Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM : MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN ĐỊA LÍ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (91.71 KB, 7 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM :
MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC
TRONG MÔN ĐỊA LÍ
A-LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Với cách dạy truyền thống trước đây là giáo viên dùng lời thông qua các phương
pháp như diễn giảng, tường thuật để truyền tải nguồn kiến thức định sẵn cho học sinh,
cách học thụ động, sách vỡ. Nếu cứ dạy và học thụ động như thế ngành giáo dục sẽ
không đáp ứng được những yêu cầu đổi mới của xã hội, sự nghiệp công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước ( 2000 – 2010 ) sự thách trước nguy cơ tục hậu trên đường tiến
vào thế kỉ 21 bằng cạnh tranh trí tuệ đang đòi hỏi đổi mới giáo dục, trong đó có sự đổi
mới căn bản về phương pháp dạy và học, phương pháp đó phải phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn
học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn,
hướng tới hoạt động học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động.
B-TÌNH HÌNH CHUNG :
1-Thuận lợi :
-Từ năm học 2002 – 2005 giáo viên đã được tập huấn thay sách toàn cấp bậc
THCS .
-Học sinh lớp 9 đã trải qua 3 năm học theo phương pháp đổi mới.
-Phương tiện dạy học bộ môn ngày càng được tăng cường.
-Ngoài sách giáo khoa học sinh còn tìm được nhiều tài liệu khác trên các phương
tiện sách báo, Internet . . .
2-Khó khăn :
-Nhiều trường còn thiếu phương tiện dạy học như đèn chiếu, hình ảnh.
-Giáo viên còn lúng túng trong phương pháp đổi mới.
-Sau 3 năm thực tế giảng dạy các lớp thay sách và năm học 2005 – 2006 dạy lớp 9
bản thân tôi xin nêu lên một số phương pháp dạy và học mà bản thân đã đưa vào quá
trình thực dạy bộ môn trong thời gian qua.
Trang-1
C-MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY VÀ HỌC TÍCH CỰC TRONG MÔN ĐỊA
LÍ.


-Trước hết muốn đổi mới cách học cho học sinh, người giáo viên phải đổi mới
cách dạy.
-Trong thực tế giảng dạy, có những trường hợp học sinh khá giỏi đòi hỏi cách dạy
tích cực nhưng giáo viên chưa đáp ứng được, cũng có những trường hợp giáo viên hăng
hái áp dụng phương pháp tích cực nhưng bị thất bại vì học sinh chưa thích ứng vẫn quen
thói học tập thụ động.
-Vì vậy giáo viên phải kiên trì dùng cách dạy hoạt động để dần dần xây dựng cho
học sinh phương pháp học tập chủ động một cách vừa sức từ thấp lên cao.
-Thực hiện dạy và học tích cực không có nghĩa là chúng ta bỏ các phương pháp
truyền thống, trong các phương pháp đổi mới thì để phát huy tính tích cực cần phát triển
các phương pháp thực hành, trực quan theo kiểu tìm tòi từng phần, phát hiện, nghiên
cứu, phát triển các mặt tích cực trong hệ thống phương pháp dạy học quen thuộc đồng
thời phải học hỏi, vận dụng một số phương pháp mới phù hợp với hoàn cảnh thực tế.
1-Phương pháp vấn đáp tìm tòi :
-Giáo viên đặt ra những câu hỏi để từng học sinh tự trả lời.
-Giáo viên đặt câu hỏi để cả lớp tranh luận với nhau.
-Có 3 phương pháp vấn đáp :
a-Vấn đáp tái hiện :
-Giáo viên đặt câu hỏi, học sinh nhớ lại kiến thức đã biết và trả lời dựa vào trí nhớ
không cần suy luận.
-Đối với phương pháp này giáo viên nên hạn chế vì sự không phù hợp với phương
pháp học tích cực.
Ví dụ 1 : Bài 1 SGK 9 trang 3 “ Công đồng các dân tộc Việt nam”.
-Giáo viên đặt câu hỏi :
Trang-2
+Hãy nêu nơi sinh sống chính và ngành nghề chủ yếu của các dân tộc ít người
nước ta.
-Học sinh chỉ cần nhớ lại kiến thức đã học để trả lời.
b-Vấn đáp giả thích – minh họa nhằm mục đích làm sáng tỏ vấn đề được đặt ra.
-Phương pháp này có nhiều hiệu quả.

Ví dụ 2 : Bài 12 SGK trang 42 “ Sự phát triển và phân bố công nghiệp”.
-Giáo viên đặt câu hỏi và đưa ra lược đồ công nghiệp khai thác nhiện liệu và công
nghiệp điện.
+Hãy nêu những thế mạnh để ngành công nghiệp khai thác nhiên liệu phát triển
( dựa trên lược đồ để trả lời ).
c-Vấn đáp tìm tòi :
-Giáo viên đặt câu hỏi được sắp xếp hợp lí, phát hiện ra bản chất của sự việc, tính
quy luật của hiện tượng đang tìm hiểu, kích thích sự ham muốn hiểu biết. Phương pháp
này cũng tùy tình hình mà sử dụng.
Ví dụ 3 : Bài 15 SGK 9 trang 56 “ Thương mại và du lịch”.
-Giáo viên đặt câu hỏi :
+Trình bày vị trí của ngành du lịch trong giai đoạn hiện nay?
+Kể tên một số trung tâm du lịch nổi tiếng về tài nguyên du lịch và tài nguyên
nhân văn.
2-Phương pháp đặt và giải quyết vấn đề :
-Giáo viên tạo các tình huống có vấn đề để thu hút học sinh vào quá trình nhận
thức tích cực.
-Trong dạy và học dặt và giải quyết vấn đề học sinh vừa nắm được tri thức mới,
vừa nắm được phương pháp chiếm lĩnh tri thức đó, phát triển tư duy tích cực sáng tạo,
được chuẩn bị một năng lực thích ứng với đời sống xã hội, phát hiện kịp thời và giảii
quyết hợp lí các vấn đề nảy sinh.
Trang-3
-Giáo viên đặt vấn đề, nêu cách giải quyết ( học sinh dựa trên các giải quyết của
giáo viên để trả lời ).
-Giáo viên đặt vấn đề, gợi ý để học sinh tìm ra cách giải quyết.
Ví dụ 4 : Bài 4 SGK 9 trang 15 “ Lao động và việc làm”.
-Giáo viên đưa ra sơ đồ :
3-Phương pháp hợp tác trong nhóm nhỏ hoặc cả lớp :
-Đối với phương pháp này sẽ giúp các thành viên trong nhóm chia sẽ các băn
khoăn, kinh nghiệm của bản thân, cùng nhau xây dựng nhận thức mới, quá trình học hỏi

lẫn nhau chứ không phải chỉ là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên.
-Thành công của bài học phụ thuộc vào sự nhiệt tình tham gia của mọi thành viên
– phương pháp cùng tham gia.
-Tuy nhiên qua thực tế phương pháp này lại bị hạn chế bởi không gian chật hẹp,
thời gian hạn định của một tiết học, số lượng học sinh quá nhiều ( lớp gần 50 học sinh )
cho nên giáo viên phải biết tổ chức lớp hợp lí và học sinh đã khá quen với phương pháp
này thì mới có kết quả.
-Trong mỗi tiết học chỉ nên có từ 1 đến 2 hoạt động nhóm, giáo viên cũng cần lưu
ý tránh khuynh hướng hình thức và lạm dụng cho rằng tổ chức hoạt động nhóm là dấu
hiệu tiêu biểu nhất của đổi mới phương pháp dạy học, hoạt động nhóm càng nhiều thì
chứng tỏ phương pháp dạy học càng đổi mới.
4-Phương pháp hường dẫn học sinh khai thác tri thức địa lí từ bản đồ địa lí :
Trang-4
Mặt mạnh
Chất lượng lao động
Mặt hạn chế
Chất lượng lao động
*Vai trò của bản đồ : là phương tiện trực quan, là một nguồn tri thức địa lí quan
trọng, học sinh có thể nhìn thấy một cách bao quát vùng lãnh thổ xa xôi ở trên bề mặt
trái đất mà chưa bao giờ đi đến thực tế được .
*Về kiến thức : bản đồ phản ánh sự phân bố những mối quan hệ của các đối tượng
địa lí trên bề mặt trái đất một cách cụ thể mà không một phương tiện nào khác có thể
làm được . Những kí hiệu, màu sắc cách biểu hiện trên bản đồ là những nội dung địa lí
đã được mã hóa nó trở thành một ngôn ngữ đặc biệt gọi là ngôn ngữ địa lí bản đồ.
*Về phương pháp : là phương pháp trực quan giúp học sinh khai thác, củng cố tri
thức và tiếp tục phát triển tư duy trong quá trình học địa lí. Để khai thác được những tri
thức trên bản đồ, trước hết học sinh phải hiểu bản đồ, đọc được bản đồ, nghĩa là phải
nắm được những kiến thức lí thuyết về bản đồ, trên cơ sở đó có được những kĩ năng làm
việc với bản đồ. Đó là nhiệm vụ quan trọng của giáo viên giảng dạy địa lí.
*Về tác dụng : khi học sinh có kĩ năng sử dụng bản đồ thì có thể tái tạo lại được

hình ảnh các lãnh thổ cần nghiên cứu mà không cần nghiên cứu ngoài thực địa.
-Khi phân tích nội dung các bản đồ rồi so sánh đối chiếu với nahu học sinh sẽ phát
triển được tư duy logic biết thiết lập các mối quan hệ giữa các đối tượng địa lí nhất là
các mối liên hệ nhân quả giữa chúng với nhau.
Ví dụ 5 : Bài 20 SGK 9 trang 71 “ Vùng đồng bằng sông Hồng”.
-Giáo viên giới thiệu bản đồ vùng đồng bằng sông Hồng.
-Giáo viên đặt câu hỏi :
+Xác định vị trí giới hạn của vùng ?
+Vị trí đó có ý nghĩa gì trong quá trình phát triển kinh tế ?
+Với vị trí đó đồng bằng sông Hồng có những điều kiện tự nhiên thuận lợi và khó
khăn gì cho sự phát triển kinh tế ?
-Học sinh dựa trên bản đồ trả lời vấn đề được giáo viên đưa ra.
5-Phương pháp đàm thoại gợi mở trong dạy và học địa lí :
Trang-5
-Đối với phương pháp này giáo viên khéo léo đặt hệ thống câu hỏi để học sinh trả
lời nhằm gợi mở cho học sinh sáng tỏ những vấn đề mới, tự khám phá những tri thức
mới bằng sự tái hiện những tài liệu đã học, nhằm giúp học sinh củng cố, mở rộng, đào
sâu, tổng kết, hệ thống hóa tri thức đã tiếp thu được và nhằm mục đích kiểm tra đánh
giá, tự kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo trong quá trình học tập.
+Đàm thoại, gợi mở – dạy bài mới.
+Đàm thoại, củng cố – củng cố bài học.
+Đàm thoại tổng kết – khái quát khi học xong chương.
+Đàm thoại kiểm tra – kiểm tra việc lĩnh hội kiến thức của học sinh.
• Ý nghĩa của phương pháp này là nếu được giáo viên vận dụng khéo léo và
có hiệu quả sẽ có tác dụng kích thích tính tích cực, độc lập, sáng tạo trong học tập, bồi
dưỡng cho người học năng lực diễn đạt bằng lời nói, bồi dưỡng hứng thú học tập, làm
cho không khí lớp học sôi nổi. Mặt khác, phương pháp đàm thoại còn giúp cho giáo
viên thường xuyên thu được những tín hiệu ngược từ kết quả học tập của học sinh để
kịp thời điều chỉnh hoạt động dạy và học nhằm đạt được chất lượng, hiệu quả học tập ở
mức độ cao hơn.

• Tóm lại : Kinh nghiệm giảng dạy thực tế cho thấy, nếu chúng ta chuẩn bị kĩ
nội dung và phương pháp cho các bài dạy thì việc truyền thụ kiến thức cho học sinh rất
sinh động, hấp dẫn. Từ đó tạo cho học sinh hứng thú say mê trong học tập và tiếp thu
kiến thức một cách có hiệu quả.
• Kết quả :
Lớp Sỉ số
Giỏi Khá Trung bình Yếu
Slượng % Slượng % Slượng % Slượng %
9
1
37 0 0 14 37,8 20 54,1 3 8,1
9
2
37 4 10,8 19 51,4 14 37,8 0 0
9
3
34 1 2,9 11 32,4 18 52,9 4 11,8
9
4
34 2 5,9 14 41,2 14 41,2 4 11,7
Trang-6
Cộng 142 7 5,6 58 41,9 66 46,5 11 6,1
D-KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ :
-Để giảng dạy : tôi nhận thấy rằng việc lồng ghép khéo léo các phương pháp dạy
học trong bộ môn địa lí là một chất keo dính hiệu quả nhất để thu hút sự chú ý theo dõi
của học sinh đối với bài giảng của giáo viên. Và như vậy có nghĩa là giáo viên đã tạo
được sự linh động hấp dẫn đối với bài giảng của mình.
-Tuy nhiên để thực hiện tốt thì ngoài sự nổ lực tích cực của bản thân mỗi giáo
viên thì cần phải có nhiều nguồn tài liệu để nghiên cứu bổ sung. Vì thế tôi xin kiến
nghị :

+Nhà trường cùng các phòng ban tạo điều kiện tốt nhất về phương tiện dạy học
như : cung cấp tài liệu, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, đèn chiếu cho giáo viên kịp
thời nhằm giảng dạy tốt hơn, và học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
-Trên đây là một số phương pháp dạy và học tích cực trong phân môn địa lí của
bản thân tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề được tốt hơn.
+Nhà trường cùng các phòng ban tạo điều kiện tốt nhất về phương tiện dạy học
như : cung cấp tài liệu, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, đèn chiếu cho giáo viên kịp
thời nhằm giảng dạy tốt hơn, và học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
-Trên đây là một số phương pháp dạy và học tích cực trong phân môn địa lí của
bản thân tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề được tốt hơn.
+Nhà trường cùng các phòng ban tạo điều kiện tốt nhất về phương tiện dạy học
như : cung cấp tài liệu, sách tham khảo, bản đồ, tranh ảnh, đèn chiếu cho giáo viên kịp
thời nhằm giảng dạy tốt hơn, và học sinh tiếp thu kiến thức hiệu quả hơn.
-Trên đây là một số phương pháp dạy và học tích cực trong phân môn địa lí của
bản thân tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để chuyên đề được tốt hơn.
Trang-7

×