Tải bản đầy đủ (.pdf) (116 trang)

Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa Bến Tre

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.85 MB, 116 trang )

1

Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn




TRN QUC THI




NGHIấN CU PHT TRIN
DU LCH VN HểA BN TRE





luận văn thạc sĩ du lịch







Hà Nội, 2014
2


Đại học quốc gia hà nội
tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn




TRN QUC THI



NGHIấN CU PHT TRIN
DU LCH VN HểA BN TRE



Chuyên ngành: Du lịch
(Ch-ơng trình đào tạo thí điểm)


luận văn thạc sĩ du lịch


ng-ời h-ớng dẫn khoa học: TS. MAI M DUYấN




Hà Nội, 2014
3


MỤC LỤC Trang

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………………… 4
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài 6
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn 8
6. Bố cục của luận văn 8
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. KHÁI NIỆM 9
1.1.1. Du lịch 9
1.1.2. Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch 13
1.1.3. Tài nguyên du lịch 15
1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn 16
1.2. DU LỊCH VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI 17
1.2.1. Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội 17
1.2.2. Các loại hình du lịch văn hóa ………………………………………. 19
1.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch văn hóa .………………… 20
Tiểu kết chƣơng 1 ……………………………………………………………… 26
Chƣơng 2 : KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRONG KINH DOANH DU LỊCH
VĂN HÓA Ở BẾN TRE
2.1. TÀI NGUYÊN DU LỊCH Ở BẾN TRE …………………………………… 27
2.1.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên …………………………………………… 27
2.1.2. Tài nguyên du lịch nhân văn ……………………………………………. 30
2.1.3. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ………………………………………… 45
2.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật và nguồn lao động phục vụ du lịch ……………. 46
2.2. KHAI THÁC TÀI NGUYÊN TRONG KINH DOANH DU LỊCH VĂN HÓA
Ở BẾN TRE ……………………………………………………………………… 46
4


2.2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch tự nhiên ………………………. 46
2.2.2. Thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn ……………………… 47
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VIỆC KHAI THÁC
TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN Ở BẾN TRE ……………………… 48
2.3.1. Đánh giá tổng hợp các điểm du lịch văn hóa …………………………… 48
2.3.2. Đánh giá tổng hợp các cụm du lịch văn hóa ……………………………. 50
2.3.3. Đánh giá tổng hợp các tuyến du lịch văn hóa ………………………… 50
Tiểu kết chƣơng 2 ……………………………………………………………… 52
Chƣơng 3: ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA Ở BẾN TRE
3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA …………………… 53
3.1.1. Định hƣớng chung ……………………………………………………… 53
3.1.2. Định hƣớng sản phẩm du lịch văn hóa Bến Tre ……………………… 53
3.1.3. Định hƣớng thị trƣờng khách du lịch văn hóa Bến Tre ………………… 54
3.2. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN DU LỊCH VĂN HÓA
Ở BẾN TRE TRÊN CƠ SỞ KHAI THÁC TÀI NGUYÊN
DU LỊCH NHÂN VĂN ……………………………………………………… 55
3.2.1. Định hƣớng phát triển theo điểm du lịch văn hóa ……………………… 55
3.2.2. Định hƣớng phát triển theo cụm du lịch văn hóa ……………………… 56
3.2.3. Định hƣớng phát triển theo tuyến du lịch văn hóa kết hợp sinh thái … 58
3.3. CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC TÀI NGUYÊN DU LỊCH NHÂN VĂN
THEO HƢỚNG BỀN VỮNG ……………………………………………… 60
3.3.1. Giải pháp bảo tồn, khai thác và phát huy tài nguyên du lịch nhân văn … 60
3.3.2. Giải pháp về hoàn thiện công tác tổ chức quản lý ……………………… 63
3.3.3. Giải pháp về môi trƣờng ……………………………………………… 64
3.3.4. Giải pháp về liên kết và hỗ trợ phát triển du lịch văn hóa … …………. 65
Tiểu kết chƣơng 3 …………………………………………………………………… 67
KẾT LUẬN ………………………………………………………………………… 68
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………………. 71
PHỤ LỤC ………………………………………………………………………… 78

5

1. Bảng biểu …………………………………………………………………… 78
2. Phụ lục 2: Thiết kế một số tuyến du lịch văn hóa ………………………… 97
3. Phụ lục 3: Hình ảnh …………………………………………………… 103
4. Phụ lục 4: Bản đồ ………………………………………………………… 109


























6

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xu hƣớng toàn cầu hóa Việt Nam đang từng bƣớc hòa nhập vào kinh
tế thế giới. Song, từ năm 2008 nền kinh tế thế giới bƣớc vào giai đoạn khủng hoảng,
tăng trƣởng toàn cầu thấp so với dự báo , tác động tiêu cực đến sự hội nhập sâu rộng
và có độ mở lớn nhƣ nền kinh tế Việt Nam. Trƣớc thử thách to lớn đó, đƣờng lối
kinh tế Việt Nam phải điều chỉnh cho phù hợp để ổn định và tiếp tục phát triển. Chỉ
số sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2012 tăng 4,8%, ƣớc cả năm tăng 5,3%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản 9 tháng tăng 3,7%, ƣớc cả năm đạt khoảng
3,9%. Khu vực dịch vụ tăng trƣởng cao hơn mức tăng trƣởng chung của nền kinh tế.
Trong đó, doanh thu du lịch ƣớc cả năm tăng trên 15%, số khách du lịch quốc tế đến
Việt Nam tăng trên 8% [59: tr.2].
Nhƣ vậy, so với các chỉ tiêu tăng trƣởng khác, dù trong bối cảnh kinh tế khó
khăn hoạt động du lịch vẫn đảm bảo đƣợc mức độ tăng trƣởng thấy rõ. Du lịch là
một hoạt động xã hội, vừa mang tính xã hội vừa là một chuyên ngành có vị trí khá
đặc biệt trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nƣớc. Dù chỉ là một ngành
còn non trẻ so với khu vực và thế giới, du lịch nƣớc ta đã bƣớc đầu khẳng định là
ngành “công nghiệp không khói” và có khả năng “xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại
chỗ” mang lại hiệu quả về kinh tế.
Du lịch là hoạt động đi đây, đi đó của con ngƣời để nghỉ ngơi, giải trí và
đồng thời cũng sử dụng những sản phẩm, dịch vụ đáp ứng các nhu cầu của con
ngƣời nhằm phát triển, hoàn thiện bản thân hơn. Đó là những nhu cầu về nghỉ ngơi,
giải trí, giao lƣu, thẩm mỹ, nhận thức và nhu cầu sáng tạo… hay nói cách khác là
nâng cao vốn văn hóa cho mình. Suy cho cùng, du lịch là hoạt động chủ yếu để thỏa
mãn các nhu cầu văn hóa tinh thần của con ngƣời. Thông qua các chƣơng trình du
lịch văn hóa có chất lƣợng, con ngƣời mới có thể thỏa mãn các nhu cầu đó.
Qua đây ta thấy rằng, văn hóa là những giá trị tự thân trong các sản phẩm du

lịch, là chất lƣợng của hoạt động du lịch (qua các tuyến điểm, các loại hình dịch vụ,
mọi hoạt động liên quan đến yếu tố con ngƣời trong du lịch) và ngƣợc lại, du lịch là
7

động lực quan trọng góp phần bảo tồn và phát huy văn hóa của địa phƣơng, của đất
nƣớc và của cả dân tộc.
Hoạt động du lịch muốn tồn tại và phát triển nhất thiết phải nghiên cứu, khai
thác các yếu tố văn hóa nhằm tạo nên tính độc đáo, hấp dẫn cho sản phẩm du lịch.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nƣớc, du lịch Việt Nam
ngày càng đƣợc thế giới biết đến. Du khách có xu hƣớng đi thăm các di tích khảo cổ
và các di tích lịch sử, văn hóa ngày càng đông.
Từ việc đáp ứng nhu cầu du khách những biện pháp để thúc đẩy sự phát triển
của du lịch Việt Nam đang đƣợc đặt ra vừa cấp thiết, vừa lâu dài. Theo Quyết định
phê duyệt “Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030” của Thủ tƣớng Chính phủ số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm
2011, đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn; thông qua hoạt động du lịch
giới thiệu những giá trị văn hóa, lịch sử, truyền thống, bản sắc dân tộc, sự đa dạng
và phong phú về tài nguyên du lịch của đất nƣớc đến với du khách.
Trong tình hình chung của du lịch Việt Nam, Bến Tre có những giá trị văn
hóa - lịch sử đáp ứng đƣợc nhu cầu cho du khách đến tham quan, giao lƣu văn hóa
và nghiên cứu học tập. Doanh thu du lịch năm 2011 ƣớc 300 tỷ đồng, tăng 22,5% so
cùng kỳ. Tổng khách du lịch ƣớc tính 610.000 lƣợt khách, tăng 12,9% so năm 2010,
trong đó khách quốc tế 261.000 lƣợt, tăng 12,9% so năm 2010 [66: tr.6]. Đến năm
2012, doanh thu đạt 368 tỷ đồng, tăng 22,6% so cùng kỳ. Tổng khách du lịch đạt
693.000 lƣợt, tăng 13,6% so với năm 2011, trong đó khách quốc tế đạt 300.500
lƣợt, tăng 15,1% so với năm 2011 [35].
Thực tế cho thấy, trong những năm qua, du lịch Bến Tre tuy có phát triển
nhƣng còn hạn chế và chƣa thật sự tƣơng xứng với tiềm năng vốn có của mình.
Những sản phẩm du lịch ở Bến Tre trong hơn một thập kỷ qua chƣa có sự thay đổi
đột phá cả về hình thức lẫn nội dung. Trong khi đó, địa phƣơng đặt ra cho ngành du

lịch Bến Tre một trách nhiệm to lớn là làm thế nào để du lịch thật sự trở thành thế
mạnh và là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Bến Tre; làm thế nào để du lịch Bến
Tre khai thác đƣợc các thành tố văn hóa địa phƣơng để đa dạng hóa sản phẩm du
8

lịch, vừa đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội địa phƣơng, vừa bảo tồn và phát
huy đƣợc bản sắc văn hóa dân tộc.
Do vậy, ngƣời viết đã chọn đề tài “Nghiên cứu phát triển du lịch văn hóa
Bến Tre” để làm luận văn tốt nghiệp. Bằng sự nỗ lực học tập, nghiên cứu cùng với
sự trải nghiệm thực tế trong hoạt động du lịch, hy vọng đề tài sẽ mang lại một ý
nghĩa thiết thực về mặt khoa học và thực tiễn.
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Bến Tre là một vùng đất đƣợc mệnh danh là “địa linh nhân kiệt”, là “Xứ
dừa”, là “Quê hƣơng đồng khởi”, một địa danh quen thuộc đối với cả nƣớc, đã từng
đƣợc nhắc đến qua các sách báo trong và ngoài nƣớc, nhƣ:
- Trong quyển Chân Lạp phong thổ ký của Châu Đạt Quan – Một sứ thần nhà
Nguyên sang đi sứ ở Chân Lạp có đề cập đến vùng đất Bến Tre.
- Vào thời thuộc Pháp có công trình nghiên cứu Bến Tre bằng tiếng Pháp là
Monographie de la province the Ben Tre của L.Me1nard, xuất bản năm 1903.
- Quyển Kiến Hòa xưa và nay của tác giả Huỳnh Minh, xuất bản năm 1970
đƣợc xem là quyển sách viết khá rõ về Bến Tre lúc bấy giờ.
Tuy nhiên, hầu hết các tài liệu, tác phẩm nói trên đã xuất bản khá lâu nên khá
nhiều thông tin đã trở nên lạc hậu. Sau ngày đất nƣớc thống nhất, vùng đất Bến Tre
và con ngƣời cũng thay đổi theo sự phát triển không ngừng của đất nƣớc. Đã có một
số tác phẩm viết về Bến Tre nhƣ:
- Bến Tre đất và người (Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Bến Tre, năm 1985)
- Bến Tre mười năm xây dựng (Sở Văn hóa Thông, năm 1995)
- Địa chí Bến Tre – Ban Tuyên Giáo Tỉnh ủy Bến Tre, năm 2001.
Và một số bài viết ngắn trên các báo, tạp chí hoặc sách giới thiệu về du lịch
(Non nƣớc Việt Nam, Vietnam Tourist Guidebook -Tổng cục Du lịch) …

Gần đây, có một nghiên cứu khá chi tiết về Bến Tre mang tên: “Tiềm năng
và định hướng phát triển du lịch tỉnh Bến Tre”, luận văn Thạc sỹ địa lý học của tác
giả Trần Thị Thạy - Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP.HCM (Tháng 7/2011). Qua đề tài
này, tác giả đã đứng ở góc độ của ngành địa lý học nghiên cứu tiềm năng tài nguyên
9

du lịch chung của Bến Tre. Tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu hiện trạng của du lịch
văn hóa và chƣa đƣa ra các giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa Bến Tre dƣới
góc độ của ngành du lịch.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là tài nguyên
du lịch nhân văn, du lịch văn hóa của tỉnh Bến Tre.
Phạm vi nghiên cứu: Không gian nghiên cứu của luận văn đƣợc giới hạn ở
tỉnh Bến Tre.
Thời gian nghiên cứu: Các số liệu để phân tích, đánh giá thực trạng khai thác
tài nguyên du lịch nhân văn ở Bến Tre tập trung vào 5 năm gần đây, từ năm 2009
đến năm 2013. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng các số liệu sơ cấp đƣợc thu thập từ việc
điều tra thực địa trong thời gian 5 tháng, từ tháng 6/2013 đến tháng 10/2013 tại Bến
Tre.
4. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở phƣơng pháp luận: Đề tài sử dụng phƣơng pháp luận duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử làm cơ sở nghiên cứu.
Phƣơng pháp nghiên cứu: Tác giả sử dụng một số phƣơng pháp trong quá
trình nghiên cứu chung, nhƣ:
- Tiếp cận thực tế: khảo sát thực địa trên địa bàn tỉnh Bến Tre; thu thập thông
tin, tài liệu và chụp ảnh minh họa.
- Điều tra xã hội học: lập và phát phiếu điều tra, phỏng vấn, thu thập thông
tin và xử lý thông tin để đƣa ra nhận xét.
- Phân tích tổng hợp: trên cơ sở những tài liệu đã có, tiến hành lựa chọn,
nghiên cứu, phân tích và tổng hợp có hệ thống theo đúng mục đích của luận văn.

- Thống kê: thu thập các số liệu cần thiết, phân tích, tổng hợp đƣa vào bài
viết.
- Bản đồ: dùng các loại bản đồ cần thiết để minh họa, đối chiếu giúp bài viết
rõ ràng hơn.

10

5. Những đóng góp về khoa học và thực tiễn của luận văn
Về mặt khoa học:
- Vận dụng kiến thức về văn hóa, du lịch vào nội dung cụ thể của đề tài.
- Xác định, đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn trong
kinh doanh du lịch tại Bến Tre.
- Xác định những thế mạnh về tài nguyên nhân văn và các sản phẩm du lịch
của địa phƣơng.
Về mặt thực tiễn:
- Bổ sung thêm nguồn tƣ liệu đáng tin cậy về du lịch văn hóa của tỉnh nhà.
- Cung cấp một phần lý thuyết cho việc giảng dạy về văn hóa, du lịch văn
hóa cho các chƣơng trình đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho tỉnh nhà.
- Sử dụng kết quả đánh giá trên làm cơ sở định hƣớng cho ngành đƣa ra kế
hoạch hành động, giải pháp phát triển du lịch văn hóa của Bến Tre từ nay đến năm
2020.
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận
văn gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn.
Chƣơng 2: Khai thác tài nguyên trong kinh doanh du lịch văn hóa ở Bến Tre.
Chƣơng 3: Định hƣớng phát triển du lịch văn hóa ở Bến Tre.










11

NỘI DUNG

Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1 KHÁI NIỆM
1.1.1. Du lịch
Trong xã hội hiện đại khi cái ăn, cái mặc, việc ở, việc đi lại trở nên dễ dàng,
thoải mái hơn từ việc ăn no, mặc ấm dần chuyển sang ăn ngon, mặc đẹp rồi đến ăn
“cầu kỳ”, mặc “thời trang”. Con ngƣời từ chỗ quần cƣ, di cƣ đến định cƣ và hình
thành nên làng mạc, thôn xóm cho đến phát triển thành những đô thị, siêu đô thị với
những ngôi nhà phố, toà nhà cao tầng rồi đến biệt thự, dinh thự nguy nga tráng lệ.
Việc đi lại của con ngƣời cũng từ lúc tự thân vận động đến việc phát triển phƣơng
tiện đi lại thô sơ cho đến khi những phát minh khoa học góp phần giúp con ngƣời di
chuyển bằng các phƣơng tiện hiện đại nhƣ xe máy, ô tô, tàu hỏa, tàu thủy có động
cơ và chúng ta đang chinh phục bầu trời bằng máy bay và từng bƣớc khám phá vũ
trụ bao la bằng phi thuyền.
Khi các nhu cầu cơ bản đã đƣợc thỏa mãn thì việc đƣợc giao lƣu, tìm hiểu,
khám phá, thƣởng thức những điều chƣa biết, hoặc chỉ biết một phần … trở thành
nhu cầu tất yếu của đời sống con ngƣời. Việc suy nghĩ, hành động để thực hiện
đƣợc những “giấc mơ” nhƣ trên đòi hỏi phải có điều kiện thời gian, sức khỏe, và
điều kiện vật chất nhất định. Quá trình đó đƣợc gọi chung bằng từ “Du lịch”.

Ngày nay du lịch đã trở thành một hiện tƣợng kinh tế - xã hội phổ biến. Hội
đồng Lữ hành và Du lịch quốc tế (World Travel and Tourism Council - WTTC) đã
công bố du lịch là một ngành kinh tế lớn nhất thế giới, vƣợt trên cả ngành sản xuất ô
tô, thép, điện tử và nông nghiệp [14: tr.5]. Du lịch giúp mang lại lợi ích kinh tế rất
lớn đối với nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt ở một số nƣớc du lịch là một ngành
kinh tế mũi nhọn, đặc thù là nguồn thu ngoại tệ chính cho nƣớc nhà.
12

Nhƣ vậy, du lịch là hiện tƣợng kinh tế - xã hội phức tạp và trong quá trình
phát triển, nội dung của nó không ngừng đƣợc mở rộng và ngày thêm phong phú
[14: tr.5]. Xuất phát từ thực tế nhƣ thế, việc đƣa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, đầy
đủ nội dung cũng nhƣ hình thức về du lịch không phải là một việc đơn giản. Ở
những góc độ tiếp cận khác nhau, với những đối tƣợng nghiên cứu khác nhau mà có
những định nghĩa không giống nhau về du lịch.
- Ngƣời đi du lịch cho rằng: du lịch là những chuyến đi khám phá, thƣởng
thức những điều mới lạ mà ở nơi mình cƣ trú không có.
- Ngƣời làm du lịch (kinh doanh dịch vụ du lịch) cho rằng: du lịch là hoạt
động đƣợc tổ chức nhằm thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí, thƣởng thức những
sản phẩm dịch vụ cho ngƣời đi du lịch. Đáp ứng nhu cầu về vật chất và tinh thần
cho du khách và mang lại lợi ích kinh tế cho mình.
- Đối với các nhà quản lý: du lịch là cơ hội để bán các sản phẩm địa phƣơng,
tăng thu ngoại tệ, tăng các nguồn thu nhập từ các khoản thuế trực tiếp và gián tiếp,
đẩy mạnh cán cân thanh toán và nâng cao mức sống vật chất và tinh thần cho dân
địa phƣơng [14: tr.9].
- Đối với ngƣời dân địa phƣơng: du lịch mang lại cho họ cơ hội việc làm,
tăng thu nhập, học hỏi đƣợc những cái hay, cái mới của ngƣời khác, của khách du
lịch. Du lịch là cơ hội để ngƣời dân phát huy truyền thống văn hóa địa phƣơng, khôi
phục các làng nghề thủ công, nét văn hóa bản địa để phục vụ du khách.
Ở góc độ ngôn ngữ, thuật ngữ “du lịch” cũng đƣợc hiểu theo nhiều nghĩa
khác nhau phụ thuộc vào từng ngôn ngữ khác nhau.

Một số học giả cho rằng thuật ngữ Du lịch trong ngôn ngữ nhiều nƣớc bắt
nguồn từ gốc tiếng Pháp le tourisme, bản thân từ le tourisme lại đƣợc bắt nguồn từ
gốc le tour có nghĩa là một cuộc hành trình đi đến nơi nào đó và quay trở lại. Thuật
ngữ đó sang tiếng Anh thành tourism, tiếng Nga – mypuzm … nhƣ vậy khái niệm du
lịch ở các nƣớc nhƣ Pháp, Anh, Tây Ban Nha, Nga … có ý nghĩa đầu tiên là khởi
hành, đi lại, chinh phục không gian. Một số tác giả khác cho rằng thuật ngữ du lịch
trong ngôn ngữ nhiều nƣớc đƣợc bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “tornos” với nghĩa đi
13

một vòng. Thuật ngữ này đƣợc Latin hóa thành “tornus” và sau đó thành “tourisme”
(tiếng Pháp), “tourism” (tiếng Anh), “mypuzm” (tiếng Nga) … [14: tr.10].
Do du lịch là một hoạt động liên tục, phối hợp chặt chẽ giữa các hoạt động
kinh doanh khác nhau tạo nên. Trong chuyến du lịch, du khách không những sử
dụng các dịch vụ sản phẩm trực tiếp của các cơ sở kinh doanh du lịch cung cấp nhƣ
khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí… mà còn sử dụng các sản phẩm của
ngành nghề phụ thuộc khác nhƣ dịch vụ chăm sóc sức khỏe, dịch vụ làm đẹp, bƣu
chính viễn thông, ngân hàng, giao thông công cộng tại điểm đến …
Hoạt động du lịch đƣợc xem là một hoạt động phức hợp, đa dạng mang tính
kinh tế cao, phát triển qua nhiều giai đoạn với những định nghĩa khác nhau. Là một
ngành kinh tế còn mới mẻ với sự phát triển theo nhiều xu hƣớng khác nhau trong
từng giai đoạn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố kinh tế, chính trị, tôn giáo và tự nhiên.
Phát triển ở từng giai đoạn, du lịch có định nghĩa khác nhau, phù hợp với
tính lịch sử, xã hội và kinh tế ở giai đoạn nhất định.
Lần đầu tiên, du lịch đƣợc định nghĩa tại Anh năm 1811: “Du lịch là sự phối
hợp nhịp nhàng giữa lý thuyết và thực hành của (các) cuộc hành trình với mục đích
giải trí”. Đến năm 1930, một ngƣời Thụy Sỹ - ông Glusman định nghĩa: “Du lịch là
sự chinh phục không gian của những ngƣời đến một địa điểm mà ở đó họ không có
chỗ cƣ trú thƣờng xuyên”. Giáo sƣ, tiến sỹ Hunziker và giáo sƣ, tiến sỹ Krapf đƣợc
coi là những ngƣời đặt nền móng cho lý thuyết về cung du lịch đƣa ra định nghĩa:
du lịch là tập hợp các mối quan hệ và các hiện tƣợng phát sinh trong các cuộc hành

trình và lƣu trú của những ngƣời ngoài địa phƣơng, nếu việc cƣ trú đó không thành
cƣ trú thƣờng xuyên và không dính dáng đến hoạt động kiếm lời [14: tr.13].
Từ những lý luận và thực tiễn của hoạt động du lịch trên thế giới và Việt
Nam, Trƣờng Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội đã đƣa ra định nghĩa du lịch nhƣ
sau: “du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hƣớng dẫn du
lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp ứng
các nhu cầu về đi lại, lƣu trú, ăn uống, tham quan, giải trí, tìm hiểu và nhu cầu khác
của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đem lại lợi ích kinh tế, chính trị, xã hội
14

thiết thực cho nƣớc làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”. Trong Pháp lệnh Du
lịch của Việt Nam, tại Điều 10, thuật ngữ “Du lịch” đƣợc hiểu nhƣ sau: du lịch là
hoạt động của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm thỏa mãn
nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dƣỡng trong một khoảng thời gian nhất định [14:
tr.16].
Phó Giáo sƣ, Tiến sỹ Trần Đức Thanh cho rằng nên tách thuật ngữ du lịch
thành hai phần để định nghĩa nó. Du lịch có thể đƣợc hiểu là: sự di chuyển và lƣu
trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cƣ
trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung
quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn
hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung ứng; Là một lĩnh vực kinh doanh
các dịch vụ nhằm thỏa mãn những nhu cầu nảy sinh trong quá trình di chuyển và
lƣu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi
cƣ trú với mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới xung
quanh [36: tr.14].
Một trong những lý do để lý giải tại sao cho đến nay thuật ngữ “du lịch” vẫn
chƣa có một định nghĩa thống nhất là do những hoàn cảnh cụ thể của từng khu vực,
đất nƣớc. Do mỗi nƣớc có một trình độ phát triển du lịch khác nhau nên nhận thức
về nội dung du lịch cũng không nhƣ nhau [36: tr.16].
Tất cả những cách hiểu, những khái niệm, định nghĩa nhƣ trên về du lịch đều

cho rằng du lịch là một hoạt động của con ngƣời ra khỏi nơi cƣ trú thƣờng xuyên
của mình trong một thời gian nhất định để thỏa mãn những nhu cầu khác nhau cho
chính bản thân mình về vật chất, tinh thần, thể chất. Du lịch cũng là việc cung cấp
các sản phẩm vật chất, phi vật chất đáp ứng nhu cầu trong hoạt động (du lịch) đó.





15

1.1.2. Du lịch văn hóa và văn hóa du lịch
Trong hoạt động du lịch, việc đáp ứng tốt các nhu cầu khác nhau của du
khách và đem lại các lợi ích kinh tế - xã hội tối đa phụ thuộc vào nhiều yếu tố tự
nhiên, con ngƣời và môi trƣờng xã hội.
Để thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, các loại hình sản phẩm phục vụ
phải ngày càng phong phú. Từ nhu cầu đơn giản là tham quan, tìm hiểu, thƣởng
ngoạn các cảnh quan tự nhiên ngoài nơi cƣ trú, thƣởng thức những sản vật thông
thƣờng đáp ứng nhu cầu sinh học của mình … nhu cầu đó dần đƣợc phát sinh, con
ngƣời có những nhu cầu cao hơn. Họ “quan tâm” đến những ngôi nhà cũ kỹ mà
mình đã ở trong chuyến đi, “quan tâm” đến những ngôi chùa, ngôi đền trong khu
vực mình đến và “quan tâm” đến những nét sinh hoạt lạ lẫm của dân địa phƣơng,
những lễ hội, những món quà lƣu niệm không thể tìm thấy hay rất khác biệt ở địa
phƣơng mình.
Trong nhiều lý do, có lý do trên, con ngƣời có nhu cầu khám phá những điều
mới lạ tạo nên xu hƣớng du lịch mới: tìm hiểu những nét lạ, cái đẹp, điều khác biệt
do chính con ngƣời tạo ra. Từ trong các công trình kiến trúc, những sản phẩm vật
chất, những nét riêng trong sinh hoạt đời sống hàng ngày đƣợc hình thành lâu đời
tạo thành phong tục tập quán, truyền thống văn hóa, tín ngƣỡng, tâm linh … khác
biệt của địa phƣơng hay đƣợc gọi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hiểu theo thực tế,

việc thực hiện các chuyến đi khám phá, thƣởng thức tài nguyên nhân văn đƣợc gọi
là du lịch văn hóa.
Tài nguyên du lịch nhân văn thu hút khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc
đáo và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa phƣơng của nó. Tài nguyên du lịch nhân
văn – các đối tƣợng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong
phú [36: tr.144] nhƣng không phải bất cứ cái gì, những sản phẩm văn hóa nào cũng
có thể trở thành sản phẩm du lịch mà tất cả đều cần có sự gia công, chế biến bởi các
điều kiện vật chất – kỹ thuật, bởi một tay nghề nhất định, đặc biệt là cần phải có sự
sàn lọc, kiểm định thông qua đội ngũ chuyên môn với những tiêu chí cơ bản, những
chuẩn mực đặc thù của nó [37: tr.2].
16

Xét về mục đích, có thể phân chia du lịch văn hóa thành hai loại: du lịch văn
hóa với mục đích cụ thể, khách du lịch thuộc thể loại này thƣờng đi với mục đích đã
định sẵn, họ thƣờng là các cán bộ khoa học, sinh viên và các chuyên gia; du lịch văn
hóa với mục đích tổng hợp, gồm đông đảo những ngƣời ham thích mở mang kiến
thức về thế giới và thỏa mãn những tò mò của mình [14: tr.66].
Văn hóa du lịch là khoa học nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa để
phát triển du lịch [25: tr.3] Sự lựa chọn các đối tƣợng tài nguyên nhân văn để
nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch phục vụ du
khách nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách về tìm hiểu, khám phá, trải nghiệm,
cảm thụ các sản phẩm văn hóa địa phƣơng là việc làm không đơn giản.
Sản phẩm du lịch là một loại hàng hóa, dịch vụ đa dạng mang tính văn hóa
cao thỏa mãn nhu cầu cho mọi đối tƣợng khách. Để tạo ra một sản phẩm du lịch
phục vụ du khách cần có sự hợp tác nghiên cứu, khai thác các giá trị văn hóa của
địa phƣơng (lễ hội truyền thống, loại hình nghệ thuật dân gian nhƣ hò, vè, thơ ca …
hàng thủ công mỹ nghệ …) để tạo nên một chƣơng trình du lịch, một điểm đến phù
hợp thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách đồng thời tạo đƣợc lợi ích kinh tế - xã
hội cho cộng đồng dân cƣ.
Sản phẩm du lịch cũng là cách tổ chức, điều hành các chƣơng trình du lịch

(tour du lịch) theo cách riêng cho những đối tƣợng khách khác nhau trên cùng một
điểm, tuyến, điểm đến du lịch trong từng giai đoạn khác khau.
Sản phẩm du lịch cũng là hình ảnh, cách cƣ xử, trình độ hiểu biết và lòng
nhiệt huyết của ngƣời làm du lịch dành cho du khách trên chuyến tham quan. Một
câu chào, một lời cảm ơn, xin lỗi đúng lúc, đúng đối tƣợng là một yếu tố quan trọng
quyết định chất lƣợng của sản phẩm du lịch. Chính phƣơng cách đƣa các sản phẩm
mang nặng giá trị văn hóa đến với du khách là một biểu hiện cụ thể của văn hóa du
lịch [25: tr.5].
Ngƣời làm du lịch là ngƣời trực tiếp biến các giá trị văn hóa địa phƣơng trở
thành sản phẩm du lịch mang tính đặc trƣng bản địa, chứa đựng hàm lƣợng trí tuệ
17

và văn hóa cao đáp ứng nhu cầu của du khách. Đây là nội dung cốt lõi của văn hóa
du lịch.
1.1.3. Tài nguyên du lịch
Một trong những yếu tố quan trọng cấu thành sản phẩm dịch vụ phục vụ du
khách đó là tài nguyên du lịch.
Tài nguyên du lịch chứa đựng nhiều yếu tố cấu thành. Theo Pirojnik, tài
nguyên du lịch là những tổng thể tự nhiên, văn hóa – lịch sử và những thành phần
của chúng, tạo điều kiện cho việc phục hồi và phát triển thể lực và tinh thần của con
ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ, trong cấu trúc nhu cầu du lịch hiện tại
và tƣơng lai, trong khả năng kinh tế kỹ thuật cho phép, chúng đƣợc dùng để trực
tiếp và gián tiếp sản xuất ra những dịch vụ du lịch và nghỉ ngơi [56: tr.19]. Trong
khi đó, Nguyễn Minh Tuệ và nnk cũng cho rằng tài nguyên du lịch là tổng thể tự
nhiên và văn hóa lịch sử cùng các thành phần của chúng góp phần khôi phục, phát
triển thể lực, trí tuệ của của con ngƣời, khả năng lao động và sức khỏe của họ.
Những tài nguyên này đƣợc sử dụng cho nhu cầu trực tiếp và gián tiếp, cho việc sản
xuất dịch vụ du lịch [45: tr.33]. Luật Du lịch Việt Nam năm 2005, Khoản 4 (Điều 4,
Chƣơng 1) quy định: tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di
tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con ngƣời và các giá trị nhân

văn khác có thể đƣợc sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để
hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [56: tr.19].
Theo các quan điểm trên, tài nguyên du lịch là tất cả những cảnh quan tự
nhiên, những giá trị văn hóa, lịch sử, những công trình kiến trúc, những thành tựu
khoa học của con ngƣời, tất cả những gì do con ngƣời tạo ra … có thể phục vụ cho
lợi ích vật chất, đáp ứng nhu cầu về tinh thần, thể chất cho con ngƣời. Nhƣ vậy, các
tác giả cho rằng tất cả những cảnh quan thiên hiên, sông ngòi, khí hậu, các hệ sinh
thái môi trƣờng, những công trình kiến trúc, các lễ hội, các phong tục tập quán, tín
ngƣỡng tôn giáo, các loại hình nghệ thuật của con ngƣời đều là tài nguyên du lịch.
Trên thực tế, không phải tất cả loại hình tài nguyên nào cũng là tài nguyên du
lịch. Chỉ có những loại tài nguyên có khả năng hấp dẫn du khách, có đủ điều kiện
18

phục vụ du khách mới là tài nguyên du lịch đúng nghĩa. Ví dụ điển hình là một cảnh
quan bờ biển đẹp hoang sơ nhƣng với sự xâm thực, xói mòn của sóng biển, biến khu
vực đó thành một nơi không an toàn, du khách không thể tiếp cận thì đó không phải
là tài nguyên du lịch; một lễ hội chỉ phục vụ trong không gian hẹp của địa phƣơng,
với mục đích “phục vụ nội bộ” mang tính tinh thần cho ngƣời dân địa phƣơng và
không quan tâm đến việc phục vụ cho du khách thì cũng không đƣợc gọi là tài
nguyên du lịch.
Do vậy, theo tác giả, tài nguyên du lịch có thể đƣợc hiểu là tất cả những gì
thuộc về tự nhiên và tất cả những gì do con ngƣời tạo ra có sức hấp dẫn, có thể bảo
vệ, khai thác, bảo tồn phục vụ cho lợi ích vật chất, tinh thần, thể chất cho con ngƣời,
cho xã hội và môi trƣờng. Tài nguyên du lịch đƣợc chia làm hai loại chính, tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.
1.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn
Bên cạnh tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn là một
phạm trù rộng lớn, sâu sắc. Ngoài những thứ có thể nhìn thấy đƣợc, cảm nhận đƣợc
qua trực giác nhƣ tài nguyên du lịch tự nhiên (vật thể), tài nguyên du lịch nhân văn
còn đƣợc thể hiện, đƣợc cảm nhận qua những điều vô hình (phi vật thể), giúp cho

con ngƣời cảm thụ qua tri giác, cảm xúc.
Tài nguyên du lịch nhân văn là văn hóa vật thể tập hợp các di tích lịch sử văn
hóa các cấp địa phƣơng và quốc gia nhƣ: các di tích khảo cổ học, các di tích lịch sử,
các di tích kiến trúc nghệ thuật (chùa, đình, đền, nhà thờ), các di tích kiến trúc (kiến
trúc thành lũy, các kinh đô cổ, các đô thị và nhà cổ, phố cổ) và các di tích kiến trúc
nghệ thuật khác nhƣ miếu, lăng tẩm, hội quán, tháp và tòa thánh, các công trình
đƣơng đại, các di sản văn hóa thế giới …
Tài nguyên du lịch nhân văn là giá trị văn hóa phi vật thể: Việt Nam là một
quốc gia có tài nguyên du lịch nhân văn là văn hóa phi vật thể rất đa dạng, phong
phú và đặc sắc, gồm các lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, văn hóa
nghệ thuật, văn hóa ẩm thực, thơ ca, văn học dân gian, văn hóa gắn với các tộc
ngƣời, tôn giáo [56: tr.247-248].
19

1.2. DU LỊCH VĂN HÓA TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI
1.2.1. Vai trò của du lịch văn hóa trong phát triển kinh tế - xã hội
Du lịch là một hoạt động xã hội, vừa mang tính xã hội vừa là một chuyên
ngành có vị trí khá đặc biệt trong đời sống kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nƣớc.
Dù chỉ là một ngành còn non trẻ so với khu vực và thế giới, du lịch nƣớc ta nói
chung và du lịch văn hóa nói riêng đã bƣớc đầu khẳng định là ngành “công nghiệp
không khói” và có khả năng “xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ tại chỗ” mang lại hiệu
quả kinh tế.
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế của cả nƣớc, du lịch
Việt Nam đƣợc thế giới biết đến. Năm 2010, Việt Nam đón 5 triệu lƣợt khách quốc
tế, phục vụ trên 28 triệu lƣợt khách nội địa [43: tr.94]. Con số này lên đến 6.014.032
lƣợt khách quốc tế, tăng 19,1% so với năm 2010 [62] và 6.847.678 lƣợt khách quốc
tế trong năm 2012, tăng 13,86% so với năm 2011 [63].
Ngành du lịch tham gia tích cực vào quá trình tạo thu nhập quốc dân (GDP).
Du lịch đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho đất nƣớc, nguồn thu này đóng vai trò
quan trọng trong việc cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Tính hiệu quả cao trong

kinh doanh du lịch thể hiện trƣớc nhất ở chỗ du lịch là một ngành “xuất khẩu tại
chỗ” những hàng hóa công nghiệp, hàng tiêu dùng, thủ công mỹ nghệ, đồ cổ phục
chế, nông lâm sản … mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế [14:
tr.48]. Kinh doanh du lịch có vốn đầu tƣ thấp hơn so với đầu tƣ vào ngành công
nghiệp nặng, không đòi hỏi kỹ thuật cao, thời gian thu hồi vốn nhanh và vòng quay
của vốn nhanh hơn nên tỷ suất lợi nhuận trên số vốn đầu tƣ cao hơn.
Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế [14:
tr.49]. Khẳng định vai trò quan trọng của các tổ chức chính phủ và phi chính phủ
trong việc tạo nên các mối quan hệ kinh tế khác thông qua du lịch.
Tóm lại về mặt kinh tế, du lịch mang lại thu nhập cho ngƣời lao động nói
riêng, cho địa phƣơng, cho đất nƣớc nói chung. Du lịch làm tác nhân thúc đẩy các
ngành kinh tế khác phát triển do du lịch là một hoạt động tổng hợp, đòi hỏi có sự
liên kết, hợp tác với các ngành nghề khác trong xã hội nhƣ: giao thông vận tải, tài
20

chính, ngân hàng, công nghiệp, nông nghiệp, xây dựng và các ngành dịch vụ khách
nhƣ vận chuyển, lƣu trú, giải trí, y tế Phát triển du lịch đồng nghĩa với phát triển
kinh tế liên ngành của đất nƣớc.
Về mặt xã hội, du lịch đóng vai trò tạo việc làm cho ngƣời lao động, giải
quyết một lƣợng lớn lao động cho xã hội. Tổng số lao động trong các hoạt động liên
quan đến du lịch chiếm 10,7% tổng số lao động toàn cầu. Cứ 2,5 giây, du lịch tạo ra
một việc làm mới [14: tr.51].
Phát triển du lịch quốc tế chủ động (Inbound tour – tác giả) hỗ trợ tích cực
cho việc tuyên truyền quảng bá có hiệu quả cho một quốc gia, giúp cho thế giới biết
đến các thành tựu kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, phong tục tập quán của quốc
gia đó. Phát triển du lịch đánh thức các làng nghề thủ công truyền thống, tạo ra các
sản phẩm thủ công mỹ nghệ đặc thù địa phƣơng, mang tính dân tộc làm quà lƣu
niệm. Khách du lịch văn hóa tham quan các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử,
văn hóa dân tộc ngày càng nhiều. Do đó, việc tôn tạo và bảo dƣỡng các di tích ngày
càng đƣợc quan tâm [14: tr.52] giúp giữ gìn, bảo vệ các giá trị văn hóa địa phƣơng.

Phát triển du lịch quốc tế thụ động (Outbound tour – tác giả) khuyến khích
ngƣời dân đi du lịch nƣớc ngoài sẽ đƣợc lợi ích về mặt xã hội. Sau những chuyến đi
du lịch nghỉ dƣỡng, sức khỏe đƣợc cải thiện, gia tăng sự hiểu biết về xã hội, thế giới
bên ngoài, giúp ngƣời dân rút ra đƣợc những kinh nghiệm cho bản thân.
Phát triển du lịch trong nƣớc (Domestic tour – tác giả) làm gia tăng sự hiểu
biết giữa các địa phƣơng, vùng, miền và trên cả nƣớc, thắc chặc tình đoàn kết, gắn
bó giữa các dân tộc.
Du lịch nói chung và du lịch văn hóa nói riêng đem lại lợi ích rất lớn cho nền
kinh tế và xã hội của đất nƣớc, tuy nhiên nếu khai thác không đúng mực sẽ tạo nên
sự quá tải trong du lịch.
Đối với du lịch Outbound, sự quá tải thể hiện ở việc mất cân đối cán cân
thanh toán quốc tế khi du khách đi du lịch nƣớc ngoài quá đông, lƣợng ngoại tệ
“chảy” ra nƣớc ngoài quá nhiều. Do đó các quốc gia đều có quy định hải quan,
21

khống chế ở một mức nhất định số lƣợng ngoại tệ của mỗi du khách đƣợc mang ra
nƣớc ngoài trong một lần xuất cảnh.
Đối với du lịch Inbound và Domestic, phát triển quá mức sẽ tạo sự phụ thuộc
của nền kinh tế vào du lịch. Ngành du lịch là ngành tạo ra dịch vụ là chủ yếu … nếu
tỉ trọng của ngành du lịch là lớn trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của một quốc
gia thì nền kinh tế của nƣớc đó có nhiều khả năng bấp bên hơn [14: tr.53]. Tạo ra sự
mất cân đối trong việc phân bổ lao động cho các ngành nghề khác, trong khi lao
động trong du lịch lại có tính thời vụ cao, điều này làm ảnh hƣởng đến việc sử dụng
lao động trong du lịch. Việc quá tải trong du lịch còn đƣợc thể hiện ở những mặt
tiêu cực nhƣ môi trƣờng tự nhiên bị ô nhiễm, môi trƣờng xã hội bị ảnh hƣởng qua
các tệ nạn xã hội, lai căn pha trộn trong văn hóa, mất đi bản sắc văn hóa của một địa
phƣơng, một dân tộc, gây ảnh hƣởng xấu đến đời sống tinh thần của một bộ phận xã
hội.
1.2.2. Các loại hình du lịch văn hóa
Hoạt động du lịch có thể phân chia làm nhiều loại hình khác nhau tùy thuộc

vào tiêu chí, mục đích phân loại và cách tiếp cận của từng nhà nghiên cứu do đó
hiện nay chƣa có cách phân loại nào đƣợc xem là chuẩn nhất.
Theo Pirojnik, du lịch là một ngành có định hƣớng tài nguyên rõ rệt. Tùy vào
môi trƣờng tài nguyên mà hoạt động du lịch đƣợc chia thành hai nhóm lớn là du lịch
văn hóa và du lịch thiên nhiên [36: tr.63].
Du lịch văn hóa là loại hình du lịch khai thác tài nguyên nhân văn phục vụ
cho nhu cầu của du khách, trong khi du lịch thiên nhiên tập trung khai thác các giá
trị tự nhiên đáp ứng nhu cầu khám phá, cảm thụ của khách du lịch.
Theo PGS. TS. Trần Đức Thanh, các đối tƣợng văn hóa đƣợc coi là tài
nguyên du lịch đặc biệt hấp dẫn. Nếu tài nguyên thiên nhiên hấp dẫn du khách bởi
sự hoang sơ, độc đáo và hiếm hoi của nó thì tài nguyên du lịch nhân văn thu hút
khách bởi tính phong phú, đa dạng, độc đáo và tính truyền thống cũng nhƣ tính địa
phƣơng của nó. Các đối tƣợng văn hóa – tài nguyên du lịch nhân văn – là cơ sở để
22

tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Mặc khác, nhận thức văn hóa còn
là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của du khách [36: tr.66].
Có thể phân thành các loại hình du lịch văn hóa nhƣ sau:
- Dựa vào các di sản văn hóa vật thể ta có loại hình du lịch văn hóa di sản: là
loại hình du lịch tham quan và tìm hiểu, khám phá các di tích, các công trình kiến
trúc…
- Dựa vào các giá trị văn hóa phi vật thể ta có loại hình du lịch văn hóa cảm
xúc: sử dụng những nét văn hóa phi vật thể phục vụ du khách, với những tour du
lịch lễ hội, du lịch về nguồn, du lịch làng nghề, du lịch tôn giáo, tâm linh … giúp du
khách tìm hiểu phong tục tập quán, lịch sử, lễ hội, tôn giáo, làng nghề…
- Ngoài ra, loại hình du lịch văn hóa kết hợp sinh thái tự nhiên cũng là sản
phẩm du lịch quan trọng mà du khách đang quan tâm.
1.2.3. Các nhân tố tác động đến phát triển du lịch văn hóa
Để du lịch phát triển nhất thiết phải có các nhân tố, điều kiện tác động trực
tiếp hoặc gián tiếp. Các điều kiện, nhân tố này có quan hệ tác động qua lại lẫn nhau

tạo nên một cơ hội cho du lịch hình thành và phát triển. Có thể chia ra thành ba
nhóm nhân tố tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển du lịch nói chung
và du lịch văn hóa nói riêng của một vùng, một quốc gia hay cả một khu vực quốc
tế.
Thứ nhất: đó là nhóm các điều kiện chung tác động đến du lịch, bao gồm An
ninh chính trị và an toàn xã hội, điều kiện kinh tế, chính sách phát triển du lịch.
Một điểm đến hay một quốc gia có nền chính trị ổn định, trật tự an toàn xã
hội đƣợc đảm bảo là một điều kiện tốt cho phát triển du lịch. Mặc dù có nhiều tài
nguyên du lịch, các dịch vụ phục vụ tốt cho du khách nhƣng bất ổn về chính trị, đe
dọa an toàn đối với du khách thì cũng không thể nào thu hút đƣợc khách du lịch đến
với mình.
Theo ý kiến các chuyên gia kinh tế thuộc Hội đồng Kinh tế và Xã hội của
Liên Hiệp Quốc (ECOSOC): “một đất nƣớc có thể phát tiển du lịch một cách vững
chắc nếu nƣớc đó tự sản xuất đƣợc phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du
23

lịch” [36: 91]. Nhƣ vậy, khi nền kinh tế chung phát triển tạo điều kiện cho kinh tế
du lịch phát triển. Nếu nền kinh tế đủ sức mạnh tạo ra các sản phẩm có chất lƣợng
tốt phục vụ cho hoạt động du lịch từ việc cung cấp trang thiết bị cho phòng khách
sạn, các sản phẩm hàng hóa tiêu dùng, hàng hóa làm quà lƣu niệm, các công trình
vật chất kỹ thuật cũng nhƣ cơ sở hạ tầng, phƣơng tiện vận chuyển … thì sẽ thúc đẩy
du lịch phát triển, mang lại lợi ích cho đất nƣớc. Trong trƣờng hợp nền kinh tế
không tự sản xuất ra của cải vật chất phục vụ cho đời sống ngƣời dân nói chung và
cho du khách nói riêng, mọi thứ đều phải nhập khẩu để phục vụ du lịch thì ngành du
lịch phát triển khó khăn, lợi ích kinh tế sẽ rơi vào tay nƣớc xuất khẩu hàng hóa.
Chính sách phát triển du lịch có vai trò quan trọng đối với một quốc gia. Một
đất nƣớc, một khu vực có tài nguyên du lịch phong phú, mức sống của ngƣời dân
không thấp nhƣng nhƣng chính quyền địa phƣơng không hỗ trợ cho hoạt động du
lịch thì hoạt động này cũng không thể phát triển đƣợc [36: tr.95].
Thứ hai: nhóm các điều kiện nảy sinh nhu cầu du lịch bao gồm thời gian rỗi,

mức sống vật chất và trình độ văn hóa của dân cƣ.
Một trong những điều kiện quan trọng trong việc thực hiện nhu cầu đi du lịch
là phải có thời gian, ở đây đƣợc hiểu là thời gian rảnh rỗi của một ngƣời. Thời gian
rỗi là thời gian ngoài giờ làm việc, ngoài thời gian làm công việc gia đình hàng
ngày, ngoài thời gian nghỉ ngơi thụ động cho việc nằm, ngồi mà không làm gì cả …
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật phát triển, con ngƣời đƣợc hƣởng những lợi ích do
khoa học mang lại. Con ngƣời lao động dựa vào máy móc thiết bị và kỹ thuật nên
năng suất và hiệu quả công việc cao hơn. Con ngƣời có nhiều thời gian rảnh rỗi
hơn, sức khỏe tốt hơn do thời gian lao động ít hơn. Mỗi tuần chỉ làm 40 giờ so với
trƣớc kia là 48 giờ.
Bên cạnh đó, mức thu nhập của ngƣời dân là một điều kiện quan trọng trong
việc quyết định đi du lịch. Khi đi du lịch ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên, ngoài
những chi phí thông thƣờng cho những nhu cầu hàng ngày khi không đi du lịch, họ
còn phải trả các chi phí vận chuyển, lƣu trú, vui chơi giải trí, tham quan và các chi
phí khác …Vì vậy, mức thu nhập của ngƣời dân càng cao thì nhu cầu du lịch càng
24

cao. Những nƣớc có nền kinh tế phát triển, đảm bảo cho dân có mức sống cao, một
mặt, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất và có khả năng phát triển du lịch
trong nƣớc, và mặt khác, có thể gửi khách du lịch ra nƣớc ngoài [14: tr.79]. Dù có
nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn nhƣng với nền kinh tế yếu kém, thu nhập của
ngƣời dân không cao thì quốc gia đó khó có thể phát triển du lịch.
Việc phát triển du lịch cũng bị tác động bởi trình độ dân trí chung của một
quốc gia. Khi trình độ dân trí đƣợc nâng cao, việc đi du lịch cũng tăng cao. Nhu cầu
đi du lịch tại các quốc gia phát triển là nhu cầu không thể thiếu đối với ngƣời dân
của họ. Đi du lịch cũng là một tiêu chí đánh giá chất lƣợng cuộc sống của một bộ
phận lớn dân cƣ. Khi đi du lịch nhiều, hiểu biết nhiều thì càng kích thích lòng ham
học hỏi những cái hay, cái lạ và dần dần trở thành trào lƣu du lịch hay tạo nên thói
quen du lịch, làm nâng cao trình độ văn hóa của một bộ phận dân cƣ, một vùng hay
một quốc gia. Nếu trình độ văn hóa của nhân dân ở một nƣớc cao, thì đất nƣớc đó

khi phát triển du lịch sẽ dễ bảo đảm phục vụ khách du lịch một cách văn minh và
làm hài lòng khách đi du lịch đến đó [36: tr.102]. Hoạt động du lịch có thể đƣợc gia
tăng thêm giá trị khi du khách và dân bản địa có nhìn nhận hiểu biết, có văn hóa.
Những hành động, thái độ thiếu văn hóa là rào cản cho sự phát triển du lịch.
Theo Robert W. Meintosh thì giữa trình độ văn hóa của ngƣời chủ gia đình
và tỷ lệ đi du lịch của họ có mối quan hệ nhất định. (Xem bảng 1.1 dƣới đây)
TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA
CỦA NGƢỜI CHỦ GIA ĐÌNH
TỶ LỆ
ĐI DU LỊCH
Chƣa có trình độ trung học
50%
Có trình độ trung học
65%
Có trình độ cao đẳng
75%
Có trình độ đại học
85%
(Bảng 1.1: Theo Robert W. Meintosh 1995)
Thứ ba: nhóm các điều kiện đặc trƣng.
Trong phát triển du lịch, nếu nhƣ nhóm các điều kiện chung và các điều kiện
nảy sinh nhu cầu du lịch là điều kiện cần thì nhóm các điều kiện đặc trƣng là điều
25

kiện đủ cho sự phát triển du lịch của một vùng, một quốc gia. Nó bao gồm điều kiện
về tài nguyên du lịch, sự sẵn sàng phục vụ khách du lịch và các sự kiện đặc biệt.
Tài nguyên du lịch đóng vai trò tối quan trọng trong sự phát triển du lịch.
Một nền kinh tế, văn hóa – xã hội của một quốc gia có phát triển cao đến đâu, có ổn
định đến đâu đi nữa mà không có tài nguyên du lịch thì cũng không thể phát triển
du lịch tốt. Tiềm năng kinh tế là vô hạn, song tiềm năng về tài nguyên du lịch là hữu

hạn, nhất là đối với tài nguyên thiên nhiên (tự nhiên – tác giả) – những cái mà thiên
nhiên chỉ ban cho một số vùng và một số nƣớc nhất định [14: tr.86]. Tài nguyên du
lịch đƣợc chia làm hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các đối tƣợng: vị trí địa lý, địa hình,
khí hậu, nƣớc, động thực vật … Du lịch có phát triển mạnh hay không phụ thuộc
vào khoảng cách địa lý. Một địa phƣơng nhận khách có du lịch phát triển phải nằm
trong khoảng cách hợp lý đối với nguồn gửi khách. Nếu khoảng cách quá xa, du
khách phải mất thêm thời gian và tiền bạc, thậm chí không đủ thời gian tham quan
giải trí tại điểm đến. Nếu khoảng cách quá gần du khách sẽ không dùng hết thời
gian rỗi của mình, du lịch sẽ bị nhàm chán. Một ví dụ cụ thể trong quy hoạch du
lịch: du lịch thành phố Phan Thiết phát triển tốt khi nhận khách từ thành phố Hồ Chí
Minh, do khoảng cách 200km là hợp lý cho tour du lịch cuối tuần. Đối với Phan
Rang, khó tiếp nhận khách từ thành phố Hồ Chí Minh vì khoảng cách 350km,
không hợp lý cho chuyến du lịch hai ngày cuối tuần. Nếu có thời gian ba ngày,
thành phố Nha Trang sẽ là điểm đến hấp dẫn hơn thành phố Phan Rang. Đối với
thành phố Vũng Tàu, do khoảng cách gần đối với thành phố Hồ Chí Minh, chỉ
120km nên chỉ thích hợp cho những chuyến đi trong một ngày, đối với những
chuyến du lịch hai ngày thì Vũng tàu là lựa chọn thứ hai của du khách, sau Phan
Thiết.
Địa hình của một địa phƣơng mang tính quyết định cho sự lựa chọn du lịch
của du khách. Du khách luôn thích đến những nơi có địa hình đa dạng, có sông suối,

×