Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

Các yếu tố quyết định tới phân cấp tài khóa: Bằng chứng thực nghiệm tại Trung Quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.75 KB, 22 trang )


MỤC LỤC

TÓM TẮT 1
1. GIỚI THIỆU 1
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 4
2.1. Giải thích về sự ràng buộc giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp tài khóa
4
2.2. Các yếu tố tác động khác của sự phân cấp tài khóa 6
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MẪU VÀ DỮ LIỆU 8
3.1. Định nghĩa các biến 8
3.2. Phương pháp ước lượng 11
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM 13
5. THẢO LUẬN 15
6. KẾT LUẬN 17
GHI CHÚ 19
TÀI LIỆU THAM KHẢO 21



1

CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH PHÂN CẤP CHI TIÊU: BẰNG
CHỨNG TỪ TRUNG QUỐC
ALFRED M. WU
Viện Giáo Dục Hồng Kông, Trung Quốc

WEN WANG
Đại học Indiana – Đại học Purdue Thành phố Indianapolis, Hoa Kỳ
TÓM TẮT
Nghiên cứu này là nỗ lực đầu tiên để kiểm tra các yếu tố quyết định vấn đề phân cấp


chi tiêu ở các cấp dưới cấp tỉnh tại Trung Quốc. Chính quyền trung ương Trung Quốc
đưa ra hướng dẫn chi tiết đến các chính quyền địa phương trên phương diện tài chính
công, nhưng việc phân bổ chi tiêu không đuợc kiểm soát tốt. Sự khác biệt trong phân
cấp tài khóa trên phương diện chi tiêu là rất lớn giữa các chính quyền địa phương. Sử
dụng bảng dữ liệu từ 1995-2006, tác giả muốn cung cấp bằng chứng thực nghiệm rằng
sự lệ thuộc chuyển giao có tác động âm đến phân cấp chi tiêu trong các chính quyền địa
phương Trung Quốc. Điều này cho thấy chính quyền trung gian, tức là chính quyền các
tỉnh, có thể "nắm lấy" nguồn tài trợ trung ương cho lợi ích riêng của nó.
1. GIỚI THIỆU
Bài viết này nhằm mục đích khám phá những yếu tố quyết định phân cấp chi tiêu ở
Trung Quốc, nước lớn thứ ba thế giới về tổng diện tích đất đai, và để kiểm tra những hệ
quả chính sách của họ trên diện rộng. Mặc dù Trung Quốc là một quốc gia có hiến pháp
thống nhất, sự phân cấp tài khóa ở các cấp dưới tỉnh khác nhau rất nhiều, đặc biệt là về
mảng chi tiêu. Trong khi có một hướng nghiên cứu đang hướng đến các yếu tố giải thích
mức độ phân cấp tài khóa, nhưng chúng ta vẫn biết rất ít về những gì dẫn đến sự phân
cấp tài khóa ở những nơi khác nhau (Bodman & Hodge, 2010). Tận dụng lợi thế về sự
thay đổi đáng kể trong phân cấp chi tiêu các cấp dưới tỉnh ở Trung Quốc, bài nghiên
cứu này sẽ kiểm tra các giả thuyết liên quan đến một số yếu tố tiềm năng quyết định của
phân cấp tài khóa được báo cáo trong bài nghiên cứu. Điều tra các tác nhân của sự phân
cấp phải có ý nghĩa vì hầu hết các nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của sự phân cấp mà
2

không cần nhìn vào sự phức tạp của nó. Nếu không có một sự hiểu biết sâu sắc về sự
phân cấp tài khóa thì có nguy cơ sẽ cường điệu hóa khi đưa ra kết luận về các lợi ích
hoặc tác hại của phân cấp.
Phân cấp "thường được xem như một sự thay đổi về quyền hành đi từ trung ương đến
chính quyền địa phương, với quyền hành tổng thể của cơ quan chính phủ đối với xã hội
và nền kinh tế đã từng được hình dung là cố định" (Rodden, 2004, p. 482). Phân cấp tài
khóa đề cập đến sự thay đổi của trách nhiệm tài chính cho cấp dưới của chính phủ, đồng
thời là cơ sở cho quản trị công trong thực tế. Các nghiên cứu về phân cấp tài khóa đã và

đang được phát triển trong cộng đồng quốc tế; Tuy nhiên, các tác nhân điều khiển phân
cấp tài khóa cho đến nay vẫn ít được biết đến. Các nghiên cứu trước đây về sự phân cấp
tài khóa hầu như thường tập trung vào việc chuyển giao quyền lực trong khu vực công
(Tiebout, 1956; Oates, 2005). Phần lớn các tài liệu trong những thập kỷ gần đây đã điều
tra về tác động của phân cấp tài khóa trong quản trị công (Prud'homme năm 1995;
Rodden & Wibbels, 2002; Uchimura & Jutting, 2009). Phần lớn các tác nhân điều khiển
phân cấp đã bị bỏ qua, ngoại trừ một số nỗ lực gần đây như của Bodman và Hodge
(2010) và Panizza (1999).
So với các nghiên cứu về tác động của phân cấp tài khóa, việc khám phá những yếu tố
làm cơ sở phân cấp tài khóa sẽ là công cụ trong việc tạo ra một sự hiểu biết tốt hơn về
sự phức tạp và động lực của phân cấp trong các nền kinh tế-chính trị khác nhau. Trong
nhiều trường hợp, sự phân cấp tài khóa thực chất không phải là vấn đề, nhưng phân cấp
có thể được thực hiện trong một môi trường không phù hợp. Khi tác nhân điều khiển
phân cấp/tập trung được tìm ra, việc đánh giá phân cấp/tập trung sẽ trọng điểm hơn và
sắc thái của mối quan hệ giữa trung tâm và địa phương sẽ được tiết lộ nhiều hơn.
Bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu sự thay đổi giữa các vùng miền của phân cấp tài khóa,
đặc biệt về khía cạnh chi tiêu ở Trung Quốc. Phân cấp tài khóa ở các cấp dưới tỉnh ở
Trung Quốc sẽ được khảo sát một cách cận trọng trong tài liệu này. Mặc dù các tài liệu
về tác động của phân cấp tài khóa dựa trên sự phát triển nền kinh tế và quản trị công đã
phát sinh trong những năm gần đây (Ví dụ Uchimura & Jutting, 2009), nghiên cứu về
các yếu tố quyết định phân cấp tài khóa là hiếm thấy. Vì khu vực địa lý nhiều tỉnh của
Trung Quốc tương đương với của các nước châu Âu, nên sự đa dạng giữa các tỉnh về
3

chính trị, kinh tế, và các khía cạnh xã hội là thật sự lớn. Sự phân cấp các cấp dưới tỉnh
ở Trung Quốc đa dạng hơn so với nhiều quốc gia khác (Dollar & Hofman, 2008). Việc
khám phá phân cấp tài khóa, phong cách người Trung Quốc, do đó, sẽ khả năng tạo ra
những tác động lớn cho các nước khác.
Chính quyền trung ương Trung Quốc không tạo ra một sự kiểm soát chặt chẽ về phân
cấp chi tiêu ở cấp dưới tỉnh. Chính quyền cấp tỉnh ở Trung Quốc được hưởng quyền

quyết định đáng kể trong vấn đề này. Theo Hiến pháp của nước Cộng hòa Nhân dân
Trung Hoa (PRC) và Niên giám thống kê Trung Quốc (2009), chính quyền địa phương
gồm 31 chính quyền cấp tỉnh, 333 chính quyền địa khu (thành phố trực thuộc tỉnh),
2859 chính quyền huyện, và 40.828 chính quyền xã (chính quyền tỉnh bao gồm các địa
khu (thành phố trực thuộc tỉnh), huyện, và các xã). Chính quyền địa phương cung cấp
số lượng lớn các dịch vụ công ở Trung Quốc trong đó 70% tài sản công đã được chi tiêu
ở cấp tỉnh với hơn 55% được chi tiêu cho chính quyền cấp dưới tỉnh (Ngân hàng Thế
giới, 2002). Do những nỗ lực để xây dựng một chính phủ định hướng dịch vụ trong
những năm gần đây, chính quyền địa phương sẽ tiếp nhận nhiều trách nhiệm hơn cho
việc cung cấp các dịch vụ công theo thời gian ở Trung Quốc. Phân công chi tiêu cho
chính quyền địa phương dù sao cũng không được kiểm soát chặt chẽ (xem thêm
Martinez-Vazquez & Qiao, 2011). Quốc vụ viện (2002), cơ quan quản lý hàng đầu của
chính quyền trung ương ở Trung Quốc – nơi cung cấp các quy định về phân cấp tài khóa
ở địa phương quan tâm nhiều đến doanh thu của phân cấp tài khóa trong khi các quy
định về vấn đề chi tiêu gần như bị bỏ trống. Những thay đổi trong phân cấp tài khóa ở
khía cạnh chi tiêu là rất lớn giữa các địa phương ở Trung Quốc. Ví dụ, chính quyền
dưới cấp tỉnh đã dành 85,32% tài sản công ở tỉnh Quảng Đông trong khi chỉ có 53,72%
đã được chi tiêu ở tỉnh Thanh Hải từ năm 1995 và 2006 (xem Bảng tóm tắt về Thống
kê tài chính cho tất cả các quận, thành phố từ 1996-2007). Vì vậy, tác giả đặt ra lại câu
hỏi để phân tích: tác nhân gì dẫn đến sự thay đổi trong phân cấp chi tiêu cấp tỉnh ở
Trung Quốc? Dựa trên kết quả thực nghiệm phân tích, tác giả đã cố gắng gợi ý chính
sách cải thiện các hệ thống ngân sách liên chính phủ ở Trung Quốc.
Nói chung, theo phân tích thực nghiệm của chúng tôi thì có một mối quan hệ âm giữa
sự lệ thuộc chuyển giao (chuyển giao trung ương xem như là một phần của chi tiêu địa
4

phương) và phân cấp tài khóa ở Trung Quốc. Các vùng có sự lệ thuộc chuyển giao càng
lớn có xu hướng phân cấp chi tiêu càng cao trong nội bộ tỉnh với các yếu tố khác không
đổi. Vì những người quan sát từ lâu đã nghi ngờ rằng chính quyền địa phương chơi trò
chơi ngân sách với các chính phủ để được trợ cấp nhiều hơn ở một số nước (Gimpelson

& Treisman, 2002), kết quả phân tích của chúng tôi cũng cho thấy sự lợi dụng về quyền
hành tài chính bởi chính quyền địa phương ở Trung Quốc. Ngoài ra, nghiên cứu của
chúng tôi cung cấp bằng chứng rằng cả mật độ dân số và đầu tư trực tiếp nước ngoài
(FDI) có những mối quan hệ âm đối với phân cấp chi tiêu trong khi phát triển kinh tế
hầu như không có ý nghĩa giải thích trong mô hình của tác giả cho việc phân cấp chi
tiêu.
Phần còn lại của bài nghiên cứu được cấu trúc như sau: Phần 2 thảo luận về các lý thuyết
và bằng chứng thực nghiệm của các yếu tố tiềm năng quyết định phân cấp tài khóa với
việc nhấn mạnh vào mối quan hệ giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu.
Phần 3 trình bày dữ liệu, mô hình cụ thể, và phương pháp dự toán. Phần 4 cung cấp các
kết quả thực nghiệm phân tích của tác giả trong khi Phần 5 đưa ra thảo luận. Phần 6 kết
luận.
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Ở đây chúng tôi tổng hợp các nhân tố giải thích cho sự phân cấp tài khóa trong lý thuyết,
phần lớn xuất phát từ các bằng chứng xuyên quốc gia. Các yếu tố quyết định đến sự
phân cấp tài khóa trong lý thuyết sẽ được sử dụng làm khung lý thuyết cơ bản trong bài
nghiên cứu này.
2.1. Giải thích về sự ràng buộc giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp tài
khóa
Những tác động của sự chuyển giao ngân sách từ chính quyền liên bang (hay chính
quyền trung ương ở các nước như Trung Quốc) đến chính quyền địa phương lên chi tiêu
địa phương đã được tìm hiểu một cách rộng rãi (ví dụ như hiệu ứng giấy bẫy ruồi
(flypaper); xem Bailey và Connolly (1998)). Tuy nhiên, phần lớn lý thuyết đều gắn liền
với các giả thiết và giả định (chẳng hạn giả thiết cử tri trung dung)… Tác động của sự
chuyển giao từ nơi có quyền lực cao hơn đối với sự phân cấp tài khóa vẫn chưa được
tìm hiểu rộng rãi.
5

Ở một vài nước, chính quyền quốc gia không thể chuyển trợ cấp cho chính quyền cơ sở
nhưng có thể thông qua các chính quyền trung gian theo Hiến Pháp (Hernández-Trillo

và Jarillo-Rabling, 2008). Mặc dù điều này không nằm trong thế chế nhưng Chính phủ
Trung Quốc đã dần chấp nhận một hệ thống (không chính thức) trong thực tế. Nghĩa là,
trợ cấp trung ương đi qua chính quyền tỉnh trước khi đến chính quyền địa khu và huyện.
Có một rủi ro là chính quyền tỉnh có thể giữ lại những chuyển giao liên chính phủ (the
intergovernmental transfer) này cho lợi ích riêng của họ. Do đó, mối quan hệ giữa sự lệ
thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu có thể cùng chiều hay ngược chiều, phụ thuộc
vào vai trò và chức năng của chính quyền trung gian nơi có trách nhiệm chuyển giao
trợ cấp trung ương đến chính quyền địa phương.
Chính quyền cấp tỉnh ở Trung Quốc, theo Quốc vụ viện (2002), nên giữ lại phần chi
tiêu của họ và mở rộng phần chuyển giao từ trung ương đến các cấp chính quyền thấp
hơn. Tức là, các chính quyền cấp tỉnh không chỉ trao các chuyển giao từ trung ương cho
các chính quyền cấp dưới mà còn cắt giảm một phần nguồn tài chính của mình cho các
cấp chính quyền thấp hơn như là khoản cung cấp dịch vụ công cho công dân. Trong
thực tế, không có bằng chứng cho thấy chính quyền cấp tỉnh chuyển giao nhiều tài
nguyên của họ (bên cạnh các khoản chuyển giao từ chính quyền trung ương) cho chính
quyền cấp dưới. Ngân hàng thế giới (2007) chỉ ra một cách rõ ràng là một tỉnh đóng
góp rất ít trong việc chuyển giao liên chính phủ đến các cấp thấp hơn để cân bằng khả
năng tài chính (trang 53). Tệ hơn nữa, bằng chứng ở đây và nơi khác chỉ ra rằng chính
quyền cấp tỉnh sẽ giữ lại một phần chuyển giao từ trung ương để sử dụng cho các dự án
tại địa phương và cung cấp cho các dịch vụ công. Vì vậy, chúng ta cần chú ý đặc biệt
đến vai trò của chính quyền cấp tỉnh trong hệ thống chuyển giao liên chính phủ.
Giả định về mối quan hệ ngược chiều giữa sự lệ thuộc chuyển giao và sự phân cấp tài
khóa được xác định trong nghiên cứu ở Nga. Freikman và Plekhanov (2009) nhận thấy
rằng khi các điều khác không đổi thì ở các khu vực lệ thuộc chuyển giao (transfer-
dependent) có khuynh hướng phân cấp tài khóa cao hơn. Khi dòng trợ cấp từ trung tâm
qua chính quyền khu vực, có thể họ sẽ sử dụng các chuyển giao này hơn là phân phối
cho các cấp chính quyền thấp hơn. Khi kiểm soát tất cả các yếu tố khu vực khác, sự lệ
thuộc chuyển giao càng cao thì sự phân cấp tài khóa càng thấp.
6


Tuy nhiên, bằng chứng xuyên quốc gia cho thấy nhiều sự chuyển giao tài khóa có
khuynh hướng khuyến khích chi tiêu địa phương nhiều hơn do sức ép ngân sách mềm
(soft budget) gia tăng (Bodman và Hodge, 2010; Letelier, 2005). Do đó, sự lệ thuộc
chuyển giao càng lớn thì sự phân cấp tài khóa càng cao. Một sự suy luận khác cũng bổ
trợ cho mối quan hệ cùng chiều giữa sự lệ thuộc chuyển giao và sự phân cấp tài khóa.
Khi các chuyển giao trung gian được cung cấp từng phần để bù đắp cho chính quyền
địa phương thực hiện các nhiệm vụ từ trung ương, việc mở rộng chuyển giao cho chính
quyền địa phương nghĩa là chính quyền địa phương chịu nhiều trách nhiệm chi trả hơn;
theo đó phần chi tiêu địa phương sẽ gia tăng. Tóm lại, mối quan hệ cùng chiều giữa sự
lệ thuộc chuyển giao và sự phân cấp tài khóa được thực hiện trong các nghiên cứu xuyên
quốc gia ở các nước phát triển (Kee, 1977; Letelier, 2005).
2.2. Các yếu tố tác động khác của sự phân cấp tài khóa
Bên cạnh các giả thuyết ở trên, chúng tôi kiểm tra các nhân tố sau đây có ảnh hưởng
đến các mức độ của sự phân cấp tài khóa.
(i) Sự phát triển kinh tế
Có 2 luồng ý kiến trái ngược nhau liên quan đến vai trò của sự phát triển kinh tế đối với
sự phân cấp tài khóa. Một mặt, sự phát triển kinh tế có kỳ vọng dương đối với sự phân
cấp tài khóa. Phần lớn các dịch vụ công căn bản đều được cung cấp bởi chính quyền địa
phương ở các nước như Trung Quốc. Một vài ý kiến cho rằng chi tiêu ở cấp địa phương
gia tăng như là 1 sự cung ứng các hàng hóa công cơ bản sẽ trở nên đắt hơn khi các công
dân giàu có hơn đòi hỏi các dịch vụ công đa dạng và đắt đỏ hơn (Martinez-Vazquez và
McNab, 2003; Tanzi, 2000; Wheare, 1964). Mặt khác, phát triển kinh tế có quan hệ
ngược chiều với sự phân cấp tài khóa. Theo Letelier (2005), khi có sự gia tăng đáng kể
sẽ dẫn tới tái phân phối lại thu nhập khi một địa phương hay quốc gia trở nên giàu có
hơn; do đó, sự phối hợp và đầu tư trung ương sẽ dần dần được đòi hỏi nhiều hơn. Chi
tiêu ở cấp chính quyền cao hơn sẽ tăng trưởng nhanh hơn so với các cấp thấp hơn.
Bằng chứng thực nghiệm về sự ảnh hưởng của phát triển kinh tế đến sự phân cấp tài
khóa thì phức hợp. Nghiên cứu ban đầu về vấn đề này cho thấy thu nhập bình quân đầu
người có tác động cùng chiều đáng kể đến sự phân cấp tài khóa (Kee, 1977; Panizza,
1999). Nghiên cứu gần đây tìm thấy nhiều bằng chứng về các tác động khác nhau của

7

sự phát triển kinh tế ở các nước phát triển và đang phát triển (Bodman và Hodge, 2010;
Letelier, 2005), nghĩa là có mối quan hệ cùng chiều ở các nước có thu nhập cao và mối
quan hệ ngược chiều ở các nước có thu nhập thấp.
(ii) Quy mô và mật độ dân số
Litvack và Oates (1971) cho rằng sự tắc nghẽn xã hội sẽ gia tăng khi quy mô dân số
tăng lên. Với điều kiện là chính quyền địa phương cung cấp phần lớn dịch vụ công cho
công dân, chi phí tắc nghẽn tăng lên sẽ làm tăng phần chi tiêu địa phương trong tổng
chi tiêu chính quyền (Bodman và Hodge, 2010). Mật độ dân số càng cao thì chi phí dịch
vụ công thấp hơn do có sự gia tăng việc hoàn lại mức độ các khoản dịch vụ công. Mật
độ dân số thấp gia tăng chi phí dịch vụ với điều kiện các yếu tố khác cố định.
Các nghiên cứu trước đều chỉ ra mối quan hệ cùng chiều giữa quy mô dân số với sự
phân cấp tài khóa và mối quan hệ ngược chiều giữa mật độ dân số và sự phân cấp tài
khóa (Bodman và Hodge, 2010; Cerniglia, 2003; Freinkman và Plekhanov, 2005). Vì
vậy, chúng tôi kỳ vọng một quy mô dân số lớn hơn và mật độ thấp hơn sẽ liên quan đến
mức độ phân cấp tài khóa cao hơn ở địa phương Trung Quốc.
(iii) Mở rộng thương mại và FDI
So với thu nhập và quy mô dân số thì cả yếu tố mở rộng thương mại lẫn FDI đều ít được
chú ý trong các lý thuyết. Một vài nghiên cứu (Kimakova, 2009; Rodrik, 1998) cho thấy
nền kinh tế định hướng theo thị trường bị ảnh hưởng bởi các cú sốc từ nền kinh tế bên
ngoài; do đó sự hợp tác kinh tế giữa các chính quyền trung ương trở nên cấp bách ở nền
kinh tế mở. Hội nhập trên thị trường thế giới cải thiện sự phân cấp tài khóa khi tất cả
các điều khác được giữ nguyên không đổi (Garrett và Rodden, 2003; Stegarescu, 2009).
Mối quan hệ giữa mở rộng ngoại thương với sự phân cấp tài khóa được kiểm tra rộng
rãi với dữ liệu xuyên quốc gia. Giả sử FDI đại diện cho sự mở cửa của một nền kinh tế.
Vậy điều gì sẽ là sự tác động của cả mở rộng kinh tế và ngoại thương đến phân cấp tài
khóa trong một quốc gia là gì? Một học thuyết xác nhận rằng cả mở rộng ngoại thương
và FDI có thể được dùng để cải thiện việc quản lý tốt hơn (xem Malesky, 2004; Wu và
Lin, 2012). Người nước ngoài, đặc biệt là người ở các nước phát triển mua hàng hóa và

đầu tư vào các nước đang phát triển, sẽ thúc đẩy các chính phủ tiếp nhận đầu tư cải thiện
8

dịch vụ công của họ hoặc làm “rò rỉ” những gợi ý của chính sách công dự định cho
thương mại và đầu tư. Khi quản lý tài khóa được sử dụng như là một công cụ hiệu quả
để cải thiện quản lý công ở nhiều nước công nghiệp, giả định của chúng tôi là cả mở
rộng ngoại thương và FDI có thể làm tăng phân cấp tài khóa ở các nước đang phát triển
như Trung Quốc thông qua mô phỏng và khuếch tán chính sách. Do đó, chúng tôi giả
thiết rằng cả mở rộng ngoại thương và FDI có tác động dương đến phân cấp tài khóa ở
Trung Quốc.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, MẪU VÀ DỮ LIỆU
Chúng tôi tiến hành phân tích thực nghiệm bằng cách sử dụng một bộ dữ liệu bảng với
30 tỉnh của Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2006 (Tibet được loại ra vì dữ liệu không
phù hợp). Dữ liệu được sử dụng trong phân tích này được lấy từ Bảng trích yếu thống
kê tài khóa cho tất cả các tỉnh, thành phố và quận huyện, Niên giám tài chính của Trung
Quốc và Trích yếu thống kê Trung Quốc từ năm 1949-2008.
3.1. Định nghĩa các biến
Dựa vào tổng quan tài liệu ở phần trước, chúng tôi thiết lập mô hình nghiên cứu thực
nghiệm bao gồm các biến phụ thuộc và các biến độc lập trong phân tích này.
(i) Biến phụ thuộc
Biến phụ thuộc- biến phân cấp tài khóa được đo lường bởi tỷ lệ chi tiêu công dưới tỉnh
trong tổng số chi tiêu công ở toàn bộ tỉnh và dưới tỉnh. Điều này nghĩa là các chi tiêu
của địa khu, huyện, xã trong một tỉnh được tổng hợp lại và sau đó con số này được chia
cho tổng số chi tiêu chính phủ trên toàn bộ tỉnh và dưới tỉnh. Đo lường phân cấp tài
khóa là một thách thức lớn, thu hút phần lớn các cuộc tranh luận học thuật (xem Yeung,
2009). Bởi vì việc phân cấp tài khóa là đa chiều, nên một biến duy nhất khó có thể nắm
bắt hết các động thái phân công quyền lực từ chính phủ. Nhận thức được sự không hoàn
hảo khi đo lường phân cấp tài khóa bằng tỷ lệ chi tiêu, tuy nhiên chúng tôi có một số lý
do mạnh mẽ để sử dụng phân cấp tài khóa dưới tỉnh là biến phụ thuộc. Đầu tiên, các
phép đo phân cấp tài khóa có xu hướng khó giải quyết hơn trong các nghiên cứu xuyên

quốc gia bởi vì bối cảnh lịch sử và pháp lý của tài chính công là rất khác nhau giữa các
nước khác nhau (Stegarescu, 2005). Việc so sánh trong phạm vi quốc gia dù sao cũng
có thể tránh được vấn đề này. Mặc dù mức độ phân cấp chi tiêu khác nhau giữa các tỉnh,
9

và các giai đoạn ở Trung Quốc nhưng việc phân cấp thường được điều chỉnh bởi cùng
một bộ khung pháp lý. Thứ hai, các lỗi đo lường phân cấp tài khóa khá rắc rối trong các
mô hình mà biến phân cấp được sử dụng như là một biến độc lập. Phân cấp tài khóa
được sử dụng như là một biến phụ thuộc gây ra ít lo ngại hơn (Stegarescu, 2005).
Chúng tôi hướng đến sự thay đổi về mặt chi tiêu và cho rằng phần chi tiêu ở cấp dưới
tỉnh có thể đại diện hiệu quả cho phân cấp tài khóa ở địa phương Trung Quốc. Bởi vì
chi tiêu công đại diện cho sự tham gia của chính phủ trong xã hội, dữ liệu chi tiêu này
cho thấy những giải thích về sự thay đổi trong chính quyền địa phương; Do đó các gợi
ý chính sách được rút ra từ điều này sẽ trở nên hấp dẫn. Ngoài ra, phía doanh thu của
phân cấp tài khóa cũng được kiểm tra, mặc dù kết quả thực nghiệm của nó không được
báo cáo trong nghiên cứu này. Các hàm ý chính sách phân cấp doanh thu thì không rõ
ràng vì chính quyền địa phương thực tế chưa được giao quyền vay mượn và xác lập cơ
sở tính thuế và thuế suất của họ ở Trung Quốc.
(ii) Biến độc lập
Sự lệ thuộc chuyển giao đề cập đến mức độ chi tiêu của tỉnh được tài trợ bởi sự chuyển
giao từ Trung ương. Tử số của biến là chuyển giao trung ương đến tỉnh, bao gồm cả các
cấp tỉnh, địa khu, huyện, xã, trong khi mẫu đề cập đến tổng chi tiêu của bốn cấp chính
quyền trong một tỉnh ở Trung Quốc. Đây là số tiền chuyển giao của Trung ương cho tất
cả các cấp trong phạm vi tỉnh chia cho tổng chi tiêu của các cấp trong tỉnh. Phát triển
kinh tế được đo lường bởi GDP thực tế bình quân đầu người ở cấp tỉnh, trong đó năm
1992 được sử dụng là năm cơ sở. GDP thực tế bình quân đầu người được tính bằng
GDP danh nghĩa bình quân đầu người chia cho chỉ số khử lạm phát GDP của tỉnh (tính
theo logarit tự nhiên). Mật độ dân số được đo bằng số lượng dân cư (Changzhu renkou)
trên mỗi km vuông diện tích đất ở một tỉnh nhất định (tính theo logarit tự nhiên). Mở
cửa thương mại được đo như thị lệ nhập khẩu cộng với xuất khẩu (nhân dân tệ) trên

tổng GDP của tỉnh. FDI biểu thị khối lượng đầu tư trực tiếp nước ngoài (nhân dân tệ)
như là một tỷ lệ trong GDP của tỉnh. Ngoài ra, cơ cấu ngành công nghiệp và kinh tế ở
một tỉnh có thể có ảnh hưởng tiềm năng đến các mô hình chi tiêu của địa phương. Trong
một số mô hình, chúng ta thêm việc làm ở các doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu kinh
tế như là biến điều khiển để cải thiện sự vững mạnh của các mô hình thực nghiệm. Việc
10

làm ở doanh nghiệp nhà nước đề cập đến số lượng nhân viên doanh nghiệp nhà nước
như là một tỷ lệ của tổng dân số. Cơ cấu kinh tế được đo lường như khối lượng của khu
vực thứ cấp trong GDP của địa phương. Bảng 1 cung cấp các nguồn dữ liệu và đo lường,
và Bảng 2 trình bày số liệu thống kê mô tả của tất cả các biến được sử dụng trong phân
tích thực nghiệm này.
Bảng 1. Đo lường và nguồn dữ liệu
Biến
Đo lường
Nguồn dữ liệu
Phân cấp tài khóa
Tỷ lệ chi tiêu dưới tỉnh trên tổng chi tiêu
tỉnh và dưới tỉnh
Bảng trích yếu thống kê tài khóa cho
tất cả các tỉnh, thành phố và quận
huyện
Sự phụ thuộc chuyển
giao
Tỷ lệ chuyển giao tài khóa Trung ương
trên tổng chi tiêu tỉnh và dưới tỉnh
Niên giám tài chính Trung Quốc
Phát triển kinh tế
GDP thực bình quân đầu người (theo
Logarit tự nhiên)

Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Mật độ dân số
Cư dân trên 1 Km vuông (theo Logarit
tự nhiên)
Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Tỷ lệ FDI trong GDP
Tỷ lệ FDI trong GDP
Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Tỷ lệ thương mại trong
GDP
Tỷ lệ của xuất nhập khẩu trong GDP
Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Tỷ lệ việc làm ở SOE
trong dân số
Tỷ lệ việc làm ở SOE trong tổng dân số
Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Tỷ lệ khu vực thứ cấp
trong GDP
Thu nhập của khu vực thứ cấp trong
GDP
Trích yếu thống kê Trung Quốc
1949-2008
Bảng 2. Thống kê mô tả.
Biến
Trung bình

Độ lệch chuẩn
Min
Max
Quan sát
Phân cấp tài khóa
0.71
0.10
0.44
0.89
360
Sự phụ thuộc chuyển giao
0.51
0.14
0.18
0.93
359
Phát triển kinh tế
8.18
0.49
7.32
9.65
360
Mật độ dân số
5.34
1.23
1.93
7.73
360
11


Tỷ lệ FDI trong GDP
0.04
0.04
0.00
0.24
360
Tỷ lệ thương mại trong GDP
0.27
0.34
0.03
1.75
360
Tỷ lệ việc làm ở SOE trong dân số
0.08
0.04
0.03
1.29
360
Tỷ lệ khu vực thứ cấp trong GDP
0.45
0.07
0.20
0.62
360

3.2. Phương pháp ước lượng
Mô hình dữ liệu bảng thường được ước tính hoặc với hiệu ứng cố định hoặc mô hình
tác động ngẫu nhiên. Mô hình tác động ngẫu nhiên giả định rằng những tác động ngẫu
nhiên là không tương quan với các sai số ngẫu nhiên. Nếu giả định này là sai, ước lượng
của tác động ngẫu nhiên sẽ không phù hợp (Greene, 2002). Bởi vì hiệu ứng ngẫu nhiên

là một ước lượng hiệu quả hơn so với hiệu ứng cố định, chúng ta nên chạy hiệu ứng
ngẫu nhiên nếu nó có hợp lý về mặt thống kê. Tuy nhiên, kiểm định thống kê Hausman
của chúng tôi có được cho ý nghĩa thống kê lớn, cho thấy một mô hình hiệu ứng cố định
phải được thông qua. Để nghiên cứu các yếu tố quyết định phân cấp tài khóa ở Trung
Quốc, trước hết, chúng tôi ước tính mô hình hiệu ứng cố định tuyến tính sau đây:
0it it i t it
YX
    
    
(1)

trong đó Y là biến phụ thuộc, phân cấp tài khóa bằng tỷ trọng của chi tiêu dưới tỉnh
trong tổng chi tiêu địa phương cho tỉnh i trong năm t. Như đã thảo luận ở trên, X là một
ma trận của các biến độc lập chính của chúng ta, bao gồm cả sự lệ thuộc chuyển giao,
phát triển kinh tế, mật độ dân số, sự cởi mở thương mại và FDI. Trong mô hình,
i

đại
diện cho các hiệu ứng cố định các tỉnh và
t

đại diện cho hiệu ứng cố định năm, trong
khi
it

là sai số ngẫu nhiên. Ngoài ra, để kiểm soát cho sự khác biệt trong cơ cấu kinh tế
và công nghiệp ở mỗi tỉnh, chúng tôi cũng ước tính các mô hình thay thế bao gồm hai
biến kiểm soát - việc làm tại doanh nghiệp nhà nước và cơ cấu kinh tế.
Một thách thức lớn cần phải được giải quyết trong ước lượng mô hình thực nghiệm là
tính nội sinh tiềm năng của biến phát triển kinh tế - GDP thực tế bình quân đầu người.

Bởi vì là biến phụ thuộc, phân cấp tài khóa, có thể có ảnh hưởng đến phát triển kinh tế
của tỉnh, các quan hệ nhân quả có thể xảy ra trong mô hình. Nếu chúng ta bỏ qua các
12

vấn đề trên trong ước lượng, các ước tính hệ số có thể bị thiên lệch và không phù hợp
(Wooldrige, 2006). Để đối phó với những thách thức thực nghiệm, chúng tôi cũng chạy
ước lượng bình phương tối thiểu hai giai đoạn (2SLS), sử dụng độ trễ một năm và hai
năm của GDP thực tế bình quân đầu người như các biến công cụ. Một biến công cụ phải
có hai thuộc tính sau: (1) nó phải không tương quan với sai số trong mô hình; (2) nó
phải được tương quan một phần với các biến độc lập nội sinh. Để sử dụng độ trễ của
GDP là biến công cụ, chúng tôi phải đảm bảo rằng thứ tự thời gian của các hiệu ứng lên
biến phụ thuộc là chính xác và nó có tương quan với GDP thời điểm hiện tại. Chúng tôi
cũng sử dụng thủ tục ước tính Newey-West để đối phó với các vấn đề tương quan và
phương sai thay đổi. Quá trình này ước tính bình phương tối thiểu thông thường (OLS)
với phương sai thay đổi, sự nhất quán tương quan (HAC) và sai số chuẩn (Newey &
West, 1987).
Ngoài ra, vì biến phụ thuộc của chúng tôi, được đo lường bằng tỷ trọng của chi tiêu
dưới tỉnh trong tổng chi tiêu cấp tỉnh nên sẽ có giới hạn giữa giá trị 0 và 1, vì vậy mô
hình tuyến tính tiêu chuẩn có thể không cung cấp một bức tranh chính xác về tác động
của một số biến độc lập đối với phân cấp tài khóa trong toàn bộ phân phối của chúng.
Hơn nữa, mô hình như vậy không đảm bảo rằng giá trị dự kiến sẽ rơi vào giữa khoảng
không và một. Trong những năm gần đây, đã có một nghiên cứu thực nghiệm mới nổi
cố gắng để giải thích phản ứng phân đoạn (Papke & Wooldrige, 1996, 2008). Theo cách
tiếp cận đề xuất gần đây cho dữ liệu bảng trong Papke và Wooldrige (2008), chúng tôi
sử dụng phương pháp ước tính gộp khả năng xảy ra cao nhất MLE (QMLE) để ước tính
một mô hình probit phân đoạn theo dạng sau đây:
1, 2,
( , ) (
it i i iT t it i
E Y x x x x x

   
  
(2)

Trong đó

là là hàm phân phối tích lũy (CDF) của một phân phối bình thường, và sự
hiện diện của
t

cho thấy chúng tôi cho phép các hệ số chặn khác nhau trong mỗi năm.
Chúng tôi cung cấp các ước tính về tác động từng phần trung bình trên dân số, hoặc
"hiệu ứng từng phần trung bình" (APEs), được tính dựa trên hệ số tỷ lệ. APEs được so
sánh với các ước tính trong mô hình tuyến tính. Chúng tôi sử dụng phương pháp
bootstrapping để có được các sai số chuẩn bootstrap cho APEs. Cách tiếp cận này cho
13

phép các hiệu ứng không quan sát được bất biến theo thời gian mà chúng có thể tương
quan với biến giải thích. Mô hình này được ước tính với giả định rằng các biến giải
thích là ngoại sinh. Sau đó chúng tôi nới lỏng các giả định giới hạn ngoại sinh và điều
chỉnh biến phát triển kinh tế thành biến nội sinh.
4. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM
Bảng 3 trình bày các kết quả ước lượng của bốn mô hình tuyến tính và hai mô hình
probit phân đoạn. Bốn mô hình tuyến tính bao gồm các mô hình cơ sở với tất cả các
biến độc lập cơ bản, mô hình này đưa vào hai biến kiểm soát bổ sung và hai mô hình
2SLS với biến phát triển kinh tế được coi là biến nội sinh. Chúng tôi cũng ước tính hai
mô hình probit phân đoạn có và không có biến phát triển kinh tế được coi là nội sinh.
Các mô hình cơ sở (mô hình 1) có một R
2
bằng 0,52, chỉ ra rằng 52% của sự thay đổi

trong biến phụ thuộc được giải thích trong mô hình thực nghiệm. Số liệu thống kê kiểm
tra phương sai thay đổi và tự tương quan cho thấy sự hiện diện của chúng trong mô
hình, vì vậy chúng tôi sử dụng phương pháp ước lượng Newey-West để tính sai số
chuẩn HAC. Các hệ số của lệ thuộc chuyển giao có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5%;
một phần trăm gia tăng trong tỷ lệ chuyển giao trung ương đến chi tiêu tỉnh thành làm
giảm 0,164 % tỷ phần chi tiêu của các cấp dưới tỉnh trong tổng chi tiêu. Nói cách khác,
trung bình một tỉnh với 50,69% trong lệ thuộc chuyển giao sẽ giảm 8,31% trong phân
cấp chi tiêu, một mức giảm đáng kể 11,82% từ mức tỷ lệ trung bình 70,63%. Sự phát
triển kinh tế, hoặc GDP thực bình quân đầu người, có hệ số là 6,421, nhưng không có ý
nghĩa thống kê ở mức 10%. Mật độ dân số có mức ý nghĩa thống kê ở mức 10%, và sự
gia tăng 1% trong mật độ dân số sẽ làm giảm 0,320% biến phụ thuộc. 1 % gia tăng trong
tỷ lệ FDI trên GDP dẫn đến giảm 0,279 % biến phụ thuộc, và hệ số có mức ý nghĩa
thống kê ở mức 5%. Tỷ lệ của thương mại trên GDP có hệ số dương, nhưng nó không
có ý nghĩa thống kê.
Trong mô hình 2, chúng tôi bổ sung thêm hai biến kiểm soát - tỷ lệ số người làm việc
trong doanh nghiệp nhà nước (DNNN) trong tổng dân số và tỷ lệ sản lượng công nghiệp
thứ cấp trong tổng GDP. Việc đưa hai biến số bổ sung không làm thay đổi đáng kể kết
quả thực nghiệm của chúng tôi.
14

Trong các mô hình 3 và 4, biến phát triển kinh tế được xem như là biến nội sinh, và kết
quả cũng tương tự như trong các mô hình 1 và 2, không có sự thay đổi đáng kể nào
trong dấu của các hệ số cũng như mức ý nghĩa. So sánh các kết quả trong mô hình 2 và
4, hệ số của phụ thuộc chuyển giao thay đổi từ -0,156 đến -0,169. Các hệ số mật độ dân
số và tỷ lệ của FDI trên GDP lần lượt giảm tương ứng từ -0,316 xuống -0,203 và từ -
0,270 xuống -0,203. Các hệ số của các biến khác không có ý nghĩa thống kê ở mức
10%.
Các mô hình tuyến tính trình bày bên trên không đảm bảo rằng các giá trị kỳ vọng của
biến phụ thuộc nằm trên khoảng đơn vị. Chúng tôi đã sử dụng ước lượng gộp khả năng
xảy ra cao nhất (pool QMLE) để ước tính hai mô hình Probit phân đoạn; một mô hình

(mô hình 5) giả định rằng tất cả các biến giải thích là ngoại sinh chặt chẽ, và mô hình
khác (mô hình 6) cho rằng biến phát triển kinh tế là nội sinh. Trong cả hai mô hình,
chúng tôi sử dụng 1.000 lần lặp bootstrap để có được sai số chuẩn bootstrap, để xác
định tổng quát phương sai thay đổi và tự tương quan. Biến sự lệ thuộc chuyển giao đều
có ý nghĩa thống kê cao trong cả hai mô hình. Ước tính APE trong mô hình 5 là -0,158;
trong mô hình 6 là -0,159 trong mô hình 6, giống với mức độ ước lượng của mô hình
hiệu ứng cố định và mô hình 2SLS. Vì vậy, ba phương pháp ước lượng đều cho thấy
các kết quả phù hợp với nhau: sự phụ thuộc chuyển giao có tương quan ngược chiều và
có ý nghĩa thống kê trong tác động đến sự phân cấp tài khóa.









15

5. THẢO LUẬN
Nghiên cứu thực nghiệm của chúng tôi về sự thay đổi trong phân cấp chi tiêu dưới tỉnh
tạo ra các kết quả sau. Trước tiên, có một mối quan hệ ngược chiều giữa sự phụ thuộc
chuyển giao và phân cấp chi tiêu. Thứ hai, cả mật độ dân số và tỷ lệ FDI trong GDP có
tác động ngược chiều đáng kể lên sự phân cấp tài khóa, mặc dù chúng mất đi ý nghĩa
thống kê trong các mô hình probit phân đoạn. Thứ ba, các hệ số ước lượng về phát triển
kinh tế và độ mở thương mại không có ý nghĩa thống kê.
Mối quan hệ ngược chiều giữa sự phụ thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu cho thấy
rằng từ chính quyền trung gian - chính quyền cấp tỉnh - có thể "giữ lại" tài trợ từ trung
ương cho lợi ích riêng. Bởi vì dùng để bù đắp những chi phí của địa phương trong việc

cung cấp các dịch vụ công và giảm sự biến động trong ngân sách của địa phương, sự
phụ thuộc chuyển giao càng cao tương quan với sự phân cấp chi tiêu càng lớn ở Trung
Quốc khi những điều khác không đổi. Tuy nhiên trong thực tế thì ngược lại. Chúng tôi
cho rằng nghịch lý này cho thấy sự tồn tại của một bàn tay “giữ lại” của chính quyền
trung gian ở Trung Quốc. Chúng tôi nghi ngờ rằng, ở một số vùng, trợ cấp trung ương
có thể đã bị rò rỉ và chưa được sử dụng cho các mục đích như đã dự tính. Trung Quốc
không phải là nước duy nhất trong trường hợp này. Như đã đề cập trước đây, Freinkman
và Plekhanov (2009) tìm thấy một vấn đề tương tự với các chính quyền trung gian do
các cơ chế sự bóp méo tài khóa ở Nga, dựa trên dữ liệu giữa cuối những năm 1990 và
đầu những năm 2000.
Chúng ta cần phải chú ý đến vai trò của chính quyền trung gian trong việc thiết kế một
hệ thống chuyển giao liên chính phủ hoạt động tốt. Nhiều nghiên cứu trong lĩnh vực
này trước đây điều tra các vấn đề của chính quyền chuyển giao hoặc chính quyền nhận
chuyển giao trong các chuyển giao liên chính phủ. Tuy nhiên, vai trò của chính phủ
trung gian trong tài trợ liên chính phủ (chảy qua chính quyền đó nhưng không phải cho
chính quyền này) nhận được sự chú ý rất ít trong các tài liệu.
Trong mối liên kết theo cấp bậc của hệ thống quản lý (World Bank, 2007), sự trợ cấp
trung ương ở Trung Quốc đi qua chính quyền địa phương trước khi nó đến được chính
quyền cấp dưới. Vì vậy, có một rủi ro rằng các chính phủ trung gian có thể giữ lại các
chuyển giao liên chính phủ cho lợi ích riêng của các chính quyền này. Nghiên cứu của
16

chúng tôi cho thấy rằng, tương tự như một số nước đang phát triển khác, ở các vùng
phụ thuộc chuyển giao, chính quyền địa phương ở Trung Quốc có xu hướng không phân
cấp nguồn tài chính cho chính quyền cơ sở mặc dù nhu cầu cuối cùng nguồn tài chính
chủ yếu là dành cho các dịch vụ công cộng.
Sự bóc lột của chính quyền địa phương ở Trung Quốc cũng đã được báo cáo bởi các
nghiên cứu khác. Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm về cân đối tài khóa ở Trung Quốc
của Martinez-Vazquez, Qiao, và Zhang (2008) lưu ý rằng chính phủ trung gian (chính
quyền tỉnh) đóng một vai trò trong việc thu hẹp khoảng cách khu vực về khía cạnh năng

lực tài chính tại Trung Quốc. Zhang (2009) cho thấy rằng chính quyền địa phương ở
Trung Quốc giữ lại một số khoản trợ cấp trung ương một cách không hợp lý và bóc lột
chính quyền cơ sở. Cán cân chính thức (Official accounts) cũng cho thấy vai trò bóc lột
của chính quyền tỉnh trong hệ thống liên chính phủ Trung Quốc. Văn phòng Kiểm toán
Quốc gia (2004) báo cáo rằng chỉ có 22,5% số tiền chuyển giao từ trung ương thực sự
đi vào ngân sách của tỉnh trong năm 2003 mặc dù tất cả các chuyển giao từ chính quyền
cao hơn phải được đưa vào ngân sách. Li Jinhua, cựu Tổng Kiểm toán chính phủ trung
ương của Trung Quốc trước đây đã từng đề nghị một cách ẩn dụ đầy hấp dẫn cho hệ
thống chuyển giao liên chính phủ Trung Quốc, có lẽ là một lời giải thích cho điều này:
“Các hệ thống chuyển giao liên chính phủ ở Trung Quốc giống như một kênh rất dài
chạy từ trung ương đến chính quyền địa phương. Tuy nhiên Các kênh này bị rò rỉ” (Wu,
2010, p. 159)
Chúng tôi cố gắng phán đoán những lý do đằng sau vai trò điều hành của chính quyền
cấp tỉnh. Tương tự như Nga và những nước đang phát triển khác, trường hợp của Trung
Quốc cho thấy sự phức tạp của trò chơi tài khóa. Sử dụng các dữ liệu của Nga,
Gimpelson và Treisman (2002) dẫn chứng trò chơi tài khóa được sử dụng bởi chính
quyền trung ương và địa phương trong đó việc làm công và sự bảo trợ về chính trị là
chìa khóa để hiểu về hệ thống chuyển giao liên chính phủ bị bóp méo ở Nga. Mặt khác,
chính quyền địa phương gia tăng việc làm công vượt quá khả năng ngân sách của mình
cho mục đích đòi hỏi chuyển giao từ trung ương nhiều hơn. Ngoài ra, chính quyền trung
ương thì sẵn lòng cứu trợ cho một số chính quyền trên bờ vực cuộc đình công trong khu
17

vực công có liên quan đến việc chậm trễ thanh toán tiền lương khi các chính trị gia ở
Moscow biết đầy đủ về chi phí của cuộc đình công.
Trong trường hợp của Trung Quốc, phần lớn ngân sách đã được dùng để chi trả việc
làm trong khu vực công (Gong & Wu, 2012). Sự tập trung hóa chi tiêu trong khu vực
lệ thuộc chuyển giao trong bài nghiên cứu của chúng tôi có thể được giải thích bởi sự
gia tăng quan liêu ở cấp tỉnh. Tương tự như các nước đang phát triển khác, khu vực lệ
thuộc chuyển giao có thể dựa vào chuyển giao trung ương để mở rộng số lượng công

chức của họ trong khi chính quyền trung ương mua chuộc các khu vực này vì sự ổn định
chính trị thông qua việc chuyển giao đáng kể từ trung ương. Tương tự như những gì xảy
ra ở Nga, tình hình quản lý công địa phương ở Trung Quốc có điều đáng ngờ vực .
6. KẾT LUẬN
Bài viết xem xét các yếu tố quyết định phân cấp tài khóa và đưa ra một bức ảnh có tính
động trong việc chuyển giao của trung ương ở Trung Quốc. Nghiên cứu bổ sung những
phát hiện của Freinkman và (2009) và Plekhanov về phân cấp tài khóa mà những khu
vực dựa nhiều vào chuyển giao của trung ương có xu hướng có hệ thống tài chính tập
trung hơn. Thay vì chỉ có báo cáo những kết quả, chúng tôi đưa ra một lời giải thích dự
kiến cho mối quan hệ âm giữa sự lệ thuộc chuyển giao và phân cấp chi tiêu ở Trung
Quốc. Đó là, một số chính phủ trung gian có thể sử dụng chuyển giao trung ương để mở
rộng việc làm công phục vụ lợi ích riêng của họ. Bài nghiên cứu này cũng góp phần vào
sự hiểu biết của chúng ta về phân cấp tài khóa địa phương trong nền kinh tế đang phát
triển. Dựa trên dữ liệu ở mức độ cấp tỉnh, địa khu và huyện ở Trung Quốc đã tạo ra một
kết quả thực nghiệm giúp xác định yếu tố quyết định phân cấp chi tiêu của Trung Quốc,
cũng như cho các nước đang phát triển khác.
Nghiên cứu cho thấy rằng một cơ cấu tài khóa phù hợp với các chính quyền địa phương
là cần thiết. Quan trọng hơn, một sự giám sát chính quyền trung gian hiệu quả là bắt
buộc, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Trung Quốc. Trong các nền dân chủ
phương Tây, việc tăng cường lãnh đạo và sự liên kết giữa các quản lý ở trung ương và
địa phương có thể ngăn ngừa 1 cách hiệu quả việc chính quyền khu vực bị bóc lột bởi
chính quyền cấp cao hơn mặc dù một số trường hợp ngoại lệ (Enikolopov &
Zhuravskaya, 2007; Riker, 1964). Ngoài ra, các tổ chức giám sát thích hợp ở nhiều nước
18

(có nhiệm vụ độc lập) điều tiết hệ thống liên chính phủ phải chứng tỏ chúng là công cụ
trong việc bảo đảm cho chính quyền địa phương chịu trách nhiệm trước người đứng đầu
(Sato, 2007; Shah, 2007). Ngược lại với thực tế ở các nước phương Tây, chính phủ
Trung quốc thực sự cố gắng sử dụng hệ thống đơn nhất của mình để làm cho các thống
đốc địa phương tuân theo những chỉ thị của trung ương (Huang, 1996). Hệ thống quản

lý công chức không phải lúc nào cũng hiệu quả khi mà chính quyền địa phương trong
thực tế thường tìm cách để phá vỡ sự kiểm soát từ trung ương. Dựa trên nghiên cứu này,
chúng tôi đề xuất một số biện pháp sơ bộ để hạn chế vai trò áp đặt của các chính quyền
trung gian và cải thiện hệ thống tài khóa liên chính phủ ở Trung Quốc.
Đầu tiên, tính minh bạch trong hệ thống liên chính phủ phải được tăng cường. Đây là
điều quan trọng cho việc thành lập một hệ thống chuyển giao có hiệu quả ở quốc gia.
Chính quyền trung ương nên tiết lộ các thông tin về việc chuyển giao tài chính cho công
chúng. Giám sát cũng có thể được củng cố bằng cách tận dụng các hội đồng cứng rắn
để kiểm tra thật kỹ chính quyền trung gian. Trong một nghiên cứu trách nhiệm công ở
tỉnh Zhejiang Trung Quốc, Hsu (2009) thấy rằng hội đồng địa phương có thể phát huy
việc kiểm tra một cách hiệu quả về hành vi ngân sách của chính phủ trong các lĩnh vực
này. Chúng tôi cho rằng thông qua việc trao quyền cho hội đồng địa phương thì cả tính
minh bạch và kỷ luật trong tài chính có thể được cải thiện trong một chừng mực nào đó.
Thứ hai, năng lực tài chính của chính quyền địa phương phải được nâng cao. Ngân hàng
Thế giới (2007) lập luận rằng " trong điều kiện căng thẳng tài chính, sự cám dỗ ở các
cấp cao hơn để “giữ lại” ngân khố quốc gia chắc chắn là rất lớn "(tr. 42). Trong những
năm gần đây, sự phát triển thần kỳ của nền kinh tế Trung Quốc cũng khiến kho bạc
tăng lên. Sự gia tăng năng lực tài chính của chính quyền trung ương không chỉ ra được
hiệu ứng thẩm thấu mạnh mẽ ở các chính quyền cấp dưới ở Trung Quốc, đặc biệt là
chính quyền huyện đang tích cực đấu tranh để duy trì đủ ngân sách (Guo, 2008). Vì vậy
nâng cao năng lực tài chính ở cấp địa phương là bắt buộc ở Trung Quốc.
Thứ ba, vai trò của chính phủ nên thay đổi từ người cung cấp thành người trao quyền.
Thời kỳ dựa vào những nỗ lực của chính quyền trung ương để nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế đã biến mất dần. Chính quyền địa phương phải đóng một vai trò chủ chốt trong
việc thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn thế giới (Ebel & Yilmaz, 2003). Học thuyết
19

quản trị công trong những năm gần đây nhấn mạnh hơn về vai trò của chính phủ quốc
gia trong việc trao quyền. Tuy nhiên, chính quyền Trung ương ở Trung Quốc đã hành
động như là một người đưa ra quyết sách lẫn nguồn lực tài chính trong nhiều thập kỷ

dẫn đến sự lãng phí và thất thoát tiền công quỹ và dẫn đến các trường hợp tham nhũng
trong thực tế. Chuyển giao lấp đầy khoảng trống - với mục đích là nhằm cải thiện năng
lực của địa phương trong việc cung cấp dịch vụ công nhưng trớ trêu thay kết quả thông
thường là dẫn đến sự gia tăng tập trung chi tiêu trong phạm vi tỉnh, chứ không phải là
cung cấp dịch vụ công tốt hơn ở một số địa phương. Do đó đây là thời điểm để thay đổi
vai trò của chính quyền trung ương từ một người cung cấp về tài chính trở thành một
người trao quyền của một hệ thống liên chính phủ có chức năng hoạt động tốt hơn.
GHI CHÚ
1. Mogues và Benin (2012) trong một nghiên cứu về tài chính công địa phương ở Ghana
thấy rằng khoản trợ cấp trung ương có xu hướng khuyến khích kiến tạo doanh thu của
địa phương.
2. Ngoài ra, các nghiên cứu về hiệu ứng giấy bẫy ruồi chỉ ra rằng sự gia tăng trong trợ
cấp trọn gói liên chính phủ kích thích nhiều hơn nữa chi tiêu của chính phủ cấp thấp
hơn so với mức tăng tương đương trong thu nhập khả dụng cá nhân (Bailey & Connolly,
1998).
3. Phần lớn các nghiên cứu từ trước cho đến nay đã sử dụng chi tiêu địa phương hoặc
doanh thu như một phần của chi phí hoặc thu nhập quốc gia để đo lường phân cấp tài
khóa. Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng các tỷ lệ ngân sách là các chỉ số không
hoàn hảo để đo lường quyền tự chủ tài chính thực sự của chính quyền địa phương (Ebel
& Yilmaz, 2003; Uchimura & Ju fitting, 2009). Do đó, các biện pháp phi tài chính xuất
hiện trong một số nghiên cứu gần đây (Ebel và Yilmaz, 2003).
4. Theo Greene (2000), sai số đo lường của biến phụ thuộc có thể được hấp thụ trong
sai số hồi quy và do đó được bỏ qua, miễn là các biến độc lập được đo lường đúng trong
mô hình (Stegarescu, 2005).
20

5. Chính quyền trung ương ở Trung Quốc chuyển giao cho chính quyền cấp tỉnh, sau
đó chúng sẽ phân bổ cho các cấp thấp hơn. Chính quyền Trung ương không trực tiếp
giải quyết các vấn đề tài chính với các chính quyền cấp dưới tỉnh.
6. Như đã nêu bên dưới chúng tôi áp dụng mô hình hiệu ứng cố định cho việc phân tích

thực nghiệm. Do đó chúng tôi không thể bao gồm cả quy mô dân số và mật độ dân số
trong tính toán, như là mẫu số để tính mật độ dân số, tức là diện tích đất của tỉnh, với
thời gian không thay đổi.
7. Một số nghiên cứu ghi nhận rằng phân cấp tài chính có tác động đến phát triển kinh
tế. Ví dụ, Lin và Liu (2000) báo cáo rằng phân cấp tài chính góp phần tích cực vào phát
triển kinh tế ở Trung Quốc.
8. Kết quả của kiểm định Log Likehood, hệ số cho phương sai thay đổi (LR chi2 (29)
= 184,49, Prob> chi2 = 0.00) và kiểm tra Wooldrige cho tự tương quan (F (1,29) =
66,929, Prob> F = 0.00) chỉ ra sự hiện diện của phương sai thay đổi và tự tương quan
bậc nhất.
9. Mô hình này được ước tính với các thủ tục xtivreg2 trong STATA (Schaffer, 2005).
Các so sánh kiểm định công cụ yếu Kleibergen-Paaprk cho các giá trị tới hạn được thiết
lập bởi Stock và Yogo (2005). Trong khi so sánh này không phải là kỹ thuật chính xác
do có lỗi không iid, Baum, Schaffer, và Stillman (2007) lập luận rằng đây là một xấp xỉ
hợp lý.
Trong mô hình, các số liệu thống kê rk Kleibergen-Paap là cao hơn nhiều bất kỳ giá trị
tới hạn nào được thiết lập bởi Stock và Yogo (2005). Ngoài ra, các số liệu thống kê
Sargan trong các thử nghiệm xác định trên chỉ ra rằng tất cả các công cụ là những công
cụ có hiệu lực, tức là, không tương quan với sai số, và rằng các công cụ loại trừ được
loại trừ một cách chính xác từ mô hình (Hayashi, 2000).
10. Khi chúng tôi bỏ bốn thành phố trực thuộc Trung ương trực tiếp điều khiển (Bắc
Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân, và Trùng Khánh) từ những phân tích, những kết quả
chính vẫn không thay đổi.
21

11. Các tỉnh quản lý quận (shengguanxian) cải cách thực hiện trong những năm gần đây
đã có ý định để giảm thiểu các vấn đề truyền dẫn các khoản trợ cấp trung ương và cấp
tỉnh ở cấp huyện, điều này là vượt quá phạm vi của nghiên cứu này.
12. Martinez-Vazquez và Qiao (2011) cũng ủng hộ cơ chế chịu trách theo chiều ngang
được đưa ra trong đó người dân có thể có tiếng nói trong tài chính công ở Trung Quốc.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

×