SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC
HỌC PHẦN KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC I.
Giảng viên: Đậu Thị Hồng Thắm
Bộ môn: Khoa học quản lý
ĐẶT VẤN ĐỀ
Nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đang vừa là mục tiêu quan trọng vừa
là nhiệm vụ cấp bách của sự nghiệp đổi mới giáo dục ở nước ta hiện nay, trong đó
đổi mới phương pháp dạy học được coi là một trong những giải pháp chiến lược.
Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục” đã đặt ra yêu cầu: “Tiếp tục đổi
mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng khắc phục lối truyền thụ áp đặt
một chiều, ghi nhớ máy móc; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận
dụng kiến thức, kỹ năng của người học, tập trung dạy cách học, cách nghĩ và tự
học, theo phương châm “giảng ít, học nhiều”. Chuyển quá trình đào tạo thành quá
trình tự đào tạo. Bồi dưỡng khát vọng học tập suốt đời”.
Xu hướng chung của việc đổi mới phương pháp dạy học hiện nay là sử dụng
các phương pháp dạy học có nhiều tiềm năng phát huy cao độ tính chủ động, tích
cực và sáng tạo của học sinh, chuyển từ hình thức giáo viên chỉ truyền đạt thông
tin cho trò sang hình thức thầy tổ chức hoạt động cho trò tự nhận thức tri thức, qua
đó phát huy tính độc lập, tích cực và sáng tạo của trò. Giáo viên có vai trò tổ chức
hoạt động nhận thức của người học theo tiếp cận hướng vào người học, tạo năng
lực học tập cho người học giúp người học vừa tích cực nhận thức tri thức vừa rèn
luyện năng lực tự học, chuyển thành phong cách học tập độc lập sáng tạo, hình
thành năng lực để học tập suốt đời.
Trước xu hướng đó, trong nhiều năm qua đã có nhiều tác giả vận dụng, chuyển
hóa các phương pháp khoa học, các thành tựu công nghệ thành những phương
pháp dạy học tiến bộ. Trong đó tiếp cận, chuyển hóa phương pháp Grap toán học
thành phương pháp dạy học là một cách tiếp cận có nhiều triển vọng và đã được áp
dụng khá nhiều ở các môn học trong trường phổ thông.
Grap là một lý thuyết có nguồn gốc từ toán học. Sử dụng phương pháp Grap
trong dạy học sẽ giúp người học dễ dàng hình dung được toàn bộ kiến thức được
học và mối quan hệ chặt chẽ giữa các đơn vị kiến thức đó, nhờ vậy việc ghi nhớ và
tư duy sẽ đạt hiệu quả cao hơn.
Học phần Khoa học quản lý giáo dục 1trong chương trình đào tạo cử nhân
chuyên ngành Quản lý giáo dục (Học viện quản lý giáo dục), là học phần cung cấp
cho người học một khối lượng kiến thức lý luận khá lớn và phức tạp về quản lý
giáo dục. Những đơn vị kiến thức này có thể được hệ thống hóa, mô hình hóa nhờ
phương pháp Grap giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt được vấn đề cũng như mối liên
hệ giữa chúng, từ đó giúp sinh viên có thể tư duy, sáng tạo trong việc nhận diện và
vận dụng vào thực tiễn quản lý giáo dục.
Xuất phát từ xu hướng trên, cùng với mong muốn nâng cao chất lượng và hiệu
quả giảng dạy, trong khuôn khổ bài viết này, tác giả xin mạnh dạn đề xuất ý tưởng
“Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học học phần Khoa học quản lý giáo dục 1
dành cho cử nhân chuyên ngành Quản lý giáo dục”.
I. GRAP VÀ VIỆC SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY
HỌC.
1.1 Khái quát về lý thuyết Grap
Lý thuyết Grap còn được gọi là lý thuyết sơ đồ được ra đời hơn 250 năm trước,
khi mới ra đời lý thuyết này chủ yếu nghiên cứu giải quyết những bài toán có tính
chất giải trí và tiêu khiển. Vào thời điểm đó, lý thuyết Grap chỉ là một bộ phận nhỏ
của toán học, chưa thu hút được sự chú ý nhiều của các nhà khoa học nên thành
tựu của nó còn hạn chế. Chỉ đến những năm 30 của thế kỷ XX, khi toán học ứng
dụng và lý thuyết đồ thị phát triển mạnh thì lý thuyết Grap mới được thực sự xem
là một ngành toán học riêng biệt.
Theo từ điển Anh – Việt, Grap có nghĩa là đồ thị- biểu đồ gồm có một đường
hoặc nhiều đường biểu thị sự biến thiên của các đại lượng. Nhưng từ Grap trong lý
thuyết Grap lại bắt nguồn từ từ “graphic” có nghĩa là tạo ra một hình ảnh rõ ràng,
chi tiết, sinh động trong tư duy.
Trong toán học, “Grap bao gồm một tập hợp không rỗng E những yếu tố được
gọi là đỉnh và một tập hợp A những yếu tố gọi là cạnh. Mỗi yếu tố của A là một
cặp (không xếp thứ tự) những yếu tố rõ rệt của E. Đó là Grap vô hướng. Trong
trường hợp một Grap định hướng những yếu tố của A đều là những cặp có hướng
và gọi là cung. Một đôi hay cặp có thể được lựa chọn hơn một lần”.
Trong sơ đồ Grap sự sắp xếp trật tự trước – sau của các đỉnh và cung (cạnh) có
ý nghĩa quyết định; còn kích thước, hình dáng không có ý nghĩa.
Grap là một chuyên ngành toán học hiện đại đã được ứng dụng trong nhiều
lĩnh vực khoa học và kỹ thuật như: Kinh tế học, tâm lý học, hóa học…. Về mặt
phương pháp luận, có thể xem đây là một phương pháp khoa học thuộc loại riêng
rộng, có tính khái quát cao, có tính ổn định vững chắc để mã hóa các loại mối quan
hệ giữa các đối tượng nghiên cứu. Ngôn ngữ của Grap vừa có tính trực quan – cụ
thể, lại vừa trừu tượng- khái quát (biểu đạt bằng sơ đồ). Một ưu thế đặc biệt của
Grap là có thể mô hình hóa cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, từ
quy mô nhỏ đến quy mô lớn…
1.2 Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học
Sử dụng phương pháp Grap trong dạy học là một hướng nghiên cứu có nhiều
triển vọng trong lý luận dạy học mà người đặt nền móng đầu tiên ở Việt Nam là cố
giáo sư Nguyễn Ngọc Quang. Ông cho rằng, sở dĩ Grap toán học được lựa chọn để
chuyển hóa thành phương pháp dạy học vì nó có ưu thế đặc biệt trong việc mô hình
hóa cấu trúc của các hoạt động từ đơn giản đến phức tạp, lại vừa có tính trực quan.
1.2.2 Phương pháp Grap trong dạy học
Phương pháp Grap trong dạy học là cách thức thiết kế, sử dụng sơ đồ để mô tả
sự vật, hoạt động, cho phép hình dung một cách trực quan các mối liên hệ giữa các
yếu tố trong cấu trúc của sự vật, cấu trúc logic của quy trình triển khai hoạt động
giúp con người nhận thức tổng thể về sự vật, hoạt động đó và quy luật phát triển
của nó.
Trong lĩnh vực dạy học, phương pháp Grap có một số ứng dụng cơ bản như:
- Dùng Grap để hệ thống hóa khái niệm.
- Dùng Grap cấu trúc hóa nội dung của tài liệu giáo khoa. (Cấu trúc hóa tài liệu
giáo khoa là tạo nên mối liên hệ giữa các đơn vị kiến thức trong một hệ thống nhất
định – trong một chương trình, một chương hay một bài).
- Dùng Grap hướng dẫn người học tự học: Giảng viên sẽ hướng dẫn sinh viên
nghiên cứu giáo trình để xác định các yếu tố cấu trúc của đối tượng nghiên cứu rồi
lập Grap thể hiện các mối quan hệ giữa các yếu tố cấu trúc đó. Cách này sẽ giúp
sinh viên biết cách tự nghiên cứu giáo trình. Mặt khác, bằng Grap người học có thể
xây dựng dàn ý cơ bản của bài học, từ đó có điểm tựa để sinh viên ghi nhớ kiến
thức theo một hệ thống logic khoa học. Hình ảnh của Grap sẽ giúp sinh viên lưu
trữ thông tin lâu hơn và có khả năng vận dụng kiến thức một cách nhanh chóng,
hình thành năng lực tư duy hệ thống.
Theo cố giáo sư Nguyễn Ngọc Quang, trong mỗi hoạt động bao giờ cũng có
mặt tĩnh, đó là cấu trúc của nó và mặt động đó là logic phát triển của hoạt động.
Trong dạy học, mặt tĩnh là nội dung kiến thức còn mặt động là các hoạt động của
thầy và trò trong quá trình dạy – học. Grap có khả năng diễn đạt rất thành công cả
hai mặt này của dạy học bằng Grap nội dung và Grap hoạt động.
- Grap nội dung là grap phản ánh một cách khái quát, trực quan cấu trúc logic
phát triển bên trong của một tài liệu.
Quy trình lập Grap nội dung: Giáo viên cần nghiên cứu kỹ nội dung chương
trình giảng dạy để lựa chọn những bài, những tổ hợp kiến thức có thể sử dụng Grap
nội dung vì không phải nội dung nào cũng có thể biểu diễn qua sơ đồ Grap.
Bước 1: Xác định các đỉnh: gồm các công việc: Chọn kiến thức tối thiểu, cần
và đủ; Mã hóa chúng thật súc tích (có thể dùng ký hiệu để quy ước); bố trí các đỉnh
trên một mặt phẳng.
Bước 2: Thiết lập các cung: Thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi
tên để diễn tả mối liên hệ giữa các đỉnh (các nội dung) với nhau làm sao đảm bảo
tính logic phát triển của các nội dung.
Grap d¹y Häc
Grap néi dung
Grap ho¹t ®éng
Bước 3: Hoàn thiện Grap: Làm cho Grap trung thành với nội dung được mô
hình hóa về cấu trúc logic nhưng lại giúp người học hình dung dễ dàng nội dung
bài học và đảm bảo tính hình thức bố cục trình bày.
- Grap hoạt động: là Grap mô tả trình tự các hoạt động sư phạm theo logic hoạt
động nhận thức nhằm tối ưu hóa bài học. Lập Grap hoạt động là ứng dụng bài toán
“con đường ngắn nhất” của lý thuyết Grap vào quá trình dạy học nhằm thực hiện
bài học theo hướng tối ưu hóa.
Quy trình lập Grap hoạt động gồm 4 bước:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học.
Bước 2: Xác định các hoạt động: Dựa vào nội dung hoặc cấu trúc nội dung để
xác định các hoạt động trong bài học. Mỗi hoạt động thường tương ứng với một
đơn vị kiến thức.
Bước 3: Xác định các thao tác trong từng hoạt động.
Bước 4: Lập Grap hoạt động mô tả diễn biến chính của bài học.
Grap nội dung và Grap hoạt động được áp dụng trong một bài học, Grap nội
dung thể hiện logic của các thành phần nội dung kiến thức trong một bài học, có
tính khách quan và không thay đổi. Còn Grap hoạt động là mô hình hóa về hoạt
động của thầy và trò nhằm thực hiện mục tiêu dạy học, nó có tính linh hoạt hơn.
Grap hoạt động là mô hình hóa tiến trình, kế hoạch bài học được dự kiến trong
giáo án. Như vậy, Grap nội dung và Grap hoạt động có mối quan hệ mật thiết với
nhau, cùng hỗ trợ nhau hướng đạt mục tiêu dạy học. Trong quá trình chuẩn bị bài,
giảng viên dựa vào Grap nội dung để thiết kế Grap hoạt động. Trong quá trình thực
hiện bài học, người dạy lại dựa vào Grap hoạt động để giúp người học thiết lập
Grap nội dung.
1.2.2 Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp Grap trong dạy học.
- Trước hết việc sử dụng phương pháp Grap trong dạy học sẽ giúp giáo viên
quy hoạch được quá trình dạy học tổng quát cũng như từng hoạt động của nó, thiết
kế một cách tối ưu các hoạt động dạy – học và điều khiển hợp lý quá trình này. Từ
đó từng bước công nghệ hóa quá trình dạy học trong nhà trường theo hướng tích
cực hóa hoạt động nhận thức của người học.
- Đảm bảo tính hiệu quả thông tin: Ngôn ngữ Grap vừa cụ thể, trực quan lại
vừa trừu tượng, khái quát. Grap cho phép người học tiếp cận với nội dung tri thức
bằng con đường logic tổng- phân- hợp, tức là vừa phân tích đối tượng nhận thức
thành các yếu tố cấu thành lại vừa tổng hợp, khái quát hóa các yếu tố đó thành một
chỉnh thể mang tính hệ thống. Từ đó giúp cho người học nhận thức được đối tượng
một cách vừa chi tiết, cụ thể lại vừa khái quát, hệ thống.
- Đảm bảo tính khái quát và tính hệ thống của khối lượng kiến thức: Bản thân
Grap là một sơ đồ biểu thị toàn bộ nội dung cơ bản của một bài học hay một
chương, một phần (Đã được mã hóa và thiết lập trên một trật tự nhất định). Grap sẽ
phản ánh cho ta thấy rõ ràng tổng thể nội dung kiến thức một cách chọn lọc, cơ bản
và quan trọng nhất của bài học, thể hiện được trọng tâm của bài. Nhờ vậy khi sử
dụng phương pháp Grap trong dạy học sẽ giúp người học hình dung được một cách
rõ ràng, khái quát tổng thể nội dung kiến thức mà người dạy cung cấp.
Mặt khác, Grap toán học là đồ thị biểu diễn quan hệ mang tính hệ thống giữa
các đối tượng được mô tả. Trong khi đó, nội dung chương trình của một bài, một
chương, một giáo trình luôn được thiết kế, sắp xếp thành hệ thống kiến thức có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, chúng ta có thể lợi dụng đặc tính của Grap toán
học để biểu diễn hệ thống kiến thức trong dạy học.
- m bo tính trc quan: Nh chúng ta ã bit, th giác óng vai trò rt
quan trng trong vic thu nhn tri thc (chim 83%). Trong khi ó, Grap là
mt s dùng mô hình hóa ni dung tri thc to ra cho ng i hc hình
nh trc quan v khi l ng và mi quan h gia các i t ng trong ch
hc tp. Khi ó, hình nh s (rt ngn gn, súc tích, khái quát) s d dàng
li n t ng và c lu gi lâu dài trong u óc ng i.
- m bo tính logic: H thng kin thc c thit k rt logic trong các
bài hc, các ch ng hay giáo trình, tính logic này s c m bo khi ta s
dng ph ng pháp Grap. Tính logic ca Grap th hin s rõ ràng, rành
mch trong các mi quan h ngang, dc, nhánh cp 1- nhánh cp 2 gia các
i t ng c th hin. Nhìn vào s chúng ta có th thy c s vn
ng, phát trin các ni dung, t ó giúp sinh viên nâng cao kh nng t duy
trong quá trình tip thu vn .
Nh vy, nu chuyn hóa Grap toán hc thành ph ng pháp dy hc mt
mt s giúp ng i dy xây dng bài son hp lý hn, mt khác s thúc y
quá trình t hc, t nghiên cu ca ng i hc, rèn luyn nng lc h thng
hóa kin thc và nng lc sáng to cho ng i hc, t ó nâng cao hiu qu
dy hc.
II. SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GRAP TRONG DẠY HỌC HỌC PHẦN
KHOA HỌC QUẢN LÝ GIÁO DỤC I.
2.1 Vài nét về học phần Khoa học quản lý giáo dục 1.
Học phần Khoa học quản lý giáo dục 1 là học phần được giảng dạy cho sinh
viên chuyên ngành Quản lý giáo dục. Học phần được học sau khi sinh viên đã
được trang bị các kiến thức thuộc các môn học như tâm lý học, giáo dục học, nhà
nước và pháp luật, khoa học quản lý. Học phần sẽ cung cấp cho sinh viên những
kiến thức lý luận chung về quản lý giáo dục, bao gồm: Khái niệm về quản lý giáo
dục, quản lý trường học, các đặc điểm và bản chất của quản lý giáo dục, các quan
điểm quản lý giáo dục, mô hình quản lý giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, các
chức năng cơ bản của quản lý giáo dục, nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo
dục.
Mục tiêu của học phần Khoa học quản lý giáo dục 1:
- Về kiến thức: Trang bị cho người học những kiến thức lý luận cơ bản về quản
lý giáo dục gồm khái niệm về quản lý giáo dục, quản lý trường học, các đặc điểm
và bản chất của quản lý giáo dục, các quan điểm quản lý giáo dục, mô hình quản lý
giáo dục, mục tiêu quản lý giáo dục, các chức năng cơ bản của quản lý giáo dục,
nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục.
- Về kỹ năng: Trên cơ sở các kiến thức lý luận đã được trang bị, giúp người
học biết phân tích làm rõ các thành tố cơ bản của quản lý giáo dục, so sánh các đặc
điểm của quản lý giáo dục với các lĩnh vực quản lý khác, xác định được hệ mục
tiêu quản lý giáo dục, phân tích được các quan điểm quản lý giáo dục và liên hệ
được trong những tình huống cụ thể; biết phân tích so sánh các mô hình quản lý
giáo dục, biết giải quyết một số tình huống cụ thể trong quản lý giáo dục theo đúng
nguyên tắc quản lý giáo dục, biết lựa chọn và vận dụng các phương pháp quản lý
giáo dục…
- Về thái độ: Học xong học phần người học có thái độ thực tế trong xác định
mục tiêu quản lý giáo dục, có ý thức tuân thủ các nguyên tắc quản lý trong hoạt
động thực tiễn, có thái độ tích cực và tư duy phê phán trong lựa chọn phương pháp
quản lý để phân tích và giải quyết các tình huống của quản lý giáo dục trong thực
hành cũng như trong công tác sau này.
Nội dung học phần Khoa học quản lý giáo dục I gồm có 3 chương:
Chương 1: Đại cương về quản lý giáo dục
Chương 2: Mục tiêu quản lý giáo dục
Chương 3: Nguyên tắc và phương pháp quản lý giáo dục.
Từ sự mô tả khái quát trên đây, cho thấy học phần Khoa học quản lý giáo dục I
có khối lượng kiến thức lý luận khá lớn và phức tạp, các đơn vị kiến thức có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc mô hình hóa nội dung bài học hay từng
phần, từng chương bằng phương pháp Grap sẽ giúp sinh viên dễ dàng hình dung và
nắm bắt kiến thức hơn. Hơn nữa, học phần này đặt ra yêu cầu sinh viên phải có kỹ
năng phân tích, so sánh, liên hệ thực tiễn, nhận diện và giải quyết được một số tình
huống trong quản lý giáo dục. Muốn làm được như vậy, sinh viên phải thực sự hiểu
bài, phải tích cực tư duy, kết nối một cách linh hoạt các kiến thức để vận dụng sáng
tạo trong từng tình huống. Phương pháp Grap sẽ hỗ trợ người học phát triển năng
lực này.
2.2.2 Hướng sử dụng phương pháp Grap trong dạy học học phần Khoa
học quản lý giáo dục I.
Grap nội dung có thể được thiết lập cho nội dung một bài học trọn vẹn, hoặc
một chương, một phần hay chỉ là một khái niệm. giảng viên cần nghiên cứu kỹ nội
dung để lựa chọn nội dung phù hợp cho việc lập Grap.
Để sinh viên làm quen với phương pháp Grap trong quá trình học, giảng viên
nên thực hiện theo quá trình từ dễ đến khó.
Giai đoạn 1: Giảng viên lập Grap nội dung trên lớp, yêu cầu sinh viên ghi nhớ
và tái hiện Grap theo mẫu của giảng viên.
Giai đoạn 2: Từ bài giảng của giảng viên yêu cầu sinh viên tự xây dựng Grap
và giải thích được cách xây dựng đó.
Giai đoạn 3: Sinh viên tự nghiên cứu nội dung bài từ giáo trình và tự xây dựng
Grap phù hợp với nội dung đã tự nghiên cứu.
Trong quá trình xây dựng Grap nội dung, giảng viên cần hướng dẫn sinh viên
lưu ý: Grap nội dung là hình thức cấu trúc hóa một cách trực quan và khái quát nội
dung bài học. Grap phải đảm bảo có các đỉnh và các cung, trong đó các đỉnh là
những chốt kiến thức được mã hóa, các cung là những đường nối các đỉnh kiến
thức đó. Grap nội dung phải đảm bảo tính khái quát, nội dung kiến thức được chọn
phải là cơ bản nhất, quan trọng nhất nhưng cũng không được bỏ sót nội dung. Các
nội dung của Grap phải nêu lên được dấu hiệu bản chất nhất của đối tượng, đảm
bảo tính hệ thống thể hiện ở trình tự kiến thức các bài, các chương trung thành với
giáo trình. Việc bố trí các đỉnh và các cung cũng cần phải đảm bảo tính thẩm mỹ,
giúp người xem dễ nhìn và dễ tiếp thu.
Một vài ví dụ xây dựng Grap nội dung trong dạy học Học phần Khoa học quản
lý giáo dục
Ví dụ 11: Xây dựng Grap nội dung của một khái niệm “Mục tiêu quản lý giáo
dục”.
Định nghĩa của khái niệm được phát biểu như sau: Mục tiêu quản lý giáo dục
là cái đích phải đạt tới của quá trình quản lý. Nó được xem là trạng thái mong
muốn, khả thi và cần thiết tại một thời điểm xác định trong tương lai đối với cơ sở
giáo dục hoặc đối với một số thành tố/bộ phận của hệ thống giáo dục.
Định nghĩa khái niệm này có thể được Grap hóa như sau:
- Chọn những kiến thức chốt của định nghĩa, những kiến thức cơ bản cần và đủ
để tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của định nghĩa.
- Xác lập các mối liên hệ giữa các kiến thức chốt, tức là xây dựng các cung của
Grap.
Định nghĩa có thể được diễn tả bằng sơ đồ Grap sau đây:
Mục tiêu
QLGD
Cần thiết
Khả thi
Mong
muốn
Đích phải
đạt
Thời điểm
xác định ở
tương lai
Trạng thái
Bộ phận/thành
tố HTGD
Cơ sở giáo
dục
Hệ thống
giáo dục
Ví dụ xây dựng Grap nội dung cho một phần trong bài học: Khi giảng đến
phần các thành tố của quản lý giáo dục, giảng viên có thể sử dụng sơ đồ Grap để
thể hiện các thành tố và mối quan hệ giữa các thành tố này một cách trực quan và
dễ hiểu như sau:
Để giảng dạy nội dung này bằng phương pháp Grap, giảng viên có thể triển
khai theo hai cách:
Cách 1: Giảng viên giới thiệu về khái niệm, đặc điểm của từng thành tố và mối
quan hệ của từng thành tố sau đó yêu cầu sinh viên xây dựng sơ đồ Grap về các
thành tố và mối quan hệ giữa chúng dựa trên những gì giảng viên đã giới thiệu.
Cách 2: Giảng viên cho trước sơ đồ Grap trên, sau đó yêu cầu sinh viên giải
thích sơ đồ.
Cả hai cách làm này đều khiến cho sinh viên buộc phải tư duy để xây dựng
hoặc giải thích được sơ đồ Grap, tức là người dạy đang kích thích tính tích cực tư
duy để nhận thức tri thức của người học, qua đó phát triển năng lực tự tìm tòi,
Chủ thể
QL
Đối tượng
QL
Công cụ QL
Phương pháp
QL
Mục tiêu
QL
Môi trường
khám phá và sáng tạo. Hay nói cách khác, giảng viên đã tích cực hóa hoạt động
học tập của sinh viên.
Trong quá trình dạy học, giảng viên có thể sử dụng phương pháp Grap khi
giảng dạy bài mới, cũng có thể dùng nó để củng cố kiến thức cho sinh viên sau khi
học hết một bài, một chương, giúp sinh viên hệ thống lại những kiến thức đã được
học làm nền tảng để học tiếp những nội dung mới.
Mặc dù phương pháp Grap trong dạy học có nhiều ưu điểm và đem lại nhiều
hiệu quả, đặc biệt là trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng
phát huy tính độc lập, chủ động, sáng tạo của người học, nhưng người dạy cần phải
thận trọng khi sử dụng phương pháp này. Trước hết, phải hiểu rằng không có
phương pháp dạy học nào là vặn năng, để nó đạt được hiệu quả thiết thực nhất cần
có sự lựa chọn và phối hợp với các phương pháp khác trong quá trình giảng dạy.
Mặt khác, dù phương pháp này có ưu việt đến đâu thì nếu lạm dụng nó cũng sẽ gây
ra sự nhàm chán, làm mất hứng thú cho người học, từ đó chất lượng dạy học sẽ
giảm.
KẾT LUẬN.
Tóm lại, việc chuyển hóa Grap toán học thành Grap dạy học là một hướng tiếp
cận hiện đại trong lý luận dạy học. Phương pháp Grap với những ưu thế của nó đã
phát huy được hiệu quả trong dạy học và phù hợp với xu thế đổi mới phương pháp
dạy học hiện nay. Với bài viết này tác giả mong muốn phương pháp Grap sẽ được
nghiên cứu và vận dụng nhiều hơn trong hoạt động dạy – học đại học nói chung và
dạy – học học phần Khoa học quản lý giáo dục 1 nói riêng nhằm khơi gợi, phát triển
năng lực tư duy, sáng tạo của sinh viên, nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ giáo dục và đào tạo, Đề án “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và
đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.
2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phương pháp Grap trong dạy học sinh học.
3. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh, Lê Thị Mai Phương (2012), giáo trình Khoa học
quản lý giáo dục 1, Học viện quản lý giáo dục.
4. Nguyễn Mạnh Hùng (2012), Xây dựng và sử dụng graph trong dạy học
chương “Cơ chế di truyền và biến dị”, Sinh học 12 trung học phổ thông, Luận văn
thạc sỹ
5. Trường cán bộ quản lý giáo dục và đào tạo (1998), Nguyễn Ngọc Quang-
Nhà sư phạm, người góp phần đổi mới lý luận dạy học, NXB Đại học quốc gia Hà
Nội.