Tải bản đầy đủ (.pdf) (458 trang)

Nâng cao năng lực hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.31 MB, 458 trang )


HỌC VIỆN CT-HCQG HỒ CHÍ MINH
VIỆN KINH TẾ








BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI

NÂNG CAO NĂNG LỰC HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

CNĐT : NGUYỄN THỊ THƠM











8259

HÀ NỘI – 2010





DANH SÁCH CỘNG TÁC VIÊN
NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI


1. Lê Tuấn Anh - Học viên Cao học KTPT, KTT, Khóa 16
2. ThS. Nguyễn Thành Công - Trường Đại học Công đoàn
3. PGS.TS An Như Hải - Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh
4. PGS. TS Tô Đức Hạnh - Trường Đại học KTQD Hà Nội
5. ThS. Phí Thị Hằng - Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh
6. PGS.TS Nguyễn Thị Hường - Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh
7. ThS. Trần Thị Tuyết Lan - Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh
8. Nguyễn Thị Kiều Linh - Viện Nghiên cứu Khoa học BHLĐ
, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam
9. Trần Nguyên Lý - Sở KH - CN tỉnh Vĩnh Phúc
10. ThS. Nguyễn Thị Miền - Học viện CT - HC quốc gia Hồ Chí Minh

















MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU
01
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU LỰC
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG
19
1.1. Nhận thức chung về quản lý nhà nước về môi trường
19
1.1.1. Khái niệm, nội dung quản lý nhà nước về môi trường 19
1.1.2. Nguyên tắc và các công cụ quản lý nhà nước về môi trường 22
1.2. Một số vấn đề lý luận về hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường

36
1.2.1. Khái niệm “hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường” và các chỉ
tiêu đánh giá
36
1.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường 45
1.3. Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
môi trường và bài học rút ra cho Việt Nam
51
1.3.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về nâng cao hiệu lực quản lý nhà
nước về môi trường

51
1.3.2. Bài học rút ra cho Việ
t Nam 68
Chương 2:
THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
VÊ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

74
2.1. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước trong khắc phục ô nhiễm,
suy thoái môi trường ở Việt Nam

74
2.1.1. Tổng quan các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm, suy thoái
môi trường ở Việt Nam
74
2.1.2. Tình hình thực thi các văn bản pháp luật về khắc phục ô nhiễm,
suy thoái môi trường và những kết quả đạt được
76
2.1.3. Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước trong khắc phục ô nhiễm, suy
thoái môi trường
89
2.2. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước trong thẩm định báo cáo
đánh giá tác động môi trường
ở Việt Nam
95
2.2.1. Tổng quan các văn bản pháp luật về đánh giá tác động môi trường 95
2.2.2. Tình hình thực thi việc thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi
trường ở Việt Nam từ 2005 đến nay
101
2.2.3. Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước trong thẩm định đánh giá báo

cáo tác động môi trường từ 2005 đến nay
106
2.3. Thực trạng hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ
môi trường ở Việt Nam
115
2.3.1. Tổng quan các văn bản pháp luật về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi
phạm pháp luật bảo vệ môi trường
116
2.3.2. Tình hình thực thi việc kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm pháp
luật bảo vệ môi trường từ năm 2005 đến nay
120
2.3.3. Đánh giá hiệu lực quản lý nhà nước trong hoạt động kiểm tra, thanh
tra và xử lý vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường
133
2.4. Nguyên nhân
hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở nước ta
yếu kém
139
2.4.1. Hệ thống luật pháp, chính sách về bảo vệ môi trường còn nhiều bất cập 139
2.4.2. Hệ thống chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường có
nhiều bất hợp lý
143
2.4.3. Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi trường còn
nhiều yếu kém
147
2.4.4. Bảo vệ môi tr
ường chưa trở thành ý thức của nhiều người 150
2.4.5. Một số nguyên nhân khác 153
Chương 3:

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ
NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI

156
3.1. Quan điểm và mục tiêu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về
môi trường ở Việt Nam trong thời gian tới
156
3.1.1. Quan điểm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở
Việt Nam
156
3.1.2. Mục tiêu nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở
Việt Nam đến 2020
160
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi
trường ở Việt Nam trong thời gian tới

161
3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách bảo vệ môi trường 161
3.2.2. Tăng cường chế tài xử phạt vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường 168
3.2.3. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về môi
trường các cấp
171
3.2.4. Nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong toàn xã hội 180
3.2.5. Giải pháp khác 188
KẾT LUẬN
191
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
194
PHỤ LỤC
203




























DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ PHỤ LỤC

Số hiệu Tên bảng Trang

2.1:
Mức độ xử lý ÔNMT của các cơ sở có tên trong danh sách
Quyết định 64/2003/QĐ-TTg ở 19 địa phương đã tiến
hành kiểm tra
83
2.2:
Kết quả thực hiện Quyết định 64/2003 của 19 địa phương
84
2.3:
Tổng hợp kết quả đạt được trong việc thực thi
Quyết định 64/2003 trên phạm vi cả nước
87
2.4:
Kết quả thẩm
định và phê duyệt Báo cáo đánh giá tác
động môi trường của Bộ TN và MT từ năm 2005 - 2009
101
2.5:
Danh mục cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực môi
trường của các Bộ
102
2.6:
Kết quả hoạt động thẩm định Báo cáo ĐTM của Sở TN và
MT Yên Bái từ 2006 đến 2009
104
2.7:
Số lượng cơ sở và địa phương được Thanh tra bộ TN và
MT và các cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc chính phủ
kiểm tra từ 2005
đến nay

134
Số hiệu Tên sơ đồ

3.1:
Sử dụng kênh thông tin tác động đến các doanh nghiệp
nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường của
các doanh nghiệp
182

Phụ lục
203
Hình 1:
Sơ đồ tổ chức cơ quan bảo vệ môi trường Trung Quốc
Hình 2:
Sơ đồ tổ chức các cơ quan bảo vệ môi trường Singapore
Hình 3:
Sơ đồ tổ chức B
ộ môi trường và tài nguyên thiên nhiên Philipine
Hình 4:
Sơ đồ tổ chức các cơ quan bảo vệ môi trường Malayxia
Hình 5:
Sơ đồ tổ chức Bộ khoa học, công nghệ và môi trường Thái Lan

BẢNG VIẾT TẮT


BVMT : Bảo vệ môi trường
CKBVMT : Cam kết bảo vệ môi trường
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
ĐPT : Đang phát triển

ĐTC : Đánh giá tác động môi trường chiến lược
ĐTM : Đánh giá tác động môi trường
KCN : Khu công nghiệp
CCN : Cụm công nghiệp
NGO
s : Vốn của các Tổ chức phi chính phủ
NĐ - CP : Nghị định Chính phủ
NSNN : Ngân sách Nhà nước
ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức
ÔNMT : Ô nhiễm môi trường
ÔNMTNT : Ô nhiễm môi trường nghiêm trọng
QLMT : Quản lý môi trường
QLNN : Quản lý nhà nước
TCVN : Tiêu chuẩn Việt Nam
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TTKT : Tăng trưởng kinh tế
TN và MT : Tài nguyên và Môi trường
UBND : Uỷ ban nhân dân




1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trải qua hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã giành được nhiều thành tựu
to lớn. Tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt bình quân trên 7%/năm trong một thời
gian dài. Thu nhập bình quân đầu người đã tăng lên đáng kể, năm 2008 đạt
gần 1.000 USD. Tích luỹ của nền kinh tế ngày càng tăng, tạo điều kiện để giải
quyết thành công nhiều vấ

n đề xã hội. Những năm gần đây, bình quân mỗi
năm tạo được trên 1,5 triệu việc làm cho người lao động, tỷ lệ hộ nghèo giảm
nhanh; chăm sóc sức khỏe cho người dân ngày càng tốt hơn, phúc lợi xã hội
ngày càng được cải thiện.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả kinh tế - xã hội đã đạt được, ô nhiễm
môi trường ngày càng trở nên trầm trọng. Năm 2008, cùng với sự bùng nổ c
ủa
lạm phát, vấn đề môi trường nổi lên như một chủ điểm nóng mà bất cứ người
Việt Nam nào cũng phải quan tâm. Trong những sự kiện nổi bật nhất của năm
2008 ở Việt Nam, vụ việc Công ty Vedan vi phạm nghiêm trọng Luật BVMT có
thể được coi là đáng chú ý nhất. Với việc xả hàng ngàn m
3
nước thải công
nghiêp chưa qua xử lý ra môi trường trong một ngày, doanh nghiệp này đã gây
bức tử dòng sông Thị Vải. Dư luận xã hội xôn xao, nhiều diễn đàn đã đăng tải ý
kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý và của người dân, đặc biệt là của
tầng lớp trẻ (trong đó có cả những học sinh phổ thông) về những vấn đề liên
quan đến môi trường sau sự kiện trên. Nhiều câu hỏ
i đặt ra xung quanh vấn đề
này: Vì sao Vedan lại có thể xả một khối lượng lớn nước thải không qua xử lý
vào sông Thị Vải trong gần 15 năm qua, trong khi doanh nghiệp này đã cam kết
thực hiện các quy định về môi trường và trên thực tế đã xây dựng hệ thống xử lý
nước thải tập trung? Vì sao hiện nay có đến trên 70% khu công nghiệp ở Việt
Nam chưa có hệ thống xử lý nước thải công nghiệp mà vẫ
n hoạt động, trong khi
đây là quy định bắt buộc đối với các dự án sản xuất công nghiệp? Có bao nhiêu
dòng sông, kênh, rạch đang bị ô nhiễm nặng? Vì sao nhiều làng, xã hiện nay

2
đang mắc hội chứng “làng, xã ưng thư”? Vì sao nạn tàn phá rừng, kể cả rừng

phòng hộ và rừng đầu nguồn vẫn diễn ra ở khắp các địa phương? Nguyên nhân
nào gây ra lũ lụt chưa từng có ở Việt Nam trong những năm gần đây? Vì sao
hiện tượng biến đổi khí hậu lại xảy ra thường xuyên ở nước ta? Phải chăng Việt
Nam đang hy sinh môi trường để đổ
i lấy tăng trưởng kinh tế trong những năm
qua? Vì sao từ năm 2004 Chính phủ đã ban hành Định hướng chiến lược phát
triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ 21 nhưng đến nay việc triển khai thực
hiện lại hết sức hạn chế như vậy?
Đặc biệt có một luồng ý kiến chung trong hầu hết các bài viết, ý kiến
của nhiều tác giả là trách nhiệm củ
a Nhà nước và hơn hết là của các cơ quan
QLNN đối các vấn đề trên như thế nào? Vì sao Việt Nam đã xây dựng một hệ
thống luật đồ sộ (có trên 300 văn bản luật liên quan đến vấn đề môi trường)
mà thực trạng vi phạm các quy định BVMT ở Việt Nam trong thời gian qua
lại xảy ra trầm trọng và phổ biến ? Có thể thấy thực trạng này qua số lượng ý
kiến chất v
ấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ở các kỳ họp quốc hội
trong năm 2008.
Thời gian gần đây, các bộ, các cơ quan chức năng và chính quyền địa
phương dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ đã thực sự vào
cuộc, bắt đầu từ việc áp dụng các hình thức xử phạt Vedan đến việc tiếp tục
sửa
đổi, hoàn thiện văn bản pháp luật và các công cụ chính sách để thực hiện
quy định BVMT ở Việt Nam.
Nhưng liệu xu hướng này có được tiếp tục đẩy mạnh trong thời gian tới
hay không? Nhất là trong điều kiện nền kinh tế đang suy thoái như hiện nay thì
đây là vấn đề rất phức tạp và nhạy cảm. Hiện đang có nhiều luồng ý kiến khác
nhau về vấn đề này. Có ý kiến cho r
ằng nếu chúng ta xiết chặt hơn những quy
định về môi trường, liệu có gây cản trở đến thu hút các dự án FDI trong năm

2009 và các năm tiếp theo? Hoặc, trong khi doanh nghiệp đang gặp khó khăn
nếu phải thực hiện đầy đủ các quy định về BVMT sẽ làm tăng chi phí sản xuất.

3
Điều đó sẽ dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh và có thể có nhiều doanh nghiệp
phải “phá sản”. Nhưng bên cạnh đó, cũng có những phân tích ngược lại cho
rằng, để phát triển bền vững, trong đó có cả bền vững về kinh tế thì vấn đề
BVMT có vai trò hết sức quan trọng. Bởi vì, môi trường được bảo vệ tốt, nguồn
tài nguyên thiên nhiên sẽ được sử
dụng có hiệu lực, các doanh nghiệp sản xuất
hàng xuất khẩu sẽ tăng sức cạnh tranh nhờ tiết kiệm đầu vào và đáp ứng được
tiêu chuẩn của các nước (trong đó có tiêu chuẩn môi trường). Do đó, cần phải
tiếp tục bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật và tăng cường sử dụng các công
cụ của chính sách để QLMT chặt chẽ hơn.
Đặc biệt, đã có
một số tác giả bàn về hiệu lực QLNN về môi trường ở
Việt Nam hiện nay. Nhưng khi bàn về nội dung cần hoàn thiện đối với lĩnh vực
này thì còn có những quan điểm chưa thống nhất. Có tác giả khuyến nghị việc
cần làm ngay là thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật về môi trường.
Bởi vì, nhìn chung hệ thống pháp luật trong lĩnh vực này ở Vi
ệt Nam về cơ bản
là đầy đủ, phủ khắp các lĩnh vực liên quan đến môi trường nhưng vì khâu thực
thi yếu nên hiệu lực QLNN về môi trường rất thấp và chính hạn chế này đã dẫn
đến những vấn đề môi trường trầm trọng như hiện nay. Một số ý kiến khác lại
cho rằng, cần bắt tay ngay vào hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật
để bảo đảm tính đồng bộ và ăn khớp giữa các luật, bởi đây là nguyên nhân cơ
bản làm cho luật pháp BVMT khó đi vào thực tiễn ở Việt Nam
Thực tế đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu sắc, toàn diện và có căn
cứ khoa học về những vấn đề nêu trên. Nhóm nghiên cứu lựa chọn đề tài:
“Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về môi trường ở Việt Nam hiệ

n nay”
với hy vọng sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề, từ
đó đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về
môi trường ở nước ta.

4
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Môi trường và QLNN về môi trường là một trong những chủ đề được rất
nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước quan tâm. Do đó, đến nay số lượng
các công trình đã được công bố về những vấn đề trên hết sức phong phú.
Có thể phân loại các công trình trên theo các hướng nghiên cứu cơ bản
sau đây:
2.1. Hướng nghiên cứu những vấn đề chung về quản lý nhà nước đối
v
ới lĩnh vực môi trường
Đây là một hướng nghiên cứu cơ bản nên số lượng công trình có rất
nhiều. Trong các công trình thuộc hướng này, chúng tôi thấy có thể chia thành
hai nhóm như sau:
2.1.1. Các công trình nghiên cứu hệ thống pháp luật liên quan đến
BVMT ở Việt Nam
Ở các công trình thuộc nhóm này, các tác giả đã giải quyết được một số
vấn đề quan trọng trên cơ sở phân tích quá trình hoàn thiện hệ thống pháp luật
liên quan đến môi trường, đặc biệ
t là Luật BVMT. Các nghiên cứu đều khẳng
định: bên cạnh những tiến bộ đã đạt được, hệ thống luật pháp BVMT vẫn còn
chứa đựng rất nhiều hạn chế. Chẳng hạn, các quy định về một vấn đề cụ thể
còn vênh nhau trong các văn bản pháp luật hoặc các quy định trong các luật
còn mang tính trừu tượng, chung chung. Những hạn chế đó đã dẫn đến việc
thực thi lu
ật pháp rất khó khăn và không nhất quán. Do đó, để nâng cao hiệu

lực QLNN về môi trường ở Việt Nam hiện nay, các cơ quan chức năng cần
nhanh chóng rà soát lại toàn bộ hệ thống luật pháp liên quan đến môi trường
để kịp thời sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn. Đồng
thời, ở nhóm này một số tác giả đã phân tích các chế tài xử phạt đối với các
hành vi vi phạ
m Quy định BVMT ở nước ta hiện nay còn ở mức quá thấp
trong mối tương quan so sánh với luật pháp của các nước khác. Do đó, luật
pháp Việt Nam chưa đủ sức răn đe và ngăn ngừa các tổ chức và cá nhân vi

5
phạm các quy định BVMT. Từ đó, các tác giả khuyến nghị phải nâng mức
phạt bằng kinh tế và áp dụng các chế tài xử phạt tương ứng với mức độ gây
thiệt hại đối với môi trường. Tuy nhiên, các phân tích mà các tác giả thuộc
nhóm này đã tiến hành chỉ mới là những gợi mở ban đầu, chưa được lý giải
một cách toàn diện vấn đề nghiên cứu. Đặc biệt là vấn
đề hiệu lực của hệ
thống pháp luật trong lĩnh vực môi trường chỉ đề cập rất ít.
Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này, có thể kể đến các công trình sau:
- Các quy định pháp luật về môi trường, tập 1, Nxb CTQG, H.1995
- Các quy định pháp luật về môi trường, tập 2, Nxb CTQG, H.1997.
- Cần hoàn thiện văn bản pháp luật hoàn thiện môi trường,Vietnamnet,
ngày 3/3/2009.
- Luật Bảo vệ môi trường, Nxb Tư pháp, H.2006.
- Chỉ thị s
ố 36-CT/TW ngày 25/6/1998 của Bộ Chính trị về Tăng cường
công tác BVMT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Chiến lược BVMT quốc gia, Nxb CTQG, H.2004.
- ThS. Hoàng Thị Cường, Tăng cường QLMT đối với các Khu công
nghiệp, Tạp chí QLNN, tháng 2/2009, tr. 23-26.
- Văn bản pháp luật môi trường thiếu nhiều văn bản pháp luật răn đe,

Vietnamnet, ngày 5/11/2008.
- ThS Lê Hồng Yến, QLNN về môi trường trong các khu công nghiệp,
Tạp chí QLNN, S
ố, tr. 25-28.
- Trần Hồng Hà, QLNN về môi trường - Thực trạng và giải pháp, Tạp
chí QLNN, tháng 2/2009, tr. 15-19,27.
2.1.2. Các công trình nghiên cứu về chiến lược, quy hoạch phát triển
liên quan đến BVMT ở Việt Nam.
Ở nhóm này, các tác giả đã tập trung phân tích các nội dung của Định
hướng chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam trong thế kỷ 21 (K.A21
Vietnam Agenda 21), Chiến lược BVMT Việt Nam đến năm 2020, Chiến lược

6
phát triển và bảo vệ các tài nguyên quan trọng như Chiến lược phát triển tài
nguyên biển, Chiến lược phát triển và bảo vệ tài nguyên rừng, Chiến lược phát
triển các ngành có tác động đáng kể đến môi trường… Các tác giả của công trình
nghiên cứu này đều thống nhất rằng, các chiến lược trên có vai trò rất quan trọng
đối với BVMT sinh thái ở Việt Nam. Bởi vì, chiến lược chính là công cụ quản lý
dài hạn của Nhà nước trong lĩnh v
ực môi trường. Đồng thời, các tác giả cũng
khẳng định mặc dù đã có nhiều thay đổi trong tư duy khi xây dựng chiến lược
nhưng các nhà làm chiến lược Việt Nam vẫn chưa có một tầm nhìn dài hạn và đầy
đủ. Đặc biệt, yêu cầu lồng ghép các vấn đề về môi trường trong chiến lược phát
triển các ngành chưa được quan tâm đúng mức.
Bên cạnh đó, trong số các công trình thuộc nhóm này, các tác giả đã đ
i
vào phân tích một số quy hoạch phát triển một số tài nguyên quan trọng như
Quy hoạch sử dụng đất, Quy hoạch khai thác khoáng sản và đồng thời cũng
bàn đến quy hoạch của một số ngành quan trọng như công nghiệp, nông
nghiệp theo yêu cầu BVMT. Các tác giả đã chỉ ra những hạn chế của quy

hoạch và đều tập trung ở những điểm sau đây: Quy hoạch thiếu tính tổng thể
(ở t
ầm quốc gia, vùng), thiếu tính phối hợp (giữa quy hoạch khai thác các tài
nguyên với ngành, vùng lãnh thổ, giữa các vùng lãnh thổ kề cạnh…), các tiêu
chí về phát triển bền vững, đặc biệt là tiêu chí về môi trường chưa được đưa
nhiều vào các quy hoạch. Do đó, những hạn chế của chiến lược và quy hoạch
nêu trên là nguyên nhân làm giảm hiệu lực QLNN về môi trường ở Việt Nam.
Từ đó, các tác giả đã đề xuất các giải pháp xây d
ựng chiến lược và quy hoạch
dựa trên các căn cứ khoa học, đặc biệt là phải có những dự báo có chất lượng
cao. Tuy vậy, ở các công trình này còn thiếu những phân tích, đề xuất quan
trọng để xây dựng chiến lược và quy hoạch đáp ứng yêu cầu BVMT. Chẳng
hạn, nhân tố con người đối với lĩnh vực này hầu như chưa được bàn tới, hoặc
việc xây dựng cơ chế liên k
ết giữa các cơ quan chức năng trong xây dựng
chiến lược, quy hoạch còn hết sức mờ nhạt.

7
Các công trình cơ bản của nhóm nghiên cứu này bao gồm:
- TS. Lê Thị Kim Dung, Giải quyết vấn đề môi trường trong quy hoạch
phát triển: Từ văn bản pháp quy đến thực tiễn quản lý, Tạp chí Kinh tế và dự
báo, số 12/2007, tr. 21-23.
- Trương Mạnh Tiến, Môi trường và quy hoạch tổng thể theo hướng
phát triển bền vững - Một số cơ sở lý luận và thực tiễn, NXB Chính trị Quốc
gia, H.2002.
- Bài chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ÔNMTNT do
lịch sử để lại, Vietnamnet, ngày 11/11/2008.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Chính sách phát triển bền vững ở Việt Nam, H.2006.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Phân tích tác động của chính sách đô thị hóa
đối với phát triển bền vững ở Việt Nam, H.2006.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021, Hỗ trợ xây d
ựng và thực
hiện chương trình Nghị sự 21 quốc gia của Việt Nam, Phát triển bền vững Kỷ
yếu Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất, H. tháng 12/2004.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021, Kỷ yếu Hội nghị phát
triển bền vững toàn quốc lần thứ hai, H. tháng 5/2006.
2.2. Hướng nghiên cứu hệ thống tổ chức QLNN về môi trường ở Việt Nam
Trên cơ sở phân tích cơ cấu tổ chức và vai trò của hệ thống QLNN trong
lĩnh vực môi trường ở Việt Nam, các tác giả đã chỉ ra những tồn tại của bộ máy
QLNN trong lĩnh vực môi trường: Tổ chức bộ máy thiếu ổn định (lúc nhập, lúc
tách từ các bộ, các sở), đội ngũ cán bộ trong lĩnh vực này quá ít về số lượng
(chưa bằng 1/5 so với mức trung bình của th
ế giới tính theo bình quân/ 1 vạn
dân số), yếu về chuyên môn. Đặc biệt ở các địa phương hiện nay, các Sở Tài
nguyên và Môi trường chỉ có từ 1 đến 2 người có kiến thức chuyên ngành,
trong khi đó, cơ quan thi hành luật pháp về môi trường chính là ở các địa
phương. Đồng thời, các tác giả cũng chỉ ra những chồng chéo và chưa rõ ràng
trong phân cấp QLMT nên đã xảy ra tình trạng đùn đẩy trách nhiệm, nhất là khi

8
có những vi phạm nghiêm trọng về môi trường (điển hình là xử lý vụ việc của
Công ty Vedan). Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu theo hướng này chưa có
những phân tích sâu về bộ máy QLNN trong lĩnh vực môi trường, những tiêu
chí cần đáp ứng về chuyên môn, về phẩm chất của cán bộ đảm nhận công việc
này để từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp cần hoàn thiện.
Điển hình trong số các công trình củ
a hướng nghiên cứu này có thể
kể đến, như:
- Nguyễn Bá Ân, Phân cấp quản lý và việc lồng ghép phát triển trong
công tác quy hoạch của các địa phương, H. 2004.

- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Nghiên cứu tổng kết một số mô hình phát
triển bền vững ở Việt Nam, H.2006.
- Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Tiếp tục rà soát, hoàn thiện thể chế, bộ
máy QLNN về tài nguyên và môi trường,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
tháng 3/2007, tr. 3-4.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư (Dự án VIE/01/021), Bộ Tiêu chuẩn và cơ sở
dữ liệu giám sát bền vững ở Việt Nam, H.2006.
- Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh, Quản lý môi trường cho sự phát
triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia, H. 2001.
- Hội nghị toàn ngành Tài nguyên và Môi trường, Tăng cường công tác
QLNN về tài nguyên v\à môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường,
tháng 3/2004, tr. 3-6.
- TS. Phạm Khôi Nguyên, Vai trò c
ủa các nhà hoạch định chính sách
và các cơ quan tư pháp trong việc thúc đẩy phát triển bảo vệ ở Việt Nam, Tạp
chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 4/2005, tr. 13-15.
- TS. Phạm Khôi Nguyên, Tăng cường công tác QLNN về tài nguyên
và môi trường đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ năm 2004, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, tháng 1/2004, tr. 5-7.
- Vedan tinh vi hay cơ quan chức năng bị che mắt, Vietnamnet, ngày
17/9/2008:

9
- Vedan và căn bệnh thường ngày của cơ quan QLNN, Vietnamnet,
ngày 20/9/2008.
- Phạm Thị Ngọc Trâm, QLNN đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát
triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, H.2006.
- Trung tâm phát triển Tài nguyên và Môi trường (Dự án VIE/01/021), Quản
lý tổng hợp lưu vực sông theo hướng phát triển bền vững ở Việt Nam, H.2006.

- Viện QLKTTW, Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường sinh thái,
Nxb CTQG, H.1997.
- Sẽ bùng nổ nhu c
ầu nhân lực môi trường, Vietnamnet, ngày 22/3/2009
- Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công
tác quản lý của Nhà nước, Nxb CTQG, H.2008.
2.3. Hướng nghiên cứu chính sách, công cụ cơ bản để thực hiện
nhiệm vụ QLNN trong lĩnh vực môi trường
Đây cũng là một nội dung rất quan trọng và rất rộng, thu hút nhiều tác
giả tham gia nghiên cứu nên số lượng các công trình khá đồ sộ. Có thể chia
các công trình loại này theo các nhóm sau đây:
2.3.1. Các công trình nghiên cứu việ
c sử dụng công cụ kinh tế - tài
chính vào công tác BVMT ở Việt Nam
Ở đây, các tác giả đi vào nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn áp dụng
các loại thuế, phí, biện pháp đặc cọc - ký quỹ môi trường đối với các cơ sở sản
xuất công nghiệp, các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên vì mục đích
lợi nhuận và kể cả để phục vụ cho sinh hoạt hàng ngày. Qua phân tích, so sánh
giữa các giai đoạn khác nhau, các tác giả
đã chỉ ra được tác động tích cực của
việc sử dụng ngày càng rộng rãi các công cụ kinh tế - tài chính để BVMT ở
Việt Nam. Từ đó, khẳng định đây là biện pháp cần tăng cường sử dụng vì nó có
thể làm thay đổi cơ bản hành vi của các tổ chức và cá nhân khi lựa chọn công
nghệ sản xuất và cách tiêu dùng tài nguyên thiên nhiên theo hướng có lợi cho
môi trường. Tuy nhiên, hiện nay các mức thuế, phí,… môi trường của Việt

10
Nam còn rất thấp và chưa có sự phân biệt phù hợp với từng đối tượng, mức độ
và tính chất nguy hại đối với tác động môi trường. Vấn đề huy động vốn đầu tư
cho BVMT cũng được các tác giả thuộc nhóm công trình này bàn tới. Các

nghiên cứu đều cho rằng, mức độ đầu tư cho môi trường ở Việt Nam quá thấp.
Nguồn đầu tư chủ yếu là của Nhà nước, m
ột ít viện trợ NGO và nguồn vốn
ODA, nguồn đầu tư của xã hội còn hết sức hạn chế. Đặc biệt là đầu tư phát
triển ngành công nghiệp môi trường hiện còn chưa được chú trọng đúng mức.
Trên cơ sở những phân tích ở trên, các tác giả đề xuất một số giải pháp
hoàn thiện các công cụ kinh tế - tài chính trong lĩnh vực BVMT ở nước ta.
Đặc biệt, một số tác giả
đã đề nghị Việt Nam cần kịp thời áp dụng thuế môi
trường. Tuy nhiên, ở đây còn thiếu các phân tích cách kết hợp sử dụng các
công cụ của nhóm này (thuế, phí với chính sách thu hút đầu tư…) để mang lại
hiệu lực tổng hợp đối với mục tiêu BVMT. Các giải pháp mà các tác giả đề
xuất trong lĩnh vực này cũng chỉ dừng ở mức độ gợi ý chính sách, chưa có
phân tích thấu đ
áo.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu trên, có thể kể đến các công trình sau đây:
- Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Trung tâm Kinh tế Môi
trường và Phát triển vùng, Đại học KTQD, Báo cáo tổng quan đề tài “Cơ sở
khoa học và thực tiễn xây dựng các quy định về đặt cọc - hoàn trả, ký quỹ và
bảo hiểm môi trường”, H.1999.
- Bộ Khoa học công nghệ và Môi trường, Cục Môi trường, Giới thiệu các
công cụ kinh tế và khả nă
ng áp dụng trong QLMT ở Việt Nam, H.2001
- Bộ Tư pháp, Đánh giá thực trạng áp dụng các công cụ kinh tế trong
QLMT ở Việt Nam hiện nay - Giải pháp hoàn thiện, Kỷ yếu hội thảo khoa
học, H.2005.
- Nguyễn Thế Chinh, Áp dụng các công cụ kinh tế để nâng cao năng
lực QLMT ở Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia, H.1999.

11

- Đã đến lúc phải thực hiện thuế môi trường, Vietnamnet, ngày
29/12/2008
- Gây ô nhiễm môi trường: doanh nghiệp không thể né bồi thường,
Vietnamnet, ngày 17/12/2008:
- Giải pháp nào cho việc chống trốn thuế môi trường, Vietnamnet,
ngày 22/12/2008.
- Hợp tác phát triển Việt Nam Đan Mạch về lĩnh vực môi trường (DCE),
Cần nhanh chóng hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về kiểm soát ô nhiễm
môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 10/2007, tr. 33-34.
- Đặng Mộng Lân, Các công cụ
quản lý môi trường, Nxb Khoa học và
Kỹ thuật, H.2001.
- Trần Thanh Lâm, Quản lý môi trường bằng công cụ kinh tế, Nxb Lao
động, H.2006.
- PGS.TS Nguyễn Thị Liên - TS. Lê Xuân Trường, Định hướng xây dựng
chính sách thuế môi trường ở Việt Nam, Tạp chí Tài chính, tháng 5/2007, tr. 17-19.
- TS. Nguyễn Xuân Lý, Nâng cao hiệu lực hoạt động của lực lượng cảnh
sát môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 10/2007, tr. 25-27.
- TS. Nguyễn Minh Phong, Bốn nguyên tắc sử dụng công cụ kinh tế để
BVMT ở Việt Nam, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 4/2007, tr. 12-
13.
2.3.2. Các công trình nghiên cứu các biện pháp kết hợp giữa kỹ thuật và
biện pháp hành chính áp dụng trong lĩnh vực BVMT ở Việt Nam
Ở đây các tác giả đã tập trung phân tích về tiêu chuẩn môi trường, về
hoạt động Đánh giá tác động môi trường, quan trắc và giám sát môi trường.
Qua phân tích, các tác giả đã làm rõ được những tiến bộ, mức độ phù hợp với
yêu cầu BVMT của các công cụ trên. Đồ
ng thời, phân tích một số hạn chế của
chúng như số lượng các tiêu chuẩn môi trường chưa đầy đủ, chưa phân biệt
đối với từng tính chất của các hoạt động, các vùng sinh thái cụ thể. Các


12
nguyên nhân làm hạn chế chất lượng của các hoạt động đánh giá tác động môi
trường, quan trắc và giám sát môi trường cũng được một số tác giả đề cập ở
những mức độ nhất định. Tuy nhiên, các tác giả chưa đề cập đến mối tương
thích giữa các công cụ này để bảo đảm tính hiệu lực của cả nhóm, nhiều
nguyên nhân dẫn đến các hoạt động đánh giá tác
động môi trường, giám sát
môi trường chỉ mang tính hình thức.
Một số công trình tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này có thể kể đến
dưới đây:
- Lê Anh Sơn và Nguyễn Công Mỹ, Xây dựng bộ chỉ tiêu phát triển bền
vững cho Việt Nam, Tạp chí kinh tế và dự báo, 9/2005
- BVMT và phát triển bền vững ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2003.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tiêu chuẩn và cơ s
ở dữ liệu giám sát bền
vững ở Việt Nam, H.2006.
- Bộ Khoa học công nghệ và môi trường, Các biện pháp kiểm soát ô
nhiễm và quản lý chất thải - Các công cụ pháp lý và kinh tế, H.2002.
- Lê Thạc Cán, Đánh giá tác động môi trường: phương pháp luận và
kinh nghiệm thực tiễn, Nxb KHKT, H.1995.
- Các tiêu chuẩn quản lý môi trường ISO 14.000 và việc thực hiện đối với các
nhà xuất khẩu vào thị trường phát triển (2006).
- Cục Môi trường, Các bi
ện pháp kiểm soát ô nhiễm môi trường và
quản lý chất thải: các công cụ pháp lý và kinh tế, H.1998.
- Tấn Đức, Nhập khẩu phế liệu nhựa và nỗi lo môi trường, Thời báo
Kinh tế Sài Gòn, ngày 11/9/2008, tr. 22.
- Trần Chí Viễn, Hướng đi mới trong công tác quản lý môi trường,

Tạp chí Hoạt động khoa học, số 8/2002, tr.19-20.
- Xây dựng hệ thống giám sát và đánh giá thế nào để hoàn thiện công
tác quản lý của Nhà nước, Nxb CTQG, H.2008.

13
- Ngân hàng Thế Giới, Chính sách an toàn môi trường: Hướng dẫn kỹ
thuật các ngành giao thông vận tải, nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nxb
thống kê, H.2004.
2.3.3. Các công trình nghiên cứu biện pháp giáo dục - truyền thông
trong công tác BVMT
Các tác giả của nhóm công trình này đã phân tích vai trò của nhận thức
cộng đồng đối với công tác BVMT. Từ đó, đề xuất các giải pháp nâng cao
dân trí, giáo dục ý thức BVMT bằng nhiều hình thức như đưa các vấn đề về
môi trường vào chương trình h
ọc chính thức cho học sinh phổ thông, phát
động các chiến dịch hành động về môi trường… Một số nghiên cứu đã phân
tích các phương pháp truyền thông có hiệu lực, kinh nghiệm của một số nước
trong hoạt động này để rút ra bài học cho Việt Nam. Các tác giả cũng đã đưa
ra đánh giá kết quả đã đạt được của biện pháp này là rất đáng trân trọng, như
ý thức BVMT ở Việt Nam đã có nhữ
ng chuyển biến tích cực, sự tham gia của
cộng động vào các hoạt động bảo vệ ngày càng tăng… Mặt khác, do biện
pháp này không duy trì thường xuyên và chưa có sự kết hợp với các biện pháp
khác nên hiệu lực còn hạn chế, trên cơ sở đó, các tác giả đã đề xuất các giải
pháp khắc phục những hạn chế này.
Tuy nhiên, ở nhóm biện pháp này còn nhiều nội dung cần nghiên cứu
song chưa được các tác giả
đề cập đến, như việc tổ chức mạng lưới tuyên
truyền, xây dựng các chương trình về môi trường cho phù hợp đối với từng
nhóm đối tượng, có cơ chế khuyến khích đối với tình nguyện viên…

Các công trình tiêu biểu thuộc nhóm nghiên cứu này, bao gồm:
- Bảo vệ môi trường: cần ý thức trong mỗi cá nhân, Vietnamnet, ngày
12/8/2008.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, Báo Quân đội nhân
dân, ngày 10/9/2007.
- Phạm Thị Ng
ọc Trâm, QLNN đối với tài nguyên và môi trường vì sự phát
triển bền vững dưới góc nhìn xã hội - nhân văn, Nxb Khoa học xã hội, H.2006.

14
- Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, Xanh hoá
công nghiệp - vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ, Ngân hàng
Thế giới, H.2000.
- Bài phỏng vấn TS. Trần Hồng Hà, Cần tạo chuyển biến trong nhận
thức trách nhiệm và đạo đức về môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường, tháng 2/2007, tr. 17-18.
- Cộng đồng và giáo dục môi trường, Vietnamnet, ngày 24/2/2008
- Hành trình Xanh - cầu nối thân thiện với môi trường, Vietnamnet,
ngày 19/10/2008
- Phạm Thị Ng
ọc Trâm, Nhân tố xã hội nhân văn trong QLNN về tài
nguyên và môi trường, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 2/2008, tr. 5-7.
- Sẽ bùng nổ nhu cầu nhân lực môi trường, Vietnamnet, ngày 22/3/2009.
2.4. Hướng nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về QLNN trong lĩnh vực
môi trường và rút ra bài học cho Việt Nam
Các tác giả của các công trình nghiên cứu thuộc nhóm này chủ yếu tập
trung phân tích kinh nghiệm sử dụng các công cụ kinh tế như thuế, phí, đặt
cọc - ký quỹ, xây dựng và áp dụng tiêu chuẩn môi trường, bi
ện pháp giáo dục
- truyền thông môi trường. Từ đó, các tác giả rút ra được một số bài học bổ

ích cho Việt Nam như cần phân biệt các mức phí khác nhau đối với từng hoạt
động có tác động đến môi trường ở các vùng sinh thái cụ thể. Cần ban hành
và áp dụng các cấp độ tiêu chuẩn khác nhau đối với ngành, địa phương và
quốc gia. Tuy nhiên, còn nhiều nội dung rất cần nghiên cứu như kinh nghiệm
tổ chức bộ máy QLNN trong l
ĩnh vực môi trường, thu hút đầu tư để bảo vệ
môi trường, chính sách phát triển ngành công nghiệp xử lý chất thải… còn
chưa được các tác giả đề cập tới.
Tiêu biểu cho hướng nghiên cứu này, có thể kể ra một số công trình sau đây:
- Bài phỏng vấn ông Takao Kawakami (Cố vấn đặc biệt của Bộ trưởng
Ngoại giao Nhật Bản), Chính phủ Nhật Bản khuyến khích nghiên cứu, ứng

15
dụng khoa học công nghệ thân thiện với môi trường, Tạp chí Tài nguyên và
Môi trường, tháng 7/2004, tr. 20-21.
- Báo cáo nghiên cứu chính sách của Ngân hàng Thế giới, Xanh hoá
công nghiệp - vai trò mới của cộng đồng, thị trường và chính phủ, Ngân hàng
Thế giới, H.2000.
- Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Dự án VIE/01/021, Kinh nghiệm xây dựng và
thực hiện chương trình nghị sự về phát triển bền vững của Trung Quốc.
- Bùi Danh Phong, Hiệu lực c
ủa chính sách thuế môi trường ở Thụy
Điển, Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 5/2007, tr. 47-48.
- Viện Nghiên cứu QLKT TƯ, Đổi mới quản lý kinh tế và môi trường
sinh thái, Nxb. Chính trị quốc gia, H. 1997.
- ThS. Lê Huỳnh Mai - TS. Nguyễn Minh Phong, Xã hội hóa công tác
bảo vệ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất đối với Việt Nam,
Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 3/2009, tr.11-14.
- TS. Nguyễn Ngọc Thanh - Trần Mạnh Kiên - Đỗ Gioan Hảo, Thuế,
phí môi trường trên thế

giới và một số định hướng cho Việt Nam, Tạp chí Tài
chính, tháng 11/2002, tr. 45-47.
- Trung tâm phát triển Tài nguyên và Môi trường, Viện Môi trường và
Phát triển bền vững, Quản lý tổng hợp lưu vực sông theo hướng phát triển
bền vững ở Việt Nam (Dự án VIE/01/021), H. 2006.
2.5. Hướng nghiên cứu về hiệu quả quản lý nhà nước về môi trường
Hiện nay đã có một số công trình đề cập đến hiệu lực QLNN về môi
tr
ường. Chẳng hạn như:
- TS. Phạm Khôi Nguyên, Nâng cao hiệu quả QLNN về tài nguyên và
môi trường phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Tạp
chí Tài nguyên và Môi trường, tháng 11/2003, tr. 9-10.
- Nâng cao hiệu quả QLNN về môi trường, thiennhien.net, ngày
13/02/2009.

16
Tuy nhiên, các công trình này mới dừng ở mức kêu gọi cần phải nâng
cao hiệu lực QLNN về môi trường nói chung, chưa bàn gì về khái niệm, các
chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực QLNN về môi trường
và cũng chưa có những đánh giá cụ thể về thực trạng hiệu lực QLNN về môi
trường ở nước ta.
Như vậy, có thể thấy mặc dù có rất nhiều công trình nghiên cứ
u liên
quan đến nội dung QLNN về môi trường, nhưng có rất ít công trình nghiên
cứu về hiệu lực QLNN trong lĩnh vực này. Thực hiện đề tài này, chúng tôi
mong muốn và hy vọng đóng góp một phần nhỏ vào nghiên cứu lý luận và
thực tiễn nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường ở Việt Nam.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài:
3.1. Mục tiêu của đề tài
- Bước đầu xác lập cơ sở lý luận và thự

c tiễn để phân tích, đánh giá
hiệu lực QLNN về môi trường.
- Phân tích, đánh giá hiệu lực thực hiện một số nội dung QLNN về môi
trường ở Việt Nam.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về môi
trường ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ của đề tài:
Để thực hiện các mục tiêu nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những
nhiệm vụ cơ
bản sau:
- Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận về QLNN về môi trường và làm
rõ khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu lực
QLNN về môi trường.
- Khảo cứu kinh nghiệm nâng cao hiệu lực QLNN về môi trường của
một số nước trên thế giới.
- Phân tích, đánh giá hiệu lực thực hiện một số nội dung QLNN về môi
trường ở nướ
c ta và làm rõ nguyên nhân của tình trạng này.

17
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu lực QLNN về môi
trường ở nước ta.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Theo Luật BVMT, QLNN về môi trường có 10 nội dung. Để đánh giá
hiệu lực QLNN về môi trường phải đánh giá hiệu lực thực thi theo cả 10 nội
dung này. Đây là vấn đề lớn, có tầm cỡ quốc gia, trong khuôn khổ một đề tài cấp
B
ộ, thời gian nghiên cứu và nguồn kinh phí có hạn, cộng với những khó khăn về
nguồn thông tin, tư liệu…

1
, nhóm nghiên cứu chỉ lựa chọn đánh giá hiệu lực
QLNN về môi trường trên ba nội dung quản lý sau:
- Hiệu lực QLNN trong thực thi các văn bản pháp luật về khắc phục ô
nhiễm, suy thoái môi trường.
- Hiệu lực QLNN trong thực thi các văn bản pháp luật về thẩm định
báo cáo ĐTM.
- Hiệu lực QLNN trong thực thi các văn bản pháp luật về kiểm tra,
thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật BVMT.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để
đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp khác
như: Phương pháp hệ thống hóa, Phương pháp thống kê, Phương pháp suy
luận, Phương pháp phân tích tổng hợp, Phương pháp đối chiếu, so sánh,…
5. Nội dung nghiên cứu:


1
Tại Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ ba năm 2010 do Bộ TN và MT tổ chức vào hai ngày
17,18/11/2010 đã xác định trong thời gian tới sẽ thực hiện một dự án đánh giá hiệu lực QLNN về môi trường
trên phạm vi toàn quốc.

18
Nội dung của đề tài ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu
tham khảo sẽ được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ HIỆU LỰC QUẢN
LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG

Chương 2: THỰC TRẠNG HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ MÔI
TRƯỜNG Ở VIỆT NAM

Chương 3:
QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU LỰC QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC VỀ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI




















×