Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em bằng bài thuốc bổ trung ích khí gia vị và thuốc đắp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (540.1 KB, 48 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Sa trực tràng là tình trạng bệnh lý mạn tính tại trực tràng và ống hậu
môn khi một hoặc nhiều lớp của trực tràng, ống hậu môn sa ra ngoài hậu môn
[2]. Bệnh gặp ở cả nam và nữ, ở mọi lứa tuổi, nhưng phần nhiều thấy ở trẻ em
và người già, phụ nữ sau khi chửa đẻ nhiều lần. Bệnh tiến triển mạn tính,
không ảnh hưởng đến sinh mạng nhưng gây phiền phức trong cuộc sống sinh
hoạt. Vì vậy điều trị Sa trực tràng để đem lại chất lượng cuộc sống tốt hơn
cho người bệnh là việc nên làm, đặc biệt với trẻ em.
Theo y học hiện đại, nguyên nhân của sa trực tràng thường do các
nguyên nhân gây nên tăng áp lực trong ổ bụng kết hợp với các bệnh lý tại
chỗ, do đó sa trực tràng rất khó tự hồi phục [1], [2]. Các phương pháp điều trị
của y học hiện đại ngày nay chủ yếu là phẫu thuật kết hợp với việc cải thiện
tình trạng tăng áp lực trong ổ bụng, kết quả điều trị khá triệt để. Song phương
pháp điều trị này cũng gây không ít khó khăn cho bệnh nhân, đặc biệt với các
bệnh nhân bị bệnh ở mức độ nhẹ.
Với biểu hiện có khối sa ra ngoài liên tục hoặc sau khi gắng sức, sa
trực tràng được miêu tả trong chứng “thoát giang” của y học cổ truyền [4].
Theo y lý phương Đông, các chứng sa là do tỳ khí hư hạ hãm, pháp điều trị là
“bổ trung ích khí thăng đề”, phương thuốc cổ điển là “bổ trung ích khí
thang”. Thực tế lâm sàng đã chứng minh y học cổ truyền có nhiều kinh
nghiệm, điều trị có hiệu quả chứng bệnh này.
Thuốc đắp MB được tạo thành từ việc phối ngũ của hai vị thuốc nam
có tác dụng tại chỗ. Bài thuốc này đã được ứng dụng điều trị chứng sa trực
tràng, bước đầu thu được kết quả rất khả quan. Tuy nhiên, bài thuốc này cũng
chỉ dùng lại ở tác dụng tại chỗ, trong khi chứng thoát giang có nguyên nhân
1
từ sự suy yếu của tỳ khí. Mặt khác, chưa có nghiên cứu nào đánh giá đầy đủ
về tác dụng của bài thuốc MP.
Với mong muốn có cái nhìn đầy đủ và khách quan về phương pháp
điều trị bảo tồn này, có thêm một lựa chọn cho các bệnh nhân khi muốn
điều trị bệnh, chúng tôi thực hiện đề tài “Đánh giá tác dụng điều trị sa


trực tràng trẻ em bằng bài thuốc Bổ trung ích khí gia vị và thuốc đắp
MP” với 2 mục tiêu:
1. Đánh giá tác dụng điều trị sa trực tràng trẻ em của bài thuốc Bổ
trung ích khí thang gia vị kết hợp thuốc đắp MP.
2. Đánh giá tác dụng không mong muốn của phương pháp kh sử dụng
trên lâm sàng.
2
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giải phẫu và chức năng trực tràng [7]
Trực tràng dài khoảng 12 cm, tính từ bờ trên ống hậu môn đến nơi giáp
với đại tràng xích ma. Mặt sau trực tràng có lớp mỡ khá dày, được gọi là mạc
treo trực tràng. Trực tràng được bao phủ bởi lá tạng của mạc nội chậu (mạc
trực tràng). Phía trước, trực tràng liên quan với tiền liệt tuyến, túi tinh, bàng
quang (ở nam giới) hay vách sau âm đạo (ở nữ giới). Có một lớp mạc
(Denonvillier) ngăn cách giữa tiền liệt tuyến và túi tinh với trực tràng. Phía
sau, trực tràng liên quan với xương cùng.
Mặt trước xương cùng được phủ bởi lá thành của mạc nội chậu (mạc
trước xương cùng). Mạc cùng chậu (mạc Waldeyer) nối mạc trước xương
cùng với mạc trực tràng. Giữa mạc cùng chậu và mạc trước xương cùng có
đám rối tĩnh mạch trước xương cùng và các nhánh thần kinh cùng. Phúc mạc
chỉ phủ 2/3 trước và hai bên trực tràng. Nơi mà nếp phúc mạc từ mặt
trước trực tràng lật lên để phủ mặt sau bàng quang được gọi là ngách trực
tràng-bàng quang. Ngách trực tràng-bàng quang cách rìa hậu môn khoảng
7,5 cm (cách bờ trên ống hậu môn 3-4 cm), bằng chiều dài của một ngón
tay. Khi thăm trực tràng, ngón tay chạm vào khối u có nghĩa là khối u ở
1/3 dưới trực tràng.
Dẫn lưu bạch mạch của trực tràng đi theo các cuống mạch chính. Dẫn
lưu bạch mạch ở đại tràng và 2/3 trên trực tràng chỉ đi theo một hướng. Dẫn
lưu bạch mạch ở 1/3 dưới trực tràng có thể đi theo nhiều hướng: lên trên (vào

nhóm hạch cạnh động mạch chủ), sang bên (vào nhóm hạch chậu trong) hay
xuống dưới (vào nhóm hạch bẹn). Hệ mạch của ống hậu môn-trực tràng có
hai nguồn gốc: Đoạn bên trong phía sau đường lược: Động và tĩnh mạch mạc
3
treo tràng dưới. Đoạn bên ngoài và phía ngoài đường lược: Động mạch và
tĩnh mạch chậu trong. Các đám rối tĩnh mạch của đoạn trong và ngoài có thể
thông với nhau tạo đám rối trực tràng trong và ngoài. Nếu đường tĩnh mạch bị
nghẽn có thể gây ra trĩ.
4

5
Hình 1. Giải phẫu trực tràng
Trực tràng là nơi chứa phân tạm thời. Khi vách trực tràng dãn ra do sự
đổ đầy của phân đến từ đại tràng, các receptor cảm nhận về sức căng (stretch
receptor) nằm trên vách trực tràng sẽ gửi thông tin về thần kinh trung ương và
gây ra cảm giác muốn đi cầu. Nếu khoảng cách giữ 2 lần đi cầu quá lâu, phân
sẽ được tống ngược lên đại tràng, tại đó nước sẽ tiếp tục được tái hấp thu, kết
quả gây ra tình trạng táo bón và phân trở nên khô cứng. Khi phân trong bóng
trực tràng đã đầy, trực tràng sẽ đẩy phân xuống ống hậu môn. Và nhờ vào các
sóng nhu động của trực tràng mà sẽ đẩy hết phân thông qua hậu môn ra ngoài.
1.2. Sa trực tràng theo YHHĐ [1], [2], [3].
1.2.1. Định nghĩa
Sa trực tràng là tình trạng một phần (niêm mạc) hay toàn bộ thành trực
tràng lộn lại và chui ra ngoài qua lỗ hậu môn.
1.2.2. Nguyên nhân
Nguyên nhân của sa trực tràng có nhiều, thường bệnh phát sinh do một
hay kết hợp nhiều yếu tố sau:
 Tăng áp lực trong ổ bụng đột ngột và kéo dài, hoặc phải rặn nhiều:
Trẻ em: ỉa chảy, ho gà, fimossis
Người lớn: táo bón, bí đái, lỵ, viêm đại tràng mãn, polip, sỏi

bàng quang, fimossis.
Người làm nghề khuân vác nặng
 Sự suy yếu của các phương tiện treo giữ hậu môn trực tràng như cơ
thắt, cơ nâng hậu môn, các cân cơ đáy chậu, trùng nhão day chằng
Parks, mất liên kết phần niêm mạc và hạ niêm mạc.
 Khuyết tật về giải phẫu bẩm sinh hoặc mắc phải:
Mất độ cong sinh lý trực tràng, mất góc gấp giữa trục của ống
hậu môn và trục trực tràng.
6
Đại tràng sigma dài quá mức.
Túi cùng Douglas quá sâu và rộng, khi áp lực bụng tăng, túi
cùng Douglas đè vào thành trước trực tràng, dần dần đẩy trực
tràng ra ngoài hậu môn là thoát vị trượt( Moschcowitz- 1912).
Không đầy đủ các cấu trúc giải phẫu cố định trực tràng nhất là
phía sau, không dính vào xương cùng nên di động dễ dàng, trượt
xuống và sa ra.
Doãng rộng hậu môn.
Khuyết tật hoặc đứt rách do chấn thương hệ thống cân cơ đáy
chậu, cơ nâng, cơ thắt hậu môn và hoành chậu hông.
Van trực tràng kém phát triển,giảm độ cản làm trực tràng dễ sa
xuống.
Hình thành mạc treo trực tràng (Ripstein và Lanter- 1963).
 Dinh dưỡng:
Suy dinh dưỡng và thiếu cân nặng do ăn uống không đầy đủ.
Thiếu vitamin nhóm B.
1.2.3. Lâm sàng
Đã từ lâu bệnh nhân thấy ở hậu môn lòi ra một cục, thường kèm theo
rớm máu, chảy nhầy hoặc són phân liên tục. Hoặc trước đây có trĩ, nhưng đến
nay thấy sau khi đi ngoài ở hậu môn lòi ra một cục to đau.
 Sa niêm mạc

Hậu môn có khối lồi lên như quả cà chua màu đỏ tươi, có xuất tiết
dịch, các nếp niêm mạc xếp theo hình nan hoa từ trong lỗ hậu môn mở ra
( như núm quả cà chua), không có rãnh ngăn cách giữa khối lồi với rìa hậu
môn. Đó là do các múi niêm mạc bị sa lòi ra khỏi lỗ hậu môn như kiểu lớp
7
lót ống tay áo lòi ra khỏi đầu ống tay áo. Nếu sa niêm mạc kèm theo trĩ thì có
các búi trĩ mầu tím tạo thành một vòng niêm mạc trĩ.
 Sa trực tràng
Bóng trực tràng lộn ra như hình ống hay hình chóp, đáy ở hậu môn
và đỉnh hướng ra sau (thành trước dài hơn thành sau, giống như cái đuôi).
Có nhiều vòng nếp niêm mạc đồng tâm hình vành khăn, hồng bóng ướt,
có thể có loét.
Nếu sa trực tràng đơn thuần thì ống hậu môn ở vị trí bình thường, niêm
mạc trực tràng sa tiếp giáp với niêm mạc ống hậu môn, ở đây có 3 ống: ống
hậu môn ngoài cùng, 2 ống thành trực tràng lồng vào nhau. Sờ thấy rãnh giữa
khối sa với rìa hậu môn, có thể luồn ngón tay vòng quanh rãnh phân chia này.
Nếu sa hậu môn trực tràng: cả trực tràng và ống hậu môn đều lộn ra,
ống hậu môn lòi ra tiếp liền với da mép hậu môn, không có rãnh phân chia,
chỉ có 2 ống làm thành đoạn sa.
Nếu sa trực tràng kèm theo thoát vị: Thấy khối phồng phía trước khối
sa, xác định bằng cách kẹp khối phồng vào 2 ngón tay sẽ thấy căng lên khi
gắng sức ( ho hoặc rặn), có tiếng óc ách của quai ruột.
Đánh giá tình trạng tầng sinh môn.
Xác định độ dày và trương lực cơ thắt, cơ nâng hậu môn
Phát hiện các bệnh lý kết hợp:
Xem có các thoát vị khác phối hợp không
Khám thần kinh: xem có tổn thương tuỷ sống, dây, rễ thần kinh.
8

Hình 2. Hình ảnh sa trực tràng

1.2.4. Phân loại
 Sa niêm mạc
Là chỉ sa phần niêm mạc, lớp cơ không bị sa. Bình thường niêm
mạc hậu môn phồng và lộn khi đại tiện để tống phân, sau đó tự co lên, khi
bệnh lý không co lên được.
Theo mức độ sa chia làm 4 độ:
Độ 1: Sa khi rặn đại tiện, tự co lên.
9
Độ 2: Sa khi rặn đại tiện không tự co, phải đẩy lên.
Độ 3: Sa dễ dàng khi gắng sức nhẹ như đi bộ, ngồi xổm, ho, hắt hơi.
Độ 4: Sa thường xuyên liên tục ở ngoài hậu môn.
Theo chu vi vòng hậu môn:
Sa cả vòng chu vi
Sa một phần chu vi: 1/2; 2/3 vòng.
Theo lứa tuổi:
Sa niêm mạc ở trẻ em: thường là sa niêm mạc đơn thuần do
sự liên kết giữa lớp niêm mạc và cơ chưa được phát triển
hoàn chỉnh.
Sa niêm mạc ở người lớn: thường kèm theo trĩ hỗn hợp, các búi
trĩ liên kết với nhau tạo thành vòng trĩ kéo theo niêm mạc trực
tràng sa ra gọi là trĩ vòng. ( Cricular hemorrhoids).
Sa niêm mạc ở người già: có thể gặp sa niêm mạc kèm theo trĩ
hỗn hợp hoặc sa niêm mạc đơn thuần do rối loạn mối tương quan
liên kết giữa lớp niêm mạc và lớp cơ bị lão hoá ở người già.
 Sa toàn bộ:
Cả 3 lớp của thành trực tràng sa ra ngoài qua lỗ hậu môn.
Theo giải phẫu:
Sa trực tràng đơn thuần: các lớp của thành trực tràng lộn lại và
chui ra ngoài qua ống hậu môn, hậu môn ở vị trí bình thường.
Sa hậu môn trực tràng: toàn bộ thành trực tràng và thành ống hậu

môn- trực tràng lộn lại và chui ra ngoài.
Theo mức độ: chia làm 4 độ:
Độ 1: trực tràng chỉ sa khi gắng sức mạnh, khi rặn đại tiện sau đó
tự co lại nhanh chóng. Chiều dài của đoạn sa 3 - 5 cm, toàn thân
10
không có ảnh hưởng gì, các than phiền của bệnh nhân chỉ do
đoạn trực tràng sa gây nên.
Độ 2: trực tràng luôn sa khi đại tiện tự co lên rất chậm phải lấy
tay đẩy vào, có các vết trợt ở niêm mạc, phù nề niêm mạc, hậu
môn bị lõm vào, cơ thắt có thay đổi ít, toàn thân bình thường,
đoạn trực tràng sa dài 6 - 8 cm.
Độ 3: trực tràng sa khi gắng sức nhẹ (ho, cười, hắt hơi, đi bộ,
ngồi xổm ) và không tự co vào được. Niêm mạc tuyến của trực
tràng bị hoại tử từng đám một vài nơi có sẹo, hậu môn mất
trương lực cơ thắt nhão. Tinh thần bị ức chế, niêm mạc chảy
máu, trung tiện mất tự chủ, đoạn ruột sa dài 9 - 12 cm.
Độ 4 : ruột sa thường xuyên liên tục khi đi bộ, khi đứng. Niêm
mạc tuyến bị loét hoại tử, thành sẹo, cơ thắt mất trương lực,
trung đại tiện mất tự chủ. Rối loạn cảm giác vùng hậu môn,
eczema vùng đáy chậu; đoạn ruột sa dài trên 12 cm.
 Sa trực tràng có biến chứng :
Chảy máu: do loét niêm mạc hoặc từ các búi trĩ.
Viêm loét trực tràng: do sa thường xuyên khó đẩy vào nên bị
loét.
Thắt nghẹt: do co cứng cơ thắt dẫn đến nghẹt.
Tắc ruột: nếu có ruột non sa theo trực tràng khi bị thắt nghẹt.
Vỡ trực tràng: Sau một gắng sức mạnh hoặc thắt nghẹt, cố đẩy lên.
Sa trực tràng kèm theo sa sinh dục ở phụ nữ: thường kèm theo sa
âm đạo hoặc tử cung - âm đạo.
Sa trực tràng kèm theo thoát vị đáy chậu: Khi trực tràng sa kéo

theo túi cùng Douglas và ruột non gây thoát vị hậu môn
(hédrocele) hay thoát vị trượt của đáy chậu.
11
1.2.5. Tiến triển và biến chứng
Sa trực tràng mới: chỉ sa khi phải rặn ỉa, vì táo bón, ấn vào dễ dàng. Sa
trực tràng muộn: khối lượng trực tràng sa tăng lên, thường xuyên không đưa
vào được, có đưa vào được nhưng lại sa xuống dễ dàng, đồng thời có các biến
chứng (chảy máu hoặc xung huyết vì vỡ tĩnh mạch đã giãn sẵn. Đoạn trực
tràng sa bị nghẽn vì cơ hậu môn co thắt, phù nề, niêm mạc tím tái dần có các
mảng hoại tử gây nên viêm dưới phúc mạc, dẫn tới tử vong).
Sa trực tràng có thể có các biến chứng sau:
Chảy máu: Do viêm niêm mạc hoặc kèm theo có trĩ phối hợp.
Nghẹt: Khối sa bị bọp chặt do sự co thắt của cơ hậu môn dẫn tới thiếu
máu và có màu thâm tím, thậm chí có thể bị hoại tử.
Thoát vị hậu môn nghẹt: Do quai ruột chui xuống khe của túi cùng
douglas sa ra ngoài gây nghẹt.
1.2.6. Điều trị
Sa trực tràng ở trẻ em thường ít phải điều trị ngoại khoa vì chưa có tổn
thương thực thể do yếu nhão cơ thắt hậu môn, cơ tầng sinh môn và phương
pháp tiện treo giữ trực tràng, do vậy ở trẻ em khi bị sa trực tràng chỉ việc đẩy
lên là được (kể cả người lớn và trẻ em) ta có thể dùng gạc tẩm Adrenalin đắp
vào khối trực tràng sa sau đó đẩy lên. Thường chỉ đặt vấn đề điều trị ngoại
khoa cho người lớn (người già).
Có nhiều phương pháp điều trị ngoại khoa, nhưng việc lựa chọn
phươnmg pháp nào là tuỳ thuộc vào tính chất tổn thương giải phẫu bệnh lý và
nguyên nhân của nó.
Khâu vòng cơ thắt: Tiersch tiến hành lần đầu tiên năm 1891. Áp dụng
cho những trường hợp sa niêm mạc đơn thuần do yếu nhão cơ thắt
ngoài. Nếu sa niêm mạc có kèm theo trĩ thì nên làm phẫu thuật
Whitehead.

12
Các phẫu thuật cắt bớt đại tràng xích ma và trực tràng. Có thể cắt bớt
đại tràng xich ma hoặc trực tràng đơn thuần hay kết hợp cả hai theo
đường bụng hay dường tầng sinh môn. Các phẫu thuật này thường
mang lại kết quả tốt nhưng là phẫu thuật nặng, tỷ lệ tử vong cao và
nhiều biến chứng nên ít được áp dụng
Các phẫu thuật tăng cường sức chống đỡ tầng sinh môn: Khâu lại cơ
đáy chậu, Khâu tái tạo lại cơ nâng hậu môn, Khâu bít túi cùng
Douglas. Các phẫu thuật này ít triệt để nên ít khi làm đơn thuần mà
thường phối hợp với các phẫu thuật cắt đoạn trực tràng như: Cắt bỏ
trực tràng sa và khâu gấp tăng cường cơ thắt trong và ngoài, Cắt bỏ
trực tràng sa và khâu gấp tăng cường cơ thắt và túi cùng Douglas.
Các phẫu thuật cố định trực tràng: Là những phẫu thuật hợp lý và
thường dùng nhất, có thể cố định trực tràng vào nhiều chỗ khác nhau.
Verneuil là người đầu tiên cố định trực tràng vào tổ chức phần mềm
xung quanh (1881). Sau này nhiều tác giả khác đã áp dụng và cải tiến.
Treo trực tràng vào ụ nhô (phẫu thuật Orr - Loygue). Cố định trực
tràng vào thành bụng trước ( phẫu thuật Lahaut). Cố định trực tràng
vào túi cùng và xương cùng (phẫu thuật Sick). Cố định trực tràng vào
bờ của hông bé (phẫu thuật Mayo).
1.2.7. Phòng bệnh
Tuyên truyền các phương tiện thông tin đại chúng để người dân biết
những nguyên nhân gây sa trực tràng và có ý thức phòng tránh: tránh
táo bón, tránh bí đái…
13
Khi có dấu hiệu bị sa trực tràng, phải đến các cơ sở y tế khám và điều trị
kịp thời tránh điều trị không đúng có thể gây ra các biến chứng đáng tiếc.
Tránh đẻ nhiều, xử trí tốt các tai biến sau đẻ như: rách tầng sinh môn
phải được khâu phục hồi ngay.
1.3. Sa trực tràng theo YHCT [4], [5].

1.3.1. Bệnh danh
Sa trực tràng được mô tả trong chứng Thoát giang của y học cổ truyền.
Bệnh còn được nhắc đến với các tên gọi khác như: Lòi dom.
1.3.2. Bệnh nguyên, bệnh cơ
Y học cổ truyền cho rằng bệnh do khí huyết không đầy đủ, tạng phủ hư
tổn, táo nhiệt ở đại trường hoặc thấp nhiệt hạ chú, đều dẫn đến khí hư hạ hãm,
cân cơ tại chỗ không vững chắc. Trẻ em khí huyết chưa thịnh vượng, phụ nữ
khi sinh đẻ rặn nhiều làm tổn hao phần khí. Người già khí huyết hư hao, trung
khí không đầy đủ, khí hư hãm xuống, chức năng có nhiếp mất điều
khiển đều có thể dẫn tới phát sinh chứng thoát giang.
1.3.3. Biện chứng luận trị
Sa trực tràng là môt trong những chứng thoát giang đều thuộc trung khí
không đầy đủ, khí hư hãm xuống, hình thành một khối sa lồi ra ngoài hậu
môn. Bệnh mới mắc có thể tự co lên, bệnh mạn tính kéo dài không thể tự co
lên được tại chỗ do cọ xát gây loét chợt viêm xuất tiết, chảy dịch, ngứa xung
quanh hậu môn khó chịu.
Chứng trạng: Toàn thân: tinh thần mệt mỏi, người yếu, hụt hơi, ngại
nói, tự hãn, cơ nhục mềm nhẽo.
Pháp điều trị: ích khí thang đề.
Phương thuốc: Bổ trung ích khí thang gia giảm (Tỳ vị luận)
Trích hoàng kỳ 30g Đẳng sâm 30g
Thăng ma 10g Hoài sơn 30g
14
Sài hồ 06g Bạch truật 10g
Chích cam thảo 10g Tiên hạc thảo 30g
Trần bì 06g
Phân tích bài thuốc:
Hoàng kỳ ích khí; Bạch truật, Hoài sơn, Chích cam thảo kiện tỳ; Sài
hồ, Trần bì, Thăng ma thăng đề: Tiên hạc thảo dưỡng huyết.
Thuốc dùng ngoài:

Chủ yếu dùng các vị thuốc có dụng thu liễm cố sáp thăng đề
Thuốc ngâm rửa:
Thạch lựu bì 10g Kim ngân hoa 10g
Ngũ bội tử 10g Khổ sâm 10g
Hoàng bá 10g Hương phụ 10g
Sắc kỹ được 100ml, ngâm rửa 10 phút x 2 lần/ngày.
Thuốc đắp tại chỗ: "Thăng đề tán":
Ngũ bội tử 10g Ngũ hoa long cốt 60g.
Tán bột mịn trộn đều với cao sinh cơ, bôi và đẩy dần lên sau khi ngâm rửa.
Châm cứu: Châm bổ Bách hội, Thứ liêu, Túc tam lý. Cứu Quan nguyên, Khí hải.
Một số tác giả còn chia bệnh theo từng mức độ:
Giai đoạn đầu (độ 1)
Chứng trạng:
Trực tràng sa xuống khỏi vị trí ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện, tự
co lên được, hoặc lên xuống thất thường, khi thấy người mệt mỏi thì trực
tràng sa xuống, khi cơ thể bình thường thì không thấy trực tràng sa ra ngoài
hậu môn.
Pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề.
Bài thuốc:
Hoàng kỳ 24g Cam thảo 10g
Nhân sâm 12g Đương quy 10g
Trần bì 12g Thăng ma 12g
15
Sài hồ 12g Bạch truật 12g
Cách dùng: Hoàng kỳ mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ cuống,
đương quy tửu tẩy, trần bì khứ bạch. Các vị trên cho vào 1800ml nước, sắc
lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1 thang, uống chia đều 3 lần.
Châm cứu: tả các huyệt: bách hội, đại chùy, khúc trì, đản trung, đại
tràng du, thạch môn. Châm bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao,
huyết hải.

Giai đoạn thứ 2 (độ 2, 3)
Chứng trạng:
Trực tràng sa xuống khỏi vị trí, ra khỏi hậu môn sau mỗi lần đại tiện,
không tự co lên được, phải dùng tay ấn mới vào được và lại tụt xuống ngay
trước hoặc trong khi đại tiện hoặc lao động nặng. Bệnh nặng không thể ấn
vào bên trong được mà ở ngoài hậu môn gây sưng đau, khó chịu.
Pháp điều trị: Bổ trung ích khí thăng đề, thanh nhiệt trừ thấp.
Bài thuốc:
Hoàng kỳ 24g Cam thảo 10g
Nhân sâm 12g Đương quy 10g
Trần bì 12g Thăng ma 12g
Sài hồ 12g Bạch truật 12g
Thương truật 10g Hoàng bá 10g
Ngũ bội tử 10g
Cách dùng: Hoàng kỳ tẩm mật sao, cam thảo chích, nhân sâm bỏ
cuống; đương quy tửu tẩy, thương truật tẩm nước gạo vi sao; trần bì khứ
bạch. Các vị trên cho vào 1800ml nước, sắc lọc bỏ bã lấy 200ml. Ngày sắc 1
thang, uống chia đều 3 lần.
Bài thuốc nam:
Rễ vú bò( sao vàng) 30g;
16
Vỏ cây ngái (sao vàng) 30g
Rễ cây mấu (sao vàng) 30g
Xơ trái mướp già (sao vàng) 30g
Sắc uống ngày 1 thang. Uống liên tục từ 5-10 thang. Có thể tán bột
mịn, uống lần 2 thìa canh, ngày 3 lần
Bài thuốc rửa: Dùng lá vông nem hay lá rau sam nấu nước ngâm rửa
trực tràng bị sa để chống nhiễm trùng, rửa ngày 3 lần, rửa đến khi khỏi bệnh
thì thôi.
Châm cứu: tả các huyệt: nhị bạch, bách hội, thính cung, trường cường,

hợp cốc; bổ các huyệt: túc tam lý, nội quan, tam âm giao, khúc trì, huyết hải,
đại tràng du, quan nguyên.
1.4. Bài thuốc nghiên cứu
1.4.1. Cơ sở xây dựng bài thuốc
Các bệnh nhân Sa trực tràng được mô tả trong chứng Thoát giang,
nguyên nhân chính là do tỳ khí hư hạ hãm. Vì vậy, trong nghiên cứu này
chúng tôi lựa chọn bài thuốc “Bổ trung ích khí thang“ với mục đích:
Đảng sâm, Bạch truật, Chích thảo ích khí bổ tỳ kiện vị.
Trần bì lý khí hóa trệ.
Thăng ma, Sài hồ hợp với Sâm Kỳ để ích khí thăng đề.
Đương qui bổ huyết hòa vinh.
Chỉ xác để hành khí tiêu trệ; Sơn dược để tăng tác dụng kiện tỳ.
Thảo quyết minh cùng Đại hoàng để nhuận táo tán kết.
Các vị thuốc hợp lại thành bài thuốc có tác dụng bổ trung ích khí, thăng
dương cố biểu làm cho tỳ vị được cường tráng, trung khí được đầy đủ. Khi tỳ
17
khí khỏe mạnh, dương khí thăng, khí huyết lưu thông trong kinh mạch bệnh
sẽ đỡ.
1.4.2. Các vị thuốc trong bài thuốc [8], [9].
 Đảng sâm
Tên cây: Radix Codonopsis Pilosulae. Họ Hoa Chuông
(Campanulaceae).
Tên khoa học: Codonopsis pilosula Franch.
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Thứ to (đường kính trên 1cm), khô
nhuận, thịt trắng ngà, vị dịu ngọt, không sâu không mốc mọt là tốt.
Tính vị: vị ngọt, tính bình.
Quy kinh: Vào kinh Phế và Tỳ.
Tác dụng: bổ Phế Tỳ, ích khí, sinh tân dịch, chỉ khát.
Chủ trị: trị Tỳ hư, ăn vào trướng đầy, tay chân mỏi mệt, Phế hư sinh
ho. Dùng thay Nhân sâm với liều cao.

Liều dùng: Ngày dùng 6 - 12g đến 40g.
 Hoàng kỳ
18
o Tên khoa học: Astragalus membranaceus (Fisch) Bge. Thuộc họ Cánh
Bướm (Fabaceae).
o Phần dùng làm thuốc: Rễ (Radix Astragali).
o Thành phần hóa học: Theo Sở dược thuộc Viện nghiên cứu y học Bắc
kinh: trong Hoàng kỳ có Cholin, Betain, nhiều loại Acid Amin và
Sacarosa. Theo Lý Thừa Cố (Sinh dược học 1952): trong Hoàng kỳ
có Sacarosa, Glucosa, tinh bột, chất nhầy, gôm, hơi có phản ứng
Alcaloid. Trong Hoàng kỳ có Sacarosa, nhiều loại Acid Amin,
Protid (6,16- 9,9%), Cholin, Betain, Acid Folic, Vitamin P,
Amylase (Trung Dược Học).
o Tác dụng dược lý: Tăng cường chức năng miễn dịch, Thúc đẩy quá
trình chuyển hóa,Tác dụng lợi tiểu, Hạ áp, Kháng Khuẩn
o Tính vị: Vị ngọt, tính hơi ôn (Bản Kinh).
o Quy kinh: Vào kinh thủ thái âm (Phế), túc thái âm (Tỳ), thủ thiếu âm
(Tâm) (Trung Dược Học).
o Tác dụng: Dùng sống: Ích vệ, cố biểu, lợi thủy, tiêu thủng, thác độc,
sinh cơ. Dùng nướng: bổ trung ích khí (Trung dược đại tự điển ).Bổ
khí, cố biểu, lợi thủy, thác độc, bài nùng, lâu lành các vết thương, sinh
cơ (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc Dược Điển ).
19
o Chủ trị: Dùng sống:Trị mồ hôi tự ra, mồ hôi trộm, huyết tý, nhũ ung,
ung thư (mụn nhọt) không vỡ mủ hoặc vỡ mủ mà không gom miệng.
Dùng nướng: Trị nội thương lao quyện, tỳ hư, tiêu chảy, thoát giang,
khí hư, huyết thoát, băng đới, các chứng khí suy, huyết hư (Trung
Dược Đại Từ Điển).
Liều dùng: 12-20g, có khi tới 80g .
o Kiêng kỵ: Ghét vị Miết giáp (Bản Thảo Kinh Tập Chú). Ghét vị Bạch

tiễn bì (Nhật Hoa Tử Bản Thảo). Không có khí hư mà biểu lý có thực
tả thì cấm dùng. Thực chứng, hư chứng có âm hư hỏa vượng cấm dùng
(Trung Quốc Dược Học Đại Từ Điển).
 Đương quy
Tên thuốc: Radix Angelicae Sinensis. Họ Hoa Tán (Umbelliferae)
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.)Diels
Bộ phận dùng: rễ (vẫn gọi là củ). Quy có thịt chắc, trắng, hồng, củ to,
nhiều dầu thơm không mốc mọt là tốt.
Thành phần hoá học: có tinh dầu (0,2%), chất đường và sinh tố B12.
Tính vị: vị cay, hơi ngọt, đắng, thơm, tính ấm.
Quy kinh: Vào ba kinh Tâm, Can và Tỳ.
Tác dụng: bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, hoạt trường.
Chủ trị: Kinh nguyệt không đều, đau bụng, chấn thương, ứ huyết, tê
nhức, huyết hư, sinh cơ nhục, đại tiện bí (dùng sống hay tẩm rượu).
20
Táo bón do khô ruột: Dùng Đương qui với Nhục thục dung và Hoả ma
nhân
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 28g.
Kiêng ky: Tỳ thấp, tiêu chảykhông nên dùng.
 Bạch truật
o Tên khoa học: Atractylodes macrocephala Koidz [Atractylis ovata
Thunb. Atractylodes ovata D.C Atratylis macrocephala (Koidz) Kand,
Mazz.]
o Họ khoa học: Leguminnosae.
o Phần dùng làm thuốc: Dùng thân rễ cứng chắc, có dầu thơm nhẹ, ruột
màu trắng ngà, củ rắn chắc có nhiều dầu là tốt.
o Thành Phần Hóa Học: Trong Bạch truật có: Humulene, b-Elemol, a-
Curcumene, Atractylone, 3b Acetoxyatractylone, Selian 4(14), 7 (11)-
Diene-8-One, Eudesmo, Palmitic acid (Trần Kiến Dân - Thực vật Học
Báo 1991, 33 (2): 164).

Tác Dụng Dược Lý: Bổ Ích Cường Tráng, Chống Loét, Lợi Niệu, tác
dụng hạ đường huyết
o Tính vị: Vị đắng, ngọt, tính ấm
o Quy Kinh: Vào kinh Tỳ và Vị
o Tác dụng: Bổ Tỳ, ích Vị, táo thấp, hòa trung
21
o Chủ trị: Trị phù thũng, đầu đau, đầu váng, chảy nước mắt, tiêu đàm
thủy, trục phong thủy kết thủng dưới da, trừ tâm hạ cấp hoặc mạn,
hoắc loạn thổ tả (Biệt Lục). Chủ phong hàn thấp tý, hoàng đản (Bản
Kinh). Trị Tỳ hư, ăn ít, bụng đầy, tiêu chảy, đờm ẩm, thủy thủng,
chóng mặt, tự ra mồ hôi, thai động không yên. Sao với đất (thổ sao) có
tác dụng kiện Tỳ, hòa Vị, an thai. Trị Tỳ hư, ăn uống kém, tiêu chảy,
tiểu đường, thai động không yên (Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa
Quốc Dược Điển).
o Kiêng kỵ: Phòng phong; Địa du làm sứ (Bản Thảo Đồ Kinh
Chú).Phàm uất kết, khí trệ, trướng bỉ, tích tụ, suyễn khó thở, bao tử đau
do hỏa, ung thư (mụn nhọt) có nhiều mủ, người gầy, đen mà khí thực
phát ra đầy trướng, không nên dùng.
 Thăng ma
Tên thuốc: Rhizoma cimicifugae. Họ Mao Lương (Ranunculaceae)
Tên khoa học: Cimicifuga foetida L
Bộ phận dùng: rễ hình trụ tròn cong queo, to, bên ngoài sắc đen xám,
chất cứng, nhẹ khó bẻ gấy, thịt trong, sắc xanh nhợt là tốt.
Thành phần hoá học: chứa Cimitin, Tanin, acid béo v.v
Tính vị: vị ngọt, cay, hơi đắng, hơi hàn.
Quy kinh: Vào kinh Tỳ, Vị, Phế và Đại trường.
Tác dụng: tán phong, giải độc, làm cho dương khí thăng lên, thấu ban, sởi.
22
Chủ trị: trị chứng dịch thời khí, nhức đầu, đau cổ Họng lên ban sởi,
sang lở, tiêu chảy kéo dài, lòi đuôi trê, phụ nữ băng huyết, bạch đái.

Liều dùng: 8-12g.
Kiêng ky: trên thịnh, dưới hư, âm hư hoả vượng kiêng dùng. Không
dùng dược liệu này cho bệnh nhân khó thở, ban sởi mọc hoàn toàn
hoặc người mắc hội chứng âm hư kèm nhiệt.
 Sài hồ
Tên thuốc: Radix Bupleuri. Họ Hoa Tán (Umbellferae)
Tên khoa học: Bupleurum sinense DC
Bộ phận dùng: rễ. Rễ thẳng, vỏ vàng đen, chắc, ít rễ con và ít thơm so
với rễ cây Lức.
Tính vị: vị đắng, tính bình.
Quy kinh: Vào Can, Đởm, Tâm bào và Tam tiêu.
Tác dụng: thuốc phát biểu, hoà lý.
Công dụng: Dùng sống: trị ngoại cảm, giải nhiệt, lợi tiểu tiện, ra mồ hôi.
Tẩm sao: trị hoa mắt, ù tai, kinh nguyệt không đều, trẻ con bị đậu, sởi.
Liều dùng: Ngày dùng 12 - 24g.
Kiêng ky: hư hoả không nên dùng
 Trần bì
23
Tên thuốc: Pericarpium Citri Reticulatae. Họ Cam Quít (Rutaceae)
Tên khoa học: Citrus deliciosa Tonore
Bộ phận dùng: vỏ quả quít. Vỏ càng lâu năm càng tốt (giàn bếp), ngoài
vỏ sù sì là vỏ quít hôi, khô có mùi thơm, vỏ màu vàng hay nâu xám,
không mốc mọt, vụn nát, không lẫn vỏ cam là thứ tốt.
Thành phần hoá học: có tinh dầu, (3,8% khi còn tươi), Hesperidin,
vitamin A, B.
Tính vị: vị đắng, cay, tính ôn.
Quy kinh: Vào phần khí của kinh Vị và Phế.
Tác dụng: điều lý phần khí, hoá đờm, táo thấp, hành trệ. Làm thuốc
thơm để kiện Vị, trừ đờm và phát hãn.
Chủ trị: trị mửa và ho, trị khí xông lên ngực, hoắc loạn, tiêu thực, chỉ

tiết tả, trừ nhiệt đọng ở bàng quang, trừ nước ứ đọng.
Liều dùng: Ngày dùng 4 - 12g
Kiêng ky: không thấp, không trệ, không đờm thì ít dùng.
 Cam thảo
24
o Tên khoa học: Glycyrrhiza uralensis Fisch.
o Họ khoa học: Họ Cánh Bướm (Fabaceae).
o Phần dùng làm thuốc: Rễ hoặc thân rễ phơi hay sấy khô (Radix
Glycyrrhizae).
o Thành phần hóa học: Trong Cam Thảo có Glycyrrhetinic acid
Glycyrrhizin, Uralenic acid, Liquiritigenin, Isoliquitigrenin, Liquiritin,
Neoliquiritin, Neoisoliquiritin, Licurazid (Trung Dược Học).
o Tác dụng dược lý: giải độc, Chất Glyxyridin có tác dụng chống các hóa
chất gây ung thư gan, có tác dụng bảo vệ gan chống các loại thuốc hại
gan như Carbon tetra chloride. Tác dụng chỉ khái, hóa đàm. Tác dụng
chống loét đường tiêu hóa.
o Tính vị: Sống: vị ngọt, tính bình; Chích: vị ngọt, tính ôn.
o Quy kinh: Vào kinh thủ Thái âm Phế, túc Thái âm Tỳ (Bản Thảo Kinh
Giải)
o Tác dụng: Bổ trung, ích khí, nhuận Phế, chỉ khai, hoãn cấp, chỉ thống,
thanh nhiệt, giải độc.
o Chủ trị liều dùng: Trị Tỳ vị suy nhược, Táo nhiệt thương tổn tân dịch,
ho khan, họng đau, họng viêm, đinh nhọt sưng độc, trúng độc, Cam
thảo sảo (Mút cam thảo) cầm được tiểu đau rát.
o Liều dùng: Dùng 4g- 80g.
 Đại hoàng
25

×