1
KT & PTNT Kinh tế và phát triển nông thôn
BVTV Bảo vệ thực vật
UBND Ủy ban nhân dân xã
TP Thành phố
RAT Rau an toàn
HTX Hợp tác xã
CNH - HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
CNH Công nghiệp hóa
HĐH Hiện đại hóa
ĐTH Đô thị hóa
CLĐ Công lao động
HDSD Hướng dẫn sử dụng
ĐVT Đơn vị tính
1
2
!
Trang
2
3
"
Trang
3
4
#
Trang
$#
4
5
$%
&'%(
)*)*+, ,/01
Rau là loại thực phẩm quan trọng không thể thiếu trong đời sống con
người, rau cung cấp vitamin A, B, E, K, các loại axit hữu cơ và khoáng chất
như Ca, P, Fe, muối khoáng và chất xơ rất cần cho sự phát triển của con
người. Rau là loại thức ăn rẻ tiền nhưng lại có vai trò dinh dưỡng cao.
Mô hình trồng rau không những đem lại hiệu quả kinh tế mà còn đem
lại hiệu quả cả về mặt xã hội và môi trường. Qua nghề trồng rau giúp cho
người sản xuất tăng thêm năng lực tổ chức, quản lý đối với nền nông nghiệp.
Trong đó phải nói đến các mô hình trồng rau ở các khu vực lớn của cả nước
như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một số tỉnh khác như: Hải Phòng, Đồng
Nai….Các khu vực này cung cấp lượng rau lớn cho cả nước nhằm đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của người dân.
Phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với địa
hình tương đối bằng phẳng, diện tích tự nhiên là 2,9 km
2
thuận lợi cho việc
sản xuất các mô hình trồng rau. Đặc biệt là công tác khuyến nông và chuyển
giao kỹ thuật trong nông nghiệp ngày càng được trú trọng đây là điều kiện
thuận lợi cho việc mở rộng sản xuất các mô hình trồng rau hàng hóa.
Một số loại rau chính được trồng nhiều ở phường như: Bắp cải, su hào,
cà chua, đỗ ăn quả, ngoài ra còn trồng các loại rau khác như: Khoai tây, su su,
súp lơ, cải làn, bầu, bí, mướp…nhiều hộ đang sản suất một số mô hình trồng
rau khác: Rau 3 tầng, rau an toàn. Phường Túc Duyên là một vùng cung cấp
rau lớn của tỉnh Thái Nguyên và các vùng lân cận, đặc biệt là việc cung cấp
rau có thể nói là cho toàn thành phố. Một số hộ nông dân đã chuyển đổi từ mô
hình trồng lúa hiệu quả kinh tế thấp sang mô hình trồng rau thâm canh có hiệu
quả kinh tế cao.
Tuy nghề trồng rau ở phường Túc Duyên rất phát triển nhưng còn gặp
nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm như: Việc sản
6
xuất kinh doanh còn thủ công, thị trường tiêu thụ còn bó hẹp chưa phát triển,
người sản xuất hầu như chưa quyết định được giá sản phẩm, việc sử dụng
thuốc BVTV chưa đúng quy trình gây ô nhiễm môi trường nước, đất…và ảnh
hưởng đến chất lượng rau và nghề trồng rau tại phường chưa có thương hiệu
gây khó khăn cho việc tiêu thụ và định giá sản phẩm. Hiện nay mong muốn
của người dân là giải quyết được các vấn đề trên và xây dựng thương hiệu để
quảng bá rau cho phường.
Xuất phát từ những vấn đề trên được sự nhất trí của nhà trường, ban
chủ nhiệm khoa KT và PTNT dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo TH.S
Nguyễn Hữu Giang tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiệu quả mô
hình sản xuất rau hàng hóa tại phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên”.
)*2*345,64/01
)*2*)*34,45
Mục tiêu chung của đề tài là đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội của mô
hình sản xuất rau hàng hóa tại phường Túc Duyên, thành phố Thái Nguyên,
tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó rút ra những kết luận và đề xuất một số giải
pháp đúng đắn có cơ sở khoa học.
)*2*2*343,7
Tìm hiểu tình hình kinh tế sản xuất rau tại phường Túc Duyên, thành
phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, tính bền vững của mô hình.
Tìm ra những thuận lợi khó khăn trong sản xuất rau.
Đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn.
)*8*95,://01
)*8*)*95,:/;<5,=>.
Củng cố kiến thức từ cơ sở đến chuyên ngành đã học trong trường, ứng
dụng kiến thức đó trong thực tiễn.
7
Đi thực tế tại khu vực nghiên cứu là điều kiện thuận lợi giúp sinh viên
tiếp thu và học hỏi những kinh nghiệm từ thực tế.
Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý số liệu, viết báo cáo.
Giúp hiểu thêm về quá trình sản xuất rau và tình hình kinh tế xã hội và
môi trường tại địa bàn nghiên cứu.
)*8*2*95,:/,?@
Kết quả nghiên cứu về mô hình trồng rau hàng hóa giúp ta đánh giá sát
thực hơn về tình hình sản xuất rau trong địa bàn phường. Nhìn nhận đánh giá
quá trình thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành nghề từ phương thức sản xuất
truyền thống chuyển sang sản xuất hàng hóa. Những phân tích và đánh giá
trong đề tài có thể làm cơ sở cho hệ thống khuyến nông đi sâu tìm hiểu nhu
cầu và mong muốn của người dân nhằm nâng cao hiệu quả khuyến nông.
8
$%
A!B(C#D(
2*)*EFGHIH4>/JK,L,1,5,M4N4OJK,L,
2*)*)*#IH4>0JK,L,
Mô hình là một trong các phương pháp nghiên cứu được sử dụng rộng
rãi, đặc biệt trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học.
Theo các cách tiếp cận khác nhau thì mô hình có những quan điểm, nội
dung và cách hiểu riêng.
- Góc độ tiếp cận về mặt vật lý học thì mô hình cùng hình dạng nhưng
thu nhỏ lại. Khi tiếp cận để nghiên cứu thì coi mô hình là sự mô phỏng cấu
tạo và hoạt động của một vật để trình bày và nghiên cứu [12].
- Khi mô hình hóa đối tượng nghiên cứu thì mô hình sẽ được trình bày
đơn giản về một vấn đề phức tạp, giúp cho ta dễ nhận biết được đối tượng
nghiên cứu [2].
- Mô hình còn được coi là hình ảnh quy ước của đối tượng nghiên cứu
và còn là kiểu mẫu về một hệ thống các mối quan hệ hay tình trạng kinh tế
[16].
- Trong thực tế để khái quát sự vật, hiện tượng, các quá trình, các mối
quan hệ hay một ý tưởng nào đó, người ta thường thể hiện dưới dạng mô
hình. Có nhiều loại mô hình khác nhau, mỗi loại mô hình chỉ đặc trưng cho
một điều kiện sinh thái hay sản xuất nhất định nên không thể có một mô hình
chung cho tất cả các điều kiện sản xuất khác nhau.
- Do đó ở mỗi góc độ tiếp cận và mục đích nghiên cứu riêng, tùy thuộc
vào quan niệm và ý tưởng của người nghiên cứu mà mô hình được sử dụng để
mô phỏng và trình bày là khác nhau. Song khi sử dụng mô hình để mô phỏng
đối tượng nghiên cứu, người ta thường có chung một quan điểm mà có thể
thống nhất đó là: Mô hình là hình mẫu để mô phỏng hoặc thể hiện đối tượng
9
nghiên cứu, nó phản ánh những đặc trưng cơ bản nhất và giữ nguyên được
bản chất của đối tượng nghiên cứu [6].
Sản xuất là một hoạt động có ý thức, có tổ chức của con người nhằm
tạo ra nhiều của cải vật chất cho xã hội bằng những tiềm năng, nguồn lực và
sức lao động của con người. Lịch sử phát triển của xã hội loài người đã chứng
minh sự phát triển của các công cụ sản xuất là yếu tố không thể thiếu được
cấu thành trong nền sản xuất. Từ những công cụ thô sơ này thay vào đó là
công cụ hiện đại, đã thay thế một phần rất lớn cho lao động sống và làm giảm
chi phí về lao động sống trên một đơn vị sản phẩm. Đó là một trong những
mục tiêu quan trọng của nền sản xuất hiện đại.
Trong sản xuất, mô hình sản xuất là một trong các nội dung kinh tế của
sản xuất, nó thể hiện được sự tác động qua lại của các yếu tố kinh tế, ngoài
những yếu tố kỹ thuật của sản xuất, do đó mà: Mô hình sản xuất là hình mẫu
trong sản xuất thể hiện sự kết hợp của các nguồn lực trong các điều kiện sản
xuất cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu về sản phẩm và lợi ích kinh tế [7].
Mô hình là công cụ nghiên cứu khoa học, phương pháp mô hình hóa là
nghiên cứu hệ thống. Nó giúp cho các nhà khoa học hiểu biết và đánh giá tối
ưu hóa hệ thống. Nhờ các mô hình ta có thể kiểm tra lại sự đúng đắn của các
số liệu quan sát được và các giả định rút ra. Giúp ta hiểu sâu hơn các hệ thống
phức tạp. Và một mục tiêu khác của mô hình là giúp ta lựa chọn quyết định
tốt nhất về quản lý hệ thống và chọn phương pháp tốt nhất để điều khiển hệ
thống.
Việc thực hiện mô hình giúp cho nhà khoa học cùng người nông dân có
thể đánh giá được sự phù hợp và khả năng nhân rộng của mô hình cây trồng,
vật nuôi tại một khu vực nào đó. Từ đó đưa ra quyết định tốt nhất nhằm đem
lại mục đích tối đa cho người dân, phát huy dược những tiềm năng mà người
dân đã có.
10
2*)*2*',5JK,L,
Đánh giá là việc nhìn nhận và phân tích toàn bộ quá trình triển khai
thực hiện công việc, các kết quả thực hiện cũng như hiệu quả thực tế đạt được
của sự việc trong mối quan hệ của nhiều yếu tố, so sánh với mục tiêu ban đầu.
Đánh giá là so sánh những gì đã thực hiện bằng nguồn lực của thôn bản
và những hỗ trợ từ bên ngoài với những gì thực sự đã đạt được.
Đánh giá để khẳng định sự thành công hay thất bại của các hoạt động
khuyến nông so với kế hoạch ban đầu.
Trong đánh giá dự án người ta có thể hiểu như sau:
- Là quá trình thu thập và phân tích thông tin để khẳng định: Liệu dự án
có đạt được các kết quả và tác động hay không và mức độ mà dự án đã đạt
được so với mục tiêu của dự án thông qua các hoạt động đã chỉ ra trong tài
liệu dự án.
- Đánh giá sử dụng các phương pháp nghiên cứu để điều tra một cách
có hệ thống các kết quả và hiệu quả của dự án. Nó cũng điều tra những vấn đề
có thể làm chậm tiến độ thực hiện dự án nếu như các vấn đề này không được
giải quyết kịp thời.
- Đánh giá yêu cầu phải lập kế hoạch chi tiết và có chiến lược lấy mẫu
theo phương pháp thông kê.
- Việc đánh giá sẽ tiến hành đo lường định kỳ theo giai đoạn.
- Việc đánh giá sẽ tập trung vào các chỉ số kết quả và đánh giá tác
động.
!
"#$%: Là đánh giá tính khả thi của hoạt động hay dự
án, để xem xét hoạt động hay dự án có thể thực hiện được hay không trong
điều kiện cụ thể nhất định. Loại đánh giá này thường do tổ chức tài trợ thực
hiện. Tổ chức tài trợ sẽ phân tích các khả năng thực hiện của hoạt động hay
11
dự án để làm căn cứ cho phê duyệt xem dự án hay hoạt động có được đưa vào
thực hiện hay không.
"#&: Loại đánh giá này thường bao gồm các dạng
sau:
- Đánh giá định kỳ: Là đánh giá trong giai đoạn thực hiện, có thể là
đánh giá toàn bộ công việc trong một giai đoạn, nhưng cũng có thể đánh giá
từng công việc ở từng giai đoạn nhất định.
- Đánh giá cuối kỳ: Là đánh giá cuối cùng khi kết thúc dự án hay hoạt
động. Đây là đánh giá toàn diện tất cả hoạt động và kết quả của nó. Mục đích
của đánh giá cuối kỳ là nhằm nhìn nhận lại toàn bộ quá trình thực hiện dự án.
- Đánh giá tiến độ thực thi: Là việc xem xét thời gian thực tế triển khai
thực hiện các hoạt động có đúng thời gian dự định hay không.
- Đánh giá tình hình chỉ tiêu tài chính: Là xem xét lại việc sử dụng kinh
phí chi tiêu tiền có đúng theo nguyên tắc đã được quy định không để có
những điều chỉnh phù hợp và rút ra kinh nghiệm.
- Đánh giá kỹ thuật dự án: Là việc xem xét lại những kỹ thuật mà dự
án đã đưa vào có phải là mới không? Quá trình thực hiện các khâu kỹ thuật có
đảm bảo theo đúng quy trình kỹ thuật đã đặt ra không?
- Đánh giá mức độ ảnh hưởng của môi trường: Đây là vấn đề mà hiện
nay bất cứ một dự án nào khi tiến hành đều phải xem xét, đánh giá.
- Đánh giá khả năng nhân rộng: Là việc xem xét kết quả dự án có thể
áp dụng rộng rãi không, nếu có áp dụng thì cần điều kiện gì?
"'(%)
- Khi một dự án hay một hoạt động kết thúc người ta thường tổ chức tổng
kết để đánh giá các công việc đã được hoàn thiện hay chưa hoàn thiện, thành
công hay thất bại để rút ra kinh nghiệm và đưa ra phương hướng giải quyết.
- Có những mục tiêu kế hoạch cụ thể cho giai đoạn kế tiếp.
12
'*+
"*+
- Tiêu chí như một hệ thống các chỉ tiêu, chỉ số có thể định lượng được
dùng để đánh giá hay phân loại một dự án hay một hoạt động nào đó.
",-*+
- Đối với các chỉ tiêu đánh giá mang tính định tính
Là các chỉ tiêu không thể đo đếm được. Nhóm chỉ tiêu này thường phản
ánh chất lượng của công việc dựa trên định tính nhiều hơn: Cây sinh trưởng
chậm hay nhanh, màu quả đẹp hay xấu. Việc xác định các chỉ tiêu này thường
thông qua phỏng vấn, quan sát và nhận định của những người tham gia giám
sát và người dân.
- Đối với các chỉ tiêu đánh giá mang tính định lượng
Là các chỉ tiêu đo đếm được cụ thể, Các chỉ tiêu này thường được sử
dụng để kiểm tra tiến độ của công việc. Thông tin cần cho các chỉ tiêu này có
thể được thực hiện qua việc thu thập số liệu qua sổ sách kiểm tra phỏng vấn
cũng có thể đo lường trực tiếp trên đồng ruộng và trên hiện trường: Sự sinh
trưởng của cây trồng, tăng trọng của vật nuôi, năng suất cây trồng
" !*+./
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết quả của các hoạt động khuyến nông theo
mục tiêu đã đề ra: Diện tích, năng suất, cơ cấu, đầu tư, vốn sử dụng.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình hay hoạt
động khuyến nông: Tổng thu, tổng chi, hiệu quả lao động, hiệu quả vốn.
- Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng của dự án hay hoạt động khuyến
nông đến đời sống kinh tế, văn hóa xã hội, môi trường.
2*)*8*M4N4O
Hiệu quả là khái niệm chung dùng để chỉ kết quả hoạt động của các sự
vật hiện tượng bao gồm: Hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường
13
01%)
- Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế, phản ánh mặt chất lượng
của các hoạt động kinh tế, chất lượng của các hoạt động này chính là quá trình
tăng cường khai thác hợp lý và khơi dậy tiềm năng sẵn có của con người, tự
nhiên để phục vụ cho lợi ích của con người.
Như vậy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố nguồn
lực đầu vào và khối lượng sản phẩm đầu ra, kết quả cuối cùng của mối quan
hệ này là thể hiện tính hiệu quả kinh tế trong sản xuất. Với cách xem xét này,
hiện nay có nhiều ý kiến thống nhất với nhau về hiệu quả kinh tế, có thể khái
quát hiệu quả kinh tế như sau:
+ Hiệu quả kinh tế trước hết được xác định bởi sự so sánh tương đối
(thương số) giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Với cách biểu hiện này nó đã chỉ rõ được mức độ hiệu quả của việc sử dụng
các nguồn lực sản xuất khác nhau. Từ đó so sánh được hiệu quả kinh tế của
các quy mô sản xuất khác nhau, nhưng nhược điểm của cách đánh giá này là
không thể hiện được quy mô của hiệu quả kinh tế nói chung. Cách đánh giá
khác về hiệu quả kinh tế nữa là được đo bằng hiệu số giữa kết quả sản xuất
đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Như vậy hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế xã hội, phản ánh mặt
chất lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh và đặc trưng của nền sản
xuất xã hội. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ở các hình thái kinh tế khác nhau
sẽ không giống nhau. Tùy thuộc vào điều kiện kinh tế xã hội, mục đích và yêu
cầu của một đất nước, một vùng, một ngành sản xuất cụ thể được đánh giá
theo những góc độ khác nhau.
"234+1%)
+ Công thức 1: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa giá trị
kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H = Q/C
Trong đó:
14
H : Là hiệu quả kinh tế
Q : Là kết quả thu được
C : Là chi phí sản xuất
+ Công thức 2 : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng hiệu số giữa giá
trị kết quả đạt được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
H = Q - C
+ Công thức 3 : Hiệu quả kinh tế được xác định bằng tỷ số giữa phần
tăng thêm của kết quả đạt được so với phần tăng thêm của chi phí bỏ ra để đạt
được kết quả đó hay là mối quan hệ tỷ số giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ
sung. Nó được so sánh cả về số tương đối và số tuyệt đối.
0152
Hiệu quả xã hội của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh, của bất kỳ
mô hình nào thì đó chính là khả năng tạo việc làm thường xuyên, tạo cơ hội
để người dân trong vùng đều có việc làm và từ đó tăng nguồn thu nhập, không
ngừng nâng cao mức sống cả về vật chất lẫn tinh thần trên cơ sở đó thực hiện
công bằng dân chủ, công bằng xã hội .
0167
Trong sản xuất nông nghiệp phải đảm bảo cho môi trường sinh thái
ngày được bảo vệ và cải thiện. Phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng
phát triển bền vững, có nghĩa là phát triển liên tục trên cơ sở khai thác hợp lý
các nguồn lực để đáp ứng nhu cầu hiện tại và bảo tồn chúng cho các thế hệ
tương lai.
2*)*P*M,Q5,R45,64
89:;*<$=->?
@;*.+?:Để xác định được tiềm năng phát triển nghề
trồng rau ở địa phương trước hết phải xác định chỉ tiêu về diện tích. Từ đó
biết được thực tế diện tích hiện có và diện tích có khả năng mở rộng sản xuất.
15
@;*<$A: Đây là chỉ tiêu quan trọng hàng đầu, bởi muốn
đánh giá được thực trạng sản xuất của một khu vực người ta thường xét đến
năng suất cây trồng. Thông qua đó có biện pháp đầu tư thích hợp tăng năng
suất.
@;*<$6B: Đây là chỉ tiêu có vai trò khách quan, quan
trọng trong việc phản ánh về mặt lượng của quá trình phát triển sản xuất.
89:;*<$1%)<>42C6
1
- Giá trị sản xuất (GO) được xác định là giá trị bằng tiền của toàn bộ
sản phẩm được sản xuất ra (thường là một năm) trên một đơn vị diện tích.
ni
GO = ∑Qi*Pi
i=1
Trong đó:
GO : Tổng giá trị sản xuất
Qi : Khối lượng sản phẩm loại i
Pi : Đơn giá sản phẩm loại i
- Chi phí trung gian (IC) là toàn bộ các khoản chi phí, vật chất thường
xuyên và dịch vụ sản xuất. Trong quá trình sản xuất rau chi phí trung gian bao
gồm các khoản chi phí như: Giống, phân bón, thuốc trừ sâu, làm đất, thuốc
bảo vệ thực vật, cung cấp nước…
- Giá trị tăng thêm (VA) là phần giá trị tăng thêm của người lao động
khi sản xuất ra một đơn vị diện tích (thường tính trong một năm).
VA = GO - IC
Trong đó:
GO: Tổng giá trị sản xuất
IC : Chi phí trung gian
16
- Giá trị gia tăng/công lao động (VA/CLĐ) là giá trị tăng thêm chia cho
tổng ngày công lao động làm ra giá trị sản xuất.
- Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) được tính bằng phần giá trị
tăng thêm của một đồng chi phí trung gian đầu tư cho sản xuất.
- Lợi nhuận (TPr) = GO - TC
Trong đó:
GO: Giá trị sản xuất
TC : Tổng chi phí
2*)*S*EFG,?@/01
DEF<$<
Rau là loại thực phẩm có vị trí và tầm quan trọng hết sức to lớn đối với
đời sống con người nó cung cấp các chất dinh dưỡng mà không loại thực
phẩm nào có thể thay thế được. Rau có tác dụng cân bằng dinh dưỡng trong
chế độ ăn uống của cơ thể con người.
"1G6E ..6H
Các loại rau tươi của nước ta rất phong phú. Nhìn chung có thể chia rau
tươi thành nhiều nhóm: Nhóm rau xanh như rau cải, rau muống, xà lách, rau
cần ; nhóm rễ củ như cà rốt, củ cải, su hào, củ đậu ; nhóm cho quả như cà
chua, cà pháo, dưa chuột ; nhóm hành gồm các loại hành, tỏi, v v
Trong ăn uống hàng ngày, rau tươi có vai trò đặc biệt quan trọng. Tuy
lượng protein và lipit trong rau tươi không đáng kể, nhưng chúng cung cấp
cho cơ thể nhiều chất hoạt tính sinh học, đặc biệt là các muối khoáng có tính
kiềm, các vitamin, các chất pectin và axit hữu cơ. Ngoài ra trong rau tươi còn
có loại đường tan trong nước và chất xenluloza. Rau còn là nguồn chất sắt
quan trọng. Sắt trong rau được cơ thể hấp thụ tốt hơn sắt ở các hợp chất vô cơ.
Vậy rau tươi có vai trò quan trọng trong dinh dưỡng, bữa ăn hàng ngày
của chúng ta và không thể thiếu được. Điều quan trọng là phải đảm bảo rau
sạch, không có vi khuẩn gây bệnh và các hoá chất độc nguy hiểm.
17
"IJ%)
Rau là nguyên liệu và là mặt hàng xuất khẩu có giá trị. Vào những năm
1986 - 1990 kim ngạch xuất khẩu đã đạt trên 80 triệu rúp/năm. Hiện nay có
hơn 40 nước là thị trường rau của Việt nam, các mặt hàng rau xuất khẩu chủ
yếu là: Ớt cay, cà chua, dưa chuột…
Bên cạnh đó rau còn là nguyên liệu cung cấp cho các ngành thực phẩm:
Công nghiệp đồ hộp, công nghiệp bánh kẹo, công nghiệp sản xuất nước giải
khát, công nghiệp chế biến thuốc dược liệu, ngoài ra rau còn phát triển ngành
kinh tế khác như chăn nuôi.
"KL<$,52
Sản xuất rau góp phần sắp xếp lao động hợp lý, tăng thu nhập cho
người lao động, mở rộng thêm ngành nghề, giải quyết tốt việc làm cho nông
dân lúc nông nhàn.
Nghề trồng rau phát triển người nông dân có cơ hội được tiếp thu khoa
học kỹ thuật tiến bộ mới trong sản xuất từ đó góp phần nâng cao dân trí, thay
đổi tập quán canh tác lạc hậu từ bao đời nay của nông dân Việt Nam.
Như vậy, rau không chỉ là cây trồng xóa đói giảm nghèo mà còn là cây
trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao, từ cây rau người nông dân có thể làm giàu
chính đáng trên mảnh đất của mình.
D#,-
Nghề trồng rau ở Việt Nam đã có từ lâu đời, nhân dân ta có nhiều kinh
nghiệm, người dân Việt Nam lại cần cù, do đó đáp ứng được yêu cầu cơ bản của
nghề trồng rau.
Công nghệ chế biến được củng cố và phát triển tạo điều kiện cho nghề
trồng rau vừa tăng về số lượng vừa tăng về chất lượng và mang lại hiệu quả cao
cho người sản xuất. Hàng loạt những tiến bộ khoa học công nghệ mới trong
nước và thế giới đã được áp dụng vào sản xuất rau ở nước ta …Trồng rau trong
điều kiện tự nhiên ngoài đồng ruộng có lợi là giá thành thấp nhưng người trồng
không chủ động, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố ngoại cảnh.
18
Sản xuất rau phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên: Yêu cầu về nhiệt độ,
ánh sáng, nước, đất trồng, chất dinh dưỡng…
Sản xuất rau mang tính thời vụ cao, rau có chu kỳ sống tương đối ngắn
nên khả năng quay vòng trong sản xuất rau rất lớn.
Rau tươi là sản phẩm có thời hạn sử dụng ngắn, chất lượng dễ thay đổi
dưới tác động của môi trường bên ngoài.
Để sản phẩm rau có thể đến tay người tiêu dùng thì việc sản xuất và kinh
doanh phải được hình thành trên cơ sở đồng bộ và khép kín. Từ kỹ thuật gieo
trồng, trình độ thâm canh, tạo nguồn cung tập trung, đến quy trình xử lý sau thu
hoạch, hệ thống bảo quản và vận tải thích hợp.
2*2*L,,L,FOT4-;/4,15,U/;,5V1M/J
2*2*)*L,,L,FOT4-;/4,15,U/;,5V
Diện tích đất trồng rau trên thế giới hiện đang tăng nhanh, cao hơn tốc
độ tăng diện tích đất trồng các giống cây khác. Nguyên nhân là do người dân
chuyển một phần lớn diện tích trồng ngũ cốc và cây lấy sợi sang trồng rau.
Điển hình như ở Trung Quốc, diện tích đất trồng rau tăng rất ấn tượng,
ngang với tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước này, đạt mức trung bình
6%/năm trong suốt 20 năm qua. Trong khi đó, các nước đang phát triển ở
châu Á và một số quốc gia phát triển khác có tốc độ tăng chậm hơn, đạt mức
3%/năm. Tính chung trên toàn thế giới, diện tích đất trồng rau hiện đang tăng
2,8%/năm. Trong khi đó, diện tích đất trồng cây ăn quả, cây lấy dầu, cây lấy
củ và các cây họ đậu khác chỉ tăng lần lượt là: 1,75%; 1,47%; 0,44% và
0.39%.
Trong giai đoạn từ năm 1980 - 2002. Mức tăng năng suất trung bình
hàng năm của sản phẩm rau tươi đạt 1,18%, thấp hơn nhiều so với năng suất
trung bình của các giống cây lấy dầu (2,44%), cây lấy sợi (1,99%) và ngũ cốc
(1,72%) nhưng lại cao hơn mức tăng năng suất trung bình hàng năm của cây
họ đậu (1,01%), cây lấy củ (0,67%) và cây ăn quả (0,27%).
19
Một điểm sáng trong việc nâng cao năng suất rau tươi chính là Brazil,
với mức tăng năng suất trung bình hàng năm đạt 2,57%; tiếp đến là các nước
đang phát triển ở châu Á (1,73%) và thấp nhất là khu vực cận Sahara ở châu
Phi, chỉ đạt 0,53% [17].
2*2*2*L,,L,FOT4-;/4,15,U/WM/J
Nước ta có lịch sử trồng rau từ lâu đời. Với đặc điểm khí hậu thích hợp
với các cây rau màu. Sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau
nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như su
hào, bắp cải, cà rốt
Những năm gần đây, nhiều loại rau ngoại du nhập vào Việt Nam cũng
đã được nhân giống, lai tạo, trồng thử và thích nghi được với điều kiện khí
hậu Việt Nam. Trong đó, có nhiều loại rau mang lại hiệu quả kinh tế cao như
rau bó xôi (hay còn gọi là rau chân vịt), cây gia vị wasabi (còn gọi là sa tế)
Nhiều vùng rau an toàn (RAT) đã được hình thành đem lại thu nhập
cao và an toàn cho người sử dụng đang được nhiều địa phương trú trọng đầu
tư xây dựng mới và mở rộng: Hà Nội, Hải Phòng (An Lão), TP Hồ Chí Minh,
Lâm Đồng (Đà Lạt)…
"23</?> M=
$NO
Sản xuất rau ở Hà Nội: Năm 2005, tổng diện tích gieo trồng rau các
loại của TP Hà Nội có 8,1 ngàn ha, năng suất đạt 186,2 tạ/ha, sản lượng 150,8
ngàn tấn.
Chủng loại rau rất đa dạng. Các loại rau ăn lá như: Cải xanh, rau
muống, cải thảo, cải làn, bắp cải, cải ngọt, cải bó xôi chiếm ưu thế về diện
tích và sản lượng (chiếm khoảng 70 - 80% diện tích), có tỷ suất hàng hoá cao.
20
Tuy nhiên sản xuất rau hiện nay chủ yếu vẫn theo phương pháp truyền
thống nên chất lượng rau không đảm bảo.
Vùng sản xuất chuyên canh cà rốt, hành tỏi, dưa hấu hàng 100 ha tại
Nam Sách, Bình Giang, Kim Thành tỉnh Hải Dương hàng năm cho thu nhập
70 - 90 triệu đồng/ha.
Vùng chuyên sản xuất dưa chuột tại Lý Nhân tỉnh Hà Nam hàng năm
sản xuất 400 - 500 ha cà chua và dưa chuột cung cấp cho các nhà máy chế
biến của tổng công ty rau quả, nông sản.
Thái Bình đã hình thành được nhiều vùng sản xuất nông nghiệp mang
tính chuyên canh với một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: Hành, tỏi, ớt,
khoai tây ở huyện Quỳnh Phụ; dưa chuột, ngô bao tử, sa lát ở huyện Thái
Thụy…
Trồng măng ở Đan Phượng - Hà Tây: Cây măng Điền trúc, có nguồn
gốc từ Trung Quốc, được trồng ở xã Song Phượng, Đan Phượng, Hà Tây; trên
diện tích đất chân đồi bạc màu. Sau 12 tháng trồng cho thu hoạch, sau khi trừ
mọi chi phí, thu lãi từ 60 - 70 triệu đồng/ha.
$'
Sản xuất rau ở xã Quỳnh Lương, Quỳnh Lưu vào chính vụ (vụ Đông và
Hè Thu), bình quân mỗi ngày nông dân trong xã đưa ra thị trường từ 30 đến
45 tấn rau. Xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An đã xuất sang
Hà Lan 600 tấn rau xanh các loại (cà chua, rau cải, đậu, bắp cải, rau thơm,
hành), tăng hơn năm ngoái 100 tấn.
$9
Trồng rau nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hồ Chí Minh: Hiện
thành phố có 1.663 ha sản xuất rau an toàn với sản lượng đạt khoảng 30.000
tấn/năm. Hiện nay thành phố đang xây dựng khu nông nghiệp công nghệ cao
21
trên 100 ha tại huyện Củ Chi, áp dụng công nghệ trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ
canh, màng dinh dưỡng và canh tác trên giá thể không đất, nuôi cấy mô cho
rau, hoa, cây cảnh, cây ăn trái… ứng dụng chất điều hoà sinh trưởng thực vật,
công nghệ gen, sản xuất nấm và các chế phẩm vi sinh.
Vùng trồng rau tỉnh Tiền Giang: Hiện nay, diện tích rau của Tiền Giang
lên đến 30.000 ha, mỗi năm cho sản lượng xấp xỉ 450.000 tấn với tổng thu
nhập khoảng 150 tỷ đồng.
Vùng trồng nấm Tân Phước - Tiền Giang: Toàn huyện Tân Phước, tỉnh
Tiền Giang có khoảng 500 ha nấm rơm, chủ yếu trồng tập trung ở các xã Tân
Hoà Tây, Mỹ Phước, Phước Lập, Thạnh Mỹ, Tân Hoà Đông… giá nấm rơm
khoảng 18.000 - 20.000 đồng/kg, có khi lên đến 25.000 đồng/kg, vốn đầu tư
thấp, nguồn nguyên liệu sẵn có (rơm rạ), kĩ thuật đơn giản.
Vùng sản xuất rau ôn đới tỉnh Lâm Đồng: Diện tích trồng rau tại Lâm
Đồng năm 2005 đạt khoảng 27.315 ha, sản lượng 67.700 tấn, sản lượng xuất
khẩu khoảng 17.324 tấn. Chủng loại rau phong phú, có nhiều loại rau chất
lượng cao như cải bắp, cải thảo, súp lơ (chiếm 55 - 60%), nhóm rau ăn củ
chiếm 20 - 25% (khoai tây, cà rốt, củ dền), nhóm rau ăn quả chiếm 10 - 12%
(cà chua, đậu Hà lan ) [16].
Vậy qua số liệu về tình hình sản xuất rau tại Việt Nam cho ta thấy:
Diện tích, năng suất, sản lượng rau đã và đang rất phát triển, đáp ứng được
nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
2*2*8*L,,L,FOT4-;/4W.,XY5Z4,1,.,Q,
54
Rau là loại cây trồng đã được người dân nơi đây trồng và khai thác
nhiều năm, chủng loại rau rất đa dạng. Rau cũng là một trong những cây trồng
mang lại hiệu quả kinh tế cao, tại điaj bàn nghiên cứu đang thực hiện các mô
hình rau của dự án như: Rau 3 tầng, rau sạch nhưng chưa đưa đến cho người
dân kết quả cụ thể.
22
Đến năm 2011 toàn xã đã có 48,56 ha diện tích trồng rau. Các loại rau
được trồng nhiều ở phường trong giai đoạn hiện nay là: Bắp cải, su hào, cà
chua, khoai tay, đỗ ăn quả, súp lơ, Diện tích đất trồng rau đang bị thu hẹp
do quá trình ĐTH diễn ra mạnh mẽ. Nhưng năng suất rau được tăng lên, do
một số hộ sản xuất trong phường đã chuyển đổi từ mô hình trồng lúa hiệu quả
kinh tế thấp sang trồng rau thâm canh có hiệu quả kinh tế cao. Điều này đã
nói lên hiệu quả kinh tế mà cây rau mang lại cho người sản xuất.
Tại phường cây rau đang là một trong những cây trồng chính của nhiều
hộ gia đình. Đóng góp một phần quan trọng trong phát triển kinh tế của
phường Túc Duyên nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Mang lại cuộc
sống ấm no hạnh phúc cho người dân.
Vậy chính quyền địa phương, các nhà kinh doanh thu mua rau và người
sản xuất cần quan tâm hơn đến việc phát triển và chuyên nghiệp hóa hơn nữa
nghề trồng rau: Hình thành mạng lưới các cơ sở sản xuất, thu mua và tiêu thụ,
xây dựng thương hiệu và xúc tiến thương mại, để bảo vệ quyền lợi, giảm bớt
rủi ro cho người sản xuất.
2*8*'[7J\/]15,64
2*8*)*'04^M?,
J+JP
Túc Duyên là phường trung tâm của thành phố Thái Nguyên nằm ở
phía Đông Nam thành phố Thái Nguyên.
Phía Đông giáp với xã Linh Sơn và Huống Thượng.
Phía Nam giáp với phường Gia Sàng.
Phía Tây giáp phường Phan Đình Phùng.
Phía Bắc giáp phường Trưng Vương và xã Đồng Bẩm.
Với tổng diện tích 2,9 km
2
, với mật độ dân số trung bình là 8.312
người/1km
2
, có 11 dân tộc anh em cùng chung sống, có 2 tôn giáo chính là
Đạo Phật và Đạo Thiên Chúa, riêng đồng bào theo Đạo Thiên Chúa giáo
23
chiếm 45,82%, có hai nhà thờ họ là Họ Oánh và Họ Tam Giang, có 01 nhà
chùa gọi là Chùa Phúc Linh Tự và 01 đình Túc Tiến.
Toàn phường chia thành 7 khu dân cư trong đó có 24 tổ dân phố, 5 tổ
chức đoàn thể chính trị - xã hội, 7 tổ chức xã hội, 3 tổ chức xã hội - nghề
nghiệp, các tổ chức hoạt động có hiệu quả góp phần hoàn thành các nhiệm vụ
chính trị, các chỉ tiêu kinh tế xã hội của địa phương.
Phường Túc Duyên có vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, là đầu mối
quan trọng để giao lưu hàng hóa, văn hóa trong vùng. Tốc độ đô thị hóa ngày
càng phát triển. Do đó địa phương có nhiều tiềm năng về phát triển kinh tế xã
hội phù hợp với tình hình thực tế của địa phương từng bước phát triển kinh tế
chuyển dịch cơ cấu đúng hướng “Thương mại dịch vụ - Tiểu thủ công nghiệp
- Nông nghiệp’’.
#$%QJ
Phường Túc Duyên có địa hình tương đối bằng phẳng, thuận lợi cho việc
phân bố dân cư và xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, so với địa hình chung
của thành phố Thái Nguyên địa hình dốc theo hướng từ phía Bắc xuống phía
Nam, nên đã tạo ra một số khu vực thấp trũng, nhất là khu vực đất canh tác ở
phía Nam, nhưng không có tác động nhiều đến các khu dân cư và sản xuất.
'R.S
Phường Túc Duyên có tổng diện tích đất tự nhiên là 290,28 ha, trong
đó đất nông nghiệp có diện tích là 116,76 ha, chiếm 40,22%; đất phi nông
nghiệp có diện tích là 164,68 ha, chiếm 56,73% trong tổng diện tích đất tự
nhiên và còn lại là đất chưa sử dụng là 8,84 ha chiếm 3.04%.
Tổng diện tích đất nông nghiệp của phường Túc Duyên khá lớn 116,76 ha
là một điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất hàng hóa, đặc biệt là nghề
trồng rau được phát triển mạnh xu thế phát triển bền vững.
Trong thời gian tới xu hướng diện tích đất nông nghiệp giảm dần, diện
tích đất chuyên dùng sẽ tăng lên do tốc độ của quá trình CNH - HĐH đang
diễn ra mạnh mẽ. Diện tích đất chưa sử dụng của phường là 8,84 ha. Vậy
24
trong những năm tới vùng phải có quy hoạch đồng bộ, đồng thời có những
biện pháp cụ thể để khai thác hợp lý nguồn tài nguyên đất.
O52*)*L,,L,F_`35-W.,XY5Z4,1,.,Q,
54R,,545/<W2aabc2a))
,R4
dJ2aab dJ2a)a dJ2a)) e<F,fgh
eQ
HXi5
f,/h
E
-4
fgh
eQ
HXi5
f,/h
E
-4
fgh
eQ
HXi5
f,/h
E
-4
fgh
2a)aj
2aab
2a))j
2a)a
A. Tổng diện tích tự nhiên 290,2
8
100 290,2
8
100 290,2
8
100 100 100
I. Đất nông nghiệp 124,7
6
42,98 119,6
3
41,21 116,7
6
40,22 95,88 97,6
1. Đất trồng lúa 80,15 27,61 80,15 27,61 79,73 27,46 100 99,5
2. Đất trồng cây hàng năm khác 34,53 11,9 29,55 10,18 29,13 10,03 0,86 98,53
3. Đất nuôi trồng thủy sản 5,85 2,02 5,85 2,02 3,4 1,17 100 57,9
4. Đất lâm nghiệp 3,59 1,23 4,08 1,41 4,5 1,55 114,6 109,9
II. Đất phi nông nghiệp 156,5
6
53,93 161,6
9
55,7 164,6
8
56,73 103,3 101,9
1. Đất ở 75,12 25,87 77,15 26,58 79,81 27,5 102,7 103,5
2.Đất chuyên dùng 51,68 17.8 53,93 18,58 54,26 18.7 104,3
8
100,64
3.Đất phi nông nghiệp khác 29,76 10,25 30,61 10,54 30,61 10,54 102,8
2
100
III. Đất chưa sử dụng 8,96 3,08 8,96 3,09 8,84 3,04 100,3
2
98,4
T9?UN %)1VN9W=67XY
Qua phân tích những nguyên nhân biến động nêu trên cho thấy từ năm
2010 đến 2011 tại phường Túc Duyên đã có nhiều biến động theo sự phát
25
triển chung của thành phố không nhiều, chủ yếu là quy hoạch khu dân cư mới
chuyển từ đất nông nghiệp sang.
Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất tại phường trong những
năm gần đây tương đối phù hợp quy hoạch đã được phê duyệt của cơ quan có
thẩm quyền, chủ yếu quy hoạch khu dân cư, trong quá trình thực hiện quy
hoạch còn có những bất cập như nguồn nước thải
8#$%%+MQ7)QZ<A
Phường Túc Duyên có khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm của miền
Bắc nước ta. Được chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng
10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
92: Trung bình hàng năm thấp 22
0
C. Sự chênh lệch nhiệt độ trung
bình các tháng trong năm tương đối cao. Tháng nóng nhất trong năm là tháng
7 đến tháng 8 nhiệt độ trung bình là 27,9
o
C, thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1
nhiệt độ trung bình là 16,4
0
C.
[6B6: Tương đối phong phú, trung bình hàng năm là 1.083 mm,
cao nhất là 3.008 mm, lượng mưa thấp nhất đạt 997 mm. Bình quân có 198
ngày mưa/năm, tuy nhiên lượng mưa phân bố hàng năm không đồng đều.
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 và chiếm 80 - 85 % tổng lượng mưa hàng năm.
#2\: Độ ẩm không khí trung bình năm là 84% cao nhất vào các
tháng 7, 8, 9. Nhìn chung độ ẩm không khí trên địa bàn phường không có sự
chênh lệch nhiều giữa các tháng trong năm.
'Z<A: Phường Túc Duyên nằm chung trong hệ thống thủy văn của
thành phố Thái Nguyên nhưng tác động lớn nhất lên hệ thống thủy văn trên
địa bàn phường là Sông Cầu, nằm dọc danh giới phường theo hướng từ Bắc
sang Đông và Đông Nam, có vai trò quan trọng trong việc điều tiết và cung
cấp nước cho sản xuất nông nghiệp của phường.
Vậy điều kiện khí hậu của địa bàn nghiên cứu nói chung là: Khí hậu
nóng ẩm, thuận lợi cho phát triển ngành trồng trọt nói chung và ngành trồng
rau nói riêng. Hơn nữa phường Túc Duyên có con Sông Cầu chảy qua nếu