Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

đánh giá kết quả nghe - nói sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu cho trẻ dưới 6 tuổi được đeo máy trợ thính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 112 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI


CAO BÍCH THỦY


ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ NGHE - NÓI SAU CAN
THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU CHO TRẺ
DƯỚI 6 TUỔI ĐƯỢC ĐEO MÁY TRỢ THÍNH

Chuyên ngành: Phục hồi chức năng
Mã số: 60 72 43

LUẬN VĂN THẠC SĨ Y HỌC


Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. VŨ THỊ BÍCH HẠNH


HÀ NỘI - 2010
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của nhiều tập thể và cá
nhân. Nhân dịp luận văn hoàn thành, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và lời cảm ơn đến:
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo sau đại học và Bộ môn Phục hồi chức
năngTrường Đại học Y Hà Nội.
- Đảng ủy, Ban Giám hiệu và Bộ môn PHCN Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế
II – Đà Nẵng đã
tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.


Với tất cả sự kính trọng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến:
- PGS. TS Cao Minh Châu, Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà nội, Phó
Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai, người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tôi rất
nhiều trong thời gian học tập và nghiên cứu.
- PGS.TS Vũ Th
ị Bích Hạnh, Phó Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà nội –
người thầy đã trực tiếp chỉ bảo, luôn dành cho tôi những tình cảm ân cần và giúp đỡ tôi tận tình
trong thời gian học tập và thực hiện luận văn.
- GS.TS Nguyễn Xuân Nghiên, nguyên Chủ nhiệm Bộ môn PHCN Trường Đại học Y Hà
nội, nguyên Giám đốc Trung tâm PHCN Bệnh viện Bạch mai, người thầy đã cho tôi thấy vị trí và
tầm quan trọng c
ủa chuyên ngành PHCN.
- PGS.TS Hoàng Ngọc Chương, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kỹ thuật Y tế II
- Đà Nẵng đã tạo điều kiện cho tôi học tập và nghiên cứu trong thời gian qua.
Tôi vô cùng biết ơn các cô chú, anh chị bác sỹ, y tá, KTV Trung tâm PHCN Bệnh viện
Bạch mai, Khoa PHCN Bệnh Viện Đại Học Y Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt thời
gian học tập và nghiên cứu.
Tôi xin được gửi lời cảm
ơn tới các đồng nghiệp, các anh chị cùng học và tất cả bạn bè thân
thiết đã luôn khuyến khích, giúp đỡ tôi trong thời gian qua.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn vô hạn tới bố mẹ, chồng, anh chị em và những người thân đã
luôn động viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và trưởng thành.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 16 tháng 11 năm 2010


Cao Bích Thủy
LỜI CAM ĐOAN



“Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tự bản thân tôi thực hiện tại Phòng
ngôn ngữ Khoa Phục hồi chức năng - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Không trùng lặp với bất kỳ một
công trình nghiên cứu nào của các tác giả khác. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là
trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ một công trình nghiên cứu nào khác”.


Hà nội ngày 06 tháng 12 năm 2010



Cao Bích Thuỷ











MỤC LỤC


ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1. TỔNG QUAN 3
1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC 3
1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIẢM THÍNH LỰC 6
1.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐIẾC Ở TRẺ EM 8

1.4. PHÁT HIỆN NGHE KÉM VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC NGHE 9
1.5. SƠ LƯỢC VỀ MÁY TRỢ THÍNH 11
1.7. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ NĂNG GIAO TIẾP, NGÔN NGỮ CỦA TRẺ
BÌNH THƯỜNG VÀ TRẺ KHIẾM THÍNH 15
1.8. CAN THIỆP NGÔN NGỮ CHO TRẺ KHIẾM THÍNH 19
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
36
2.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 36
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 36
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 37
2.4. XỬ LÍ SỐ LIỆU 43
2.6. KHÍA CẠNH ĐẠO ĐỨC CỦA NGHIÊN CỨU 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
45
3.1. ĐẶC ĐIỂM DỊCH TẾ HỌC CỦA TRẺ TRONG NGHIÊN CỨU 45
3.2. ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG NGHE - NÓI 48
3.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ NGHE - NÓI. 55
Chương 4. BÀN LUẬN
60
4.1 ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỄ HỌC VÀ NGUYÊN NHÂN GÂY NGHE KÉM 60
4.2 KẾT QUẢ CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU 62
4.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CAN THIỆP 68
KẾT LUẬN
74
CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ÂT: Âm thanh
ASC: Auditory skill checklist (Bảng kiểm kỹ năng nghe)
MUSS: Meaningful use of speech scale (Thang điểm đánh giá sử dụng lời nói có nghĩa)
NNTL: Ngôn ngữ trị liệu

PHCN: Phục hồi chức năng
PHCNDVCĐ: Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng
PƯÂT: Phản ứng âm thanh
PHÂT: Phát hiện âm thanh
PBÂT: Phân biệt âm thanh
XĐÂT: Xác định âm thanh
TMH: Tai Mũi Họng
%: Tỉ lệ %






DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1 Phân bố trẻ nghe kém theo nhóm tuổi, giới 52
Bảng 3.2. Liên quan giữa thời điểm phát hiện nghe kém với nghề nghiệp mẹ,
địa dư sinh sống, trẻ là con thứ mấy.
46
Bảng 3.3. Sự cải thiện khả năng nghe theo nhóm tuổi 55
Bảng 3.4. Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo nhóm tuổi 59
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa mức độ nghe kém với hiệu quả can thiệp 63
Bảng 3.6 Mối liên quan giữa tuổi với hiệu quả can thiệp 64
Bảng 3.7 Mối liên quan giữa giới với hiệu quả can thiệp 64
Bảng 3.8 Mối liên quan giữa thời điểm phát hiện nghe kém với hiệu quả can thiệp 65
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa thời gian đeo máy trước can thiệp với hiệu quả can thiệp65
Bảng 3.10 Mối liên quan giữa mức độ tham gia của gia đình với hiệu quả can thiệp 66
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa giáo dục phối hợp với hiệu quả can thiệp 66


DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1 Phân bố trẻ nghe kém trong nghiên cứu theo giới 52
Biểu đồ 3.3 Sự cải thiện khả năng phát hiện âm thanh 56
Biểu đồ 3.4: Sự cải thiện khả năng phân biệt âm thanh 57
Biểu đồ 3.5 Sự cải thiện khả năng Xác định âm thanh 57
Biểu đồ 3.6 Sự cải thiện khả năng Hiểu âm thanh 58
Biểu đồ 3.7 Sự cải thiện khả năng nghe theo tổng điểm ASC trung bình 58
Bảng 3.4. Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo nhóm tuổi 59
Biểu đồ 3.8. Sự cải thiện khả năng Kiểm soát lời nói 59
Biểu đồ 3.9 Sự cải thiện khả năng nói không kèm theo dấu/ cử chỉ 60
Biểu đồ 3.10 Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói đúng ngữ cảnh 60
Biểu đồ 3.11 Sự cải thiện khả năng sử dụng lời nói theo tổng điểm MUSS
trung bình
61
Biểu đồ 3.12 Mối tương quan giữa khả năng nghe và khả năng nói 62
Biểu đồ 3.13 Mối tương quan giữa mức độ nghe kém và sự cải thiện khả năng
nghe sau can thiệp.
62
Biểu đồ 3.14 Mối tương quan giữa mức độ nghe kém và sự cải thiện khả năng nói. 63



8
ĐẶT VẤN ĐỀ
Thính giác là một trong những giác quan quan trọng và quí nhất của
con người. Thông qua cơ quan thính giác này chúng ta có thể nghe những âm
thanh của môi trường xung quanh bên ngoài và việc nghe được những âm
thanh này giúp chúng ta phát triển ngôn ngữ, học kỹ năng xã hội và kỹ năng
giao tiếp, thưởng thức âm nhạc, ngạc nhiên trước các âm thanh khác nhau của

thế giới và cũng cảnh báo các nguy hiểm đang đến [11]. Với con người, chức
năng nghe có tầm quan trọng đặc biệt khi còn nhỏ. Giai đoạ
n bắt đầu của thời
thơ ấu là khoảng thời gian mà một đứa trẻ tiếp cận với ngôn ngữ, do đó nếu
không nghe được ngay từ khi mới sinh ra trẻ sẽ không hình thành được khả
năng nói.
Giảm thính lực và khiếm thính là một trong những nguyên nhân quan
trọng gây tàn tật ở trẻ em, nó không chỉ khu trú trong lĩnh vực nghe mà còn
gây những biến đổi nghiêm trọng đến sự phát triển ngôn ngữ, tư duy, nhân
cách và tươ
ng lai của đứa trẻ về sau. Theo báo cáo của Ủy ban Thính lực học
quốc tế, vào cuối thế kỉ XX trên toàn thế giới có khoảng 57 triệu người
(chiếm 2,1% dân số toàn cầu ) bị khiếm thính/ giảm thính lực có ảnh hưởng
đến sinh hoạt hằng ngày [19]. Tại Việt Nam, Trung tâm Tai Mũi Họng thành
phố Hồ Chí Minh và Viện Tai Mũi Họng đã từng thực hiện điều tra về "Bệnh
tai và nghe kém" tại sáu t
ỉnh trên cả nước. Kết quả: tỷ lệ khiếm thính khoảng
6% dân số, có nghĩa là cứ 100 người thì có sáu người bị khiếm thính [1]. Do
đó, trẻ bị giảm thính lực, nếu được phát hiện sớm và can thiệp sớm sẽ có cơ
hội phát triển ngôn ngữ, học tập và sinh hoạt một cách bình thường.
Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật đã
mang lại cu
ộc sống mới cho người khiếm thính nói chung và trẻ em khiếm
thính nói riêng. Đặc biệt với sự ra đời của nhiều loại máy trợ thính cùng
9
những tiến bộ trong ngành tai mũi họng đã góp phần cải thiện chức năng
nghe, nói cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em khiếm thính.
Bên cạnh đó, phát hiện và can thiệp ngôn ngữ sớm cho trẻ khiếm thính
góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa các ảnh hưởng do giảm thính lực
gây nên. Tuy nhiên, do điều kiện kinh tế hoặc hạn chế về mặt nhận thức củ

a
bố mẹ, một số trẻ sau đeo máy vẫn chưa được can thiệp ngôn ngữ, hoặc can
thiệp chưa đúng mức dẫn đến việc trẻ có nghe được nhưng không có khả năng
giao tiếp bằng lời nói. Ngôn ngữ không chỉ phát triển tốt nhất nếu trẻ được
can thiệp ngôn ngữ sớm ngay sau khi được mang dụng cụ hỗ trợ nghe mà còn
ở vấn đề chất lượng can thi
ệp và một yếu tố không nhỏ đó là gia đình phải
nhận được sự tư vấn, hướng dẫn, hỗ trợ kịp thời từ phía người can thiệp. Hiện
nay, ở nước ta có nhiều trường giáo dục chuyên biệt dành cho trẻ khiếm thính,
đa số các trường đều chỉ áp dụng phương pháp can thiệp riêng lẻ như dạy giao
tiếp thông qua dấu, kí hiệu, đọc hình miệng… đơn thuần mà ch
ưa đưa ra một
nguyên tắc và phương pháp can thiệp ngôn ngữ chung toàn diện.
Chính vì vậy, để góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho trẻ em
khiếm thính, và nhằm giúp phụ huynh của trẻ khiếm thính hiểu hơn về tầm
quan trọng của việc can thiệp ngôn ngữ sớm, toàn diện cho trẻ khiếm thính,
chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này với hai mục tiêu:
1. Đánh giá sự cải thiện khả năng nghe - nói củ
a trẻ khi được
đeo máy trợ thính sau can thiệp ngôn ngữ trị liệu.
2. Xác định một số yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình can
thiệp ngôn ngữ trị liệu.




10
Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. GIẢI PHẪU, SINH LÝ CƠ QUAN THÍNH GIÁC
1.1.1. Giải phẫu cơ quan thính giác [1,4]

Hình 1.1: Cấu tạo cơ quan thính giác
Tai là cơ quan thính giác có cấu trúc phức tạp với hai chức năng là
chức năng nghe và chức năng tiền đình. Chức năng nghe giúp chúng ta hiểu
được thế giới bên ngoài và nhất là hiểu được ngôn ngữ. Chức năng tiền đình
thông tin về vị trí của đầu, từ đó có những phản xạ để ổn định thị giác và
thăng bằng.
Hệ thống thính giác
được chia làm tai ngoài, tai giữa và tai trong.
¾ Tai ngoài: bao gồm vành tai, ống tai ngoài. Vành tai hướng các âm
thanh vào ống tai ngoài, ống tai ngoài dẫn truyền âm thanh đến màng
nhĩ.
11
¾ Tai giữa: là một khoang chứa không khí nằm trong xương thái dương,
ngăn cách với tai ngoài bằng màng nhĩ. Trong tai giữa có một chuỗi
xương con, gồm xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Xương búa gắn
vào mặt sau sau của màng nhĩ, chân xương bàn đạp gắn vào cửa sổ bầu
dục, mở vào tầng tiền đình mở vào tầng tiền đình của tai trong. Tai giữa
còn liên hệ với tai trong qua cửa sổ tròn.
¾
Tai trong: còn được gọi là mê đạo, gồm một hệ thống ống nằm trong
xương thái dương. Mê đạo xương chứa ngoại dịch còn mê đạo màng
chứa nội dịch. Mê đạo xương và mê đạo màng lại được chia thành ba
vùng khác nhau: ốc tai tiền đình và các ống bán khuyên.
1.1.2. Thần kinh thính giác [4, 6]
Thần kinh thính giác (hay còn gọi dây thần kinh sọ não số VIII) có hai
phần: tiền đình và ốc tai. Dây thần kinh ốc tai dẫn truyền tín hiệu từ ố
c tai về

vỏ não. Tại ốc tai, các sợi của dây thần kinh ốc tai bắt nguồn từ chung quanh
tế bào lông, tập trung vào các hạch Corti hay hạch xoắn ốc nằm trong ống
xoắn Rosenthan. Dây thần kinh ốc tai có hai thành phần. Phần li tâm (khoảng
500 sợi thần kinh) tạo thành dây ốc tai hợp với dây tiền đình tạo thành thần
kinh thính giác đi vào trong tận cùng ở hai nhân ốc bụng và ốc lưng nhận các
xung động từ tế bào lông ngoài của
ốc tai. Từ hai nhân này cho những sợi đi
lên tạo nên liềm bên và thể hang rồi dừng lại ở lồi não dưới và thể gối giữa.
Từ thể gối giữa cho sợi đi tiếp đến vỏ não tận cùng ở trung tâm thính giác
(mặt trên của hồi thái dương lên). Từ lồi não cho các sợi đi xuống tạo bó tháp
hành và mái gai dừng lại ở nhân dây vận động thần kinh sọ hoặc sừng trước
t
ủy sống.
1.1.3. Sinh lý quá trình nghe [2, 13]
Sóng âm đập vào màng nhĩ làm nó dao động gây nên dao động của
chuỗi xương con. Khi xương bàn đạp đập vào cửa sổ bầu dục, đập vào ngoài
dịch ở vịn tiền đình (thang tiền đình). Những cử động này gây đẩy hoặc kéo
ốc tai màng (mê đạo màng), làm chuyển động ngoại dịch ở vịnh nhĩ. Những
cử động của dịch này khiến nhiều cấu trúc kể c
ả màng đáy (màng nền) cử động.

12
1.1.3.1. Truyền sóng âm
Màng đáy bắt đầu chuyển động từ phía đáy (gần cửa sổ bầu dục) sau đó
cử động lên xuống được chuyển từ phía dưới đỉnh lên màng đáy. Kiểu dao
động này được gọi là truyền sóng. Biên độ của sóng âm tăng lên và đạt cực
đại tại một vị trí nào đó của màng đáy và sau đó giảm dần. Vị trí cực đại được
xác đị
nh nhờ tần số của sóng âm. Những âm có tần số cao sẽ gây kích thích ở
phần đáy của màng đáy. Ngược lại những âm có tần số thấp kèm biên độ dao

động lớn gây cử động ở phần đỉnh. Sự sắp xếp mối liên quan giữa tần số âm
và vị trí dao động của màng đáy gọi là cấu tạo định khu âm thanh. Cường độ
âm thanh cũng ảnh hưởng đến biên
độ sóng âm được truyền. Âm thanh nhỏ
có biên độ sóng truyền thấp và ngược lại. Như vậy, tần số âm thanh được xác
định bởi vị trí nhận ở màng đáy và cường độ âm thanh được quy định bởi biên
độ sóng truyền của ngoại dịch.
1.1.3.2. Chuyển dạng âm thanh
Cơ quan corti nằm lơ lửng trong dịch endollymph. Cơ quan này chứa tế
bào lông, có vai trò chính trong quá trình nghe. Các sóng âm ở dạng năng
lượng cơ học được chuyể
n thành dạng năng lượng điện. Quá trình biến đổi từ
dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác gọi là chuyển dạng. Việc
thực hiện chức năng này chính là nhờ tế bào lông. Chân các tế bào này ở
màng đáy, còn các lông nhỏ ở màng mái. Cử động lên xuống của cơ quan
corti khiến các sợi lông này ngả ra trước và sau. Những cử động này của sợi
lông được gọi là cử độ
ng “lắc lư”, chính là quá trình chuyển dạng âm.
1.1.3.3. Giải phóng chất dẫn truyền thần kinh
Bên trong các tế bào lông chứa đầy các ion mang điện tích âm. Nội
dịch mà các sợi lông của tế bào lông ngập trong đó, lại chứa đầy các ion
dương. Những điện tích trái dấu này cách nhau bằng màng tế bào. Các cử
động lắc lư của sợi lông làm đóng và mở cửa sổ rất nhỏ ở đầu sợi lông. Khi
13
mở, các ion dương đi vào tế bào lông và các ion âm bên trong tế bào có kích
thước lớn nên không ra khỏi tế bào. Điện thế bên trong tế bào giảm gọi là quá
trình khử cực và xảy ra ở đáy tế bào. Các túi nhỏ chứa chất hóa học, gọi là
chất dẫn truyền thần kinh, được giải phóng ra ở khoang dịch quanh tế bào.
Ngay ở đó các chất này kích thích các tế bào thần kinh, nằm ngay cạnh tế bào
lông. Như vậy quá trình chuyển dạng đ

ã được thực hiện: tế bào lông chuyển
năng lượng cơ học (lắc lư các sợi lông) thành năng lượng điện (giải phóng
chất dẫn truyền thần kinh).

1.2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN GIẢM THÍNH LỰC
1.2.1. Định nghĩa giảm thính lực
Theo chương trình quốc gia sàng lọc giảm thính lực Mỹ, Giảm thính lực
là mất khả năng nghe một hoặc hai tai ở cường độ
từ 30 - 40 dB trở lên và ở
tần số từ 500 - 4000 Hz, là vùng quan trọng đối với nhận biết ngôn ngữ và
hiểu ngôn ngữ [12, 25].
1.2.2. Phân loại giảm thính lực
Có nhiều cách phân loại giảm thính lực [7, 16, 36]
1.2.2.1. Phân loại theo kiểu giảm thính lực
¾ Giảm thính lực dẫn truyền: do cản trở sự dẫn truyền âm thanh đến ốc tai.
Thông thường, giảm thính lực kiểu này thường ở mức độ nhẹ. Khả
năng
nghe bị giảm khi đo bằng đường khí nhưng khi đo sức nghe bằng đương
xương lại bình thường. Đó là do có sự cản trở việc dẫn truyền xung
động âm thanh do bị tật hoặc bệnh (có dáy tai, viêm tai giữa cấp tính, u,
dị tật bẩm sinh ) ở tai ngoài và tai giữa.
¾ Giảm thính lực tiếp nhận: có sự gián đoạn trong quá trình các xung thần
kinh được dẫn đến vỏ não. Giảm thính lự
c loại này có thể do tổn thương
tế bào thính giác ở ốc tai hoặc do tổn thương dây thần kinh ốc tai, dẫn
14
đến nghe kém từ mức độ nhẹ đến sâu, nhưng thường chỉ mất thính lực ở
một vài dải tần nhất định, không phải là tất cả. Ngoài ra giảm thính lực
tiếp nhận trung ương do tổn thương dây VIII, nhân dây VIII hoặc tế bào
của hệ thần kinh trung ương, gây điếc sâu.

¾ Giảm thính lực hỗn hợp: kết hợp cả nguyên nhân dẫn truyền và tiếp
nhận, thườ
ng gây điếc sâu.
1.2.2.2. Phân loại theo mức độ giảm thính lực
¾ Mức độ I (mức độ nhẹ): ngưỡng nghe 30 - 40 dB, còn nghe được hầu
hết các âm thanh nhưng không nghe được tiếng nói thầm, vẫn có thể
giao tiếp tốt nếu không bị phân tán bởi môi trường ồn ào hoặc nhìn
những chỉ dẫn từ phái người nói. Có thể cần máy trợ thính.
¾ Mức độ II (mức độ trung bình): ngưỡng nghe 41 - 70 dB, có thể nghe
được âm thanh to nh
ưng không nghe được tiếng nói chuyện bình
thường. Khó khăn trong học ngôn ngữ và giao tiếp có lời. Cần máy trợ thính
¾ Mức độ III (mức độ nặng): ngưỡng nghe 71 - 90 dB, chỉ nghe được
tiếng nói to sát tai, có thể nghe được tiếng la hét giống như tiếng nói
thầm. Khó khăn trong học ngôn ngữ, giao tiếp có lời và học nói chung.
Cần máy trợ thính.
¾ Mức độ IV (mức độ sâu): ngưỡng nghe từ 90 dB trở lên, hầu như không
nghe
được âm thanh (trừ một số âm thanh thật to như tiếng sấm, tiếng
trống to …). Rất khó khăn trong học ngôn ngữ, nói và các kĩ năng khác.
Cần cấy điện cực ốc tai.
1.2.2.3. Phân loại theo vị trí tai bị tổn thương
¾ Giảm thính lực một bên tai
¾ Giảm thính lực cả hai tai
15
1.2.2.4. Phân loại giảm thính lực liên quan đến ngôn ngữ
¾ Giảm thính lực trước khi có ngôn ngữ: ở trẻ nhỏ có rất nhiều khó khăn
để trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ nói.
¾ Giảm thính lực sau khi có ngôn ngữ: ở trẻ lớn và người lớn


1.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐIẾC Ở TRẺ EM
1.3.1. Nguyên nhân trước khi sinh [9, 16]
¾ Mẹ mắc bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm virut trong thời kỳ mang thai như:
Rubella, sởi, giang mai, lậu …
¾ Thoái hóa tinh thần, thần kinh (do di truyền, do cha mẹ nghiện rượu, do
cha mẹ có cùng huyết thống, bất đồng nhóm máu Rh giữa mẹ và thai
nhi …), đột biến gien.
¾ Bào thai bị nhiễm độc các thuốc như streptomicine, gentamicine …
hoặc bị nhiễm độc các hóa chất asenic, monoxid carbon (CO), các chất
phóng xạ …
¾ Mẹ bị thiếu các vitamin nhóm B, iode …
¾ Mẹ bị sang chấn tâm lý.
¾ Gia đình có người bị giảm thính lực
1.3.2. Nguyên nhân trong khi sinh
¾ Trẻ đẻ non dưới 6 tháng, cân nặng thấp dưới 2kg.
¾ Trường hợp sinh có can thiệp sản khoa (foxcep, giác hút …)
¾ Trẻ bị ngạt trong khi sinh.
1.3.3. Nguyên nhân sau khi sinh
¾ Vàng da sơ sinh bất thường (trẻ có chỉ định chiếu đèn)
¾ Trẻ bị bệnh nhiễm trùng như: viêm màng não, viêm não, quai bị, sởi …
¾ Trẻ bị các bệnh của tai do viêm như: viêm tai giữa cấp và mãn tính.
¾ Trẻ bị nhiễm độc th
ần kinh thính giác do một số thuốc như:
steptomicine, gentamicine, quinin …

16
1.4. PHÁT HIỆN NGHE KÉM VÀ ĐÁNH GIÁ SỨC NGHE
1.4.1. Sức nghe
Sức nghe được phân làm hai loại: nghe bình thường và nghe kém.
¾ Sức nghe bình thường: Người có sức nghe bình thường là người có

ngưỡng nghe ở điều kiện âm thanh nền chuẩn dưới 20 dB (điều kiện âm
thanh nền chuẩn là ở phòng cách âm, có âm thanh nền là 5 dB)
¾ Nghe kém: Mọi ngưỡng nghe lớn hơn 30 dB được coi là nghe kém dù
bằng đường xương hay đường khí [6, 12].
1.4.2. Một số phương pháp đánh giá sức nghe [5, 9, 17, 29]

1.4.2.1. Phương pháp đo sức nghe đơn giản
Đây là phương pháp đánh giá sức nghe sớm nhất bằng cách tạo ra các
âm thanh và quan sát đáp ứng của trẻ. Các kích thích âm thanh có thể là giọng
nói, tiếng vỗ tay, gõ hai vật vào nhau, đồ chơi phát ra tiếng kêu của động vật,
trống …Viện TMH Trung ương chuẩn hóa dụng cụ đo sức nghe đơn giản
bằng bộ nhạc cụ dân tộc:
¾ Một chũm chọ
e: đường kính 23,8cm có thanh áp tổng cộng 103 dB,
phân bố đều trong dải tần 250 - 800Hz.
¾ Một thanh la nhỏ đường 15cm có thanh áp tổng cộng 103 dB, phân bố
trong cao dải tần 1000 -1600Hz.
¾ Một trống nhỏ đường kính 16,5cm có thanh áp tổng cộng 102 dB, phân
bố chủ yếu cao trong dải tần 250 -1000Hz.
1.4.2.2. Đánh giá sức nghe bằng âm thoa
Âm thoa là một dụng cụ bằng kim loại có thể tạo ra các âm thanh có tần
số khác nhau tùy theo kích thước của chúng. Âm thoa có kích thước lớn sẽ
dao độ
ng chậm hơn và tần số thấp hơn. Có 3 loại âm thoa: lọai tần số thấp -
128Hz, loại tần số trung bình 256Hz, loại tần số cao 512Hz.
17
1.4.2.3 Đo sức nghe bằng âm đơn
Đây là phương pháp đo thính lực nhờ máy đo. Máy tạo nên hàng loạt
tín hiệu là âm đơn với một tần số mà không phải là sóng hài. Tần số của các
tín hiệu gồm 125Hz, 250Hz, 500Hz, 1000Hz, 2000Hz, 4000Hz và 8000Hz.

Ngoài ra có thể sử dụng một số tần số khác nữa.
1.4.2.4 Đo sức nghe bằng lời nói
Khoa điếc trẻ em - thính học Viện TMH Trung ương sử dụng 24 từ thử
đượ
c thể hiện bằng 24 hình vẽ có những khái niệm gần gũi dễ thương, dễ hiểu
đối với trẻ em. Phương pháp này không chỉ liên quan đến thính giác mà cả
đến trình độ hiểu biết, suy đoán, nó bổ sung cho phương pháp đo bằng đơn âm.
1.4.2.5 Các phương pháp khách quan để đánh giá sức nghe
1.4.2.5.1. Đo nhĩ lượng
Đo sự di động của màng nhĩ và hệ thống tai giữa gọi là đo nhĩ lượng.
Sự
di động của hệ thống tai giữa được đo nhờ sự thay đổi áp lực dương tính
hay âm tính đè lên bề mặt của màng nhĩ. Sự thay đổi áp lực của không khí
được tạo ra nhờ một cái nút đặt ở ống tai ngoài. Khi áp lực của không khí tăng
lên hoặc giảm đi so với áp lực của không khí bên ngoài (khi áp lực dương
tính) và bị kéo về phía ống tai ngoài (khi áp lực âm tính). Âm thanh trắc
nghiệm được đưa vào ống tai, n
ăng lượng âm thanh dội trở lại máy khi áp lực
không khí thay đổi.
Phương pháp này cho phép phát hiện các tình trạng như: thủng màng
nhĩ, đứt chuỗi xương con, dịch trong tai giữa và cứng các xương con.
1.4.2.5.2. Đo phản xạ thính giác
Đó là sự co các cơ của tai giữa khi có âm thanh quá mạnh (khoảng 85
dB đối với người nghe bình thường). Ngưỡng của phản xạ thính giác có thể ở
mức bình thường, mức cảm giác cao (trên 100 dB), hoặc cảm giác thấp (d
ưới
56 dB), hoặc phản xạ này hoàn toàn không có.
18
1.4.2.5.3. Đo điện kích thích thân não
Khi nghe thấy một âm thanh, trong nhiều vị trí của đường thính giác

xuất hiện sự thay đổi của hoạt động điện. Những đáp ứng này rất nho so với
hoạt động điện của não, nhưng nhờ máy tính điện tử có thể phát hiện được.
Thông thường khoảng 300mms sau khi có kích thích âm thanh, tín hiệu sẽ tới
trung tâm cao nhất của não. Đáp ứng càng xuất hiện sớ
m có nghĩa là trung
tâm nhận kích thích ở càng thấp. Hầu hết các kết quả thu được cho thấy thời
gian này khoảng 10mms. Đáp ứng sớm này gọi là đáp ứng thính giác của thân não.
Phương pháp này được dùng để thử điếc ở trẻ sơ sinh, để xác định vị
trí tổn thương của đường thính giác hoặc đo thính lực cho người không phối
hợp được như trẻ nhỏ, người già, người chậ
m phát triển trí tuệ.
1.4.2.5.4. Đo âm tự phát của tai
Gần đây người ta phát hiện được rằng tai trong có khả năng phát ra âm
thanh rất yếu gọi là âm tự phát của tai. Thường thấy ở khoảng 50% số người
có sức nghe bình thường, ở nữ nhiều hơn ở nam và ở tai phải nhiều hơn tai
trái. Người ta cho rằng có thể tạo một loại “tiếng vọng” khi có một tín hiệu tới
tai, sau đó
điều chỉnh để nó trở lại từ màng nhĩ. Âm được tạo ra một cách cơ
học ở các tế bào lông lớp ngoài của ốc tai. Những âm này được gọi là các
sóng âm kích thích thính giác.

1.5. SƠ LƯỢC VỀ MÁY TRỢ THÍNH
1.5.1. Cấu tạo và tính năng của một máy trợ thính
Máy trợ thính về mặt cấu tạo gồm 4 phần chính: micro, bộ phận khuếch
đại âm, bộ phận nhận âm và pin.
Micro có tác dụng biến đổi các tín hiệu âm thanh thành tín hiệu điện.
Các tín hiệu điện sau khi được khuếch đại được truyền tới bộ phận nhận âm.
19
Tại đó, các tín hiệu điện lại được chuyển lại dạng âm thanh và các âm thanh
này giờ đây đã mạnh hơn, to hơn rất nhiều so với âm thanh ban đầu. Tuy

nhiên máy trợ thính sẽ không khuếch đại mọi tần số như nhau, sự khuếch đại
này là tùy thuộc vào kiểu máy và kiểu điếc của người bệnh[5].
1.5.2. Phân loại các loại máy trợ thính[4]
¾ Máy trợ thính đeo trên người
¾
Máy trợ thính sau tai
¾ Máy trợ thính trong tai (loa tai)
¾ Máy trợ thính trong ống tai (một phần ở loa tai và một phần trong ống tai)
¾ Máy trợ thính đút lọt trong ống tai.
¾ Máy trợ thính dẫn truyền bằng đường xương.
Sau khi đeo máy trợ thính những đối tượng này cần phải được huấn
luyện nghe và nói để có được ngôn và lời nói, nhất là những trẻ chưa nghe
được bao giờ. Không phải tất cả nhữ
ng trường hợp đeo máy trợ thính đều nói
được như bình thường.

1.6. TÌNH HÌNH CAN THIỆP NGÔN NGỮ TRỊ LIỆU TRÊN THẾ
GIỚI VÀ TRONG NƯỚC
1.6.1.Các nghiên cứu trên thế giới
Bệnh khiếm thính được ví như một thảm họa với trẻ em, do gây ra các
hậu quả liên tiếp: chậm phát triển ngôn ngữ, khó khăn trong việc học và hòa
nhập sinh hoạt hàng ngày, tâm sinh lý thay đổi và sức khoẻ cũng bị ảnh
hưởng. Chương trình can thiệp PHCN bao gồm: tư vấn cho cha mẹ về cách
chăm sóc, huấn luy
ện trẻ kỹ năng nghe thông qua nói, đọc hình miệng, kết
hợp với các ngôn ngữ có lời và không lời, kỹ năng giao tiếp tổng hợp, hướng
dẫn sử dụng và bảo quản máy trợ thính…Kết quả PHCN phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như: tuổi phát hiện giảm thính lực, kỹ thuật can thiệp, thời gian can thiệp…
20
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), năm 2000,

trên thế giới có khoảng 250 triệu người khiếm thính, chiếm 4,2% dân số.
WHO cũng ước tính số người khiếm thính trên 14 tuổi của vùng Đông Nam Á
là 63 triệu người [37, 40].
Kết quả nghiên cứu ở Mỹ cho thấy năm 1990 khiếm thính ở trẻ em chủ
yếu phát hiện ở lứa tuổi 24 - 30 tháng, do vậy năm 1993 Viện sứ
c khỏe quốc
gia Mỹ đặt chiến lược đến năm 2000 không chỉ sàng lọc phát hiện trẻ em giảm
thính lực mà cần phải tiến hành can thiệp phục hồi chức năng ngay [22, 24].
Yoshinaga-Itano C, Trường đại học tổng hợp Colorado, Mỹ nghiên cứu
đánh giá tác động can thiệp sớm lên sự phát triển ngôn ngữ và trí tuệ của trẻ
khiếm thính cho thấy: trên 90% trẻ khiếm thính được phát hiện và can thiệp
trước 6 tháng tuổ
i có cơ hội phát triển về ngôn ngữ, trí tuệ bình thường như
những trẻ khác cùng lứa và không phải dùng ngôn ngữ kí hiệu [65, 66].
Một nghiên cứu khác của Yoshinaga-Itano C cũng cho thấy rằng, trẻ
khiếm thính được can thiệp trước 6 tháng tuổi có kết quả tốt hơn trẻ được can
thiệp sau 6 tháng tuổi, trẻ trai có kết quả tốt hơn trẻ gái, trẻ dân tộc đa số có
kết quả tốt hơ
n trẻ dân tộc thiểu số, trẻ không phải dùng ngôn ngữ kí hiệu có
kết quả tốt hơn trẻ dùng ngôn ngữ kí hiệu, trẻ giảm thính lực đơn thuần có kết
quả tốt hơn trẻ đa tàn tật, mẹ có trình độ học vấn trên phổ thông trung học có
kết quả tốt hơn mẹ có trình độ học vấn dưới phổ thông trung học [67, 68].
Geer AE, trường đại học Texas Mỹ, nghiên c
ứu so sánh khả năng nói,
biểu đạt ngôn ngữ và đọc hình miệng cho 181 trẻ em từ 0 - 7 tuổi, cấy điện
cực ốc tai và đeo máy trợ thính nhận thấy, vào trẻ nghe kém ở độ tuổi nhỏ có
các kỹ năng nói và ngôn ngữ biểu đạt nhóm cấy điện cực là tốt hơn nhóm đeo
máy [33].
Nghiên cứu khác của Geer AE và cộng sự về các yếu tố ảnh hưởng đến
đầu ra c

ủa khả năng nói lưu loát ở trẻ nghe kém được cấy điện cực ốc tai hoặc
21
mang máy trợ thính sớm, kết quả cho thấy rằng các yếu tố ảnh hưởng chính là
loại thiết bị, tuổi được cấy sớm hay muộn và kỹ thuật điều trị [32, 34].
Nghiên cứu của Nicholas JG, về ảnh hưởng của việc nghe kém lên khả
năng biểu đạt ngôn ngữ nói ở trẻ nghe kém 2-4 tuổi. Kết quả cho thấy rằng trẻ
dù cấy điện cực ốc tai hay
đeo máy trợ thính, nếu được học nghe trước 3 tuổi
thì khả năng ngôn ngữ nói là rất tốt [48].
Blamey đã so sánh mối quan hệ giữa tiếp nhận ngôn ngữ, biểu đạt ngôn
ngữ ở trẻ nghe kém và trẻ em cùng lứa tuổi. Kết quả cho thấy sau 3 năm can
thiệp ngôn ngữ tri liệu trẻ nghe kém đạt được 40% từ được hiểu và biểu đạt
trong những hội thoại tự phát so với trẻ bình th
ường cùng tuổi và điểm hiểu
lời nói trong điều kiện nghe cũng giảm khoảng 5% cho mỗi 10 dB nghe kém [ 24 ].
1.6.2. Tại Việt Nam
Ở Việt Nam giảm thính lực chưa thực sự được quan tâm, mới chỉ có
một vài tác giả nghiên cứu về giảm thính lực ở trẻ em, một số điều về tình
hình tàn tật tại cộng đồng và ít có nghiên cứu về can thiệp ngôn ngữ cho trẻ
khiếm thính.
Phát hiện sớm giảm thính lực ở trẻ em và triển khai chương trình
PHCN toàn diện cho trẻ em giảm thính lực tại Việt Nam vẫn còn đang là một
nhu cầu cấp bách ở nước ta hiện nay mà trong đó can thiệp ngôn ngữ đóng
một vai trò hết sức quan trong trong PHCN cho trẻ khiếm thính.
Nghiên cứu cấp Bộ Y tế (2004) về “ Hoạt động PHCNDVCĐ tại Việt
Nam trong 17 năm qua” cho thấy tỉ lệ trẻ có khó khăn về
nghe nói chiếm
17,6% tổng số người tàn tật [8].
Trần Thị Thiệp (2005) “Nghiên cứu triển khai can thiệp sớm cho trẻ
khiếm thính” độ tuổi trung bình phát hiện giảm thính lực là 25 tháng, chẩn

đoán là 38 tháng, sử dụng máy trợ thính lần đầu là 35 tháng [17].
22
Nguyễn Thu Thủy (2005), “Nghiên cứu về giảm thính lực ở trẻ sơ sinh
bằng đo âm ốc tai sàng lọc, thiết lập chương trình can thiệp sớm PHCN cho
trẻ khiếm thính” cho thấy rằng sau can thiệp sớm, tỉ lệ trẻ khiếm thính đạt
được các kĩ năng giao tiếp sớm rất cao: KN tập trung là 71,4%, KN bắt chước
lần lượt là 85,7 %, KN chơi là 100%, KN giao tiếp bằng cử chỉ là 100%, KN
xã hội và sử dụng ngôn ng
ữ là 71,7% [19].
Vũ Thị Dung (2008), nghiên cứu “Khả năng giao tiếp và ngôn ngữ của
trẻ em nghe kém được đeo máy trợ thính” cho thấy tỉ lệ trẻ nghe kém đã đeo
máy trợ thính được can thiệp PHCN chiếm 40,6%. Và sau can thiệp ngôn ngữ
trị liệu 3-6 tháng thấy rằng: khả năng phân biệt âm thanh tăng lên đáng kể từ
15,4% lên 61,6%, khả năng hiểu ngôn ngữ lời nói - dấu đạt 100% [3].

1.7. SỰ PHÁT TRIỂN VỀ KHẢ N
ĂNG GIAO TIẾP, NGÔN NGỮ CỦA
TRẺ BÌNH THƯỜNG VÀ TRẺ KHIẾM THÍNH
1.7.1. Giao tiếp bằng lời [38, 46]
Trẻ muốn hòa nhập xã hội cần có khả năng giao tiếp, trao đổi thông tin
với mọi người xung quanh. Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin, nhu cầu
tình cảm, giữa ít nhất hai đối tượng nhờ các hình thức khác nhau của ngôn ngữ.
Giao tiếp là một quá trình mang tính chất hai chiều: Gởi và nhận thông tin
được luân chuyển giữa các đối tượng giao ti
ếp, một người gởi thông điệp hay
là người khởi xướng, còn người kia đáp ứng hay nhận thông điệp. Không thể
có giao tiếp tốt nếu không có sự luân phiên vai trò này.
Các hình thức giao tiếp:
¾ Ngôn ngữ không lời: ngôn ngữ cơ thể (nét mặt, ánh mắt, tư thế cơ
thể, giọng nói), ký hiệu (dấu) và hình vẽ (tranh, ảnh).

¾ Ngôn ngữ có lời: lời nói và chữ viết
23
Trong giao tiếp cả người gởi và người nhận thông điệp đều sử dụng và
thể hiện ngôn ngữ bằng nhiều hình thức khác nhau và ngôn ngữ thường được
sử dụng nhất là ngôn ngữ lời nói. Quá trình giao tiếp được thực hiện nhờ
những chức năng được phân tích một cách riêng rẽ thành: giọng nói, cấu âm,
ngôn ngữ, độ lưu loát và nghe.
Giọng nói là một trong những yếu tố cơ bả
n của giao tiếp bằng lời nói.
Giọng nói con người có khả năng biến hóa đa dạng trong giao tiếp phản ánh
các sắc thái tình cảm và đạo đức. Giọng nói cùng với các thành tố khác trong
đó có cấu âm tạo nên lời nói.
Độ lưu loát của lời nói được đặc trưng bởi cả lời nói và ngôn ngữ. Nói
lưu loát là nói dễ dàng, mượt mà, thở đều và không gắng sức. Dưới đây là sơ
đồ các thành tố trong giao tiếp b
ằng lời nói:








Giọng nói
Cấu âm
Ngôn ngữ
Độ lưu loát
Nghe
Âm sắc

Cường độ
Âm thanh
Âm tiết
Nối kết
Ngữ nghĩa
Hình thái
Sử dụng
Trôi chảy
Kiến thức
Nhịp điệu
Tiếp nhận
Dẫn truyền
Giao tiếp
24
1.7.2. Quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ
Ngay từ khi mới ra đời, trẻ đã dùng tiếng khóc để thể hiện nhu cầu của
mình khi bị đói, đau hay tình trạng không thoải mái. Tuy nhiên các nhà
nghiên cứu cho rằng tiếng “bập bẹ” mới là dấu hiệu đầu tiên thể hiện nhu cầu
giao tiếp trước khi trẻ dùng được lời nói. Từ tháng thứ 4 - 10 trẻ xuất hiện
tiếng “bập bẹ” và dần hoàn chỉnh thành nhữ
ng âm thanh giống lời nói.
Thường trẻ nói được từ đầu tiên khi được 1 tuổi, sau đó bắt đầu kết nối 2 từ
đã học được với nhau, trẻ kết nối các từ tạo thành cụm từ có đầy đủ chủ ngữ,
vị ngữ khi được 3 tuổi. Sau giai đoạn này, trẻ sẽ nhanh chóng tạo nên những
câu dài phức tạp. Bên cạnh tạo câu chính xác, trẻ còn phải học cách sử dụ
ng
các mẫu câu đó trong các hoàn cảnh xã hội khác nhau. Và khả năng giao tiếp
của trẻ được hoàn thiện ở lứa tuổi 6 -7 tuổi và trong những năm đầu tiên ở
trường học.
1.7.2.1. Các kỹ năng giao tiếp sớm [19, 38, 70]

Giao tiếp sớm bao gồm 5 kĩ năng: kỹ năng tập trung, kỹ năng bắt
chước và lần lượt, kỹ năng chơi, kỹ năng cử chỉ và tranh
ảnh, kỹ năng xã hội
và sử dụng ngôn ngữ (tham khảo phụ lục 5).
1.7.2.2. Phát triển giao tiếp bằng lời nói [10, 38]
Phương tiện giao tiếp chủ yếu của con người là lời nói. Dùng lời nói có
thể truyền tải được một lượng thông tin rất lớn. Bởi vậy ngay từ khi còn rất
nhỏ, con người đã cố gắng bắt chước các âm thanh ở xung quanh để tạo nên
lời nói riêng củ
a mình.
Mỗi đứa trẻ thể hiện cách phát triển giao tiếp khác nhau, tuy nhiên các
nhà khoa học đã thống nhất đứa ra các mốc phát triển lời nói, diễn đạt ngôn
ngữ chung của trẻ theo từng lứa tuổi ( tham khảo phụ lục 6).


25
1.7.3. Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính [21, 36]
Trẻ khiếm thính bị mất thính lực ở mức độ nhẹ có khả năng giao tiếp
bằng ngôn ngữ nói gần như trẻ bình thường.
Trẻ bị mất thính lực ở mức độ vừa và nặng thì cũng có khả năng sử
dụng ngôn ngữ nói để giao tiếp. Tuy nhiên ở mức độ này, ngôn ngữ không lời
phát triển mạnh (chủ yếu là các kỹ năng giao tiếp sớm), còn ngôn ngữ bằng
lời kém, chất lượng tiếng nói còn hạn chế hơn như: nói không rõ, phát âm
thiếu chuẩn xác, người đối thoại phải chú ý nghe mới hiểu.
Đối với trẻ mất thính lực ở mức độ sâu, khả năng giao tiếp bằng lời của
trẻ cực kỳ kém.
Nhìn chung trong giao tiếp, trẻ khiếm thính vẫn sử d
ụng ngôn ngữ nói,
nhưng ngôn ngữ lời nói của trẻ có những đặc điểm sau:
¾ Nghe: nghe là cơ sở quan trọng cho giao tiếp bằng lời nói, do hạn chế về

nghe nên trẻ nghe kém khó tiếp nhận lời nói từ đó dẫn đến thể hiện lời nói kém.
¾ Giọng nói : phần lớn trẻ khiếm thính phát âm với giọng không bình thường,
khó nghe, giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn, … Ch
ất lượng
giọng nói của trẻ khiếm thính phụ thuộc vào mức độ giảm thính lực, thời
gian đeo máy và can thiệp sớm.
¾ Cấu âm:
Phát âm: phát âm không đúng (phụ âm), không phân biệt những âm
gần nhau (nghe gần giống nhau) như t/đ, b/m.
Thanh điệu: khó phát âm đúng thanh điệu của tiếng Việt (thanh hỏi,
ngã), thường trẻ chỉ sử dụng 3 thanh như không, sắc, huyền .
¾ Ngôn ng
ữ: trẻ khiếm thính thường hiểu ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ kém do
Từ vựng: vốn từ rất nghèo nàn, ít hơn nhiều so với trẻ bình thường
cùng lứa tuổi.

×