Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

ôn tập đề cương bào chế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.16 KB, 9 trang )

CÂU HỎI ÔN THI TỐT NGHIỆP MÔN BÀO CHẾ
I. Chọn câu trả lời đúng, sai: (80 câu)
Câu 1 Cân đơn là phuơng pháp cân có thể cho kết quả đúng mà không cần phải thăng bằng
trước khi cân.
Câu 2 Cân tin là cân khi đang ở vị trí cân bằng nếu thêm một quả cân có khối lượng rất nhỏ lên
một đĩa cân cũng đủ làm cân lệch đi một cách đáng kể.
Câu 3 Độ cồn là số ml cồn Ethanol nguyên chất có trong 100ml hỗn hợp cồn và nước.
Câu 4 Để xác định độ cồn, người ta dùng một loại dụng cụ gọi là alcol kế (tửu kế) bách phân
được chia vạch từ 0
o
- 100
o
.
Câu 5 Độ cồn biểu kiến là độ cồn đo được ở nhiệt độ khác 15
o
(cao hơn hoặc thấp hơn).
Câu 6 Khi đo tỷ trọng của một chất sau khi rót chất lỏng vào ống đong, để ổn định chỉ cần thả
phù kế vào là đọc được kết quả.
Câu 7 Bộ phận quan trọng nhất của rây là lưới rây.
Câu 8 Khi rây bột có thể vỗ, xát mạnh trên mặt rây để bột xuống nhanh hơn.
Câu 9 Độ mịn của bột đem rây phụ thuộc vào kích thước lỗ mắt rây.
Câu
10
Để đánh giá độ hòa tan của một chất, người ta thấy luợng dung môi cần dùng để hòa tan
một lượng chất tan càng ít thì độ hòa tan càng lớn và ngược lại.
Câu
11
Hệ số hòa tan của một chất phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất khí quyển.
Câu
12
Khử khuẩn là biện pháp nhằm tiêu diệt hoặc loại bỏ vi khuẩn ra khỏi dung dịch thuốc.


Câu
13
Nước cất là nước được điều chế từ nước uống được hoặc nước tinh khiết bằng phương
pháp cất.
Câu
14
Dụng cụ điều chế nước cất gồm hai bộ phận chính là bộ phận hóa hơi (nồi đun nước sôi)
và bộ phận làm lạnh.
Câu
15
Tùy theo mục đích và tác dụng mà người ta phân thuốc thang thành ba loại: thuốc thang
giải cảm, giải độc - thuốc thang chữa bệnh - thuốc thang bổ dưỡng.
Câu
16
Chè thuốc là một dạng thuốc thang đặc biệt, vì vậy cách bào chế và sử dụng cũng như
thuốc thang.
Câu
17
Thuốc bột đơn là thuốc bột mà trong thành phần của nó chỉ có một hoặc hai dược chất.
Câu
18
Thuốc đạn thường có tác dụng toàn thân và hay dùng cho trẻ nhỏ.
Câu
19
Chai, lọ, nút dùng trong bào chế thuốc tiêm truyền khi xử lý và làm sạch chỉ cần dùng
nước uống là được.
Câu
20
PEG là tá dược béo trong bào chế thuốc đạn.
Câu

21
Bản chất và tỷ lệ chất nhũ hóa là yếu tố quyết định kiểu nhũ tương.
Câu
22
Độ cồn trong cồn thuốc phải nhỏ hơn 70
0
để hoạt chất không phân hủy.
Câu
23
Bột nhão là thuốc mỡ chứa một lượng lớn nước và có thể chất mềm hơn các thuốc mỡ khác.
Câu
24
Trong bào chế thuốc mỡ có thể phối hợp 2 phương pháp trộn đều đơn giản và hòa tan.
Câu
25
Tất cả các loại thuốc tiêm đều phải trong suốt.
Câu
26
Hiện tượng tạo hỗn hợp ơtecti là hiện tượng tương kị hóa học.
Câu
27
Phương pháp phân tán trong bào chế hỗn dịch thuờng áp dụng ở qui mô nhỏ.
Câu
28
Phương pháp ép khuôn thường cho sản phẩm đẹp hơn phương pháp nặn.
Câu
29
Siro đơn chế nóng có ưu điểm là không bị hiện tượng caramel hóa.
Câu
30

Phương pháp đun chảy đổ khuôn thường ít áp dụng trong bào chế vì hiệu suất thấp và
chất lượng không tốt.
Câu
31
Người ta dùng Lactose để pha loãng cao đặc.
Câu
32
Cao 1:1 là cao đặc.
Câu
33
Muốn cô cao nhanh phải cô ở nhiệt độ lớn hơn 90
o
.
Câu
34
Dung dịch Ringer-lactat là dung dịch cung cấp năng lượng cho cơ thể?
Câu
35
Không được sử dụng dung môi là cồn trong bào chế potio?
Câu
36
Nồng độ đường trong potio cao hơn trong siro thuốc?
Câu
37
Chất phụ quan trọng trong dung dịch tiêm truyền là chất bảo quản.
Câu
38
Na CMC là chất nhũ hóa và làm tăng độ nhớt của nhũ tương.
Câu
39

Dung môi hay sử dụng nhất trong bào chế cồn thuốc là Ethanol 90
o
.
Câu
40
Dung môi trong bào chế dung dịch tiêm truyền có thể là dầu thực vật.
Câu
41
Tiệt khuẩn bằng nhiệt ẩm là phương pháp tiệt khuẩn duy nhất trong bào chế thuốc tiêm.
Câu
42
Dung dịch tiêm truyền không có chất gây sốt và chất sát khuẩn.
Câu
43
Dung môi trong bào chế cồn thuốc có thể dùng dầu thực vật.
Câu
44
Chất gây thấm là chất giúp hỗn dịch dễ hình thành và bền vững.
Câu
45
Khi đóng chai hỗn dịch, không được đóng đầy.
Câu
46
Đường dùng bào chế siro đơn có thể là Lactose.
Câu
47
Khuôn thuốc đặt phải phù hợp với hình dạng của viên thuốc đặt.
Câu
48
Thuốc đạn, trứng phải chảy lỏng khi đặt vào các hốc tự nhiên của cơ thể.

Câu
49
Nhũ tương càng bền vững khi độ nhớt của môi trường phân tán càng lớn.
Câu
50
Thuốc tiêm truyền không nhất thiết phải đẳng trương.
Câu
51
Khi phối hợp atropin base vào dung môi là nước sẽ gây kết tủa.
Câu
52
Nồng độ đường trong siro thuốc thường cao hơn siro đơn.
Câu
53
Tất cả các potio đều phải lọc trước khi đóng chai.
Câu
54
Sử dụng các chất độn trơ để pha loãng cao lỏng.
Câu
55
Để chiết suất hoạt chất điều chế cao thuốc người ta có thể dùng 5 phương pháp.
Câu Hỗn dịch nhất thiết phải trong suốt.
56
Câu
57
Thuốc tiêm có thể ở dạng bột vô trùng kèm một ống chất lỏng vô khuẩn.
Câu
58
Nếu trong công thức potio có chứa cao lỏng hoặc cồn thuốc thì phải trộn kĩ với lượng
siro có trong đơn trước khi cho thêm các chất khác và chất dẫn.

Câu
59
Thành phần của thuốc cốm gồm 2 thành phần, đó là: dược chất và tá dược.
Câu
60
Phòng pha chế thuốc tiêm luôn luôn phải đảm bảo vô trùng.
Câu
61
Thuốc nhỏ mắt là dạng thuốc lỏng vô trùng, để nhỏ vào mắt nhằm mục đích chẩn đoán,
phòng và điều trị bệnh về mắt.
Câu
62
Trong thuốc nhỏ mắt, các chất phụ thêm vào với mục đích để bảo quản, điều chỉnh độ
đẳng trương, độ nhớt, điều chỉnh và ổn định độ pH.
Câu
63
Thuốc nhỏ mắt là thuốc dùng ngoài nhưng vì sử dụng cho mắt vì vậy đòi hỏi thuốc phải
có chất lượng tốt.
Câu
64
Nguyên phụ liệu và dung môi dùng để pha chế thuốc nhỏ mắt phải đạt các tiêu chuẩn
như đối với thuốc tiêm truyền.
Câu
65
Muốn điều chế thuốc cốm, trong công thức bắt buộc phải có tá dược dính.
Câu
66
Dung tích, chiều dài, đường kính của nang cứng số 1 lớn hơn nang số 0.
Câu
67

Aerosil là bột nhẹ, khả năng bám dính tốt, tác dụng chính là điều hòa sự chảy và chống
dính tốt. Nó thường dùng với tỷ lệ lớn hơn 0,5%.
Câu
68
Tinh bột ngoài tác dụng làm tá dược pha loãng nó còn được sử dụng làm tá dược hút.
Câu
69
Tiêu chuẩn độ rã của viên nén bao film là không quá 30 phút.
Câu
70
Tiêu chuẩn độ rã của viên nén bao đường là không quá 30 phút.
Câu
71
Quá trình lọc dung dịch thuốc tiêm phải đảm bảo nhanh, trong và vô khuẩn.
Câu
72
Trong kỹ thuật bào chế thuốc viên nén, một trong những ưu điểm của phuơng pháp tạo
hạt ướt là dễ đảm bảo độ bền cơ học của viên.
Câu
73
Phương pháp dập thẳng có ưu điểm là có thể sử dụng được với các chất không bền với
ẩm và nhiệt.
Câu
74
Trong quá trình dập thẳng khối lượng của viên dễ đồng đều hơn so với quá trình dập viên
từ hạt.
Câu
75
Thuốc nhỏ mắt có 2 thành phần chính là: dược chất và dung môi.
Câu

76
Dung môi điều chế thuốc nhỏ mắt thông thường là nước cất và dầu thực vật.
Câu
77
Bột kép ORESOL là bột kép khi dùng để pha chế với nước và với mục đích là để bù
nước.
Câu
78
Khi các nang thuốc có sự sai khác về khối lượng thì chắc chắn có sự sai khác về hàm lượng.
Câu
79
Vỏ nang mềm có cấu tạo thành hai phần hình trụ được lồng kín vào nhau.
Câu
80
Mục đích tạo hạt để đóng nang là do tỷ trọng của dược chất thấp và dược chất khó trơn chảy.

II. Chọn đáp án đúng nhất
Câu 81: Để đảm bảo độ đồng nhất của khối bột kép, người ta tiến hành trộn bột theo nguyên tắc:
a. Đồng lượng, ít trước, nhiều sau.
b. Nặng trước, nhẹ sau.
c. Lượng bột dược chất có khối lượng 20g trở lên sau khi trộn đều phải rây lại.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 82: Trong các mệnh đề sau đây, mệnh đề nào đúng trong quá trình nghiền bột đơn?
a. Dược chất có khối lượng lớn nghiền trước, dược chất có khối lượng nhỏ hơn nghiền sau.
b. Dược chất có tỷ trọng lớn thì nghiền mịn hơn.
c. Các bột đơn khi nghiền theo nguyên tắc mà khi trộn với nhau chúng phải có được sự phân tán
đồng nhất của khối bột kép.
d. Cả 3 phương án trên.
Câu 83: Người ta dùng công thức [T=B-0,4.(t-15)] để chuyển độ cồn biểu kiến về độ cồn thực, trong
trường hợp độ cồn biểu kiến:

a. ≤ 60
o
b. ≥60
o
c. ≥56
o
d. ≤ 56
o
Câu 84. Để điều chế hỗn dịch thuốc người ta có thể áp dụng mấy phương pháp?
a. 3
b. 5
c. 6
d. 4
Câu 85: Trên thực tế , người ta thường áp dụng hai phương pháp lọc nào sau đây?
a. Lọc bình thường và lọc trong điều kiện áp suất tăng.
b. Lọc bình thường và lọc trong điều kiện áp suất thay đổi.
c. Lọc trong điều kiện áp suất giảm và lọc trong điều kiện áp suất tăng.
d. Lọc bình thường và lọc trong điều kiện áp suất giảm.
Câu 86: Trong thực tế có mấy phương pháp khử khuẩn được áp dụng phổ biến trong nghành?
a. 4
b. 2
c. 5
d. 3
Câu 87: Trong các phương pháp khử khuẩn sau đây, phương pháp nào nằm trong phương pháp khử
khuẩn vật lý?
a. Khử khuẩn bằng tia cực tím.
b. Khử khuẩn bằng phương pháp lọc.
c. Khử khuẩn bằng nhiệt.
d. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 88: Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học là thủ thuật dùng hóa chất?

a. Có tính sát khuẩn mạnh ở nồng độ thấp.
b. Có tính sát khuẩn mạnh ở nồng độ cao.
c. Có tính sát khuẩn yếu ở nồng độ cao.
d. Có tính sát khuẩn yếu ở nồng độ thấp.
Câu 89: Trong các tá dược dưới đây, tá dược nào hay sử dụng trong bào chế thuốc viên tròn?
a. Tá dược rã, tá dược dính, tá dược trơn.
b. Tá dược dính, tá dược trộn, tá dược rã.
c. Tá dược dính, tá dược trơn, tá dược màu.
d. Tá dược trộn, tá dược trơn, tá dược màu.
Câu 90: Trong quá trình bào chế dung dịch Iod mạnh 1% (dd lugol), Iod được hòa tan bằng phương
pháp gì?
a. Phương pháp nghiền.
b. Thêm chất trung gian hòa tan.
c. Phương pháp ngâm.
d. Phương pháp hòa tan thường.
Câu 91: Khi phối hợp cồn cao độ với cồn thấp độ thường hay có hiện tưọng gì xảy ra?
a. Dung dịch cồn hay sủi bọt.
b. Bay hơi dẫn đến giảm độ cồn.
c. Dung dịch cồn hay tạo váng đục.
d. Co thể tích.
Câu 92: Có mấy phương pháp bào chế thuốc viên nén?
a. 2
b. 4
c. 3
d. 5
Câu 93: Trong bào chế viên nén, lactose chủ yếu được sử dụng làm tá dược?
a. Tá dược trơn chảy.
b. Tá dược rã.
c. Tá dược độn.
d. Tá dược bao.

Câu 94: Trong kỹ thuật sản xuất thuốc nang mềm, người ta có thể sử dụng mấy phương pháp bào chế?
a. 2
b. 3
c. 5
d. 4
Câu 95: Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào sử dụng để điều chế thuốc nang mềm?
a. Phương pháp nhúng khuôn, tạo hạt, nhỏ giọt.
b. Phương pháp nhỏ giọt, ép khuôn, đùn sợi.
c. Phương pháp ép khuôn, nhúng khuôn, phun sấy.
d. Phương pháp nhúng khuôn, nhỏ giọt, ép khuôn.
Câu 96: Ưu điểm của dung dịch thuốc là?
a. Bảo quản được lâu, rất bền vững.
b. Hấp thu nhanh vào máu nên gây tác dụng nhanh hơn thuốc viên, bột cốm.
c. Liều dùng chính xác.
d. Bao gói gọn gàng, vận chuyển dễ dàng.
Câu 97: Tùy theo tính chất của dược chất, dung môi có trong công thức mà người ta có mấy phương
pháp hòa tan tạo thành dung dịch thuốc?
a. 6
b. 7
c. 8
d. 5
Câu 98: Các chất phụ được thêm vào trong dung dịch thuốc nhỏ mắt với mục đích nào sau đây?
a. Để bảo quản thuốc (chống nhiễm khuẩn, chống oxy hóa).
b. Để điều chỉnh độ đẳng trương, độ nhớt của dung dịch thuốc.
c. Để điêù chỉnh và ổn định độ pH của thuốc.
d. Cả 3 mục đích trên.
Câu 99: Trong công thức thuốc viên nén, tá dược trơn không có vai trò gì dưới đây?
a. Làm viên bóng, đẹp.
b. Làm cho viên dễ đồng nhất về khối lượng và hàm lượng.
c. Chống dính viên giữa chày và cối.

d. Làm viên chắc.
Câu 100: Độ ẩm của thuốc cốm không không được vượt quá:
a. 2,5%
b. 5%
c. 7,5%
d. 10%
Câu 101: Tỷ lệ vụn nát của cốm qua rây số bao nhiêu không quá 8% khối lượng toàn phần?
a. 150.
b. 200.
c. 250.
d. 350.
Câu 102: Trong kỹ thuật sản xuất thuốc nang cứng qui trình đóng thuốc vào nang trải qua mấy giai
đoạn?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
Câu 103: Chất bảo quản được dùng với nồng độ rất thấp và dùng trong các thuốc tiêm nào sau đây?
a. Thuốc tiêm bắp, tiêm dưới da.
b. Thuốc tiêm vào tim và tiêm vào tuỷ sống.
c. Thuốc tiêm và truyền tĩnh mạch.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 104: Qui trình pha chế thuốc tiêm được tiến hành qua các giai đoạn nào sau đây?
a. Hòa tan, lọc trong, kiểm nghiệm, đóng ống và hàn ống, tiệt trùng, in dán nhãn.
b. Hòa tan, lọc trong, đóng ống và hàn ống, tiệt trùng, soi, in dán nhãn, kiểm nghiệm.
c. Hòa tan, lọc trong, đóng ống và hàn ống, tiệt trùng, in dán nhãn.
d. Hòa tan, lọc trong, đóng ống và hàn ống, tiệt trùng, in dán nhãn, soi, kiểm nghiệm.
Câu 105: Trong các mục đích sau, mục đích nào đúng trong chế biến thuốc Y học cổ truyền?
a. Đưa thuốc vào hệ thống kinh lạc phục vụ cho mục đích điều trị.
b. Làm cho thuốc ôn hoà hơn hay thay đổi tính năng tác dụng của nó.

c. Làm giảm bớt hoặc loại bỏ độc tính, tác dụng phụ của thuốc.
d. cả 3 phương án trên.
Câu 106: Viên nén không bao, trừ khi có chỉ dẫn khác thì độ rã của nó là?
a. ≤ 30 phút.
b. ≤ 10 phút.
c. ≤ 15 phút.
d. ≤ 20 phút.
Câu 107: PVP có thể được dùng làm tá dược gì cho viên nén?
a. Tá dược độn.
b. Tá dược rã.
c. Tá dược dính lỏng hoặc tá dược dính khô.
d. Tá dược trơn, chảy, chống dính.
Câu 108: Trong các thành phần sau đây, thành phần nào thuộc thành phần chủ yếu của dung dịch
thuốc nhỏ mắt?
a. Các chất phụ.
b. Dung môi hoà tan.
c. Dược chất.
d. Cả 3 thành phần trên.
Câu 109: Quá trình làm trong trong bào chế thuốc phải tuân thủ theo nguyên tắc nào sau đây?
a. Nhanh, trong.
b. Chậm, trong, vô khuẩn.
c. Vô khuẩn, trong.
d. Nhanh, trong, vô khuẩn.
Câu 110: Siro là dung dịch đậm đặc của đường Saccaroza trong nước, nó phải chứa lượng đường
Saccaroza là:
a. ≥ 64%
b. 54 - 70%
c. 58 - 64%
d. ≥ 60%
Câu 111: Dựa vào áp suất thẩm thấu mà người ta có thể chia dung dịch thuốc tiêm truyền thành các

loại nào sau đây?
a. Dung dịch đẳng trương, dung dịch vô trương.
b. Dung dịch đẳng trương, dung dịch ưu trương.
c. Dung dịch đẳng trương, dung dịch nhược trương.
d. Dung dịch ưu trương, dung dịch nhược trương.
Câu 112: Trong các phương pháp sau đây, phương pháp nào dùng để điều chế thuốc đạn, trứng?
a. Phương pháp nặn.
b. Phương pháp đun chảy và đổ khuôn.
c. Phương pháp ép khuôn.
d. Cả 3 phương pháp trên.
Câu 113: Trong phương pháp điều chế siro đơn bằng phương pháp hòa tan nóng, tỷ lệ đường trắng:
nước trong công thức là?
a. 1,65 : 1,0
b. 1,70 : 1.0
c. 1,75 : 1,0
d. 1,80 : 1,0
Câu 114: Với dược chất lỏng không tan như dầu thảo mộc, dầu thầu dầu thường thì người ta phải
chế potio dưới dạng:
a. Dung dịch.
b. Hỗn dịch.
c. Nhũ tương.
d. Cả 3 đáp án đều đúng.
Câu 115: Hỗn dịch là dạng thuốc lỏng, chứa các dược chất rắn không tan ở dạng nhỏ phân tán trong
chất dẫn. Đường kính các dược chất rắn:
a. ≥ 10 micromet.
b. ≥ 1 micromet.
c. ≥ 0,1 micromet.
d. ≥ 0,01 micromet.
Câu 116: Chất có tác dụng làm cho hỗn dịch dễ hình thành, ổn định gọi là:
a. Chất ổn định.

b. Chất gây phân tán.
c. Chất gây thấm.
d. Cả 3 đáp án trên.
Câu 117: Trên nhãn thuốc thành phẩm hỗn dịch bao giờ cũng phải có dòng chữ:
a. Không dùng quá liều chỉ định.
b. Lắc kỹ trước khi dùng.
c. Thuốc bán theo đơn.
d. Bảo quản nơi thoáng mát.
Câu 118: Nhũ tương ký hiệu D/N có nghĩa là?
a. Pha nội là pha dầu hòa tan vào pha ngoại là pha nước.
b. Pha nội là pha nước phân tán vào pha ngoại pha dầu.
c. Pha nội là pha nước hòa tan vào pha ngoại là pha dầu.
d. Pha nội là pha dầu phân tán vào pha ngoại là pha nước.
Câu 119: Các chất nhũ hóa trong bào chế thuốc nhũ tương có vai trò?
a. Ổn định nhũ tương.
b. Quyết định kiểu nhũ tương.
c. Giúp cho việc tạo thành nhũ tương.
d. Cả 3 đáp áp trên.
Câu 120: Để điều chế nhũ tương người ta có thể áp dụng mấy phương pháp?
a. 2
b. 3
c. 4
d. 5
III. Điền từ thích hợp vào chỗ trống
Câu 121: Cân kép là phương pháp cân so sánh…. A…….với……. B……. ở ……C… của cánh tay
đòn.
Câu 122: Bột mịn là bột không ít hơn 95% tiểu phân qua rây A… và không quá 40% qua được
rây… B……
Câu 123: Lọc là quá trình loại… A……ra khỏi dung dịch thuốc bằng cách cho dung dịch thuốc
chảy qua… B……để thu được dung dịch trong suốt.

Câu 124: Khử khuẩn bằng phương pháp hóa học là sử dụng những hóa chất có………A………ở
…… B……để diệt khuẩn.
Câu 125: Chế biến hoàn chỉnh (thục chế) là phương pháp nhằm làm cho vị thuốc có……A…
và…….B……
Câu 126: Tẩm mật sao. Mục đích làm… A….của vị thuốc.
Câu 127: Khi uống thuốc thang giải cảm cần kiêng ăn các thức ăn……A….
Câu 128: Thuốc bột kép là thuốc có trong thành phần có…….A……
Câu 129: Thuốc bột phải có thể chất khô tơi, hàm ẩm ….A… , đồng đều về màu sắc.
Câu 130: Thuốc cốm là dạng chế phẩm có dạng….A…hoặc… B… dùng để nhai hoặc hòa với
nước để uống.
Câu 131: Để điều chế viên tròn theo phương pháp….A….phải trải qua hai công đoạn chính là gây
nhân (làm viên nhân) và bồi viên.
Câu 132: … A….là tá dược giúp cho hạt trơn chảy vào khuôn khi dập viên, viên có khối lượng đều
nhau, mặt viên bóng đẹp, không dính chày cối.
Câu 133: Do thành phần cấu tạo, tính chất của vỏ nang, người ta chia thành….A… loại viên nang.
Câu 134: Dung dịch thuốc là dạng thuốc lỏng được điều chế bằng cách hòa tan các dược chất vào
một dung môi hoặc… A… để dùng trong hay dùng ngoài.
Câu 135: Dung dịch thuốc có ưu điểm là hấp thu nhanh, do đó… A……thuốc viên, thuốc bột.
Câu 136: Thuốc nhỏ mắt phải đạt độ vô khuẩn, phải… A……với nước mắt và phải có độ pH thích
hợp.
Câu 137: Quá trình pha chế thuốc tiêm dạng dung dịch được tiến hành qua các giai đoạn chính sau:
hòa tan, lọc,… A…… , tiệt trùng, … B… , kiểm nghiệm thành phẩm.
Câu 138: Trong công thức dung dịch thuốc tiêm Cafein 7%, thành phần Natri benzoat được đưa vào
công thức với vai trò là …A…
Câu 139: Các dược liệu dùng pha chế cồn thuốc cần được… A….tùy theo bản chất dung môi và
phương pháp chiết suất.
Câu 140: Trong công thức cồn Iod 5%, Kali iodid đóng vai trò là….A……
Câu 141: Cao thuốc là những chế phẩm được điều chế bằng cách A… hoặc… B….đến thể chất
nhất định các dịch chiết thu được từ … C……với các dung môi như Ethanol dược dụng, nước,
ether.

Câu 142: Cao đặc là khối đặc quánh. hàm lượng dung môi dùng để chiết xuất còn lại trong cao
không quá….A…
Câu 143: Để xác định nồng độ đường trong siro, người ta dựa vào việc đo tỷ trọng bằng cách
dùng… A… hoặc… B… để đo.
Câu 144: Chất nhũ hóa có vai trò quyết định… A….tùy thuộc vào … B… và……C…… của nó.
Câu 145: Hỗn dịch thuốc là các thuốc lỏng, chứa các dược chất……A… ở dạng hạt nhỏ phân tán
đều trong các… B…
Câu 146: Các chất có tác dụng làm cho hỗn dịch dễ hình thành, ổn định được gọi là… A……. ,
… B… hay… C….
Câu 147: Thuốc mỡ là dạng thuốc có thể chất mềm, dùng để bôi lên da hay niêm mạc, nhằm
….A…. hay… B…….
Câu 148: Kem bôi da là thuốc mỡ có chứa… A… có thể chất…B… và… C…
Câu 149: Trong thuốc đạn, trứng: tá dược quyết định hình dạng….A… của viên thuốc.
Câu 150: Để điều chế thuốc đạn, trứng người ta thường sử dụng một trong 3 phương pháp sau: … …
A……., B……,…….C……….

×