Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập phân hóa khi dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (877.71 KB, 7 trang )

Xây dựng và sử dụng hệ thống câu hỏi, bài tập
phân hóa khi dạy học phương pháp tọa độ
trong mặt phẳng ở trường trung học phổ thông


Trần Văn Tỏ


Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10
Người hướng dẫn : PGS.TS. Vương Dương Minh
Năm bảo vệ: 2013
122 tr .

Abstract. Vận dụng một số vấn đề lí luận về dạy học phân hóa, hệ thống hóa cơ sở lí
luận về câu hỏi, bài tập, bài tập phân hóa vào thực tế dạy học trường Trung học phổ
thông. Nêu lên được thực trạng của việc dạy học phân hóa bằng cách sử dụng hệ thống
câu hỏi, bài tập phân hóa đối với môn Toán ở trường trung học phổ thông Đức Hợp,
Hưng Yên. Bên cạnh những ưu điểm của các phương pháp dạy học hiện đại thì việc
dạy học phân hóa bằng câu hỏi, bài tập còn bộc lộ nhiều hạn chế hạn cần điều chỉnh để
đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Đề xuất hệ thông
câu hỏi, bài tập phân hóa hợp lí, có thể vận dụng được khi dạy học nội dung “Phương
pháp tọa độ trong mặt phẳng” tại trường Trung học phổ thông (THPT) Đức Hợp, tỉnh
Hưng Yên nói riêng mà còn áp dụng trong các trường THPT nói chung.
Keywords.Phương pháp dạy học; Phương pháp tọa độ; Hệ thống câu hỏi; Hệ thống
bài tập
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Chương trình môn Toán THPT (2002) chỉ rõ: “Môn Toán phải góp phần quan
trọng vào việc phát triển năng lực trí tuệ, hình thành khả năng suy luận đặc trưng của
Toán học cần thiết cho cuộc sống, … phát triển khả năng suy luận có lý, hợp lôgic


trong những tình huống cụ thể, …”
Sự phát triển của xã hội và công cuộc đổi mới đất nước đòi hỏi cấp bách phải
nâng cao chất lượng GD-ĐT. Mặt khác nền kinh tế nước ta đã chuyển sang cơ chế thị
trường có sự quản lý của nhà nước và hội nhập quốc tế sâu rộng về nhiều mặt trong đó
có GD-ĐT. Yêu cầu này đòi hỏi phải có sự đổi mới về hệ thống giáo dục toàn diện từ
thay đổi về nội dung cho tới những đổi mới căn bản, rõ ràng về PPDH.
Từ những năm 1997 GS. Nguyễn Cảnh Toàn đã nhận định: “Cách dạy phổ biến
hiện nay là thầy đưa ra kiến thức (khái niệm, định lý) rồi giải thích, chứng minh, trò cố
gắng tiếp thu nội dung khái niệm, nội dung định lý, hiểu chứng minh định lý, cố gắng
tập vận dụng các công thức định lý để tính toán, chứng minh …”[13, Tr. 4].
Trong công cuộc đổi mới giáo dục ở nước ta, việc đổi mới PPDH đóng vai trò
hết sức quan trọng. Quan điểm về đổi mới PPDH được khẳng định là tổ chức cho HS
được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo.
Có thể nói quan điểm đổi mới PPDH hiện nay là lấy người học làm trung tâm nhằm
chống lại thói quen học tập thụ động.
Khi nói về mối quan hệ giữa nội dung dạy học và hoạt động dạy học, GS.
Nguyễn Bá Kim cho rằng: “Mỗi một nội dung dạy học đều liên hệ mật thiết với những
hoạt động nhất định”. Đó là những hoạt động được tiến hành trong quá trình hình
thành, vận dụng nội dung nào đó. Phát hiện được những hoạt động tiềm tàng trong một
nội dung là vạch ra được con đường để người học chiếm lĩnh nội dung đó và đạt được
các mục đích khác và cũng đồng thời là cụ thể hóa được mục đích dạy học có đạt được
hay không và đạt đến mức độ nào? Giải pháp thực hiện dạy học phân hóa - một trong
những định hướng cơ bản của chương trình THPT và được triển khai thực hiện dưới
hình thức phân ban kết hợp với dạy học tự chọn. Dạy học phân hóa đòi hỏi ngoài việc
cung cấp những kiến thức cơ bản và phát triển những kỹ năng cần thiết cho HS, còn
cần chú ý tạo ra các cơ hội lựa chọn về nội dung và PP phù hợp với trình độ, năng lực
nhận thức và nguyện vọng của HS.
Thực tiễn ở các trường THPT, quan điểm phân hoá trong dạy học chưa được
quan tâm đúng mức, đặc biệt là việc sử dụng hệ thống câu hỏi trong dạy học phân hóa
còn rất hạn chế. Một mặt giáo viên chưa được trang bị đầy đủ những hiểu biết và kỹ

năng dạy học phân hóa, mặt khác còn nhiều giáo viên chưa thực sự coi trọng yêu cầu
phân hóa trong dạy học. Đa số các giờ dạy vẫn tiến hành đồng loạt, áp dụng như nhau
cho mọi đối tượng HS, các CH, BT đưa ra cho mọi đối tượng HS đều có chung một
mức độ khó-dễ. Do đó, không phát huy được tối đa năng lực cá nhân của HS, dẫn đến
chất lượng chưa đáp ứng được mục tiêu, yêu cầu giáo dục hiện nay.
Từ thực tế trên đòi hỏi mỗi giáo viên trong khâu chuẩn bị giáo án cũng như
trong khi tiến hành tổ chức các hoạt động dạy học, phải làm thế nào để tác động đến
từng cá nhân HS với những đặc điểm khác nhau về năng lực, sở thích, nhu cầu. Điều
này đã thúc đẩycuộc vận động đổi mới PPDH ở tất cả các cấp trong ngành GD-ĐT
hiện nay, nhằm mục đích khắc phục những tồn tại phổ biến của PPDH cũ như: thuyết
trình tràn lan, thầy đọc trò chép, thiếu sự phân hóa không kiểm soát được quá trình
học tập của người học. Thay vào đó là sự đổi mới về PP dạy học, với những tư tưởng
chủ đạo được phát triển dưới hình thức: “Lấy HS làm trung tâm”, “PPDH theo hướng
tích cực”, hay dạy học theo hương “Tích cực hóa hoạt động học của HS”
Vì những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài là: “Xây dựng và sử dụng hệ thống
câu hỏi, bài tập phân hóa khi dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở
trường trung học phổ thông”
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT phân hóa khi dạy học dạy học PP tọa độ
trong mặt phẳng ở trường THPT.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên luận văn có 4 nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống một số vấn đề lí luận về dạy học phân hóa môn Toán
- Nghiên cứu thực trạng dạy học phân hóa PP tọa độ trong mặt phẳng ở
trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên
- Xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT phân hóa khi dạy PPTĐ trong mặt
phẳng ở trường THPT
- Xem xét tính khả thi , hiệu quả của hệ thống CH, BT phân hóa đã đề xuất.
3. Phạm vi nghiên cứu

- Quá trình dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng ở trường trung học
phổ thông.
- HS khối 10 Trường THPT Đức Hợp – Kim Động – Hưng Yên.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu
Dạy học phân hóa chủ đề PPTĐ trong mặt phẳng ở trường THPT
4.2. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy học của giáo viên và HS khi học PPTĐ trong mặt phẳng ở lớp
10, THPT qua hệ thống CH, BT có tính phân hóa
5. Mẫu khảo sát
- SGK Hình Học 10, NXB Giáo dục.
- Một số lớp 10, Trường THPT Đức Hợp,Hưng Yên.
6. Vấn đề nghiên cứu
Dạy học phân hóa qua hệ thống CH, BT như thế nào để đạt hiệu quả cao đối với
chủ đề cần nghiên cứu
7. Giả thuyết nghiên cứu
Nếu xây dựng và sử dụng được các dạng CH, BT mang tính chất phân hóa khi
dạy học PPTĐ trong mặt phẳng thì sẽ nâng cao chất lượng dạy học nội dung này, bởi
vì quá trình dạy học đó đã quán triệt nguyên tắc dạy học sát đối tượng.
8. Phương pháp nghiên cứu
Đê thực hiện được các nhiệm vụ nghiên cứu đã nêu, luận văn đã vận dụng các
PP gắn với từng nhiệm vụ cụ thể như sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về lý
luận dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên, các tài liệu tham khảo liên quan đến môn
học. Nhằm xây dựng và sử dụng hệ thống CH, BT phân hóa khi dạy PPTĐ trong mặt
phẳng, ở trường THPT
- Phương pháp điều tra, quan sát: Nhằm tìm hiểu, điều tra thực trạng dạy học
phân hóa PP tọa độ trong mặt phẳng ở trường THPT Đức Hợp – Hưng Yên qua phiếu
điều tra, dự giờ, trao đổi ý kiến với giáo viên, hỏi ý kiến chuyên gia.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tổ chức dạy học thực nghiệm tại

trường THPT Đức Hợp-Hưng Yên; cung cấp bài tập và kiểm tra kết quả sau thực
nghiệm nhằm xem xét tính khả thi và hiệu quả của đề tài.
- Phương pháp thống kê toán học: Xử lý các số liệu thu được.
9. Các luận cứ
9.1. Luận cứ lý thuyết
- Chương trình Toán trung học phổ thông nói chung, nội dung PPTĐ trong
mặt phẳng.
- Khái niệm, quy trình dạy học phân hóa. Vai trò của CH, BT trong dạy học
phân hóa nội dung PPTĐ trong mặt phẳng nói riêng.
9.2. Luận cứ thực tế
Tiến hành dạy một số tiết sử dụng hệ thống CH, BT theo hướng phân hóa và
một số tiết không theo hướng phân hóa. Đánh giá kết quả.
10. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Dạy học phân hóa trong môn toán ở trường THPT.
Chương 2. Xây dựng và sử dụngmột hệ thống câu hỏi, bài tậpphân hóa khi dạy
học PP tọa độ trong mặt phẳng.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ đề thi tuyển sinh Đại học môn Toán, NXB Giáo
dục, 1996
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tài liệu bồi dưỡng giáo viên (thực hiện Ban sách
giáo khoa lớp10 trung học phổ thông), 2006.
3. Phan Đức Chính, Vũ Dương Thuỵ, Đào Tam, Lê Thống Nhất, Các bài
giảng luyện thi môn Toán tập 1, 2, NXBGD, 1998.
4. Văn Như Cương (chủ biên), SGK Hình Học 10NC, NXB GD, 2007
5. Trần Văn Hạo (chủ biên), Chuyên đề LTĐH, Nxb GD 2003
6. Nguyễn Bá Kim, Phương pháp dạy học môn Toán, NXB Đại học sư phạm,
2006.
7. Nguyễn Bá Kim, Vương Dương Minh, Tôn Thân, Khuyến khích một số hoạt
động trí tuệ của HS qua môn Toán ở trường THCS, NXB giáo dục, 1998.

8. Nguyễn Bá Kim, Vũ Dương Thụy, Phương pháp dạy học môn Toán (phần đại
cương), NXB GD, 2000
9. Vương Dương Minh, Tổ chức hoạt động của HS trong giờ học Toán ở trường
phổ thông (tài liệu học chuyên đề của chuyên ngành LL & PPDH Toán), 2003.
10. Bùi Văn Nghị, VươngDươngMinh, Nguyễn Anh Tuấn, Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho GV THPT chu kì III (2004-2007), NXB đại học sư phạm, Hà
Nội.
11. Lê Thanh Oai (2001), “Sử dụng câu hỏi để phát huy tính tích cực của HS trong
dạy học”, Tạp chí Khoa học giáo dục (7), tr. 5-23.
12. Tụn Thõn (2006), Mt s vn v dy hc phõn hoỏ, Tp chớ Khoa hc
giỏo dc(6), tr. 3-25.
13. Nguyễn Cảnh Toàn, Tập cho học sinh giỏi toán làm quen dần với nghiên cứu
Toán học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1997
14. Trn Vinh, Thit k bi ging Hỡnh hc 10 Nõng cao, NXB H Ni.

×