Tải bản đầy đủ (.pdf) (81 trang)

thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở tái chế chì và sức khoẻ học sinh xã chỉ đạo - văn lâm - hưng yên năm 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 81 trang )


Bộ giáo dục v đo tạo Bộ Y tế

Trờng đại học y H Nội




Lỗ văn Tùng




Thực trạng ô nhiễm môi trờng của
các cơ sở tái chế chì v sức khoẻ học sinh
xã chỉ đạo - văn lâm - hng yên năm 2008






luận văn thạc sĩ y học













H Nội - 2009



Bộ giáo dục v đo tạo Bộ Y tế

Trờng đại học y H Nội



Lỗ văn tùng




Thực trạng ô nhiễm môi trờng của
các cơ sở tái chế chì v sức khoẻ học sinh
xã chỉ đạo - văn lâm - hng yên năm 2008




luận văn thạc sĩ y học




Chuyên ngành : Y học dự phòng
Mã số : 60.72.73



Ngời hớng dẫn khoa học
PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Liên




H Nội - 2009


Lêi c¶m ¬n

Tôi xin bày tỏ lời cám ơn sâu sắc tới Ban Giám hiệu, khoa Y tế Công cộng,
các bộ môn liên quan, Phòng Đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Hà Nội đã
luôn quan tâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn
thành Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới các thầy cô giáo, đặc
biệt là các thầy cô giáo khoa Y tế Công cộng - Trường Đại học Y Hà nội đã hết lòng
dạy bảo và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS Nguyễn Thị
Bích Liên, với tư cách là người hướng dẫn khoa học và tấm lòng nhân ái, tận tuỵ
của một nhà giáo, cô đã truyền đạt kiến thức, cho tôi những lời khuyên, chỉ dẫn hết
sức quan trọng trong quá trình hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, các đồng nghiệp Viện Y học Lao
động và Vệ sinh Môi trường, đặc biệt là ThS. Đặng Anh Ngọc cùng các đồng
nghiệp của khoa Vệ sinh và Sức khoẻ trường học đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi

trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Hưng Yên, Uỷ ban
Nhân dân và Phòng Y tế, Ban giám hiệu Trường Tiểu học và Trung học cơ sở xã Chỉ
Đạo đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành đề tài nghiên cứu tại địa phương.
Tôi xin chân thành cám ơn bạn bè và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận văn này.


Hà Nội, tháng 8 năm 2009

Lỗ Văn Tùng


MỤC LỤC

ĐẶT VẤN ĐỀ 1
Chương 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Giới thiệu chung về chì vô cơ 3
1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đến sức
khoẻ trên thế giới 5
1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng của nó
tới sức khoẻ ở Việt Nam 15
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19U
2.1. Địa điểm nghiên cứu 19
2.2. Đối tượng nghiên cứu 20
2.3. Phương pháp nghiên cứu 20
2.4. Xử lý số liệu 27
2.5. Khía cạnh đạo đức của đề tài 27
2.6. Hạn chế của đề tài 27
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 28U

3.1 Thực trạng ô nhiễm môi trường 28
3.2. Thực trạng sức khoẻ học sinh 34
Chương 4: BÀN LUẬN 50
4.1. Thực trạng ô nhiễm môi trường 50
4.2. Thực trạng sức khoẻ học sinh 55
KẾT LUẬN 65
KIẾN NGHỊ 66
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

Ch÷ viÕt t¾t


ATSDR Agency for Toxic Substances and Disease
Registry
(Cơ quan đăng kí độc chất và bệnh tật)
CVCS Cong vẹo cột sống
EPA Environmental Protection Agency
(Cơ quan bảo vệ môi trường)
MT Môi trường
PbB Chì trong máu
PTTL Phát triển thể lực
RHM Răng - Hàm - Mặt
TCCP Tiêu chuẩn cho phép
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TH Tiểu học
THCS Trung học cơ sở
TMH Tai - Mũi - Họng
VSMT Vệ sinh môi trường
YHLĐ Y học lao động

WHO World Health Organization
(Tổ chức y tế thế giới)









DANH MỤC BẢNG


Bảng 3.1. Kết quả xét nghiệm hơi khí độc trong không khí làng nghề 28
Bảng 3.2. Tình hình ô nhiễm xung quanh khu vực tái chế chì tập trung 29
Bảng 3.3. Kết quả xét nghiệm nước thải làng nghề 30
Bảng 3.4. Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt làng nghề 31
Bảng 3.5. Kết quả phân tích hàm lượng chì trong đất làng nghề 32
Bảng 3.6. Kết quả xét nghiệm hơi khí độc trong không khí trường học 33
Bảng 3.7. Kết quả xét nghiệm nước sinh hoạt ở trường học 33
Bảng 3.8. Kết quả phân tích hàm lượng chì trong đất trường học 34
Bảng 3.9. Số lượng học sinh tham gia nghiên cứu theo trường và theo lớp34
Bảng 3.10. Phân bố học sinh theo các làng 35
Bảng 3.11. Tỷ lệ học sinh theo các mức δ-ALA niệu và theo làng 36
Bảng 3.12. So sánh tỷ lệ học sinh với các mức δ- ALA niệu giữa làng
Đông Mai và các làng khác 36
Bảng 3.13. Tỷ lệ học sinh theo các mức chì niệu và theo làng 37
Bảng 3.14. Tỷ lệ học sinh theo các mức δ-ALA niệu và theo bậc học 38
Bảng 3.15. Tỷ lệ học sinh theo các mức chì niệu và theo bậc học 38

Bảng 3.16. Tỷ lệ học sinh có cả mức δ-ALA niệu >10mg/l và chì niệu >80μg/l 39
Bảng 3.17. Chiều cao trung bình của học sinh theo tuổi và giới 39
Bảng 3.18. Cân nặng trung bình của học sinh theo tuổi và giới 40
Bảng 3.19. Phân loại phát triển thể lực học sinh 41
Bảng 3.20. Phân loại phát triển thể lực học sinh theo làng 42
Bảng 3.21 Tình hình bệnh tật ở học sinh 44
Bảng 3.22. Tình hình bệnh tật học sinh theo làng 45
Bảng 3.23. Phân loại sức khoẻ học sinh theo giới 47
Bảng 3.24. Phân loại sức khoẻ học sinh theo làng 47
Bảng 3.25. Phân loại PTTL theo mức δ-ALA niệu và Chì niệu 48
Bảng 3.26. Phân loại sức khoẻ theo mức δ-ALA niệu và chì niệu 48


DANH MỤC BIỂU ĐỒ


Biểu đồ 3.1. Tỷ lệ học sinh theo các nhóm δ-ALA niệu 35
Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ học sinh theo các nhóm chì niệu 37
Biểu đồ 3.3. Tình hình bệnh tật chung ở học sinh 43
Biểu đồ 3.4. Tỷ lệ học sinh theo phân loại sức khoẻ 46
Biểu đồ 3.5. So sánh chiều cao của nam với các nghiên cứu trước đây 59
Biểu đồ 3.6. So sánh chiều cao của nữ với các nghiên cứu trước đây 59
Biểu đồ 3.7. So sánh cân nặng của nam với các nghiên cứu trước đây 59
Biểu đồ 3.8. So sánh cân nặng của nữ với các nghiên cứu trước đây 59



1
ĐẶT VẤN ĐỀ


Chì là một nguyên tố hóa học đã được loài người biết đến từ lâu. Chì đã
được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và trong đời sống.
Song song với những lợi ích mà chì mang lại thì chì là một kim loại nặng,
có độc tính cao và rất nguy hiểm cho sức khỏe con người. Bộ Y tế Nga đã xếp
chì, asen, thủy ngân, cadimi, kẽm, flo vào nhóm độc chất gây ô nhiễm môi
trường nguy hiểm loại I [55]. Chì và các hợp chất của nó là loại độc chất đa tác
dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan, những tổn thương đặc
biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ
tiêu hóa [50]. Đối với trẻ em, ngay cả với hàm lượng chì trong môi trường tự
nhiên, chì vô cơ đã ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn phát triển
trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp hem và thiếu
máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Các tác
động thần kinh của chì lên cơ thể trẻ em được đặc biệt chú ý vì các rối loạn về
trí tuệ ở trẻ em vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu đã giảm [56].
Ở nước Mỹ, số trẻ em có tích lũy chì trong máu ước tính khoảng từ 5,9 -
11,7 triệu em [20]. Ở Nga, người ta ước tính có khoảng 44% trẻ em ở các
thành phố lớn bị ảnh hưởng của chì [58]
Ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe con người đã được quan tâm,
đặc biệt là ở các làng nghề bị ô nhiễm môi trường do chì trong hoạt động sản
xuất. Theo một số nghiên cứu, ô nhiễm môi trường ở các làng nghề như làng
nghề tái chế kim loại, làng nghề cơ khí, làng nghề gốm sứ là đáng báo động.
Hàm lượng chì trong đất, nước, không khí ở đây vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều
lần (trong nước cao gấp 4,4 lần, trong không khí cao gấp 87,2 lần) [2], [36].

2
Những ảnh hưởng của chì đối với sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ em
lứa tuổi học đường nói riêng đã được nhiều tác giả trên thế giới nghiên cứu.
Còn ở Việt Nam, ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em lứa tuổi học đường
thì chúng tôi chưa thấy một nghiên cứu nào đề cập đến. Từ tình hình thực tế
trên, để tìm hiểu ảnh hưởng của chì đến sức khỏe trẻ em học sinh, chúng tôi

tiến hành đề tài nghiên cứu: “Thực trạng ô nhiễm môi trường của các cơ sở
tái chế chì và sức khỏe học sinh xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm
2008” nhằm 2 mục tiêu sau:
1. Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trong làng tái chế chì và
môi trường trường học của học sinh tiểu học và trung học cơ sở
xã Chỉ Đạo, Văn Lâm, Hưng Yên năm 2008.
2. Khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm chì đến sức khỏe học sinh
thông qua chỉ số chì niệu và δ-ALA niệu.

3
Chương 1
TỔNG QUAN


1.1. Giới thiệu chung về chì vô cơ.
Chì (Pb) là một kim loại nặng có màu xám, dẻo và đàn hồi. Nhiệt độ nóng
chảy 327
o
C, nhiệt độ sôi 1740
o
C. Bắt đầu bay hơi ở nhiệt độ 400-500
o
C.
Chì được sử dụng để chế tạo các thiết bị hoá học, ắc quy, màu, tetraetyl,
để bọc cáp điện, chế tạo đồng thau, màn chống tia gamma Trong điều kiện
sản xuất, không chỉ chì nguyên chất mà cả các hợp chất của nó như PbO, Pb
2
O,
Pb
3

O, Pb(N
3
)
4
cũng rất nguy hiểm [50].
Chì tồn tại lâu dài trong nước và đất. Các hạt chì trong không khí có thời
gian tồn tại là 10 ngày. Phần lớn chì trong môi trường là nguồn độc hại đối với
con người. Con người nhiễm độc chì chủ yếu từ khẩu phần ăn hàng ngày,
không khí, nước uống, bụi và các mẩu sơn [30].
1.1.1. Hấp thụ chì vào cơ thể
Chì được hấp thụ vào cơ thể thông qua hệ tiêu hoá và hô hấp. Người lớn
hấp thụ từ 10 - 15% lượng chì thâm nhập vào đường tiêu hoá, nhưng trẻ em
hấp thụ đến hơn 50%. Khả năng hấp thụ chì qua đường tiêu hoá phụ thuộc vào
yếu tố thức ăn và dạng hoá học của chì. Mức độ hấp thụ chì tăng lên đáng kể ở
những người có chế độ ăn thiếu canxi, sắt, phốt pho hoặc kẽm [25]. Khi thâm
nhập vào đường tiêu hoá, khoảng 30% lượng chì có trong bụi, 17% lượng chì
có trong các mẩu sơn, 50% chì có trong thức ăn và nước uống được hấp thụ
vào cơ thể. Hấp thụ chì qua đường hô hấp phụ thuộc vào kích thước của các hạt
bụi chứa chì được hít vào và lượng hạt bụi đọng lại trong phổi (chiếm khoảng
30-50% tổng số hạt bụi) và phụ thuộc vào dung tích cũng như tốc độ thông khí
của phổi. Sự tồn đọng các hạt bụi chứa chì ở trong đường hô hấp của trẻ em

4
cao hơn người lớn từ 1,6-2,7 lần. Trên 90% lượng chì chứa trong hạt bụi đọng
lại trong phổi được hấp thụ vào máu [30].
1.1.2. Phân bố chì trong cơ thể
Chì được phân bố chủ yếu ở máu, mô mềm và xương. Phần lớn (99%)
lượng chì máu được kết hợp với hồng cầu, 50% lượng chì trong hồng cầu liên
kết với hemoglobin. Chu kỳ bán phân hủy sinh học của chì máu là 25 - 28
ngày, sau đó chì máu sẽ cân bằng với các thành phần khác. Có một phần nhỏ

chì trong huyết thanh, lượng chì này cân bằng với lượng chì trong mô mềm.
Lượng chì chứa trong thận tăng lên cùng với tuổi. Một số lượng lớn chì được
giữ lại trong xương, chiếm khoảng 95% tổng lượng chì trong cơ thể người lớn,
73% tổng lượng chì trong cơ thể trẻ em [30].
Chì xuất hiện trong xương sẽ chiếm chỗ của canxi. Nó được tích luỹ ở
đây một cách tạm thời, bộ xương như là “con thuyền” bảo vệ các cơ quan
khác khi sự tích luỹ chì mãn tính diễn ra. Đồng thời nó là nguồn tái phục hồi
và tiếp tục gây nhiễm độc sau khi kết thúc phơi nhiễm với chì [29].
1.1.3. Đào thải chì
Mặc dù chì được đào thải ra ngoài bằng một số đường (bao gồm cả mồ
hôi và móng, tóc), nhưng chỉ có đường tiết niệu và tiêu hoá là có tầm quan
trọng thực sự. Khoảng 75% chì hấp thụ vào cơ thể được đào thải ra ngoài qua
nước tiểu, 25% đào thải qua phân. Nhìn chung chì được đào thải ra ngoài cơ
thể một cách chậm chạp, nên tích luỹ chì trong cơ thể con người diễn ra một
cách dễ dàng [30], [39].
1.1.4. Ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ
Trong các chất ô nhiễm môi trường thì chì là một trong những kim loại
nặng, có độc tính cao và rất nguy hiểm đối với cơ thể con người. Chì và các
hợp chất của nó là loại độc chất đa tác dụng, tác động lên toàn bộ các cơ quan

5
và hệ cơ quan, những tổn thương đặc biệt nặng xuất hiện trong hệ thống tạo
máu, hệ tim mạch và thần kinh và hệ tiêu hoá [50]. Bộ Y tế Nga đã xếp chì
cùng với asen, thuỷ ngân, cadimi, kẽm, flo vào nhóm độc chất gây ô nhiễm
môi trường nguy hiểm loại 1[55].
Những dấu hiệu và triệu chứng không đặc trưng trong nhiễm độc chì bao
gồm ăn không ngon, có vị kim loại trong miệng, táo bón, da xanh tái, phiền
muộn, thể trạng yếu ớt, thiếu ngủ, nhức đầu, dễ bị kích thích, đau cơ và khớp,
đau bụng, đường viền Burton. Những tác động đặc trưng xuất hiện ở các cơ
quan và hệ cơ quan đích như hệ thần kinh (trung ương và ngoại biên), hệ

thống tạo máu, hệ thống tim mạch, thận, cơ quan sinh dục và bào thai [30].
1.2. Tình hình ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đến sức
khoẻ trên thế giới
1.2.1. Tình hình ô nhiễm môi trường do chì
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, mức chì trong không khí thay
đổi tuỳ theo vùng (nông thôn, miền núi, vùng gần nguồn ô nhiễm chì) như sau:
Môi trường Nông thôn Thành phố
Gần nguồn ô
nhiễm
Không khí (ug/m
3
) 0,1 0,1-0,3 0,3-3,0
Không khí trong nhà (ug/m
3
) 0,03 - 0,08 0,03 - 0,2 0,2 - 2,4
Đất (ppm) 5 - 30 30 - 4.500 150 - 15.000
Bụi đường phố (ppm) 80 - 130 100 - 5.000 25.000
Bụi nhà (ppm) 50 - 500 50 - 3.000 100 - 20.000
Thức ăn hàng ngày (ppm) 0,002 - 0,08 0,002 - 0,08 0,002 - 0,08
Nước uống (ug/L) 5 - 75 5 - 75 5 - 75
Sơn (mg/cm
2
) <1- >5 <1- >5 <1->5
Nguồn: EPA, 1989 [30].

6
Hàm lượng trung bình của chì trong nước bề mặt là 3,9μg/l (đo ở 50.000
trạm); hàm lượng chì trong nước biển là 0,005μg/l. Hàm lượng chì vào khoảng
20.000μg/g ở lớp bùn dưới đáy sông và vào khoảng 100.000 μg/g ở bùn trên
bờ biển. Lượng chì tự nhiên (Galen, PbS) trong đất khoảng từ 10 - 30 μg/g.

Tuy vậy, hàm lượng chì trong đất bề mặt thay đổi phụ thuộc vào nơi có nguồn
chì và khói phương tiện giao thông.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2005), tại châu Âu hàm lượng chì trong không
khí ở ngoại ô thành phố thường không vượt quá 0,15 μg/m
3
, còn ở phần lớn nội
thành, hàm lượng chì dao động trong khoảng 0,15 - 0,5 μg/m
3
[51].
Theo nghiên cứu của tác giả Henry A Foner (1992), hàm lượng chì trong
đất ở một số thành phố của Israel khá cao như: trung tâm thành phố Jerusalem
là 1.075μg/g, trung tâm thành phố Tel Aviv: 1.394μg/g, Haifa 1581μg/g, trung
tâm thành phố Be’ersheva: 530μg/g, trung tâm thành phố Akko: 620μg/g,
Petah Tiqwa: 839μg/g, đối diện nhà máy thuỷ tinh ở thành phố Hebron:
150μg/g [27].
1.2.2. Ảnh hưởng của chì đến sức khoẻ trẻ em
Các tổn thương do tác động của chì lên trẻ em thường xuất hiện khi mức
chì máu thấp hơn so với người lớn do trẻ em nhạy cảm với độc tính của chì
hơn [45]. Ngay cả hàm lượng chì có trong môi trường tự nhiên, chì vô cơ đã
ảnh hưởng đến sức khoẻ trẻ em. Tác động của chì có thể dẫn đến những rối
loạn về phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn về thần kinh tâm lý, giảm tổng
hợp hem và thiếu máu, tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh và giảm mức vitamin
D trong máu. Các tác động thần kinh của chì lên cơ thể trẻ em được đặc biệt
chú ý vì rối loạn về trí tuệ ở trẻ vẫn tiếp tục diễn ra sau khi mức chì trong máu
đã giảm [56].

7

Hình 1.1. Ảnh hưởng của chì vô cơ đến sức khoẻ [45]
1.2.2.1. Ảnh hưởng đến hệ thần kinh và phát triển trí tuệ

Đối với trẻ em, các triệu chứng não và tử vong xảy ra khi hàm lượng chì
máu là 80 - 100μg/dl. Những trường hợp khỏi có thể bị chậm phát triển trí tuệ
lâu dài và các thiếu hụt thần kinh khác. Các triệu chứng thần kinh điển hình
(tổn thương thần kinh ngoại vi) diễn ra khi mức chì máu cao từ 40-60μg/dl.
Ảnh hưởng thần kinh không điển hình (giảm tốc độ dẫn truyền thần kinh, chỉ
số IQ), các thiếu hụt về điện sinh lý và thần kinh tâm lý ở trẻ em được xác định

8
với mức chì máu bằng hoặc dưới 40μg/dl, không có bằng chứng về điểm bắt
đầu của ngưỡng.
Một số nghiên cứu được thiết kế để điều tra những ảnh hưởng của mức
tiếp xúc với chì liều “thấp” (chì máu dưới 40 μg/dl) khi chưa có những triệu
chứng lâm sàng rõ rệt đã quan tâm đến các ảnh hưởng về trí tuệ và hành vi của
trẻ em [44]. Người ta nhận thấy những thay đổi (có ý nghĩa) về tốc độ dẫn
truyền thần kinh tối đa (MNCV) ở trẻ 5 - 9 tuổi sống gần lò nấu kim loại khi
hàm lượng chì máu 20μg/dl. Tốc độ dẫn truyền thần kinh vẫn tiếp tục giảm 2%
mỗi khi mức chì máu tăng lên 10μg/dl) [41].
Trong một số báo cáo về giảm sức nghe của trẻ em, thần kinh thính giác
cũng được đề cập như một điểm đích gây độc của chì [37]. Phân tích kết quả
Điều tra Dinh dưỡng và Bệnh tật lần thứ II ở Mỹ, người ta nhận thấy chì máu
có mối tương quan (có ý nghĩa) với sức nghe tại tất cả các mức từ 5 tới 45
μg/dl ở trẻ 4 -19 tuổi. Trong đó ngưỡng nghe của những em có mức chì máu
là 20 μg/dl tăng từ 10 – 20% so với những em có mức chì máu là 4 μg/dl [40].
Các nghiên cứu ở trẻ em cho thấy chỉ số IQ giảm khoảng 5 điểm ở mức
chì máu là 50 – 70 μg/dl, giảm 1-2 điểm ở mức chì máu từ 15 -30 μg/dl [34].
Nghiên cứu những trẻ em từ khi sinh đến 7 tuổi ở vùng Port Pirie (gần với
khu vực luyện chì ở Australia) cho thấy hàm lượng chì máu có liên quan
nghịch đến chỉ số IQ ở tất cả các lứa tuổi từ 2 trở lên. Ở 2 tuổi, chỉ số thông
minh giảm 1,6 điểm nếu hàm lượng chì máu tăng lên 10 μg/dl. Ở 6 tuổi, chỉ số
thông minh giảm 7,2 điểm nếu hàm lượng chì máu tăng từ 10 -30 μg/dl và ở 7

tuổi thì chỉ số này giảm 4,4 - 5,3 điểm với mức tăng chì máu tương tự [30].
Sử dụng một bộ thử nghiệm để xác định chỉ số IQ và kết quả học tập của
trẻ em thành phố Boston, Bellinger và cs (1992) đã nhận thấy rằng nếu hàm
lượng chì trong máu lên tăng10 μg/dl (từ 1 – 25 μg/dl) thì chỉ số IQ của trẻ 24

9
tháng tuổi giảm 5,8 điểm, thành tích học tập của trẻ em 10 tuổi giảm 8,9 điểm.
Stiles và Bellinger (1993) nhận thấy thiếu hụt điểm số IQ có thể liên quan đến
một vài chỉ số hoạt động thần kinh tâm lý [21].
Lanphear B.P. và cộng sự (2005) khi tổng hợp số liệu từ 1.333 trẻ em từ
khi sinh đến 5 và 10 tuổi trong 7 nghiên cứu cộng đồng nhận thấy chỉ số IQ
giảm 6,9 điểm khi mức chì máu tăng từ 2,4 đến 30 μg/dl. Khi mức chì máu
tăng từ 2,4 -10 μg/dl, 10-20 μg/dl, 20-30 μg/dl thì chỉ số IQ giảm tương
đương là 3,9 điểm, 1,9 điểm và 1,1 điểm. Họ đã kết luận rằng phơi nhiễm chì
trong môi trường có liên quan với thiếu hụt trí tuệ [31].
Cùng với giảm chỉ số IQ, người ta nhận thấy trẻ em bị nhiễm độc chì
giảm khả năng chú ý, rối loạn chức năng ngôn ngữ, rối loạn khả năng tiếp
nhận các chương trình giáo dục và khả năng thích nghi với môi trường nhà
trường [33].
Vấn đề thấm nhiễm chì nhiều khi nằm ngoài sự chú ý của các bác sĩ. Chỉ
khi phát hiện trẻ học tập kém, có các vấn đề về khả năng chú ý và cử động sự
chính xác (đặc trưng cho tác động lên thần kinh của chì với hàm lượng thấp)
thì cha mẹ học sinh mới đưa trẻ đến bác sĩ khám bệnh [56].
1.2.2.2. Ảnh hưởng đến phát triển thể lực ở trẻ em
Tác động bất lợi nhất của chì đối với tăng trưởng xuất hiện ở những trẻ
em có mức chì máu tăng cao ở cả giai đoạn bào thai và sau khi sinh. Chiều
cao trung bình khi sinh của những trẻ em có mức chì máu tăng cao thấp hơn 2
cm so với chiều cao dự báo trước. Ở 15 tháng tuổi, chiều cao trung bình của
trẻ có hàm lượng chì máu tăng cao thấp hơn 2 cm so với những trẻ có mức chì
máu bình thường [42].

Frisancho A. R. and Ryan A. S. đã tiến hành nghiên cứu mức chì máu ở
1.454 trẻ em Mỹ - Phi từ 5 - 12 tuổi. Họ nhận thấy có mối liên quan nghịch

10
giữa mức chì máu và chiều cao đứng của trẻ em. Những trẻ em có mức chì
máu cao hơn trung bình có chiều cao thấp hơn những trẻ khác cùng lứa tuổi
và giới tính 1,2 cm [26].
Một nghiên cứu khác được tiến hành trên 522 trẻ em từ 6 - 9 tuổi ở Hy Lạp
cho thấy có mối liên quan nghịch giữa các chỉ số tăng trưởng và mức chì máu.
Khi mức chì máu tăng lên 10 μg/dl thì vòng đầu giảm 0,33cm, chiều cao giảm
0,86 cm và vòng ngực giảm 0,40 cm. Kết quả này đưa các tác giả đến nhận định
rằng giảm chiều cao có thể có liên quan với hàm lượng chì máu [28].
1.2.2.3. Ảnh hưởng đến hệ thống tạo máu
Thiếu máu Frank do hậu quả của việc giảm hemoglobin và thời gian sống
của hồng cầu nhận thấy ở trẻ em khi hàm lượng chì máu 70μg/dl (người lớn là
80μg/dl). Thời gian sống của hồng cầu ngắn là do tăng khả năng phá vỡ màng
tế bào máu và giảm lượng hemoglobin được tạo ra do giảm lượng enzym liên
quan đến tổng hợp Hem. Giảm tổng hợp hem khi mức chì máu của trẻ em vào
khoảng 40μg/dl (ở người lớn là 50μg/dl) [30]
Trên tổng hợp Hem, chì ức chế một số men trong quá trình tổng hợp Hem.
Axít aminolevulinic dehydraza (ALAD) và hemsynthetaza là hai men bị ảnh
hưởng rõ nhất. Mức độ ức chế δ-ALA liên quan chặt chẽ tới hàm lượng chì
trong máu. Do ức chế δ-ALA sẽ đưa đến hậu quả trực tiếp là tăng δ-ALA trong
huyết tương và nước tiểu. Xét nghiệm δ-ALA có giá trị trong việc phát hiện
sớm nhiễm độc chì
Trong tiếp xúc với chì, chì ức chế Hemsythetaza làm ứ sắt trong huyết
thanh và tăng protoporphirin tự do trong hồng cầu (FEP)
Do chì ức chế men Coprogenaza III gây ứ đọng coproporphyrinogen III
trong máu và đào thải ra nước tiểu.


11

Hình 1.2. Ảnh hưởng của chì đến sinh tổng hợp HEM [14]
1.2.2.4. Ảnh hưởng lên hệ thống tiêu hoá
Ở trẻ em, rối loạn hệ thống tiêu hoá xuất hiện ở mức chì lớn hơn hoặc
bằng 60 μg/dl. Các triệu chứng rối loạn tiêu hoá bao gồm đau bụng, táo bón, co
thắt, buồn nôn, nôn, chán ăn và giảm cân [30]. Các triệu chứng cũng có khả
năng xuất hiện ở 50% trẻ em có mức chì máu 20-45 μg/dl [32].
Mối liên quan thuận giữa mức chì máu và tỷ lệ sâu răng đã được báo cáo
ở một số nghiên cứu dịch tễ học [23]. Nghiên cứu ở 251 trẻ em từ 9-12 tuổi
nhận thấy rằng những trẻ em có hàm lượng chì trong lớp men răng cao thì có

12
tỷ lệ sâu răng cao hơn những trẻ em có hàm lượng chì trong men răng thấp.
Đối với trẻ em từ 5 -17 tuổi, nếu mức chì máu tăng lên 5μg /dl thì nguy cơ
sâu răng cao gấp gần 2 lần [24].
1.2.3. Tình hình nhiễm độc chì ở trẻ em
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao nhất đối với nhiễm độc chì do đặc
điểm sinh lý học và hành vi của trẻ khác với người lớn: hệ thống thần kinh
của trẻ em rất nhạy cảm đối với tác động của chì, đường tiêu hoá cũng như cơ
chế bảo vệ chưa hoàn thiện làm cho chì dễ dàng hấp thu vào máu, trẻ hay có
thói quen cho tay hoặc các đồ dùng vào miệng, trẻ em hay bị rối loạn tiêu hoá
và rối loạn hàm lượng canxi và sắt trong cơ thể [20], [47], [48]. Ngoài ra trẻ
em còn hít thở ở tầng không khí sát mặt đất nên có nhiều bụi và ôxít chì hơn
so với tầng trên [56].
Nguồn gốc chì thâm nhập vào cơ thể trẻ em là : 1- chì chứa trong bụi qua
tay và các vật nhiễm bẩn ; 2- chì từ không khí ; 3- chì trong nước ăn uống ; 4-
chì trong thức ăn, đặc biệt là đồ hộp và hoa quả. Về mặt sinh thái, sự nhiễm
bẩn các phương tiện và sản phẩm trên là do thay đổi thành phần vật chất bên
ngoài môi trường do hoạt động của các xí nghiệp công nghiệp khai khoáng,

luyện kim, thuỷ tinh, sử dụng chì và các hợp chất của nó trong sản xuất chế
tạo và sử dụng sơn màu, đường ống dẫn nước, chất liệu polimer, lớp phủ
trong đồ hộp gây ra.
Ở nhiều nước trên thế giới, tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá nguy cơ nhiễm
độc chì ở trẻ em là hàm lượng chì trong máu (PbB). Hiện nay ở Mỹ, giới hạn
hàm lượng chì trong máu do CDC đề xuất năm 1991 là dưới 10µg/dl, nhưng
nhiều tác giả cho rằng giới hạn này cần phải xem xét lại vì một số ảnh hưởng
của chì xuất hiện khi mức chì máu dưới 10µg/dl [46]
Kết quả của nhiều nghiên cứu về tác động độc hại của chì đối với thần
kinh trẻ em tại Mỹ, châu Âu, châu Úc là cơ sở để đưa ra thang đánh giá, phản

13
ánh mức độ tích luỹ chì trong cơ thể, nguy cơ tổn thương ở trẻ em và các biện
pháp về mặt y tế, công tác vệ sinh và sinh thái. Cơ quan bảo vệ môi trường
(Environmental Protection Agency, EPA) và Trung tâm kiểm soát bệnh tật
của Mỹ (CDC) đã thông qua thang đánh giá sự tích luỹ chì trong cơ thể trẻ em
và hướng dẫn hành động [56] như sau:
Nhóm PbB (µg/dl) Hướng dẫn
1 ≤9 Trẻ không bị ảnh hưởng độc hại của chì
II. A 10-14
Phần lớn trẻ em thuộc nhóm này cần được quan
tâm và kiểm tra sức khoẻ thường xuyên. Có các
biện pháp cần thiết đối với môi sống để phòng
ngừa nhiễm độc chì.


II. B


15-19

Cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn và kiểm soát
hành vi của trẻ, tiến hành các chương trình giáo
dục phòng chống tích luỹ chì trong cơ thể đối với
trẻ em. Nếu hàm lượng chì máu không giảm thì
phải tìm hiểu nguồn gốc và hạn chế chì thâm
nhập vào cơ thể.

III

20-44
Cần phải kiểm tra sức khoẻ và có thể chỉ định
điều trị cho trẻ em nhóm này. Cần phát hiện
nguồn chì gây ô nhiễm môi trường.

IV

45-69
Cần phải kiểm tra sức khoẻ và điều trị cho trẻ em
nhóm này bằng bằng thuốc thải chì (chelation
therapy)
V
≥70
Tình trạng y tế khẩn cấp. Cần khẩn trương tiến
hành điều trị cho trẻ em và điều chỉnh môi
trường.

14
Theo Báo cáo của Cơ quan đăng ký độc chất và bệnh tật (ATSDR-1988)
về sự phổ biến của nhiễm độc chì, ở nước Mĩ tích luỹ chì trong máu có thể lên
tới 5,9 - 11,7 triệu trẻ em [20].

Phân tích các số liệu của Điều tra Dinh dưỡng và Sức khoẻ quốc gia lần
thứ 2 (1980) cho thấy, khoảng 85% trẻ em Mỹ trước tuổi đến trường có hấp
thu chì và nồng độ chì máu trên 10µg/dl [32].
Theo Brody D.J và cộng sự (1994) tổng hợp số liệu từ Điều tra Dinh
dưỡng và Sức khoẻ quốc gia lần thứ 3 thì 8,9% tương đương với 1,7 trẻ em
Mỹ từ 1 đến 5 tuổi có mức chì máu từ 0,48 mmol/l (10µg/dl) trở lên [22].
Nghiên cứu được tiến hành tại Bang Vermont của Mĩ (1995) trên 350 trẻ
em 2 tuổi đã nhận thấy 9% trẻ em có PbB>10 µg/dl, 2,7% trẻ em có PbB
trong khoảng 15 - 20 µg/dl và 1,5% có PbB>20µg/dl, tức là có 13,2% trẻ em
trong nhóm có nguy cơ cao [35]
Ở nước Nga (1997), đánh giá nguy cơ tác động có hại của chì lên trẻ em
được tiến hành theo các mô hình sinh - động học về sự thâm nhập của chì vào
cơ thể [57]. Đối với các thành phố có hàm lượng chì không cao trong môi
trường, hàm lượng chì trung bình trong máu trẻ em gần với mức không nguy
hiểm (10µg/dl). Trong các thành phố có các ngành công nghiệp phát triển, chỉ
số này có thể cao gấp 2 lần. Tính toán nguy cơ bằng thang đánh giá của CDC
cho thấy khoảng 44% trẻ em ở các thành phố lớn có thể phát sinh các vấn đề
hành vi và giáo dục do các tác động của chì, gần 9% cần phải có sự can thiệp
y tế, 0,2% trẻ em nằm trong sự nguy hiểm và khoảng 0,01% cần có sự can
thiệp y tế khẩn cấp và các biện pháp điều trị kịp thời [58]
Theo nghiên cứu tại thành phố Saratov (Nga) năm 1996, mức chì máu
trung bình của 579 mẫu được phân tích ở CDC là 7,7 µg/l (từ 3,0 - 35,7µg/dl.
Mức chì máu của gần 1/4 trẻ em Nga được kiểm tra trong điều tra này có khả
năng gây ra những ảnh hưởng bất lợi tới sức khoẻ [38].

15
Trong nghiên cứu được tiến hành ở Odesha (1999) trên 100 trẻ em lứa
tuổi từ 4 - 12 có 15 em thuộc nhóm IIA, 5 em thuộc nhóm IIB (bảng 1.2), tức
là số lượng của nhóm nguy cơ cao chiếm 20% số trẻ em được khám [52].
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều trung tâm ở châu Âu (Bulgari, Đan

Mạch, Hy lạp, Hung - ga - ry, Italia, Rumani, Đức, Nam Tư), phần lớn trẻ em
lứa tuổi tới trường có mức PbB dao động trong khoảng 5 - 60 µg/dl [49].
Theo kết quả khám 199 trẻ em từ 3 - 6 tuổi ở Wolcele (1988) (quận
Birmingham – Anh), hàm lượng chì máu dao động trong khoảng 4,1 - 33,5
µg/dl, trung bình là 9,74 µg/dl [43].
Các nghiên cứu được tiến hành ở Nam Phi cho thấy một bức tranh khá
không thuận lợi: hơn 90% trẻ em có mức PbB > 10 µg/dl [52].
Các số liệu trên là bằng chứng về một bức tranh nguy hiểm của thực tế
và cường độ nhiễm độc chì ở trẻ em trên thế giới. Việc kiểm soát hàm lượng
chì máu ở trẻ em tại các quốc gia đã trở thành vấn đề cấp thiết [58]. Nhiều
nước trên thế giới như Mỹ, Đức, Đan mạch, Áo, Mexico, Thái Lan đã triển
khai các chương trình quốc gia nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường do chì
và hạn chế những tác động bất lợi của chì đến sức khoẻ trẻ em [57]
1.3. Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và ảnh hưởng của nó
tới sức khoẻ ở Việt Nam
Ở Việt Nam, vấn đề nhiễm độc chì đã được quan tâm từ lâu. Tuy nhiên
qua tham khảo tài liệu, chúng tôi chưa thấy có nghiên cứu nào đề cập đến ảnh
hưởng của ô nhiễm môi trường do chì đến sức khoẻ trẻ em. Chúng tôi xin nêu
ra một số dữ liệu trong các báo cáo và đề tài khoa học được tiến hành nghiên
cứu ở một số làng nghề có khả năng gây ô nhiễm chì cho môi trường (như
làng nghề tái chế kim loại, làng nghề cơ khí, làng nghề đúc kim loại…).

16
1.3.1. Tình hình ô nhiễm môi trường tại các làng nghề
Qua nghiên cứu của Đặng Kim Chi (2005), phần lớn các làng nghề hình
thành và phát triển tự phát, thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu
quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư
cho xây dựng các hệ thống xử lý nước, khí thải hầu như không được quan
tâm. Vì vậy, vấn đề ô nhiễm môi trường các làng nghề là vấn đề đang được
quan tâm và cần thiết phải có những nghiên cứu điều tra cụ thể. Ô nhiễm môi

trường tại các làng nghề ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng [2].
Ô nhiễm môi trường đất làng nghề là do các loại hóa chất và kim loại
nặng trong các làng nghề đúc đồng, nhôm, chì, các ngành sản xuất đồ gốm,
ngói, gạch lát, dệt [11].
Làng nghề tái chế kim loại (nhôm, chì, đồng, kẽm) là loại hình làng nghề
gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng nhiều nhất.
Nước thải từ làng nghề tái chế kim loại (kim loại đen và kim loại màu)
thường chứa bụi kim loại, bụi silicat, rỉ sắt, dầu mỡ. Nước thải quá trình tẩy
rửa và mạ kim loại chứa hóa chất (axit, xút, các kim loại như: CN-, Cr
2
+,
Zn
2
+, Pb
2
+, Cu
2
+, ) gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước; hàm lượng Pb
gấp 4,4 lần, Cu gấp 3,25 lần [2].
Tại làng nghề tái chế kim loại Đông Mai (Hưng Yên), Vân Môn (Bắc
Ninh) (2000) có một lượng lớn kim loại như chì trong nước bề mặt và đất.
Nước thải ở các ao, mương, nước mưa ngấm qua các bãi chất thải rắn làm cho
nguồn nước ngầm tại các khu vực làng nghề cũng bị ô nhiễm nặng [13]
Môi trường không khí bị ô nhiễm nặng nề do khí thải của các lò nấu tái
chế kim loại, ngoài các hơi khí độc cơ bản do đốt cháy nhiên liệu như CO,
CO
2
, NO
x
còn có các loại hơi oxit kim loại như PbO, ZnO, Al

2
O
3
. MnO…là
những tác nhân chính ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người, đặc biệt là đối
với trẻ em. Nước bề mặt và đất tại các làng nghề này cũng bị ô nhiễm nặng,
hàm lượng kim loại nặng (ví dụ như chì) vượt TCCP nhiều lần, thậm chí còn
xuất hiện hàm lượng xianua đáng kể trong nước ao,hồ tại làng Đông Mai
(Hưng Yên) và Vân Môn (Bắc Ninh) [5].

17
Ở làng nghề đúc nhôm, kẽm, chì ở xã Vân Môn (Bắc Ninh) (2003), một
lượng lớn bụi có chứa kim loại nặng phát tán vào không khí. Một số lượng
lớn mẫu không khí trong làng có hàm lượng chì vượt TCCP, mẫu cao nhất
vượt TCCP 87,2 lần [36].
Theo Nguyễn Quỳnh Hoa, Nông Thanh Sơn (2004) nghiên cứu hàm
lượng chì trong môi trường ở vùng tiếp giáp với khu chế biến kim loại mầu
Thái Nguyên thì hàm lượng chì trung bình trong đất là 2,35 ± 2,0 mg/kg [4].
1.3.2. Ảnh hưởng của ô nhiễm môi trường làng nghề đến sức khoẻ
Do môi trường không khí, nước ngầm và nước mặt, đất đều bị ô nhiễm
nên số người dân tại các làng nghề bị mắc các bệnh đường hô hấp, đau mắt,
bệnh ngoài da, tiêu hoá, phụ khoa là rất cao. Ngoài ra là một số bệnh mang
tính nghề nghiệp như bụi phổi, ung thư, thần kinh, đau bụng, đau cột sống…
Nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Khoa học Kỹ thuật Bảo hộ Lao động,
sức khoẻ dân cư tại các làng nghề tái chế kim loại là có nhiều vấn đề nhất. Kết
quả điều tra sức khoẻ tại làng tái chế chì Đông Mai (Hưng Yên) cho thấy:
Triệu chứng chủ quan về hô hấp (tức ngực, khó thở) chiếm 65,6%, suy nhược
thần kinh chiếm 71,8%, viêm đa khớp mãn chiếm 46,9%, tỷ lệ hồng cầu giảm
chiếm 19,4%, tỷ lệ huyết sắc tố giảm chiếm 44,8% (kết quả về tỷ lệ hồng cầu
và huyết sắc tố thông qua xét nghiệm máu và ALA niệu cho 32 đối tượng

trong làng) và 5 trường hợp nhiễm độc chì (trong đó có 3 trẻ em) [5].
Tại làng nghề cơ khí Vân Tràng (2005), trên 50% người lao động mắc
bệnh liên quan đến thần kinh (60,3%), 19,2% người dân mắc bệnh ngoài da,
tỷ lệ bệnh tim mạch và tiết niệu cao 15,4% [17]
Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Minh Châu (2005) tại làng
nghề gốm sứ thì tỷ lệ thợ gốm sức mắc bệnh cao. Tỷ lệ mắc cao đối với 1
số bệnh như suy nhược thần kinh (56,58%), bệnh đường hô hấp
(46,18%), rối loạn thần kinh thực vật (25,58%), bệnh dạ dày - tá tràng

18
(37,05%), bệnh về khớp (18,82%), bệnh răng miệng (8,52%), bệnh da liễu
(8,52%), bệnh thiếu máu (7,35%). Theo tác giả, cơ cấu bệnh ở đây phù
hợp với tình trạng ô nhiễm bụi, các khí thải và chì trong môi trường lao
động và môi trường sống tại làng nghề [1]
Tóm lại, tình trạng ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì
tới sức khoẻ trẻ em nói chung và trẻ em lứa tuổi học đường nói riêng đã
được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm và nghiên cứu nhiều. Ở Việt
Nam, ô nhiễm môi trường do chì và ảnh hưởng của chì đối với sức khoẻ
cộng đồng đã được quan tâm nghiên cứu. Nhưng ảnh hưởng của ô nhiễm
môi trường do chì đến sức khoẻ của học sinh lứa tuổi học đường thì chưa
có nghiên cứu nào đề cập đến. Do đó chúng tôi tiến hành đề tài nghiên
cứu nhằm đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường làng tái chế chì và trong
trường học, đồng thời khảo sát ảnh hưởng của ô nhiễm chì đối với sức
khỏe học sinh.

×