Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa bến tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (570.5 KB, 12 trang )

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bến Tre


Nguyễn Thị Thanh Lâm


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Du lịch: Chương trình đào tạo thí điểm
Người hướng dẫn : TS. Mai Mỹ Duyên
Năm bảo vệ: 2014
114 tr .

Abstract. Luận văn nhận định một số khái niệm, nội dung cơ bản về du lịch, du lịch
văn hóa, văn hóa du lịch và một số loại hình du lịch.Khẳng định việc tạo ra sản phẩm
du lịch văn hóa cần có sự hợp tác nghiên cứu, khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
của cộng đồng địa phương.Phát triển du lịch văn hóa Bến Tre là việc làm cần thiết.
Nghiên cứu các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể để tạo ra sản phẩm mới phục vụ
du khách.Khách du lịch đến Bến Tre có xu hướng tham quan, thưởng thức các giá trị
văn hóa của địa phương.Luận văn xây dựng một số tuyến du lịch văn hóa, du lịch văn
hóa kết hợp mang tính đặc trưng địa phương phục vụ du khách.Việc bảo tồn và phát
huy các giá trị văn hóa của Bến Tre gắn liền với việc phát triển du lịch nói chung và du
lịch văn hóa nói riêng là việc làm tối quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của
Bến Tre.
Keywords.Bến Tre; Du lịch; Du lịch văn hóa
Content.
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hướng toàn cầu hóa Việt Nam đang từng bước hòa nhập vào kinh tế
thế giới. Song, từ năm 2008 nền kinh tế thế giới bước vào giai đoạn khủng hoảng, tăng
trưởng toàn cầu thấp so v ới dự báo, tác động tiêu cực đến sự hội nhập sâu rộng và có
độ mở lớn như nền kinh tế Việt Nam. Trước thử thách to lớn đó, đường lối kinh tế Việt
Nam phải điều chỉnh cho phù hợp để ổn định và tiếp tục phát triển. Chỉ số sản xuất


công nghiệp 9 tháng đầu năm 2012 tăng 4,8%, ước cả năm tăng 5,3%. Sản xuất nông,
lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng tăng 3,7%, ước cả năm đạt khoảng 3,9%. Khu vực dịch
vụ tăng trưởng cao hơn mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Trong đó, doanh thu
du lịch ước cả năm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam tăng trên 8%
[59: tr.2].
Như vậy, so với các chỉ tiêu tăng trưởng khác, dù trong bối cảnh kinh tế khó
khăn hoạt động du lịch vẫn đảm bảo được mức độ tăng trưởng thấy rõ. Du lịch là một
hoạt động xã hội, vừa mang tính xã hội vừa là một chuyên ngành có vị trí khá đặc biệt
trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước. Dù chỉ là một ngành còn non
trẻ so với khu vực và thế giới, du lịch nước ta đã bước đầu khẳng định là ngành “công
nghiệp không khói” và có khả năng “xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại chỗ” mang lại
hiệu quả về kinh tế.
Du lịch là hoạt động đi đây, đi đó của con người để nghỉ ngơi, giải trí và đồng
thời cũng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con người nhằm
phát triển, hoàn thiện bản thân hơn. Đó là những nhu cầu về nghỉ ngơi, giải trí, giao
lưu, thẩm mỹ, nhận thức và nhu cầu sáng tạo… hay nói cách khác là nâng cao vốn văn
hóa cho mình. Suy cho cùng, du lịch là hoạt động chủ yếu để thỏa mãn các nhu cầu
văn hóa tinh thần của con người. Thông qua các chương trình du lịch văn hóa có chất
lượng, con người mới có thể thỏa mãn các nhu cầu đó.
Qua đây ta thấy rằng, văn hóa là những giá trị tự thân trong các sản phẩm du
lịch, là chất lượng của hoạt động du lịch (qua các tuyến điểm, các loại hình dịch vụ,
mọi hoạt động liên quan đến yếu tố con người trong du lịch) và ngược lại, du lịch là
động lực quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của địa phương, của đất
nước và của cả dân tộc.
Hoạt động du lịch muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải nghiên cứu, khai
thác các yếu tố văn hóa nhằm tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nước, du lịch Việt Nam
ngày càng được thế giới biết đến. Du khách có xu hướng đi thăm các di tích khảo cổ và
các di tích lịch sử, văn hóa ngày càng đông.
Từ việc đáp ứng nhu cầu du khách những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển

của du lịch Việt Nam đang được đặt ra vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Theo Quyết định phê
duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030” của Thủ tướng Chính phủ số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011, đã xác
định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; thông qua hoạt động du lịch giới thiệu những
giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống, bản sắc dân tộc, sự đa dạng và phong phú về tài
nguyên du lịch của đất nước đến với du khách.
Trong tình hình chung của du lịch Việt Nam, Bến Tre có những giá trị văn hóa -
lịch sử đáp ứng được nhu cầu cho du khách đến tham quan, giao lưu văn hóa và nghiên
cứu học tập. Doanh thu du lịch năm 2011 ước 300 tỷ đồng, tăng 22,5% so cùng kỳ.
Tổng khách du lịch ước tính 610.000 lượt khách, tăng 12,9% so năm 2010, trong đó
khách quốc tế 261.000 lượt, tăng 12,9% so năm 2010 [66: tr.6]. Đến năm 2012, doanh
thu đạt 368 tỷ đồng, tăng 22,6% so cùng kỳ. Tổng khách du lịch đạt 693.000 lượt, tăng
13,6% so với năm 2011, trong đó khách quốc tế đạt 300.500 lượt, tăng 15,1% so với
năm 2011 [35].
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, du lịch Bến Tre tuy có phát triển nhưng
còn hạn chế và chưa thật sự tương xứng với tiềm năng vốn có của mình. Những sản
phẩm du lịch ở Bến Tre trong hơn một thập kỷ qua chưa có sự thay đổi đột phá cả về
hình thức lẫn nội dung. Trong khi đó, địa phương đặt ra cho ngành du lịch Bến Tre
một trách nhiệm to lớn là làm thế nào để du lịch thật sự trở thành thế mạnh và là ngành
kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre; làm thế nào để du lịch Bến Tre khai thác được các
thành tố văn hóa địa phương để đa dạng hóa sản phẩm du lịch, vừa đóng góp vào sự
phát triển kinh tế-xã hội địa phương, vừa bảo tồn và phát huy được bản sắc văn hóa
dân tộc.
Do vậy, người viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bến
Tre” để làm luận văn tốt nghiệp. Bằng sự nỗ lực học tập, nghiên cứu cùng với sự trải
nghiệm thực tế trong hoạt động du lịch, hy vọng đề tài sẽ mang lại một ý nghĩa thiết
thực về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bến Tre là một vùng đất được mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, là “Xứ dừa”,
là “Quê hương đồng khởi”, một địa danh quen thuộc đối với cả nước, đã từng được

nhắc đến qua các sách báo trong và ngoài nước, như:
- Trong quyển Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan – Một sứ thần nhà
Nguyên sang đi sứ ở Chân Lạp có đề cập đến vùng đất Bến Tre.
- Vào thời thuộc Pháp có công trình nghiên cứu Bến Tre bằng tiếng Pháp là
Monographie de la province the Ben Tre của L.Me1nard, xuất bản năm 1903.
- Quyển Kiến Hòa xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1970
được xem là quyển sách viết khá rõ về Bến Tre lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu, tác phẩm nói trên đã xuất bản khá lâu nên khá
nhiều thông tin đã trở nên lạc hậu. Sau ngày đất nước thống nhất, vùng đất Bến Tre và
con người cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của đất nước. Đã có một số
tác phẩm viết về Bến Tre như:
- Bến Tre đất và người (Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Bến Tre, năm 1985)
- Bến Tre mười năm xây dựng (Sở Văn hóa Thông, năm 1995)
- Địa chí Bến Tre – Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Bến Tre, năm 2001.
Và một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí hoặc sách giới thiệu về du lịch
(Non nước Việt Nam, Vietnam Tourist Guidebook -Tổng cục Du lịch) …
Gần đây, có một nghiên cứu khá chi tiết về Bến Tre mang tên: “Tiềm năng và
định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ địa lý học của tác giả
Trần Thị Thạy - Trường Đại học Sư phạm TP.HCM (Tháng 7/2011). Qua đề tài này,
tác giả đã đứng ở góc độ của ngành địa lý học nghiên cứu tiềm năng tài nguyên du lịch
chung của Bến Tre. Tác giả chưa đi sâu nghiên cứu hiện trạng của du lịch văn hóa và
chưa đưa ra các giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Bến Tre dưới góc độ của
ngành du lịch.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là tài nguyên du
lịch nhân văn, du lịch văn hóa của tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của luận văn được giới hạn ở tỉnh
Bến Tre.
Thời gian nghiên cứu: Các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng khai thác tài
nguyên du lịch nhân văn ở Bến Tre tập trung vào 5 năm gần đây, từ năm 2009 đến năm

2013. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các số liệu sơ cấp được thu thập từ việc điều tra
thực địa trong thời gian 5 tháng, từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013 tại Bến Tre.
4. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận: Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử làm cơ sở nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng một số phương pháp trong quá trình
nghiên cứu chung, như:
- Tiếp cận thực tế: khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bến Tre; thu thập
thông tin, tài liệu và chụp ảnh minh họa.
- Điều tra xã hội học: lập và phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập thông
tin và xử lý thông tin để đưa ra nhận xét.
- Phân tích tổng hợp: trên cơ sở những tài liệu đã có, tiến hành lựa chọn,
nghiên cứu, phân tích và tổng hợp có hệ thống theo đúng mục đích của luận văn.
- Thống kê: thu thập các số liệu cần thiết, phân tích, tổng hợp đưa vào bài
viết.
- Bản đồ: dùng các loại bản đồ cần thiết để minh họa, đối chiếu giúp bài
viết rõ ràng hơn.
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học:
- Vận dụng kiến thức về văn hóa, du lịch vào nội dung cụ thể của đề tài.
- Xác định, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn
trong kinh doanh du lịch tại Bến Tre.
- Xác định những thế mạnh về tài nguyên nhân văn và các sản phẩm du
lịch của địa phương.
Về mặt thực tiễn:
- Bổ sung thêm nguồn tư liệu đáng tin cậy về du lịch văn hóa của tỉnh nhà.
- Cung cấp một phần lý thuyết cho việc giảng dạy về văn hóa, du lịch văn
hóa cho các chương trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.
- Sử dụng kết quả đánh giá trên làm cơ sở định hướng cho ngành đưa ra kế
hoạch hành động, giải pháp phát triển du lịch văn hóa của Bến Tre từ nay đến năm

2020.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chương 2: Khai thác tài nguyên trong kinh doanh du lịch văn hóa ở Bến Tre.
Chương 3: Định hướng phát triển du lịch văn hóa ở Bến Tre.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt:
1. Nguyễn Văn Bốn (2012), Văn hóa Du lịch Việt Nam, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, (số 335), trang 35 - 37.
2. Bộ Văn hóa Thông tin - Thể thao và Du lịch (1990), Quyết định số 84 - QĐ
của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch về việc công
nhận DI TÍCH LỊCH SỬ Mộ và Khu tưởng niệm Nguyễn Đình Chiểu, ấp 3, xã
An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
3. Bộ Văn hóa Thông tin (1993), Quyết định số 43 - VH/QĐ của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc công nhận KHU DI TÍCH LỊCH SỬ ĐỒNG
KHỞI BẾN TRE xã Định Nhơn, huyện Mỏ cày, tỉnh Bến Tre.
4. Bộ Văn hóa Thông tin (1993), Quyết định số 43 - VH/QĐ của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH NGHỆ THUẬT ĐÌNH PHÚ
LỄ xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
5. Bộ Văn hóa Thông tin (1993), Quyết định số 43 - VH/QĐ của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH NGHỆ THUẬT ĐÌNH BÌNH
HÒA xã Bình Hòa, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
6. Bộ Văn hóa Thông tin (1994), Quyết định số 921 - QĐ/BT của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ CHÙA TUYÊN
LINH xã Minh Đức, huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
7. Bộ Văn hóa Thông tin (1995), Quyết định số 3777 - QĐ/BT của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ Căn cứ quân
khu ủy Sài Gòn - Gia Định (1969-1970) xã Tân Phú Tây và xã Thành An,

huyện Mỏ Cày, tỉnh Bến Tre.
8. Bộ Văn hóa Thông tin (1995), Quyết định số 3777 - QĐ/BT của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ Đầu Cầu tiếp
nhận vũ khí Bắc - Nam (Địa điểm vàm Khâu Băng, cồn Bững, cồn Lợi, cồn
Lớn) xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre.
9. Bộ Văn hóa Thông tin (1997), Quyết định số 985 - QĐ/VH của Bộ trưởng Bộ
Văn hóa - Thông tin về việc công nhận di tích lịch sử ĐỊA ĐIỂM NHÀ ÔNG
NGUYỄN VĂN CUNG VÀ NGÃ BA CÂY DA ĐÔI (nơi thành lập Chi bộ
Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bến Tre) XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN BA
TRI, TỈNH BẾN TRE.
10. Bộ Văn hóa Thông tin (1997), Quyết định số 985 - QĐ/VH của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ Mộ và đền thờ
Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng xã Mỹ Thạnh, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến
Tre.
11. Bộ Văn hóa Thông tin (1997), Quyết định số 985 - QĐ/VH của Bộ trưởng
Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ NGÔI NHÀ
ÔNG NGUYỄN VĂN TRÁC (Nơi ở và làm việc của đồng chí Lê Duẩn tháng
11/1955-3/1956) xã Hưng Lễ, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre.
12. Bộ Văn hóa Thông tin (1998), Quyết định số 1998 - QĐ/BVHTT của Bộ
trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc công nhận DI TÍCH LỊCH SỬ Mộ Võ
Trường Toản xã Bảo Thạnh, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre.
13. Đinh Xuân Dũng (2004), Mấy cảm nhận về văn hóa, Nhà Xuất bản Chính
trị Quốc gia.
14. Nguyễn Văn Đính – Trần Thị Minh Hòa (Đồng Chủ biên) (2008), Giáo
trình Kinh tế Du lịch, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
15. Sơn Hồng Đức (2010), Đường vào kinh doanh du lịch MICE, Nhà Xuấn bản
Lao động - Xã hội.
16. Lư Nhất Vũ – Lê Giang (1981), Dân ca Bến Tre, Ty Văn hóa và Thông tin
Bến Tre xuất bản.
17. Trần Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Tâm lý học kinh doanh du lịch, Nhà

Xuất bản Hà Nội.
18. Nguyễn Hữu Hiếu (2010), Diễn trình văn hóa - Đồng bằng sông Cửu Long,
Nhà Xuất bản Thời Đại.
19. Phan Đăng Thanh - Trương Thị Hòa (1999), Pháp luật Du lịch, Nhà Xuất
bản Trẻ.
20. Mai Khôi (2001), Văn hóa Ẩm thực Việt Nam - Các món ăn miền Nam, Nhà
Xuất bản Thanh Niên.
21. Nguyễn Quảng Tuân - Huỳnh Lứa - Trần Hồng Liên (1994), Những Ngôi
Chùa ở Nam Bộ, Nhà Xuất bản Thành phố Hồ Chí Minh.
22. Thạch Phương – Đoàn Tứ (Chủ biên) (2001), Địa chí Bến Tre, Nhà Xuất
bản Khoa học Xã hội.
23. Lê Minh Quốc (1999), Các vị Tổ ngành nghề Việt Nam, Nhà Xuất bản Trẻ.
24. Dương Văn Răng (2001), Chuyên san văn hóa thông tin Bến Tre, Công ty
Cổ phần in Bến Tre.
25. Dương Văn Sáu (), “Văn hóa Du lịch” - Sản phẩm của Văn hóa Việt Nam
trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.
26. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1993),
Bản liệt kê lý lịch di tích Đình Phú Lễ.
27. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1993),
Bản liệt kê lý lịch di tích và danh thắng Đình Bình Hòa.
28. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1993),
Bản liệt kê lý lịch di tích và danh thắng chùa Tuyên Linh.
29. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1995),
Lý lịch di tích lịch sử cách mạng kháng chiến Đầu cầu Tiếp nhận Vũ khí Bắc
- Nam.
30. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1995),
Lý lịch di tích “Căn cứ địa cách mạng của quân khu ủy Sài Gòn - Gia Định”,
xã Tân Phú tây, Thành An, huyện Mỏ cày, tỉnh Bến Tre (1969 - 1970).
31. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1995),
Lý lịch di tích “Ngôi nhà ông Nguyễn Văn Trác” – Nơi ở và làm việc của

đồng chí Lê Duẩn (11-1955/ 3-1956).
32. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1996),
Lý lịch di tích lịch sử Khu mộ và đền thờ Lãnh binh Nguyễn Ngọc Thăng.
33. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1996),
Lý lịch di tích NHÀ ÔNG NGUYỄN VĂN CUNG VÀ NGÃ BA CÂY DA ĐÔI
(nơi thành lập và nơi ra mắt Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Bến Tre
tháng 4 năm 1930) XÃ TÂN XUÂN, HUYỆN BA TRI, TỈNH BẾN TRE.
34. Sở Văn hóa Thông tin và Thể thao Bến Tre, Bảo tàng tỉnh Bến Tre (1997),
Lý lịch di tích lịch sử văn hóa Khu mộ Cụ Võ Trường Toản.
35. Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Bến Tre (2013), Số liệu thống kê về
doanh thu, lượt khách du lịch đến Bến Tre giai đoạn 2005 đến 2012.
36. Trần Đức Thanh (2008), Nhập môn Khoa học du lịch, Nhà Xuất bản Đại
học Quốc gia Hà Nội.
37. Huỳnh Quốc Thắng (2003), Văn hóa trong chiến lược sản phẩm của du lịch
Việt Nam, Tạp chí Du lịch thành phố Hồ Chí Minh, (số 140 – 141), trang 16.
38. Huỳnh Quốc Thắng (2011), Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch
bền vững vùng Nam bộ.
39. Huỳnh Quốc Thắng (2002), Văn hóa - Điểm tựa của Du lịch Việt Nam trên
đường hội nhập.
40. Trần Ngọc Thêm (1997), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
41. Nguyễn Thịnh (2012), Di sản Văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất bản Xây dựng.
42. Tỉnh ủy Bến Tre (2012), Chỉ thị Về phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn
2012 - 2015.
43. Tổng cục Du lịch (2010), Báo cáo tổng hợp Chiến lược Phát triển Du lịch
Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
44. Minh Trí (1991), Đạo Dừa ông là ai, Thánh sống hay kẻ điên khùng, Sở
Văn hóa Thông tin Bến Tre.
45. Nguyễn Minh Tuệ và nnk. (1997), Địa lý Du lịch, Nhà Xuất bản thành phố
Hồ Chí Minh.

46. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1998), Quyết định số 39/QĐ - UB v/v Phê
duyệt dự án đầu tư Xây dựng Khu nghi thức di tích Đồng Khởi - huyện Mỏ
Cày - tỉnh Bến Tre.
47. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1998), Quyết định số 2339/QĐ - UB v/v Phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng Khu di tích Nguyễn Đình Chiểu - Huyện Ba Tri
- Tỉnh Bến Tre.
48. Ủy ban Nhân dân tỉnh Bến Tre (1999), Quyết định số 3186/QĐ-UB v/v Phê
duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình Khu Lưu niệm Bà Nguyễn Thị Định -
huyện Giồng Trôm - tỉnh Bến Tre.
49. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2011), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Bến Tre đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020.
50.Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Kế hoạch Phân kỳ thực hiện Chỉ thị
số 09-CT/TU của Tỉnh ủy và Đề án phát triển du lịch Bến Tre giai đoạn 2011
- 2015.
51. Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre (2012), Quyết định về việc phê duyệt Đề án
phát triển du lịch tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011 – 2015.
52. Văn phòng Chính phủ (2011), Quyết định phê duyệt “Chiến lược phát triển
du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”, (số 2473/QĐ -
TTg).
53. Nguyễn Quang Vinh (2009), Bài giảng Quản trị Kinh doanh Lữ hành, Khoa
Du lịch học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội.
54. Trần Quốc Vượng (Chủ biên) (2010), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nhà Xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
55. Bùi Thị Hải Yến (2010), Quy hoạch Du lịch, Nhà Xuất bản Giáo dục Việt
Nam.
56. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2011), Tài Nguyên Du lịch, Nhà Xuất bản
Giáo dục Việt Nam.
57. Bùi Thị Hải Yến (Chủ biên) (2012), Du lịch Cộng đồng, Nhà Xuất bản Giáo
dục Việt Nam.

Các website tiếng Việt:
58. Bùi Chương, Về thăm lễ hội Xứ dừa, web:bentre.gov.vn,
19/03/2012.
59. Nguyễn Tấn Dũng, Báo cáo của Chính phủ về tình hình KT-XH năm 2012
và nhiệm vụ năm 2013, web: chinhphu.vn,
/>goryId=100002607&articleId=10050642, 22/10/2012.
60. Trần Hoàng Huấn, Quy hoạch tổng thể về trùng tu tượng, tượng đài, bia, di
tích lịch sử, đền thờ danh nhân tỉnh Bến tre đến năm 2020,web:
bentre.gov.vn, />k=view&id=13545&Itemid=44, 17/09/2012.
61. Bùi Thanh Thủy, Về nội hàm Văn hóa Du lịch, web: huc.edu.vn,

62. Tổng cục thống kê, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và cả năm
2011,web:vietnamtourism.gov.vn, />hp?cat=202036&itemid=10556, 29/12/2011.
63. Tổng cục thống kê, Khách quốc tế đến Việt Nam tháng 12 và 12 tháng năm
2012,web:vietnamtourism.gov.vn, />hp?cat=202037, 27/12/2012.
64. Đỗ Minh Triết, Định hướng du lịch làng nghề Bến Tre, web:
sovhttdt.bentre.gov.vn, />164/nd/388, 07/09//2012.
65. Văn Tuyên, Bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị di sản văn hóa trên đất
cù lao xứ dừa, web: bentre.gov.vn,
/>3976&Itemid=44.
66. Nguyễn Thái Xây, Báo cáo tình hình thực hiện nghị quyết Hội đồng nhân
dân tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội năm 2009 và nhiệm vụ, giải pháp thực
hiện năm 2010, web: bentre.gov.vn,
/>hien-nghi-quyet-hdnd-tinh-ve-phat-trien-kinh-te-xa-hoi-nam 2011-va-n,
2/04/2011.

Tài liệu tiếng Anh:
67. Assoc.Prof.Dr Tran Thi Minh Hoa (2011), Strategy for development of a
tourism company.
68. International Cultural Tourism Charter – Managing Tourism at Places of

Heritage Significance (1999), 8
th
Draft, for Adoption by ICOMOS at the 12
th

General Assembly, Mexico.

×