Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
PHAN TH H PHNG
NGHIấN CU PHT TRIN DU LCH
VN HểA BIN O KHNH HềA
luận văn thạc sĩ du lịch
Hà Nội, 2014
Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
PHAN TH H PHNG
NGHIấN CU PHT TRIN DU LCH
VN HểA BIN O KHNH HềA
Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)
luận văn thạc sĩ du lịch
ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYN PHM HNG
Hà Nội, 2014
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7
3. Mục đích nghiên cứu 11
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 11
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 11
6. Bố cục luận văn 12
7. Đóng góp của luận văn 13
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN
ĐẢO 14
1.1. Các khái niệm liên quan 14
1.1.1. Khái niệm văn hóa 14
1.1.2. Khái niệm du lịch văn hóa 15
1.1.3. Khái niệm văn hóa biển đảo 16
1.1.4. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo 19
1.1.4.1. Khái niệm du lịch 19
1.1.4.2. Du lịch biển đảo 19
1.1.4.3. Khái niệm du lịch văn hóa biển đảo 19
1.2. Du lịch văn hóa biển đảo 20
1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo 20
1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo 20
1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch văn hóa biển đảo 22
1.2.4. Những nguyên tắc phát triển du lịch văn hóa biển đảo 23
1.3. Những bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch văn hóa biển đảo 24
1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế 24
1.3.2. Kinh nghiệm trong nƣớc 30
1.4. Những nhiệm vụ đặt ra trong việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo 33
2
Tiểu kết chƣơng 1 33
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN
ĐẢO KHÁNH HÒA 35
2.1. Tiềm năng phát triển du lịch văn hóa biển đảo tỉnh Khánh Hòa 35
2.1.1. Lịch sử hình thành 35
2.1.2. Các điều kiện tự nhiên 36
2.1.3. Các điều kiện kinh tế - xã hội 37
2.1.4. Tài nguyên du lịch 39
2.2. Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 51
2.2.1. Thị trƣờng khách du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 51
2.2.2. Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 54
2.2.3. Các điểm - tuyến du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 56
2.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 59
2.2.5. Nhân lực du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 63
2.2.6. Tổ chức, quản lý du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 66
2.2.7. Tuyên truyền quảng bá du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa 68
2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa 72
Tiểu kết chƣơng 2 76
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA
BIỂN ĐẢO KHÁNH HÒA 78
3.1. Căn cứ đề xuất giải pháp 78
3.1.1. Mục tiêu, chiến lƣợc phát triển du lịch của Nhà nƣớc, địa phƣơng 79
3.1.2. Quy hoạch du lịch Khánh Hòa 80
3.2. Các nhóm giải pháp cụ thể 83
3.2.1. Nhóm giải pháp về chính sách, quy hoạch, tổ chức, quản lý 83
3.2.2. Nhóm giải pháp về đầu tƣ, phát triển hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật
85
3.2.3. Nhóm giải pháp về phát triển sản phẩm, thị trƣờng du lịch văn hóa
biển đảo 87
3
3.2.4. Nhóm giải pháp phát triển nguồn nhân lực 100
3.2.5. Nhóm giải pháp về xúc tiến quảng bá du lịch văn hóa biển đảo 101
3.2.6. Nhóm giải pháp bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng văn hóa biển 106
3.2.7. Nhóm giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo gắn với đảm bảo
an ninh quốc phòng 109
3.3. Một số kiến nghị 112
3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở tỉnh 112
3.3.2. Đối với các doanh nghiệp du lịch 113
3.3.3. Đối với cộng đồng địa phƣơng và khách du lịch 113
Tiểu kết chƣơng 3 113
KẾT LUẬN 115
TÀI LIỆU THAM KHẢO 118
PHỤ LỤC 124
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cb: Chủ biên
NXB: Nhà xuất bản
KHXHVNV: Khoa học xã hội và nhân văn
UBND: Ủy ban nhân dân
HĐND: Hội đồng nhân dân
VHTT & DL: Văn hóa, Thể thao và du lịch
GTSX: Giá trị sản xuất
THCS: Trung học cơ sở
PTTH: Phổ thông trung học
CĐ: Cao đẳng
DTLS: di tích lịch sử
DSVH: di sản văn hóa
UNESCO: United Nations Education Scientific and Cutural Organization (Tổ
chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp Quốc)
ASEAN: Asociation of South East Asian (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á)
ODA: Official Development Assistance (Hỗ trợ phát triển chính thức)
WB: World Bank (Ngân hàng Thế giới )
ADB: The Asian Development Bank (Ngân hàng Phát triển châu Á)
5
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Khách du lịch đến Nha Trang – Khánh Hòa giai đoạn 2008 – 2012 51
Bảng 2.2. Các yếu tố du khách quan tâm khi đến Khánh Hòa 52
Bảng 2.3. Doanh thu du lịch Khánh Hòa giai đoạn 2008 – 2012 53
Bảng 2.4: Vốn đầu tƣ cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 62
Bảng 2.5. Đánh giá chung về hiện trạng nhân lực du lịch văn hóa biển đảo
Khánh Hòa 64
Bảng 2.6. Hoạt động Festival biển Nha Trang qua các năm 70
Bảng 2.7. Đánh giá chất lƣợng dịch vụ du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa 73
Bảng 3.1. Kết hợp các điểm đến du lịch biển đảo trong cả nƣớc 97
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nguy cơ cạn kiệt tài nguyên đất liền trên toàn cầu, các quốc gia tiếp
xúc với biển đều có chiến lƣợc tích cực tận dụng và khai thác biển, nhƣng Việt Nam
cho đến giờ vẫn chƣa tận dụng và khai thác đƣợc nguồn tài nguyên này tƣơng xứng với
tiềm lực vốn có của nó.
Khánh Hòa là một trong số ít các tỉnh ven biển có kinh nghiệm về biển nhiều hơn
cả, cũng là địa phƣơng đang đi đầu trong khai thác biển. Với diện tích khoảng
5.197km
2
gồm khoảng 200 hòn đảo lớn nhỏ, trong đó Vịnh Nha Trang đƣợc công nhận
là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới. Với thế mạnh của một
vùng đất đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, nơi tiềm ẩn nhiều giá trị của nền văn hóa lớn, trong
đó biển, đảo là giá trị đặc trƣng của nơi đây, đặc biệt văn hóa biển đảo còn lƣu giữ
nhiều nét đặc sắc, giúp cho việc phát triển sản phẩm du lịch đặc thù. Đó chính là một
tiềm năng to lớn, một thế mạnh không dễ gì có đƣợc.
Du lịch biển nói chung, du lịch văn hóa biển đảo chiếm một vị trí vô cùng quan
trọng đối với du lịch Khánh Hòa, nhất là trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay.
Khánh Hòa là vùng đất có nhiều tiềm năng đang có sức hút lớn đối với các nhà đầu tƣ
trong và ngoài nƣớc. Vì vậy, nó bắt đầu đƣợc chú ý khai thác, phát triển. Du lịch văn
hóa biển đảo đang đặt ra nhiều vấn đề cần đƣợc nghiên cứu, hoàn thiện nhằm đánh giá
đúng mức những giá trị văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn văn hóa với
việc bảo vệ và gìn giữ trọn vẹn chủ quyền biển đảo quốc gia.
Cho đến nay, vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống,
toàn diện và mang tính phƣơng pháp luận hoàn chỉnh về nhận thức và thực tiễn đối với
du lịch văn hóa biển đảo ở Khánh Hòa. Vì thế, trong điều kiện hội nhập hiện nay, việc
đầu tƣ cho công trình nghiên cứu mang tính hệ thống, toàn diện về văn hóa biển đảo
trong phát triển du lịch là một vấn đề rất cấp bách của tỉnh trong việc khai thác tiềm
năng, lợi thế của biển, đảo đối với các chiến lƣợc phát triển kinh tế biển đảo theo
7
hƣớng bền vững. Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU
LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO TỈNH KHÁNH HÒA cho luận văn Thạc sĩ ngành Du
lịch của mình
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
2.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
* Về văn hóa biển đảo nói chung
Hiện nay, các công trình khoa học nghiên cứu về văn hóa và cƣ dân biển đảo phục
vụ phát triển du lịch không có nhiều. Theo nhận xét của Ngô Đức Thịnh, kết quả của
việc nghiên cứu biển và cƣ dân ven biển, đảo - thuộc lĩnh vực khoa học xã hội và nhân
văn vẫn còn khá khiêm tốn. Riêng bộ môn văn hóa dân gian nghiên cứu về biển thì kết
quả lại càng khiêm tốn hơn. Các công trình nghiên cứu khái quát về biển tiêu biểu nhƣ:
Luận án tiến sĩ lịch sử Văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi của
Nguyễn Đăng Vũ (2003). Công trình này phản ánh khá toàn diện bức tranh văn hóa
dân gian của cộng đồng cƣ dân nơi đây: từ tín ngƣỡng, lễ hội cho đến nghệ thuật diễn
xƣớng dân gian, nghệ thuật tạo hình dân gian, ngữ văn dân gian.
Tác phẩm Lễ hội dân gian của ngư dân Bà Rịa – Vũng Tàu của Phan An, Đinh
Văn Hạnh (2004). Các tác giả đã nghiên cứu, miêu tả một số lễ hội dân gian của ngƣ
dân địa phƣơng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu trong quá trình hình thành và phát triển.
Công trình Văn hóa biển miền Trung và văn hóa biển Tây Nam Bộ (2007) là kết
quả của 2 cuộc hội thảo do Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Viện
Nghiên cứu Văn hóa, Sở Văn hóa – Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật
Kiên Giang tổ chức, đã cung cấp khá nhiều tri thức về văn hóa biển ở 02 khu vực này.
Ngoài ra, chúng ta còn thấy có nhiều công trình nghiên cứu khác, nhƣ Nuyễn Thị
Hải Lê (2009) với Biển trong văn hóa người Việt đã khái quát toàn bộ biển trong các
lớp văn hóa của ngƣời Việt về không gian và thời gian, trong đời sống văn hóa vật chất
và tinh thần của ngƣời Việt. Chuyên khảo Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam –
Đà Nẵng (hình thái, đặc trưng và giá trị) của Nguyễn Xuân Hƣơng (2009). Cuốn sách
8
đã tập trung nghiên cứu về tín ngƣỡng thờ cá voi, tín ngƣỡng thờ Mẫu, thờ âm linh,
tiền hiền ở địa phƣơng này… Gần đây, bài nghiên cứu Đặc điểm cư dân và văn hóa
vùng ven biển và hải đảo: Một số lý luận cơ bản của Phan Duy Hợp và Đặng Vũ Cảnh
Linh đã đƣa ra những lý luận giải thích các khái niệm về văn hóa học nhƣ “ Đặc điểm
cƣ dân”, “Con ngƣời và văn hóa”. Các vấn đề này đƣợc cụ thể hóa bằng con đƣờng
diễn dịch từ hƣớng tiếp cận lý thuyết khinh - trọng, chứ không đi vào nghiên cứu các
loại hình văn hóa cụ thể của cƣ dân vùng ven biển và hải đảo.
Văn hóa biển đảo những năm gần đây thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu,
quản lý thông qua các cuộc hội thảo nhƣ: Tục thờ Tứ vị thánh nương với văn hóa biển
ở Việt Nam (Nghệ An, 2009), Di sản văn hóa Nam Trung Bộ với sự phát triển du lịch
trong hội nhập quốc tế (Phú Yên, tháng 4/2011), Khai thác tiềm năng biển, đảo vì sự
phát triển bền vững của Quảng Ngãi và miền Trung (Quảng Ngãi, tháng 5/2011)…
* Về khảo cổ học biển đảo Khánh Hòa
Qua các đợt khai quật di chỉ khảo cổ học tại các làng ven biển – đảo ở Khánh Hòa,
một số tác giả trong các cuốn sách Văn hóa phi vật thể Khánh Hòa; Tìm hiểu giá trị
lịch sử và văn hóa Khánh Hòa đã có những nhận định khái quát về lịch sử văn hóa
biển, đảo. Đáng chú ý nhất là bài viết Khánh Hòa một cái nhìn địa – văn hóa của Trần
Quốc Vƣợng. Tác giả đã nêu lên đặc trƣng các nền văn hóa ven biển miền Trung thời
tiền sử - sơ sử (đá mới – sơ kỳ kim khí) là văn hóa cồn bàu. Trong đó, có văn hóa Xóm
Cồn với đảo Bích Đầm, đảo Hòn Tre của Khánh Hòa; văn hóa Gò Ốc (Phú Yên)…
* Về lễ hội biển đảo Khánh Hòa
Các bài viết Lễ hội Cầu ngư ở Khánh Hòa của Nguyễn Tứ Hải; Lễ hội Cầu ngư ở
Khánh Hòa của Khánh Hải đã khảo tả và đƣa ra nhận xét chung về các lễ hội diễn ra
tại các đình, lăng ven biển gồm các nghi lễ: rước sắc, lễ nghinh thủy triều, lễ tế sanh,
tế chánh (Nguyễn Văn Khánh cb 1999; Nhiều tác giả 2005).
9
* Về tín ngưỡng biển đảo Khánh Hòa
Lê Quang Nghiêm với chuyên khảo Tục thờ cúng của ngư phủ lưới đăng Khánh
Hòa đã thể hiện sự công phu, nghiêm túc trong nghiên cứu thực địa. Công trình không
chỉ có giá trị đối với tục thờ cá Ông mà còn về tín ngƣỡng ngƣ dân vùng biển Khánh
Hòa nói chung. Đây là một công trình biên khảo về văn hóa biển.
Tục thờ cá Ông ở Khánh Hòa thông qua những tài liệu điền dã cụ thể trên địa bàn
Khánh Hòa đã cung cấp một diện mạo chung về tập tục này ở địa phƣơng (Nguyễn
Thanh Lợi 2002).
Nói tóm lại các công trình trên đã làm rõ những nghi lễ, tục thờ, tín ngƣỡng của
cộng đồng cƣ dân ven biển, đảo ở Khánh Hòa.
* Về nghệ thuật biểu diễn dân gian biển đảo Khánh Hòa
Nhiều tác giả đã giới thiệu và miêu tả các loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian
của cƣ dân vùng ven biển, đảo ở Khánh Hòa. Chẳng hạn nhƣ: bài viết Hò Bá Trạo ở
Khánh Hòa của Khánh Hải miêu tả một buổi trình diễn hoàn chỉnh của đội hò bá trạo,
gồm trò diễn chèo thuyền và điệu hò biển để phục vụ cho nghi thức cúng tế cá Ông của
ngƣ dân ven biển. Hoặc bài Múa bóng, múa hò bá trạo, múa siêu của cộng đồng cư
dân ven biển ở Vạn Ninh của tác giả Nguyễn Sĩ Chức.
* Về nghề truyền thống biển đảo Khánh Hòa
Một số tác giả đã giới thiệu, miêu thuật, cung cấp nhiều tƣ liệu quý về các nghề
đánh bắt truyền thống, đặc biệt là nghề lƣới đăng ở Khánh Hòa. Dƣới đây là một số bài
viết tiêu biểu:
Năm 2007, kế thừa nhiều thành tựu nghiên cứu của Guy Moréchand, 1952,
Nguyễn Thụy Anh (1952), Lê Quang Nghiêm (1970), Võ Khoa Châu, Nguyễn Viết
Trung có bài Lưới đăng – nghề biển truyền thống ở Khánh Hòa.
Các bài viết khác nhƣ: Nhƣ Hoàng có 2 bài Nghề đăng ở Khánh Hòa (1996), Nghề
đăng ở Bích Đầm (1997); Nguyễn Âu Hồng với bài Nghề lưới đăng truyền thống ở
Khánh Hòa (Nguyễn Văn Khánh cb 1999); Lê Đình Chi với bài Nghề lưới đăng ở
10
Khánh Hòa (2000); bài Nghiên cứu điều tra nghề lưới đăng ở Nha Trang; Võ Khoa
Châu với bài Nghề truyền thống đầm đăng ở Vạn Ninh, Khánh Hòa (2005); Lê Đình
Chi có bài khảo cứu Nghề câu cá biển ở Nha Trang (Nhiều tác giả 2010).
* Về kiến trúc, điêu khắc dân gian biển đảo Khánh Hòa
Các nhà nghiên cứu ít quan tâm về mảng nội dung này. Theo sự tìm hiểu, đối với
đề tài này, mới chỉ có 2 bài viết Lăng Tân Mỹ và tục thờ cúng Ông Nam Hải của Võ
Khoa Châu và Lăng Nam Hải ở Bình Ba của Hoàng Quý (Nhiều tác giả 2010). Hai tác
giả trên đã khái quát lịch sử hình thành, kiến trúc xây dựng, mục đích, ý nghĩa và vai
trò của lăng Ông trong đời sống văn hóa cƣ dân ven biển và đảo ở Khánh Hòa.
2.2 Tình hình nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa
Nhìn chung, văn hóa biển đảo Khánh Hòa đã đƣợc nghiên cứu, tìm hiểu trên nhiều
phƣơng diện, nhất là về văn hóa, về môi trƣờng, hay về các lĩnh vực kinh tế khác,
nhƣng du lịch văn hóa biển đảo Khánh Hòa thì cho đến nay hầu nhƣ chƣa có đƣợc
nghiên cứu chuyên sâu nào. Chính vì vậy, luận văn của chúng tôi tiếp thu các kiến thức
chung về văn hóa biển đảo, phát triển ý tƣởng nghiên cứu trong một số luận văn Thạc
sĩ, Cử nhân đã đƣợc thực hiện trƣớc đây về du lịch văn hóa nói chung, du lịch văn hóa
biển đảo nói riêng, để triển khai cho việc nghiên cứu du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa.
Trong nghiên cứu của mình, chúng tôi chú ý đến những tài liệu trực tiếp đề cập tới
du lịch văn hóa biển đảo nhƣ:
* Nguyễn Thị Thúy Vân: Khai thác các sản phẩm du lịch văn hóa vùng ven biển
Thanh Hóa, Luận văn Thạc sĩ, Trƣờng Đại học KHXHVNV, 2008.
* Ngô Quang Duy: Phát triển du lịch biển đảo ở Vân Đồn, Quảng Ninh, Luận văn
Thạc sĩ, Trƣờng Đại học KHXHVNV, 2008.
* Nguyễn Phƣơng Thanh: Du lịch làng nổi Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học,
Đại học KHXHVNV, 2006
11
* Nguyễn Thị Hồng Thƣ: Du lịch đêm Hạ Long, Khóa luận tốt nghiệp đại học, Đại
học KHXHVNV, 2007
Luận văn của chúng tôi kế thừa những thành quả nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc, cố
gắng trình bày những vấn đề có tính chung nhất và cấp thiết nhất cho phát triển du lịch
văn hóa biển đảo Khánh Hòa, nhƣ một sự tri ân đối với quê hƣơng.
3. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các nghiên cứu cụ thể, luận văn hƣớng tới mục đích góp phần đƣa ra
những luận cứ khoa học cho việc khai thác, bảo tồn các di sản văn hóa biển đảo Khánh
Hòa trong công cuộc phát triển kinh tế của địa phƣơng.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Bao gồm toàn bộ các di sản văn hóa biển đảo Khánh Hòa,
các hoạt động văn hóa biển đảo hiện đại, và các hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại
Khánh Hòa
- Phạm vi không gian nghiên cứu: tỉnh Khánh Hòa, tập trung tại vịnh Nha Trang và
huyện đảo Trƣờng Sa. Bên cạnh đó, đề tài sẽ có sự so sánh, liên hệ với vùng du lịch
Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số quốc gia trong khu vực Đông Nam Á.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: chuỗi số liệu thống kê và các vấn đề liên quan
đƣợc sử dụng trong nghiên cứu là từ năm 2008 đến 2012, cùng một số dữ liệu đến 06
tháng đầu năm 2013.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện đƣợc nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sẽ chủ yếu sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thu thập tư liệu thứ cấp: Qua các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận
án… tại các thƣ viện, kho lƣu trữ.
- Phương pháp điều tra thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra
chỉnh lý và bổ sung những tƣ liệu; đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tƣợng
12
nghiên cứu; sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc định hƣớng phát triển du lịch
văn hóa biển đảo tỉnh Khánh Hòa.
- Phương pháp thống kê: Đây là phƣơng pháp không thể thiếu trong quá trình
nghiên cứu những vấn đề định lƣợng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của
các hiện tƣợng và quá trình. Đối chiếu các biến động về tài nguyên, môi trƣờng du lịch
với quá trình phát triển du lịch. Ngoài ra phƣơng pháp này còn đƣợc vận dụng nghiên
cứu trong đề tài để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát
triển ngành.
- Phương pháp điều tra xã hội học: Phỏng vấn, thu thập thông tin sơ cấp và thứ
cấp, điều tra 200 bảng hỏi và xử lý số liệu qua phần mềm SPSS tại các địa điểm thuộc
thành phố Nha Trang: khách sạn Việt Thiên (80 Lê Đại Hành), khách sạn Yasaka Sài
Gòn Nha Trang (18 Trần Phú), khách sạn Viễn Đông (18 Trần Hƣng Đạo), trƣờng Cao
đẳng văn hóa nghệ thuật và du lịch Nha Trang (52 Phạm Văn Đồng).
- Phương pháp phân tích tổng hợp và phân tích hệ thống: Đây là phƣơng pháp
nghiên cứu đƣợc sử dụng phổ biến trong hầu hết các nghiên cứu khoa học. Nghiên cứu
về phát triển du lịch có quan hệ chặt chẽ với các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế -
xã hội, vì vậy phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trong trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Tính hệ thống trong nghiên cứu còn đƣợc thể hiện ở tính kế thừa những kết quả
nghiên cứu các công trình có liên quan đã đề cập ở trên.
6. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chƣơng :
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về du lịch văn hóa biển đảo
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh Hòa
Chƣơng 3: Một số giải pháp phát triển du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh
Hòa
13
7. Đóng góp của luận văn
Luận văn có đóng góp nhất định trên ba vấn đề:
- Thứ nhất, tổng quan các vấn đề lý luận vằn du lịch văn hóa và du lịch văn hóa
biển đảo ở Việt Nam.
- Thứ hai, khảo sát thực trạng các hoạt động du lịch văn hóa biển đảo tại Khánh
Hòa.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp góp phần phát triển du lịch văn hóa biển đảo
Khánh Hòa, cũng nhƣ bảo tồn văn hóa biển đảo Khánh Hòa trong hoạt động du lịch.
14
CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA BIỂN ĐẢO
1.1. Các khái niệm liên quan
1.1.1. Khái niệm văn hóa
Văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên
quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con ngƣời.
Từ văn hóa có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa đƣợc dùng theo nghĩa
thông dụng để chỉ học thức, lối sống. Theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển
của một giai đoạn. Trong khi theo nghĩa rộng, thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản
phẩm tinh vi, hiện đại, cho đến tín ngƣỡng, phong tục,lối sống
Theo Đại từ điển tiếng Việt của Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam - Bộ
Giáo dục và đào tạo, do Nguyễn Nhƣ Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin, xuất bản
năm 1998, thì: “Văn hóa là những giá trị vật chất, tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra
trong lịch sử”.
Trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học, do NXB Đà Nẵng và Trung tâm
Từ điển học xuất bản năm 2004 thì đƣa ra một loạt quan niệm về văn hóa:
- Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất
và tinh thần do con ngƣời sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong
sự tƣơng tác giữa con ngƣời với môi trƣờng tự nhiên xã hội.
- Văn hóa là những hoạt động của con ngƣời nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tinh
thần (nói tổng quát);
- Văn hóa là tri thức, kiến thức khoa học (nói khái quát);
- Văn hóa là trình độ cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh;
15
- Văn hóa còn là cụm từ để chỉ một nền văn hóa của một thời kỳ lịch sử cổ xƣa,
đƣợc xác định trên cơ sở một tổng thể những di vật có những đặc điểm giống nhau, ví
dụ Văn hóa Hòa Bình, Văn hóa Đông Sơn
Trong cuốn Xã hội học Văn hóa của Đoàn Văn Chúc, Viện Văn hóa và NXB Văn
hóa - Thông tin, xuất bản năm 1997, tác giả cho rằng: Văn hóa – vô sở bất tại: Văn hóa
- không nơi nào không có! Điều này cho thấy tất cả những sáng tạo của con ngƣời trên
nền của thế giới tự nhiên là văn hóa; nơi nào có con ngƣời nơi đó có văn hóa.
Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, PGS.TSKH Trần Ngọc Thêm cho
rằng: Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con ngƣời
sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tƣơng tác giữa con
ngƣời với môi trƣờng tự nhiên và xã hội của mình.
Theo tổ chức giáo dục và khoa học của Liên Hiệp Quốc UNESCO: Văn hóa bao
gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc kia.
Nhƣ vậy, có thể thấy rằng: Văn hóa là tất cả những giá trị vật thể do con ngƣời
sáng tạo ra trên nền của thế giới tự nhiên.
1.1.2. Khái niệm du lịch văn hóa
Du lịch và văn hóa có sự hội tụ rất lớn về mặt không gian và thời gian. Không gian
văn hóa và không gian du lịch có rất nhiều điểm tƣơng đồng. Du lịch lấy không gian
văn hóa làm không gian thu hút các hoạt động cho mình và ngƣợc lại nơi nào có bóng
dáng của du lịch thì nơi ấy văn hóa có điều kiện phát triển hơn. Hơn thế nữa, du lịch và
văn hóa sẽ hợp lại thành một nhƣ cách nói của Groen: “Văn hóa và du lịch sẽ đi đến sự
hợp nhất và tất cả cho nhau” (Cultural and tourism are destined once and for all to be
together) [Groen, 1994: 23]. Vì mối quan hệ đặc biệt này mà văn hóa cũng đƣợc xem
là đối tƣợng của du lịch và du lịch văn hóa đƣợc hình dung nhƣ một trong những cách
thức tiêu thụ, thƣởng thức văn hóa.
Hơn nữa, du lịch và văn hóa có một mối quan hệ nội hàm sâu sắc đƣợc biểu hiện rõ
qua sự hội tụ Cung - Cầu. Tức là, sự mở rộng và phát triển của “Cung” về du lịch cũng
16
chính là sự mở rộng và phát triển của “Cung” về tiêu thụ văn hóa và ngƣợc lại. Vì thế,
một “ngành công nghiệp văn hóa” đã ra đời để phục vụ cho nhu cầu hƣởng thụ văn
hóa, trong đó, du lịch văn hóa đƣợc xem là một “kênh phân phối” để “tiêu thụ” văn hóa
hiệu quả nhất. Ngày càng có nhiều du khách hiếu kỳ muốn tìm kiếm và trải nghiệm sự
khác biệt về văn hóa bằng cách đi du lịch.
Du lịch văn hóa là xu hƣớng của các nƣớc đang phát triển vì đem lại giá trị lớn cho
cộng đồng xã hội. Bên cạnh những loại hình du lịch nhƣ du lịch sinh thái, du lịch khám
chữa bệnh, du lịch mạo hiểm, du lịch giáo dục gần đây du lịch văn hóa đƣợc xem là
loại sản phẩm đặc thù của các nƣớc đang phát triển, thu hút nhiều khách du lịch quốc
tế. Du lịch văn hóa chủ yếu dựa vào những sản phẩm văn hóa, những lễ hội truyền
thống dân tộc, kể cả những phong tục tín ngƣỡng để tạo sức hút đối với khách du lịch
bản địa và từ khắp nơi trên thế giới. Đối với khách du lịch có sở thích nghiên cứu,
khám phá văn hóa và phong tục tập quán bản địa, thì du lịch văn hóa là cơ hội để thỏa
mãn nhu cầu của họ.
Phần lớn hoạt động du lịch văn hóa gắn liền với địa phƣơng - nơi lƣu giữ nhiều lễ
hội văn hóa và cũng là nơi tồn tại đói nghèo. Khách du lịch ở các nƣớc phát triển
thƣờng lựa chọn những lễ hội của các nƣớc để tổ chức những chuyến du lịch nƣớc
ngoài. Bởi thế, thu hút khách du lịch tham gia du lịch văn hóa tức là tạo ra dòng chảy
mới và cải thiện cuộc sống của ngƣời dân địa phƣơng.
1.1.3. Khái niệm văn hóa biển đảo
Để làm rõ khái niệm văn hóa biển đảo, xin trích dẫn bài nghiên cứu của GS. Trần
Ngọc Thêm: “Văn hóa biển đảo” có thể đƣợc xem là một khái niệm mới.
Akifumi Iwabuchi [2007] dùng thuật ngữ “Sea powers” để chỉ những quốc gia có
quyền lực biển, hoạt động nhiều trên biển, làm chủ đại dƣơng (thƣờng là chỉ trong
những giai đoạn nhất định của lịch sử). Quốc gia biển đầu tiên đƣợc biết đến trong lịch
sử là Phoenicia ở Tây Nam Á. Quốc gia biển tiếp theo là Hy Lạp cổ đại, sau đó là La
Mã. Tiếp theo La Mã là ngƣời Viking ở Bắc Âu. Từ thời trung đại trở đi là Bồ Đào
17
Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan, Anh, hiện nay là Mỹ. Ở Châu Á, Nhật Bản từng là quốc
gia biển trong giai đoạn từ sau chiến tranh Nhật –Nga đến 1945.
Quốc gia biển thì không nhiều, các dân tộc có văn hóa biển đảo thì nhiều hơn.
Nhƣng khi nào thì có thể nói rằng một dân tộc có văn hóa biển đảo? Nói cách khác, cần
có tiêu chí phân biệt sự tồn tại của những yếu tố văn hóa biển đảo với sự tồn tại của
văn hóa biển đảo nhƣ một thành tố của văn hóa dân tộc.
Văn hóa biển đảo là vấn đề gần đây bắt đầu đƣợc thế giới quan tâm nhiều. Văn hóa
biển đảo là khái niệm dùng để chỉ sản phẩm văn hóa phân loại theo điều kiện sinh thái,
hay khái quát hơn là văn hóa xét theo không gian, bên cạnh những khái niệm nhƣ “văn
hóa núi” - “văn hóa đồng bằng”; “văn hóa xứ nóng” - “văn hóa xứ lạnh”; “văn hóa gió
mùa”, v.v. Từ góc nhìn văn hóa học, có thể định nghĩa: Văn hóa biển đảo là hệ thống
các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại lấy biển cả
làm nguồn sống chính.
Với định nghĩa này, văn hóa biển đảo trƣớc hết phải là văn hóa, nó phải thỏa mãn
bốn đặc trƣng của văn hóa nói chung là tính hệ thống, tính giá trị, tính nhân sinh và
tính lịch sử. Ngoài bốn đặc trƣng chung, có hai đặc trƣng riêng làm nhiệm vụ khu biệt
văn hóa biển với các dạng thức văn hóa khác: Thứ nhất là đặc trƣng về không gian tồn
tại: “lấy biển cả làm nguồn sống”. Thứ hai là đặc trƣng định lƣợng về không gian tồn
tại ấy: biển cả không chỉ là nguồn sống mà phải là “nguồn sống chính”.
GS. Ngô Đức Thịnh: Trong công trình Các dạng thức văn hóa Việt Nam, tác giả đã
phân chia các dạng thức văn hóa của con ngƣời thành 4 nhóm, trong đó văn hóa biển
đảo thuộc nhóm “văn hóa sinh thái” (Ecological Culture), cũng giống nhƣ văn hóa
châu thổ, văn hóa thung lũng, văn hóa rẻo cao, văn hóa cao nguyên, văn hóa thảo
nguyên… Có thể quan niệm văn hóa sinh thái là thứ văn hóa sản sinh ra trong quá
trình con người thích ứng vời môi trường sống, từ đó hình thành nên những tri thức,
những hành vi ứng xử, những tập tục, nghi lễ, thói quen…tương thích với môi trường
18
sinh thái ấy. Tất cả những cái đó nhằm đảm bảo cho sinh tồn và sự đáp trả của con
người trước những thách thức của môi trường sống.
Nhƣ vậy, từ góc nhìn nhân học văn hóa, văn hóa biển đảo, tác giả cho rằng là hệ
thống các tri thức của con người về môi trường biển đảo, các giá trị và biểu trưng rút
ra từ những hoạt động sống của con người trong môi trường ấy, cùng với nó là những
cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ, tập tục, thói quen của con người tương thích
với môi trường biển đảo.
Có thể nói, việc khai thác biển cận duyên và cùng với nó là văn hóa biển cận duyên
là quán xuyến từ xa xƣa đến tận ngày nay của truyền thống biển Việt Nam. Có thể nói,
trong hầu hết các di chỉ khảo cổ học thời tiền sử và sơ sử, cũng nhƣ các điểm dân cƣ
ven biển vào thời cổ đại, cận hiện đại, thì ở đó đều có sự kết hợp hữu cơ giữa khai thác
đánh bắt cá biển, săn bắt, thu lƣợm và canh tác tác nông nghiệp trên bờ. Tính lưỡng
nguyên đó tạo nên nét đặc trưng lớn nhất của văn hóa biển đảo ở Việt Nam.
Tìm hiểu giá trị đặc trƣng văn hóa biển đảo trên quần đảo Trƣờng Sa và các đảo
lân cận ven biển, TS. Lê Huy Tân đã chỉ ra rằng: Những giá trị văn hóa trên quần đảo
Trƣờng Sa hiện nay là kết quả đƣợc tạo dựng từ chính cuộc đấu tranh chinh phục thiên
nhiên, mở mang bờ cõi và bảo vệ chủ quyền quốc gia của bao thế hệ con ngƣời Việt
Nam. Văn hóa trên quần đảo Trƣờng Sa biểu hiện qua những giá trị tinh thần về ý thức
chủ quyền, truyền thống cách mạng, tình yêu biền đảo quê hƣơng, yêu Tổ quốc và
trách nhiệm bảo vệ chủ quyền quốc gia.
Khi văn hóa là tiêu chí khẳng định chủ quyền thì việc tạo dựng và phát triển văn
hóa trở thành phƣơng thức khẳng định chủ quyền thuyết phục nhất đối với thế giới.
Chính việc thiết lập các giá trị văn hóa, tạo nên những dấu ấn văn hóa Việt Nam tại
Trƣờng Sa là “tấm căn cƣớc” quan trọng nhất để khẳng định với cộng đồng thế giới
rằng: Quần đảo Trƣờng Sa là một phần lãnh thổ thiêng liêng của dân tộc Việt Nam.
Từ những khái niệm trên và quan niệm về giá trị văn hóa trên quần đảo Trƣờng
Sa, chúng ta hiểu rằng: Văn hóa biển đảo là bao gồm hệ thống các giá trị văn hóa vật
19
chất và văn hóa tinh thần (Văn hóa vật thể: ăn, mặc, ở, đi lại… Văn hóa phi vật thể:
tiếng nói, ngữ văn dân gian, nghi lễ, phong tục, tập quán, tri thức…) do con người sáng
tạo ra qua quá trình hoạt động thực tiễn (lao động, sản xuất, bảo vệ chủ quyền biển,
đảo và các loại hình tổ chức khác…) trong sự tương tác với môi trường tự nhiên và xã
hội của mình (không gian vùng ven biển, trên các đảo và quần đảo).
1.1.4. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo
1.1.4.1. Khái niệm du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam (27-06-2005): „„Du lịch là hoạt động có liên quan đến
chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên cuả mình nhằm đáp ứng nhu
cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghĩ dƣỡng trong khoảng thời gian nhất định với mục
đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền‟‟.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), một tổ chức thuộc Liên Hiệp Quốc, Du
lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những ngƣời du hành, tạm trú, trong mục đích
tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí,
thƣ giãn; cũng nhƣ mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhƣng không quá một năm, ở bên ngoài môi trƣờng sống định cƣ; nhƣng loại
trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi
năng động trong môi trƣờng sống khác hẳn nơi định cƣ.
1.1.4.2. Du lịch biển đảo
Du lịch biển đảo là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hóa diễn ra trong
các vùng có tiềm năng về biển đảo hƣớng tới thỏa mãn nhu cầu của con ngƣời về vui
chơi giải trí, nghỉ dƣỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…
1.1.4.3. Khái niệm du lịch văn hóa biển đảo
Cho đến nay, khái niệm du lịch văn hóa biển đảo thực sự chƣa đƣợc quan tâm tìm
hiểu đúng mức, chƣa đƣợc quan niệm thống nhất và đầy đủ. Vì vậy, qua thực tiễn
nghiên cứu, luận văn cố gắng trình bày quan niệm của mình về du lịch văn hóa biển
đảo, trên cơ sở kế thừa các quan niệm chung về du lịch hay du lịch văn hóa.
20
Du lịch văn hóa biển đảo là một bộ phận của du lịch văn hóa nói chung. Sự khác
biệt hay nét đặc thù ở đây là khai thác các tài nguyên văn hóa vùng biển đảo, các điều
kiện tự nhiên và xã hội vùng biển đảo tạo ra sản phẩm du lịch văn hóa phục vụ nhu cầu
của du khách. Nói cách khác, du lịch văn hóa biển đảo là loại hình du lịch khai thác tài
nguyên và điều kiện văn hóa biển đảo làm sản phẩm du lịch, cũng nhƣ cung cấp các
dịch vụ du lịch văn hóa thích hợp phục vụ nhu cầu của du khách. Du lịch văn hóa biển
đảo không tách rời không gian tự nhiên, tài nguyên và sản phẩm du lịch tự nhiên biển
đảo.
1.2. Du lịch văn hóa biển đảo
1.2.1. Đặc điểm của du lịch biển đảo
- Phân bố: Biển đảo Việt Nam với tiềm năng du lịch lớn với đƣờng bờ biển dài
3.260 km và hơn 3.000 hòn đảo lớn nhỏ phân bố rải rác ở hầu hết các tỉnh từ Bắc tới
Nam
- Tính mùa vụ: Khí hậu nƣớc ta có tính chất nhiệt đới nóng ẩm. Vì vậy, hoạt động
du lịch biển đảo chịu ảnh hƣởng của yếu tố khí hậu, vào mùa hè là mùa cao điểm của
du lịch biển đảo bởi thời tiết nóng bức nên nhu cầu tắm biển, nghỉ dƣỡng tăng cao, còn
về mùa đông ở miền Bắc du lịch biển lại trở lại mùa thấp điểm vì mùa đông ở miền
Bắc lạnh, không thích hợp cho loại hình du lịch tắm biển và nghỉ dƣỡng. Do tính thất
thƣờng của thời tiết nhƣ mƣa bão vì thế hoạt động du lịch biển đảo không diễn ra
thƣờng xuyên liên tục.
- Sự đa dạng về các loại hình du lịch: Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng
nhiều loại hình du lịch khác nhau nhƣ nghỉ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm,
cắm trại…vì vậy, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng khác nhau của du khách.
1.2.2. Vai trò của du lịch biển đảo
- Tạo ra sự đa dạng về loại hình du lịch: Du lịch biển đảo tạo ra sự đa dạng trong
loại hình du lịch, việc phát triển du lịch biển đảo kéo theo hàng loạt các loại hình du
lịch khác ra đời và phát triển nhƣ lƣu trú, nghĩ dƣỡng, thể thao, nghiên cứu…, điều này
21
sẽ tạo ra sự đa dạng trong các loại hình du lịch cùng khai thác tiềm năng của biển đảo,
nhằm thõa mãn tối đa nhu cầu của du khách.
- Phát triển kinh tế: Trong hoạt động du lịch, thì du lịch biển đảo đang chiếm tỷ
trọng lớn nhất trong GDP doanh thu. Hàng năm đã thu hút khoảng 70% du khách quốc
tế tới Việt Nam. Vì vậy, du lịch biển đảo là lĩnh vực đanng đƣợc nhiều đối tác nƣớc
ngoài đầu tƣ phát triển mạnh. Cơ sở vật chất đƣợc đầu tƣ hiện đại, đồng bộ các kết cầu
hạ tầng, nhất là những đô thị ven biển, xây dựng mới các khách sạn hiện đại từ 4, 5
sao, nâng số phòng khách sạn các vùng biển đảo lên trên 260 000 phòng, trong đó 50%
đạt tiêu chuẩn quốc tế. Nhiều sự kiện văn hóa, thể thao, du lịch thời gian qua thƣờng
xuyên đƣợc tổ chức mang tầm quốc tế và khu vực tại một số tỉnh, thành ven biển và
trên các đảo nhƣ cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới 2008, Hoa hậu Trái đất, Hoa hậu
Thế giới ngƣời Việt, hội thảo, hội nghị Bộ trƣởng tài chính ASEAN, ASEAN +3 lần
thứ 14 và Hội nghị Thống đốc các Ngân hàng Nhà nƣớc ASEAN lần thứ 16 tại
Vinpearl Nha Trang diễn ra vào tháng 4-2010 Các hoạt động thể thao nhƣ giải Việt
dã bán Marathon Việt - Nhật; giải bóng chuyền bãi biển nam, nữ quốc tế, đua thuyền
buồm quốc tế Hồng Kông, Festival biển Nha Trang, Festival biển Hạ Long, Festival
biển Bình Thuận, Festival biển Vũng Tàu, Liên hoan âm nhạc các nƣớc Đông Nam
Á Ngoài ra các cƣ dân địa phƣơng vùng ven biển đảo còn tổ chức nhiều hoạt động
văn hóa, lễ hội truyền thống đặc trƣng của văn hóa biển đảo thu hút đông đảo khách
trong nƣớc và quốc tế đến dự và tham quan.
Biển đảo nói chung và du lịch biển đảo nói riêng đã và đang mang lại hiệu quả
kinh tế cho đất nƣớc, góp phần tăng nguồn thu ngân sách nhà nƣớc, thúc đẩy các thành
phần kinh tế phát triển, mang lại cơ hội xóa đói giảm nghèo, cải thiện đời sống của
ngƣời dân ở vùng ven biển đảo nhiều địa phƣơng trong cả nƣớc, nhằm mục tiêu cuối
cùng đó là mang lại hiệu quả kinh tế cao từ tiềm năng của biển đảo.
- Bảo vệ môi trường phát triển bền vững: Việc phát triển du lịch biển đảo góp
phần không nhỏ trong việc bảo vệ môi trƣờng phát triển bền vững, du lịch biển đảo là
22
hƣớng tới sự trong lành và sạch sẽ vì thế các loại hình du lịch phát triển trên biển đảo
đã hƣớng tới việc bảo vệ môi trƣờng trong sạch không bị ô nhiễm hƣớng tới môi
trƣờng phát triển bền vững cho thế hệ hôm nay và mai sau.
1.2.3. Những yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch văn hóa biển đảo
- Tài nguyên du lịch văn hóa biển đảo: Hiện nay, xu hƣớng chung của các nƣớc
trên thế giới là khai thác các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch. Xét về nhu cầu du
lịch, tài nguyên du lịch là nguyên nhân nội sinh của nhu cầu du lịch, là nội hàm của
khái niệm du lịch. Do vậy, tài nguyên du lịch văn hóa biển đảo là điều kiện môi trƣờng
cho du lịch văn hóa biển đảo phát triển, là yếu tố quan trọng để tạo nên những sản
phẩm du lịch đặc thù, hấp dẫn và có sức cạnh tranh. Sự phong phú, nguyên sơ về các
hệ sinh thái cũng nhƣ những giá trị văn hóa rất đặc thù của cộng đồng ngƣời dân vùng
biển, đảo là yếu tố quan trọng để du khách đến với loại hình du lịch này.
- Sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo: Du lịch là hoạt động văn hóa của con ngƣời
nói chung để thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, tìm hiểu, khám phá và thẩm nhận những giá
trị của xứ sở ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của con ngƣời. Dựa trên tiềm năng của
nguồn di sản văn hóa biển đảo, phát huy thành các sản phẩm du lịch đặc trƣng, chứa
tính “riêng tƣ” sẽ thu hút đƣợc sự quan tâm của du khách, góp phần vào sự phát triển
du lịch nói riêng và phát triển kinh tế địa phƣơng nói chung. Nó bao gồm các dịch vụ
du lịch tƣơng ứng với các tài nguyên du lịch biển đảo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch văn hóa biển đảo: Để phát huy đƣợc hết các giá trị
di sản văn hóa biển, đảo phục vụ phát triển bền vững các loại hình dịch vụ du lịch, việc
đầu tƣ cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển văn hóa, thể thao và du lịch cho các
vùng biển, đảo của địa phƣơng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nó bao gồm toàn bộ
các cơ sở vật chất kỹ thuật có tác dụng phục vụ khai thác tài nguyên văn hóa biển đảo
để tạo ra sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu du khách.
- Nhân lực du lịch du lịch văn hóa biển đảo: Du lịch là một trong những ngành
kinh tế dịch vụ đòi hỏi lƣợng nhân công cao và tỷ lệ nhân công đƣợc đào tạo lớn bởi
23
gắn liền với việc đáp ứng và các dịch vụ có sự giao tiếp với khách hàng. Đội ngũ lao
động thƣờng đƣợc tuyển dụng và đào tạo tại chỗ bởi tính cách bản địa của ngƣời lao
động cũng là yếu tố hấp dẫn khách bên cạnh tính kinh tế của hoạt động đào tạo. Chính
vì vậy khả năng đáp ứng nguồn lao động am hiểu về văn hóa biển đảo cả về số lƣợng,
độ tuổi, trình độ dân trí là rất quan trọng.
Bên cạnh đó, khả năng ứng phó với tác động của thiên tai (bão, áp thấp nhiệt đới,
gió lốc, v.v): khu vực biển đảo là nơi thƣờng xuyên chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ
của các hiện tƣợng thời tiết cực đoan nhƣ bão, áp thấp nhiệt đới, tố lốc, v.v, chính vì
vậy phát triển du lịch văn hóa biển đảo cũng phải quan tâm đến yếu tố này trong việc
thu hút khách du lịch và các phƣơng án phát triển du lịch.
1.2.4. Những nguyên tắc phát triển du lịch văn hóa biển đảo
Thứ nhất, phải thấm nhuần quan điểm phát triển bền vững với tầm nhìn dài hạn.
Kiên quyết bác bỏ quan điểm ngắn hạn trong khai thác tài nguyên biển đảo phục vụ
phát triển du lịch. Nhƣ vậy vừa khai thác hợp lý, vừa phải quan tâm tới bảo tồn và
phát huy giá trị. Với tính chất nhạy cảm của tài nguyên du lịch biển đảo, việc khai
thác càng đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá trị tự nhiên
và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn. Quan điểm dài hạn đòi hỏi công tác quy
hoạch và nghiên cứu thị trƣờng phải đi trƣớc một bƣớc để đặt mục tiêu phát triển
phù hợp với đặc điểm tài nguyên, không gian và sức chứa của địa phƣơng.
Thứ hai, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua việc thƣờng xuyên làm
mới sản phẩm, đa dạng hóa sản phẩm để kéo dài chu kỳ sống, tạo sức hấp dẫn kéo dài
kỳ nghỉ, nâng cao giá trị gia tăng và kích thích tiêu dùng du lịch. Đặc biệt chú trọng
phát triển, thiết kế các sản phẩm biển đảo mang tính riêng biệt của tỉnh.
Thứ ba, vai trò quyết định trên hết là yếu tố con ngƣời tức nguồn nhân lực du lịch.
Việc tăng cƣờng đào tạo, chuyển giao kiến thức, kỹ năng về du lịch, nâng cao nhận
thức du lịch cho mọi đối tƣợng là cần thiết phải thực hiện cả trƣớc mắt và lâu dài. Tập