Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 120 trang )

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC






ĐINH THỊ THU HẰNG








RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM
TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 601410








HÀ NỘI – 2012

2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC





ĐINH THỊ THU HẰNG






RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG SỬ DỤNG
BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH ĐỂ TĂNG CƯỜNG TÍNH BIỂU CẢM
TRONG BÀI LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
BỘ MÔN NGỮ VĂN
Mã số: 601410




Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Quang Ninh




HÀ NỘI – 2012

5

MỤC LỤC


Trang
Lời cảm ơn
i
Danh mục bảng, biểu đồ
ii
Danh mục sơ đồ
iii
MỞ ĐẦU
1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

19
1.1. Cơ sở lý luận
19
1.1.1. Biện pháp tu từ so sánh
19
1.1.2. Nghị luận
27
1.1.3. Nghị luận văn học
34
1.1.4. Vai trò của biện pháp tu từ so sánh trong bài văn nghị luận
văn học

40
1.2. Cơ sở thực tiễn
44
1.2.1. Chương trình và sách giáo khoa
44
1.2.2. Thực tiễn về việc dạy nghị luận văn học của giáo viên
47
1.2.3. Việc học nghị luận văn học của học sinh trung học phổ thông
trong nhà trường phổ thông hiện nay

49
Chƣơng 2: MỘT SỐ DẠNG BÀI TẬP RÈN LUYỆN CHO HỌC
SINH SỬ DỤNG BIỆN PHÁP TU TỪ SO SÁNH TRONG BÀI
LÀM VĂN NGHỊ LUẬN VĂN HỌC


55
2.1. Yêu cầu chung của việc rèn luyện

55
2.1.1. Phải đảm bảo cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh
phù hợp với tư tưởng tình cảm

55
2.1.2. Phải đảm bảo cho học sinh biết sử dụng biện pháp tu từ so sánh
đúng lúc, đúng chỗ trong bài văn nghị luận văn học

57
2.1.3. Phải đảm bảo tôn trọng cái riêng của học sinh trong so sánh.

58
6

2.1.4. Phải đảm bảo rèn luyện theo trình tự đi từ “kỹ thuật” đến “nghệ
thuật”, từ đơn giản đến phức tạp, từ dễ đến khó

60
2.1.5. Phải rèn luyện đảm bảo tính “vừa sức” vừa đảm bảo tính
“tạo sức” cho học sinh

61
2.2. Bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm
văn nghị luận văn học

62
2.2.1. Nhóm bài tập nhận biết và phân tích giá trị của biện pháp
tu từ so sánh

63

2.2.2. Nhóm bài tập tạo lập biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn
nghị luận văn học

63
2.2.3. Nhóm bài tập chữa lỗi sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong
bài làm văn nghị luận văn học

63
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
97
3.1. Mục đích thực nghiệm
97
3.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm
99
3.3. Thời gian thực nghiệm
100
3.4. Nội dung thực nghiệm
101
3.5. Tiến trình thực nghiệm
103
3.6. Kết quả thực nghiệm
106
3.7. Kết luận chung về thực nghiệm
107
KẾT LUẬN
109
TÀI LIỆU THAM KHẢO
113








3


DANH MỤC CÁC BẢNG


Trang
Bảng 1.1. Cấu tạo đầy đủ của một biện pháp tu từ so sánh
21
Bảng 1.2. Các dạng đề nghị luận văn học
39
Bảng 3.1. Kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ thông Quế
Võ số 1

105
Bảng 3.2. Kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ thông Quế
Võ số 3

106
Bảng 3.3. Kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ thông Hàn
Thuyên

106
Bảng 3.4. Kết quả thực nghiệm tại trường trung học phổ thông Lý
Thường Kiệt


107
























4

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ



Trang
Sơ đồ 2.1. Phân loại bài tập rèn luyện sử dụng biện pháp tu từ so sánh
65
Sơ đồ 2.2. Mô hình hệ thống bài tập nhóm 1
66
Sơ đồ 2.3. Mô hình hệ thống bài tập nhóm 2
78
Sơ đồ 2.4. Mô hình hệ thống bài tập nhóm 3
92



































7

MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
1.1. Một trong những vấn đề cơ bản trong định hướng đổi mới của nền giáo
dục nước ta hiện này là đổi mới phương pháp dạy học sao cho vừa trang bị
cho học sinh một hệ thống kiến thức vững chắc, hiện đại lại vừa trang bị được
cả những kỹ năng cần thiết để các em vận dụng sáng tạo vào thực tiễn một
cách thuần thục nhất. Trong nhà trường phổ thông, mỗi môn học đều có một
vị trí riêng biệt nhằm cung cấp tri thức và rèn luyện những kỹ năng nhất định
cho học sinh. Môn Ngữ văn nói chung, phần Làm văn cũng không nằm ngoài
mục tiêu đó.
1.2. Làm văn đóng góp rất lớn trong việc giáo dục, giáo dưỡng, phát triển
hoàn thiện năng lực, nhân cách cũng như trau dồi thêm về năng lực tư duy
ngôn ngữ cho học sinh. Làm văn giúp các em, một mặt bộc lộ được năng

khiếu, khả năng tưởng tượng, khả năng vận dụng kiến thức văn học và những
hiểu biết về đời sống xã hội vào tạo lập văn bản, mặt khác còn tạo cho học
sinh cơ hội giúp các em chủ động hơn trong việc chiếm lĩnh tri thức và say
mê hơn với học văn và làm văn.
1.3. Trong nhà trường phổ thông, văn nghị luận giúp học sinh vận dụng tổng
hợp các tri thức văn học, tri thức đời sống, rèn luyện kỹ năng diễn đạt bằng
ngôn ngữ và đặc biệt giúp đắc lực vào việc phát triển tư duy khoa học, tư duy
lí luận ở họ. Văn nghị luận luôn đòi hỏi người viết những yêu cầu cao là phải
đảm bảo vừa chinh phục bạn đọc bằng lí trí, lại vừa phải chiếm lĩnh được trái
tim họ bằng tình cảm.
Bài văn nghị luận văn học nhờ việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh sẽ
càng tăng thêm tính thuyết phục, tính biểu cảm, và chiếm được tình cảm của
bạn đọc nhiều hơn. Có thể nói, rèn luyện học sinh trung học phổ thông sử
dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học chính là rèn
8

luyện cách thuyết phục cả lí trí lẫn tình cảm của bạn đọc bằng những câu văn,
lời văn mạch lạc, giàu hình ảnh, giàu tính biểu cảm.
Tuy nhiên, trên thực tế, các em học sinh cũng như giáo viên đều không
mấy chăm chút tới vấn đề này khi dạy và học bài làm văn nghị luận văn học.
Các thầy cô chủ yếu rèn luyện cho học sinh kỹ năng lập luận so sánh sao cho
thật vững chắc, nặng về mặt nhận thức, mà quên mất rằng những biện pháp tu
từ so sánh, giàu hình ảnh được kết hợp sử dụng khéo léo trong bài văn sẽ tạo
nên giá trị biểu cảm rất lớn, làm cho bài văn sinh động hơn, hấp dẫn hơn,
thuyết phục hơn.
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn chọn nghiên cứu đề tài “Rèn luyện
cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng
cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận văn học” với mong muốn
góp phần khắc phục những thiếu sót nói trên.
Nghiên cứu đề tài luận văn này, chúng tôi bàn đến vấn đề làm thế nào

để học sinh nắm vững nội dung lí thuyết về “sử dụng biện pháp tu từ so
sánh”, có thể tiến hành vận dụng biện pháp tu từ so sánh một cách độc lập,
hơn nữa có thể kết hợp được với các thao tác lập luận khác trong bài văn nói
chung và bài làm văn nghị luận văn học nói riêng, làm chủ được các kỹ năng,
viết được những bài văn nghị luận văn học chặt chẽ, hoàn chỉnh, giàu sức
thuyết phục, tăng cường tính biểu cảm.
1.4. Với mong muốn thông qua quá trình luyện tập, những bài văn của học
sinh sẽ ngày càng ít đi những lỗi không đáng có về sử dụng biện pháp tu từ so
sánh, chúng tôi mạnh dạn đề xuất những bài luyện tập ứng dụng “sử dụng
biện pháp tu từ so sánh” cụ thể phù hợp với đặc thù phần Làm văn trong bộ
môn Ngữ văn (vừa có tính chất tổng hợp, vừa có tính chất thực hành). Hy
vọng rằng với hướng đi mới, dù chỉ ở mức độ thực nghiệm, cũng có thể góp
phần ít nhiều vào việc nâng cao chất lượng dạy và học làm văn ở nhà trường
trung học phổ thông hiện nay.

9

2. Lịch sử vấn đề
Trong phần này chúng tôi sẽ khái quát một số công trình nghiên cứu, những
bài viết, những luận văn thạc sĩ, tiến sĩ, những sách giáo khoa v.v có liên
quan đến đề tài luận văn: “Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử
dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài văn nghị
luận văn học” từ đó hệ thống hóa những vấn đề đã được nghiên cứu, được
giải quyết, những vấn đề được đề cập nhưng chưa được giải quyết thấu đáo,
cần tiếp tục nghiên cứu sâu hơn, theo những khía cạnh sau:
+ Thế nào là biện pháp tu từ so sánh?
Có thể nói đã có nhiều công trình bàn đến vấn đề này như: Phong cách
học và các phong cách chức năng tiếng Việt của tác giả Hữu Đạt [3, tr.399-
408], Giáo trình phong cách học tiếng Việt của tác giả Nguyễn Thái Hòa [5,
tr. 104-111] và một số công trình mà chúng tôi phân tích kỹ hơn sau đây.

Trước hết, chúng tôi mở đầu việc khái quát lịch sử vấn đề bằng cách đề
cập đến công trình Giáo trình Việt ngữ tập III (phần Tu từ học) của tác giả
Đinh Trọng Lạc [8]. Công trình này là một trong ba cuốn giáo trình đầu tiên
về ngôn ngữ được chính thức sử dụng ở trường Đại học Sư phạm những năm
60 thế kỷ XX. Ngoài những vấn đề lý luận về ngôn ngữ nói chung, công trình
này là một trong những công trình nghiên cứu đầu tiên đã trình bày rất kỹ
lưỡng, sâu sắc về biện pháp tu từ so sánh. Tác giả công trình này đã dành
nhiều trang để bàn về khái niệm, cấu trúc, chức năng và một số giá trị của
biện pháp tu từ so sánh trong cách diễn đạt. Có thể nói rằng, đây là một công
trình khoa học nghiêm túc, có giá trị, đóng vai trò làm cơ sở lý luận về tu từ
học nói chung, về biện pháp tu từ so sánh nói riêng cho những công trình
nghiên cứu khoa học khác sau này đi sâu, nâng cao sự hiểu biết về biện pháp
tu từ, trong đó có biện pháp tu từ so sánh.
Sau công trình nói trên của tác giả Đinh Trọng Lạc, năm 1982, cuốn
sách Phong cách học tiếng Việt của các tác giả Võ Bình, Lê Anh Hiền, Cù
Đình Tú, Nguyễn Thái Hòa [2] được xuất bản. Biện pháp tu từ so sánh được
10

phân tích tương đối kỹ trong phần “Các phương thức ngữ nghĩa được cấu tạo
theo quan hệ liên tưởng” của cuốn sách. Các tác giả cuốn sách đã trình bày
khá sâu sắc, rõ ràng về các vấn đề lý luận: khái niệm so sánh nghệ thuật (so
sánh hình ảnh, tu từ so sánh ), hình thức so sánh nghệ thuật, giá trị của so
sánh nghệ thuật. Những quan điểm lý luận về biện pháp tu từ so sánh của các
tác giả cuốn Phong cách học tiếng Việt nói trên, nhìn chung có những nét
tương đồng với những quan điểm của tác giả Đinh Trọng Lạc đã được nêu
trong công trình Giáo trình Việt ngữ tập III (phần Tu từ học). Đồng thời
chúng ta có thể nhận thấy những đóng góp mới của công trình Phong cách
học tiếng Việt so với công trình Giáo trình Việt ngữ tập III. Sự khác biệt,
đóng góp mới của công trình này chính là ở chỗ các tác giả công trình đã chỉ
ra tính phong phú, đa dạng của các hình thức tu từ so sánh, và nguyên nhân

của tính phong phú, đa dạng đó. Các tác giả Phong cách học tiếng Việt đã viết
về điều này như sau: “So sánh mang đặc trưng của phong cách thời đại,
phong cách dân tộc, phong cách tác giả. Tìm hiểu sự khác nhau giữa cách so
sánh trong văn học cổ điển với văn học hiện đại, giữa cách so sánh trong ca
dao với thơ ca bác học, giữa cách so sánh của nhà thơ này với nhà thơ khác
là một điều thú vị. Có người ưa dùng cách so sánh mang tính trí tuệ, có người
ưa so sánh mộc mạc, chân chất, chính xác và pha mầu hài hước như văn
chương dân gian. Sự khác nhau này do nội dung, thể tài, khuynh hướng sáng
tác, tâm lý dân tộc, thời đại…quy định”. Từ những nhận định đó các tác giả
đã đưa ra một dự báo về một hướng nghiên cứu trong tiếng Việt văn học sẽ
được hình thành: nghiên cứu tu từ so sánh: “…trong việc nghiên cứu tiếng
Việt văn học, so sánh cũng như nhiều phương thức tạo hình gợi cảm khác còn
đặt ra cho chúng ta nhiều vấn đề phải giải quyết”. Cho đến nay, dự báo này
đã trở thành hiện thực. Tu từ so sánh hiện nay đã là một trong những vấn đề
được đề cập nhiều trong việc nghiên cứu tiếng Việt văn học.
Đến năm 1983, cuốn sách Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
của tác giả Cù Đình Tú [24] được xuất bản. Trong cuốn sách này, tác giả đã
11

đưa ra khái niệm tu từ so sánh, nhìn chung không khác nhiều với những quan
điểm của các tác giả trong những công trình nghiên cứu ngữ văn khác. Từ
khái niệm này, tác giả đã phân tích sâu hơn sự khác biệt giữa so sánh tu từ với
so sánh logic.
Đặc biệt tác giả còn đưa ra hai tiêu chí để phân loại so sánh tu từ: hình
thức và nội dung so sánh. Về hình thức so sánh, tác giả căn cứ vào sự xuất
hiện của những “từ so sánh”: như, tưởng như, giống như, tựa như… – so
sánh ngang bằng; hơn, kém, hơn cả, kém nhất …- so sánh hơn kém; là, bao
nhiêu, bấy nhiêu…- so sánh tương đồng. Về nội dung so sánh, tác giả căn cứ
vào sự xuất hiện hay không xuất hiện, trực tiếp hay gián tiếp những yếu tố
giống nhau giữa hai vế so sánh (A và B) để phân loại thành so sánh nổi và so

sánh chìm.
Với những nội dung nói trên, công trình Phong cách học và đặc điểm
tu từ tiếng Việt của tác giả Cù Đình Tú được coi là một đóng góp có ý nghĩa
vào việc nghiên cứu biện pháp tu từ so sánh trong tiếng Việt.
Cuốn 99 phương tiện và biện pháp tu từ tiếng Việt của tác giả Đinh
Trọng Lạc [7] và cuốn Sổ tay tiếng Việt phổ thông trung học của đồng tác giả
Đinh Trọng Lạc và Lê Xuân Thại [9] là những cuốn sách được biên soạn dưới
dạng từ điển tra cứu về ngôn ngữ nói chung và tu từ học nói riêng.
Các tác giả của hai cuốn sách nói trên đã giới thiệu một cách chi tiết
các biện pháp tu từ tiếng Việt như: biện pháp tu từ từ vựng (hòa hợp, tương
phản, quy định, tu từ từ vựng âm); biện pháp tu từ ngữ nghĩa (so sánh, đồng
nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản ngữ, nghịch ngữ, tiệm tiến, tiệm thoái, lộng
ngữ, nói lái); biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự (điệp phụ âm đầu. điệp vần,
điệp thanh, tượng thanh, hài âm, tạo nhịp điệu, tạo âm hưởng, chữ hoa tu từ,
chữ cái tu từ, chữ in tu từ, chấm tu từ, phẩy tu từ, chấm lửng tu từ, gạch nối tu
từ). Ngoài ra, các tác giả còn phân biệt hai khái niệm ngôn ngữ học dễ bị
nhầm lẫn với nhau: phương tiện tu từ và biện pháp tu từ. Theo các tác giả,
“phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản
12

(ý nghĩa sự vật – lô gich) ra, chúng còn có ý nghĩa bổ sung, còn có màu sắc tu
từ”, còn “biện pháp tu từ là cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói
các phương tiện ngôn ngữ, không kể là trung hòa hay tu từ (còn được gọi là
diễn cảm) trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ”. Chính nhờ sự
phân biệt rõ ràng này việc nghiên cứu, giảng dạy vấn đề tu từ nói chung và tu
từ so sánh nói riêng được thuận lợi hơn.
Chương IV của cuốn sách Phong cách học tiếng Việt của tác giả Đinh
Trọng Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa [10, tr.160-222]: Các phương tiện
tu từ và các biện pháp tu từ tiếng Việt được dành riêng cho vấn đề những
phương tiện và các biện pháp tu từ tiếng Việt.

Trong chương này, ngoài việc tiếp tục phân biệt rạch ròi phương tiện tu
từ và biện pháp tu từ, các tác giả đã miêu tả những phương tiện tu từ cơ bản
cũng như những biện pháp tu từ cơ bản của tiếng Việt bằng những dẫn chứng
lấy trong tư liệu ngôn ngữ mới, đa dạng ở tất cả các cấp độ một cách nhất
quán, kể cả cấp độ văn bản.
Về các phương tiện tu từ ngữ nghĩa các tác giả đã chia các phương tiện
tu từ ngữ nghĩa thành ba tiểu nhóm (mỗi nhóm có một phương thức tiêu
biểu): - nhóm tu từ so sánh; - nhóm tu từ ẩn dụ; - nhóm tu từ hoán dụ.
Khi phân tích nhóm tu từ so sánh (liên quan vấn đề nghiên cứu của luận
văn này), các tác giả đã đưa ra định nghĩa: “So sánh là phương thức diễn đạt
tu từ khi đem sự vật này đối chiếu với sự vật khác miễn là giữa hai sự vật có
một nét tương đồng nào đó, để gợi ra hình ảnh cụ thể, những cảm xúc thẩm
mĩ trong nhận thức của người đọc, người nghe…”.
Các tác giả của công trình nghiên cứu này cũng đưa ra những tiêu chí
để phân biệt tu từ so sánh với so sánh logic: “So sánh tu từ học khác với so
sánh logic ở tính hình tượng, tính biểu cảm và tính dị loại (không cùng loại)
của sự vật”.
Đáng chú ý là, các tác giả đưa ra một nhận định sâu sắc về hiện tượng
khúc xạ của ngôn ngữ trong tu từ so sánh, và hiệu quả biểu cảm của hiện
13

tượng khúc xạ này : “…mọi so sánh (trong ngôn ngữ) đều khập khiễng. Đó
chính là hiện tượng khúc xạ của ngôn ngữ. Trong những so sánh tu từ, hiện
tượng khúc xạ còn tăng lên nhiều lần vì còn mang sắc thái chủ quan của
người so sánh. Khi ta nói: “Người đẹp như hoa” thì hoa là chuẩn để so sánh,
đem người so sánh với hoa đã là việc khác thường, nhưng Lý Bạch ca ngợi
Dương Quý Phi đến mức: “Ở đây hoa cũng đẹp như người” hay Tố Hữu viết:
“Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư/ Trăng in mặt ngọc, trăng như mặt người” thì
chính sự thái quá của cảm xúc đã nâng hình tượng vượt hẳn lên mức độ của
sự so sánh thông thường” [10, tr.189-190].

Các tác giả còn chỉ ra 4 yếu tố của hình thức đầy đủ nhất của biện pháp
tu từ so sánh, đó là: 1. Cái so sánh; 2. Cơ sở so sánh; 3. Từ so sánh; 4. Cái
được so sánh. Sau đó chỉ ra những kiểu biến thể của tu từ so sánh (đảo trật tự
so sánh; bớt cơ sở (thuộc tính so sánh); bớt từ so sánh; thêm “bao nhiêu”,
“bấy nhiêu”; dùng “là” làm từ so sánh). Theo các tác giả, cứ mỗi kiểu biến thể
như vậy sẽ tạo ra một kiểu tu từ so sánh và như vậy ta có những nhóm tu từ so
sánh khác nhau [10, tr.191]
Trong Từ điển thuật ngữ văn học do các tác giả Lê Bá Hán (chủ biên),
Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi biên soạn, nhà xuất bản Đại học Quốc gia
xuất bản năm 1999, các tác giả đã đưa ra định nghĩa (tu từ) so sánh trong văn
học: “So sánh còn gọi là tỉ dụ. Là phương thức biểu đạt bằng ngôn từ một
cách hình tượng dựa trên cơ sở đối chiếu hai hiện tượng có những dấu hiệu
tương đồng nhằm làm nổi bật đặc điểm, thuộc tính của hiện tượng này qua
đặc điểm thuộc tính của hiện tượng kia. Chính vì thế, so sánh thường có hai
vế. Vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng. Vế sau là
hiện tượng dùng để so sánh. Hai vế này thường được nối liền với nhau bởi từ
“như” hoặc bằng các từ so sánh khác: bằng, hơn, kém. Ví dụ: Thân em như
mảnh lụa đào… ” [4]
Ngoài những tài liệu mang tính lí luận như trên, chúng tôi còn được tiếp
cận với một số công trình nghiên cứu khác, một số luận văn, khóa luận có
14

quan hệ nhất định với đề tài luận văn hoặc có liên quan tới vấn đề so sánh mà
các bạn học viên cao học hoặc các bạn sinh viên đã thực hiện tại Khoa Ngữ
văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Chúng tôi xin điểm lại một số công
trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này. Chẳng hạn như: bài viết Từ so sánh
đến … so sánh của Lê Xuân Mậu [15, tr.9-15], Bản chất của ẩn dụ của
Nguyễn Đức Tồn [22, tr.6-8], Bàn thêm về phép so sánh tu từ của Bùi Trọng
Ngoãn v.v và các luận văn mà chúng tôi nêu sau đây:
Luận văn Tìm hiểu cấu trúc so sánh tu từ trong kí của Nguyễn Tuân sau

cách mạng tháng Tám – Đỗ Thị Nhung, chuyên ngành Lí luận ngôn ngữ, Hà
Nội, 2000 đã cố gắng làm sáng rõ thêm một vài vấn đề về khái niệm tu từ so
sánh. Luận văn cũng đã trình bày cơ sở để phân biệt so sánh lôgich và tu từ so
sánh. Theo tác giả, so sánh lô gich và tu từ so sánh được phân biệt với nhau ở
đối tượng và mục đích so sánh. So sánh lô gich là so sánh trong đó cái được
so sánh và cái so sánh là cùng loại và mục đích là nhằm xác lập giá trị tương
đương giữa đối tượng này với đối tượng khác. Trong khi đó thì tu từ so sánh
là so sánh trong đó cái được so sánh và cái so sánh là khác loại và mục đích
của so sánh là đưa ra một cách tri giác mới mẻ về đối tượng.
Bài Bàn thêm về phép so sánh tu từ - Bùi Trọng Ngoãn, Đại học Sư
phạm, Đại học Đà Nẵng – là bài viết tìm hiểu sâu về cấu trúc so sánh từ góc
độ lí luận ngôn ngữ. Tác giả đã trình bày một số vấn đề lớn xung quanh cấu
trúc so sánh: xác định cách gọi tên “từ ngữ biểu đạt quan hệ so sánh” và liệt
kê 20 đơn vị biểu đạt quan hệ so sánh; chỉ ra cơ sở so sánh là thuộc tính của
cái dùng để so sánh và xây dựng các tiêu chí phân biệt so sánh nổi với so sánh
chìm; phân tích một số mô hình so sánh “B bao nhiêu A bấy nhiêu” và “A
bao nhiêu B bấy nhiêu”.
+ Vai trò, tác dụng biện pháp tu từ so sánh trong một bài văn, một tác
phẩm văn học, nghệ thuật…
Về vấn đề vai trò, tác dụng biện pháp tu từ so sánh, chúng tôi xin đưa
ra một số bài viết liên quan đến chủ đề luận văn của chúng tôi như sau:
15

Bài Vài điều lí thú về phép so sánh – TS Nguyễn Thế Truyền [23, tr.17-
20] Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra một số nhận xét rất quan trọng khi đi
sâu vào tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh. Tác giả cho rằng, trong so sánh, đối
tượng được đem ra so sánh có giá trị quan trọng về nhận thức và biểu cảm,
đặc biệt là về biểu cảm; biện pháp so sánh ít nhiều để lại dấu ấn phong cách
tác giả; hình ảnh so sánh vừa là phương tiện, vừa là vật chuẩn để làm rõ đối
tượng vì vậy việc chọn hình ảnh nào sẽ liên quan đến quan niệm thẩm mĩ của

tác giả, của trào lưu văn học hoặc thời đại; sự quy chiếu trong so sánh là một
cách thức nhà văn dùng để khắc họa bối cảnh, môi trường sống của nhân vật.
Những nhận định ấy của tác giả vừa là sự kế thừa thành tựu của các tác giả đi
trước, vừa là sự mở rộng, đi sâu vào những vấn đề đã được nêu lên…. Có thể
nói, bài viết này đã giúp chúng tôi rất nhiều khi tìm hiểu tác dụng của biện
pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận của học sinh.
Bài Giá trị của biện pháp tu từ so sánh trong ca khúc về tình yêu của
Trịnh Công Sơn của tác giả Minh Nguyên. Tuy bài viết bàn về âm nhạc
nhưng điểm nhấn của tác giả lại là lời ca trong ca khúc, một vấn đề thuộc lĩnh
vực ngôn ngữ. Trong bài viết, tác giả đã xem xét: đặc điểm hình thái – cấu
trúc của biện pháp tu từ so sánh trong các nhạc khúc viết về tình yêu của
Trịnh Công Sơn; đặc điểm ngữ nghĩa của biện pháp so sánh trong các
ca khúc của Trịnh Công Sơn; nét đặc sắc trong biện pháp so sánh của Trịnh
Công Sơn nhìn từ góc độ văn hóa. Mặc dù đây là bài viết về biện pháp so
sánh trong ca khúc của một tác giả, nhưng bài viết đã giúp chúng tôi có cách
nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về giá trị của biện pháp tu từ so sánh từ một góc
nhìn khác – góc nhìn giao thoa giữa ngôn ngữ và âm nhạc .
Bài Học tập Bác Hồ sử dụng so sánh trong công tác tuyên truyền –
Nguyễn Trung Triều, Trường Cao Đẳng Sư Phạm Nha Trang – là bài viết đi
sâu tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh như một trong những nét tạo nên phong
cách tác giả. Trong bài viết này, người viết đã dẫn ra và phân tích một số câu
nói có sử dụng biện pháp so sánh của Bác Hồ để làm sáng rõ một nhận định
16

đã được nêu ra trong nhiều công trình nghiên cứu về tu từ học trước đó:
“Trong khoa học, nghệ thuật cũng như trong đời sống hàng ngày, phép so
sánh, nhất là so sánh hình ảnh luôn được sử dụng một cách phổ biến, góp
phần khẳng định chân lý hoặc làm sáng tỏ hơn, sinh động hơn điều muốn
nói”. Từ cơ sở nhận định như trên, tác giả đi sâu vào tìm hiểu, phân tích, bình
giá cách Bác Hồ sử dụng biện pháp tu từ so sánh và đi đến kết luận: “Khi nói,

khi viết Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến mục đích, đối tượng, đó là nói, viết
cho ai? Tức là quan tâm đến đối tượng hướng tới để tuyên truyền. Người cho
rằng, do hậu quả chính sách “ngu dân” của chế độ thực dân nên trình độ dân
trí của dân ta nói chung là thấp, nhận thức chính trị của dân ta chưa sâu. Bởi
vậy, ngôn ngữ Người dùng rất giản dị, hình ảnh sử dụng để so sánh rất gần
gũi, gắn với đời thường. Vì thế, những bài viết, bài nói của Người luôn ngắn
gọn, cô đọng và dễ hiểu. Đây là điều chúng ta phải học tập và noi theo”. Đây
là bài viết nghiên cứu về nét phong cách riêng của cá nhân trong sử dụng biện
pháp tu từ so sánh, góp phần khẳng định giá trị của biện pháp tu từ so sánh
trong việc tạo nên phong cách nhà văn.
Bài Phép so sánh trong tùy bút “Người lái đò sông Đà” của Bloger
Đinh Hà Triều, giáo viên trường trung học phổ thông Xuân Diệu là bài viết về
nét riêng, nét độc đáo của Nguyễn Tuân trong việc sử dụng phép so sánh.
Trong bài viết này, khi ca ngợi tài năng của Nguyễn Tuân, trong đó có
tài năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh, tác giả đã nhấn mạnh rằng, muốn là
một so sánh tu từ cần phải hội đủ các yếu tố: tính hình tượng, tính biểu cảm
và tính dị loại: “Một trong những phương diện của sự tài hoa uyên bác ở nhà
văn được thể hiện qua phép so sánh. Một lối so sánh dựa trên sự lịch lãm,
trên khả năng liên tưởng cực mạnh. Nó vượt qua những giới hạn thông
thường đem lại hứng thú lớn cho người đọc giúp họ mở rộng kiến văn, trải
nghiệm cảm xúc, và có ý thức hơn về sự khổ công hào hiệp của lao động sáng
tạo trong nghệ thuật ngôn từ. Thưởng thức, tiếp nhận “Người lái đò sông
Đà” thiết tưởng không thể không bái phục năng lực so sánh bậc thầy của tác
17

giả. Tôi chắc rằng ở bài tùy bút này những câu văn có khả năng làm tổ trong
tâm trí người đọc là những câu văn so sánh. Những câu văn kết tụ một tấm
lòng thơm thảo, một tài năng quý hiếm của một con người suốt đời cần mẫn
đi tìm cái đẹp trong cuộc sống để viết nên những áng văn đẹp góp phần làm
phong phú, giàu có thêm hương hoa tinh thần cho một dân tộc đã có bề dày

văn hiến mấy nghìn năm”.
Các tác giả cuốn sách Muốn viết được bài văn hay khi bàn về những
biện pháp để có được bài văn hay đã chỉ ra vai trò quan trọng của biện pháp tu
từ so sánh: “Biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài viết có hình ảnh là người
viết dùng phép so sánh, liên hệ, đối chiếu. Ở đây những tư tưởng trừu tượng,
khái quát, khô khan được minh họa, diễn đạt bằng cách so sánh với hàng loạt
hình ảnh cụ thể sinh động tạo nên khoái cảm cho người đọc không kém gì văn
sáng tác….So sánh bao giờ cũng có sức gợi cảm, gợi trí tưởng tượng phong
phú trong lòng người đọc” [14, tr.104].
Trong công trình Phong cách học tiếng Việt của hai tác giả Đinh Trọng
Lạc (chủ biên) và Nguyễn Thái Hòa [10], vai trò, tác dụng biện pháp tu từ so
sánh đã được chỉ ra một cách rõ ràng. Các tác giả viết: “So sánh là một dạng
thức phổ biến trong lời ăn tiếng nói hằng ngày, bởi vì không có cách gì làm
cho người nghe hiểu nhanh điều mình nói bằng một sự so sánh cụ thể…”;
“Trong văn chương, so sánh là phương thức tạo hình, phương thức gợi cảm.
Nói đến văn chương là nói đến so sánh…” [10,tr.191,192]
Các tác giả trong công trình Phong cách học tiếng Việt cũng đề cập đến
việc sử dụng thành ngữ với tính cách là một phương tiện tu từ so sánh trong
cuộc sống hàng ngày cũng như trong văn học: “Theo cách hiểu truyền thống,
thành ngữ là những cụm từ cố định có kết cấu lớn hơn từ nhưng mang chức
năng của từ, có hình ảnh và giàu màu sắc biểu cảm. Ví dụ: mèo mả gà
đồng/áo rách, quần xơ/ ruộng sâu trâu nái/ cạn nước cạn cái/ ông chẳng bà
chuộc/ đầu cua tai nheo/ hồn xiêu phách lạc/ đầu bạc răng long v.v……Thành
ngữ được sử dụng rộng rãi trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của dân gian. Đó
18

là cách nói ví von, so sánh rất hay, rất có hình ảnh, rất thấm thía…. Dân gian
sử dụng thành ngữ không phải chỉ với cái vốn sẵn có mà luôn luôn thay đổi
và sáng tạo theo một mô hình nào đó. Chẳng hạn: gầy như mắm, gày như có
hương, gầy như mèo hen, gầy như quỷ đói, gày như ma đói, từ chỗ dùng gầy

trơ xương gần đây lại có gầy như bộ xương phòng thí nghiệm, hoặc theo một
ghi chép của nhà văn Tô Hoài thì từ thành ngữ gần đất xa trời, gần nhà xa
ngõ, lại có gần mũi xa mồm (trường hợp có thức ăn ngửi rất gần mà không
được ăn)…
Trong ngôn ngữ nghệ thuật thành ngữ được dùng khá phổ biến ở
những ngòi bút bậc thầy như Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công
Hoan, Vũ Trọng Phụng, Nam Cao, Ngô Tất Tố v.v
Trong ngôn ngữ chính luận, thành ngữ là phương tiện sắc bén để diễn
đạt xúc tích, mà không nhạt nhẽo khô khan…
Dùng thành ngữ có thể biến những khái niệm trừu tượng, khô khan
thành những hình ảnh xác thực, dễ hiểu, dễ nhớ… ” [10, tr.177-178].
+ Vấn đề rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong
một bài văn nói chung, bài văn nghị luận văn học nói riêng.
Năm 1993 nhà xuất bản Giáo dục đã cho ra đời cuốn Thực hành phong
cách học tiếng Việt của các tác giả Đinh Trọng Lạc (chủ biên), Nguyễn Thái
Hòa [11]. Đúng như tên gọi, cuốn sách này đã tập trung bàn về vấn đề thực
hành rèn luyện năng lực đưa lí thuyết vào thực tiễn, vận dụng lí luận vào thực
hành. Liên quan đến chủ đề của luận văn, chúng tôi lưu ý đến phần thực hành
“Các phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ của tiếng Việt”. Trong phần
này, các tác giả đã dành một số lượng bài tập đáng kể cho biện pháp tu từ so
sánh, trong đó có một số dạng bài tập rèn luyện so sánh, kiểu như: nhận xét
mối quan hệ giữa cái so sánh và cái được so sánh, chỉ ra tác dụng cụ thể của
biện pháp so sánh trong câu văn câu thơ về mặt nhận thức và thẩm mĩ Vấn
đề rèn luyện cho học sinh những kỹ năng sử dụng tiếng Việt cũng được các
tác giả Lê A, Bùi Minh Toán, Nguyễn Quang Ninh, Trần Mạnh Hưởng,
19

Nguyễn Thành Thi…. đề cập đến trong các công trình nghiên cứu của mình
[1], [6], [12], [20]. Đó là những gợi ý định hướng cho chúng tôi trong việc
đưa ra những biện pháp rèn luyện cho học sinh kĩ năng sử dụng so sánh làm

tăng tính biểu cảm của bài làm văn nghị luận văn học.
Trong cuốn sách Muốn viết được bài văn hay do giáo sư Nguyễn Đăng
Mạnh chủ biên đã dẫn ra ở phần trên, ngoài việc bàn đến vai trò của văn nghị
luận nói chung đặc biệt là văn nghị luận văn học nói riêng, các tác giả còn chỉ
ra những biện pháp cần thực hiện để có một bài văn hay và đúng trong khuôn
khổ nhà trường. Đồng thời, các tác giả đã chỉ ra những “bí quyết” để có được
một bài văn hay vì từ một bài văn đúng đến một bài văn hay có một khoảng
cách không nhỏ, người viết phải chọn chữ không chỉ đúng mà còn phải trúng,
không thể chọn chữ nào khác ngoài chữ đã chọn, không những đúng mà còn
phải độc đáo, mới mẻ. Các tác giả cũng thừa nhận rằng, đối với trình độ học
sinh, để đạt được trình độ viết hay như yêu cầu trên thì cực khó. Nhưng khi
các em đã cảm và hiểu được một bài văn, bài thơ thì khi làm văn các em hoàn
toàn có thể có được những ý mới lạ, độc đáo nhiều khi chỉ nhờ cảm quan hồn
nhiên, trung thực của mình.
Phần II cuốn sách, các tác giả nêu ra “những công việc cụ thể để xây
dựng một bài văn hay”. Đó là chuẩn bị chất liệu, lập ý, dựng khung (đề
cương) bài văn, từ đề cương chuyển thành văn bản hoàn chỉnh. Để chuyển từ
đề cương đến văn bản hoàn chỉnh, cần phải có mở bài hay, kết bài hay, diễn ý
và hành văn hay. Muốn diễn ý và hành văn hay cần có giọng văn và thay đổi
giọng văn để thể hiện thái độ tình cảm của người viết đối với vấn đề mà mình
viết về nó. Đồng thời, phải biết cách dùng từ độc đáo, viết câu linh hoạt, viết
câu có hình ảnh. Các tác giả đã chỉ ra biện pháp cơ bản nhất để tạo nên bài
viết có hình ảnh là người viết dùng biện pháp so sánh, liên hệ, đối chiếu….Có
thể nói cuốn sách Muốn viết được bài văn hay nói trên đã cung cấp cho chúng
tôi những cơ sở lý luận cũng như thực tế để rèn luyện cho học sinh những
20

biện pháp viết được một bài văn hay, trong đó có sử dụng biện pháp tu từ so
sánh.
Luận văn cao học chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học Ngữ

văn của Lí Thị Sơn K17 Hệ thống bài tập rèn luyện kĩ năng sử dụng biện
pháp tu từ so sánh và nhân hóa trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4,
không đi sâu vào vấn đề lí thuyết về tu từ so sánh mà trình bày một số dạng
bài tập rèn luyện cho học sinh lớp 4 cách sử dụng hai biện pháp so sánh và
nhân hóa để nâng cao tính sinh động của văn miêu tả, loại văn mà các em học
sinh lớp 4 được học nhiều nhất ở tiểu học. Đóng góp chủ yếu của luận văn
này là ở chỗ: hệ thống hóa được một số vấn đề liên quan đến việc rèn kỹ năng
sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn miêu tả của học sinh lớp 4; khảo
sát thực trạng việc sử dụng biện pháp tu từ này trong bài văn miêu tả của học
sinh lớp 4; xây dựng được một số loại bài tập trong việc rèn luyện kỹ năng sử
dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4. Có lẽ
đây là một trong những tài liệu phần nào đó có sự gần gũi nhất định với đề tài
mà chúng tôi triển khai nếu nhìn từ góc độ tìm hiểu biện pháp tu từ so sánh và
việc ứng dụng nó vào đọc hiểu và tạo lập văn bản.
Trong một loạt các khóa luận tốt nghiệp của sinh viên khoa Ngữ văn
Đại học Sư phạm Hà Nội vấn đề rèn luyện cho học sinh sử dụng biện pháp tu
từ so sánh trong một bài văn nói chung, bài văn nghị luận văn học nói riêng
đã được nêu ra một cách cụ thể. Trần Thị Bích Lê trong chương II của khóa
luận: Biện pháp tu từ so sánh và phương pháp dạy nhằm nâng cao hiệu quả
thẩm mỹ của hình ảnh so sánh cho học sinh lớp 10 trung học phổ thông (của
sinh viên Ngữ văn K.48 Trần Thị Bích Lê, giảng viên hướng dẫn: PGS. TS.
Nguyễn Quang Ninh, bảo vệ năm 2002) đã nêu một cách cụ thể nội dung và
phương pháp dạy học biện pháp tu từ so sánh và phương pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thẩm mỹ của các hình ảnh so sánh cho học sinh lớp 10 trung học phổ
thông. Trong khóa luận Phương hướng tổ chức dạy học so sánh tu từ, ẩn dụ
tu từ theo tinh thần kết hợp dạy – học tiếng với dạy học văn và làm văn
21

(người hướng dẫn TS. Nguyễn Tiến Mâu, bảo vệ năm 2004), Nguyễn Thị
Kiều Vân đã nêu lên mục đích yêu cầu của tiết học bài “Ẩn dụ tu từ, so sánh

tu từ” về kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng nhận diện, phân tích lĩnh hội các tu từ
so sánh, tu từ ẩn dụ trong các văn bản văn chương được học trong chương
trình, góp phần hiểu sâu sắc, phong phú hơn về tác phẩm văn chương đó và
vận dụng sự hiểu biết về các biện pháp tu từ “so sánh”, “ẩn dụ” để viết đoạn
văn, bài văn thẩm bình về chúng trong tác phẩm văn chương, sử dụng “tu từ
ẩn dụ”, “tu từ so sánh” để diễn đạt trong tập làm văn.
Chương II của khóa luận: Biện pháp tu từ so sánh và việc vận dụng
biện pháp tu từ so sánh vào làm văn của Nguyễn Kiều Hạnh, do PGS. TS.
Nguyễn Quang Ninh hướng dẫn, đã bàn rất kỹ vấn đề rèn luyện cho học sinh
vận dụng biện pháp tu từ so sánh vào làm văn.
Tác giả nhấn mạnh, thực chất của việc vận dụng biện pháp tu từ so sánh
vào từng loại văn nói riêng (miêu tả, tự sự, nghị luận …) và quá trình làm văn
nói chung là tạo ra những câu văn có tu từ so sánh. Công việc này đòi hỏi ở
học sinh không chỉ năng lực tư duy hình tượng liên tưởng cao mà còn cần có
kỹ năng biết sử dụng và tạo lập tu từ so sánh. Giáo viên cần hướng học sinh
hình thành thói quen thường trực, cũng như ý thức sáng tạo hình ảnh so sánh
với mục đích xây dựng ngôn ngữ nghệ thuật giàu tính hình tượng và biểu
cảm. Đồng thời cũng cần lưu ý học sinh không nên quá lạm dụng biện pháp tu
từ so sánh, sử dụng một cách quá dày đặc làm cho văn bản trở nên khiên
cưỡng, rắc rối, cầu kỳ, rỗng tuyếch.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề có liên quan đến lí luận về biện pháp tu từ so sánh và
việc vận dụng biện pháp tu từ này vào bài văn nghị luận văn học nhằm tăng
cường tính biểu cảm cho bài văn là đối tượng nghiên cứu của chúng tôi trong
đề tài luận văn: Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng biện
22

pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị luận
văn học

3.2. Phạm vi nghiên cứu
Ngay trong tên gọi của đề tài luận văn chúng tôi đã có sự giới hạn
phạm vi nghiên cứu: Rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử dụng
biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu cảm trong bài làm văn nghị
luận văn học. Sở dĩ đề tài nghiên cứu của chúng tôi không chọn vào một khối
lớp cụ thể nào mà mở rộng ra toàn bậc học vì ở bất kỳ một khối lớp nào khi
sử dụng tốt biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học cũng
đều thu được hiệu quả tốt.
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Một mặt hệ thống hóa lại những vấn đề lí luận về so sánh nói chung,
biện pháp tu từ so sánh nói riêng để trên cơ sở đó tìm hiểu sâu và kỹ hơn về
hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh đối với bài làm văn nghị luận văn học
của học sinh trung học phổ thông.
Mặt khác, tìm hiểu cơ chế tạo ra biện pháp tu từ so sánh để từ đó định
ra một hướng triển khai tốt nhất trong việc rèn luyện cho học sinh trung học
phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn
học nhằm tăng cường được tính biểu cảm cho bài văn.
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trước tiên, chúng tôi tìm hiểu và nắm vững những vấn đề lí luận cũng
như hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh trong văn bản, đặc biệt là tác dụng
của việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh đối với việc làm một bài văn nghị
luận văn học, từ đó tạo cơ sở rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông sử
dụng tốt biện pháp tu từ này trong hành văn của mình.
Sau đó, chúng tôi đi vào thực tế để tiến hành khảo sát việc sử dụng biện
pháp tu từ so sánh trong bài nghị luận nói chung và bài làm văn nghị luận văn
học nói riêng của học sinh trung học phổ thông để có được những thông tin
23

ban đầu về việc sử dụng biện pháp tu từ so sánh để từ đó có hướng rèn luyện

cụ thể cho học sinh sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị
luận văn học.
Cuối cùng, chúng tôi tiến hành thực nghiệm nhằm kiểm chứng tính khả
thi của quy trình rèn luyện cho học sinh như đã đặt ra. Kết quả thực nghiệm sẽ
là thước đo khá chính xác và thuyết phục cho những gì chúng tôi mong muốn
trong lí do lựa chọn đề tài làm luận văn của mình.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, xây dựng đề tài: Rèn luyện cho học sinh
trung học phổ thông sử dụng biện pháp tu từ so sánh để tăng cường tính biểu
cảm trong bài làm văn nghị luận văn học, chúng tôi đã vận dụng một số
phương pháp nghiên cứu sau:
5.1. Phương pháp phân tích ngôn ngữ
Phương pháp phân tích ngôn ngữ giúp chúng tôi nghiên cứu tài liệu
trong quá trình thực hiện đề tài. Phương pháp này không chỉ giúp tiếp nhận,
lĩnh hội các vấn đề lí luận về biện pháp tu từ so sánh mà còn giúp chúng tôi
trình bày kết quả nghiên cứu mà luận văn đạt được.
5.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi dùng phương pháp này để xử lí các số liệu thu thập được
trong quá trình điều tra thực nghiệm.
5.3. Phương pháp điều tra khảo sát
Chúng tôi dùng phương pháp này để điều tra tình hình thực tế học tập
và rèn luyện cách sử dụng biện pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận
văn học ở trường trung học phổ thông. Từ tình hình thực tế này chúng tôi sẽ
đưa ra những biện pháp khả thi nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy và học
Làm văn ở nhà trường trung học phổ thông.
5.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Thông qua quá trình thực nghiệm giảng dạy, đánh giá nhận thức của học
sinh từ đó đưa ra những đề xuất về việc giảng dạy cho học sinh sử dụng biện
24


pháp tu từ so sánh và việc rèn luyện kỹ năng sử dụng biện pháp tu từ so sánh
để tăng cường tính biểu cảm trong bài văn nghị luận văn học cho học sinh,
đồng thời khẳng định mức độ thành công của đề tài.
6. Cấu trúc của Luận văn
Cấu trúc Luận văn của chúng tôi được trình bày như sau:
- Lời cảm ơn
- Danh mục bảng, biểu đồ
- Danh mục sơ đồ
- Mục lục.
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
6. Cấu trúc của Luận văn
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Một số dạng bài tập rèn luyện cho học sinh sử dụng biện
pháp tu từ so sánh trong bài làm văn nghị luận văn học.
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO






25


CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Biện pháp tu từ so sánh
Xét về mặt lịch sử, biện pháp tu từ so sánh được sử dụng từ rất sớm
trong các tác phẩm nghiên cứu văn học, triết học… Vào khoảng 2500 năm
trước, trong cuốn “Tu từ học”, tác giả Aristote (384 – 322 TCN) đã đề cập đến
biện pháp tu từ so sánh. Sau đó, một triết gia vĩ đại người Đức tên là Hégel
(1770 - 1831), trong cuốn “Mỹ học” cũng đã dày công nghiên cứu và bàn
luận về biện pháp tu từ này. Những công trình đầu tiên ấy đã trở thành nguồn
gốc, cơ sở lý luận cho những công trình nghiên cứu về biện pháp tu từ sau
này. Chúng tôi xin hệ thống hóa lại một số nội dung quan trọng của lý luận về
biện pháp tu từ so sánh đóng vai trò là cơ sở lí luận cho đề tài luận văn của
mình.
1.1.1.1 Khái niệm tu từ
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt do tác giả Văn Tân làm chủ biên, in lần
thứ hai, xuất bản năm 1977 đã cho rằng: tu từ là: “sửa sang câu văn cho hay,
cho đẹp” [21, tr.816].
Theo thì “phép tu từ là biện
pháp làm cho câu văn, từ ngữ trở nên bóng bảy, dùng hình ảnh để người đọc
dễ hiểu không nhàm chán, không chỉ khi viết văn mà trong đời sống hàng
ngày chúng ta cũng thường dùng biện pháp tu từ để giao tiếp tốt hơn.”;
“Trong phép tu từ thì có tu từ so sánh ẩn dụ, nhân hóa, hoán dụ, nói quá, nói
giảm, nói tránh, điệp ngữ, chơi chữ. Tu từ là sửa sang cho câu văn hay và đẹp
hơn.”; “Tu từ là cách sử dụng các phương tiện ngôn ngữ nhằm đạt tới hiệu
quả diễn đạt hay, đẹp, biểu cảm, hấp dẫn”.
Tùy theo các phương tiện ngôn ngữ được kết hợp mà biện pháp tu từ
được chia ra: tu từ ngữ âm, tu từ từ vựng ngữ nghĩa, tu từ cú pháp, tu từ văn
bản.

×