TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC
KHOA ĐIỀU DƯỠNG
TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
TẠI THÔN 1, PHƯỜNG THỦY PHƯƠNG
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY - TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
Người hướng dẫn tiểu luận Nhóm sinh viên thực hiện:
ThS.BS. NGUYỄN THỊ ANH PHƯƠNG PHẠM THỊ KIÊN
HÀ THỊ BÍCH LIÊN
VÕ HOÀNG HỒNG LOAN
HUẾ-2011
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sức khỏe là vốn quý của con người,là tài sản vô giá của quốc gia. Chính vì
vậy mà mỗi chúng ta cần phải trân trọng và giữ gìn sức khỏe của bản thân.
Đối tượng chăm sóc sức khỏe mà ngành y tế nước ta hướng tới là con người,
đặc biệt là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-49 tuổi) và trẻ em (0-5 tuổi). Một
trong những ưu tiên của Đảng và Nhà nước ta là các chính sách và chiến lược
phát triển con người, đặc biệt coi trọng các quyền của phụ nữ và trẻ em. Song
song với việc giảm tỷ lệ sinh đẻ ở Việt Nam, có sự gắn kết chặt chẽ công tác kế
hoạch hóa gia đình với bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em nhất là cho trẻ sơ sinh.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên hàng đầu của ngành y tế và các ban
ngành đoàn thể có liên quan là “Chiến lược quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh
sản giai đoạn 2011-2020” đã được Thủ tướng chính phủ phê duyệt tại quyết
định số 2331/QĐ-TTp ngày 20/12/2010.
Chăm sóc sức khỏe trẻ em cần chú trọng đặc biệt đến đối tượng là trẻ từ 0
đến 2 tuổi, đây là giai đoạn hết sức quan trọng của sự phát triển tổng thể của trẻ
về thể chất và tinh thần. Trong giai đoạn này trẻ dễ mắc một số bệnh như viêm
phổi, tiêu chảy…ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
Ở nước ta từ lâu nhân dân ta đã áp dụng nhiều kinh nghiệm dân gian vào
việc chăm sóc sức khỏe nói chung, chăm sóc sức khỏe trẻ em nói riêng.Tỉnh
Thừa Thiên Huế là nơi cố đô của nhiều triều đại phong kiến, nơi có nhiều kinh
nghiệm phong phú, quí báu, nhiều phong tục tập quán áp dụng cho việc chăm
sóc sức khỏe.
Hiện nay được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, mạng lưới y tế ngày càng
được lớn mạnh từ Trung ương đến y tế cơ sở xã, phường. Đời sống người dân
ngày càng được nâng cao, những kiến thức về chăm sóc y tế của người dân cũng
được cập nhật. Đặc biệt xã Thủy Phương là một xã nằm về phía Đông của
Thành Phố Huế, công tác y tế, công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân đã
2
được chính quyền và y tế địa phương quan tâm chú trọng, đặc biệt là công tác
tuyên truyền giáo dục sức khỏe.
Với các cơ sở trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Tìm hiểu kiến
thức chăm sóc trẻ sơ sinh của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi tại Thôn 1
phường Thủy Phương-Thị xã Hương Thủy-tỉnh Thừa Thiên Huế” nhằm mục
tiêu: Đánh giá kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi
tại thôn 1xã Thủy Phương.
3
Chương 1
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. Đối tượng nghiên cứu: chọn ngẫu nhiên 50 bà mẹ trong độ tuổi sinh đẻ
có con dưới 2 tuổi của Thôn 1 phườngThủy Phương, thị xã Hương Thủy, Tỉnh
Thừa thiên Huế. Các bà mẹ được chọn khi đồng ý tham gia nghiên cứu.
Không chọn các bà mẹ có vấn đề về nghe, nói và không đồng ý trả lời
phỏng vấn.
1.2. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang.
1.3. Các bước tiến hành.
- Thiết kế bộ câu hỏi phỏng vấn
- Xin phép lãnh đạo chính quyền và y tế địa phương để tiến hành nghiên
cứu.
- Điều tra được tiến hành tại thôn 1 phường Thủy Phương, gặp và phỏng
vấn trực tiếp các bà mẹ.
a. Xây dựng bộ câu hỏi:
Bộ câu hỏi được xây dựng trên cơ sở thực tế về sự hiểu biết của các bà
mẹ trong chăm sóc trẻ sơ sinh và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ sơ sinh
b. Chọn phương án phỏng vấn để thu thập số liệu nghiên cứu.
*Phương pháp phỏng vấn trực tiếp các bà mẹ:
-Thiết lập mối quan hệ tốt trước khi phỏng vấn
-Tạo sự thân mật gần gũi giữa người phỏng vấn và người được phỏng vấn,
biến các cuộc phỏng vấn thành trao đổi và trò chuyện.
-Dùng từ ngữ đơn giản dể hiểu, không dùng những từ ngữ mang tính thuật
ngữ y khoa.
-Tất cả các đối tượng trước khi phỏng vấn đều được giải thích mục đích
của cuộc phỏng vấn và có đề nghị sự chấp nhận hợp tác một cách tự nguyện.
*Lắng nghe và quan sát:Trong khi các bà mẹ trả lời, người phỏng vấn cần
lắng nghe các câu trả lời với sự hiểu biết của từng bà mẹ về công tác chăm sóc
trẻ sơ sinh, có sự quan sát và tìm hiểu mức độ hiểu biết của từng bà mẹ có thể
ảnh hưởng trực tiếp đến trẻ.
c. Nội dung bộ câu hỏi phỏng vấn.
- Về dinh dưỡng của trẻ sơ sinh:
• Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
• Kiến thức về thời gian cho trẻ sơ sinh bú
• Kiến thức về số lần cho trẻ bú trong ngày
4
• Kiến thức về vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú
• Kiến thức về sự hiểu biết nuôi con bằng sữa công nghiệp
- Về vệ sinh cho trẻ sơ sinh:
• Kiến thức về thời gian tắm cho trẻ sơ sinh
• Kiến thức về chăm sóc rốn hàng ngày
• Hiểu biết về tầm quan trọng của người chăm sóc trẻ
• Kiến thức về cách theo giỏi và chăm sóc trẻ sơ sinh
• Kiến thức về bệnh tật trẻ sơ sinh
• Kiến thức về chăm sóc trẻ khi ốm
• Hiểu biết về các bệnh mà trẻ thường mắc
• Kiến thức về các bệnh trong chương trình TC
1.4. Thời gian và không gian.
-Về thời gian: tiến hành điều tra từ ngày 28/3-9/4
-Về không gian: thôn 1 phường Thủy Phương,Thị xã Hương Thủy,Tỉnh
Thừa Thiên Huế.
*Đặc điểm địa phương được tiến hành nghiên cứu:
Thôn 1 phường Thủy Phương là một thôn nằm ven Thành phố Huế cách
Thành phố Huế 6km về phía đông. Phần lớn dân cư sinh sống bằng nghề nông,
số ít sống bằng nghề tiểu thương và công nhân lao động
-Vị trí địa lý:
• Phía Nam giáp xã Thủy Châu
• Phía Bắc giáp xã Thủy Dương
• Phía Đông giáp xã Phú Hồ, Huyện Phú Vang
• Phía Tây giáp xã Thủy Dương
- Dân số trung bình: 2315 người
- Tổng số hộ : 511 hộ
- Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên: 16%
- Tỷ lệ trẻ dưới 1 tuổi tiêm chủng đầy đủ 100%
- Tổng số trẻ dưới 2 tuổi là 64 trẻ
*Về tín ngưỡng: Đa số người dân theo đạo Phật, một số ít là công giáo
*Nghề nghiệp: Chủ yếu là tiểu thương,công nhân, cán bộ công nhân viên
và ngành nghề khác
5
*Kinh tế:Thu nhập bình quân 800.000đ/người/tháng. Đời sống người
dân tương đối ổn định, thu nhập chính từ tiểu thương đảm bảo đời sống trong
năm, ngoài ra còn có thu nhập từ các ngành nghề khác.
1.5. Xử lý số liệu.
- Các số liệu điều tra được quản lý và xử lý theo phương pháp thống kê
y học thông thường.
- Các số kiệu này chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không phục vụ
cho mục đích nào khác
6
Chương 2
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1.Một số đặc điểm về đối tượng nghiên cứu:
2.1.1.Trình độ văn hoá của các bà mẹ:
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phân bổ theo trình độ văn hoá
Nhận xét: 14% bà mẹ có trình độ học vấn cấp I; 52% cấp II; 24% cấp III,
Đại học 10%
2.1.2.Nghề nghiệp của các bà mẹ:
Bảng 2.1 Nghề nghiệp của các bà mẹ
Nghề nghiệp Số người Tỉ lệ %
Cán bộ công nhân viên chức 11 22%
Công nhân thủ công 10 20%
Tiểu thương buôn bán 18 36%
Nghề khác 11 22%
Tổng 50 100%
Nhận xét: Các ngành nghề của 50 bà mẹ tương đối đồng đều,36% là tiểu
thương, 22% là CBCNVC, 20% là công nhân, 22% là các ngành nghề khác
7
2.2.Kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh
2.2.1.Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ:
Bảng 2.2. Phân bố kiến thức của các bà mẹ về nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ Có Không Tổng số
Số người 50 0 50
Tỷ lệ 100% 0 100%
Nhận xét: 100% bà mẹ đều biết nuôi con bằng sữa mẹ sau khi sinh.
2.2.2.Vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú:
Biểu đồ 2.2. Phân bố bà mẹ biết vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ bú
Nhận xét: Có tới 41 bà mẹ biết vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú chiếm tỉ
lệ 82%
2.2.3.Kiến thức về cho trẻ bú sau sinh:
Bảng 2.3. Phân bố kiến thức của bà mẹ về cho trẻ bú sau sinh
Thời gian Trước 1 giờ Sau 1 giờ Sau 6 giờ Sau 12 giờ Tổng cộng
Số người 38 7 3 2 50
Tỉ lệ % 76% 14% 6% 4% 100%
Nhận xét: Phần lớn các bà mẹ biết cho con bú sớm trong giờ đầu sau sinh
chiếm 76%.
2.2.4.Kiến thức về số lần cho trẻ bú:
8
Biểu đồ 2.3 Kiến thức của bà mẹ về số lần bú trong ngày
Nhận xét: 84% bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu của trẻ, 12% bà mẹ cho trẻ
bú từ 8 lần trở lên, 4% bà mẹ cho trẻ bú dưới 8 lần trong ngày.
2.2.5.Hiểu biết về sữa công nghiệp:
Biểu đồ 2.4. Phân bố kiến thức của bà mẹ về sữa công nghiệp
Nhận xét: 70% bà mẹ biết sữa công nghiệp, còn lại 30% không biết về sữa
công nghiệp.
9
2.2.6.Kiến thức về chăm sóc rốn và vệ sinh thân thể trẻ:
a. Kiến thức về thời gian tắm trẻ sau sinh
Biểu đồ 2.5. Thời gian trẻ được tắm sau sinh
Nhận xét: 96% trẻ được tắm sau 1 ngày, 4% trẻ được tắm sau 3 ngày,
không có trẻ nào tắm sau 1 tuần
b . Kiến thức về chăm sóc rốn hàng ngày
Biểu đồ 2.6. Phân bố tỷ lệ bà mẹ có con <2 tuổi được chăm sóc rốn hằng
ngày
2.2.7. Kiến thức về người chăm sóc rốn và tắm trẻ:
Bảng 2.4 Kiến thức về người chăm sóc rốn và tắm trẻ
10
Mẹ Cán bộ y tế Bà nội( ngoại)
Số trẻ 4 21 25
Tỷ lệ % 8% 42% 50%
Nhận xét: 42% trẻ được cán bộ y tế chăm sóc, 30% do bà nội (ngoại) chăm
sóc, 8% do mẹ chăm sóc
2.2.8.Hiểu biết về các bệnh thường gặp ở trẻ:
Bảng 2.5 Hiểu biết về các bệnh thường gặp ở trẻ:
Bệnh Số bà mẹ Tỷ lệ %
Sốt, ho 40 80%
Tiêu chảy 38 75%
Giun sán 14 28%
Khác 11 22%
Không biết 3 6%
Nhận xét: 80% bà mẹ biết trẻ hay bị sốt ho, 76% bà mẹ biết bệnh tiêu
chảy, 28% bà mẹ biết bệnh giun sán, 22% bag mẹ biết bệnh khác, 6% bà mẹ
không biết về các bệnh hay gặp ở trẻ.
2.2.9.Kiến thức về xử lý khi trẻ bị ốm:
Biểu đồ 2.7. Kiến thức về xử lý khi trẻ mắc bệnh
Nhận xét: 78% bà mẹ biết đưa trẻ đến cơ sở y tế khám, khi trẻ bị mắc bệnh
tuy nhiên vẫn còn 18% bà mẹ tự mua thuốc khi trẻ bị bệnh
2.2.10.Kiến thức các bệnh thuộc chương trình tiêm chủng mở rộng:
Bảng 2.6 Kiến thức các bệnh về tiêm chủng mở rộng
Bệnh Số bà mẹ Tỷ lệ %
Lao 42 84%
BH-HG-UV 37 74%
Sởi 45 90%
11
Bại liệt 33 66%
Viêm gan 43 86%
Không biết 3 6%
Nhận xét: tỷ lệ các bà mẹ hiểu biết về các bệnh trong chương trình TCMR
khá cao. Tuy nhiên vẫn còn 6% bà mẹ không biết về các bệnh trong chương
trình TCMR
2.2.11. Kiến thức về thực hiện chương trình tiêm chủng mở rộng
Biểu đồ 2.8.Phân bố kiến thức về thực hiện chương trìnhTCMR
Nhận xét: 98% bà mẹ biết đưa trẻ đi TCMR
Chương 3
BÀN LUẬN
3.1. Đặc điểm của mẫu nghiên cứu:
Qua quá trình điều tra, kết quả thu được cho thấy trình độ học vấn của các
bà mẹ cấp II chiếm tỷ lệ khá cao là 52%, trình độ cấp III là 24%, trình độ cấp I
là 14%, Trình độ đại học là 10%.
Nhìn chung, trình độ văn hoá cuả các bà mẹ tại thôn 1 xã Thuỷ Phương là
tương đối cao nên đây là điều kiện thuận lợi cho công tác truyền thông giáo dục
sức khoẻ cho các bà mẹ
12
Về phân bố nghề nghiệp, theo kết quả điều tra chúng tôi thu thập được thì
các bà mẹ buôn bán là 36%, công nhân viên chức 22%, công nhân 20%, nghề
nghiệp khác 22%. Đây phù hợp với đặc điểm địa lý của thôn là gần đường quốc
lộ, trung tâm chợ và là một thôn trọng điểm của xã.
3.2. Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh
3.2.1 Kiến thức về nuôi con bằng sữa mẹ:
Theo kết quả nghiên cứu, số bà mẹ được phỏng vấn là 50 bà mẹ đều nuôi
con bằng sữa mẹ chiếm tỷ lệ 100%. Sữa mẹ là yếu tố giúp cho trẻ phát triển cả
về vật chất lẫn tinh thần, đồng thời hạn chế được những bệnh nguy hiểm như
suy dinh dưỡng các bệnh về đường tiêu hoá, hô hấp. Vì lợi ích của việc nuôi con
bằng sữa mẹ, người mẹ cần được sự ủng hộ giúp đỡ và tạo điều kiện từ gia đình,
xã hội và cơ quan nơi người mẹ làm việc.
Theo kết quả tại bảng 2.3 số bà mẹ cho con bú trước 1 giờ sau khi sinh là
76%, nhưng vẫn còn số bà mẹ cho con bú sau 1 giờ là 14%, sau 6 giờ là 6% và
sau 12 giờ là 14%. Tỷ lệ này so với tỷ lệ chung là khá cao cho chúng ta thấy
cũng khá phù hợp do một số trường hợp có thể từ mẹ hay từ trẻ vì những lý do
khách quan như: người mẹ mổ đẻ, trẻ sinh non thiếu tháng phải nằm lồng kính,
… nên việc cho trẻ bú ngay sau sinh không thể thực hiện được.
Do đó ngành y tế phải tăng cường công tác quản lí thai nghén để giúp cho
bà mẹ có kiến thức chuẩn bị tốt tinh thần lẫn vật chất và lựa chọn nơi đẻ thích
hợp. Ngay sau đẻ người sản phụ phải được cán bộ y tế tư vấn giúp họ nuôi con
bằng sữa mẹ tốt hơn
Theo kết quả ở biểu đồ 2.2 số bà mẹ có vệ sinh vú trước và sau khi cho trẻ
bú khá cao 82%, tuy nhiên số bà số bà mẹ không vệ sinh vú trước và sau khi cho
trẻ bú là 18%. Tỷ lệ này tuy không cao nhưng chúng ta cần phải có biện pháp
tuyên truyền tư vấn trước, trong và sau khi sinh để bà mẹ biết những lợi ích của
việc vệ sinh vú và thực hiện tốt.
Qua điều tra tại biểu đồ 2.3, 84% số bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu. Đây là
kiến thúc hết sức đúng chúng ta cần phải phát huy, có 12% bà mẹ cho trẻ bú từ 8
lần trở lên và 4% số bà mẹ cho trẻ bú dưới 8 lần trong ngày. Tỷ lệ này có thể là
do đặc thù nghề nghiệp của người mẹ nên không thể đảm bảo cho trẻ bú theo
nhu cầu.
13
Vì vậy chúng ta cần phải có biện pháp giáo dục các đối tượng này giúp họ
nhận thức được tầm quan trọng của việc cho trẻ bú theo nhu cầu để họ bố trí thời
gian và công việc thích hợp trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
3.2.2 Kiến thức về vệ sinh rốn và thân thể trẻ
Hầu hết trẻ được tắm sau sinh 01 ngày chiếm tỷ lệ rất cao 96%, có 4% trẻ
tắm sau sinh 03 ngày và không có trẻ nào tắm sau một tuần, việc tắm muộn có
thể do các yếu tố khách quan và chủ quan nhu sinh con non tháng và tập quán sợ
con lạnh không tắm sớm….nên việc tắm cho trẻ còn thực hiện chưa tốt.
Tắm trẻ sớm sau sinh sẽ làm da trẻ thoáng sạch và sạch các chất gây, tránh
không làm trẻ bị nhiễm khuẩn da do các chất gây còn sót lại tạo điều kiện cho vi
khuẩn phát triển, mặt khác tắm trẻ còn giúp tuần hoàn trẻ lưu thông. Cần tăng
cường công tác tuyên truyền giáo dục các nội dung trên trong thời kỳ hậu sản để
sức khoẻ bà mẹ và trẻ em ngày một tốt hơn.
Theo kết quả nghiên cứu, có tới 98% trẻ được chăm sóc rốn hàng ngày, đây
là tỉ lệ rất tốt cần được phát huy. Tuy nhiên vẫn còn 2% trẻ không được chăm
sóc rốn hàng ngày do tập quán sợ trẻ bị lạnh.Vì vậy chúng ta cần có biện pháp
giáo dục cho đối tượng này giúp họ nhận thức được tầm quan trọng của việc vệ
sinh thân thể và chăm sóc rốn hàng ngày cho trẻ.
3.2.3 Kiến thức về người chăm sóc rốn và vệ sinh thân thể cho trẻ:
Qua bảng 2.4 ta thấy có 42% trẻ được cán bộ y tế chăm sóc, 50% do bà nội
ngoại chăm sóc, 8% do mẹ tự chăm sóc, tỷ lệ trẻ được cán bộ y tế chăm sóc khá
cao cho thấy bà mẹ và gia đình có nhận thức tốt về vấn đề vệ sinh cho trẻ, bà nội
hoặc bà ngoại cũng là những người có kinh nghiệm trong việc chăm sóc trẻ tuy
nhiên một số kiến thức và thực hành theo phong tục tập quan dân gian có thể
không phù hợp và không có tính khoa học, cần lưu ý để tuyên truyền, giáo dục
sức khỏe.
3.2.4 Hiểu biết của bà mẹ về các bệnh thường gặp ở trẻ
Theo điều tra của chúng tôi tại bảng 2.5 thì số bà mẹ biết về bệnh tiêu chảy
tỷ lệ 76%, tỷ lệ bà mẹ biết về bệnh sốt, ho là 80%, 82% các bà mẹ biết về bệnh
khác. Đây là kết quả khá cao cho thấy việc truyền thông sức khoẻ ở thôn 1
phường Thuỷ phương là rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn tỷ lệ 28% số bà mẹ hiểu biết
về bệnh giun sán và 6% bà mẹ không biết về những bệnh mà trẻ hay mắc.Vì
vậy chúng ta cần phải tiến hành truyền thông giáo dục cho các bà mẹ biết về về
14
bệnh giun sán, tuy bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng nếu
chúng ta không biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì sẽ làm cho trẻ biếng
ăn, suy dinh dưỡng dẫn đến trẻ chậm phát triển về tinh thần cũng như thể chất.
Cần nói cho các bà mẹ biết về những bệnh mà trẻ thường hay gặp và biết được
sự nguy hiểm của các bệnh này nhằm góp phần giảm tỷ lệ mắc và chết do các
bệnh này gây ra ở trẻ.
2.5 Kiến thức của các bà mẹ về xử trí khi trẻ mắc bệnh
Qua biểu đồ 2.7 cho thấy số bà mẹ đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị
chiếm tỷ lệ cao nhất là 78%, đây là nhận thức đúng đắn về phương pháp chăm
sóc khi trẻ đau ốm cần phải phát huy tuyên truyền cho các bà mẹ. 18% là các bà
mẹ tự đi mua thuốc tại quầy thuốc và 4% số bà mẹ tự tìm thuốc nam để chữa trị.
Đây là những hiểu biết hết sức sai lầm nguy hiểm có thể dẫn đến tình trạng bệnh
của trể diễn biến nặng hơn,chữa trị không kịp thời sẽ đưa đến tử vong nên cần
phải tuyên truyền giáo dục số đối tượng này nhằm xử trí kịp thời khi trẻ mắc
bệnh .
2.6 Kiến thức của các bà mẹ về việc đưa trẻ thực hiện tiêm chủng
Theo kết quả điều tra tại biểu đồ 2.8 thì 98% số bà mẹ đưa trẻ đi tiêm
chủng đầy đủ. Chúng ta cần phải động viên khen gợi các bà mẹ tiếp tục phát huy
nhận thức đúng đắn này vì đây là kiến thức hết sức quan trọng nhằm hạn chế
việc mắc các bệnh truyền nhiễm hay gặp ở trẻ em và cũng nên tuyên truyền
thông tin về một số bệnh có thể mắc lại khi đã chích ngừa như bệnh sởi, thủy
đậu. Bên cạnh đó vần còn 2% số bà mẹ không đưa trẻ đi tiêm chủng, Tỷ lệ này
tuy rất thấp nhưng chúng ta cần phải tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp
tuyên truyền giáo dục để các bà mẹ biết được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đi
tiêm chủng.
2.7 Hiểu biết các bệnh trong chương tình tiêm chủng mở rộng của các
bà mẹ
Qua bảng 2.6 thì số bà mẹ biết tiêm chủng phòng bệnh lao chiếm 84%,
74% hiểu biết về bệnh HG-BH-UV, 90% là bệnh sởi, 66% là bệnh bại liệt,
86%là bệnh viêm gan. Đây là những hiểu biết cơ bản của các bà mẹ về các bệnh
điều này phù hợpvới tỷ lệ 98% số bà mẹ có đưa trẻ đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ.
Nhưng vẫn còn 6% số bà mẹ không biết các bệnh trong chương trình tiêm
15
chủng. Chúng ta biết kết quả của tiêm chủng là rất lớn gấp 20 lần so với chữa
bệnh khi trẻ mắc các bệnh này. Do đó kiến thức của các bà mẹ rất quan trọng
nên chúng ta cần phải có biện pháp truyền thông giáo dục cho số bà mẹ chưa
biết nội dung của chương tình tiêm chủng mở rộng. Nhằm góp phần vào việc
phòng bệnh hơn chữa bệnh khi trẻ mắc các bệnh này
KẾT LUẬN
Qua điều tra tìm hiểu kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh của 50 bà mẹ tại thôn
1 xã Thuỷ Phương thị xã Hương Thuỷ tỉnh Thừa Thiên Huế. Chúng tôi rút ra
được một số kết luận sau:
1. Về trình độ học vấn: Tỷ lệ bà mẹ có trình độ cấp II chiếm 52%, cấp III
là 24%
2. Nghề nghiệp: Tỷ lệ bà mẹ là tiểu thương buôn bán 36%, cán bộ công
nhân viên chức 22%, công nhân 20%
3. Kiến thức chăm sóc trẻ sơ sinh: 100% bà mẹ biết nuôi con bằng sữa
mẹ, 76% bà mẹ biết cho con bú trước 1 giờ sau sinh, 84% bà mẹ biết cho con bú
theo nhu cầu, 82% biết vệ sinh vú trước và sau khi cho con bú, 96% trẻ được
tắm sau sinh một ngày, 98% trẻ được chăm sóc rốn hàng ngày, 42% trẻ được
cán bộ y tế chăm sóc rốn. Tỷ lệ bà mẹ hiểu biết về bệnh sốt, ho là 80%, bệnh
tiêu chảy 76%, bệnh giun sán là 28%, 78%bà mẹ biết đưa trẻ đến cơ sở y tế
khám chữa bệnh, 98% bà mẹ biết đưa trẻ đi tiêm chủng mở rộng đúng lịch. Tỷ lệ
các bà mẹ biết các bệnh trong chương trình TCMR là 84%, BH-HG-UV 74%,
sởi 90%, bại liệt 66%, viêm gan 86%.
16
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả nghiên cứu ở trên, chúng tôi đưa ra một số kiến nghị sau:
1. Nâng cao công tác xã hội hoá y tế tại địa phương đặc biệt là chương
trình giáo dục sức khoẻ bà mẹ và trẻ em.
2. Trạm y tế xã nâng cao vai trò tham mưu của mình đề xuất Uỷ ban nhân
dân xã và phối hợp với các ban ngành đoàn thể của xã như Hội Liên hiệp phụ
nữ, hội Nông dân tổ chức các đợt truyền thông giáo dục sức khoẻ về sức khoẻ bà
mẹ và trẻ em.
3. Tăng cường công tác truyền thông bằng nhiều hình thức như tờ rơi, áp
phích, tổ chức những buổi phát thanh về chăm sóc sức khoẻ định kì tại đài
truyền thanh xã.
4. Ngành y tế tổ chức tư vấn trực tiếp về chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho
các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Diễm Hương (1981), Các bà mẹ nuôi con cần biết, NXB Y học trang
82-86
2. Bộ Y tế (2008), Hướng dẫn chuẩn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức
khoẻ sinh sản, NXB Y học Hà Nội
3. Phạm Duy Hoan, Nguyễn Thị Rỡ (2008), Tìm hiểu kiến thức sau sinh và
trẻ sơ sinh của bà mẹ có con dưới 5 tuổi, luận văn tốt nghiệp bác sĩ y khoa
trường Đại học Y Dược Huế
17
4. Phạm Văn Lình, Cao Ngọc Thành (2007), Sản phụ khoa , NXB Y học
Hà Nội
5. Cao Ngọc Thành (2007), Điều dưỡng Sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y
học, Hà Nội
6. UBNS-GĐ và Trẻ em (2002), Công tác vận động trong lĩnh vực dân số
và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, ….
PHỤ LỤC 1
DANH SÁCH CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI THÔN1,
PHƯỜNG THUỶ PHƯƠNG THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ- HUẾ
Tên bà mẹ phải viết tắt: VD: Nguyễn Thị H.
Họ và tên Năm
sinh
Nghề nghiệp Số con Con nhỏ nhất
1.Nguyễn Thị H.
2.Hoàng Thị N.
3.Phan Thị H
4.Phạm Thị H
5.Nguyênc Thị T
6.Phan Thị S
7.Lê Thị H
8.Đoàn Thị T
9.Nguyễn Thị T
1979
1982
1982
1979
1983
1977
1988
1973
1982
Buôn bán
Công nhân
Công nhân
Nội trợ
May
Nông
May
Buôn bán
Công nhân
2
2
1
1
1
2
1
3
1
13 tháng
9 tháng
13 tháng
12 tháng
3 tháng
5 tháng
9 tháng
5 tháng
12 tháng
18
10.Nguyễn Thị Hà P
11. Phan Thị Ngọc C
12.Nguyễn Thị C
13. Nguyễn Thị Phương N
14. Nguyễn Thị N
15. Lê Thị Thanh T
16.Nguyễn Thị H
17. Lê Thị Mỹ T
18.Nguyễn Thị H
19. Dương Thị H
20.Đoàn Thị L
21. Hoàng Thị P
22.Nguyễn Thị A
23. Nguyễn Thị T
24. Nguyễn Thị Thanh T
25. Lê Thị Thanh M
26. Trần Thị Đ
27. Nguyễn Thị H
28. Nguyễn Thị N
29. Trương Thị P
30.Nguyễn Thị P
31. Nguyễn Thị N
32.Nguyễn Thị Ngọc T
33.Võ Thị N
34.Nguyễn Thị Như Ý
35.Trần Thị T
36.Nguyễn Thị Phương N
37.Nguyễn Thị H
38.Nguyễn Thị T
39.Nguyễn Thị Thuỷ L
1982
1984
1979
1984
1982
1983
1982
1985
1984
1984
1979
1985
1982
1987
1986
1985
1982
1983
1979
1979
1984
1973
1984
1982
1979
1982
1983
1985
1984
1979
Buôn bán
Kế toán
Buôn bán
Buôn bán
Giáo viên
Buôn bán
Công nhân
Nội trợ
Buôn bán
Buôn bán
Kế toán
Kỹ sư
Cán bộ
May
Kế toán
Buôn bán
Nội trợ
Giáo viên
Buôn bán
Buôn bán
Cán bộ
Giáo viên
Nội trợ
Y tá
Giáo viên
Nội trợ
Nông
Công nhân
Buôn bán
May
2
2
3
2
1
1
1
2
1
2
2
1
2
2
2
2
2
2
1
3
2
2
1
1
2
1
2
1
3
2
13 tháng
11 tháng
21 tháng
18 tháng
18 tháng
20 tháng
19 tháng
20 tháng
20 tháng
19 tháng
21 tháng
12 tháng
23 tháng
21 tháng
17 tháng
9 tháng
16 tháng
7 tháng
6 tháng
12 tháng
10 tháng
8 tháng
3 tháng
9 tháng
7 tháng
9 tháng
4 tháng
2 tháng
2 tháng
5 tháng
19
40.Nguyễn Thị C
41.Nguyễn Thị T
42.Võ Thị T
43.Dương Thị N
44.Đỗ Thị H
45.Lê Thị T
46.Ngô Thị Mỹ D
47.Đinh Thị H
48.Lê Thị T
49.Dương Thị Nh
50. Đỗ Thị N
1982
1985
1980
1986
1979
1986
1989
1978
1985
1987
1983
Buôn bán
Buôn bán
Nông
Nông
Buôn bán
May
Buôn bán
Nông
Công nhân
Buôn bán
Buôn bán
2
2
5
3
2
2
1
4
2
1
3
19 tháng
11 tháng
17 tháng
15 tháng
14 tháng
16 tháng
13 tháng
19 tháng
15 tháng
8 tháng
10 tháng
Phụ lục 2:
Trường ĐH Y DƯỢC HUẾ
Khoa: Điều Dưỡng
Xã Thuỷ Phương
Thị xã Hương Thuỷ
TP Huế
PHIẾU ĐIỀU TRA
TÌM HIỂU KIẾN THỨC CHĂM SÓC TRẺ SƠ SINH
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI
Tại Phường Thuỷ Phương- Thị xã Hương Thuỷ - Tỉnh TT- Huế.
A. PHẦN HÀNH CHÍNH:
- Họ và tên người được phỏng vấn:
- Tuổi: Giới: Nữ Dân tộc:
- Địa chỉ:
- Trình độ văn hoá: Cấp I Cấp II Cấp III Đại học
- Nghề nghiệp:
- Số lượng con:
- Tuổi của con nhỏ nhất:
Xin Chị vui lòng trả lời các câu hỏi sau:
B. NỘI DUNG
1. Dinh dưỡng
a. Chị có nuôi con bằng sửa mẹ không ?
20
- Có - Không
- Nếu Chị không nuôi con bằng sữa mẹ thì chị nuôi bằng gì ?
- Sữa công nghiệp - Cháo, bột
- Bú sữa của bà mẹ khác
b. Sau sinh Chị cho trẻ bú lúc nào ?
- Trẻ bú < 1 h - Trẻ bú sau 1 h
- Trẻ bú < 6 h - Trẻ bú < 12 h
c. Số lần Chị cho trẻ bú trong 24 h là:
- Dưới 8 lần - Trên 8 lần - Bú theo nhu cầu của Trẻ
d. Chị có vệ sinh vú trước và sau khi cho Trẻ bú không ?
- Có - Không
f. Ngoài bú mẹ Chị có cho Trẻ uống sữa gì khác không ?
- Có - Không
2. Vệ sinh
a. Trẻ được tắm sau sinh khi nào ?
- Sau 1 ngày - Sau 3 ngày - Sau 1 tuần
b. Ai là người tắm cho trẻ ?
- Mẹ - Nữ hộ sinh - Bà ( Nội / Ngoại ) khác
c. Trẻ có được chăm sóc rốn hàng ngày không ?
- Có - Không
d. Ai là người chăm sóc rốn cho trẻ ?
- Mẹ - Nữ hộ sinh - Bà ( Nội / Ngoại ) khác
3. Chăm sóc
a. Sau sinh Trẻ có mắc bệnh lý gì không ?
- Có - Không
b. Chị có thể kể một số bệnh hay gặp ở Trẻ dưới 2 tuổi không ?
c. Khi Trẻ mắc bệnh chị xử lý như thế nào ?
- Tự mua thuốc tại quầy thuốc tây
- Tự tìm thuốc nam để chữa
- Đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế
d. Chị có đưa Trẻ đi tiêm chủng mở rộng không ?
- Có - Không
21
g. Chị có thể cho biết các bệnh trong chương trình TCMR ?
Xin chân thành cảm ơn Chị đã đồng ý hợp tác
Huế, Ngày tháng 03 năm 2011
Người được phỏng vấn Sinh viên phỏng vấn
(Ký tên)
22
MỤC LỤC
Trang
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Phần I: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHÊN CỨU 3
1.1.Đối tượng nghiên cứu 3
1.2.Địa điểm và thời gian nghiên cứu 3
1.3.Phương pháp nghiên cứu 3
1.4.Xử lý số liệu 3
Phần II: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4
I.Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu 4
II.Kiến thức chăm sóc trẻ 5
BÀN LUẬN 10
KẾT LUẬN 14
KIẾN NGHỊ 15
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
23