1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Chỉnh hình răng mặt (CHRM) là chuyên ngành sâu của Nha khoa nhằm
nghiên cứu, theo dõi sự phát triển và tăng trưởng của hệ thống răng, hàm mặt
để phòng ngừa và chữa trị các sai lệch. CHRM được chia ra làm 4 loại:
CHRM phòng ngừa, CHRM can thiệp, CHRM hỗ trợ và CHRM toàn diện [3],
[12], [15]. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của CHRM là tái tạo thẩm
mỹ và chức năng nhai cho bệnh nhân, muốn vậy phải xắp xếp các răng lệch
lạc trở nên ngay ngắn và ăn khớp đều đặn nhau [4], [12]. Việc điều trị sớm
lệch lạc răng do các thói quen răng miệng xấu như thói quen mút ngón tay,
cắn môi, đẩy lưỡi và thở miệng là dùng các loại khí cụ đơn giản phòng ngừa
không để các thói quen răng miệng xấu đó tác động vào làm mất cân bằng hệ
thống nhai, vì vậy việc thăm khám phát hiện sớm là cần thiết [6], [8], [9], qua
đó Nha sỹ sẽ phân biệt được các nguyên nhân gây lên sự lệch lạc và từ đó sẽ
có một kế hoạch can thiệp hữu hiệu. Các thói quen răng miệng xấu sẽ tạo
những di chuyển về răng ngoài ý muốn gây ra những lệch lạc về răng và hàm
mặt, một thói quen răng miệng xấu có thể làm di chuyển lệch lạc răng trầm
trọng nếu thời gian tác động đủ dài [10], [16]. Tuy nhiên, nếu các thói quen
răng miệng xấu đó được chấm dứt ở một thời điểm thích hợp thì dưới áp lực
của môi, má và lưỡi sẽ tự đưa các răng trở về vị trí bình thường và sự cân
xứng được tái lập, nhưng khi những thói quen xấu đó kéo dài sang đến thời kỳ
răng vĩnh viễn thì cần phải CHRM can thiệp để giải quyết những vấn đề sai
lệch [5], [8, [15]. Yếu tố “Tăng trưởng” và yếu tố “ Thời gian” là những yếu
tố chủ yếu trong sự phát triển của lệch lạc răng mặt, vì vậy các sự bất cân
xứng cần phải được phát hiện sớm, từ đó có một kế hoạch cùng phương pháp
2
can thiệp thích hợp ngăn ngừa những lệch lạc hoặc thay đổi sự tăng trưởng
nhằm cải thiện sự bất cân xứng [4], [10].
Các thói quen xấu về răng miệng là vấn đề đã được các Bác sỹ Răng
Hàm Mặt bàn luận và nghiên cứu rộng rãi từ nhiều năm qua. Tuy nhiên, ở
Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu nào về tình trạng thói quen răng
miệng xấu trong trẻ em lứa tuổi học đường. Trước những vấn đề cấp thiết
nêu trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nhận xét mối liên quan giữa
thói quen răng miệng xấu và lệch lạc khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 7 – 11 tại
Trường tiểu học Tân Mai, Hà Nội” nhằm hai mục tiêu sau:
1. Mô tả tình trạng lệch lạc khớp cắn ở học sinh tiểu học lứa tuổi 7
đến 11 tuổi.
2. Nhận xét mối liên quan giữa thói quen răng miệng xấu và lệch lạc
khớp cắn ở trẻ em lứa tuổi 7 đến 11 tuổi.
3
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Sự phát triển khớp cắn hệ răng sữa sang hệ răng vĩnh viễn.
Quá trình hình thành và phát triển bộ răng sữa là giai đoạn đầu tiên đóng
vai trò quan trọng trong sự hình thành và phát triển của toàn bộ hệ thống nhai
sau này, khoảng 3 tuổi khớp cắn bộ răng sữa được thiết lập hoàn chỉnh. Khớp
cắn này được duy trì và phát triển liên tục cho đến khoảng 5 tuổi. Ở thời điểm
này các răng vĩnh viễn bắt đầu mọc, khoảng từ 3 đến 5 tuổi là giai đoạn tương
đối ổn định nhất của bộ răng sữa và đây cũng là giai đoạn có ý nghĩa quan
trọng đối với sự mọc và phát triển của các răng vĩnh viễn thay thế [7], [ 9].
1.1.1. Thời kỳ mọc và thứ tự mọc của răng vĩnh viễn:
* Thời kỳ mọc răng vĩnh viễn [1].
Việc thành lập bộ răng vĩnh viễn gắn liền với sự tồn tại của của bộ răng
sữa trước đó, thời gian diễn ra sự rụng răng sữa và mọc răng vĩnh viễn có thể
kéo dài từ 5 – 6 tuổi đến 10 – 12 tuổi.
* Thứ tự mọc răng [1].
Hàm trên: Răng số 6 – 1 – 2 – 4 – 5 – 3 – 7 .
Hàm dưới: Răng số 6- 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 7 .
1.1.2. Sự thay đổi của cung hàm trong thời kỳ răng hỗn hợp:
* Sự thay đổi khi răng cửa sữa được thay bằng răng cửa vĩnh viễn.
Do thay đổi kích thước giữa răng sữa và răng vĩnh viễn dẫn đến những
thay đổi về tình trạng răng, khớp cắn nhiều nhất. Sự biến đổi chiều hướng
mọc răng, sự mòn răng theo thời gian và ảnh hưởng của cơ trong giai đoạn từ
4
6 đến 12 tuổi có nhiều thay đổi nhất, sau 12 tuổi thường ít thay đổi, gần như
là ổn định [9].
* Sự thay đổi khi thay răng nanh, răng hàm.
Ta đã biết khoảng “ Leeway space” là khoảng chênh lệch kích thước
gần xa của các răng hàm sữa lớn hơn so với các răng hàm nhỏ vĩnh viễn, giá
trị này trung bình ở hàm trên là 1,5mm, hàm dưới là 2,5mm, vì thế nói chung
sự thay thế diễn ra dễ dàng [6], [7], [9].
* Sự thay đổi cung hàm theo chiều ngang.
Từ lúc sinh tới lúc 2 tuổi khoảng cách giữa hai răng cửa tăng 5mm ở
hàm trên và 3mm ở hàm dưới. Lúc 12 tuổi khoảng cách tăng thêm 5mm và
không thay đổi từ đó.
* Sự thay đổi cung hàm theo chiều đứng.
Từ răng sữa đến răng vĩnh viễn được thực hiện bởi xương ổ răng và sự
mọc răng.
1.2. Khớp cắn bình thường
1.2.1. Tương quan giữa các răng trong một hàm
1.2.1.1. Chiều trước sau: Tất cả các răng đều tiếp xúc nhau ở cả mặt gần
và xa, trừ răng khôn chỉ có một điểm tiếp xúc.
1.2.1.2. Độ nghiêng ngoài trong của răng
+ Hàm trên: Các răng sau hơi nghiêng về phía ngoài
+ Hàm dưới: Các răng sau hơi nghiêng về phía trong
Đường cong Wilson: là đường cong lõm lên trên đi qua đỉnh múi ngoài
và trong các răng sau hàm dưới.
1.2.1.3. Độ nghiêng gần xa của răng
Đường cong SPEE: là đường cong lõm lên trên, đi qua đỉnh múi răng
nanh và đỉnh múi ngoài các răng hàm nhỏ, hàm lớn hàm dưới [14].
5
1.2.2. Tương quan giữa các răng hàm trên và hàm dưới.
1.2.2.1. Độ cắn chìa: là khoảng cách giữa bờ cắn răng của hàm trên và hàm
dưới theo chiều trước sau. Trung bình ở người Việt Nam là 2,79 ± 1,29 mm.
1.2.2.2. Độ cắn phủ: là khoảng cách giữa bờ cắn răng cửa hàm trên và
hàm dưới theo chiều đứng khi hai hàm cắn khớp. Trung bình ở người Việt
Nam là 2,89 ± 1,45 mm.
1.2.2.3. Đường cắn khớp: là đường nối các múi ngoài của răng sau và bờ
cắn các răng trước hàm dưới hoặc là đường nối trũng giữa các răng sau và
cingulum các răng trước hàm trên. Đường cắn khớp là một đường cong đối
xứng, liên tục và đều đặn, khi hai hàm cắn khớp chúng chồng khít lên nhau
[13], [14].
1.3. Quan niệm khớp cắn bình thường của ANDREWS:
Gồm 6 đặc tính và nó là mục tiêu của điều trị Chỉnh hình răng mặt [14].
1.3.1. Tương quan ở vùng răng hàm:
Gờ bên xa múi ngoài răng 6 hàm trên tiếp xúc gờ bên gần múi ngoài
gần răng 7 hàm dưới.
Múi ngoài gần răng 6 hàm trên tiếp xúc rãnh ngoài gần răng 6 hàm
dưới.
Múi trong gần răng 6 hàm trên khớp với trũng giữa răng 6 hàm dưới.
1.3.2. Độ nghiêng gần – xa của thân răng: bình thường có góc độ dương và
độ nghiêng này thay đổi theo từng răng [14] (Hình 1.1).
1.3.3. Độ nghiêng ngoài – trong của thân răng: tương quan này ảnh hưởng
đến độ cắn phủ [14] (Hình 1.2).
6
Hình 1.1: Độ nghiêng gần, xa. Hình 1.2: Độ nghiêng ngoài, trong.
1.3.4. Không có răng xoay:
1.3.5. Không có khe hở giữa các răng:
1.3.6. Đường cong SPEE phẳng hoặc cong ít: Không sâu quá 1.5 mm
Hình 1.3: Đường cong SPEE [1].
Mục đích của điều trị chỉnh hình răng mặt là tạo ra 1 khớp cắn tối ưu có
thể đạt được ở mỗi bệnh nhân và tiêu chuẩn khớp cắn thực sự cho mỗi bệnh
7
nhân chỉ có thể xác định sau khi quá trình điều trị và duy trì đã được hoàn tất
[2], [14], [16].
1.4. Phân loại lệch lạc khớp cắn chiều trước – sau theo Angle: Có 4 loại [13].
1.4.1. Khớp cắn bình thường: múi ngoài gần răng 6 hàm trên khớp với
rãnh ngoài gần răng 6 hàm dưới và các răng sắp xếp theo một đường cắn
khớp đều đặn.
1.4.2. Sai khớp cắn loại I: như khớp cắn bình thường nhưng đường cắn khớp
không đúng do các răng trước mọc sai chỗ, xoay.
1.4.3. Sai khớp cắn loại II: múi ngoài gần răng 6 hàm trên khớp về phía gần
so với rãnh ngoài gần răng 6 hàm dưới. Loại II gồm 2 tiểu loại:
Tiểu loại 1: Cung hàm trên hẹp. hình chữ V, nhô ra trước, răng cửa
trên ngả môi, môi đóng không kín, môi dưới thường chạm mặt trong
các răng cửa trên.
Tiểu loại 2: Các răng cửa giữa hàm trên quặp vào trong còn các răng
cửa bên nghiêng ngoài. Độ cắn phủ tăng, cung răng trên thường rộng,
loại này thường do di truyền.
1.4.4. Sai khớp cắn loại III: Múi ngoài gần răng 6 hàm trên khớp về phía xa
so với rãnh ngoài gần răng 6 hàm dưới, các răng cửa dưới có thể ở phía ngoài
các răng cửa trên. Cần phân biệt sai khớp cắn loại III thật và giả.
Ngày nay phân loại Angle được dùng rộng rãi để mô tả các loại sai khớp
cắn, tương quan răng cối 2 hàm, tương quan 2 xương hàm, kiểu tăng trưởng
và phương pháp điều trị [13], [26].
8
Hình 1.4: Khớp cắn bình thường và các loại sai khớp cắn theo Angle [13].
1.5. Thuyết về sự cân bằng:
Quan điểm này nói lên rằng khi một vật chịu những lực không cân bằng
thì sẽ bị đẩy và di chuyển tới một vị trí khác, điều này tương đương với hiện
tượng nếu một vật chịu tác động của các lực mà không thay đổi vị trí thì các
lực này cân bằng nhau. Theo lý thuyết này răng chịu lực cân bằng do răng
phải chịu nhiều loại lực nhưng trong điều kiện bình thường chúng không di
chuyển sang vị trí mới, do đó sự di chuyển răng chỉ xảy ra khi sự cân bằng bị
pha vỡ. Quan điểm về sự cân bằng không chỉ áp dụng cho răng mà còn cho cả
xương và sự phát triển của phần xương tiếp xúc với cơ luôn chịu ảnh hưởng
của cơ.
9
1.5.1. Tác động của sự cân bằng lên răng:
Khi chúng ta quan sát tác động của nhiều loại lực lên răng thì thấy rằng
thời gian kéo dài của lực quan trọng hơn độ lớn của chúng. Lực nhai dù rất
lớn nhưng chỉ xảy ra trong một thời gian rất ngắn nên không đủ kéo dài để di
chuyển răng tới vị trí mới, trong khi đó lực ép của môi, má, lưỡi lên răng rất
nhẹ nhàng hơn lực nhai nhưng có thể làm thay đổi sự cân bằng do có độ bền
gấp nhiều lần. Các thí nghiệm cũng đã cho thấy thậm chí lực rất nhẹ cũng gây
ra di chuyển răng nếu lực này kéo dài đủ lâu và giới hạn độ bền lực của con
người xấp xỉ 6 giờ/ngày.
Một yếu tố nữa cũng có thể tác động lên sự cân bằng là áp lực từ bên
ngoài như hàm chỉnh nha, thói quen răng miệng xấu, vào thế kỷ đầu tiên sau
công nguyên Celsus đã mô tả một trường hợp em bé có một chiếc răng mọc
ngoài cung răng, em bé này đã đặt áp lực ngón tay lên chiếc răng đó để di
chuyển chiếc răng đến vị trí thích hợp. Từ sự am hiểu về khái niệm cân bằng,
ta thấy rằng có thể di chuyển răng nếu đứa trẻ giữ ngón tay ép vào răng
khoảng 6 giờ hoặc hơn trong một ngày, nói một cách khác nếu thói quen này
xảy ra trong một thời gian ngắn thì lực dù có mạnh tác động cũng làm di
chuyển răng rất ít hoặc không có.
1.5.2. Tác động của sự cân bằng lên kích thước và hình dạng xương hàm:
Những ảnh hưởng của quá trình cân bằng lên xương hàm theo nguyên tắc
giống như ảnh hưởng của chúng lên răng, có nghĩa là: độ lớn của lực không
quan trọng bằng thời gian mà nó tác động, những ảnh hưởng chức năng của
môi trường sẽ dẫn tới sự thay đổi của cấu trúc xương do phản ứng và vị trí
răng sẽ thay đổi chúng.
10
1.6. Các thói quen răng miệng xấu [8], [19]:
1.6.1. Mút ngón tay:
Khớp cắn ban đầu của trẻ trước khi có thói quen xấu quan trọng trong
chẩn đoán để xác định những lệch lạc gây ra bởi thói quen xấu hay có sự tham
gia của yếu tố di truyền. Rakosi đã nghiên cứu trên 693 trẻ em có thói quen
mút ngón tay và thấy rằng khoảng 60% trẻ đã dừng thói quen xấu này trước 2
tuổi và phần lớn trong nhóm trẻ này có khớp cắn bình thường, trong khi đó
413 trẻ kéo dài thói quen xấu này qua 4 tuổi đều có lệch lạc khớp cắn và từ đó
ông ta đưa ra kết luận rằng mút ngón tay kéo dài là nguyên nhân gây ra lệch
lạc khớp cắn ở những trẻ em này. Graber cũng có kết luận tương tự là mút
ngón tay được coi như là hiện tượng bình thường ở trẻ em dưới 2 tuổi và lệch
lạc răng miệng vĩnh viễn sẽ xảy ra khi mà trẻ kéo dài thói quen xấu này qua 4
tuổi. Những nghiên cứu về tỉ lệ thói quen xấu này ở trẻ em cho thấy xuất hiện
nhiều nhất ở trẻ 6 – 7 tháng tuổi và giảm tới 0 ở trẻ 14 tuổi. Mút ngón tay cho
dù chỉ xuất hiện một thời gian ngắn ở trẻ nhỏ cũng đều ảnh hưởng đến sự phát
triển của răng, xương ổ răng, Theo Graber lệch lạc vĩnh viễn sẽ xảy ra khi trẻ
qua 4 tuổi do mút ngón tay không chỉ trực tiếp gây ra lệch lạc răng mà nó còn
làm tăng thêm những rối loạn chức năng của hệ thống cơ quanh miệng, đặc
biệt là cơ cằm và gây ra hoạt động bù trừ dẫn đến đẩy lưỡi, và tác động lâu
dài các hoạt động mất cân bằng của hệ thống cơ lên răng và xương ổ răng liên
quan gây ra những biến dạng ngay cả khi các thói quen xấu đó đã chấm dứt.
Tác động của mút ngón tay bao gổm tác động trực tiếp và tác động
gián tiếp:
- Tác động trực tiếp:
+ Đẩy răng cửa trên ra phía ngoài.
+ Đẩy răng cửa dưới vào trong.
11
+ Khớp cắn hở.
+ Hạn chế sự phát triển theo chiều đứng của các răng trước, các răng
hàm mọc thụ động do có khoảng trống lâu ngày dẫn tới thay đổi hướng phát
triển của XHD lên trên và ra sau quá mức tạo khớp cắn hở do xương.
+ Hàm trên bị hẹp dẫn tới khớp cắn chéo phía sau 1 hoặc 2 bên.
- Tác động gián tiếp:
+ Tăng trương lực cơ môi dưới.
+ Nuốt đẩy lưỡi, dẫn tới làm tăng khớp cắn hở do mút ngón tay gây ra.
+ Mức độ lệch lạc răng miệng do mút ngón tay gây ra còn phụ thuộc vào
vị trí đặt ngón tay do lực đòn bẩy của ngón tay chống lại răng và xương ổ
răng, và còn phụ thuộc vào sự phát triển của cơ môi, mức độ thường xuyên
cũng như sự kéo dài của thói quen xấu này.
Hầu như trẻ em có thói quen mút ngón tay kéo dài đều đưa đến sai khớp
cắn. Mút ngón tay trong thời kỳ răng sữa không có ảnh hưởng lâu dài đến
hàm răng, nhưng nếu kéo dài sang thời kỳ răng vĩnh viễn bắt đầu mọc dẫn đến
sai khớp cắn với các biểu hiện (Hình 1.5):
- Răng cửa trên thưa và nghiêng về phía môi.
- Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
- Cắn hở vùng răng trước, hẹp cung răng trên (cung răng hình chữ V).
Răng di chuyển ít; nhiều phụ thuộc vào thời gian tác động của thói quen,
nếu trẻ mút ngón tay với áp lực mạnh nhưng không liên tục và thời gian
không đủ lâu thì các răng di chuyển ít [30]. Ngược lại, trẻ mút ngón tay nhẹ
nhàng nhưng kéo dài hơn 6giờ/ngày, đặc biệt là những trẻ mút ngón tay suốt
đêm thì sẽ bị sai khớp cắn trầm trọng, mút ngón tay có thể gây sai khớp cắn
nếu thói quen này kéo dài đến thời kỳ răng hỗn hợp và nếu thói quen kéo dài
12
sau khi răng cửa vĩnh viễn đã mọc lên cần phải điều trị chỉnh hình để giải
quyết vấn đề sai vị trí của răng [21], [26], [28].
Hình 1.5: Thói quen mút tay và lệch lạc khớp cắn [22].
1.6.2. Thói quen xấu của môi:
Mút môi dưới có thể là nguyên nhân chính trực tiếp gây ra lệch lạc răng,
hàm hoặc là hậu quả do hoạt động bù trừ của cơ khi có lệch lạc làm tăng them
lệch lạc vốn có. Thói quen xấu mút môi dưới có thể được coi là thứ phát trong
trường hợp bệnh nhân có lệch lạc khớp cắn loại II Angle tiểu loại 1 hoặc có
độ cắn chìa lớn, hoạt động của cơ môi lúc này là hoạt động thích nghi hoặc bù
trừ khi môi trên và dưới khó khăn trong việc đóng kín trong lúc nuốt, do đó
trẻ sẽ phải cố đưa môi dưới lên để đóng kín miệng. Nhưng việc đóng kín
được thực hiện dễ dàng hơn đối với trẻ khi chúng đẩy môi dưới vào mặt trong
của răng cửa trên, điều này làm tăng thêm độ cắn chìa do tạo lực đẩy răng cửa
trên ra phía trước đồng thời tạo áp lực quá mức về phía lưỡi ở phần trước của
XHD. Khi lệch lạc tăng lên, hoạt động của cơ tăng theo tạo vòng xoắn bệnh lý
13
làm lệch lạc ngày càng tăng, thói quen xấu này thường dẫn đến tăng hoạt
động và tăng trương lực của cơ cằm dẫn đến cản trở sự phát triển của xương ổ
răng vùng răng cửa dưới nơi tiếp xúc trực tiếp với cơ và do đó ảnh hưởng cả
các răng cửa dưới. Mút môi dưới là thói quen thường gặp, biểu hiện lâm sàng
thường gặp là (Hình 1.6):
- Làm tăng độ cắn chùm.
- Rãnh môi cằm hằn rõ, tăng hoạt động cơ cằm, trên lâm sàng thấy nhiều
nếp nhăn ở vùng cằm khi bệnh nhân nuốt.
- Viền môi đỏ có thể phì đại nhìn rõ ở tư thế nghỉ.
- Dấu các răng cửa trên môi dưới; ở một số bệnh nhân có thể thấy xuất
hiện các tổn thương mạn tính do virus tại những vùng môi bị sang chấn hoặc
kích thích.
- Tăng trương lực cơ cằm.
- Cắn hở vùng răng trước, răng cửa dưới nghiêng phía lưỡi, răng cửa trên
chen chúc và nghiêng phía môi.
- Thói quen mút môi dưới làm tăng độ cắn chìa [8], [22], [27].
Hình 1.6: Thói quen mút môi và dấu răng trên môi dưới [8].
14
1.6.3. Đẩy lưỡi:
Khái niệm đẩy lưỡi không có nghĩa là lưỡi tạo một lực đẩy ra phía trước
mà chỉ ngụ ý rằng lưỡi nằm quá về phía trước và ở giữa các răng cửa hàm
trên và răng cửa hàm dưới, có nhiều tác giả phân loại đẩy lưỡi theo các
cách khác nhau:
+ James và Townsend mô tả các loại đẩy lưỡi khác nhau dựa trên những
biến dạng do nó gây ra để giúp cho việc điều trị do các tác giả cho rằng
nguyên nhân gây đẩy lưỡi không thể xác định được.
+ Tulley lại cho rằng đẩy lưỡi là thói quen nội sinh hoặc hành vi thích
nghi, việc phân loại dựa vào hình thái học của mặt hoặc hoạt động nuốt.
+ Theo Proffit và Mason, đẩy lưỡi có khả năng là là một sự thích nghi
đối với khớp cắn hở, và việc điều trị mục đích là để thay đổi kiểu nuốt không
được chỉ định. Sự di chuyển răng trong trường hợp này không phải là do đẩy
lưỡi mà vị trí đặt lưỡi mới đóng vai trò quan trọng là nguyên nhân của khớp
cắn hở. Quan điểm của Proffit và Mason phù hợp với thuyết cân bằng. Hơn
nữa, các tác giả này gợi ý rằng việc điều trị vị trí của của lưỡi có hiệu quả
nhất khi phối hợp với điều trị chỉnh nha, điều trị về phát âm và điều trị chức
năng cơ có thể phối hợp với điều trị chỉnh nha khi cần thiết.
+ Theo Bahr và Holt, dựa trên đặc điểm lâm sàng khớp cắn hở phân chia
hoạt động đẩy lưỡi làm 4 loại sau:
Đẩy lưỡi là hiện tượng bình thường khi nó không gây biến dạng, mặc
dù có bất thường về mặt chức năng.
Đẩy lưỡi làm biến dạng vùng cửa gây ra khớp cắn hở đôi khi kèm theo
hẹp hàm 2 bên và khớp cắn chéo phía sau. Moyers gọi đây là khớp cắn
hở đơn giản.
15
Đẩy lưỡi gây ra khớp cắn hở phía sau, hoạt động đẩy lưỡi bên có thể
tạo ra khớp cắn sâu chức năng, khớp cắn hở phía sau, một vài trường
hợp khớp cắn loại II Angle tiểu loại 2 thấy ở loại này.
Đẩy lưỡi phối hợp gây ra khớp cắn hở cả phía trước và phía sau.
Moyers gọi đây là khớp cắn hở phúc tạp, khó điều trị hơn các loại khác.
Chức năng và vị trí lưỡi bất thường có thể là nguyên nhân của sai khớp
cắn, nhưng cũng có thể là sự đáp ứng của lưỡi đối với sai khớp cắn có từ
trước, lưỡi có thể nằm về trước, sang hai bên, vừa sang bên. Tùy theo vị trí
của lưỡi mà ta có các kiểu sai khớp cắn (Hình 1.7):
- Cắn hở vùng răng trước: Do vị trí lưỡi nằm về trước và đẩy lưỡi ra
trước khi nuốt.
- Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu: Do vị trí nghỉ của lưỡi nằm về phía
sau và tràn lên mặt nhai vùng răng sau, làm lún các răng sau.
- Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi – múi vùng răng sau do
vị trí lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau [18], [20].
Hình 1.7: Thói quen đẩy lưỡi [8].
16
1.6.4. Thở miệng: Thật ra là thở “Mũi – Miệng” vì hiếm gặp thở miệng đơn
thuần, dù là thuật ngữ nào thì thói quen này cũng vẫn cần phải bàn luận. Thở
miệng được coi là thói quen xấu khi đường thở không còn bị tắc nghẽn nhưng
việc thở vẫn tiếp tục được thực hiện chủ yếu qua miệng, để xác định một
người nào đó thở qua miệng nhiều hơn là qua mũi, cần thiết phải có dụng cụ
để đo lượng thông khí qua miệng và qua mũi cùng một lúc, nếu lớn hơn 1/2
thì có thể khảng định là người này có hiện tượng thở miệng.
1.6.4.1.Nguyên nhân:
+ Đường mũi bị cản trở: Vẹo vách ngăn, dị ứng.
+ Thói quen dù đường mũi không bị cản trở.
+ Cấu tạo giải phẫu: Trẻ thở bằng mũi nhưng do môi trên quá ngắn nên
miệng vẫn hở khi trẻ thở mũi.
1.6.4.2. Lâm sàng:
- Khuôn mặt dài, hẹp
- Răng cửa hàm trên nhô trước.
- Khi miệng hở: Môi dưới nằm sau răng cửa hàm trên.
- Có sự bất cân xướng giữa cơ lưỡi và cơ thổi, cơ vòng miệng, cung hàm
trên hình chữ V, vòm khẩu cao.
- Mô lợi ở cung răng phía trước hàm trên thường bị kích thích và viêm.
1.7. Điều trị các thói quen răng miệng xấu [8], [23], [27].
1.7.1. Mút ngón tay: Phần lớn trẻ 4 – 5 tuổi tự bỏ thói quen mút tay, nếu trẻ
không bỏ được thói quen xấu này thì:
17
- Nha sỹ nói chuyện trực tiếp với những trẻ lớn, trẻ sẽ dần dần từ bỏ thói
quen xấu này.
- Dùng biện pháp “nhắc nhở” cùng với những lời giải thích:
+ Một miếng băng keo không thấm nước dán ở ngón tay trẻ thường mút
sẽ giúp nhắc nhở trẻ (Hình 1.8).
Hình 1.8: Băng dính ngón tay [8].
+ Dùng một băng đàn hồi quấn quanh khuỷu tay để ngăn đưa tay vào
miệng(chỉ cần băng đàn hồi qua đêm). Trong 6 – 8 tuần là đủ. Nhưng cần giải
thích cho trẻ rõ đó không phải là hình phạt mà chỉ giúp trẻ bỏ thói quen xấu.
- Khí cụ tháo lắp:
+ Một tấm khẩu cái đơn giản, thụ động, không chức năng sẽ có tác dụng
nhắc nhở trẻ bỏ dần thói quen.
+ Khí cụ Hawley có dây cung môi vừa để chỉnh lại các răng trước trên bị
đẩy ra trước cũng như đóng kín các khoảng trống nếu muốn (Hình 1.9).
18
Hình 1.9: Khí cụ Hawley [12].
- Khí cụ cố định: Gồm một cung lưỡi và một tấm chặn làm bằng dây thép
được hàn vào 2 khâu ở răng cối sữa thứ 2; răng số 6 hàm trên, tấm chặn nhô
ra nhưng không được sắc bén, nhắc nhở trẻ không mút tay và trẻ cũng được
giải thích đây là vật để nhắc nhở, không phải để trừng phạt tránh gây tổn
thương tâm lý trẻ. Sau khi trẻ ngừng mút tay, cần đeo khí cụ thêm 6 tháng để
duy trì đảm bảo thói quen được loại bỏ hoàn toàn [19].
1.7.2.Thói quen xấu của môi: Loại bỏ thói quen xấu này bằng cách.
- Chỉnh hình làm giảm cắn chìa đến mức có thể chấp nhận được.
- Tấm chặn môi được mang ban đêm và 2 – 3 giờ vào ban ngày khi trẻ ở
nhà (Hình 1.10)
Hình 1.10: Tấm chặn môi [12].
19
1.7.3. Đẩy lưỡi:
- Dùng tấm chặn lưỡi tháo lắp; cố định để ngăn chặn vị trí bất thường
của lưỡi.
- Tấm chặn lưỡi được làm bằng thép không gỉ có ф o.8 mm (Hình 1.11).
- Có thể dùng thêm tấm chặn môi để ngăn chặn sự tiếp xúc giữa lưỡi và
môi trong trường hợp trẻ có kiểu nuốt đẩy lưỡi ra trước [8], [29].
Hình 1.11: Tấm chặn lưỡi [18].
1.7.4. Thở miệng: Khi đã loại trừ các trở ngại đường mũi mà trẻ vẫn tiếp tục
còn có thở miệng, điều trị bằng cách: Dùng tấm chặn môi là một vật cản cứng
thụ động được đặt vào miệng, tựa lên răng và niêm mạc, cho trẻ mang vào
ban đêm. Tấm chặn môi có khoét 3 lỗ nhỏ ở phía trước (Hình 1.12), các lỗ
này được thu hẹp từ từ khi BN đã quen với khí cụ để kích thích BN thở bằng
mũi [17], [24].
Hình 1.12: Tấm chặn môi [12].
20
Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh Trường tiểu học Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố Hà
Nội có độ tuổi từ 7 đến 11 tuổi.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn lựa:
- Cha, Mẹ, Ông, Bà nội ngoại là người Việt Nam.
- Tình trạng sức khỏe bình thường.
- Chưa bao giờ được điều trị nắn chỉnh răng.
- Không có tiền sử chấn thương hàm mặt, dị tật bẩm sinh.
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ:
- Học sinh không có đầy đủ các điều kiện trên.
- Học sinh có bệnh lý toàn thân.
- Học sinh không hợp tác.
2.1.3. Địa điểm và thời gian nghiên cứu:
- Địa điểm: Trường Tiểu học Tân Mai, Quận Hoàng Mai, Thành phố
Hà Nội.
- Thời gian: Từ tháng 3 năm 2009 đến tháng 12 năm 2009.
21
2.1.4. Các bước tiến hành nghiên cứu: Được mô tả theo sơ đồ sau đây:
Phương pháp nghiên cứu
Mô tả cắt ngang
Chuẩn bị đối tượng NC
Gặp gỡ đại diện Thầy, Cô giáo và Phụ
huynh học sinh.
Hẹn học sinh ngày, giờ, địa điểm khám.
Thu thập thông tin
Bảng phỏng vấn.
Đặc điểm lâm sàng của các thói quen
răng miệng xấu.
Chụp ảnh, lấy dấu, đổ mẫu nghiên cứu
những học sinh lệch lạc khớp cắn.
Xử lý số liệu
Bằng phần mềm SPSS 13.0
Bằng phương pháp thống kê Y học
kiểm định bằng Chi – Square.
Báo cáo kết quả
22
2.2. Phương pháp nghiên cứu:
2.2.1. Phương pháp: Mô tả cắt ngang.
2.2.2. Cỡ mẫu:
Nghiên cứu xác định cỡ mẫu bởi công thức tính cỡ mẫu cho các nghiên
cứu ước lượng trung bình [11]:
2
2
)2/(1
.
d
qp
Zn
Trong đó:
- Khoảng tin cậy 1 – α/2 là 95%.
- σ: độ lêch chuẩn theo một số nghiên cứu trong nước, giá trị khoảng σ= 0,5.
-
2
1
2
Z
: hệ số tin cậy . Với = 0,05 ta có
2
1
2
Z
= 1,96
2
- d: Khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ lệch lạc thu được từ mẫu và
tỷ lệ của quần thể = 5%.
- p: Tỉ lệ lệch lạc khớp cắn (ước đoán ) = 50%.
- q = 1 – p: Tỉ lệ không lệch lạc khớp cắn.
- n: Cỡ mẫu nghiên cứu.
Áp dụng vào công thức, tính được n = 384 người.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, chúng tôi chọn ngẫu nhiên 10 lớp của 5
khối trường Tiểu học Tân Mai là 421 em học sinh (trong đó đã loại khỏi mẫu
10 em đang điều trị chỉnh nha, bị dị tật bẩm sinh hàm mặt và 2 em học sinh bị
bệnh tim bẩm sinh).
2.2.3. Phương pháp khám:
* Cách tổ chức khám:
+ Lấy danh sách số đối tượng điều tra theo khối, lớp.
+ Thiết kế bảng câu hỏi phỏng vấn theo mẫu của WHO (Phụ lục 1).
23
+ Thiết kế mẫu phiếu khám thu thập thông tin (Phụ lục 2).
+ Tập huấn nhóm Bác sỹ khám.
+ Gửi mẫu phiếu phỏng vấn Phụ huynh học sinh cho Cha, Mẹ các em từ
vài ngày trước, Phụ huynh sẽ điền các câu trả lời câu hỏi theo mẫu sẵn, các
em học sinh sẽ nộp phiếu điều tra vào hôm khám lâm sàng tại Trường Tiểu
học Tân Mai.
* Khám lâm sàng [4]:
+ Dụng cụ khám: Khay, gương nha khoa, kẹp gắp, thám trâm, bông,
găng tay và các phương tiện tiệt khuẩn dụng cụ (Hình 1.12).
Hình 2.1: Bộ dụng cụ khám vô khuẩn.
+ Khám xác định khớp cắn theo 3 chiều trong không gian:
Chiều trước – sau:
Kiểu mặt: Thẳng, nhô, lõm.
Tình trạng khớp cắn và phân loại khớp cắn theo Angle.
Chiều đứng:
Sự cân đối của 3 tầng mặt.
Tình trạng khớp cắn: cắn hở, cắn sâu, cắn đối đầu, cắn chéo.
Chiều ngang:
Mặt cân đối, lệch trái, lệch phải.
24
Tình trạng khớp cắn: rộng, hẹp cung hàm, số lượng răng, răng chen
chúc, thưa, nghiêng lệch, mặt phẳng cắn bình thường hay nghiêng,
tình trạng của lưỡi.
+ Khám tình trạng răng miệng:
Răng sâu.
Răng dị dạng, răng thừa.
Tình trạng lợi và các mô quanh răng.
2.2.4. Thu thập thông tin: Thông tin của mẫu nghiên cứu được thu thập
bao gồm:
2.2.4.1. Từ bảng phỏng vấn học sinh và Phụ huynh:
- Tuổi, giới.
- Tiền sử toàn thân.
- Tiền sử Nha khoa:
Khám răng miệng định kỳ.
Các thói quen răng miệng xấu: Mút ngón tay, mút môi dưới, đẩy lưỡi
và thở miệng. Thời gian kéo dài/ngày.
- Tình trạng bệnh lý đường hô hấp liên quan đến lệch lạc khớp cắn.
2.2.4.2. Từ khám lâm sàng:
- Tình trạng răng:
Số lượng: thừa, thiếu.
Bình thường, nghiêng lệch, chen chúc, thưa.
- Tình trạng cung răng:
Rộng, hẹp.
Bất cân xứng.
- Tình trạng khớp cắn:
Phân loại theo Angle.
Cắn hở, cắn chéo, cắn sâu, cắn chìa.
25
- Các dấu chứng lâm sàng để xác định thói quen răng miệng xấu:
Mút ngón tay:
+ Ngón tay dẹt, ướt.
+ Răng cửa trên thưa và nghiêng lệch về phía môi.
+ Hẹp cung răng trên, cung răng có hình chữ V.
+ Răng cửa dưới nghiêng lệch về phía lưỡi.
+ Cắn hở vùng răng trước.
Cắn môi dưới:
+ Dấu của các răng cửa in trên môi dưới.
+ Răng cửa trên chen chúc, nghiêng về phía môi, độ cắn chìa tăng.
+ Răng cửa dưới nghiêng về phía lưỡi.
+ Cắn hở vùng răng trước.
Đẩy lưỡi:
+ Cắn hở vùng răng trước do lưỡi nằm về phía trước.
+ Cắn hở vùng răng sau và cắn sâu do vị trí lưỡi nằm ở phía sau.
+ Cắn đối đầu vùng răng trước và khớp cắn múi – múi ở vùng răng sau
do lưỡi nằm cả vùng răng trước và răng sau.
+ Nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới.
+ Nghiêng lệch răng sau hàm dưới.
Thở miệng:
+ Trẻ thường có khớp cắn hạng II, hẹp hàm trên, cắn hở răng trước, cắn
chéo răng sau một hoặc hai bên.
+ Răng chen chúc trên cả hai hàm, mặt dài, đầu hơi ngửa ra sau.
+ Hai môi khép không kín, lưỡi nằm thấp.
+ Nghiêng lệch răng trước hàm trên và hàm dưới.
+ Các bệnh lý về đường hô hấp trên.