Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

nghiên cứu thị trường khách du lịch quốc tế đến điện biên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.38 KB, 7 trang )


1
Nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch quốc tế
đến Điện Biên

Nguyễn Ngọc Lan

Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Luận văn Thạc sĩ ngành: Du lịch
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS.TS Trần Đức Thanh
Năm bảo vệ: 2014

Keywords: Du lịch; Khách du lịch quốc tế; Điện Biên

Content
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Một thực tế về du lịch Việt Nam hiện nay cho thấy có sự chênh lệch giữa các vùng
miền, cụ thể là hoạt động du lịch ở khu vực miền núi phía Bắc vẫn còn chênh lệch so với
các vùng du lịch khác trong cả nƣớc. Trong khi nguồn tài nguyên du lịch vốn có của vùng
rất phong phú, đa dạng nhƣng chƣa phát triển xứng đáng với tiềm năng ấy.
Điện Biên là một tỉnh thuộc vùng Tây Bắc, miền núi phía Bắc Việt Nam. Điện Biên là
trung tâm giao lƣu kinh tế, văn hóa trong khu vực và giữa các tỉnh Tây Bắc Việt Nam với các
tỉnh của các quốc gia khác: Bắc Lào, Vân Nam - Trung Quốc. Thành phố Điện Biên Phủ, trung
tâm hành chính của tỉnh, cách Hà Nội 474km, có sân bay dân dụng phục vụ du khách theo
tuyến Hà Nội – Điện Biên Phủ.
Điện Biên có nhiều di sản văn hoá, bao gồm cả di sản vật thể và phi vật thể. Điện Biên
có di tích quốc gia đặc biệt đó là chiến trƣờng Điện Biên Phủ đƣợc cả trong nƣớc và thế giới
biết đến bởi gắn với chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn
động địa cầu”. Bên cạnh đó Điện Biên đƣợc biết đến với 19 dân tộc cùng sinh sống nhƣ Thái,
Mƣờng, Tày…, mỗi dân tộc mang trong mình bản sắc văn hóa truyền thống, phong tục tập


quán riêng. Những đặc điểm trên đã tạo cho Điện Biên tiềm năng, lợi thế để phát triển du lịch.

2
Trƣớc những tiềm năng du lịch sẵn có, du lịch luôn là lĩnh vực đƣợc tỉnh quan tâm
hàng đầu với mong muốn góp phần phát phát triền hoạt động du lịch của vùng. Bởi vậy
Tỉnh uỷ, Hội đồng Nhân dân, UBND tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo Sở văn hóa thể thao và du
lịch phối hợp với Viện Kiến trúc Nhiệt đới - Đại học Kiến trúc Hà Nội, Viện Nghiên cứu
phát triển Du lịch - Tổng cục Du lịch và một số cơ quan Trung ƣơng khác xây dựng dự án:
“ Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn 2006 - 2020 “ làm cơ sở
cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển ngành du lịch nói riêng và kinh tế - xã hội của
tỉnh nói chung theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XI Tỉnh đảng bộ Điện Biên. Bên cạnh đó,
ngày 08/05/2012, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ra quyết định số 377/QĐ-UBND về
việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn
2012-2015, định hướng đến năm 2020”. Một trong những định hƣớng và chiến lƣợc của
Điện Biên là thu hút khách quốc tế. Tuy vậy các đề án, quy hoạch đều bàn một cách tổng
thể đối với cả thị trƣờng nội địa, quốc tế và một số các vấn đề khác với mong muốn Điện
Biên trong tƣơng lai không xa sẽ khoác trên mình một màu áo mới, góp phần kích cầu du
lịch của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên, đề tài: “Nghiên cứu thị trƣờng khách du lịch quốc tế
đến Điện Biên” đƣợc chọn làm luận văn, nhằm đƣa ra những giải pháp thu hút khách du
lịch quốc tế đến Điện Biên, có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển du lịch của vùng
Trung du, miền núi Bắc Bộ nói chung và của tỉnh nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là đề xuất giải pháp góp phần tăng cƣờng thu hút
khách du lịch quốc tế đến với Điện Biên.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu trên, luận văn có những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Nghiên cứu tổng quan tài liệu lí thuyết về thị trƣờng, thị trƣờng du lịch, thị trƣờng khách
du lịch quốc tế, khách du lịch quốc tế.

- Điều tra, khảo sát tiềm năng du lịch của Điện Biên
- Điều tra, khảo sát thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên (cầu du lịch)

3
- Đánh giá thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng thu hút khách du lịch quốc tế đến Điện Biên
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu
Thị trƣờng khách du lịch quốc tế đến Điện Biên.
* Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: Điều tra khách du lịch có mặt tại các điểm du lịch trên địa bàn tỉnh
Điện Biên
- Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2013
- Phạm vi nội dung: Đề tài nghiên cứu đặc điểm nguồn khách quốc tế đến Điện Biên. Tập
trung vào các đối tƣợng điển hình: Pháp, Lào, Thái Lan, Trung Quốc.
4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay có rất ít các công trình nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới nội
dung luận văn nghiên cứu.
Về mặt lý luận có các tác giả trong nƣớc nhƣ Nguyễn Văn Lƣu viết về Thị trƣờng
du lịch, Vũ Mạnh Hà viết về cung- cầu du lịch, các nguồn tài liệu về Marketing du lịch của
tác giả Nguyễn Văn Đính viết về một số vấn đề thuộc phạm trù thị trƣờng du lịch. Các
nguồn tài liệu này chỉ rõ hoặc đề cập về phân loại thị trƣờng du lịch, kết cấu của thị trƣờng
du lịch. Trong tài liệu của tác giả Nguyễn Văn Lƣu chỉ rất rõ “Thị trường du lịch là bộ
phận của thị trường chung, một phạm trù sản xuất và lưu thông hàng hóa, dịch vụ du lịch,
phản ánh toàn bộ quan hệ trao đổi giữa người mua và người bán, giữa cung và cầu và
toàn bộ các mối quan hệ, thông tin kinh tế, kỹ thuật gắn với mối quan hệ đó trong lĩnh vực
du lịch”, đặc biệt là lý luận về vấn đề phân loại thị trƣờng du lịch với các tiêu thức khác
nhau: các tiêu thức theo khả năng kinh tế của bên bán và bên mua; theo đặc điểm không
gian của cung và cầu du lịch; và theo một số tiêu thức thông dụng như: địa lý- chính trị,
khoảng cách cung- cầu, thực trạng thị trường, theo thời gian….Các lý luận của các tác giả

khác thì tập trung trong vấn đề cung- cầu du lịch, thành tố chính của thị trƣờng. Nhƣ vậy, lý

4
luận về thị trƣờng du lịch đã đƣợc công bố tƣờng minh trong lịch sử nghiên cứu khoa học. Tuy
nhiên, khái niệm và cách hiểu về thị trường khách du lịch quốc tế đến không có sự trùng khớp
về mặt thuật ngữ trong cách phân loại của tác giả Nguyễn Văn Lƣu, vì vậy khái niệm này sẽ
đƣợc hệ thống trong luận văn dựa trên những cơ sở lý luận đã có.
Nghiên cứu về du lịch điện Biên, hiện nay chỉ có công trình nghiên cứu nghiên cứu
về chính sách du lịch, thực trạng khai thác du lịch Điện Biên trong chiến lƣợc phát triển du
lịch Việt Nam….Các công trình này với mong muốn đề xuất những định hƣớng phát triển
du lịch Điện Biên một cách tổng thể. Bên cạnh đó là các bản Quy hoạch, Đề án xúc tiến
quảng bá du lịch Điện Biên do Sở văn hóa thể thao du lịch phối hợp với các cơ quan ban
ngành triển khai, điều quan trọng là các bản quy hoạch này vẫn đang đƣợc thực hiện và
gặp nhiều khó khăn, đó cũng là những quy hoạch tổng thể dài hơi và định hƣớng lâu dài
trong đó vấn đề thu hút khách quốc tế là một mảng màu trong bức tranh tổng thể quy hoạch
đó
Hƣớng nghiên cứu của đề tài không trùng lặp với các công trình khoa học, các tài
liệu đã công bố. Đề tài tập trung vào vấn đề khách quốc tế đến Điện Biên, đặc biệt là các
thị trƣờng mục tiêu và đề xuất giải pháp tăng cƣờng thu hút các đối tƣợng khách quốc tế
mục tiêu và mở rộng đến Điện Biên.
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp thu thập và xử lý số liệu thứ cấp: Thu thập và xử lý các số liệu trong các
tài liệu, báo cáo…về thị trƣờng du lịch, số lƣợng khách đến Điện Biên
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Điều tra khách du lịch (Pháp, Lào, Trung
Quốc, Thái Lan) với số lƣợng 200 phiếu. Các câu hỏi tập trung vào lƣợng khách, đặc điểm
tâm lý và đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch, sự đánh giá của khách du lịch về du lịch
Điện Biên. Số phiếu cụ thể: Pháp: 100 phiếu (Thu về: 55 phiếu, 3 phiếu không hợp lệ);
Lào: 100 phiếu (Thu về: 67 phiếu); Trung Quốc: 50 phiếu (Thu về: 48 phiếu); Thái Lan: 50
phiếu (Thu về 40 phiếu, 03 phiếu không hợp lệ)
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn nguồn nhân lực du lịch tại Điện Biên về

các đối tƣợng khách quốc tế đến Điện Biên

5
6. Cấu trúc của đề tài: Gồm 3 chương
- Chƣơng 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ
ĐẾN
- Chƣơng 2. THỰC TRẠNG THỊ TRƢỜNG KHÁCH DU LỊCH QUỐC TẾ ĐẾN
ĐIỆN BIÊN
- Chƣơng 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT KHÁCH DU LỊCH
QUỐC TẾ ĐẾN ĐIỆN BIÊN

References
Tiếng Việt
1.Báo cáo kết quả khảo sát khách quốc tại Điện Biên, tháng 8/2013.
2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2004), Giáo trình kinh tế du lịch, NXB Lao
động- Xã hội, Hà Nội.
3.Nguyễn Văn Đính (chủ biên) (1996), Tâm lý và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh du
lịch.
4. Nguyễn Văn Lƣu (1998), Thị trƣờng Du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Hồ Lý Long (2006), Tâm lý khách du lịch, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
6. Luật Du lịch (2005), NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
7. Tổng cục du lịch Việt Nam (2001), Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010.
8. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên, Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh
Điện Biên giai đoạn 2006 – 2020
9. Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh Điện Biên, Báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch
tổng thể phát triển du lịch tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
10. Sở văn hóa thể thao và du lịch, Đề án tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch tỉnh Điện
giai đoạn 2012- 2015, định hƣớng đến năm 2020.

6

11. Tổng cục du lịch Việt Nam (2001), Chiến lƣợc phát triển du lịch Việt Nam 2001- 2010.
Tiếng Anh
12. Porter, M.E (1980), Compettive Strategy, Free Press, New York
13. Mill R.C.A.M Morison (1985), The Tourism Sytem, Prentice- Hall, New Jersey
14. Fujio.K (2007). The basic requirement for inbound tourism promotin, Proceeding for
JITR Annual Conference, 245- 248.
15. Mathieson A, G. Wall (1982), Tourism: Economic, Physical and Social
Impacts,Longman,Essex(England).

7

16. SmithS.1.J(1991),Tourrist Analysis: A Handbook, Longman, Essex (England).
17. WTO (1994), National and Regional Tourism Planning (Methodologies and case studies),
Routledge, London and New York.
Trang báo điện tử
18. www. Dienbien.gv.vn
18. (Thông tin cần biết khi
đi Lào)
19. (Thông tin cần biết khi
đi Trung Quốc)
20. (Thông tin cần biết khi
đi Thái Lan
21.
22.
23. http://www. Vietnamtourism.gov.vn


×