách nhiệm
công dân, đạo đức và kỹ năng nghề nghiệp, năng lực ngoại ngữ, kỷ luật lao động, tác
phong công nghiệp, năng lực tự tạo việc làm và khả năng thích ứng với những biến
động của thị trường lao động và một bộ phận có khả năng cạnh tranh trong khu vực và
thế giới; Luật giáo dục (2005) đã quy định [23] đào tạo nghề phải được thực hiện
ở ba cấp trình độ: Sơ cấp nghề, trung cấp nghề và cao đẳng nghề; tạo sự cạnh
tranh trên thị trường trong nước, khu vực và quốc tế. Luật dạy nghề (2006) [23] đã
qui định chi tiết về các hoạt động dạy nghề.
Kết quả khảo sát của các cơ quan nghiên cứu [24] đã khẳng định: Chất lượng
thực hành nghề của người tốt nghiệp ở các trường nghề còn hạn chế. Trong bối cảnh
Việt Nam đã gia nhập WTO, các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhiều đến việc
nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có trình độ tay nghề cao và đây là nhu cầu đặt ra
hết sức cấp bách.
Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc được thành lập theo Quyết định
số 922/QĐ-BLĐTBXH ngày 03/07/2007 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội trên
cơ sở nâng cấp từ Trường đào tạo nghề Vĩnh Phúc. Trường đào tạo đa ngành nghề
với ba cấp độ: Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề và Sơ cấp nghề. Với nhiệm vụ chính
là: Đào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật chất lượng cao, đáp ứng được đòi hỏi khắt khe
của thị trường lao động, nhằm thỏa mãn nhu cầu học nghề gắn với việc làm của
người dân và phát triển của cộng đồng; thực hiện nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao
tiến bộ khoa học công nghệ, hội nhập khu vực và quốc tế;
Trước nhu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhiều năm qua nhà trường
đã có một số giải pháp trong công tác quản lý hoạt động dạy nghề nói chung và quản
lý dạy học thực hành nghề nói riêng nhưng chưa có cơ sở lý luận, chưa mang tính hệ
thống. Điều đó đặt ra cho nhà trường phải xem xét một cách tổng thể việc tổ chức,
quản lý dạy thực hành, đặc biệt là thực hành nghề cho học sinh h ệ trung cấp.
Vấn đề ở đây là quản lí dạy học thực hành hệ trung cấp có thể chưa thực sự phù
hợp với hệ này, ngay từ quan niệm cho đến cách làm. Do đặc thù của hệ trung cấp
nghề là nhằm đào tạo nhân lực kỹ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có năng lực
thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo nên các biện pháp quản lí dạy học
thực hành có tầm quan trọng đặc biệt. Bên cạnh đó, trong xu thế đổi mới giáo dục
hiện nay, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng quản lý chương trình theo chuẩn đầu ra có thể
là con đường đưa sản phẩm đào tạo đến gần hơn với nhu cầu xã hội. Xuất phát từ ý
nghĩa và tính cấp thiết trên tác giả quyết định chọn đề tài:
"
Quản lý dạy học thực
hành nghề tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức
Vĩnh Phúc”.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, đề tài nhằm đề xuất một
số biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng nghề Việt – Đức
Vĩnh Phúc.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Hệ thống hóa vấn đề lý luận về quản lý dạy học thực hành nghề trong đào tạo
nghề.
3.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng
nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
3.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại trường Cao đẳng
nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu.
Quản lý Dạy học tại các trường cao đẳng nghề.
4.2. Đối tượng nghiên cứu.
Biện pháp Quản lý của Hiệu trưởng đối với dạy học thực hành nghề tại Trường
Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
5. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu vào hệ trung cấp nghề với các nghề chính của
trường là: Điện công nghiệp; Hàn; May thời trang; Kỹ thuật sửa chữa, lắp ráp máy
tính.
Khảo sát thực trạng công tác quản lý dạy học thực hành nghề được thực hiện ở
tất cả các lớp học nghề tại trường và sử dụng số liệu từ năm 2009 đến nay.
Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề được đề xuất qua nghiên cứu
dạy học thực hành tại Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc. Đề tài không
nghiên cứu đến hoạt động thực tế và thực tập tốt nghiệp ngoài trường.
Các biện pháp quản lý đề xuất ở cấp trường, tức là Hiệu trưởng – đại diện cho
ban lãnh đạo nhà trường.
Đối tượng khảo sát: Hiệu trưởng, các Phó hiệu trưởng; các Trưởng, Phó phòng,
khoa, tổ chuyên môn (30 CBQL); 80 cán bộ giáo viên nhà trường; 200 học sinh của
Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc và 10 chủ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất
nơi tiếp nhận sản phẩm đào tạo của nhà trường.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Biện pháp quản lý nào là cần thiết để dạy học thực hành nghề tại Trường Cao
đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc gắn với nhu cầu địa phương và thiết thực đối với
người học?
7. Giả thuyết khoa học
Việc dạy học thực hành nghề ở Trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc
hiện nay chưa bám sát yêu cầu thực tiễn và chuẩn đầu ra. Nếu Xây dựng những biện
pháp quản lý dạy học thực hành nghề theo yêu cầu đầu ra thì sẽ góp phần đảm bảo và
từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu lý luận về quản lý dạy thực hành nghề trong các trường cao đẳng
nghề.
- Nghiên cứu các tài liệu, văn bản pháp quy liên quan đến quản lý dạy thực hành
nghề
8.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Quan sát sư phạm:
+ Dự giờ lên lớp của một số lớp thực hành nghề; (Phiếu đánh giá dự giờ, xem
phụ lục 1)
+ Tìm hiểu những điều kiện dạy học thực hành nghề ở trường.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm quản lí dạy học thực hành nghề qua các
báo cáo thực hiện nhiệm vụ dạy nghề của trường, của ngành giáo dục và đào tạo.
- Điều tra bằng phiếu hỏi: Thăm dò ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên và học
sinh (Phiếu điều tra, phụ lục 2, phụ lục 4).
- Phỏng vấn: cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh để làm rõ nguyên nhân thực
trạng; cơ sở sản xuất, doanh nghiệp (Phiếu phỏng vấn, phụ lục 3).
8.3. Các phương pháp bổ trợ
- Phương pháp sử dụng thống kê toán học: thu thập xử lí các thông tin số liệu
điều tra và nghiên cứu các hồ sơ thống kê.
- Phương pháp chuyên gia: lấy ý kiến các nhà quản lí, các giáo viên có nhiều
kinh nghiệm, ý kiến của học sinh nhằm thẩm định các biện pháp quản lí đã đề xuất.
9. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dung được chia làm 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý dạy học thực hành nghề trong các trường
cao đẳng nghề.
Chương 2: Thực trạng quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng
nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
Chương 3: Các biện pháp quản lý dạy học thực hành nghề tại Trường Cao đẳng
nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy định về chương trình khung trình độ
trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, ban hành tại Quyết định số 58/2008/QĐ-
BLĐTBXH ngày 09/06/2008
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy định Bảng danh mục nghề đào tạo trình
độ trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề, ban hành tại Thông tư số 17/2010/TT-
BLĐTBXH ngày 04/06/2010
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Điều lệ trường Cao đẳng nghề, ban hành tại
Quyết định số 02/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 04 tháng 01 năm 2007
4. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Quy chế thi và công nhận tốt nghiệp trong
dạy nghề chính quy, ban hành tại Quyết định số 14/2007/QĐ-BLĐTBXH ngày 24
tháng 5 năm 2007.
5. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Chế độ làm việc của giáo viên dạy nghề, ban
hành tại Quyết định số 09/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 27 tháng 6 năm 2008.
6. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Thông tư số 21/2011/TT-BLĐTBXH ngày 29
tháng 07 năm 2011
7. Đảng cộng sản Việt Nam. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011–2020
8. Đặng Quốc Bảo (1999), Một số khái niệm về quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý
giáo dục và đào tạo.
9. Đặng Quốc Bảo, Bùi Việt Phú (2012), Một số góc nhìn về phát triển và quản lí giáo
dục. Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam.
10. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học quản lý. NXB
Đại học Quốc gia Hà Nội.
11. Nguyễn Đức Chính, Tập bài giảng Đo lường và đánh giá trong giáo dục và dạy học,
Hà Nội 2011
12. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý. Nxb Chính trị Quốc gia Hà
Nội.
13. Nguyễn Tiến Đạt (2010), Giáo dục so sánh, Nhà xuất bản đại học Quốc gia Hà Nội.
14. Trần Khánh Đức (2003), Giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và phát triển nguồn nhân
lực. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
15. Trần Khánh Đức (2004), Quản lý và kiểm định chất lượng đào tạo nhân lực theo
ISO&TQM. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
16. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề Giáo dục và Khoa học giáo dục. Nhà xuất bản
Giáo dục, Hà Nội.
17. Đặng Xuân Hải (2010), Quản lý sự thay đổi và vận dụng lý thuyết quản lý sự thay đổi
trong quản lý giáo dục/Quản lý nhà trường. Tập bài giảng dành cho học viên cao học.
18. Phan Văn Kha (1999), Quản lý giáo dục nghề nghiệp ở Việt Nam. Viện nghiên cứu
phát triển giáo dục.
19. Đặng Bá Lãm (2005), Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
20. Nguyễn Thị Mỹ Lộc, Đặng Quốc Bảo, Nguyễn Trọng Hậu, Nguyễn Quốc Chí,
Nguyễn Sỹ Thư (2012). Quản lý giáo dục, một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội.
21. Nguyễn Ngọc Quang. Một số khái niệm về quản lý giáo dục, Tập bài giảng sau đại
học. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo, 1998
22. Quốc hội nước CHXHXNVN (2005). Luật giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Quốc hội nước CHXHXNVN (2006). Luật dạy nghề nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam.
24. Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2011-2020.
25. Quyết định 579/QĐ-TTg ngày 19/4/2011 của Thủ tướng chính phủ, Phê duyệt chiến
lược phát triển nhân lực Việt Nam thời kỳ 2011-2020
26. Nguyễn Thị Phương Hoa (2011). Lý luận dạy học hiện đại, Tập bài giảng
27. Thủ tướng chính phủ (2012). Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020
28. Thủ tướng chính phủ (2012). Chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2011-2020.
29. Tài liệu tổng kết năm học, báo cáo kiểm tra – đánh giá quá trình dạy học qua các năm
của trường Cao đẳng nghề Việt – Đức Vĩnh Phúc.
30. Nguyễn Cảnh Toàn (2002). Bàn về giáo dục Việt Nam, Nxb Lao Động Hà Nội.
31. Hoàng Ngọc Vinh (2009), Hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra. Ban chỉ đạo đào tạo
theo nhu cầu xã hội- Bộ Giáo dục và Đào tạo.
32. Website của: Tổng cục dạy nghề, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục
và Đào tạo, Đảng cộng sản Việt Nam, …