Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

ỨNG DỤNG CHỈ số WQI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG môi TRƯỜNG nước mặt THÀNH PHỐ đà lạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (664.12 KB, 6 trang )

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013


13

ỨNG DỤNG CHỈ SỐ WQI ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CHẤT
LƯỢNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT

ThS. Phạm Thế Anh & CN. Nguyễn Văn Huy
Trường Đại học Yersin Đà Lạt

Tóm tắt
Chỉ số WQI (Water Quality Index) là công cụ giúp đánh giá mức độ ô nhiễm nguồn nước mặt, phục vụ
mục đích quy hoạch sử dụng hợp lý nguồn nước mặt và xây dựng định hướng kiểm soát ô nhiễm, bảo vệ môi
trường nguồn nước. Nội dung chính của nghiên cứu cho chúng ta thấy được cách ứng dụng chỉ số WQI nhằm đánh
giá tổng quát hiện trạng chất lượng môi trường nước mặt của thành phố Đà Lạt đầu năm 2013 từ đó đề xuất các giải
pháp quản lý tổng hợp tài nguyên nguồn nước mặt của thành phố theo hướng phát triển bền vững.
Abstract
Applying WQI in assessing surface water quality in Dalat
Water Quality Index (WQI) is a tool to help assess the level of pollution of surface water, for the purpose of
planning the rational use of water resources and building orientation pollution control, environmental protection of
water resources. The main contents of our study to see how the application WQI index to assess overall environmental
quality status of surface water Dalat city from early 2013 that proposed solutions integrated financial management
surface water resources of the city in the direction of sustainable development. Keywords: Surface water quality,
Environmental quality management, Sustainable development, Water quality index (WQI)

Mở đầu
WQI (Water Quality Index) được xuất hiện đầu
tiên ở Mỹ vào thập niên 70 và được áp dụng rộng rãi
ở nhiều Bang trên nước Mỹ. Hiện nay, chỉ số WQI


được triển khai nghiên cứu và sử dụng rộng rãi ở
nhiều Quốc gia như: Ấn Độ, Canada, Chilê, Anh, Đài
Loan, Úc, Malaysia… Một trong những bộ chỉ số nỗi
tiếng, được áp dụng rộng rãi trên thế giới là bộ chỉ số
WQI-NSF của Quỹ vệ sinh Quốc gia Mỹ NSF
(National Sanitation Foundation - Water Quality
Index). Tại Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu và đề
xuất và áp dụng về bộ chỉ số WQI như: WQI-2 và
WQI-4 được sử dụng để đánh giá số liệu WQI trên
sông Sài Gòn tại Phú Cường, Bình Phước và Phú An
trong thời gian từ 2003 đến 2007.
Hiện nay, để thống nhất cách tính toán chỉ số
WQI, tháng 07 năm 2011, Tổng cục Môi trường đã
chính thức ban hành Sổ tay hướng dẫn kỹ thuật tính
toán chỉ số chất lượng nước theo Quyết định số
879/QĐ-TCMT ngày 01 tháng 07 năm 2011 của Tổng
cục trưởng Tổng cục Môi trường. Theo Quyết định
chỉ số chất lượng nước được áp dụng đối với số liệu
quan trắc môi trường nước mặt lục địa và áp dụng
đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường, các
tổ chức, cá nhân có tham gia vào mạng lưới quan trắc
môi trường và tham gia vào việc công bố thông tin về
chất lượng môi trường cho cộng đồng.
1. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1.1. Nội dung nghiên cứu
+ Lấy mẫu và phân tích các thông số môi trường
(Nhiệt độ, Độ đục, Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), pH,
DO, COD, BOD
5,
N-NH

4
+
, P-PO
4
3-
, Tổng Coliforms)
của các nguồn tài nguyên nước mặt của thành phố Đà
Lạt.
+ Ứng dụng chỉ số WQI để đánh giá hiện trạng
chất lượng nước mặt trên địa bàn thành phố Đà Lạt.
+ Xác định nguyên nhân gây ô nhiễm nước mặt
của thành phố Đà Lạt.
+ Đề xuất biện pháp quản lý nguồn nước mặt của
thành phố Đà Lạt theo phát triển bền vững.
1.2. Phương pháp nghiên cứu
Quy trình tính toán và sử dụng WQI trong đánh
giá chất lượng môi trường nước bao gồm các bước
sau:
Bước 1: Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc từ
trạm quan trắc môi trường nước mặt;
Bước 2: Tính toán các giá trị WQI thông số theo
công thức;
Bước 3: Tính toán WQI;
Bước 4: So sánh WQI với bảng các mức đánh
giá chất lượng nước.
1.2.1. Thu thập, tập hợp số liệu quan trắc
Số liệu quan trắc được thu thập phải đảm bảo
các yêu cầu sau:
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013



14

- Số liệu quan trắc sử dụng để tính WQI là số liệu
của quan trắc nước mặt theo đợt đối với quan trắc
định kỳ hoặc giá trị trung bình của thông số trong
một khoảng thời gian xác định đối với quan trắc liên
tục;
- Các thông số được sử dụng để tính WQI thường
bao gồm các thông số: DO, nhiệt độ, BOD
5
, COD, N-
NH
4
+
, P-PO
4
3-
, TSS, độ đục, Tổng Coliform, pH;
- Số liệu quan trắc được đưa vào tính toán đã qua
xử lý, đảm bảo đã loại bỏ các giá trị sai lệch, đạt yêu
cầu đối với quy trình quy phạm về đảm bảo và kiểm
soát chất lượng số liệu.
1.2.2. Tính toán WQI thông số
WQI thông số (WQI
SI
) được tính toán cho các
thông số BOD
5

, COD, N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
, TSS, độ đục.
Tổng Coliforms theo công thức như sau:
 
11
1
1







ipi
ii
ii
SI
qCBP
BPBP
qq
WQI

Trong đó:
 BP

i
: Nồng độ giới hạn dưới của giá trị thông
số quan trắc được quy định trong Bảng 1 tương ứng
với mức i.
 BP
i+1
: Nồng độ giới hạn trên của giá trị thông
số quan trắc được quy định trong Bảng 1 tương ứng
với mức i+1.
 q
i
: Giá trị WQI ở mức i đã cho trong bảng
tương ứng với giá trị BP
i
.
 q
i+1
: Giá trị WQI ở mức i+1 cho trong bảng
tương ứng với giá trị BP
i+1
.
 C
p
: Giá trị của thông số quan trắc được đưa
vào tính toán.
Bảng 1: Bảng quy định các giá trị q
i
, BP
i


I
q
i

Giá trị BP
i
quy định đối với từng thông số
BOD
5

(mg/l)
COD
(mg/l)
N-NH
4
+

(mg/l)
P-PO
4
3-

(mg/l)
Độ đục
(NTU)
TSS
(mg/l)
Coliform
(MPN/100ml)
1

100
≤4
≤10
≤0,1
≤0,1
≤5
≤20
≤2500
2
75
6
15
0,2
0,2
20
30
5000
3
50
15
30
0,5
0,3
30
50
7500
4
25
25
50

1
0,5
70
100
10.000
5
1
≥50
≥80
≥5
≥6
≥100
>100
>10.000
Ghi chú: Trường hợp giá trị C
p
của thông số trùng
với giá trị BP
i
đã cho trong bảng, thì xác định được
WQI của thông số chính bằng giá trị q
i
tương ứng.
* Tính giá trị WQI đối với thông số DO
(WQI
DO
): tính toán thông qua giá trị DO % bão hòa.
Bước 1: Tính toán giá trị DO % bão hòa:
- Tính giá trị DO bão hòa:
T: nhiệt độ môi trường nước tại thời điểm quan

trắc (đơn vị:
0
C).
- Tính giá trị DO % bão hòa:
DO
%Bão hòa
= DO
Hòa tan
/ DO
Bão hòa
*100
DO
hòa tan
: Giá trị DO quan trắc được (đơn vị: mg/l)
Bước 2: Tính giá trị WQI
DO
:
 
iip
ii
ii
SI
qBPC
BPBP
qq
WQI 






1
1

Trong đó:
 C
p
: giá trị DO % bão hòa
 BP
i
, BP
i+1
, q
i
, q
i+1
là các giá trị tương ứng với
mức i, i+1 trong Bảng 3.2.
Bảng 2: Bảng quy định các giá trị BP
i
và qi đối
với DO
% bão hòa
I
1
2
3
4
5
6

7
8
9
10
BP
i
≤20
20
50
75
88
112
125
150
200
≥200
q
i

1
25
50
75
100
100
75
50
25
1
 Nếu giá trị DO

% bão hòa
≤ 20 thì WQI
DO
bằng 1.
 Nếu 20< giá trị DO
% bão hòa
< 88 thì WQI
DO

được tính theo công thức 2 và sử dụng Bảng 2.
 Nếu 88≤ giá trị DO
% bão hòa
≤ 112 thì WQI
DO

bằng 100.
 Nếu 112< giá trị DO
% bão hòa
< 200 thì WQI
DO

được tính theo công thức 1 và sử dụng Bảng 2.
 Nếu giá trị DO
% bão hòa
≥200 thì WQI
DO
bằng 1.
* Tính giá trị WQI đối với thông số pH
Bảng 3: Bảng quy định các giá trị BP
i

và q
i
đối
với thông số pH
I
1
2
3
4
5
6
BP
i
≤5,5
5,5
6
8,5
9
≥9
q
i

1
50
100
100
50
1
 Nếu giá trị pH ≤ 5,5 thì WQI
pH

bằng 1.
 Nếu 5,5 < giá trị pH < 6 thì WQI
pH
được tính theo
công thức 2 và sử dụng Bảng 3.
 Nếu 6 ≤ giá trị pH ≤ 8,5 thì WQI
pH
bằng 100.
 Nếu 8,5 < giá trị pH < 9 thì WQI
pH
được tính theo
công thức 1 và sử dụng Bảng 3.
 Nếu giá trị pH ≥ 9 thì WQI
pH
bằng 1.
DO
bão hòa
= 14,652–0,41022T+0,0079910 T
2
– 0,000077774 T
3

(công thức 1)
(công thức 2)
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013


15


1.2.3. Tính toán WQI
Sau khi tính toán WQI đối với từng thông số nêu
trên, việc tính toán WQI được áp dụng theo công
thức sau:
3/1
2
1
5
1
2
1
5
1
100









c
b
b
a
a
pH
WQIWQIWQI

WQI
WQI

Trong đó:
 WQI
a
: Giá trị WQI đã tính toán đối với 05
thông số: DO, BOD
5
, COD,
 N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
.
 WQI
b
: Giá trị WQI đã tính toán đối với 02
thông số: TSS, độ đục.
 WQI
c
: Giá trị WQI đã tính toán đối với thông
số Tổng Coliform.
 WQI
pH
: Giá trị WQI đã tính toán đối với
thông số pH.
Ghi chú: Giá trị WQI sau khi tính toán sẽ được

làm tròn thành số nguyên.
1.2.4. So sánh chỉ số chất lượng nước đã
được tính toán với bảng đánh giá
Sau khi tính toán được WQI, sử dụng bảng xác định
giá trị WQI tương ứng với mức đánh giá chất lượng nước
để so sánh, đánh giá, cụ thể như sau (Bảng 4):
Bảng 4: Mức đánh giá chất lượng môi trường
nước mặt
Giá trị
WQI
Mức đánh giá chất lượng nước
Màu
91 – 100
Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước
sinh hoạt
Xanh nước
biển
76 – 90
Sử dụng cho mục đích cấp nước
sinh hoạt nhưng cần các biện pháp
xử lý phù hợp
Xanh lá cây
51 – 75
Sử dụng cho mục đích tưới tiêu và
các mục đích tương đương khác
Vàng
26 – 50
Sử dụng cho giao thông thủy và các
mục đích tương đương khác
Da cam

0 – 25
Nước ô nhiễm nặng, cần các biện
pháp xử lý trong tương lai
Đỏ

2. Kết quả và bàn luận
2.1. Kết quả phân tích các thông số chất
lượng môi trường nước mặt
Kết quả mỗi thông số ở mỗi địa điểm là trung
bình cộng của 3 vị trí quan trắc trên mỗi hồ hoặc suối
vào thời gian 1/2/2013 -10/4/2013.
Kết quả thể hiện ở Bảng 5 như sau:
Bảng 5: Kết quả quan trắc và quy chuẩn chất lượng nước mặt
Thông số
Đơn vị
Hồ Xuân
Hương
Hồ
Tuyền
Lâm
Suối
Cam Ly
Hồ
Chiến
Thắng
Hồ Đa
Thiện
QCVN 08 : 2008/BTNMT
A1
A2

B1
B2
BOD
(mg/l)
17,6
7,35
7,8
5,02
6,6
4
6
15
25
COD
(mg/l)
25,15
18,62
13,12
9,6
11,1
10
15
30
50
N-NH
4
+

(mg/l)
1,42

1,5
5,45
0,26
0,35
0,1
0,2
0,5
1
P-PO
4
3-

(mg/l)
0,34
0,56
0,54
0,13
0,59
0,1
0,2
0,3
0,5
TSS
(mg/l)
36,3
167
48,6
43,5
99
20

30
50
100
DO
(mg/l)
8,2
8,1
6,8
7,1
8
≥ 6
≥ 5
≥ 4
≥ 2
pH
-
6,67
6,73
7,5
6,65
6,7
6-8,5
6-8,5
5,5-9
5,5-9
T
O
C
23,5
22

23
22,3
22
-
-
-
-
Coliform
MNP/
100ml
24.000
11.000
1.100.000
240.000
930
2500
5.000
7.500
10.000
Độ đục
NTU
12
3,5
18
8
5
-
-
-
-


(Nguồn: Các thông số BOD
5
, COD, N-NH
4
+
, P-PO
4
3-
, TSS, DO, pH, T
o
:

Được tiến hành phần tích ở Phòng thí
nghiệm của Khoa Sinh học – Môi trường trường Đại học Yersin Đà Lạt. Thông số Coliform thuê Viện nghiên cứu
Hạt nhân phân tích. Thông số Độ đục cộng tác với các bạn sinh viên Khoa Môi trường thực hiện tại Phòng thí
nghiệm Môi trường trường Đại học Đà Lạt)
Ghi chú: QCVN 08 : 2008/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước mặt.
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013


16

Việc phân hạng nguồn nước mặt nhằm đánh giá
và kiểm soát chất lượng nước, phục vụ cho các mục
đích sử dụng nước khác nhau:
+ A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh
hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
+ A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt

nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo
tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử
dụng như loại B1 và B2.
+ B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc
các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng
nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại
B2.
+ B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với
yêu cầu nước chất lượng thấp.
2.2. Kết quả tính toán WQT cho từng thông
số và WQI
Từ các thông số quan trắc được tại Hồ Xuân
Hương, Hồ Đa Thiện, Hồ Chiến Thắng, Suối Cam Ly,
Hồ Tuyền Lâm ta tính toán được chỉ số WQI cuối
theo công thức:
3/1
2
1
5
1
2
1
5
1
100










c
b
b
a
a
pH
WQIWQIWQI
WQI
WQI

2.2.1. Tính toán WQI thông số chất lượng
nước Hồ Xuân Hương
Bảng 6: Kết quả WQI
Thông số
nước Hồ Xuân Hương
Thông số
Đơn vị
Kết quả
phân tích
Kết quả
WQI
Thông số

BOD
(mg/l)
17.6

43.5
COD
(mg/l)
25.15
58.1
N-NH
4
+
(mg/l)
1.42
22.5
P-PO
4
3-

(mg/l)
0.34
45
TSS
(mg/l)
36.3
67.1
DO
(mg/l)
8.2
100
pH
-
6.67
100

Coliform
MNP/
100ml
24.000
1
Độ đục
NTU
12
88.3
Từ kết quả của từng giá trị WQI
Thông số
, Tính chỉ
số WQI cuối cùng cho nước Hồ Xuân Hương theo
công thức là:
 





      
 


  



 
2.2.2. Tính toán WQI thông số chất lượng

nước Hồ Tuyền Lâm
Bảng 7: Kết quả WQI
Thông số
nước Hồ Tuyền Lâm
Thông
số
Đơn
vị
Kết quả
phân tích
Kết quả
WQI
Thông số

BOD
(mg/l)
7,35
71,35
COD
(mg/l)
18,62
68,97
N-NH
4
+

(mg/l)
1,5
22
P-PO

4
3-

(mg/l)
0,56
24,74
TSS
(mg/l)
167
1
DO
(mg/l)
8,1
100
pH
-
6,73
100
Coliform
MNP/
100ml
11.000
1
Độ đục
NTU
3,5
100
Từ kết quả của từng giá trị WQI
Thông số
, Tính chỉ

số WQI cuối cùng cho nước Hồ Tuyền Lâm theo công
thức là:
  





      
 


  


  
2.2.3. Tính toán WQI thông số chất lượng
nước Suối Cam Ly
Bảng 8: Kết quả WQI
Thông số
nước Suối Cam Ly
Thông
số
Đơn vị
Kết quả
phân tích
Kết quả
WQI
Thông số


BOD
(mg/l)
7.8
70
COD
(mg/l)
13.12
84.4
N-NH
4
+

(mg/l)
5.45
1
P-PO
4
3-

(mg/l)
0.54
24.8
TSS
(mg/l)
48.6
51.8
DO
(mg/l)
6.8
84.6

pH
-
7.5
100
Colifor
m
MNP/
100ml
1.100.000
1
Độ đục
NTU
18
78.3
Từ kết quả của từng giá trị WQI
Thông số
, Tính chỉ
số WQI cuối cùng cho nước Suối Cam Ly theo công
thức là:
BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013


17

  






      
 


  


  
2.2.4. Tính toán WQI thông số chất lượng
nước Hồ Chiến Thắng
Bảng 9: Kết quả WQI
Thông số
nước Hồ Chiến Thắng
Thông
số
Đơn
vị
Kết quả
phân tích
Kết quả
WQI
Thông số

BOD
(mg/l)
5.02
87.25
COD
(mg/l)

9.6
100
N-NH
4
+

(mg/l)
0.26
70
P-PO
4
3-

(mg/l)
0.13
92.5
TSS
(mg/l)
43.5
58
DO
(mg/l)
7.1
91.3
pH
-
6.65
100
Coliform
MNP/

100ml
240.000
1
Độ đục
NTU
8
95
Từ kết quả của từng giá trị WQI
Thông số
, Tính chỉ
số WQI cuối cùng cho nước Hồ Chiến Thắng theo
công thức là:
  





      
 


  


  
2.2.5. Tính toán WQI thông số chất lượng
nước Hồ Đa Thiện
Bảng 10: Kết quả WQI
Thông số

nước Hồ Đa Thiện
Thông
số
Đơn
vị
Kết quả
phân tích
Kết quả
WQI
Thông số

BOD
(mg/l)
5.02
73.3
COD
(mg/l)
9.6
94.5
N-NH
4
+

(mg/l)
0.26
62.5
P-PO
4
3-


(mg/l)
0.13
24.6
TSS
(mg/l)
43.5
50
DO
(mg/l)
7.1
100
pH
-
6.65
100
Coliform
MNP/
100ml
240.000
100
Độ đục
NTU
8
100
Từ kết quả của từng giá trị WQI
Thông số
, Tính chỉ
số WQI cuối cùng cho nước Hồ Đa Thiện theo công
thức là:
  






      
 


  


  

2.3. So sánh chỉ số WQI đã được tính toán với
bảng đánh giá
Bảng 11: Bảng so sánh WQI
Vị trí quan trắc
với
WQI
Tiêu chuẩn
Vị trí
WQI

Vị trí

WQI
Tiêu chuẩn
Mức đánh giá chất
lượng nước

Màu
thể
hiện
Hồ
Xuân
Hương
16,11
0 – 25
Nước ô nhiễm nặng,
cần các biện pháp xử lý
trong tương lai
Màu đỏ
Suối
Cam Ly
15,2
0 – 25
Nước ô nhiễm nặng,
cần các biện pháp xử lý
trong tương lai
Màu đỏ
Hồ
Tuyền
Lâm
14,3
0 – 25
Nước ô nhiễm nặng,
cần các biện pháp xử lý
trong tương lai
Màu đỏ
Hồ

Chiến
Thắng
18,9
0 – 25
Nước ô nhiễm nặng,
cần các biện pháp xử lý
trong tương lai
Màu đỏ
Hồ Đa
Thiện
81
76 – 90
Sử dụng cho mục đích
cấp nước sinh hoạt
nhưng cần các biện
pháp xử lý phù hợp
Xanh lá
cây
Qua bảng so sánh trên ta có thể thấy 4/5 vị trí quan
trắc đã bị ô nặng với màu thể hiện là màu đỏ. Nguyên
nhân là do chỉ số Coliform có ảnh hưởng quá lớn, ta có
thể thấy chỉ số WQI
Coliform
= 1 ở 4 vị trí được đánh giá là ô
nhiễm nặng, và kết quả WQI
Vị trí
tức là WQI cuối tính ra
rất thấp nên khi so sánh WQI
Vị trí
với WQI

Tiêu chuẩn
thì thể
hiện là nước ô nhiễm nặng với màu thể hiện là màu đỏ.

2.4. Nguyên nhân và đề xuất giải pháp quản lý
theo hướng phát triển bền vững
2.4.1. Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt
Từ việc đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường
nguồn nước mặt kể trên chúng ta rút ra được các
nguyên nhân cơ bản gây suy thoái và ô nhiễm nguồn
nước mặt thành phố Đà Lạt là do tình trạng xả nước
thải sinh hoạt, nông nghiệp, hoạt động du lịch không
được xử lý đạt quy chuẩn và cho chảy vào các kênh
mương, sông suối và hồ gây nên hiện tượng phú dưỡng
hóa, tảo lam xuất hiện, thiếu hụt ôxy làm cho nhiều loại
thủy sinh không thể tồn tại.

BẢN TIN KHOA HỌC VÀ GIÁO DỤC
2013


18

2.4.2. Đề xuất giải pháp quản lý
Nâng cao nhận thức về nguy cơ ô nhiễm môi trường,
đối với sự phát triển bền vững, thể hiện rõ trong quy
hoạch, kế hoạch phát triển của từng địa bàn phường xã,
từng ngành, trong từng dự án, với tầm nhìn dài hạn.
Tiếp tục kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà
nước về môi trường đến cấp huyện (thành phố). Từ đó

đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành
pháp luật về bảo vệ môi trường; xử lý nghiêm các hành
vi vi phạm pháp luật về BVMT, trong đó đặt trọng tâm
đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường trên phạm vi
tòan thành phố, thực hiện nội dung báo cáo đánh giá tác
động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.
Triển khai quy họach chi tiết sử dụng đất trong lưu
vực, bố trí sử dụng đất hợp lý, hạn chế các dự án làm gia
tăng các chất thải gây ô nhiễm.
Đề xuất tiếp tục tranh thủ nguồn vốn tài trợ để đầu tư
mở rộng hệ thống xử lý nước thải tiến đến phủ kín thu
gom nước thải cho tòan bộ cư dân đô thị trong lưu vực.
Thực hiện chương trình thu gom và xử lý chất thải
từ sản xuất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi); đầu tư
một số điểm thu gom rác thải từ sản xuất nông nghiệp
như hố rác, bô rác đồng thời kết hợp vận động nhân
dân tự thu gom, xử lý, tận dụng phế phẩm từ sản xuất
để chế biến phân hữu cơ
Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường,
đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận
thức, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, hành vi
ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường.
Đưa các nội dung bảo vệ môi trường vào cuộc vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở
khu dân cư” và cuộc vận động “Xây dựng nếp sống văn
minh nơi công cộng”.
3. Kết luận
Qua việc nghiên cứu kể trên chúng ta có thể rút ra
được một số kết luận như sau:

Chỉ số chất lượng nước là một chỉ số được tính
toán từ các thông số quan trắc chất lượng nước, dùng
để mô tả định lượng về chất lượng nước và khả năng sử
dụng của nguồn nước đó, được biểu diễn qua một thang
điểm. Cung cấp thông tin môi trường cho cộng đồng
một cách đơn giản, dễ hiểu, trực quan góp phần nâng
cao nhận thức về môi trường.
Từ kết quả phân tích, khảo sát và đánh giá chỉ số
chất lượng nước mặt tại một số hồ và suối lớn của
thành phố Đà Lạt, nhìn chung các hồ và suối chứa nước
trên địa bàn thành phố Đà Lạt đều bị ô nhiễm, nặng
nhất là nước Hồ Xuân Hương. Chính vì vậy nếu không
có biện pháp quản lý ngay từ bây giờ, thì chất lượng
nước mặt của thành phố Đà Lạt sẽ ngày càng suy giảm
và hình ảnh của một thành phố du lịch nổi tiếng được
tạo nên từ bầu không khí trong lành, khí hậu mát mẽ, có
các hồ đẹp và trong xanh như thành phố Đà Lạt sẽ
không còn đẹp nữa, khi mà các hồ làm nên tên tuổi của
thành phố Đà Lạt mà nguồn nước mặt thì đen ngòm,
bốc lên mùi hôi thối nồng nặc, xác cá tôm nổi lềnh bềnh.



Tài liệu tham khảo
1. Phạm Thế Anh (2010), Giáo trình Quản lý chất
lượng môi trường, Trường Đại học Yersin Đà Lạt.
2. Phạm Ngọc Đăng (2004), Quản lý môi trường
Đô thị và khu Công nghiệp, Nxb. Xây Dựng, Hà Nội.
3. Tổng cục Môi trường (2011), Sổ tay hướng dẩn
tính toán chỉ số chất lượng nước, Nhà Xuất bản Hà Nội.

4. Luật Bảo vệ Môi trường năm (2005), các Nghị
định và Thông tư kèm theo.
5. Trần Thanh Lâm (2006), Quản lý môi trường
bằng công cụ kinh tế, Nhà Xuất bản Lao Động, Tp. HCM.
6. Trần Thanh Lâm (2004), Quản lý môi trường địa
phương, Nhà Xuất bản Xây Dựng, Hà Nội.
7. Hoàng Hưng (2005), Quản lý và sử dụng hợp lý
tài nguyên nước, Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia HCM.
8. Nguyễn Thị Thanh Thủy (1997), Tổ chức quản lý
môi trường cảnh quan Đô thị, Nxb. Xây Dựng, Hà Nội.


Một số hình ảnh phân tích trong phòng thí nghiệm










Hình 1: Lọc mẫu cần
phân tích.
Hình 2: Mẫu sau khi nung
được đựng trong ống COD.
Hình 3: Lên màu mẫu
cần phân tích Amoni.
Hình 4: Lên màu mẫu

cần phân tích Phosp.

×