Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

giả trinh thám trong tên tôi là đỏ của orhan pamuk

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.44 KB, 16 trang )

Giả trinh thám trong Tên tôi là Đỏ của
Orhan Pamuk


Dư Thị Ngọc


Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn ThS. Văn học: 60 22 02 45
Người hướng dẫn : TS. Nguyễn Thị Thu Thủy
Năm bảo vệ: 2014
96 tr .

Abstract. Phân tích những đặc điểm thể hiện dấu hiệu nghệ thuật giả trinh thám trong
tác phẩm Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk. Tìm hiểu những đóng góp của Orhan
Pamuk trong đời sống văn học Thổ Nhĩ Kì nói riêng cũng như văn học hậu hiện đại
thế giới nói chung.
Keywords.Văn học; Văn học nước ngoài; Văn học Thổ Nhĩ Kỳ
Content.
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Thổ Nhĩ Kỳ được coi là ngã tư của các nền văn minh, nơi gặp nhau của
phương Đông và phương Tây. Sự giàu có của nền văn hóa nói chung và văn học nói
riêng của miền đất này chưa được nhiều bạn đọc Việt Nam biết đến. Luận văn mong
phần nào đưa nền văn học Thổ Nhĩ Kỳ đến gần hơn với độc giả Việt.
Từng được New York Times ca ngợi là “một ngôi sao mới mọc ở phương Đông”,
Orhan Pamuk là một hiện tượng trong văn học Thổ Nhĩ Kỳ cũng như văn học thế giới.
Ông giành được nhiều giải thưởng văn học trong và ngoài nước. Ông được các nhà
nghiên cứu văn học đánh giá cao về những đóng góp nghệ thuật kể chuyện cũng như
thái độ thẳng thắn đề cập tới các căng thẳng sâu xa giữa phương Đông và phương Tây,
giữa tập quán và thế tục, khiến người đọc bị ám ảnh.
1.2. Đời sống văn học Thổ Nhĩ Kỳ được đánh thức trong lòng người đọc Việt


Nam bởi tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk. Tác phẩm có sức lôi cuốn kỳ
diệu với sự kết hợp sắc bén giữa truyện trinh thám gay cấn với câu chuyện tình yêu
lãng mạn, mâu thuẫn và hòa hợp giữa các nền văn hóa. Tác phẩm không những là sáng
tác tiêu biểu của Orhan Pamuk mà còn thể hiện những bước đổi mới của nền văn học
hậu hiện đại.
Tên tôi là Đỏ ra mắt năm 2000 và được trao giải thưởng IMPAC năm 2003 và
giải Nobel Văn học năm 2006. Cuốn sách được dịch ra 24 ngôn ngữ. Tác phẩm được
đánh giá là một kiệt tác với nội hàm dữ dội của một cây bút bậc thầy. Thông qua bản
dịch tiếng Việt của dịch giả Phạm Viêm Phương, Huỳnh Kim Oanh, Nhà xuất bản Văn
học và Nhã Nam, độc giả sẽ ngỡ ngàng phát hiện về một Thổ Nhĩ Kỳ cổ kính và rực
rỡ, truyền thống và hiện đại, phàm tục và linh thánh ẩn dưới vẻ ngoài của một câu
chuyện trinh thám.
Tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ là một tác phẩm có cách thể hiện độc đáo. Trên nền
các vụ án mạng gay cấn đến nghẹt thở, chuyện tình lãng mạn đến cảm phục, tác phẩm
đề cập đến sự va chạm văn hóa giữa phương Đông và phương Tây một cách lý thú.
Cuốn tiểu thuyết được đông đảo bạn đọc đón nhận. Tên tôi là Đỏ không chỉ là nét đột
phá về hình thức nghệ thuật, mà còn là một khám phá mới mẻ của tác giả Orhan
Pamuk trong việc thể hiện những vấn đề lớn của văn hóa. Đô thành Istanbul cuối thế
kỷ XVI chứa đựng bề dày văn hóa mà tiêu biểu là cuốn sách của các nhà tiểu họa Hồi
giáo. Tác phẩm là một thách thức với độc giả, không chỉ ở vụ án ly kỳ, bí ẩn đến phút
chót, mà người đọc sẽ cảm nhận và ngấm dần một nền văn hóa trong thời buổi va
chạm Đông – Tây. Với những độc đáo về hình thức và sâu sắc về nội dung, Tên tôi là
Đỏ không chỉ gây tò mò đối với độc giả mà còn là mảnh đất màu mỡ để khám phá cho
những ai đam mê văn chương.
1.3. Truyện trinh thám lôi cuốn độc giả bởi những điều bí ẩn đến từ vụ án và
hành trình giải mã thông minh của thám tử. Edgar Allan Poe là người khai sinh “trò
chơi trí tuệ” này. Barry Lewis cho rằng thể loại trinh thám là một trong những ứng cử
viên cho tư cách bạn đồng hành đúng nghĩa của hậu hiện đại bởi việc truy tìm những
manh mối, cám dỗ đứng song song, gần gũi với việc độc giả săn tìm ý nghĩa của văn
bản. T.Todorov đưa ra những quy tắc của thể loại này và chúng trở thành mẫu mực cho

các nhà văn khai thác mảng trinh thám. Nếu chiếu theo những điều này, Tên tôi là Đỏ
đã vi phạm quy tắc của tiểu thuyết trinh thám cổ điển. Orhan Pamuk đã mượn cái
khung của tiểu thuyết trinh thám để nêu lên những câu chuyện về tình yêu, về văn hóa,
nghệ thuật. Ông đã vượt qua những quy tắc của thể loại để hướng đến những vấn đề
mang tính khái quát, tạo nên một dạng trinh thám riêng mang màu sắc cá nhân. Tên tôi
là Đỏ là một “biến tấu lạ lùng” của thể loại trinh thám. Đó chính là giả trinh thám của
văn học hậu hiện đại.
Với những lý do kể trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài Giả trinh thám
trong Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk. Hy vọng từ góc độ này, chúng tôi có thể góp
thêm một cách nhìn vào việc giải mã tác phẩm văn học của Orhan Pamuk.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Về truyện trinh thám và giả trinh thám
Khái niệm truyện trinh thám được dùng để chỉ thể loại văn xuôi hư cấu được khai
sinh bởi Edgar Allan Poe (1809 – 1849) với bộ ba tác phẩm Vụ án đường Morgue, Lá
thư bị mất và Bí mật của Marie Roger, sau đó được tiếp nối với Wikie Collins, Arthur
Conan Doyle, John Dicson Carr, Agatha Christie, Stanley Gardner… Adgar Poe quan
niệm truyện trinh thám là một thể loại văn học duy lý, một trò chơi trí tuệ mà “người
chiến thắng là người bước vào đầu óc địch thủ, đồng nhất với hắn” [12, 637]. Ông xem
truyện trinh thám là một bài toán hóc búa, phức tạp, trong đó các chi tiết được gài đặt
tạo nên tình thế gay cấn, bí ẩn có vẻ không giải được, nhưng cuối cùng thám tử đã sáng
tỏ tất cả nhờ suy luận, phán đoán theo phương pháp diễn dịch. Connan Doyle cũng
nhấn mạnh vào phép lý luận, nhưng với ông là “phép suy luận ngược chiều”. Người ta
nói cho anh cái kết cục và tự anh phải tìm ra tất cả những sự việc đã dẫn đến cái kết
cục ấy.
Bắt đầu từ Edgar Allan Poe, truyện trinh thám đã được nâng lên tầm văn học, để
từ đó đến nay, nó làm nên lịch sử thể loại cũng như tên tuổi của nhiều thế hệ nhà văn.
Hành trình phát triển của truyện trinh thám là một quá trình biến đổi. Truyện trinh
thám cổ điển cuốn hút bạn đọc bởi những bí ẩn của vụ án, kích thích họ khát khao
khám phá khi nhà văn sử dụng kĩ thuật hé mở dần dần rồi tiết lộ ở đoạn kết.
Các vấn đề lý thuyết về loại hình truyện trinh thám đã được các nhà nghiên cứu

phương Tây đề cập đến từ khá sớm trong Loại hình của tiểu thuyết trinh thám
(Todorov, Đặng Anh Đào dịch), Về truyện trinh thám (Borges, Ngô Tự Lập dịch). Ở
Việt Nam, loại hình này cũng được giới nghiên cứu chú ý, có thể kể đến Đặng Anh
Đào với Nữ tác gia và truyện trinh thám, Nguyễn Duy Bình với Bàn về tiểu thuyết
trinh thám, Nguyễn Vi Khanh với Cái chết trong văn chương: từ siêu hình, lãng mạn
đến kinh dị và trinh thám…
Nhìn sự phát triển và biến đổi của truyện trinh thám, Todorov chỉ ra sự tiếp nối
của ba hình thái tiểu thuyết ẩn ngữ, tiểu thuyết đen và tiểu thuyết phân vân hồi hộp.
Tiểu thuyết ẩn ngữ hay còn gọi là tiểu thuyết trinh thám cổ điển phát triển giữa hai
cuộc đại chiến. Dấu hiệu nổi bật của tiểu thuyết ẩn ngữ thể hiện trong kết cấu hầu như
không thay đổi: một cốt truyện trinh thám được cấu thành trên hai câu chuyện – truyện
về tội ác và truyện về cuộc điều tra, trong đó truyện về tội ác kết thúc thì mới bắt đầu
truyện về cuộc điều tra. Câu chuyện thứ hai mới thực sự là câu chuyện chính, kể về
những biến ảo khôn lường của trí tuệ đặc biệt thấu suốt mọi tội ác để cuối cùng đưa nó
ra công lý. Vụ giết người ở phần mở đầu là một câu đố, toàn bộ diễn tiến còn lại của
câu chuyện là tiến trình giải đố. Đây cũng chính là lý do vì sao tiểu thuyết trinh thám
cổ điển được gọi là “tiểu thuyết câu đố” hay “tiểu thuyết ẩn ngữ”. Tiểu thuyết ẩn ngữ
dựa trên khuôn mẫu của Edgar Poe đã phát huy những tìm tòi của ông, đó là yếu tố về
bí mật căn phòng đóng kín, những động cơ, nhóm người – nhân chứng và bị tình nghi
được tập hợp từ đầu, những dấu hiệu lừa phỉnh thoạt nhìn. Tiểu thuyết đen khởi nguồn
từ nước Mỹ trước đại chiến thứ hai và nở rộ ở Pháp. Sự tìm tòi khảo sát thay thế cho
sự hồi cố ở tiểu thuyết ẩn ngữ. Niềm quan tâm thích thú của độc giả chuyển từ sự hiếu
kì trên hành trình đi từ kết quả đến nguyên nhân chuyển sang sự phân vân hồi hộp trên
hành trình từ nguyên nhân đến kết quả. Theo Todorov, sự thay đổi này là do “các nhân
vật chính của tiểu thuyết ẩn ngữ (thám tử, bạn anh ta, người kể chuyện) theo định
nghĩa, là bất khả xâm phạm: chẳng điều gì có thể xảy ra với họ. Tình thế đảo ngược
trong tiểu thuyết đen: mọi sự đều có thể xảy ra và thám tử nếu không liều mạng thì
cũng liều sức khỏe” [46, 15]. Tiểu thuyết phân vân hồi hộp giữ lại những đặc điểm của
cả hai tiểu thuyết trên. Đó là câu chuyện về tội ác và cuộc điều tra, sự bí ẩn, mở rộng
câu chuyện thứ hai ra ngoài phạm vi truy đuổi tội phạm đơn thuần. Ở đây, câu chuyện

thứ hai được đặt vào vị trí trung tâm, nhân vật trung tâm không ngừng rơi vào trạng
thái lâm nguy, các tình huống lắt léo, bí ẩn được tăng cường.
Trong Edgar Poe và truyện trinh thám, Jorge Luis Borges đã từng khẳng định
“Văn học của chúng ta đang hướng về sự hỗn loạn… Trong thời đại cực kì hỗn loạn
ấy, có một thứ vẫn còn giữ, giữ một cách khiêm tốn, những giá trị truyền thống: đó là
truyện trinh thám” [12, 707]. Bởi J.L.Borges cho rằng “ta không thể hình dung một
truyện trinh thám không có phần mở đầu thắt nút và cởi nút”, tức là không có nhân vật
thám tử và hành trình điều tra vụ án của anh ta. Nói một cách khác, sự thật và hành
trình kiếm tìm sự thật chính là hạt nhân truyền thống của văn chương trinh thám.
Trong Về truyện trinh thám, ông cũng nhắc đến những nguyên tắc truyền thống của
truyện: bí ẩn phải được khám phá bằng trí tuệ, bằng cách thức của tư duy. Nghiên cứu
các sáng tác của Edgar Allan Poe, ông hướng truyện trinh thám vào địa hạt của văn
học kì ảo, những điều kì ảo đó có nguồn gốc trí tuệ chứ không phải là tưởng tượng.
Truyện trinh thám vẫn giữ được những giá trị truyền thống với kết cấu mở đầu, thắt
nút, và mở nút bằng vô số tình tiết hỗn loạn.
Velardi Patrich trong Plot, charater and setting: a study of mystery and detective
fiction nghiên cứu kết cấu của truyện trinh thám. Ông xây dựng mẫu số chung cho thể
loại này để từ đó mỗi nhà văn tự tạo cho mình một câu chuyện trinh thám riêng. Người
kể chuyện giới thiệu vài bằng chứng và mối nghi ngờ. Cao trào của câu chuyện là lúc
thám tử công bố tên tội phạm trong sự ngỡ ngàng của các nhân vật khác và chính
người đọc. Truyện trinh thám là loại truyện xoay quanh một bí ẩn cần được giải đáp,
trong đó nhất định phải có tên tội phạm và hành trình điều tra phá án. Bằng sự thông
minh và dũng cảm, thám tử sẽ lý giải bằng cách nào mà bí ẩn được giải quyết.
Theo Cao Vũ Trân trong bài viết Georges Simenon và tiểu thuyết trinh thám
Pháp thế kỉ XX thì “Hiểu một cách chung nhất, tiểu thuyết trinh thám là một loại nghệ
thuật xác định tội phạm chủ yếu dựa vào phương pháp suy luận – một trình độ động
não ở đẳng cấp cao – trong quá trình nghiên cứu và phát hiện tội phạm. Đây là một thể
loại văn học duy lý và kì ảo” [43, 72]. Trong những phân tích của mình, Cao Vũ Trân
cũng đề cập đến hình thức trinh thám – điều tra truyền thống.
Tiếp tục triển khai mối quan tâm về tiểu thuyết trinh thám, Nguyễn Duy Bình

trong Bàn về tiểu thuyết trinh thám nêu đặc thù về mặt hình thức. Ông đưa ra những
tiêu chí bắt buộc đối với một cuốn tiểu thuyết trinh thám. Về nhân vật, truyện trinh
thám cần có bộ ba nạn nhân – tội phạm – thám tử. Thủ phạm không được là thủ phạm
chuyên nghiệp, không được là thám tử, phải giết người vì lí do riêng của cá nhân. Về
cốt truyện, truyện tồn tại một điều bí ẩn và mọi sự phải được giải thích một cách duy
lý. Về điểm nhìn trần thuật, truyện trinh thám mở đầu bằng cái nhìn bên ngoài, sự kiện
bày ra như một mê cung. Trên hành trình giải đáp bí ẩn, điểm nhìn dần dịch chuyển
vào bên trong nhân vật thám tử.
Sang thế kỉ XX, một số nhà văn hiện đại đã phát triển kĩ thuật kể chuyện, phá vỡ
những luật lệ của truyện trinh thám cổ điển, hình thành lối văn phong mới, tạo nên
niềm hứng thú mới. Hành trình truy tìm manh mối song song với việc độc giả đi tìm ý
nghĩa của văn bản, nhân vật đi tìm bản ngã, nhà văn giải mã văn hóa… “Các nguyên
tắc của truyện trinh thám được ưa thích sử dụng bởi nó đặt tác phẩm vào một hành
trình. Các nhà hậu hiện đại giữ nguyên mục đích truy tìm vốn là bản chất của truyện
trinh thám, nhưng lại thay đổi mục đích truy tìm bằng cách đan cài vào đó nhiều chủ
đề, nhiều tuyến cốt truyện” [7, 39]. Sự hỗn độn của cuộc sống được thể hiện bằng
chính sự mù mịt của cái mê cung mà thám tử tham gia vào cuộc truy tìm. Sự phỏng
nhại hình thức và nguyên tắc của truyện trinh thám truyền thống đã sáng tạo nên loại
truyện giả trinh thám. Truyện trinh thám trở thành một phần không thể thiếu của văn
học hậu hiện đại.
William Spanos là người đầu tiên đề xuất thuật ngữ “giả trinh thám” (anti-
detective). Năm 1972, trong bài viết Thám tử và giới hạn: vài lưu ý về hư cấu văn
chương hậu hiện đại, Spanos nêu ra nguyên tắc giải quyết các nghi vấn và cho rằng
“câu chuyện giả trinh thám là một dạng mẫu gốc của hư cấu văn chương hậu hiện đại”
[8, 351]. Từ đó đến nay, nhiều bài viết và công trình tiếp tục sử dụng thuật ngữ giả
trinh thám để bàn về một xu hướng phát triển của truyện trinh thám hậu hiện đại.
Truyện trinh thám hậu hiện đại không đặt trọng tâm vào việc tìm ra thủ phạm, không
nhất nhất phải tuân thủ những định khung đã được các nhà nghiên cứu truyện trinh
thám đề ra từ trước đến nay. Đặt giả trinh thám trong sự đối sánh với tiểu thuyết trinh
thám cổ điển, Laurence Devillairs đã chỉ ra những nét đặc trưng và sức lôi cuốn riêng

của mỗi thể loại (Tiểu thuyết trinh thám – một niềm may mắn của văn học, Đào Duy
Hiệp dịch).
Dáng dấp mơ hồ trong những trang viết bí ẩn của truyện trinh thám luôn là động
lực thôi thúc niềm đam mê của các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, PGS.TS Đặng Anh
Đào, trong Nữ tác gia và truyện trinh thám, đã chỉ ra sự đổi mới của truyện trinh thám
trong đời sống văn học hiện đại, đặc biệt là bùng nổ yếu tố miêu tả và phân tích tâm lý:
“Truyện trinh thám hiện đại càng phải khai thác những vấn đề bất ổn của nhân cách,
bản năng” [21, 123]. Chúng tôi chú ý đến bài viết Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện
đại (Tạp chí Khoa học, số 2/2011). Ở đây, PGS.TS Lê Huy Bắc đã đề cập đến cấu trúc
này trong văn chương hậu hiện đại thông qua ba tác phẩm Tên của đóa hồng (Umberto
Eco), Tên tôi là Đỏ (Orhan Pamuk) và Thành phố thủy tinh (Paul Auster). Ông chỉ ra
rằng, các tác giả sử dụng hình thức truyện trinh thám đầy lôi cuốn để đan cài vào đó
các vấn đề lịch sử, tôn giáo ở thời Trung cổ (Tên của đóa hồng), câu chuyện tình yêu
lãng mạn và lịch sử về nền tiểu họa Thổ Nhĩ Kì (Tên tôi là Đỏ) hay khám phá chính
bản thân mình (Thành phố thủy tinh). Với ba tác phẩm tiêu biểu này, ông đã chỉ ra
cách tân lối viết của các tác giả theo hướng hậu hiện đại và khẳng định rằng sự sáng
tạo của con người là không giới hạn, khi nhà văn vượt qua những giới hạn của thể loại
trinh thám truyền thống để làm mới cho tác phẩm của mình. Ở một công trình quy mô
hơn – Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Lê Huy Bắc đã tập hợp những bài viết
đặc thù nhất về nghiên cứu lý thuyết và phê bình văn học hậu hiện đại ở Việt Nam
trong khoảng mười năm trở lại đây, trong đó dành sự chú ý không nhỏ đến tiểu thuyết
giả trinh thám. Bộ ba New York của Paul Auster và Bốn bề bờ bụi của Akutagawa
Ryunosuke được nghiên cứu dưới góc độ tác phẩm giả trinh thám – một vấn đề của
chủ nghĩa hậu hiện đại. Cả hai bài nghiên cứu đi vào vấn đề người kể chuyện, người
nghe chuyện, cốt truyện, kết cấu và nhân vật để khẳng định mục đích của các câu
chuyện trinh thám không đặt ở việc tìm kiếm hung thủ và chân lý sự việc, mà nhấn
mạnh quá trình kể chuyện, vào sự đánh mất bản thể và đi tìm bản thể ra sao. Ở luận
văn Tự sự phản trinh thám trong Thành phố thủy tinh của Paul Auster, tác giả Đặng
Thị Bích Hồng phân tích thấu đáo đặc điểm giả trinh thám trong tác phẩm thông qua
ba vấn đề lớn: cốt truyện, nhân vật và người kể chuyện.

Như vậy, tiểu thuyết giả trinh thám là sản phẩm của văn học hậu hiện đại, hay nói
cách khác, nó góp phần làm nên bộ mặt của tự sự hậu hiện đại. Trên cơ sở những đặc
trưng của thể loại trinh thám, tiểu thuyết giả trinh thám là sự phá vỡ tất cả những vấn
đề thuộc về nền tảng thể loại. Kiểu con người suy lý vốn được tôn sùng, giờ không
những bị phủ nhận mà còn bị đem ra giễu nhại. Thám tử trong tiểu thuyết trinh thám
và tiểu thuyết giả trinh thám đi tìm những câu trả lời khác nhau xuất phát từ những
quan điểm nhận thức khác nhau của thời đại đã sản sinh ra họ. Hành trình của thám tử
trong tự sự hậu hiện đại không đặt mục đích tìm hung thủ là trọng tâm, anh ta không
bất khả chiến bại trong việc giải mã bí ẩn. Cùng với hành trình truy tìm tội phạm là
quá trình tự trinh thám. Đôi khi, cuối cuộc hành trình, anh ta chỉ còn một mã biểu đạt.
Độc giả ít quan tâm đến việc thám tử sẽ thành công hay thất bại mà dõi theo quá trình
ấy để tìm ra những cái được biểu đạt khác nhau.
2.2. Về Orhan Pamuk và Tên tôi là Đỏ
Orhan Pamuk là cái tên được nhắc đến khá nhiều trên các tờ báo nước ngoài. Sức
ảnh hưởng của ông không dừng lại ở những cống hiến cho văn học, mà còn ở sự lột tả
chân thực tâm hồn u buồn của thành phố Hồi giáo Istanbul, đề cập đến những vấn đề
thuộc về tôn giáo, chính trị. Chính vì thế, ông gặp phải không ít rắc rối với một loạt tác
phẩm đề cập đến sự tương tác phức tạp giữa các giá trị truyền thống của đạo Hồi và
nền văn minh phương Tây. Tuy nhiên, trên tất cả, giá trị văn chương của ông được
công nhận với các giải thưởng Hòa bình, giải thưởng Medicis và cao nhất là giải Nobel
Văn học 2006. Diễn văn công bố của Viện Hàn lâm đã ghi nhận: “Trong quá trình đi
sâu tìm hiều tâm hồn u uẩn, sầu muộn của thành phố quê hương, Orhan Pamuk đã phát
hiện ra những biểu tượng của sự va chạm, trộn lẫn giữa nhiều nền văn hóa” [33]. Trên
các tờ báo như Spectator, Observer, New Yorker, Guardian, tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ
được đánh giá cô đọng bởi các tính từ Tuyệt diệu, Kỳ vĩ, Lộng lẫy, Bất hủ… Tờ New
Yorker nhận định: “Pamuk đã chứng tỏ sự kiên nhẫn và khả năng xây dựng của những
người kể chuyện thế kỷ XIX và các truyền nhân của họ, Proust và Mann… và năng lực
tưởng tượng của ông được gắn kèm với một cảm quan sâu xa về bí ẩn và song nghĩa”
[38]. Trong cuốn tiểu luận Những màu khác, Orhan Pamuk dành ba chương kể lại quá
trình sáng tác Tên tôi là Đỏ và bộc bạch những suy nghĩ của mình về cuốn tiểu thuyết

tâm đắc này.
Orhanpamuk.net, nytimes.com là những website dành nhiều bài viết cho Tên tôi
là Đỏ. Trong bài viết My name is Red, Eric J.Iannelli đặc biệt chú ý đến sự đa tầng
người kể chuyện, mê cung đầy bí ẩn của vụ án, và hơn thế là các cuộc tranh biện văn
hóa không hồi kết. Cùng hướng nghiên cứu đó, Dick Davis, trong Murder and joy, cho
rằng Tên tôi là Đỏ đã vượt qua những quy tắc của thể loại để đem đến cho độc giả
nhiều hơn một vụ án.
Ở Việt Nam, tên tuổi và tác phẩm của Orhan Pamuk chưa được biết đến nhiều.
Orhan Pamuk được Đoàn Tử Huyến, Nguyễn Văn Thắng giới thiệu sơ lược trong cuốn
103 nhà văn đoạt giải Nobel (1901-2006). Trong mục giới thiệu sách, dịch giả Phạm
Viêm Phương bày tỏ cảm xúc trong quá trình dịch tác phẩm này, đồng thời đưa ra một
số nhận định mang tính khái quát về tác phẩm.
Những công trình nghiên cứu về tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ chiếm số lượng ít ỏi
với đề tài luận văn Thạc sĩ Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2009: Nghệ thuật kể chuyện
trong tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk của Hà Hoàng Hà. Đây được coi là
công trình đầu tiên nghiên cứu một cách toàn vẹn nhất về tác phẩm. Công trình đi vào
tiếp cận và giải quyết những vấn đề nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của tác phẩm như
cốt truyện, giọng điệu và người kể chuyện.
Trên các website, phần nhiều các bài viết đều nêu khái quát một số nét đặc trưng,
tiêu biểu về bút pháp hay mang tính chất giới thiệu về tác phẩm xuất sắc, một số bài
viết dừng lại ở việc giới thiệu sách, chưa đi sâu nghiên cứu cặn kẽ. Trong khoảng thời
gian hai năm 2007- 2008, chúng tôi nhận thấy mối quan tâm của báo mạng đến Orhan
Pamuk và Tên tôi là Đỏ rất lớn. Nhân sự kiện Orhan Pamuk đạt giải Nobel và tác
phẩm Tên tôi là Đỏ được xuất bản ở Việt Nam, các trang nhanam.vn, phongdiep.net,
vietbao.vn… giới thiệu cuộc đời và vài nét cơ bản về nội dung cuốn tiểu thuyết. Trên
eVan, bài viết Orhan Pamuk: Nghệ thuật không có trung tâm của Nhật Chiêu nhận
định tổng quan về lối viết của tác giả. Tại Hội thảo Orhan Pamuk – giữa Đông và Tây
tổ chức ngày 11 tháng 3 năm 2008, Mai Sơn giới thiệu về tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ và
nhìn nhận ở khía cạnh nội dung của tác phẩm Tên tôi là Đỏ: Bản đại luận về nghệ
thuật. Cùng hướng nghiên cứu đó, Hoài Nam có bài viết Sự va chạm giữa hai nền nghệ

thuật hội họa trên trang cand.com.vn.
Trong Giải mã hiện tượng văn học Orhan Pamuk, Thăng Xuyên tiếp cận Pamuk
ở khía cạnh nhà văn trong mối quan hệ với dân tộc mình và toàn nhân loại. Ông bám
chắc vào gốc rễ dân tộc mình để sáng tạo nhưng không quên đi những yếu tố mang
tầm thời đại. Tác giả bài viết cũng có nhận xét ưu ái cho tác phẩm Tên tôi là Đỏ:
“Sáng tác của ông, nhất là những cuốn như “Tên tôi là Đỏ” và “Tuyết”, cho thấy ông là
nhà văn Thổ Nhĩ Kì từ trong máu. Phải là một nhà văn gắn bó cật ruột với Tổ quốc
sinh ra mình cùng với toàn bộ bề dày lịch sử, văn hóa, ngôn ngữ… của nó thì mới có
thể viết sách như vậy” [47]. Phạm Nhật Chiêu, trong bài viết Orhan Pamuk – nghệ
thuật không có trung tâm trên khoavanhoc-ngonngu.edu.vn, cho rằng nhà văn đã thâu
tóm toàn bộ thế giới, ông thuộc về cả Đông và Tây. Thanh điệu độc đáo trong văn
phong của ông luôn dễ nhận ra trong thế giới đa thanh, bởi màu đỏ biết nói kia không
nói cho độc giả biết về chân lý nhưng lại đem đến sức ảm ảnh lạ kì.
Tóm lại, trừ một vài tài liệu có đề cập chút ít đến kĩ thuật viết hậu hiện đại trong
tiểu thuyết trinh thám của Orhan Pamuk, chúng tôi chưa thấy có công trình nào đi sâu
nghiên cứu giả trinh thám trong Tên tôi là Đỏ. Vì vậy, việc chúng tôi nghiên cứu Giả
trinh thám trong Tên tôi là Đỏ của Orhan Pamuk là một việc làm cần thiết nhằm
đến một cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn nữa về một tác phẩm từng chiếm được niềm
mến mộ của độc giả toàn thế giới.
3. Phạm vi, đối tượng và mục đích nghiên cứu
Tên tôi là Đỏ (2000) là cuốn tiểu thuyết trinh thám đầu tiên của Orhan Oamuk.
Chúng tôi khảo sát tác phẩm dựa trên bản dịch Tiếng Việt của Phạm Viêm Phương và
Huỳnh Kim Oanh, Nhà xuất bản Văn học phối hợp với Nhà sách Nhã Nam, Hà Nội,
xuất bản tại Việt Nam năm 2008.
Luận văn của chúng tôi đặt trọng tâm nghiên cứu vấn đề giả trinh thám trong Tên
tôi là Đỏ, qua đó làm nổi rõ sự đi ngược những nguyên tắc của tiểu thuyết trinh thám,
cũng là quá trình làm mới thể loại này theo hướng hậu hiện đại. Từ việc tiếp cận vấn
đề trên, chúng tôi chỉ ra phong cách nghệ thuật độc đáo, hiện đại và những đóng góp
của Orhan Pamuk đối với nền văn học Thổ Nhĩ Kỳ nói riêng và văn học thế giới nói
chung.

4. Phương pháp nghiên cứu
Để làm rõ vấn đề liên quan đến đề tài, chúng tôi chủ yếu thực hiện phương pháp
tiếp cận tác phẩm trên bình diện trần thuật học kết hợp với phương pháp liên ngành.
Nhằm khai thác tác phẩm ở khía cạnh giả trinh thám, chúng tôi đặt cuốn tiểu thuyết
trong mối liên hệ với các vấn đề lịch sử, xã hội, văn hóa. Liên hệ tác phẩm với lịch sử,
xã hội, đặc biệt là nghệ thuật hội họa Thổ Nhĩ Kì trong giai đoạn va chạm Đông – Tây
để hướng tới lý giải một cách chính xác nhất các vấn đề nằm ngoài trinh thám mà tác
phẩm đề cập.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ phối hợp chặt chẽ các thao tác khảo
sát, thống kê, phân tích hệ thống; khái quát, tổng hợp tác phẩm theo đặc trưng thể loại,
lý thuyết hệ thống, thi pháp học… để các kết luận trong luận văn tăng thêm độ tin cậy
và sức thuyết phục.
5. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu theo ba chương:
Chương 1: Kiến tạo mê cung tội lỗi
Chương 2: Lúng túng trong mê cung
Chương 3: Thoát khỏi mê cung tội lỗi
6. Đóng góp của luận văn
Ứng dụng lý thuyết hậu hiện đại để tìm hiểu Tên tôi là Đỏ, chúng tôi muốn làm
sáng tỏ những đổi mới trong nghệ thuật biểu hiện, đồng thời từ đó soi chiếu vào nội
dung, thấy được sự xung đột, cọ xát văn hóa Đông – Tây thể hiện trong quan niệm về
nghệ thuật hội họa. Ngoài ra, chúng tôi hy vọng công trình sẽ có đóng góp phần nào
vào việc nhận diện dấu ấn của một tác giả văn học đương đại có tầm vóc quốc tế
nhưng còn xa lạ với độc giả Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu bằng tiếng Việt
1. Nhiều tác giả (2004), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Văn Thị Thùy An (2004), Kết cấu truyện trinh thám Edgar Allan Poe, Luận văn,
ĐHKHXH&NV, Hà Nội.
3. Đào Tuấn Ảnh, Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Hoài Thanh sưu tầm, biên soạn (2003),

Văn học hậu hiện đại thế giới – Những vấn đề lý thuyết, Nxb Hội nhà văn, Trung tâm
Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội.
4. Đào Tuấn Ảnh (2005), Quan niệm về thực tại và con người trong văn học hậu hiện
đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 8, tr. 43-59.
5. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb ĐHQG Hà Nội, Hà Nội.
6. Lê Huy Bắc (2008), Cốt truyện trong tự sự, Tạp chí Văn học, số 7.
7. Lê Huy Bắc (2011), Giả trinh thám trong tự sự hậu hiện đại, Tạp chí Khoa học, số 2,
tr. 39-45.
8. Lê Huy Bắc (chủ biên) (2013), Phê bình văn học hậu hiện đại Việt Nam, Nxb Tri
thức, Hà Nội.
9. Nguyễn Duy Bình (2003), Những vấn đề văn học và ngôn ngữ, Nxb KHXH, Hà Nội.
10. Bakhtin M. (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển chọn và
dịch, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
11. Booth Wayne (2008), Khoảng cách và điểm nhìn, Đào Duy Hiệp dịch, Tạp chí văn
học nước ngoài, số 4, tr. 159-168.
12. Borges Jorge Luis (2002), Edgar Poe và truyện trinh thám, trích Tuyển tập Edgar
Allan Poe, Nxb Văn học Hà Nội.
13. Borges Jorge Luis (2012), Về truyện trinh thám, Ngô Tự Lập dịch,
/>tham-cua-poe-10092012-20.html
14. Lê Nguyên Cẩn (2002), Về tiểu thuyết sử dụng ngôi thứ nhất trong văn học phương
Tây thế kỉ XVIII, Tạp chí Khoa học, số 5.
15. Lê Nguyên Cẩn (2013), Về một vài khái niệm của chủ nghĩa hậu hiện đại,

16. Nguyễn Thị Mai Chanh (2008), Tự sự ngôi thứ nhất theo điểm nhìn đa tuyến qua
truyện ngắn “Trong quán rượu” và “Con người cô độc” của Lỗ Tấn, Tạp chí nghiên cứu
văn học, số 3.
17. Phan Nhật Chiêu (2012), Orhan Pamuk: Nghệ thuật không có trung tâm,
http://khoavanhoc-
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=3322:orhan-
pamuk-ngh-thut-khong-co-trung-tam&catid=64:vn-hc-nc-ngoai-va-vn-hc-so-

sanh&Itemid=108&lang=vi
18. Diễm Cơ (2004), Hậu hiện đại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9.
19. Chu Xuân Diên (2009), Để góp phần nghiên cứu huyền thoại và thi pháp huyền thoại
trong sáng tác văn học, http://khoavanhoc-
ngonngu.edu.vn/home/index.php?option=com_content&view=article&id=337:-gop-phn-
nghien-cu-huyn-thoi-va-thi-phap-huyn-thoi-trong-sang-tac-vn-hc&catid=94:ly-lun-va-
phe-binh-vn-hc&Itemid=135.
20. Đặng Anh Đào (2001), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương Tây hiện đại, Nxb
ĐHQG, Hà Nội.
21. Đặng Anh Đào (1994), Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Tạp chí Văn học, số 2.
22. Đặng Anh Đào (2008), Bàn về một vài thuật ngữ thông dụng trong truyện kể, Tạp chí
Nghiên cứu văn học, số 7.
23. Phan Cự Đệ (2003), Tiểu thuyết phiêu lưu và tiểu thuyết trinh thám, Tạp chí Nhà văn,
số 11.
24. Hà Hoàng Hà (2009), Nghệ thuật kể chuyện trong tiểu thuyết Tên tôi là Đỏ của
Orhan Pamuk, Luận văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
25. Nguyễn Thị Ngọc Huệ (2011), Phạm trù sự thật trong tiểu thuyết trinh thám,
/>ng%E1%BB%8Dc-hu%E1%BB%87-ph%E1%BA%A1m-tru-s%E1%BB%B1-
th%E1%BA%ADt-trong-ti%E1%BB%83u-thuy%E1%BA%BFt-trinh-tham/.
26. Hoàng Ngọc Hiến (2003), Giọng điệu trong văn chương, NXB Giáo dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Thị Thanh Hiếu (2010), Trần trụi với văn chương và ngòi bút phản tiểu
thuyết trinh thám của Paul Auster, Tạp chí Khoa học, số 5, tr. 50-56.
28. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Đặng Thị Bích Hồng (2011), Tự sự phản trinh thám trong Thành phố thủy tinh của
Paul Auster, Luận văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
30. Đoàn Tử Huyến (2007), Nguyễn Văn Thắng, 103 nhà văn đoạt giải Nobel (1901-
2006), Nxb Lao động, Hà Nội.
31. Nguyễn Vi Khanh (2011), Cái chết trong văn chương: từ siêu hình, lãng mạn đến
kinh dị và trinh thám…,


32. Kornev S. (2009), Chủ nghĩa hậu hiện đại phương Tây và phương Đông hậu hiện
đại: vũ khí chống hậu hiện đại, Ngân Xuyên
dịch,
33. Thiên Lam (2007), Tên tôi là Đỏ, khám phá những bí ẩn trong tâm hồn dân tộc,
/>toc/65114911/181/
34. Laurence Devillairs (2009), Tiểu thuyết trinh thám, một niềm may mắn của văn học,
Đào Duy Hiệp dịch, o/?pg=tpdetail&id=1674&catid=6
35. Lyotard J.F. (2007), Hoàn cảnh hậu hiện đại, Ngân Xuyên dịch, Bùi Văn Nam Sơn
hiệu đính và giới thiệu, Nxb Tri thức, Hà Nội.
36. Hoài Nam (2008), Sự va chạm giữa hai nền nghệ thuật hội họa,

37. Trần Thị Bích Ngọc (2003), Motif trinh thám trong tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng
của Graham Greene, Luận án, Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
38. Orhan Pamuk (2008), Tên tôi là Đỏ, Phạm Viêm Phương dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
39. Orhan Pamuk (2013), Những màu khác, Lâm Vũ Thao dịch, Nxb Nhã Nam, Hà Nội.
40. Nguyễn Hưng Quốc (2008), Chủ nghĩa hậu hiện đại – Những mảnh nghĩ rời,
/>22E12A862581FEA5?action=viewArtwork&artworkId=8027.
41. Nguyễn Hưng Quốc (2005), Các lý thuyết phê bình văn học (11): Chủ nghĩa hậu hiện
đại,
/>22E12A862581FEA5?action=viewArtwork&artworkId=3849.
42. Mai Sơn (2008), Tên tôi là Đỏ - Bản đại luận về nghệ thuật,
/>thuat-1972904.html
43. Cao Vũ Trân (2004), Geoges Simenon và tiểu thuyết trinh thám Pháp thế kỉ XX, Tạp
chí nghiên cứu văn học, số 10.
44. Lê Phong Tuyết (2005), Người kể chuyện trong văn xuôi, Tạp chí văn học, số 5, tr.
56-64.
45. Nguyễn Văn Tùng (2009), Bạn biết gì về văn học trinh thám, Tạp chí Văn học Tuổi
trẻ, số 4.
46. Todorov T. (2004), Thi pháp văn xuôi, Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch, Nxb
ĐHSP, Hà Nội.

47. Thăng Xuyên (2008), Giải mã hiện tượng văn học Orhan Pamuk,

48. Umberto Eco (2011), Thi pháp tác phẩm mở, Nguyễn Văn Dân dịch, Tạp chí Văn học
nước ngoài, số 7.
II. Tài liệu bằng tiếng Anh
49. Bensel Christian and Watkins Tony (23/3/2010), “A hunger for Truth and Justice”
(an interview). Nguồn: />justice/
50. Brian Lavery (2003), In the Thick of Change Where Continents Meet,
/>meet.html
51. Dick Emma (2002), The mystery of Istanbul,

52. Dick Davis (2001), Murder and joy,

53. Eric J.Iannelli, My name is red, translated by Erdag M. Göknar

54. Lewis Gropp (2003), Bestselling Author and Avantgarde Writer,

55. Patrick Velardi A., Plot, character and setting: a study of mystery and detective
fiction,

×