BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI XÃ LÊ HỒNG
THANH MIỆN, HẢI DƯƠNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP BÁC SĨ Y HỌC DỰ PHÒNG
Hải Phòng - Năm 2015
1
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HẢI PHÒNG
NGUYỄN THỊ THU HIỀN
KIẾN THỨC VÀ THỰC HÀNH NUÔI CON BẰNG SỮA MẸ
CỦA CÁC BÀ MẸ CÓ CON DƯỚI 2 TUỔI TẠI XÃ LÊ HỒNG
THANH MIỆN, HẢI DƯƠNG NĂM 2015
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
CHUYÊN NGÀNH BÁC SỸ Y HỌC DỰ PHÒNG
Mã số:
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
ThS. CHU KHẮC TÂN
ThS. NGUYỄN THỊ THÙY LINH
Hải Phòng - Năm 2015
2
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn do tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu
được sử dụng trong luận văn là trung thực, chính xác và chưa được công bố
trong bất kỳ tài liệu nào khác.
Hải Phòng, ngày 17 tháng 6 năm 2015
Người viết luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
3
Lời cảm ơn
Trong thời gian học tập tại trường Đại học Y dược Hải Phòng, em đã
được trang bị thêm những kiến thức khoa học chuyên môn, đến nay em đã
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp của mình. Với tấm lòng và sự biết ơn sâu sắc,
cho phép em được gửi lời cám ơn Ban Giám hiệu, các bộ môn em đã theo
học, các phòng chức năng của trường Đại học Y dược Hải Phòng đã tạo điều
kiện và giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trường.
Em xin chân thành cảm ơn Phòng quản lý đào tạo, khoa Y tế công cộng
đã tạo điều kiện thuận lợi, tận tình giúp đỡ, hướng dẫn em trong suốt những
năm qua cũng như trong khoảng thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn
thành khóa luận này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với ThS. Chu Khắc Tân và
ThS. Nguyễn Thị Thùy Linh đã trực tiếp hướng dẫn đề tài khóa luận tốt
nghiệp, cùng các thầy cô giáo trong bộ môn đã tận tình giúp đỡ em trong suốt
quá trình triển khai nghiên cứu khoa học, viết và hoàn thành khóa luận.
Em xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ của các cán bộ Trạm y tế xã Lê
Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương đã tạo mọi điều kiện giúp cho em
tiến hành nghiên cứu và hoàn tất số liệu đề tài.
Hải Phòng, ngày 17 tháng 6 năm 2015
Người viết luận văn
Nguyễn Thị Thu Hiền
4
5
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NCBSM Nuôi con bằng sữa mẹ
NCBSCT Nuôi con bằng sữa công thức
SCT Sữa công thức
BMHT Bú mẹ hoàn toàn
CBYT Cán bộ y tế
CĐ/ ĐH Cao đẳng/ Đại học
LĐ Lao động
SDD Suy dinh dưỡng
SDD Suy dinh dưỡng
TĐHV Trình độ học vấn
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
UNICEF United Nation International Children’s Emergency Fund
(Qũy Nhi đồng Liên Hợp Quốc)
WHO World Health Organization
(Tổ chức Y tế Thế giới)
6
MỤC LỤC
DANH MỤC VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
7
DANH MỤC BẢNG
8
DANH MỤC HÌNH
9
10
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sữa mẹ là món quà quý giá nhất thiên nhiên dành cho trẻ sơ sinh và trẻ
nhỏ. Nuôi con bằng sữa mẹ đáp ứng những nhu cầu sinh lý, tâm lý tạo cho bé
sự khởi đầu tốt đẹp trong cuộc sống. Nuôi con bằng sữa mẹ còn là điều kiện
để người mẹ và trẻ nhỏ gần gũi nhau hơn, chính sự gần gũi đó là yếu tố tâm lý
giúp cho sự phát triển hài hòa, cân đối giữa thể chất cũng như tinh thần của
trẻ nhỏ. Ngoài ra cho trẻ bú mẹ còn mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe cho bà
mẹ. Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất, hoàn chỉnh chưa có thức ăn nào thay thế được
với nhiều loại chất dinh dưỡng cần thiết như protein, glucid, lipid, vitamin và
chất khoáng. Các chất dinh dưỡng đó lại ở tỉ lệ thích hợp và dễ hấp thu với sự
phát triển cơ thể trẻ. Trong chương trình “Tuần lễ thế giới nuôi con bằng sữa
mẹ 2014”. Với chủ đề: “Sữa mẹ - Món quà vô giá cho cuộc sống!” đã phần
nào nói lên tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ.
Những tháng thứ 7 của cuộc đời, trẻ phát triển nhanh, nhu cầu dinh
dưỡng lớn hơn, sữa mẹ không thể đáp ứng nhu cầu của trẻ cả về số lượng và
chất lượng vì vậy đến giai đoạn này trẻ cần được ăn thêm các thức ăn bổ sung
trong đó có sữa công thức (SCT) [6] rồi chuyển sang bột loãng, bột đặc, cháo
và cơm. Những nghiên cứu về nuôi con bằng sữa mẹ trên cộng đồng thời gian
gần đây cho thấy tỉ lệ trẻ được bú mẹ và ăn bổ sung hợp lý chưa cao, điều này
có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân tác động lại. Theo báo cáo của Viện
dinh dưỡng Việt Nam năm 2009 nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6
tháng đầu là món quà quý giá nhất bà mẹ tặng cho con mình, nhưng chỉ 10%
bà mẹ của chúng ta thực hiện được điều này.
11
Từ thực trạng đó chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Kiến thức,
thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ có con dưới 2 tuổi” với 2
mục tiêu sau:
1. Mô tả kiến thức và thực hành nuôi con bằng sữa mẹ của các bà mẹ
có con dưới 2 tuổi tại xã Lê Hồng, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương
năm 2015.
2. Xác định một số yếu tố liên quan đến nuôi con bằng sữa mẹ của đối
tượng trên.
12
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình chung trên thế giới và ở Việt Nam về NCBSM
1.1.1. Trên thế giới
Theo Tổ chức Y tế thế giới nuôi con bằng sữa mẹ có thể cứu sống được
1,3 triệu trẻ em dưới 5 tuổi trên toàn thế giới mỗi năm.
Từ những năm 90 thế giới đã đặt ra mục tiêu thiên niên kỷ toàn cầu đến
năm 2015 nhằm giảm 2/3 số trẻ tử vong dưới 5 tuổi, nỗ lực trong các hoạt
động vì sự sống còn của trẻ em đặc biệt là cứu sống trẻ sơ sinh [37]. Một
trong những giải pháp quan trọng là trẻ sinh ra được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ.
UNICEF coi NCBSM là 1 trong 4 biện pháp quan trọng nhất để bảo vệ
sức khỏe trẻ em trên tất cả các quốc gia và vùng lãnh thổ [22].
Ở các nước phát triển tỉ lệ nuôi con bằng sữa mẹ đang có xu hướng
tăng lên do nhận thức ngày càng cao của các bà mẹ về lợi ích của nuôi con
bằng sữa mẹ cũng như sự quan tâm của nhà nước đối với vấn đề NCBSM
ngày một sâu sắc. Tại những nước phát triển các bà mẹ được tiếp cận các dịch
vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe sinh sản một cách tốt nhất nên thông tin về
NCBSM được trang bị một cách đầy đủ và cập nhật nhất. Bên cạnh đó việc
NCBSCT cũng được quan tâm đúng mực, các bà mẹ được thực hành
NCBSCT dựa trên những kiến thức đúng đắn và khoa học nhất.
Tại các nước đang phát triển, NCBSM là vấn đề đang được các bà mẹ
và toàn xã hội quan tâm. Tuy nhiên do điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa mà
việc NCBSM vẫn gặp phải không ít những khó khăn. NCBSCT ngày càng
phổ biến hơn, tuy vậy không phải bà mẹ nào cũng biết cách NCBSCT đúng.
13
1.1.2. Tại Việt Nam
Tại Việt Nam, cho tới những năm 1980 người ta mới biết rõ tác dụng
và cơ chế của việc NCBSM [33]. Đã có nhiều những đề tài nghiên cứu tìm
hiểu khẳng định tầm quan trọng của sữa mẹ và những lợi ích của NCBSM
mang lại.
Trong những năm đầu thập kỉ 90 xu hướng NCBSM có dấu hiệu phục
hồi, tại Việt Nam con số cũng sấp xỉ 90% [24].
Năm 1981 WHO, UNICEF đã công bố văn bản chương trình khuyến
cáo NCBSM. Ở Việt Nam từ 1980 đến 1985 đã có nhiều chương trình nghiên
cứu khoa học của viện bảo vệ sức khỏe trẻ em. Năm 1983 chương trình sữa
mẹ đã chính thức ra đời ở Việt Nam.
NCBSM được khuyến khích và chấp nhận rộng rãi ở Việt Nam, ước
tính 98% trẻ nhỏ được bú mẹ. Tỉ lệ khác nhau tùy theo vùng địa lý, dân tộc,
TĐVH của bà mẹ, nơi trẻ sinh nhưng không đáng kể, ít nhất có 90% trẻ được
bú sữa mẹ [18]. Tuy vậy NCBSM hoàn toàn chưa được chấp nhận và thực
hành rộng rãi ở Việt Nam, thực tế chỉ đạt 7.7% [19].
Một số nghiên cứu đã đưa ra mối liên quan mật thiết giữa NCBSM với
tình trạng SDD ở trẻ. Theo số liệu điều tra của Viện Dinh Dưỡng Việt Nam
kết hợp với tổ chức UNICEF và dự án Alive & Thrive từ tháng 6 đến tháng 9
năm 2013 cho thấy trên toàn quốc tỉ lệ trẻ dưới 5 tuổi bị SDD thể thấp còi là
25.9%, tỉ lệ nhẹ cân 15.3%, tỉ lệ SDD thể gầy còm là 6.6% trên tổng số 99450
trẻ em được nghiên cứu. Tỉ lệ trẻ bú mẹ trong vòng 1 tiếng sau sinh 54.3% và
tiếp tục đến 2 tuổi là 22.6%. Trong khi tỉ lệ trẻ dưới 6 tháng tuổi dùng sữa
công thức còn khá cao. Tỉ lệ bà mẹ được tiếp cận thông tin nuôi dưỡng trẻ
trong 3 tháng đó là 86%, tỉ lệ bà mẹ được tiếp cận cán bộ y tế là 59,4% [17].
Một nghiên cứu tại bệnh viện Nhi đồng 1 cho thấy chỉ có 42,29% bà
mẹ cho bé bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do sinh
14
mổ 51,61% và có tới 44,68% bà mẹ cho bé uống sữa khác trước lần bú mẹ
đầu tiên. Tỉ lệ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu còn thấp. Phần lớn là do bà
mẹ nghĩ mình thiếu sữa (56,72%), mẹ phải đi làm sớm (17,91%) nên tập cho
bé bú sữa khác sớm [16].
Cũng theo một nghiên cứu khác thì tỉ lệ NCBSM đạt 28,6% trẻ dưới 4
tháng tuổi; 51,6% trẻ dưới 6 tháng phải ăn thêm SCT nhưng có đến 16,1% trẻ
trên 2 tuổi vẫn được bú mẹ.
1.2. Nuôi con bằng sữa mẹ
1.2.1. Sữa mẹ và các đặc điểm của sữa mẹ
Sữa mẹ là sữa được sản xuất từ tuyến vú của mẹ trong những tháng
cuối thai kì và tiếp tục trong những tháng sau sinh, từ đó sữa đi qua ống dẫn
sữa ra đầu núm vú. Khi trẻ ngậm bắt vú và mút sữa cơ thể mẹ sẽ tiết ra nội tiết
tố prolactin và oxytoxin. Prolactin thúc đẩy quá trình tạo sữa, oxytoxin kích
thích việc tiết sữa qua ống dẫn xuống núm vú [3], [12].
Các loại sữa mẹ:
Sữa non
Sữa mẹ có trong vài ngày đầu sau đẻ được gọi là sữa non [35].
- Sữa non đặc sánh, màu vàng nhạt, trong đó chứa nhiều chất chống
nhiễm khuẩn để bảo vệ cơ thể, đặc biệt là kháng thể chống mắc bệnh tiêu
chảy và viêm đường hô hấp (2 bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ) [35].
- Sữa non chứa nhiều vitamin A làm giảm nhiễm khuẩn nặng và phòng
các bệnh về mắt.
- Sữa non còn có tác dụng xổ nhẹ giúp cho việc đẩy phân su, ngăn chặn
vàng da.
- Sữa non có yếu tố phát triển, giúp cho hệ thống tiêu hóa của trẻ phát
triển nhanh sau khi sinh, đề phòng chống dị ứng và không dung nạp với các
thức ăn khác.
15
- Thành phần sữa non cũng chứa một lượng chất đạm cao hơn sữa
trưởng thành, nhằm giúp trẻ tăng tạo đề kháng chống lại nhiễm trùng sau khi
rời khỏi cơ thể mẹ.
Sữa trưởng thành (ổn định)
Là sữa mẹ sản xuất ra sau sinh vài ngày (thường sau 3 ngày). Số lượng
nhiều hơn, vú có cảm giác cứng và nặng, người ta gọi là hiện tượng sữa về.
Sữa lúc này trắng đục hơn sữa non.
Sữa trưởng thành là sữa xuất hiện sau giai đoạn sữa non gồm sữa đầu
bữa bú và sữa cuối bữa bú. Sữa đầu bú bữa có màu hơi xanh cung cấp nhiều
nước và chất dinh dưỡng, sữa cuối bữa có màu trắng chứa nhiều chất béo và
cung cấp nhiều năng lượng [3], [31].
Sữa đầu
Là sữa được sản xuất vào đầu bữa bú, số lượng nhiều, sữa đầu có nhiều
nước, protein và đường.
Trẻ bú mẹ chủ yếu nhận được đủ nước khi bú sữa đầu nên không cần
uống thêm nước ngay cả khi trời nóng nực.
Sữa có vị lợ gần giống orezol giúp trẻ được bù đắp đầy đủ điện giải.
Nếu trẻ chỉ bú sữa đầu sẽ chóng đói và không bụ bẫm do thiếu năng
lượng.
Sữa cuối
Sữa trông đặc hơn vì có nhiều chất béo và có màu vàng hơn sữa đầu.
Chất béo cung cấp năng lượng cho bữa bú và cung cấp thêm cả một số
vitamin tan trong dầu như vitamin A, D, E, K nên cần cho trẻ bú kiệt hết một
bên vú mỗi bữa bú để trẻ nhận được đầy đủ lượng chất béo cần thiết. Trẻ
được bú sữa cuối sẽ no lâu hơn, đủ giá trị dinh dưỡng và trẻ bụ bẫm hơn
những trẻ chỉ bú sữa đầu.
16
1.2.2. Thành phần dinh dưỡng có trong sữa mẹ
Sữa mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như protein, lipid,
glucid, vitamin và khoáng chất. Các chất này lại ở tỉ lệ thích hợp và dễ hấp
thu đáp ứng với sự phát triển nhanh của trẻ dưới 1tuổi [6].
Bảng 1.1: Thành phần các chất dinh dưỡng trong 100ml sữa mẹ
Các chất dinh dưỡng Sữa mẹ
Năng lượng (kcal) 62
Protein (g) 1,5
Cascein/ tỷ lệ hấp thu tối ưu 0,67/1
Lipid (g) 3,2
Sắt (mg) 0,2
Calci (mg) 34
Vitamin A (mcg) 45
Vitamin B1 (mg) 0,02
Vitamin B2 (mg) 0,07
Vitamin C (mg) 4
Vitanmin D (mg) 0,01
Trong sữa mẹ còn chứa một lượng thích hợp các yếu tố miễn dịch có
vai trò quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể mà trong sữa công thức hoặc thức
ăn khác không thể thay thế được.
Trong sữa mẹ có các globulin miễn dịch chủ yếu là IgA có tác dụng
bảo vệ cơ thể chống các bệnh đường ruột và 1 số bệnh do virus. IgM và IgG
trong sữa mẹ tuy có hàm lượng thấp hơn nhưng lại có giá trị bổ sung các yếu
tố miễn dịch dịch thể cho trẻ trong năm đầu. Ngoài ra sữa mẹ còn có các yếu
tố interferon có tác dụng bảo vệ cơ thể chống lại virus và vi khuẩn [6].
Lisozym là loại men mà sữa mẹ có nhiều hơn hẳn so với sữa công thức,
là loại men tham gia vào quá trình phá hủy màng tế bào vi khuẩn. Lactoferin
17
là 1 protein có gắn sắt đã có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn mà
trong quá trình phát triển cần có sắt [6].
Bạch cầu, trong 2 tuần đầu sữa mẹ có tới 4000 bạch cầu trong 1 ml sữa.
Các bạch cầu có khả năng tiết IgA và lactoferin, lisozym, interferon có tác
dụng bảo vệ cơ thể chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Lactobacilus bifidus là glucid có chứa nitơ cần thiết cho sự phát triển
của các vi khuẩn lactobacilus, có vai trò chuyển lactose thành acid acetic hay
lactic có vai trò ức chế vi khuẩn gây bệnh [6].
Do các thành phần và tích chất ưu việt nên NCBSM là biện pháp dinh
dưỡng tối ưu cho trẻ [32].
1.2.3. Lợi ích của sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ
Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp nuôi dưỡng tự nhiên có nghĩa là
trẻ được bú trực tiếp bằng nguốn sữa từ chính cơ thể người mẹ hoặc từ các bà
mẹ khác hoặc từ sữa mẹ vắt ra [30], [31].
Trẻ bú sữa mẹ thuận tiện không phụ thuộc giờ giấc, không cần đun nấu,
hay sử dụng dụng cụ pha chế nên tránh được nguy cơ về đảm bảo vệ sinh
trong chế biến.
Nuôi con bằng sữa mẹ đảm bảo kinh tế hơn nuôi con bằng sữa công
thức, tạo điều kiện gắn bó mẹ con, giúp tăng cường trí thông minh và thể chất
của trẻ, giúp trẻ có sức đề kháng tốt, giảm tỉ lệ tử vong do SDD và bệnh lý
nhiễm trùng [21] , [27]. Người mẹ khi cho trẻ bú sẽ sớm phát hiện những thay
đổi của đứa trẻ cả bình thường và bệnh lý.
Người mẹ cho con bú mẹ hoàn toàn còn góp phần hạn chế sinh đẻ vì
khi trẻ bú, tuyến yên tiết prolactin có tác dụng ức chế quá trình rụng trứng,
làm giảm khả năng thụ thai và sinh đẻ. Bên cạnh đó còn thấy có tác dụng hạn
chế ung thư vú [6].
1.2.4. Nuôi con bằng sữa mẹ đúng cách
18
Bú mẹ hoàn toàn (tuyệt đối) : là trẻ chỉ bú sữa từ vú mẹ hoặc vú nuôi
hoặc từ vú mẹ vắt ra. Ngoài ra không ăn bất kỳ một loại thức ăn dạng lỏng
hay rắn khác trừ các dạng giọt, siro có chứa các vitamin, chất khoáng bổ sung,
hoặc thuốc [3], [12], [30].
Bú mẹ chủ yếu: nghĩa là nuôi trẻ bằng sữa mẹ nhưng cũng cho thêm
một ít nước hoặc đồ uống pha bằng nước [30].
1.2.4.1. Thời gian bú mẹ sau sinh
Sau khi sinh 30 phút nếu mẹ ổn định nên cho con bú, bú càng sớm càng
tốt vì kích thích sự bài tiết sữa tận hưởng được lượng sữa non để nhanh chóng
diệt vi khuẩn có trong dịch hít vào khi bé qua âm đạo mẹ và nhanh chóng đưa
xuống ruột theo phân su ra ngoài sớm [1], [2], [7].
1.2.4.2. Số lần cho trẻ bú mẹ
Tùy theo nhu cầu của bé, không nhất thiết theo đúng giờ quy định. Nếu
mẹ ít sữa thì tăng số lần cho trẻ bú mẹ. Nếu mẹ nhiều sữa, mỗi lần chỉ nên bú
1 bên vú và vắt bỏ sữa thừa [2], [7].
1.2.4.3. Cai sữa cho trẻ
Chỉ nên cai sữa lúc trẻ được 18-24 tháng, sớm nhất là 12 tháng. Khi cai
sữa trẻ phải bỏ từ từ các bữa bú. Không nên cai sữa lúc trẻ bị bệnh hay vào
lúc bị bệnh nhiễm trùng phổ biến. Mẹ có thai vẫn cho con bú nhưng cần thêm
dinh dưỡng cho trẻ và cho mẹ [2], [7].
1.2.4.4. Chăm sóc vú và đầu vú cho bà mẹ
Đầu vú bà mẹ nhô ra rõ vào cuối thai kỳ vì thế nếu đầu vú phẳng hoặc
tụt vào trong cần phải hướng dẫn và làm cho đầu vú nhô ra bằng cách xoa và
kéo đầu vú ra vài lần mỗi ngày. Nếu làm không có kết quả thì sẽ cho bú qua
một đầu vú phụ hoặc nặn sữa ra và cho trẻ ăn bằng thìa và cốc [12]. Bà mẹ
cần đảm bảo vệ sinh vú và thân thể sạch sẽ [7].
1.2.4.5. Tư thế cho trẻ bú đúng
19
Bà mẹ có thể cho trẻ bú ở các tư thế khác nhau (nằm hoặc ngồi…)
nhưng cần giữ cho bản thân trẻ nằm thoải mái áp sát vào ngực và bụng mẹ,
giữ cho đầu và thân thẳng, mặt hướng về phía vú. Mẹ để miệng trẻ sát ngay
núm vú. Bà mẹ cho núm vú chạm vào môi trẻ, đợi khi miệng trẻ mở rộng,
chuyển nhanh núm vú vào miệng trẻ, giúp trẻ ngậm sâu tới tận quầng vú. Mút
vú có hiệu quả là mút chậm sâu, có khoảng nghỉ [10].
- Thời gian bú tùy theo từng bé cho đến khi bé tự rời vú mẹ.
- Dùng cả bàn tay nâng bầu vú, vắt hết sữa thừa khi bé bú xong [7], [12].
1.2.4.6. Những yếu tố làm giảm nguồn sữa mẹ
- Bắt đầu cho trẻ bú mẹ muộn.
- Mẹ cho bú không thường xuyên.
- Không cho bú đêm.
- Các bữa bú ngắn.
- Trẻ ngậm bắt vú kém.
- Trẻ bú bình hoặc ăn thức ăn bổ sung.
- Những yếu tố tâm lý của bà mẹ như thiếu sự tin tưởng, lo lắng, stress,
mẹ ốm, mệt mỏi… [7], [12].
1.2.4.7. Duy trì nguồn sữa mẹ đủ cho trẻ
Để duy trì nguồn sữa mẹ, bà mẹ cần thực hiện các những nguyên tắc
đơn giản sau:
Cho bé bú thường xuyên: Cho con bú là biện pháp tối ưu nhất để kích
thích tuyến sữa và duy trì nguồn sữa mẹ. Trẻ bú mẹ càng nhiều thì sữa tiết ra
càng nhiều. Hãy cho trẻ bú thường xuyên dù sữa mẹ ít hay thậm chí mẹ không
có sữa.
Chế độ dinh dưỡng: Lượng calo bắt buộc đưa thêm vào cơ thể đối với
bà mẹ cho con bú hàng ngày là 500-550 calo so với thời trước khi mang thai.
20
Vì vậy, cần duy trì chế độ dinh dưỡng phong phú để đảm bảo nguồn sữa cho
bé.
Ngủ đủ giấc: Với các bà mẹ có con nhỏ, việc ngủ đủ giấc xem ra khó
có thể thực hiện được. Tuy nhiên, bà mẹ nên tận dụng khoảng thời gian bé
ngủ, bởi giấc ngủ ngắn đó ngoài việc giúp hồi phục sinh lực cho mẹ mà còn là
lúc sữa được sản sinh nhiều.
Tinh thần thoải mái: Cần có chế độ nghỉ ngơi hợp lý để giữ tinh thần
thật thoải mái, thư giãn, tránh bị căng thẳng, áp lực, lo âu sẽ dễ bị mất sữa.
Khi cơ thể được thư giãn sẽ rất có lợi cho việc tăng sữa.
Tăng cân: Sau khi sinh, bà mẹ cần giữ mức cân nặng hợp lý để cơ thể
khỏe mạnh vì nếu bạn giảm cân quá nhanh có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa
mẹ. Tối thiểu bà mẹ nên duy trì trọng lượng tăng khoảng 4 kg sau sinh để
đảm bảo duy trì nguồn sữa mẹ trong 6 tháng đầu.
Tăng cường cho bé bú đêm: Khi người mẹ bắt đầu đi làm trở lại, thì sẽ
không thể cho bé bú thường xuyên để duy trì nguồn sữa nữa, lúc này biện
pháp đưa ra là tăng cường cho bé bú đêm. Khi bé bú đêm, lượng sữa trẻ nhận
được vẫn đủ sữa theo nhu cầu, đồng thời sẽ càng kích thích tuyến sữa giúp
nguồn sữa của mẹ dồi dào hơn.
Vắt sữa trước khi đi làm: Trước khi đi làm, bà mẹ hãy vắt sữa ra và bảo
quản trong tủ lạnh cho bé bú. Trước khi cho trẻ bú cần hâm lại cho ấm.
1.2.4.8. Kích thích tiết sữa
- Cơ chế tiết sữa là do thần kinh nên cần thoải mái, tránh căng thẳng, lo
lắng.
- Kích thích phản xạ ocytocin.
- Giúp đỡ bà mẹ về mặt tâm lý.
- Nghỉ ngơi nơi yên tĩnh.
- Bế con với sự tiếp xúc da kề da nếu có thể.
21
- Dùng đồ uống nhẹ và ấm.
- Kích thích núm vú: Dùng ngón tay kéo hoặc lăn núm vú 1 cách nhẹ
nhàng.
- Xoa bóp hoặc vuốt ve bầu vú 1 cách nhẹ nhàng [7], [12].
Bú mẹ đúng cách là NCBSM sớm: cho trẻ bú mẹ sớm trong 1 giờ đầu sau
sinh [37] và kéo dài sau đó.
1.2.5. Những hậu quả bệnh tật của trẻ không được bú sữa mẹ
Cho con bú là 1 trong những cách hiệu quả để đảm bảo sức khỏe và sự
sống của trẻ em. Nếu tất cả mọi trẻ em được bú mẹ trong vòng 1giờ sau khi
sinh và chỉ có duy nhất sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu tiên của cuộc đời và
tiếp tục đến khi trẻ 2 tuổi thì sẽ có khoảng 800000 trẻ được cứu sống mỗi
năm. Trên thế giới có < 40% trẻ em dưới 6 tháng được bú sữa mẹ. Tư vấn cho
con bú đầy đủ và cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các bà mẹ và gia đình để
bắt đầu, duy trì cách cho con bú tối ưu. WHO khẳng định cho con bú mẹ là
nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ [39].
Mỗi năm, ước tính 2.5 triệu trường hợp tiêu chảy xảy ra ở trẻ em dưới 5
tuổi, tỉ lệ mắc bệnh vẫn duy trì tương đối ổn định trong vòng hai thập kỉ qua.
Trong đó, tình hình mắc bệnh trầm trọng nhất là ở châu Phi và Nam Á và nơi
có tỉ lệ tử vong do tiêu chảy cao nhất, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có tỉ lệ
mắc cao nhất, đây cũng là thời kì trẻ được nuôi dưỡng bằng thức ăn bổ sung
cùng với sữa mẹ. Tuy tỉ lệ này có giảm nhưng tiêu chảy vẫn là nguyên nhân
đứng thứ hai gây ra tử vong ở trẻ em dưới năm tuổi trên toàn cầu, sau viêm
phổi [11].
Trên thế giới khoảng 40% số trẻ chết có thể phòng tránh được bằng
nâng cao sự chăm sóc gia đình xã hội, đơn giản là việc cung cấp những kiến
thức cơ bản, kỹ năng cần thiết gồm cho bú đúng cách, thực hành ăn bổ sung,
cách nhận biết dấu hiệu bệnh nặng của trẻ và cách chăm sóc trẻ khi trẻ bệnh
22
bao gồm tiếp tục cho con bú mẹ, uống Oresol khi trẻ bị tiêu chảy hay viêm
phổi [25].
Mặc dù hiện nay Bộ Y tế Việt Nam đã khuyến cáo các bà mẹ cần nuôi
trẻ hoàn toàn bằng sữa mẹ trong vòng 6 tháng đầu sau sinh, nhưng trên thực
tế, có nhiều bà mẹ vì nhiều lý do như mẹ thiếu sữa, bận rộn công việc, mẹ bị
bệnh, mẹ nhiễm HIV vẫn cho trẻ ăn thêm sữa ngoài và ăn bổ sung sớm. Đây
cũng là lí do khiến trẻ em phải đối mặt với các bệnh nhiễm khuẩn đường tiêu
hoá và hô hấp và hậu quả là suy dinh dưỡng ở trẻ em [11].
Thực hành NCBSM ở Việt Nam chưa tốt, chỉ 58% bà mẹ cho con bú
sớm sau sinh 30 phút, 17% trẻ dưới 6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn, 23% bú
đến 24 tháng. Tỉ lệ trẻ tiêu chảy được uống Oresol và chế phẩm tương đương
được tiếp tục bú chỉ đạt 65% [26].
1.2.6. Khuyến cáo của WHO về nuôi con bằng sữa mẹ
- Cho bé bú ngay trong vòng 1 giờ đầu sau sinh để tận dụng sữa non, kích
thích sữa non xuống sớm, và giúp co hồi tử cung cho mẹ.
- Cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Bú mẹ hoàn toàn là chỉ bú
mẹ không cần bổ sung thêm thức ăn khác, kể cả nước trắng.
- Bắt đầu cho bé ăn dặm từ tháng thứ 7 và tiếp tục cho bú sữa mẹ đến 24
tháng.
- Cho bú theo nhu cầu của bé, tức là không hạn chế thời gian và độ dài
của mỗi bữa bú.
- Nếu bé ốm không bú được thì vắt sữa và cho bé ăn bằng thìa hoặc cốc.
1.3. Nuôi con bằng sữa công thức
23
1.3.1. Sữa công thức và đặc điểm của sữa công thức
Sản phẩm sữa thay thế sữa mẹ (sữa công thức) là một trong những sản
phẩm dinh dưỡng dùng cho trẻ đến 24 tháng tuổi được sản xuất theo phương
thức công nghiệp, bảo đảm tiêu chuẩn theo quy định, phù hợp với từng giai
đoạn phát triển hay tình trạng sinh lý đặc biệt của trẻ nhỏ [4].
Gồm 2 loại chính:
Sữa công thức hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức có sữa dùng cho
trẻ đến 12 tháng tuổi (infant formula) [4].
Sữa công thức hoặc sản phẩm dinh dưỡng công thức có sữa dùng cho
trẻ từ 6 tháng đến 24 tháng tuổi (follow up formula) [4].
1.3.2. Nguy hiểm của bú bình
- Sữa dễ bị nhiễm bẩn với vi khuẩn từ những chai bẩn, đầu vú cao su bị
mốc.
- Nếu pha sữa loãng trẻ không nhận đủ chất dinh dưỡng và sẽ không lớn,
nếu pha đặc trẻ sẽ bị táo bón.
- Núm vú cao su của chai có thể có lỗ quá to hoặc quá nhỏ. Nếu như lỗ
quá nhỏ đứa trẻ phải cố gắng bú mạnh để mút sữa dẫn tới nuốt nhiều không
khí, mệt và không no. Nếu lỗ quá to có thể gây sặc sữa, nôn trớ.
Muốn giảm những nguy hiểm của bú bình, người chăm sóc trẻ cần:
- Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi pha sữa.
- Không nên bú chai, cho trẻ ăn bằng cốc và thìa. Vì cốc, thìa dễ làm sạch
hơn chai.
- Rửa sạch và luộc dụng cụ trước khi sử dụng.
- Pha sữa đủ ăn từng bữa. Nếu trẻ ăn không hết cần bỏ phần sữa thừa đi.
1.3.3. Cách NCBSCT khoa học
24
Chỉ cho trẻ uống sữa công thức khi thực sự cần thiết, trong các trường
hợp bà mẹ sau sinh không có đủ sữa nuôi con.
Khi đã quyết định cho trẻ bú sữa công thức cần quan tâm đến các vấn
đề như nguồn gốc xuất xứ, thành phần dinh dưỡng, hạn sử dụng, phù hợp
kinh tế tránh lãng phí. Dụng cụ cho ăn phải đảm bảo vệ sinh, chất liệu phù
hợp.
Ngoài ra còn cần quan tâm đến tốc độ tăng trưởng của trẻ để lựa chọn
sữa phù hợp.
Chương 2
25
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng, địa điểm, thời gian nghiên cứu
2.1.1 Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ có con dưới 2 tuổi đang sống trên địa bàn xã Lê Hồng,
huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương.
• Tiêu chuẩn lựa chọn
- Các bà mẹ không mắc bệnh lý tâm thần, rối loạn trí nhớ và hợp tác tốt.
- Con của các bà mẹ nghiên cứu không mắc bệnh bệnh bẩm sinh liên
quan đến hình thể, đường tiêu hóa và các bệnh mạn tính, hiện tại không mắc
các bệnh cấp tính.
• Tiêu chuẩn loại trừ
- Các bà mẹ không có con dưới 2 tuổi.
- Các bà mẹ không có khả năng giao tiếp bình thường: mắc bệnh tâm
thần…
- Các bà mẹ không đồng ý tham gia trả lời trong nghiên cứu.
2.1.2 Địa điểm nghiên cứu
Xã Lê Hồng là một trong 18 xã của huyện Thanh Miện, với tổng diện
tích 9,23 km
2
, dân số 7064 người (1999), cách thị trấn Thanh Miện của huyện
5km.
Lê Hồng là 1 trong những xã thuần nông của vùng đồng bằng Bắc Bộ,
có địa hình tương đối bằng phẳng. Lê Hồng phát triển nghề nông nghiệp trong
nhiều năm, bên cạnh đó theo thời gian xã cũng phát triển các loại hình kinh tế
khác: trồng trọt, chăn nuôi với mô hình trang trại hộ gia đình. Trong những
năm gần đây, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội huyện, Lê Hồng cũng
từng bước tiến tới phát triển công nghiệp với đa dạng hóa các mô hình sản
xuất nhà nước và tư nhân, các cơ sở doanh nghiệp ngày càng nhiều hơn.